TRANG

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

Nội Dung

Mở đầu ................................................................................................................................................ 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ............................................................................................................... 7
1.1 Tổng quan về hạt nano bạc.................................................................................................. 7
1.1.1 Giới thiệu về kim loại bạc ........................................................................................... 7
1.1.2 Hạt nano bạc................................................................................................................ 7
1.1.3 Các ứng dụng của hạt nano bạc ............................................................................... 8
1.1.4 Các phương pháp tổng hợp hạt nano bạc .................................................................... 9
1.2 phương pháp xanh trong tổng hợp hạt nano ...................................................................... 11
1.2.1 Giới thiệu về phương pháp xanh ............................................................................... 11
1.2.2 Cơ chế tổng hợp hạt nano từ phương pháp xanh ................................................. 12
1.3 Cây dành dành ................................................................................................................ 13
1.3.1 Giới thiệu về cây dành dành ................................................................................... 13
1.3.2 Thành phần hóa học .................................................................................................. 14
1.3.3 Ứng dụng của cây dành dành trong tổng hợp xanh ............................................. 15
1.4 Quang xúc tác.................................................................................................................... 16
Chương II THỰC NGHIỆM ............................................................................................................. 18
2.1 Thực nghiệm ........................................................................................................................... 18
2.1.1 Nguyên liệu và hóa chất sử dụng ..................................................................................... 18
2.1.2 Quy trình tổng hợp hạt nano bạc ...................................................................................... 18
2.2 khả năng xúc tác của hạt nano bạc .......................................................................................... 21
2.3 Các phép đo đạc và phân tích .................................................................................................. 22
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................. 23
3.1 khảo sát thông số tối ưu cho quá trình tổng hợp AgNPs ......................................................... 23
3.1.1 Khảo sát sự ảnh hưởng của thể tích dung dịch AgNO3 đến tổng hợp hạt nano bạc ........ 23
3.1.2 khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian lưu mẫu đến phản ứng .......................................... 23
3.1.3 Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ đến phản ứng .......................................................... 24
3.1 .4 Khảo sát sự ảnh hưởng của thể tích dung dịch chiết đến phản ứng .................. 25
................................................................................................................................................... 25
3.1.5 Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến phản ứng ............................................. 26
................................................................................................................................................... 26
....................................................................................................................................................... 27
3.2 Kết quả phân tích XRD ........................................................................................................... 28
3.3 khảo sát đặc trưng (FTIR) ....................................................................................................... 29
3.4 Phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) ....................................................................................... 30
3.5 Hiển vi điện tử truyền qua.............................................................................................. 31
3.6 Hoạt động xúc tác của AgNPs đến quá trình phân hủy thuốc nhuộm CR và RhB ................ 31
3.6.1 Ảnh hưởng của nồng độ ban đầu đến trình phân hủy RhB .............................................. 32
3.6.2 Ảnh hưởng của nồng độ ban đầu đến quá trình phân hủy CR.......................................... 35
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN ............................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 40
DANH MỤC HÌNH VẼ

hình 1. 1 ứng dụng của nano bạc trong y tế ............................................................... 8


hình 1. 2 Phương pháp cơ bản chế tạo vật liệu nano (a) bottom up (b) top down ..... 9
hình 1. 3 Cơ chế hình thành hạt nano bạc từ chiết xuất thực vật ............................. 13
hình 1. 4 Cây dành dành, quả cây dành dành và mẫu bột hạt dành dành thương
phẩm .......................................................................................................................... 14
Hình 1. 5 Phổ tán sắc năng lượng nhiễu xạ tia X của hạt nano Pb[15] .................. 16
Hình 1. 6 hình ảnh HRTEM của hạt nano Pd ........................................................... 16

hình 2. 1 sơ đồ quy trình tách chiết dung dịch chiết ................................................. 19


hình 2. 2 phổ hấp thụ UV- vis của dung dịch chiết bột hạt dành dành .................... 19

Hình 3. 1 Phổ hấp thụ UV- vis của dung dịch nano bạc phụ thuộc thể tích dung dịch
AgNO3 khác nhau ...................................................................................................... 23
Hình 3. 2 đồ thị ảnh hưởng của thời gian lưu mẫu lên độ hấp phụ cực đại ............ 24
Hình 3. 3 Phổ hấp thụ của dung dịch hạt nano bạc(a) cường độ cựcđại và độ bán
mở rộng vạch phổ (b) với nồng độ 𝐴𝑔𝑁𝑂3 khác nhau .......................................... 25
Hình 3. 4 Hình ảnh thực nghiệm của mẫu dd AgNPs được tổng hợp với các thể tích
dung dịch chiết khác nhau......................................................................................... 25
Hình 3. 5 Phổ hấp thụ dung dịch nano bạc (a),độ bán mở rộng vạch phổ của các
dung dịch AgNPs (b) với tỉ lệ dung dịch chiết hạt dành dành /AgNO 3 khác nhau .. 26
Hình 3. 6 Hình ảnh thực nghiệm của 3 mẫu phản ứng với các nhiệt độ khác nhau 26
hình 3. 7 Phổ hấp thụ của dung dich nano bạc với nhiệt độ phản ứng .................... 27
hình 3. 9 XRD của hạt nano Ag tổng hợp được ....................................................... 28
hình 3. 10 phổ FTIR của AgNPs sử dụng dung dịch chiết hạt dành dành (a) và bột
dành dành(b) ............................................................................................................. 29
hình 3. 11 Phổ EDX của hạt nano Ag sinh tổng hợp ................................................ 30
hình 3. 12 Ảnh Tem của mẫu AgNPs ........................................................................ 31
hình 3. 13 phổ UV-vis của quá trình khử thuốc nhuộm RhB với các nồng độ khác
nhau (a,c,e) không có sự xuất hiện của AgNPs, (b,d,f) có sự xuất hiện của AgNPs 33
hình 3. 14 hiệu suất hấp thụ chất màu RhB ở các nồng độ khác nhau (a) khi không
có sự xuất hiện của AgNPs (b) khi có sự xuất hiện của AgNPs ................................ 34
hình 3. 15 Đồ thị ln(Ct/C0) theo thời gian khi không có sự xuất hiện của chất xúc
tác AgNPs và khi có sự xuất hiện của AgNPs ........................................................... 35
hình 3. 16 phổ UV-vis của quá trình khử thuốc nhuộm CR với các nồng độ khác
nhau (a,c,e) không có sự xuất hiện của AgNPs, (b,d,f) có sự xuất hiện của AgNPs 37
hình 3. 17 hiệu suất phân hủy chất màu khi không có AgNPs tham gia phản ứng .. 37
hình 3. 18 Đồ thị ln(Ct/C0) theo thời gian khi không có sự xuất hiện của chất xúc
tác AgNPs .................................................................................................................. 38

DANH MỤC BẢNG BIỂU

bảng 2. 1 danh mục các hóa chất được sử dụng trong thí nghiệm ............................ 18
bảng 2. 2 thông số phản ứng ..................................................................................... 21
bảng 2. 3 Các phương pháp phân tích ....................................................................... 22

bảng 3. 1 thành phần có trong mẫu tổng hợp ........................................................... 30


bảng 3. 2 hệ số phản ứng khi không có sự xuất hiện của AgNPs và khi có sự xuất
hiện của AgNPs trong phản ứng ............................................................................... 35
bảng 3. 3 Hệ số phản ứng khi không có sự xuất hiện của AgNPs ............................ 38

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu Ý nghĩa của từ


AgNPs Hạt nano bạc
UV-vis Utraviolet-visible
TEM Hiển vi điện tử truyền qua
XRD Nhiễu xạ tia X
FTIR Quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier
EDX Phổ tán sắc năng lượng tia X
RhB Rhodamine B
CR Congo đỏ
Mở đầu
Bạc là một kim loại được con người tìm thấy và sử dụng từ rất sớm, nó được biết
đến là kim loại có khả năng kháng khuẩn mạnh. Tuy nhiên do giá thành tương đối
cao lên nó ít được ứng dụng trong đời sống. Sự ra đời của công nghệ nano đã làm
thay đổi điều đó, với việc con người chế tạo thành công bạc ở kích thước nano. Hạt
nano bạc đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi hơn trong đời sống, đặc biệt trong ứng
dụng diệt khuẩn và sinh học. Hạt nano bạc có kích thước cành nhỏ thì tác dụng
chúng đem lại càng hiệu quả, nhanh chóng. Ngoài ra do hạt nano bạc có diện tích bề
mặt lớn và năng lượng vùng bề mặt cao nên nó được ứng dụng làm chất xúc tác cho
quá trình khử chất màu độc hại. Có rất nhiều nghiên cứu đã tổng hợp thành công hạt
nano bạc bằng các phương pháp hóa học, vật lý hay sinh học. Trong các phương
pháp này, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm. Ngày nay, tổng hợp xanh là
một phương pháp tổng hợp sinh học nổi bật đang được quan tâm tâm và phát triển
mạnh mẽ. Với sự phong phú về sinh khối, quy trình đơn giản và thân thiện với môi
trường, nó được xem là sự phát triển của công nghệ sạch.

Dành dành là một loại cây khá phổ biến ở nước ta. Đã có nhiều nghiên cứu về
việc sử dụng hoa, lá của cây dành dành làm chất khử để tạo ra hạt có kích thước
nano. Tuy nhiên có rất ít đề tài về việc sử dụng dung dịch chiết hạt dành dành để
tổng hợp hạt nano. Vì vậy, trong đề tài của mình em đã tiến hành thử nghiệm tổng
hợp hạt nano bạc sử dụng dung dịch chiết hạt dành dành làm chất khử cũng như chất
ổn định. Hơn nữa, việc ứng dụng hạt nano bạc tổng hợp được vào việc phân hủy
chất màu độc hại cũng được khảo sát.

Báo cáo “ Nghiên cứu tổng hợp hạt nano Ag từ dung dịch chiết hạt dành dành và
ứng dụng phân hủy chất màu RhB và CR” có bố cục gồm 4 chương

Chương 1: tổng quan- giới thiệu về hạt nano bạc và cây dành dành, các ứng dụng
của nó trong đời sống, giới thiệu về phương pháp tổng hợp xanh. Cơ chế xúc tác
quang.

Chương 2: thực nghiệm - đưa ra quy trình chiết và tổng hợp hạt nano bạc sử dụng
dung dịch chiết hạt dành dành. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng
hợp hạt nano bạc. Quy trình sử dụng hạt nano bạc làm chất xúc tác trog phản ứng
phân hủy thuốc nhuộm.

Chương 3: kết quả và thảo luận – trình bày các kết quả đã thu được trong quá
trình nghiên cứu
Chương 4 kết luận - em sẽ đưa ra kết luận về kết quả đã đạt được trong quá trình
thực tập
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về hạt nano bạc
1.1.1 Giới thiệu về kim loại bạc

Bạc là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có kí hiệu là Ag,
nó là một kim loại chuyển tiếp, tồn tại ở trạng thái rắn, màu trắng bóng, ánh kim,
mềm, dẻo và dễ uốn. Bạc bền trong không khí, không tan trong nước và môi trường
kiềm nhưng tan trong axit mạnh như axit nitric, sunfuric đặc nóng… Nhiệt độ sôi,
nóng chảy và bay hơi của bạc cao hơn nhiều so với hầu hết các kim loại khác. Có
tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả các kim loại. Về mặt hóa học bạc là
kim loại kém hoạt động, không tác dụng với oxi không khí kể cả khi đung nóng nên
bạc được xem là một kim loại quý hiếm điển hình. Trong tự nhiên bạc xuất hiện ở
dạng nguyên chất, như bạc tự sinh, ở dạng hợp kim với vàng và các kim loại khác.
Nó có tính kháng khuẩn tự nhiên không độc hại. Hiệu ứng diệt vi khuẩn chủ yếu là
do các ion bạc, có phổ kháng khuẩn rộng. Các ion bạc liên kết với các ion
halogenua, như clorua và tạo muối clorua kết tủa, nên khi được sử dụng trực tiếp
hoạt động diệt virut của chúng rất ngắn nếu sử dụng một mình. Để khắc phục vấn đề
này, hạt nano bạc đã được nghiên cứu tổng hợp ứng dụng trong diệt vi khuẩn giải
phóng các ion bạc từ bề mặt.

1.1.2 Hạt nano bạc

Vật liệu nano bạc vừa kết hợp được những tính chất ưu việt của vật liệu nano,
vừa kết hợp được những tính chất quý báu của kim loại bạc, nên có rất nhiều ứng
dụng quan trọng và thú vị trong nhiều ngành công nghiệp cũng như đời sống, đặc
biệt là trong lĩnh vực kháng khuẩn, do có diện tích bề mặt lớn nên hạt nano bạc có
khả năng kháng khuẩn tốt hơn so với các vật liệu khối do khả năng giải phóng nhiều
ion Ag hơn. Ngoài ra, do hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt nên AgNPs có
một số tính chất quang, điện, nhiệt khác biệt so với bạc ở dạng nguyên khối như tính
chất tán xạ và hấp thụ ánh sáng ở vùng UV/vis nên nó có thể ứng dụng làm chất xúc
tác trong quá trình khử chất màu độc hại. AgNPs còn được ứng dụng trong chế tạo
các thiết bị quang học, cảm biến sinh học, cảm biến quang, thuốc đánh dấu sinh học
[1]. Tùy vào các ứng dụng khác nhau kích thước hạt nano bạc cũng khác nhau, trong
nghiên cứu thông thường quan tâm đến hạt nano bạc có kích thước nằm trong
khoảng 1-100 nm.

Hiện nay để tổng hợp hạt nano bạc, có rất nhiều phương pháp khác nhau được
nghiên cứu như phương pháp khử hóa học, khử sinh học, khử vật lý, phương pháp
điện hóa và phương pháp quang hóa [2]. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược
điểm khác nhau như về giá cả, độ mở rộng quy mô phát triển, độ đồng đều và kích
thước hạt [2]. Trong đó phương pháp vật lý và quang hóa cần nhiệt độ cao, chân
không cao và các trang thiết bị đắt tiền. Các phương pháp khử hóa học có quy trình
đơn giản dễ mở rộng quy mô, không đòi hỏi áp suất năng lượng và nhiệt độ cao. Tuy
nhiên, hầu hết các phương pháp này đều sử dụng các dung môi và các tác nhân khử
độc hại như N2H4, NaBH4, C6H5NH2,… gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của
thực vật và con người [3]. Trong khi đó hạt nano bạc ngày càng được đưa vào sử
dụng nhiều hơn, đòi hỏi con người phải tìm ra một phương pháp tổng hợp đơn giản,
tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và thân thiện với môi trường. Vì
vậy xu hướng tổng hợp hạt nano bạc bằng phương pháp tổng hợp xanh, sử dụng chất
khử được tách chiết từ thiên nhiên nổi lên như một phương pháp thay thế cho quy
trình tổng hợp hóa học và vật lý truyền thống. Trong đề tài nghiên cứu của mình em
sử dụng phương pháp tổng hợp hạt nano bạc từ dung dịch chiết hạt dành dành. Đây
là một phương pháp tổng hợp xanh được đưa vào nghiên cứu với mong muốn giảm
thiểu sử dụng các chất hóa học độc hại trong quy trình tổng hợp hạt nano bạc, tạo ra
sản phẩm nano bạc có chất lượng tốt và ứng dụng trong đời sống giúp cải thiện sức
khỏe con người và môi trường tự nhiên.

1.1.3 Các ứng dụng của hạt nano bạc

Với nhiều ưu điểm vượt trội về khử khuẩn, khử mùi, đặc tính quang học… hạt
nano bạc trở thành một vật liệu hấp dẫn để thương mại hóa. Nó được đưa vào sử
dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp và được kết hợp vào một
loạt các sản phẩm tiêu dùng.

Trong y tế:

Do tính kháng khuẩn tốt nên các hạt nano bạc là một biện pháp hữu ích chống
lại các bệnh truyền nhiễm [4]. Nano bạc được ứng dụng trong cảm biến sinh học,
khử khuẩn bệnh viện cũng như các thiết bị và dụng cụ y tế, các dụng cụ y tế thường
được phủ nano bạc. Ngoài ra do phổ kháng khuẩn và kháng virus rộng nên nó được
kì vọng đặc biệt cao trong việc ức chế vi khuẩn đa kháng thuốc. Ví dụ như nano bạc
kết hợp với polymer cation để tạo ra một vật liệu diệt khuẩn [4]. Hình 1.1 là hình
ảnh minh họa một số ứng dụng của AgNPs trong y tế.

hình 1. 1 Ứng dụng của nano bạc trong y tế


Trong xúc tác:

Hạt nano bạc có diện tích bề mặt lớn và năng lượng bề mặt cao rất hữu ích trong
ứng dụng xúc tác. Chúng được sử dụng để thu ánh sáng một cách hiệu quả. Hạt nano
bạc có kích thước khác nhau sẽ có hoạt tính xúc tác khác nhau. Xúc tác bạc được
ứng dụng trong việc oxi hóa các hợp chất hữu cơ, chuyển hóa ethylen thành ethylen
oxit, dùng cho các phản ứng khử các hợp chất nitro, tăng cường tín hiệu Raman bề
mặt của đế SERS. Áp dụng các hạt nano bạc không đồng nhất vào các phản ứng hữu
cơ nói chung đã được chứng minh là một chiến lược hiệu quả trong việc phát triển
các biến đổi hữu cơ hiệu quả cao [5]. Ngoài ra, xúc tác nano bạc còn dùng làm xúc
tác trong phản ứng khử thuốc nhuộm bằng NaBH 4 [6].

Trong kháng khuẩn:

Nhờ có khả năng kháng khuẩn tốt các hạt nano bạc được ứng dụng trong sản xuất
quần áo, dày dép , thiết bị gia dụng và mỹ phẩm…

Ngoài ra các tính chất quang của hạt nano kim loại phụ thuộc chủ yếu vào hiệu
ứng cộng hưởng plasmon bề mặt, trong đó plasmon dùng để chỉ sự dao động tập thể
của các điện tử tự do trong hạt nano kim loại, các cực đại cộng hưởng plasmon rất
nhạy với kích thước và hình dạng của hạt nano, các kim loại và môi trường xung
quanh. Như cụm nano gồm 2 nguyên tử bạc có thể là cơ sở cho một kiểu lưu trữ dữ
liệu quang học mới. Hơn nữa phát xạ huỳnh quang từ cụm có thể được sử dụng
trong nhãn sinh học và màn hình [6].

1.1.4 Các phương pháp tổng hợp hạt nano bạc


Để chế tạo vật liệu kích thước nano người ta thường áp dụng 2 phương pháp cơ bản
sau (hình 1.3):

(a) (b)
hình 1. 2 Phương pháp cơ bản chế tạo vật liệu nano
(a) bottom up (b) top down
Phương pháp từ trên xuống dưới (top-down) nghĩa là phá vỡ một vật liệu có
kích thước lớn bằng ngoại lực để cuối cùng thu được vật liệu có kích thước nano [7].
Phương pháp từ dưới lên (bottom-up) đây là phương pháp tổng hợp vật liệu nano
bằng cách hình thành hạt nano từ những hạt có kích thước nhỏ hơn dựa trên thu thập
và kết hợp các nguyên tử hoặc phân tử khí hoặc lỏng [7].
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu đã tổng hợp thành công hạt nano bạc bằng
nhiều phương pháp vật lý hóa học hoặc kết hợp cả hai phương pháp vật lý và hóa
học như:
Phương pháp ăn mòn laser: Là phương pháp chế tạo từ trên xuống, phương pháp
này sử dụng chùm tia laser với bức sóng ngắn bắn lên vật liệu khối đặt trong dung
dịch có chứa chất hoạt hóa bề mặt. Số lần bắn laser ảnh hưởng đến nồng độ và hình
thái của các hạt kim loaị được giải phóng trong chất lỏng. Trong thời gian dài hơn
dưới chùm tia laser nồng độ hạt kim loại sẽ tăng, nhưng nó có thể bão hòa do sự hấp
thụ ánh sáng trong chất keo tập trung cao trong các hạt kim loại[6]. Các hạt nano
được tạo thành với kích thước khoảng 10nm và được phân tán trong dung dich bởi
chất hoạt hóa bề mặt.
Phương pháp khử hóa học: Là phương pháp từ dưới lên, phương pháp này sử
dụng các tác nhân hóa học để khử ion kim loại thành kim loại. Các tác nhân hóa học
thường ở dạng dung dịch lỏng nên còn gọi là phương pháp hóa ướt. Nguồn cung cấp
ion bạc thường là dung dịch muối của bạc như AgNO3. Tác nhân khử thường là
NaBH4, C2H5OH, (CH2OH)2,… Để các hạt phân tán tốt trong dung môi mà không bị
kết tụ thành đám, người ta sử dụng phương pháp tĩnh điện để làm cho bề mặt các hạt
nano có cùng điện tích và đẩy nhau hoặc dùng phương pháp bao bọc bằng chất hoạt
hóa bề mặt. Các hạt nano tạo thành bằng phương pháp này có kích thước từ 10nm
đến 100nm.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp khử hoá học được thể hiện theo sơ đồ:
Ag++X —›Ag0 —› nano Ag
Phương pháp khử vật lý: Là phương pháp từ dưới lên, phương pháp khử vật lý
dùng các tác nhân vật lý như điện từ sóng điện từ năng lượng cao như tia tử ngoại tia
laser khử ion kim loại thành kim loại. Dưới tác dụng của các tác nhân vật lý, có
nhiều quá trình biến đổi các dung môi và các phụ gia trong dung môi để sinh ra các
gốc hóa học có tác dụng khử ion thành kim loại. Phương pháp này có thể tổng hợp
dung dịch keo nano bạc với số lượng lớn, hạt nano bạc có kihs thước nhỏ từ 4 đến
10nm. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi thiết bị đắt tiền [8].
Phương pháp khử hóa lý: Đây là phương pháp trung gian giữa hóa học và vật lý.
Nguyên lý là sử dụng phương pháp điện phân kết hợp với siêu âm để tạo hạt nano.
Phương pháp điện phân thông thường chỉ tạo được màng mỏng kim loại. Trước khi
xảy ra sự hình thành màng, các nguyên tử kim loại sau quá trình điện hóa sẽ tạo ra
các hạt nano bám lên điện cực âm. Lúc này người ta tác dụng một xung siêu âm
đồng bộ với xung điện phân thì hạt nano kim loại sẽ rời khỏi điện cực và đi vào
dung dịch.
Phương pháp khử sinh học: Dùng vi khuẩn, viruss như tác nhân khử ion kim
loại. Dưới tác dụng của vi khuẩn, viruss ion bạc sẽ bị chuyển thành hạt nano bạc.
Biological
Ag+ —›Ag0
Người ta cấy vi khuẩn MKY3 vào trong dung dịch có chứa ion bạc để thu được
hạt nano bạc. phương pháp này đơn giản thân thiện với môi trường và có thể tạo hạt
với số lượng lớn. tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là hạt nano Ag tạo ra
có kích thước tương đối lớn so với phương pháp khác [8].
1.2 phương pháp xanh trong tổng hợp hạt nano
1.2.1 Giới thiệu về phương pháp xanh
Phương pháp tổng hợp xanh là phương pháp dựa trên quá trình hóa học xanh,
đây là một phương pháp mới nổi trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Nó là phương
pháp thay thế cho phương pháp hóa học và vật lý, cung cấp cách tổng hợp hạt nano
thân thiện với môi trường [7]. Phương pháp này là phương pháp chế tạo từ dưới lên,
chủ yếu liên quan đến quá trình oxy hóa khử. Các tác nhân khử được sử dụng trong
phương pháp này được lấy từ thiên nhiên với hai nguồn chính là vi sinh vật ( vi
khuẩn, men, nấm, tảo) và thực vật (lá, hoa, thân, rễ, mầm, quả) và có thể sử dụng
thêm chất tạo môi trường không độc hại. Những hợp chất khử tương tự hoặc các
phân tử xung quanh khác có thể có một lớp ổn định(lớp phủ) trên bề mặt của vật liệu
nano, ngăn ngừa, giảm thiểu sự kết tụ hoặc phát triển mất trật tự của vật liệu trong
quá trình tổng hợp.

Phương pháp tổng hợp xanh sử dụng dung dịch chiết có nguồn gốc từ thực vật
đang đặc biệt được quan tâm và phát triển do sự phong phú về sinh khối, quy trình
đơn giản và dễ dàng sản xuất hạt nano ở quy mô lớn lớn so với vi khuẩn hoặc nấm
phải qua trung gian tổng hợp. Các hợp chất hoá học của thực vật như saponin,
terpenoid, phenol, axit amin, flavon, v.v ... sẽ đóng vai trò tự lắp ráp làm chất đóng
nắp và chất ổn định cho các nano kim loại được sản xuất. Ngoài ra, người ta cho
rằng chúng có thể tạo ra một số điều khiển hình dạng trong quá trình khử ion kim
loại. Một số nghiên cứu đã chỉ ra các điều kiện tổng hợp như pH, phản ứng nhiệt độ
thúc đẩy quá trình tổng hợp AgNPs, pH và các protein liên quan đến phản ứng bị
biến tính trong điều kiện axit mạnh, do đó pH trung tính là điều kiện mong muốn.
Về nhiệt độ của hệ phản ứng, lượng chất phản ứng tiêu thụ tăng đáng kể ở nhiệt độ
cao, thu được hạt nano [4]. Hình dạng kích cỡ và sự phân bố của hạt nano bạc phụ
thuộc vào độ mạnh yếu của chất nền hữu cơ để khử muối bạc. Phương pháp tổng
hợp xanh tạo ra một sản phẩm thân thiện với môi trường, đơn giản tiết kiệm và có
thể tái sử dụng, nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực ứng dụng như điều trị ung thư,
thuốc vận chuyển…[4]. Với nhiều ưu điểm nổi bật phương pháp xanh đang dần thay
thế cho các phương pháp hóa học và vật lý truyền thống giúp hạt nano ngày càng
được đưa vào ứng dụng nhiều hơn trong công nghiệp và đời sống.
1.2.2 Cơ chế tổng hợp hạt nano từ phương pháp xanh
Tổng hợp xanh là phương pháp tổng hợp thân thiện với môi trường. Có 2 cơ
chế tổng hợp hạt nano bằng phương pháp xanh:
- Cơ chế dựa trên vi sinh vật
- Cơ chế dựa trên chiết suất từ thực vật
Cơ chế dựa trên vi sinh vật
Các loại vi sinh vật men, nấm, tảo, vi khuẩn được sử dụng làm dung dịch khử
cho quá trình tổng hợp hạt nano. Vì nấm, men là những chất tiết các emzyme ngoại
bào rất hiệu quả và số lượng loài phát triển nhanh do đó việc nuôi cấy và giữ chúng
trong phòng thí nghiệm rất đơn giản. Chúng có thể tạo ra các hạt nano kim loại và
cấu trúc nano thông qua enzyme khử nội bào và khử ngoại bào [9]. Đầu tiên, các ion
kim loại sẽ được bắn lên trên bề mặt hoặc bên trong các tế bào vi sinh vật, sau đó
các ion kim loại sẽ bị bắt lại và bị khử thành các hạt nano kim loại do tác dụng của
enzyme [10].
Cơ chế dựa trên chiết xuất từ thực vật
Đối với tổng hợp hạt nano bạc sử dụng chiết xuất từ thực vật, dịch chiết được
trộn với tiền chất kim loại ở điều kiện phản ứng khác nhau. Các điều kiện tổng hợp
như nồng độ muối kim loại, pH, nhiệt độ, các loại hóa chất thực vật giúp kiểm soát
tốc độ hình thành hạt nano cũng như tăng năng suất và sự ổn định của chúng. Các
hóa chất có trong dịch chiết thực vật có tiềm năng rất lớn để khử ion kim loại trong
thời gian ngắn hơn nhiều so với nấm và vi khuẩn, do nấm và vi khuẩn đòi hỏi thời
gian phản ứng dài hơn. Dịch chiết thực vật đóng vai trò kép trong quá trình tổng hợp
hạt nano nó vừa là chất khử vừa là chất ổn định. Chiết xuất thực vật được tạo thành
từ cacbonhydrate và proteins phân tử sinh học. Các protein được chức năng hóa có
trong nhóm amin (-NH2) có sẵn trong chiết xuất thực vật có thể tham gia tích cực
vào quá trình khử ion kim loại [10]. Các nhóm chức (như −𝐶 − 𝑂 − 𝐶, −𝐶 −
𝑂−, −𝐶 = 𝐶 − 𝑣à − 𝐶 = 𝑂 − ) có mặt trong các chất của chiết xuất thực vật như
flavon, ancaloit, phenol flavonoids… có thể giúp tạo ra các hạt nano kim loại.
cơ chế cơ bản để tổng hợp hạt nano kim loại từ dịch chiết thực vật: (1) giai đoạn
kích hoạt( khử ion kim loại hoặc muối và quá trình tạo mầm cho các ion kim loại
khử), (2) giai đoạn tăng trưởng (sự kết hợp tự phát của các hạt nhỏ với các hạt lớn
hơn), và (3) xác định hình dạng cuối cùng của hạt nano [10]. Quá trình hình thành
hạt nano từ chiết xuất thực vật được mô tả trong hình 1.4:

hình 1. 3 Cơ chế hình thành hạt nano bạc từ chiết xuất thực vật

1.3 Cây dành dành


1.3.1 Giới thiệu về cây dành dành
Cây dành dành có tên khoa học là Gardenia Jasminoides Ellis , hay còn được gọi
là chi tử trong đông y, có vị đắng và mát. Nó là một loại cây bụi phổ biến trong họ
Rubiaceae. Đây là loại cây bụi thường mọc ở trên đỉnh núi, ven đường, ở những nơi
gần nước hoặc trồng làm cảnh. Nó được phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và các
vùng cận nhiệt đới trên thế giới. Quả chín khô của cây này được gọi là Zhizi (tên
thảo dược Trung quốc) được ghi chép trong dược điển Trung Quốc và được đưa vào
công thức y học cổ truyền Trung Quốc. Cây dành dành có nguồn gốc từ Châu Á. Tại
Việt Nam, miền nam Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ nó có thể tìm thấy
mọc hoang dã [11] .

hình 1. 4 Cây dành dành, quả cây dành dành và mẫu bột hạt dành dành thương phẩm

Cây có vỏ màu xám và lá màu xanh đậm sáng bóng với những đường gân nổi rõ.
Cây cao 1-2m, lá mọc đối hoặc mọc vòng nhẵn bóng, được thu hái quanh năm. Hoa
màu trắng vàng rất thơm mọc ở đầu cành, thường nở vào khoảng tháng 3-5. Quả
dành dành có cạnh lồi, chứa nhiều hạt, thịt quả màu vàng, được thu hái vào tháng 8-
10 khi chín già. Quả cây đàn dành được sử dụng làm thuốc nhuộm màu vàng tự
nhiên phổ biến ở Trung Quốc. Nhiều báo cáo chỉ ra rằng dành dành có nhiều hoạt
động sinh học như đặc tính chống oxy hóa, tác dụng hạ đường huyết ức chế
viêm,bảo vệ gan, cải thiện chất lượng giấc ngủ và được sử dụng làm chất bổ sung
chế độ ăn uống và y học cổ truyền Trung Quốc trong hàng ngàn năm nay [12].

1.3.2 Thành phần hóa học

Cây dành dành có thành phần hóa học chính gồm 5 hợp chất iridoid glycosides,
organic acid, flavonoids, saffron glycosides và triterpenoids. Trong đó các hợp chất
sinh học chính được tìm thấy trong quả của cây dành dành inridoid glycosides,
organic acid, saffron glycosides và flavonoids. Trong đó iridoid glycosides là chất
quan trọng nhất được phân lập từ cây dành dành, iridoid glycosides bao gồm
geniposide và genipin. Genipin là một chất tạo liên kết chéo sinh học nổi bật. Sắc tố
vàng của dành dành cũng đã được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc nhuộm tự
nhiên tuyệt vời. Do đó, các bộ phận của cây dành dành đã được ứng dụng vào nhiều
lĩnh vực khác, bao gồm công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt may và công
nghiệp hóa chất, ngoài công dụng chính là y học của nó. Hiện nay, tài nguyên thực
vật ngày càng được coi là lựa chọn phù hợp và nhanh chóng để tổng hợp hạt nano
kim loại. Có rất nhiều nghiên cứu đã thành công trong việc sử dụng thành công các
chất chiết xuất từ thực vật để tổng hợp các hạt nano bạc phân tán, có kích thước
mong muốn và ổn định bằng cách sử dụng các chiết xuất thực vật khác nhau như
Prunus japonica (cây úc lý), Terminalia arjuna. Chiết xuất lá của cây dành dành là
một tác nhân đầy hứa hẹn để tổng hợp các hạt nano kim loại như sắt, bạc và
palladium [13]. Tuy nhiên có rất ít báo cáo về chiết xuất hạt của cây dành dành trong
tổng hợp hạt nano bạc hoạt tính sinh học. chính vì vậy trong báo cáo của mình em
đã thực hiện tổng hợp hạt nano bạc bằng cách sử dụng dung dịch chiết hạt dành
dành làm chất khử cũng như chất ổn định.

1.3.3 Ứng dụng của cây dành dành trong tổng hợp xanh

Hiện nay, việc phát triển các quy trình thực nghiệm đáng tin cậy để tổng hợp các
hạt nano kim loại với hình thái kích thước mong muốn đã trở thành một trọng tâm
chính của các nhà nghiên cứu. Trong đó phương pháp tổng hợp xanh sử dụng dịch
chiết thực vật làm chất khử được quan tâm phát triển nhất. Dành dành là một cây
được sử dụng phổ biến làm màu thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh ngoài ra trong cây
dành dành có một số hợp chất organic acid, flavonoids... đây là những chất khử quan
trọng cho quá trình tổng hợp hạt nano nên dung dịch chiết từ cây dành dành được sử
dụng làm chất khử cho quá trình tổng hợp hạt nano. Có một số nghiên cứu đã sử
dụng dung dịch chiết dành dành để tổng hợp hạt nano như tổng hợp các hạt nano sắt
bằng cách sử dụng chiết xuất lá cây Lawsonia và lá cây dành dành làm chất khử
[14], tổng hợp hạt nano bạc sử dụng chiết xuất cây dành dành [13], tổng hợp các hạt
nano 𝛼 −Fe2O3 từ cây dành dành và tổng hợp các hạt nano Pd bằng các chất chống
oxy hóa trong cây dành dành: chất xúc tác nano có tuổi thọ dài để hydro hoá p-
nitrotoluene [15] … Hình 1.5 là phổ tán sắc năng lượng nhiễu xạ tia X của hạt nano
Pd sử dụng dịch chiết lá dành dành. Từ kết quả có thể thấy được các tín hiệu của
nguyên tố Pd, ngoài ra còn cho thấy tín hiệu của một số nguyên tố như C, O, K và S
đây có thể là các thành phần hóa học có trong dung dịch chiết còn bám lại trên bề
mặt hạt nano Pd. Hình 1.6 là hình ảnh HRTEM của hạt nano Pd sử dụng dịch chiết
dành dành. Từ kết quả ta thấy được cấu trúc của hạt nano Pd rất đa dạng hình thái
được xác định rõ ràng hình cầu hình que và hình đa diện ba chiều.
Hình 1. 5 Phổ tán sắc năng lượng nhiễu xạ tia X của hạt nano
Pb[15]

Hình 1. 6 hình ảnh HRTEM của hạt nano Pd [15]


1.4 Quang xúc tác

Quang xúc tác là quá trình sử dụng ánh sáng để kích thích phản ứng hóa học xảy
ra. Việc sử dụng các hạt nano kim loại làm chất xúc tác quang hóa sử dụng trong
việc loại bỏ thuốc nhuộm hữu cơ bảo vệ môi trường đã và đang là một ứng dụng
được quan tâm nghiên cứu.Thuốc nhuộm hữu cơ được sử dụng trong nhiều ngành
công nghiệp như thực phẩm dệt may. Những thuốc nhuộm tổng hợp này có thể gây
hại cho sức khỏe con người và gây ôi nhiễm môi trường nếu không được xử lý . Có
rất nhiều phương pháp được sử dụng để loại bỏ những thuốc nhuộm độc hại này
khỏi nước như phương pháp hấp phụ, lọc, thẩm thấu ngược… tuy nhiên do tính ổn
định của cấu trúc vòng thơm có trong thuốc nhuộn nên rất khó để loại bỏ hoàn toàn
chúng ra khỏi nước. Phương pháp xúc tác sử dụng hạt nano kim loại hiện nay đang
được quan tâm phát triển với mong muốn phương pháp này trở thành một phương
pháp hiệu quả để loại bỏ thuốc nhuộm độc hại. Trong báo cáo này em tiến hành thử
nghiệm khả năng xúc tác của hạt nano bạc được tổng hợp bằng dung dịch chiết hạt
dành dành để làm chất xúc tá cho quá trình phân hủy thuốc nhuộm Congo đỏ ( CR)
và Rhodamine B (RhB) với sự có mặt của natri borohydridrua (NaBH 4).

Trong phản ứng loại bỏ thuốc nhuộm CR và RhB năng lượng phận ly liên kết đóng
vai trò quan trọng trong việc phá vỡ và hình thành liên kết mới. Sự dịch chuyển điện
tử diễn ra trong phản ứng giữa thuốc nhuộm và NaBH4, trong đó NaBH4 đóng vai
trò là chất cho và thuốc nhuộm đóng vai trò là chất nhận. Hạt nano bạc được cho vào
hỗn hợp phản ứng đóng vai trò trung gian giữa thuốc nhuộm và ion BH 4- , nó giúp
hạ thấp năng lượng phân ly liên kết làm cho sự truyền điện tử giữa chúng hiệu quả
hơn.
Chương II THỰC NGHIỆM

2.1 Thực nghiệm

2.1.1 Nguyên liệu và hóa chất sử dụng


bảng 2. 1 danh mục các hóa chất được sử dụng trong thí nghiệm
TT Tên hóa chất Ký hiệu hóa học Xuất xứ
1 Bạc nitrat AgNO3 99,8% Trung Quốc
2 Natri borohydrua NaBH4 Đức
3 Congo đỏ C32H22N6Na2O6S2 Trung Quốc
4 Rhodamine B C28H31CIN2O3 95% Trung Quốc
5 Nước cất hai lần H 2O Việt Nam
6 Bột hạt dành dành Việt Nam
thương mại

Các dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm tổng hợp nano bạc:

 Máy khuấy từ
 Cốc thủy tinh 50ml 100ml 150ml
 Pipet 5ml 10ml
 Cân điện tử
 Nhiệt kế
 Máy hút chân không, giấy lọc
 Hệ máy đo UV- vis Varian Cary 100

2.1.2 Quy trình tổng hợp hạt nano bạc


 Quy trình chiết tách dung dịch chiết
 Quy trình tổng hợp hạt nano bạc từ dung dịch chiết thu được

Quy trình chiết tách dung dịch chiết

Hòa tan 150 mg hạt bột dành dành thương mại vào cốc 150ml có chứa 100ml nước
cất hai lần, khuấy từ liên tục với tốc độ 700 vòng/ phút trong thời gian 15 phút. Sử
dụng máy hút chân không để lọc bỏ cặn, chúng ta thu được dung dịch chiết bột hạt
dành, dung dịch chiết được bảo quản ở nhiệt độ 50C. Dung dịch chiết sau đó được
đem đi khảo sát phổ hấp thụ bằng máy đo quang phổ UV- vis.
hình 2. 1 sơ đồ quy trình tách chiết dung dịch chiết

hình 2. 2 phổ hấp thụ UV- vis của dung dịch chiết bột hạt dành dành

Quy trình tổng hợp hạt nano bạc sử dụng dung dịch chiết hạt dành dành đã
thu được:

Sau khi thu được dung dịch chiết ta tiến hành tổng hợp hạt nano bạc bằng phương
pháp tổng hợp xanh. Quá trình tổng hợp được thực hiện như sau:

Cho dung dịch AgNO3 từ từ vào cốc 80ml có chứa 20ml dung dịch chiết hạt dành
dành. Khuấy từ liên tục với tốc độ 700 vòng/phút trong thời gian 15 phút, sau đó bắt
đầu gia nhiệt tới nhiệt độ khảo sát, dung dịch chuyển màu từ vàng tươi của dung
dịch chiết hạt dành dành sang màu nâu gạch, màu đậm hay nhạt tùy vào nồng độ
AgNO3 và nhiệt độ sử dụng.

Sơ đồ quy trình tổng hợp AgNP sử dụng dung dịch chiết hạt dành dành

100 ml H2O m(g) AgNO3

Khuấy
từ 10ph
Dung dịch V(ml) dung dịch chiết
AgNO3 hạt dành dành

70
30ph
Dung dịch Ag ở
dạng huyền phù
AgNPs

Sấy 80 , 24h

Khảo sát thông số tối ưu cho quá trình tổng hợp AgNPs

Để tìm ra thông số tối ưu cho quá trình tổng hợp hạt nano bạc tiến hành khảo sát quá
trình khử Ag+ thành Ag0 ở các điều kiện khác nhau.

 Khảo sát ảnh hưởng của thể tích dung dịch đến phản ứng
 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ AgNO3 đến phản ứng
 Khảo sát ảnh hưởng của thể tích dung dịch chiết tới phản ứng
 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu mẫu tới phản ứng
 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ tới phản ứng
Tiến hành quy trình thí nghiệm với các thông số:

Tốc độ khuấy S= 700 vòng/ phút

Thời gian gia nhiệt t =30 phút

Bảng 2.2 là bảng các thông số đã được sử dụng để khảo sát trong quá trình thực
nghiệm.

bảng 2. 2 thông số phản ứng


TT Thể tích Nồng độ Thể tích dung Nhiệt Tên mẫu
AgNO3 AgNO3 dịch chiết độ(oC)
(ml) (ml)
1 3 0.01 20 70 V1
2 5 0.01 20 70 V2
3 7 0.01 20 70 V3
4 10 0.01 20 70 V4
5 15 0.01 20 70 V5
6 5 0.01 20 70 C1
7 5 0.02 20 70 C2
8 5 0.04 20 70 C3
9 5 0.04 5 70 M1
10 5 0.04 10 70 M2
11 5 0.04 20 70 M3
12 5 0.04 30 70 M4
13 5 0.04 40 70 M5
14 5 0.04 10 Nhiệt độ T1
phòng
15 5 0.04 10 60 T2
16 5 0.04 10 80 T3
17 5 0.02 20 70 V5
18 7 0.02 20 70 V7

2.2 khả năng xúc tác của hạt nano bạc


Hạt nano bạc được sử dụng làm xúc tác trong phản ứng khử thuốc nhuộm congo
đỏ và Rhodamine với sự xuất hiện của NaBH4.

Để đánh giá hoạt tính xúc tác của hạt nano Ag trong việc khử CR và RHB ta tiến
hành đánh giá phản ứng phân hủy chất màu khi có sự xuất hiện đóng vai trò làm
chất xúc tác của AgNPs và khi không có sự xuất hiện của AgNPs trong phản ứng
theo quy trình như sau:

Khi không có sự xuất hiện của AgNPs trong hỗn hợp phản ứng
Dung dịch CR và RhB được pha với các nồng độ khác nhau. Thêm 0.2 ml dung
dịch NaBH4 0.04M vào dung dịch chất màu có nồng độ ban đầu khác nhau, khuấy từ
liên tục với tốc độ 500 vòng/ phút, lấy mẫu theo các khoảng thời gian 5p, 10p, 20p,
30p đối với RhB và 5p 10p, 20p, 30p, 40p, 50p đối với CR, để đo UV-vis kiểm tra
độ suy giảm của hỗn hợp dung dịch chất màu theo thời gian.

Khi có xự xuất hiện của AgNPs trong phản ứng đóng vai trò làm chất xúc tác

Dung dịch CR và RhB được pha với các nồng độ khác nhau. Lấy 1mg AgNPs
hòa tan vào 3.8 ml dung dịch chất màu, thêm 0.2 ml dung dịch NaBH4 0.04M vào
hỗn hợp dung dịch, khuấy từ liên tục với tốc độ 500 vòng/ phút, lấy mẫu theo các
khoảng thời gian 10s, 30s, 60s, đo UV-vis để kiểm tra độ suy giảm của hỗn hợp
dung dịch chất màu theo thời gian.

2.3 Các phép đo đạc và phân tích


Các phương pháp được sử dụng để xác định sự có mặt cũng như hình thái kích
thước của AgNPs được thể hiện trong bảng 2.3:

bảng 2. 3 Các phương pháp phân tích


TT Tên phương pháp Thiết bị Điều kiện đo Nơi đo

1 Phổ hấp thụ UV- vis Máy quang phổ 350-800 nm C9-107 viện
UV-vis Varian vật lý kỹ thuật,
Cary 100 ĐHBK Hà Nội
2 Nhiễu xạ tia X (XRD) Máy nhiễu xạ tia 10° đến 80° C9-110 viện
X X’pert vật lý kỹ thuật
Pro(PANalytical ĐHBK Hà Nội
MPD)
3 Quang phổ hồng Máy quang phổ 400-4000 nm 818-T5 đại học
ngoại biến đổi Fourier hồng ngoại FT- khoa học tự
IR Jasco 4600 nhiên
4 Phổ tán sắc năng kính hiển vi điện 15 kV Viện vật lý kỹ
lượng tia X (EDX) tử quét mini thuật, ĐHBK
SEM Hitachi Hà Nội
TM4000Plus
5 Hiển vi điện tử truyền Kính hiển vi Phòng 101-
qua (TEM) điện tử truyền 103 nhà 2A,
qua phòng hiển vi
điện tử quét,
viện hàn lâm
khoa học Việt
Nam
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 khảo sát thông số tối ưu cho quá trình tổng hợp AgNPs

3.1.1 Khảo sát sự ảnh hưởng của thể tích dung dịch AgNO 3 đến tổng hợp hạt
nano bạc
Hình 3.1 là kết quả đo phổ hấp thụ UV-vis của các mẫu hạt AgNPs hình thành phụ
thuộc vào thể tích dung dịch AgNO3 0.01M.

Hình 3. 1 Phổ hấp thụ UV- vis của dung dịch nano bạc phụ thuộc thể tích dung dịch
AgNO3 khác nhau
Từ kết quả UV-vis hình 3.1 ta có thể thấy được đỉnh hấp thụ cực đại nằm
trong khoảng bước sóng 421-428 nm bước đầu chứng tỏ có sự hình thành của hạt
nano bạc. Khi tăng thể tích dung dịch AgNO3 0.01M từ 3ml đến 15 ml thì độ hấp thụ
cực đại giảm dần. hiện tượng này có thể giải thích là khi ta tăng thể tích dung dịch
AgNO3 0.01M thì lượng hạt nano bạc được tạo ra cũng nhiều hơn, phân bố dày đặc
trong dung dịch, làm tăng xác suất các hạt va chạm và kết dính với nhau dẫn đến
giảm năng lượng tự do bề mặt, ngoài ra do ảnh hưởng của sự che chắn không gian,
nên độ hấp thụ giảm dần.

3.1.2 khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian lưu mẫu đến phản ứng
Để khảo sát sự hình thành và ổn định của AgNPs, ảnh hưởng của thời gian lưu mẫu
đã được khảo sát như thể hiện trong bảng 3.2. Có thể nhận thấy với khoảng thời gian
lưu khác nhau (1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 15 ngày, 60 ngày, 90 ngày). Từ hình
3.2 ta thấy được độ hấp thụ cực đại của dung dịch AgNPs tăng nhanh trong 5 ngày
đầu tiên và tăng rất ít từ nửa tháng (30 ngày) tới 3 tháng (90 ngày). Hơn nữa độ bán
mở rộng vạch phổ có xu hướng tăng dần theo thời gian 5 ngày đầy tăng chậm và
tăng rất nhanh từ nửa tháng (15 ngày) tới 3 tháng (90 ngày). Điều này có nghĩa là
thời gian lưu mẫu càng lâu thì số hạt nano bạc tạo ra càng nhiều và theo thời gian thì
các hạt nano bạc sẽ va chạm và kết dính lại với nhau dẫn đến kích thước hạt nano
bạc tăng lên, như vậy có thể xem như AgNPs ổn định sau 5 ngày.

Hình 3. 2 đồ thị ảnh hưởng của thời gian lưu mẫu lên độ hấp phụ cực đại

3.1.3 Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ đến phản ứng
Hình 3.3 (a) là kết quả đo phổ hấp thụ UV-vis của các mẫu hạt AgNPs hình thành
phụ thuộc vào nồng độ dung dịch AgNO3. Kết quả phân tích UV- vis cho thấy các
đỉnh hấp thụ cực đại đều nằm trong khoảng bước sóng 421-428nm, khi tăng nồng độ
AgNO3 từ 0.01M đến 0.04M thì độ hấp thụ cực đại cũng tăng lên, nhưng khi nồng
độ tăng đến 0.04M thì độ hấp thụ cực đại giảm (2.19 xuống 1.58). Từ kết quả này
cho thấy khi tăng nồng độ dung dịch AgNO3 quá cao sẽ tạo ra một lượng lớn AgNPs
phân bố dày đặc trong dung dịch, làm tăng xác suất các hạt va chạm và kết dính với
nhau dẫn đến kích thước hạt tăng lên điều này được thể hiện qua độ bán mở rộng
vạch phổ hình 3.3(b), độ bán mở rộng vạch phổ của dung dịch AgNPs với nồng độ
AgNO3 0.04M lớn hơn so với của nồng độ AgNO3. Vì vậy trong khoảng nồng độ
dung dịch AgNO3 đã khảo sát em chọn nồng độ 0.02M là nồng độ tối ưu cho quá
trình nghiên cứu tiếp theo.

Hình 3. 3 Phổ hấp thụ của dung dịch hạt nano bạc(a) cường độ cựcđại
và độ bán mở rộng vạch phổ (b) với nồng độ 𝐴𝑔𝑁𝑂 khác nhau

3.1 .4 Khảo sát sự ảnh hưởng của thể tích dung dịch chiết đến phản ứng

2:1
1:1
4:1 6:1 8:1

Hình 3. 4 Hình ảnh thực nghiệm của mẫu dd AgNPs được tổng hợp với các thể tích
dung dịch chiết khác nhau
Để khảo sát sự tỉ lệ dung dịch chiết thích hợp cho quá trình hình thành AgNPs, tiến
hành khảo sát theo thông số ở bảng 2.2. Hình 3.4 là hình ảnh khảo sát thực tế theo
các tỉ lệ thể tích dung dịch chiết khác nhau từ hình vẽ ta thấy rõ được theo các tỉ lệ
dung dịch chiết khác nhau sẽ tạo ta dung dịch AgNPs có màu nâu gạch với độ đậm
nhạt khác nhau tùy thuộc vào kích thước và lượng AgNPs được sinh ra sau phản
ứng. Kết quả phân tích phổ hấp thụ UV-vis trên hình 3.5(a) cho thấy các đỉnh hấp
thụ cực đại nằm trong khoảng bước sóng 425-434 nm. Tỉ lệ 2:1 cho độ hấp thụ cực
đại lớn nhất chứng tỏ phản ứng tạo ra nhiều AgNPs nhất. Tỉ lệ 1:1 có độ hấp thụ cực
đại nhỏ nhất nghĩa là lượng AgNPs tạo ra là ít nhất. Chứng tỏ rằng khi cho một
lượng dung dịch khử ít (1:1) thì lượng dung dịch khử không đủ để phản ứng xảy ra
hoàn toàn nên tạo ra ít AgNPs, còn khi lượng dung dịch khử quá lớn thì một phần
các các phân tử bạc tạo thành sẽ bị bao bọc bởi dung dịch chiết khiến chúng không
thể lớn. Nên chọn tỉ lệ tối ưu cho quá trình tổng hợp hạt nano bạc là tỉ lệ 2:1

Hình 3. 5 Phổ hấp thụ dung dịch nano bạc (a),độ bán mở rộng vạch phổ của các
dung dịch AgNPs (b) với tỉ lệ dung dịch chiết hạt dành dành /AgNO 3 khác nhau

3.1.5 Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến phản ứng

Hình 3. 6 Hình ảnh thực nghiệm của 3 mẫu phản ứng với
các nhiệt độ khác nhau
Nhiệt độ phản ứng là một trong những thông số quan trọng ảnh hưởng tới sự hình
thành AgNPs. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến sự hình thành hạt AgNPs được
biểu diễn trong hình 3.7, kết quả UV-vis trong hình 3.7 cho thấy khi tăng nhiệt độ
phản ứng thì cường độ đỉnh hấp thụ cực đại cũng tăng lên.

hình 3. 7 Phổ hấp thụ của dung dich nano bạc với nhiệt độ phản ứng
3.2 Kết quả phân tích XRD

hình 3. 8 XRD của hạt nano Ag tổng hợp được


Giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) được sử dụng để khảo sát độ tinh khiết và cấu trúc
tinh thể của các hạt nano Ag được tổng hợp bằng phương pháp xanh sử dụng chiết
xuất từ quả hạt dành dành làm chất khử. Kết quả XRD của hạt nano Ag hình 3.9
cho thấy xuất hiện các đỉnh mạnh ở 38.1°, 44.2°, 64.65°, 77.55°, tương ứng với các
các mặt tinh thể (111), (200), (220) và (311), là lập phương tâm mặt(FCC). Pha
chính hình thành phù hợp với mẫu nhiễu xạ bột tiêu chuẩn (JCPDS) . Các nhiễu xạ
còn lại quan sát được có thể là các thành phần hữu cơ còn lại trong hỗn hợp.

Từ kết quả XRD ta thấy được mặt (111) có cường độ cao hơn hẳn so với các mặt
phẳng (200) (220 và (311), nên ta sử dụng mặt (111) để tính toán kích thước trung
bình của AgNPs. Sử dụng phương trình Scherrer để tính toán kích thước hạt

𝐾λ
𝑑=
𝛽 cos 𝜃

0.9λ ∗ 180°
=
𝛽𝜋 cos 𝜃

Với d là kích thước trung bình của hạt, K là hằng số (0.9), λ là bước sóng tia X ,𝛽 là
độ bán mở rộng vạch(FWHM)(0.85645),𝜃 góc nhiễu xạ bragg. Kích thước AgNPs
tổng hợp được theo phương trình scherrer là 9.8 nm.
3.3 khảo sát đặc trưng (FTIR)

hình 3. 9 phổ FTIR của AgNPs sử dụng dung dịch chiết hạt dành dành (a)
và bột dành dành(b)
Phổ FTIR cho biết các đỉnh đặc trưng giúp xác định các nhóm chức có trong hạt
nano bạc và hạt dành dành từ đó xác định được các nhóm chất đóng vai trò khử các
ion Ag+ thành Ag0. Kết quả đo FTIR hình 3.10 cho thấy, các hạt nano Ag sinh tổng
hợp cho thấy dải phổ ở các đỉnh hấp thụ 3739 cm-1, 3432 cm-1, 2926 cm-1, 2854 cm-
1
, 1638 cm-1, 675 cm-1. Đỉnh hấp thụ ở 3432 cm-1 là sự dao động kéo dài -OH của
các phenol, đỉnh hấp thụ 2926 cm-1 là sự dao động của C-H của alkene hoặc amin
bậc 2[16], đỉnh hấp thụ ở 2854 cm-1 là dao động kéo dài C  N của alkene[13], 1637
cm-1 có thể là sự uốn cong N-H của các amin và liên kết C=O của nhóm cacbonyl
cũng xuất hiện trong khoảng này[14]. Đỉnh hấp phụ ở 1072 cm-1 thể hiện dao động
kéo dài C-O của nhóm cacboxynic[17], và đỉnh hấp thụ 675 cm-1 là dao động của
Ag-O. bột dành dành được quan sát ở các điểm 3344 cm-1, 2926 cm-1, 2855 cm-1,
1637 cm-1, 1072 cm-1 đỉnh hấp thụ tại 3345 cm-1 có thể là sự dao động kéo dài của
-OH của các phenol, đỉnh hấp thụ 1072 cm-1 được gán cho sự dao động kéo dài C-O
của các nhóm cacboxylic[17]. Từ các đỉnh hấp thụ tìm được ta thấy rằng hạt dành
dành có chứa các nhóm chức phenol, amin, axit, cacboxilic. Các nhóm chức này
đóng vai trò làm chất khử và chất ổn định cho quá trình phản ứng.
3.4 Phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX)

hình 3. 10 Phổ EDX của hạt nano Ag sinh tổng hợp


Phổ tán sắc năng lượng nhiễu xạ tia X (EDX) dùng để xác định các nguyên tố thành
phần có trong hạt nano Ag tổng hợp được. từ kết quả hình 3.11 có thể chứng minh
sự hiện diện tín hiệu của nguyên tố Ag rất mạnh ở trong khoảng từ 1-3 KeV, và cho
thấy tín hiệu yếu đối với các nguyên tố cacbon, oxy, clo, photpho, nhôm đây có thể
là các thành phần hóa học trong dung dịch chiết còn bám lại trên bề mặt hạt nano
Ag. Trong phổ EDX không thấy sự xuất hiện đỉnh của ion 𝐴𝑔 . Do đó có thể thấy
rằng quá trình tổng hợp hạt nano Ag từ dung dịch chiết hạt dành dành đã tạo ra được
hạt nano Ag có độ tinh khiết cao với phần trăm khối lượng của các phân tử trong hạt
nano bạc được thể hiện ở bảng 3.1.

bảng 3. 1 thành phần có trong mẫu tổng hợp


Thành phần Định mức khối Nguyên tử (%)
lượng(%)
Ag 72.61 26.93
O 11.09 27.72
C 12.06 40.16
Cl 2.72 3.07
P 0.67 0.88
Al 0.82 1.23
3.5 Hiển vi điện tử truyền qua

100nm
200nm

50 nm

hình 3. 11 Ảnh Tem của mẫu AgNPs


Hình 3.12 là hình ảnh TEM của mẫu hạt nano Ag tổng hợp được, từ hình cho thấy
các hạt bạc được tổng hợp có dạng hình cầu, không bị keo tụ trong dung dịch, kích
thước hạt nhỏ và khá đồng đều. hạt b nano Ag thu được có kích thước trong khoảng
25-30 nm.

3.6 Hoạt động xúc tác của AgNPs đến quá trình phân hủy thuốc nhuộm CR và
RhB
Để đánh giá khả năng xúc tác của AgNPs được tổng hợp đến quá trình phân hủy
thuốc nhuộm CR và RhB. Chúng ta tiến hành khảo sát quá trình khử của CR và RhB
ở các nồng độ khác nhau. Hiệu quả suy giảm được tính theo phương trình sau:

%H = × 100%
Nồng độ chất màu trong hỗn hợp phản ứng sau khi khử được đo từ tốc độ suy giảm
đỉnh hấp thụ cực đại theo thời gian. Phương trình động học phản ứng được sử
dụngđể ta hiểu rõ hơn về hiệu suất xúc tác của hạt AgNPS đã tổng hợp được.

-ln(Ct/C0)=Kappt

Trong đó C0 và Ct là nồng độ thuốc nhuộm trước và sau phản ứng, K app là hằng số
tốc độ phản ứng quang xúc tác.

3.6.1 Ảnh hưởng của nồng độ ban đầu đến trình phân hủy RhB
Đánh giá khả năng xúc tác của AgNPs được tổng hợp đến quá trình khử RhB chúng
ta chọn phản ứng của RhB với sự xuất hiện của NaBH 4 làm phản ứng mẫu. Tiến
hành khảo sát quá trình phản ứng khi không có sự xuất hiện của AgNPs trong phản
ứng và khi có AgNPs trong phản ứng.

chúng ta tiến hành phản ứng với các nồng độ RhB khác nhau. khảo sát quá trình
phân hủy RhB khi không có AgNPs trong phản ứng và khi có sự xuất hiện của
AgNPs làm chất xúc tác trong phản ứng, với mỗi nồng độ chất màu chuẩn bị 2 cốc
riêng biệt, cốc 1 cho 1 mg AgNPs tổng hợp được vào cốc có chứa 3.8ml RhB, cốc 2
chỉ có 3.8ml RhB, thêm 0.2 ml NaBH4 vào cả 2 cốc, khuấy từ liên tục với tốc độ 500
vòng/phút, định kì lấy mẫu theo thời gian và đo UV- vis để quan sát quá trình suy
thoái của dung dịch chất màu tại đỉnh đặc trưng của RhB ở bước sóng 554nm.
hình 3. 12 phổ UV-vis của quá trình khử thuốc nhuộm RhB với các nồng độ khác nhau
(a,c,e) không có sự xuất hiện của AgNPs, (b,d,f) có sự xuất hiện của AgNPs
(a)
100 no AgNPs
80

60
H(%)

40 22.27
20 5.82
0.57
0

(b) 100
100
AgNPS
80 64.65
60
H(%)

40
21.45
20

hình 3. 13 hiệu suất hấp thụ chất màu RhB ở các nồng độ khác nhau (a) khi không
có sự xuất hiện của AgNPs (b) khi có sự xuất hiện của AgNPs

Hình 3.13 và 3.14. Là kết quả đo phổ hấp thụ UV-vis và hiệu suất hấp phụ chất màu,
của quá trình khử RhB với các nồng độ khác nhau khi có sự xuất hiện của AgNPs và
khi không có sự xuất hiện của AgNPs. Từ kết quả ta thấy rằng khi chỉ có sự xuất
hiện của NaBH4 trong phản ứng khử RhB thì tốc độ phản ứng xảy ra rất chậm và
cho hiệu suất phản ứng thấp, khi nồng độ chất màu càng cao thì thì hiệu suất phản
ứng càng thấp. khi thêm AgNPs tổng hợp được vào hỗn hợp phản ứng thì tốc độ
phản ứng rất nhanh và cho hiệu suất phản ứng cao hơn nhiều lần so với khi không có
AgNPs. Từ kết quả ta thấy rằng AgNPs rất hiệu quả khi sử dụng làm chất xúc tác
cho quá trình khử chất màu.
hình 3. 14 Đồ thị ln(Ct/C0) theo thời gian khi không có sự xuất hiện của chất xúc tác
AgNPs và khi có sự xuất hiện của AgNPs

Từ hình 3.15 Ta thấy rằng tốc độ phản ứng giảm nhanh chóng khi tăng nồng độ RhB
từ 10ppm-30ppm. Ảnh hưởng của nồng đồ thuốc nhuộm được phân tích qua hằng số
tốc độ Kapp được trình bày ở bảng 1 và 2, nó được xác định thông qua độ dốc của
đường thẳng thu được từ việc vẽ đồ thị -ln(Ct/C0) theo thời gian.

bảng 3. 2 hệ số phản ứng khi không có sự xuất hiện của AgNPs và khi có sự
xuất hiện của AgNPs trong phản ứng
Mẫu 10ppm 20ppm 30ppm
Kapp (không có 7.16x10-3 1.89x10-3 0.20x10-3
AgNPS)
Kapp (có AgNPs) 2.44 1.04 0.13

Từ kết quả cho thấy hệ số phản ứng ở nồng độ 10ppm là cao nhất, nên nồng độ CR
để tiến hành quá trình quang xúc tác ở nồng độ chất màu 10ppm sễ cho tốc độ nhanh
nhất. Và tốc độ phản ứng tăng lên rất nhiều lần khi có sự xuất hiện của AgNPs làm
chất xúc tác.

3.6.2 Ảnh hưởng của nồng độ ban đầu đến quá trình phân hủy CR
Đánh giá khả năng xúc tác của AgNPs được tổng hợp đến quá trình khử CR chúng
ta chọn phản ứng của CR với sự xuất hiện của NaBH dưới ánh sáng mặt trời làm
phản ứng mẫu. Tiến hành khảo sát quá trình phản ứng khi không có sự xuất hiện của
AgNPs trong phản ứng và khi có AgNPs trong phản ứng theo các thông số ở bảng
2.9 và 2.10 .

Tiến hành khảo sát quá trình phân hủy chất màu với các nồng độ CR khác nhau. Quá
trình phân hủy chất màu khi không có AgNPs trong phản ứng và khi có sự xuất hiện
của AgNPs làm chất xúc tác trong phản ứng, với mỗi nồng độ chất màu ta chuẩn bị
2 cốc riêng biệt, cốc 1 cho 1 mg AgNPs tổng hợp được vào cốc có chứa 3.8ml RHB,
cốc 2 chỉ có 3.8ml CR, thêm 0.2 ml NaBH4 vào cả 2 cốc, khuấy từ liên tục với tốc
độ 500 vòng/phút, định kì lấy mẫu theo thời gian và đo UV- vis để quan sát quá
trình suy thoái của dung dịch chất màu tại 2 đỉnh đặc trưng của CR ở bước sóng
360nm và 497 nm.
hình 3. 15 phổ UV-vis của quá trình khử thuốc nhuộm CR với các nồng độ khác nhau (a,c,e)
không có sự xuất hiện của AgNPs, (b,d,f) có sự xuất hiện của AgNPs

no AgNPs
100
81.31
80
56.69
60 45.65
H(%)

40

20

hình 3. 16 hiệu suất phân hủy chất màu khi không có AgNPs tham
gia phản ứng

Hình 3.16 là kết quả đo UV-vis quá trình hấp thụ chất màu theo thời gian phản ứng,
với nồng độ phản ứng ban đầu khác nhau tiến hành phản ứng khi không có sự tham
gia xúc tác của AgNPs thì quá trình phân hủy xảy ra chậm. khi có sự xuất hiện của
AgNPs làm chất xúc tác cho phản ứng thì thời gian phản ứng được rút ngắn rất
nhiều. Dung dịch chất màu mất màu rất nhanh khi cho AgNPs vào hỗn hợp phản
ứng.Để làm rõ hơn quá trình qua trình phân hủy chất màu chúng ta tiến hành phân
tích theo phương trình động học bậc nhất –ln(Ct/C0)= K appt.
hình 3. 17 Đồ thị ln(Ct/C0) theo thời gian khi không có sự xuất hiện của chất xúc
tác AgNPs
Hình 3.16 là kết quả đo UV-vis quá trình hấp thụ chất màu theo thời gian phản ứng,
với nồng độ phản ứng ban đầu khác nhau tiến hành phản ứng khi không có sự tham
gia xúc tác của AgNPs thì quá trình phân hủy xảy ra chậm. khi có sự xuất hiện của
AgNPs làm chất xúc tác cho phản ứng thì thời gian phản ứng được rút ngắn rất
nhiều. Dung dịch chất màu mất màu rất nhanh khi cho AgNPs vào hỗn hợp phản
ứng.
Để làm rõ hơn quá trình qua trình phân hủy chất màu chúng ta tiến hành phân tích
theo phương trình động học bậc nhất –ln(Ct/C0)= K appt.
Từ kết quả hình 3.18 ta thấy rằng tốc độ phân hủy thuốc nhuộm tăng lên khi tăng
nồng độ chất màu cho đến khi đạt cực đại ở nồng độ chất màu là 30ppm và sau đó
giảm nhanh chóng khi tiếp tục tăng nồng độ chất màu. Ảnh hưởng của nồng đồ
thuốc nhuộm được phân tích qua hằng số tốc độ Kapp, nó được xác định thông qua độ
dốc của đường thẳng thu được từ việc vẽ biểu đồ -ln(Ct/C0) theo thời gian.

bảng 3. 3 Hệ số phản ứng khi không có sự xuất hiện của AgNPs


Mẫu 20ppm 30ppm 50ppm
Kapp 0.01599 0.0334 0.01278

Ta thấy được hằng số tốc độ phản ứng lớn nhất ở nồng độ chất màu ban đầu là
30ppm lên 30ppm là nồng độ chất màu tốt nhất để tiến hành phân hủy CR.khi có sự
xuất hiện của AgNPs thì phản ứng diễn ra rất nhanh. Điều đó chứng tỏ khả năng
quang xúc tác của hạt nano Ag là rất tốt.
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN

Sau quá trình thực tập, em thu được một số kết quả chính như sau:

1. Tổng hợp thành công hạt nano Ag theo phương pháp xanh sử dụng dung dịch
bột hạt dành dành làm chất khử. Sự hình thành hạt nano Ag được chứng minh
bằng sự xuất hiện của 1 đỉnh phổ hấp thụ duy nhất tại bước sóng từ 420- 430
nm, ngoài ra còn có các kết quả đặc trưng quang phổ khác như XRD,FTIR,
EDX, TEM để có thể phân tích rõ các đặc tính hóa lý và bề mặt của hạt nano
Ag đã tổng hợp được.
2. Hạt nano bạc tổng hợp đc có dạng hình cầu với kích thước khoảng 30nm với
độ tinh khiết cao.
3. Tìm ra được các thông số tối ưu cho quá trình tổng hợp hạt nano Ag: nồng độ
𝐴𝑔𝑁𝑂 0.02M, tỉ lệ dung dịch chiết hạt dành dành/𝐴𝑔𝑁𝑂 2:1, tốc độ khuấy
từ 700 vòng/ phút, nhiệt độ phản ứng 60℃, thời gian gia nhiệt 30 phút và thời
gian ổn định là 5 ngày.
4. Các hạt nano Ag tổng hợp được có đặc tính quang xúc tác tốt với quá trình
phân hủy chất màu CR và RhB.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] S. Peiris, J. McMurtrie, and H. Y. Zhu, “Metal nanoparticle photocatalysts:
Emerging processes for green organic synthesis,” Catal. Sci. Technol., vol. 6,
no. 2, pp. 320–338, 2016, doi: 10.1039/c5cy02048d.
[2] “Synthesis and applications of silver nanoparticles _ Elsevier Enhanced
Reader.” .
[3] “Facile green synthesis of silver nanoparticles using Terminalia bellerica
kernel extract for catalytic reduction of anthropogenic water pollutants.” .
[4] S. Nakamura et al., “Synthesis and application of silver nanoparticles (Ag
nps) for the prevention of infection in healthcare workers,” Int. J. Mol. Sci.,
vol. 20, no. 15, 2019, doi: 10.3390/ijms20153620.
[5] X. Y. Dong, Z. W. Gao, K. F. Yang, W. Q. Zhang, and L. W. Xu, “Nanosilver
as a new generation of silver catalysts in organic transformations for efficient
synthesis of fine chemicals,” Catal. Sci. Technol., vol. 5, no. 5, pp. 2554–
2574, 2015, doi: 10.1039/c5cy00285k.
[6] K. M. M. Abou El-Nour, A. Eftaiha, A. Al-Warthan, and R. A. A. Ammar,
“Synthesis and applications of silver nanoparticles,” Arab. J. Chem., vol. 3,
no. 3, pp. 135–140, 2010, doi: 10.1016/j.arabjc.2010.04.008.
[7] C. L. Ren et al., “Synthesis of starch capped CdTe nanoparticles by ’ green ’
method Synthesis of starch capped CdTe nanoparticles by ‘ green ’ method,”
vol. 8917, no. October, pp. 2–6, 2017, doi: 10.1179/143307509X402156.
[8] N. N. Hùng, “Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc và khả năng sát khuẩn của nó.”
2011, [Online]. Available: https://www.slideshare.net/8s0nc1/nghien-
cuchtohtnanobcvakhnngsatkhuncanokl.
[9] A. B. Moghaddam, F. Namvar, M. Moniri, P. M. Tahir, S. Azizi, and R.
Mohamad, “Nanoparticles biosynthesized by fungi and yeast: A review of
their preparation, properties, and medical applications,” Molecules, vol. 20,
no. 9, pp. 16540–16565, 2015, doi: 10.3390/molecules200916540.
[10] “‫ مصــدر‬2.Green’ synthesis of metals and their oxide nanoparticles:
applications for environmental remediationPdf.” doi:
https://doi.org/10.1186/s12951-018-0408-4.
[11] J. Liu and F. Yin, “Dietary Chinese Herbs,” Diet. Chinese Herbs, 2015, doi:
10.1007/978-3-211-99448-1.
[12] F. Yin et al., “Gardenia jasminoides Ellis: Ethnopharmacology,
phytochemistry, and pharmacological and industrial applications of an
important traditional Chinese medicine,” Chinese Herb. Med., vol. 257, no.
September 2019, pp. 362–370, 2018, doi: 10.1016/j.jep.2020.112829.
[13] K. Saravanakumar et al., “Green synthesis and characterization of biologically
active nanosilver from seed extract of Gardenia jasminoides Ellis,” J.
Photochem. Photobiol. B Biol., vol. 185, pp. 126–135, 2018, doi:
10.1016/j.jphotobiol.2018.05.032.
[14] C. Hall, “A springboard to the future.,” Nurs. Mirror, vol. 158, no. 4, pp. 39–
42, 1984.
[15] L. Jia, Q. Zhang, Q. Li, and H. Song, “The biosynthesis of palladium
nanoparticles by antioxidants in Gardenia jasminoides Ellis : long lifetime
nanocatalysts for p -nitrotoluene hydrogenation,” vol. 385601, 2009, doi:
10.1088/0957-4484/20/38/385601.
[16] S. S. R. Albeladi, M. A. Malik, and S. A. Al-Thabaiti, “Facile biofabrication
of silver nanoparticles using Salvia officinalis leaf extract and its catalytic
activity towards Congo red dye degradation,” J. Mater. Res. Technol., vol. 9,
no. 5, pp. 10031–10044, 2020, doi: 10.1016/j.jmrt.2020.06.074.
[17] S. Hamedi, S. A. Shojaosadati, and A. Mohammadi, “Evaluation of the
catalytic, antibacterial and anti-biofilm activities of the Convolvulus arvensis
extract functionalized silver nanoparticles,” J. Photochem. Photobiol. B Biol.,
vol. 167, pp. 36–44, 2017, doi: 10.1016/j.jphotobiol.2016.12.025.

You might also like