Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

 Khái niệm cầu: Cầu về một loại hàng hoá biểu thị những khối lượng hàng hoá

hoá mà người tiêu


dùng mong muốn và sẵn sàng mua tương ứng với các mức giá xác định.
Điều kiện xuất hiện cầu: Nhu cầu dành cho hàng hoá + khảnăng thanh toán hàng hoá đó.
Cách biểu thị cầu: Có thể biểu thị cầu về một loại hàng hoá theo nhiều cách khác nhau: thông qua một
biểu cầu, một phương trình đại số hay một đồ thị.
Lượng cầu là khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở
mức giá đã cho trong một thời điểm nhất định.
Cầu là tập hợp của các lượng cầu.
 Quy luật cầu: Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, không thay đổi, lượng cầu về một
loại hàng hoá điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hoá này hạ xuống và
ngược lại. Thể hiện mối quan hệ nghịch giữa giá và lượng cầu.
 Cầu thị trường về một sản phẩm chỉ đến tổng tất cả các cầu cá nhân về sản phẩm đó.
 Yếu tố xác định cầu là các yếu tố làm cầu thay đổi, bao gồm:
Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng
Thu nhập của người tiêu dùng
Giá của hàng hóa liên quan
Kỳ vọng
Số lượng người mua
Thời tiết
...
1.2. Thị trường
1.2.1. Khái niệm thị trường
Theo nghĩa hẹp, thị trường thường được hiểu là nơi diễn ra sự mua, bán các hàng hóa hay dịch vụ (thật ra,
vì hàng hóa bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình, tức là các dịch vụ, nên chỉ cần nói về
hàng hóa là đủ).
Thị trường là cơ chế mà thông qua đó người bán và người mua trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay
nguồn lực.
Thị trường được cấu thành bởi hai thành phần:
 Cung xác định hành vi của người bán.
 Cầu xác định hành vi của người mua.
1.2.2. Phân loại thị trường
 Phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa
 Thị trường sản phẩm (thị trường đầu ra): Thị trường cho hàng hóa và dịch vụ phục vụ
mục đích tiêu dùng.
 Ví dụ: thực phẩm, quần áo, xe máy, giáo dục, y tế …
 Thị trường yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào): Thị trường cho đầu vào phục vụ mục
đích sản xuất.
 Ví dụ: lao động, vốn, đất đai, nguyên vật liệu …
 Phân loại thị trường theo không gian kinh tế
 Thị trường có thể phân ra thành thị trường thế giới, thị trường khu vực, thị trường
quốc gia, thị trường vùng hay địa phương.
 Phân loại thị trường theo cấu trúc thị trường
 Cấu trúc thị trường được định dạng theo số lượng người bán, người mua và mối quan
hệ tương tác lẫn nhau giữa họ.
 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: từng người bán hoặc người mua không có
quyền lực chi phối giá cả.
 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: người bán hoặc người mua riêng biệt
có khả năng chi phối giá.
1.2.3. Cân bằng thị trường
 Cân bằng thị trường được xác lập tại điểm giao nhau của cung và cầu thị trường.
 Tại trạng thái cân bằng thị trường:
 Lượng cung bằng lượng cầu và được gọi là sản lượng cân bằng.
 Giá làm cân đối lượng cung và lượng cầu được gọi là giá cân bằng thị trường.

Hình 1. Giá và sản lượng cân bằng trên thị trường. Thị trường cân bằng tại điểm E với mức giá cân bằng
là PE và sản lượng cân bằng là QE.
 Trạng thái cân bằng thị trường xác định giá cân bằng và sản lượng cân bằng thị trường.
1.3. Mối quan hệ giữa cung – cầu và thị trường
 Dư thừa
 Khi giá cao hơn giá cân bằng thì lượng cung sẽ nhiều hơn lượng cầu.
 Tồn tại hiện tượng dư cung hay được gọi là dư thừa trên thị trường.
 Người bán có xu hướng giảm giá để tăng lượng bán → trượt dọc đến trạng thái cân
bằng.
 Thiếu hụt
 Khi giá thấp hơn giá cân bằng thì lượng cầu sẽ nhiều hơn lượng cung.
 Tồn tại hiện tượng dư cầu hay được gọi là thiếu hụt trên thị trường.
 Người bán có xu hướng đẩy giá lên → trượt dọc đến trạng thái cân bằng.

You might also like