Phép biện chứng về mối quan hệ phổ biến

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Phép biện chứng là gì?

Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức đối tượng ở trong các mối
liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau và nhận thức đối tượng ở
trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là
quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay
đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa
nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn
có cả cái “vừa là… vừa là…”; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa
không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại
vừa gắn bó với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy,
phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận
thức và cải tạo thế giới.

Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức, ba trình độ cơ bản: phép biện
chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện
chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng.
Nó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ
và Hy Lạp cổ dại. Tiêu biểu cho nhũng tư tưởng biện chứng của triết học Trung
Quốc là "biến dịch luận” và "ngũ hành luận" của Âm dương gia. Trong triết học Ấn
Độ, biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biện chứng là triết học của đạo Phật, với
các phạm trù "vô ngã", "vô thường", "nhân duyên". Đặc biệt, triết học Hy Lạp cổ
đại đã thể hiện một cách sâu sắc tinh thần của phép biện chứng tự phát.
Ph.Ăngghen viết: "Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà biện
chứng tự phát, bẩm sinh, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học
ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng...
Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế
giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclit
trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì
mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi sự vật đều không
ngừng phát sinh và tiêu vong"'. Tuy nhiên, những tư tưởng biện chứng đó về căn
bản vẫn còn mang tính chất ngây thơ, chất phác. Ph.Ăngghen nhận xét: "Trong
triết học này, tư duy biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác tự nhiên chưa
bị khuấy đục bởi những trở ngại đáng yêu... Chính vì người Hy Lạp chưa đạt tới
trình độ mổ xẻ, phân tích giới tự nhiên, cho nên họ hãy còn quan niệm giới tự
nhiên là một chỉnh thể và đứng về mặt toàn bộ mà xét chỉnh thế ấy. Mối liên hệ
phổ biến giữa các hiện tượng tự nhiên chưa được chứng minh về chi tiết: đối với
họ, mối liên hệ đó là kết quả của sự quan sát trực tiếp”. Phép biện chứng chất
phác cổ đại nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng bằng trực kiến
thiên tài, bằng trực quan chất phác, ngây thơ, còn thiếu sự chứng minh bởi những
thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên.

Từ nửa cuối thế kỷ XV, khoa học tự nhiên bất đầu phát triển mạnh, đi sâu vào
phân tích, nghiên cứu từng yếu tố riêng biệt của thế giới tự nhiên, dần tới sự ra
đời của phương pháp siêu hình. Đến thế kỷ XVIII, phương pháp siêu hình trở
thành phương pháp thống trị trong tư duy triết học và nghiên cứu khoa học. Tuy
nhiên, khi khoa học tự nhiên chuyển từ việc nghiên cứu đối tượng riêng biệt sang
nghiên cứu quá trình thống nhất của các đối tượng đó trong môi liên hệ, thì
phương pháp tư duy siêu hình không còn phù hợp mà phải chuyển sang một hình
thức tư duy mới cao hơn là tư duy biện chứng.

Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Cantơ và hoàn thiện ở
Hêghen. Theo Ph.Ăngghen:"Hình thức thứ hai của phép biện chứng, hình thức
quen thuộc nhất với các nhà khoa học tự nhiên Đức, là triết học cổ điển Đức, từ
Cantơ đến Hêghen".

Các nhà triết học cổ điển Đức đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của phép
biện chứng duy tâm một cách có hệ thống. Tính chất duy tâm trong triết học
Hêghen biểu hiện ở chỗ ông coi biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu của "ý
niệm tuyệt đối", coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan.
Theo Hêghen, "ý niệm tuyệt đối" là điểm khởi đầu của tồn tại, tự "tha hóa" thành
giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần, "... tinh thần, tư
tưởng, ý niệm là cái có trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý
niệm". Các nhà triết học duy tâm Đức, mà đỉnh cao nhất là Hêghen, đã xây dựng
phép biện chứng duy tâm với hệ thống phạm trù, quy luật chung, có lôgích chặt
chẽ của ý thức, tinh thần. V.I.Lênin cho rằng: "Hêghen đã đoán được một cách tài
tình biện chứng của sự vật (của những hiện tượng, của thế giới, của giới tự nhiên)
trong biện chứng của khái niệm". Ph.Ăngghen cũng nhấn mạnh tư tưởng của
C.Mác: "Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêghen
tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách
bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng. Ở
Hêghen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cẩn dựng nó lại là sẽ
phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nỏ ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó.

Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức, cũng như trong triết học
Hêghen là hạn chế cần phải vượt qua. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc phục hạn chế
đó để sáng tạo nên phép biện chứng duy vật. Đó là giai đoạn phát triển cao nhất
của phép biện chứng trong lịch sử triết học, là sự kế thừa trên tinh thần phê phán
đối với phép biện chứng cổ điển Đức. Ph.Ăngghen tự nhận xét: "Có thể nói ràng
hầu như chỉ có Mác và tôi là những người đã cứu phép biện chứng tự giác thoát
khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự nhiên và
về lịch sử".

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến?

Mối liên hệ phổ biến là thuật ngữ đúng theo cái tên gọi của nó là liên hệ phổ biến
bởi từ cuộc sống mỗi sự vật sự việc tồn tại đều có những mối liên hệ với nhau chứ
không tồn tại đơn lẻ. Mối liên hệ phổ biến một phạm trù triết học dùng để chỉ sự
quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
hay giữa các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế giới.

Nói về mối liên hệ phổ biến trong triết hợn thông qua phép biện chứng thì khái
niệm mối liên hệ dùng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện
tượng trong thế giới.

Ví dụ, giữa cung và cầu (hàng hoá, dịch vụ) trên thị trường luôn luôn diễn ra quá
trình: cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau,
chuyển hoá lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng
của cả cung và cầu. Đó chính là những nội dung cơ bản khi phân tích về mối quan
hệ biện chứng giữa cung và cầu.

Mối liên hệ phổ biến là một phép biện chứng với mục đích dùng để chỉ tính phổ
biến của các mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng, quâ đó cũng có thể khẳng
định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế
giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào. Bên cạnh đó thì những
mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới.

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác
động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các
yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ
biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của
thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện
tượng của thế giới

Ví dụ 1: Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2, trong
khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2.

Ví dụ 2: Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến. Khi chúng ta làm đề kiểm tra
toán, lý, hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để đánh giá đề thi.

Khi giải đề lý, hóa, chúng ta phải vận dụng công thức toán học để tính toán. Khi
học các kiến thức về môn xã hội, chúng ta phải vận dụng phương thức tư duy lô
gíc của các môn tự nhiên.

4. Đặc trưng cơ bản của mối liên hệ phổ biến:


Mối liên hệ phổ biến phải có tính phổ biến

Nó chủ yếu biểu hiện ở: Thứ nhất, các bộ phận, yếu tố và các khâu khác nhau bên
trong tất cả các sự vật có mối liên hệ lẫn nhau. Thứ hai, mọi thứ đều có mối liên
hệ với mọi thứ khác xung quanh. Thứ ba, toàn bộ thế giới là một thể thống nhất
có mối liên hệ lẫn nhau.

Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình
nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng
thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ
thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó,
tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn
tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.

Mối liên hệ phổ biến có tính khách quan


Nó là sự cố hữu của bản thân sự vật, không thể thay đổi bởi ý chí con người.

Như vậy nếu chúng ta xét theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của
các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự
quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc
trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý
chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó
trong hoạt động thực tiễn của mình.

Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng

Trong mối liên hệ phổ biến này ẩn chứa tính đa dạng, phong phú của các mối liên
hệ được thể hiện thông qua sự liên hệ của các các sự vật, hiện tượng hay quá
trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác
nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất
định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở
những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau.

Mối liên hệ phổ biến có tính cụ thể và tính điều kiện

Như chúng ta đã biết thì mối liên hệ phổ biến có tính điều kiện bởi vì mối liên hệ
giữa các sự vật cụ thể. Mối liên hệ phổ biến của mọi vật đều phải dựa vào những
điều kiện nhất định. Tính chất và phương thức của các mối liên hệ phổ biến sẽ
thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.

Ý nghĩa phương pháp luận?

Tính khách quan và tính phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy cần có quan
điểm rộng trong nhận thức và hành động thực tiễn.
Cách nhìn toàn diện đòi hỏi các vấn đề, hiện tượng phải được xem xét trong mối
quan hệ biện chứng giữa các bộ phận, các yếu tố và các mặt chính sách khi nhận
thức và xử lý các tình huống thực tiễn. Trong mối quan hệ tương tác giữa các sự
vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Chỉ trên cơ
sở này, chúng ta mới có thể học hỏi đúng đắn từ các sự vật, hiện tượng và đối
phó hiệu quả với các vấn đề thực tế. Như vậy, lập trường toàn diện mâu thuẫn với
nhận thức và thực hành theo quan điểm phiến diện, siêu hình.

Lenin từng nói nói, “Để thực sự hiểu sự việc, chúng ta cần nghiên cứu và xem xét
tất cả các khía cạnh của vấn đề này, tất cả các mối quan hệ và ‘mối quan hệ gián
tiếp’.”

Tính đa dạng, phong phú của các mối quan hệ thể hiện trong điều kiện hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn trong điều kiện thực hiện quan điểm tổng thể
cũng phải kết hợp với quan điểm lịch sử.
Quan điểm lịch sử, yêu cầu phát hiện và xử lý tình huống trong thực tiễn phải tính
đến đặc điểm cụ thể của đối tượng và tình huống được quan sát, phải sử dụng
khác nhau. Cần xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của từng mối quan hệ đặc biệt
trong các tình huống cụ thể để tìm ra giải pháp đúng đắn, hiệu quả cho các vấn đề
thực tiễn. Vì vậy, trong quan sát và thực hành, cần tránh và khắc phục những
quan điểm hời hợt, siêu hình, nhưng cũng phải tránh và khắc phục những quan
điểm chiết trung, tinh vi.

Thế nào là tăng trưởng kinh tế?

Tăng trưởng kinh tế (Tiếng Anh: Economic Growth) là thuật ngữ thể hiện sự gia
tăng thu nhập thực tế (GDP) hay sự gia tăng về quy mô sản lượng tiềm năng của
toàn bộ nền kinh tế trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Bản chất
của tăng trưởng kinh tế là tăng về thu nhập hay lương của nền kinh tế được đo
bằng mức và tỷ lệ của thu nhập tính theo hiện vật và giá trị.

Tăng trưởng kinh tế có thể được biểu hiện bằng tốc độ tăng trưởng và quy mô
tăng trưởng. Trong đó, tốc độ tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm.
Trong khi đó, quy mô tăng trưởng sẽ phản ánh sự tăng lên hay giảm đi ít hay
nhiều của nền kinh tế.
Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế:
Quy mô của một nền kinh tế được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng GDP,
GNP và PCI:

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): GDP là giá trị của tổng lượng hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất trên phạm vi của một nước trong khoảng thời gian nhất
định, thông thường là 1 năm.

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): GNP là giá trị của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng do công dân một nước tạo ra trong thời gian nhất định, thường là 1
năm.

Thu nhập bình quân đầu người (PCI): phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự
thay đổi dân số, được tính bằng công thức lấy GDP hoặc GNP chia cho tổng số dân
của đất nước đó.

Thế nào là bảo vệ môi trường sinh thái?

Thế kỉ chúng ta đang sống là thời đại của sự phát triển. Con người vội vã chạy đua
với thời gian, mà rồi nhiều khi lãng quên đi những thứ xung quanh mình. Sự phát
triển kèm theo đó là nhiều hệ luỵ, đơn giản nhất đó chính là những ảnh hưởng
tiêu cực tới môi trường. Chúng ta dường như quên rằng, bảo vệ môi trường là
bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của
một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó có tác động, ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Nói một cách dễ hiểu hơn,
gần gũi hơn, môi trường chính là ngôi nhà của chúng ta. Mái nhà ấy có thể đẹp
hay không, vững chãi hay không, mãi trường tồn hay không chính là nhờ vào sự
bảo vệ của mỗi cá nhân chúng ta.

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp.
Cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngăn chặn, khắc phục các hậu
quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.

Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường?

Môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện vô cơ, hữu cơ của các hệ sinhthái
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hộiloài người.
Nó là những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người haymột sinh vật tồn
tại, phát triển trong quan hệ với con người. Còn tăng trưởngkinh tế nhằm cải
thiện và phát triển đời sống của con người. Vì vậy giữa môitrường sinh thái và
tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ.Như chúng ta đã biết môi
trường sống được sinh ra và tồn tại trong tự nhiên,vì vậy có thể nói nó tồn tại một
cách khách quan độc lập với ý thức conngười. Tuy nhiên sự phát triển của môi
trường lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của con người, con người có thể tác
động làm cho môi trường tốt lên hoặc xấu đi. Tăng trưởng kinh tế lại được sinh
ra, tồn tại và phát triển hoàntoàn phụ thuộc vào con người nên nó tồn tại chủ
quan. Môi trường chịu tácđộng trực tiếp của con người, tăng trưởng kinh tế phụ
thuộc vào con người từ đó ta có thể thấy môi trường cũng chịu tác động của tăng
trưởng kinh tếvà ngược lại, mối quan hệ giữa chúng được thông qua một thực thể
đó là con người. Môi trường là địa bàn để tăng trưởng kinh tế hoạt động vì tăng
trưởngkinh tế diễn ra trên diện rộng và cần khai thác tài nguyên thiên nhiên
nhằmphục vụ cho lợi ích của con người. Nhưng tài nguyên của môi trường
khôngphải là vô hạn. Nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà không nghĩ đến việc cải tạo
môi trường thì một ngày nào đó tăng trưởng kinh tế phải dừng lại do môi
trường bị suy thoái. Lúc đó con người phải gánh chịu hậu quả do chính conngười
gây ra. Một sản phẩm do con người tạo ra lại phá huỷ cái mà conngười chịu tác
động trực tiếp vì con người không thể sống mà không chịu sựtác động của môi
trường. Ngược lại, nếu tăng trưởng kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường thì
không những nó làm cho đời sống của con người ngàycàng được cải thiện mà nó
còn làm cải thiện cả môi trường do kinh tế phát triển nhà nước có ngân sách cho
những dự án bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên bị khai thác được thay thế dần
bởi các nguồn tài nguyên tự tạo
Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh
thái?

Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực,
nhất là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người
dân được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xa hội đã bộc lộ nhiều
điều bất cập và tạo ra áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh
học của đất nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến rất phức tạp ,
với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh. Đáng lo
ngại, các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng
đến phạm vi rộng, gây khó khăn cho quá trình quản lý và khắc phục hậu quả. Hầu
hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đổ thải trộm
hoặc do công trình xử lý, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ rò rỉ...

Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ
môi trường?

Thiết nghĩ, chúng ta cần xây dựng thể chế nhằm giám sát và thực thi các kế hoạch,
chính sách, pháp luật đối với quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên bền
vững. Khuyến khích đầu tư bền vững mang lại lợi ích cho môi trường cũng như
phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường sự phối hợp giữa các thể chế công để khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng cũng như thực thi nghiêm
các luật lệ và tiêu chuẩn.

Cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong
các lĩnh vực tài nguyên, năng lượng và công nghiệp nặng. Tăng trưởng theo
hướng đó cũng đòi hỏi cần xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn, ví dụ: An toàn
sinh học trong nuôi trồng thủy sản hoặc nâng cao hiệu suất sử dụng năng
lượng...

Cần tăng cường dữ liệu và thông tin sử dụng cho quản lý tài nguyên thiên nhiên,
làm cho thông tin dễ hiểu và dễ tiếp cận với đại bộ phận dân chúng. Việt Nam có
thể đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ trong nâng cấp hệ thống thông tin có liên
quan đến vấn đề môi trường. Nhưng trước tiên, hệ thống này cần phải cập nhật,
mở rộng quy mô và hài hoà hơn nữa các nền tảng thông tin hiện có.
Đảm bảo bền vững môi trường có thể dựa trên ba yếu tố chính là bảo vệ chất
lượng không khí, đất và nước. Lồng ghép khả năng chống chịu trước tác động khí
hậu vào kế hoạch kinh tế, chính sách ngành và đầu tư hạ tầng. Quá trình tăng
trưởng bền vững đòi hỏi phải có thể chế và chính sách mạnh để phối hợp giữa
hành động và đầu tư.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và
ứng phó với biến đổi khí hậu. Thể chế hóa đầy đủ các nguyên tắc thị trường trong
chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường, nghĩa vụ đóng
góp để đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường. Xây dựng lộ trình, cơ chế, chính
sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn. Thực hiện có
hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự
phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Chủ
động giám sát, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu; phát triển nền kinh tế
xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, cácbon thấp. Tăng cường chia
sẻ thông tin, minh bạch, xây dựng cơ chế liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi
khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, xây dựng phương
pháp, quy trình dự báo, cảnh báo thiên tai, động đất, sóng thần, quan trắc, giám
sát môi trường biển, biến đổi khí hậu, nước biển dâng phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội bền vững, phòng, chống thiên tai và ứng phó vối biến đổi khí hậu. Thực
hiện nghiêm và nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường. Tăng cường
hợp tác quốc tế trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến
đổi khí hậu.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng,
chông tội phạm về tài nguyên, môi trường. Tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu
quả chiến tranh. Tăng cường cải tạo, hạn chế san lấp hệ thống kênh rạch, hồ ao.
Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thòi thông tin và nâng cao chất lượng
môi trường không khí, xử lý rác thải ở các đô thị, khu công nghiệp tập trung, khu
đông dân cư. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị, cụm
công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông và khu vực nông thôn. Phấn đấu đến năm
2025, tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 100%; tỷ trọng năng lượng tái tạo trong
tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng là 31,5%. có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng. Khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, cơ chế răn đe để
kiểm soát tham nhũng. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thực hành
tiết kiệm, chổng lãng phí. Tiếp tục thực hiện chặt chẽ, hiệu quả về kê khai, kiểm
soát kê khai tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là
cán bộ lãnh đạo các cấp.

You might also like