Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Trong cuốn Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: "Thơ Xuân Diệu còn là một

nguồn sôń g dào dạt


chưa tưǹ g thấy ở chốn nước non lặng lẽ này - Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống
vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưon̛̉ g cuộc đời ngắn ngủi của mình". Thơ Xuân Diệu bộc lộ
hồn thơ trẻ trung, nồng nàn và tình yêu cuộc sôń g đến độ đam mê ấy thể hiện rất rõ trong bài thơ Vội
vàng. Bài thơ cũng thể hiện quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

Về cấu tứ bài thơ: Bài thơ là một phép biện chứng tâm hồn: Xuân Diệu rất yêu cuộc sống nhất là tuổi
trẻ nhưng nhà thơ cũng rất sợ mất nó, nghĩ đến điều đó không tránh khỏi tiếc nuối buôǹ bã, để không
hoang phí cái đẹp một cách vô ích nên cuối cùng nhà thơ chạy đua với thời gian, vội vàng hưởng mọi
vẻ đẹp mà đời đã ban cho. Đó là lý lẽ của thái độ sôń g "vội vàng" . Bài thơ thể hiện cái tôi trữ tình
tràn đầy cảm xúc với nhưñ g trạng thái phức tạp, yêu mãnh liệt nhưng sau đó lại dỗi hờn, buôǹ chán
tuyệt vọng, rồi bưǹ g dậy một tình yêu sôi nổi để tận hưởng hết vẻ đẹp của cuộc đời.

Bài thơ chủ yêú nói đến mối quan hệ giữa thời gian với cái đẹp của cuộc sôń g và đời người - nhất là
tuổi trẻ. Vì thời gian mà dâñ đêń một lối sôń g, thái độ sống.

Ý thức về sự chảy trôi của thời gian nên tác giả có khát vọng rất nghệ sĩ là muôń níu giữ thời gian:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất,

Tôi muốn buộc gió

Cho hương đừng bay đi.

Trong thơ Xuân Diệu, cơn gió và dòng nước trôi thưoǹ̛ g là biêủ tưoṇ̛ g của thời gian. Ở bài thơ này
nắng và gió là hình ảnh cụ thể của thiên nhiên và là biểu tượng của thời gian. Hương và màu là hình
ảnh cụ thể nhưng cũng là biêủ tưoṇ̛ g cho mùa xuân - cái đẹp.

Tác giả đã dùng những động từ mạnh: tắt (nắng), buộc (gió) để thể hiện ý muôń đoạt quyêǹ của tạo
hóa, muốn giữ lại màu và hương của mùa xuân. Muôń cưỡng lại quy luật của tự nhiên để giữ mãi cái
đẹp của cuộc sôń g là một khát vọng rất nghệ sĩ - thể hiện tình yêu cuộc sôń g mãnh liệt, bất chấp mọi
quy luật. Câu thơ ngắn, giọng thơ mạnh cũng góp phần thể hiện thái độ vội vã, tâm hồn trẻ trung, đầy
sức sôń g của tác giả.

Tác giả muốn đoạt quyền tạo hóa để giữ lâý mãi mùa xuân vì mùa xuân đẹp quá:

Của ong bướm này đây tuâǹ tháng mật

Này đây hoa của đôǹ g nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất


Của yêń anh này đây khúc tình si

Cách miêu tả mùa xuân của Xuân Diệu rất mới. Câu thơ thứ nhất và thứ tư có cú pháp mới, đảo trật tự
thành phâǹ câu nhằm tô đậm hương vị, âm thanh để thâý được trong mùa xuân: thời gian là mật ngọt,
không gian là âm nhạc. Tác giả không chỉ chú ý đêń cảnh sắc, âm thanh mà tập trung diễn tả mức độ,
mật độ dày và đậm của hình ảnh, chi tiết. Nhà thơ còn cảm nhận bằng nhiêù giác quan: tuần tháng
mật, xanh rì, cành tơ, khúc tình si… để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp mùa xuân vừa tươi tốt, nồng nàn,
tràn trề sinh lực vừa duyên dáng, hân hoan. Vẻ đẹp của mùa xuân còn được cảm nhận qua cảm giác
thích thú:

Và này đây ánh sáng chơṕ hàng mi

Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Ánh nắng xuân tươi đã làm vui con mắt, làm thích cái nhìn. Lối so sánh mới lạ, táo bạo: tia nắng bình
minh được xem như hàng mi mắt của người thiêú nữ, bình minh vừa thức dậy và vài cái chơṕ mắt là
ánh sáng tinh khôi tràn về muôn nơi và đêń gõ cửa mọi nhà! Ở bài thơ khác nhà thơ so sánh ngược
lại:

Tà áo mới cũng say múi gió nước

Rặng mi dài xao động ánh dương vui.

(Xuân đầu)

Và chỉ đêń Xuân Diệu, mùa xuân mới được cảm nhận tinh tế ở góc độ ánh sáng tươi vui.

Nói tóm lại, mùa xuân có vẻ đẹp hồng hào, tươi tắn, nồng nàn như đôi môi quyến rũ của người con
gái mà tác giả khao khát muốn tận hưon̛̉ g. Khác với thi pháp cổ điên̉ và đưa ra quan điểm thẩm mĩ
mới, Xuân Diệu cho rằng cái đẹp của con người mới tuyệt vời, chuân̉ mực cho mọi vẻ đẹp của tạo
hóa.

Thủ pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ là điệp ngữ: này đây dồn dập, nó liệt kê hàng loạt vẻ đẹp
của mùa xuân và nói lên sự phong phú như bất tận của mùa xuân, thiên nhiên như dọn cỗ bàn đâỳ ắp
với những thức ngon sẵn có cho con người. Tác giả đã nhận và muôń tận hưởng hết vẻ đẹp mà tạo
hóa đã ban cho, không nên để nó quá rồi lại nuối tiếc:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Đây chính là tư tưởng cốt yếu của bài thơ: tranh thủ thời gian, tận hưon̛̉ g hết vẻ đẹp cuộc sống nên
dâñ đêń thái độ sống vội vàng. Nhạc điệu chung của đoạn thơ là sôi nổi, si mê.
Tác giả đã cảm thức được bước đi quyết liệt của thời gian:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Cách cảm nhận thời gian tịnh tiêń , thơ ca xưa nay đã nói nhiêù : "Đông qua xuân đã tới liêǹ / Hè về
rực rỡ, êm đềm thu sang", nhưng (với tiết tấu thơ nhanh) chỉ có Xuân Diệu mới thâý được trong cái
đẹp đã chớm vị tàn phài, cùng một lúc nhà thơ vừa được trong cái đẹp đã chớm vị tàn phai, cùng một
lúc nhà thơ vừa thâý xuân đến mà cũng thâý xuân đi. Điệp ngữ nghĩa là như nhấn mạnh, rồi day đi
day lại cái quy luật phũ phàng: Thời gian trôi đi quá nhanh, cái đẹp rồi sẽ không còn nữa, tuổi trẻ sẽ
đi qua. Tác giả tiếc cho cái đẹp - cái hưũ hạn của đời người nên giọng thơ trở nên hơǹ dỗi:

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,...

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Nỗi niềm luyêń tiếc mùa xuân - tuổi trẻ, là tiếc sự sôń g. Đó là biêủ hiện của lòng yêu đời ham sống, ý
thức giá trị của sự sôń g. Tiếc mùa xuân ngay giữa mùa xuân, tiếc tuổi trẻ đang khi còn trẻ tuổi là sự
trỗi dậy của ý thức về cái đẹp vô giá của cuộc sống nên cần phải tranh thủ thời gian, sống như thế nào
cho có ý nghĩa, xưń g đáng với đời người. Đó là một quan niệm nhân sinh. Thời gian vô tri, lạnh lùng
đã âm thầm tàn phá không thương tiếc cái đẹp. Khi cái đẹp tàn phai thì tự nhiên đối kháng với con
người: lòng tôi rộng nhưng trời chật, còn trời đất nhưng chẳng còn tôi và thiên nhiên cũng mất đi cái
vui tự nhiên của nó:

Mùi tháng năm điều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiêñ biệt...

Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hơǹ vì nỗi phải bay đi?

Mùa xuân, tuổi trẻ đều chảy trôi theo thời gian, theo nhịp tuần hoàn của vũ trụ. Tác giả bất lực trước
sự ra đi của cái đẹp, mùa xuân và thâý đời người hữu hạn nên câu thơ chùng xuống buôǹ não nuột:

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa.


Thế nhưng tác giả không buông xuôi theo sự sắp đặt của tạo hóa mà vùng lên tranh thủ chạy đua với
thời gian, dẫn đến thái độ sôń g đặc biệt:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiêù hôm

Ta muôń ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muôń riết mây đưa và gió lưoṇ̛ ,

Ta muôń say cánh bướm với tình yêu,

Ta muôń thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muôń cắn vào ngươi!

Cụm từ "Ta muốn ôm" đứng riêng thành dòng thơ như để nhâń mạnh, khẳng định niềm khát khao
mãnh liệt, vừa dưṇ g lên hình ảnh một con người đang dang rộng đôi tay muôń ôm trọn mọi vẻ đẹp
vào lòng để tận hưon̛̉ g no nê. Nhờ tình yêu cuộc sôń g cuôǹ g nhiệt, tác giả đã tranh thủ lấy được vẻ
đẹp của mùa xuân khi thời gian chưa tàn phá. Cái đẹp vẫn còn sự tươi mới nồng nàn đầy sinh khí: sự
sôń g... mơn mơn̉ ... Giọng thơ gâṕ gáp, sôi nổi, kết hơp̣ với điệp ngữ "Ta muốn" diêñ tả niềm khao
khát ráo riết, cuôń g quýt, vội vàng, muốn được sống no nê, đủ đầy. Những động từ mạnh: ôm, riết,
thâu, cắn diêñ tả hoạt động nhanh, mạnh, thiên về cảm giác. Tác giả như muôń vồ vập, ngâú nghiêń
để tận hưon̛̉ g no nê vẻ đẹp của cuộc sống, thể hiện tình yêu cuộc sôń g cuôǹ g nhiệt tột cùng. Tác giả
đã mở rộng mọi giác quan để tận hưon̛̉ g và sống hết mình cho mùa xuân, tuổi trẻ:

Sôń g toàn tâm toàn trí, sống toàn hôǹ

Sôń g toàn thân và thức mọi giác quan.

Bài thơ Vội vàng thể hiện ý thức về giá trị của cuộc sôń g. Nhất là mùa xuân - tuổi trẻ. Từ đó tác giả
bộc lộ tình yêu đắm đuối, cuồng nhiệt, say mê cuộc sống và tuổi trẻ - một cái đẹp có thực nơi trâǹ
thế, không phải nơi hoang tưon̛̉ g xa lạ nào trong các thuyết giáo. Bài thơ đem đến một nhân sinh
quan tích cực phải biết sống đủ đâỳ , sống có ý nghĩa, biết tận hưon̛̉ g những vẻ đẹp mà cuộc sống ban
tặng, đưǹ g để cuộc đời, nhất là tuổi trẻ trôi qua một cách hoang phí vô ích
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

Phan Bội Châu được nhắc đêń là người đâù tiên trong lịch sử Việt Nam có ý thức dùng văn chương
để vận động, tuyên truyêǹ cách mạng. Ông cũng chính là người khơi dòng cho loại văn chương trữ
tình chính trị. Trong đó, bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" là một tác phẩm tiêu biểu.

Đây là bài thơ được viết trong bữa cơm ngày Tết mà Phan Bội Châu đã tổ chức ở nhà mình để chia
tay với các bạn bè, đồng chí trước lúc lên đưoǹ̛ g sang Nhật Bản năm 1905. "Lưu biệt khi xuất dương"
đã thể hiện ý tưởng lớn lao, mới mẻ đâỳ trách nhiệm của tác giả, thể hiện niềm hăm hở, quyết tâm
cao độ trong buổi đâù vượt biên̉ đi ra nước ngoài để "mưu sự phục quốc".

Chí làm trai đã được nhắc đêń trong văn học từ thời xa xưa nhưng đặc biệt được đề cao ở thời kì chế
độ phong kiêń , thời kì đạo Nho phát triển mạnh mẽ. Nam nhi phải có công danh, sự nghiệp thì mới
đáng làm trai. Chẳng vậy mà trong bài thơ "Tỏ lòng", Phạm Ngũ Lão đã viết:

"Công danh nam tử còn vương nợ

Luôń g thẹn tai nghe chuyện Vũ Hâù "

Hay Nguyễn Công Trứ cũng từng viết:

"Chí làm trai nam, bắc, tây, đông

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bôń bể".

Muôń trở thành bậc nam nhi được mọi người công nhận thì phải biết phâń đâú , lập được công trạng,
có được danh vọng, có sức vóc "vâỹ vùng" khắp bốn bể để chưń g minh tài năng, bản lĩnh của bản
thân. Kế thừa tư tưởng ấy của Nho giáo, Phan Bội Châu đã đưa ra một quan điểm về chí làm trai như
một tuyên ngôn đâỳ khí thế:

"Sinh vi nam tử yêú hi kỳ,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyên̉ di".

(Làm trai phải lạ ở trên đời


Há để càn khôn tự chuyển dời)

Trước hết, ông cho rằng, làm trai phải "lạ", có nghĩa là phải sống khác mọi người, không được giống
với bất kì ai để tạo nên điểm riêng biệt. "Lạ" cũng có nghĩa là điêù phi thường, hiển hách, xoay
chuyên̉ cả trời đất. Đó là lối sôń g chủ động, không chùn bước, nản chí để mặc cho hoàn cảnh chi
phối mà phải có bản lĩnh để chi phối hoàn cảnh. Nhân vật trữ tình dám đối mặt với càn khôn, đất trời,
vũ trụ để tự khẳng định bản thân, phấn đấu đạt được giấc mộng công danh.

Phan Bội Châu ôm âṕ khát vọng xoay chuyên̉ được càn khôn chứ không để "càn khôn tự chuyên̉
dời". Ông không đâù hàng, khuất phục trước số phận, hoàn cảnh mà dùng chính khả năng của mình
để thay đổi hoàn cảnh. Có thể nói, chí làm trai của ông là chí làm trai của một đấng nam nhi hiên
ngang trong vũ trụ, dám ngạo nghễ và thách thức với trời đất. Con người mang tầm vóc lớn lao, tầm
vóc vũ trụ ấy luôn mang trong mình ý thức, trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc:

"Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy"

(Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở, há không ai?)

Trong cuộc đời trăm năm hữu hạn, Phan Bội Châu muôń côń g hiến sức mình cho đất nước, làm nên
nhưñ g công trạng phi thường, lớn lao để xứng đáng làm một nam nhi lưu danh vào thiên cổ ngàn
năm. Tác giả đã tự khẳng định bản thân mình, đây là cái tôi mang đâỳ trách nhiệm, chủ động tích
cực chứ không phải cái tôi vị kỉ, chỉ biết lo nghĩ cho lợi ích của cá nhân.

Ở hai câu thực có sự đối nhau hài hòa giữa sự vô hạn của thời gian và sự hưũ hạn của đời người, Phan
Bội Châu dùng cái phủ định để làm nền, làm nổi bật lên điều ông khẳng định. Ông muôń làm nhưñ g
điêù phi thường, lưu lại tên tuổi của mình trong sử sách để không hổ thẹn với chí làm trai mà mình đã
lấy làm lí tưởng sống. Côń g hiến cho đời vừa là nghĩa vụ vừa là trách nhiệm của bậc trưoṇ̛ g phu.

Trong một trăm năm hữu hạn ấy, người nam nhi phải thực hiện được chí làm trai và cũng trong ngàn
năm sau đó phải để lại được tiếng thơm cho đời. Hai câu thơ như lời thúc giục khơi dậy tinh thần xả
thân vì nghĩa lơń của con người, đặc biệt là nhưñ g thanh niên trai tráng phải góp hết sức mình vào
công cuộc cứu nước, tìm ra hưoń̛ g đi mới cho dân tộc. Gắn với hoàn cảnh thực tại của đất nước, Phan
Bội Châu đã nêu lên trách nhiệm mà người nam nhi cần có đối với vận mệnh dân tộc:

"Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si"!

(Non sông đã chết, sống thêm nhục,


Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài !)

Đất nước bị xâm lược, non sông cũng không còn nữa thì ta có sống cũng chỉ chuốc lấy sự nhục nhã, ê
chề. Sách vở, người có học thức cũng trở thành vô nghĩa khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.
Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được ông đặt lên hàng đâù bởi ông ý thức được thời cuộc. Sách vở cũng
không có ý nghĩa gì khi nước mất nhà tan. Việc làm quan trọng và thiết thực nhất lúc bấy giờ là tìm
được con đưoǹ̛ g, hưoń̛ g đi cho đất nước để thoát khỏi sự xâm lược, bóc lột của thực dân Pháp.

Phan Bội Châu là một người yêu nước và ông cũng mong rằng phong trào Đông du do mình lãnh đạo
sẽ gặt hái được nhiêù thành quả giúp ích cho nước nhà. Bên cạnh đó, hai câu luận cũng có ý nghĩa
thức tỉnh những con người có tấm lòng yêu nước. Đây cũng là lúc để họ xoay chuyên̉ càn khôn, xoay
chuyên̉ cục diện, tình hình của dân tộc. Hai câu kết của bài thơ đã thể hiện khí thế, sự quyết tâm cao
độ trên con đưoǹ̛ g cứu nước mà mình đã chọn của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu:

"Nguyện trục trưoǹ̛ g phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi".

(Muôń vượt bể Đông theo cánh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiêñ ra khơi.)

Ông có khát vọng lớn lao muốn đuổi theo ngọn gió dài đi qua biên̉ Đông. Khát khao đó thể hiện ý
chí, khát vọng hành động và tư thế của nhân vật trữ tình. Con người muôń bay lên cùng cơn gió để
bắt kịp thời đại. "Bể đông", "cánh gió", "sóng bạc" là những hình ảnh thơ kì vĩ, hào hùng ẩn dụ cho
khát vọng vượt lên hiện thực tăm tối để tìm đưoǹ̛ g cứu nước của Phan Bội Châu.

Tác giả "nguyện" vì lí tưon̛̉ g cao đẹp mà vượt qua tất cả nhưñ g gian khó, thử thách để chạm được
đích đêń , hoàn thành chí làm trai của bậc nam nhi ở đời. Bản dịch thơ của Tôn Quang Phiệt tuy chưa
dịch sát nghĩa của từ "nhất tề phi" nhưng cũng đã phâǹ nào thể hiện sức mạnh, lòng yêu nước tràn
đâỳ nhiệt huyết và tinh thâǹ chiêń đâú sục sôi của tác giả.

Trong bối cảnh của thời đại mới, con người cần phải có những tư tưon̛̉ g hành động bắt kịp thời đại,
có như vậy mới tìm ra được con đường cưú nước đúng đắn, mang lại sự tự do cho dân tộc. Và với
Phan Bội Châu, con đưoǹ̛ g mới của ông là con đưoǹ̛ g sang Nhật Bản để học tập, chuẩn bị lực lượng
hùng mạnh để nắm bắt thời cơ giành lại nền độc lập cho nước nhà.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật có giọng điệu hào hùng, tràn đầy tâm huyết có
sức mạnh lay động mạnh mẽ đến các thanh niên yêu nước. "Lưu biệt khi xuất dương" đã khắc họa
tâm thế, khát khao ra đi tìm đường cưú nước của một nhà cách mạng đâù thế kỉ XX. Nhân vật trữ
tình mang một vẻ đẹp mới mẻ, tràn đầy khí thế của thời đại.

You might also like