Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 101

VĂN HÓA HỌC

1. Văn hoá học và Nghiên cứu văn hoá. Khu biệt


văn hóa học với các ngành khoa học có liên quan.

- Văn hóa học (culturology): Hệ thống các nghiên


cứu về văn hóa trên cơ sở một nền tảng lý luận và một
bộ máy khái niệm thống nhất (có thể có cả một hệ
phương pháp đặc thù).

- Nghiên cứu văn hóa (culture/cultural studies): Tập


hợp các nghiên cứu liên quan đến văn hóa trong mọi
ngành khoa học.

- VHH khu biệt với các KH liên quan:


– Nhân loại học và Xã hội học:
Tiêu chí Văn hóa học Nhân loại học Xã hội học
Đối tượng Văn hóa Con người Xã hội

Mục tiêu Văn hóa là VH là VH là


mục đích phương tiện phương tiện
Phương Tư liệu các Quan sát tham
pháp ngành dự, điều tra Điều tra
KHXH&NV thực địa
cung cấp
Tính chất Giáp ranh giữa KHXH KHXH
phân loại KHXH &KHNV điển hình điển hình
khoa học (thiên về NV
hơn)
– Sử học và Địa lý:
+ Xét VHH trong thời gian: quan hệ văn hóa và lịch sử học
 Sử – Văn hóa học
+ Xét trong không gian: quan hệ văn hóa và địa lý học 
Địa – Văn hóa học
– Khu vực học:
+ Khu vực học: Giới hạn đối tượng theo chiều ngang (không
gian) mà không theo chiều dọc (lĩnh vực)
+ Văn hóa học: Giới hạn đối tượng theo chiều dọc (lĩnh
vực)mà không theo chiều ngang (không gian)
– Các ngành khoa học khác:
+ VH như 1 đối tượng khách quan là có ngoại diện rộng, nó
bao trùm lên cả văn chương, nghệ thuật, xã hội, tư tưởng, tôn
giáo…
+ Nhưng VHH như 1 khoa học thì hoàn toàn không trùm và
không thể trùm lên bất cứ 1 ngành khoa học nào.
+ VHH xem xét các hiện tượng này trong tính tổng thể mà
không đi sâu vào chi tiết (giống như khu vực học).
2. Vị trí của văn hóa học và nhận diện văn hoá học.
2.1.Vị trí của văn hóa học: Có 3 ý kiến cho rằng:
1. VHH có tính khái quát cao nhất, đứng đầu tất cả các
KHTN và XH.
2. VHH đứng đầu các KHXH (trên cả triết học.)
3. VHH đứng sau triết học, trên các KHXH và NV khác

- Văn hóa học là một khoa học chuyên ngành đặc biệt. Cái đặc
biệt là ở độ bao quát rộng các sự kiện và tính khái quát cao
trong yêu cầu khảo cứu.
- Trong số các KH chuyên ngành, có ba ngành có tính cách đặc
biệt như thế: Toán học, Văn hóa học và Triết học. Cả ba đều là
những KH lý thuyết, không đòi hỏi tư liệu thực nghiệm, điều
tra, điền dã..., nhưng đều đòi hỏi phải tổng hợp và khái quát
hoá ở mức cao. Cả ba ngành đều liên quan đến nhiều khoa học
khác.
• Toán học: Sự tổng hợp và khái quát hoá thế giới tự nhiên
lẫn con người về mặt định lượng. Xét về nội dung, toán
học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên; xét về đối tượng,
toán học liên quan đến mọi ngành khoa học.

• Văn hóa học: Sự tổng hợp và khái quát hoá thế giới con
người về mặt định tính. VHH đối lập rõ rệt với các khoa
học tự nhiên. Xét về đối tượng, VHH học liên quan đến
mọi ngành KH xã hội và nhân văn; xét về nội dung, VHH
thuộc lĩnh vực KH nhân văn giáp ranh với KH xã hội.Văn
hóa có thể là sản phẩm của một cá nhân, nhưng thường là
sản phẩm của một tộc người, một dân tộc – dưới góc độ
này, nó là một KH xã hội.
• Triết học: Sự tổng hợp và khái quát hoá cả thế giới tự
nhiên lẫn con người về mặt định tính và định lượng. Với
thế giới con người, triết học vừa có quan hệ trực tiếp, vừa
gián tiếp thông qua VHH. Xét về nội dung, triết học thuộc
lĩnh vực KH nhân văn; xét về đối tượng, triết học liên
quan đến mọi ngành KH – không phải ngẫu nhiên mà
trong lịch sử KH có không ít những triết gia lỗi lạc xuất
thân vốn là các nhà KH tự nhiên như toán học, vật lý học,
v.v.
• Sự khác biệt về vị trí giữa triết học, toán học, VHH với
các ngành KH khác chỉ là kết quả của một sự phân công
lao động khoa học. Mỗi ngành KH đều có chỗ mạnh và
chỗ yếu của nó. Bởi vậy, mọi KH đều bình đẳng.
• Với tư cách là một KH lý luận, VHH có nhiệm vụ nghiên
cứu văn hóa như một đối tượng riêng biệt trên cơ sở
những tư liệu do các ngành khác cung cấp với mục đích
phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và
phát triển.
• Nghiên cứu văn hóa dân tộc theo lối này không chỉ là tìm
hiểu “Cái gì?”, mà chủ yếu là tìm hiểu “Tại sao?” và
“Như thế nào?” Từ đó, người đọc có thể lý giải mọi tư
liệu văn hóa mà họ tìm hiểu, nghiên cứu.
2.2. Định nghĩa văn hóa học: VĂN HÓA HỌC (culturology)
là một ngành khoa học nhân văn giáp ranh với khoa học xã
hội, có đối tượng nghiên cứu là văn hóa với tư cách một hệ
thống giá trị, có phạm vi nghiên cứu với độ bao quát rộng,
với nội dung nghiên cứu có tính khái quát cao.

2.3.Nhận diện văn hóa học:


Một nội dung nghiên cứu sẽ được xem là thuộc về VHH
nếu thoả mãn ba điều kiện:
+ Đối tượng nghiên cứu thuộc về văn hóa;
+ Phạm vi nghiên cứu không rơi vào các KH giáp ranh;
+ Nội dung nghiên cứu không đi sâu vào các KH
chuyên ngành.
2.4.Các giai đoạn hình thành văn hóa học

a. GIAI ĐOẠN I (giữa tk.19 – đầu tk.20): hình thành nền


móng khoa học về văn hóa
- Giữa tk.19, thuật ngữ Kultur được nhà luật học
Pufedorf, nhà triết học Herder, nhà ngôn ngữ học Adelung
dùng lần đầu tiên.
- Năm 1854-55, nhà thư viện học Đức Gustav Klemm đề
xuất khoa học về văn hóa (Kulturwissenschaft) trong cuốn
Tổng quan lịch sử khoa học về văn hóa, trình bày sự phát
triển của loài người như một lịch sử văn hóa.
- Năm 1871, khái niệm “văn hóa” được nhà nhân loại học
Anh Edward Burnett Tylor định nghĩa trong bộ sách 2 tập
Primitive Culture xuất bản ở London.
b. GIAI ĐOẠN II (từ đầu đến những năm 80 tk. XX):
Phát triển khoa học về văn hóa, vai trò lớn của nhân loại
học
- Những năm 30-40, TK 20, nhân loại học Mỹ qua phong trào
nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ thổ dân có nhiều đóng góp: F.
Boas, E. Sapir, B. Whorf, v.v. phê phán các thuyết tiến hóa và
truyền bá, chú trọng vai trò của lịch sử đối với văn hóa.

- Từ 1949-75, Leslie Alvin White (1900-1975, Mỹ) đóng góp lý


luận cho VHH: The Science of Culture. A Study of Man and
Civilization (1949, 1969, 1971); The Evolution of Culture (1959);
Essays in the Science of culture (1960); The Concept of Culture
(viết chung với Beth Dillingham, 1973); The Concept of Cultural
systems. A Key to Understanding Tribes and Nations (1975).
- Anh, Bronislaw Malinowsky (1884-1942) với A Scientific
Theory of Culture and Other Essays (1944): Coi văn hóa là
hoàn cảnh mà con người sinh ra, trong đó mỗi thành tố có
chức năng thỏa mãn các nhu cầu của con người. Lập ra phái
chức năng luận và thuyết nhu cầu văn hóa.

- Pháp, nhà nhân loại học C. LéviStrauss (1908-1996) với


Anthropologie Structutral (Paris, 1958): Nhờ áp dụng
phương pháp cấu trúc của ngôn ngữ học. Lập ra phái cấu
trúc luận trong nghiên cứu văn hóa.

 Như vậy, trong giai đoạn này, ở phương Tây nhân loại
học đã góp một vai trò rất lớn vào việc phát triển văn hóa
học.
- Trung Quốc, văn hóa học như một ngành khoa học độc
lập, cũng bắt đầu phát triển. Nền móng lý luận là 2 cuốn
“Văn hóa học kiến thiết luận” và “Văn hóa học phương
pháp luận” của Hoàng Văn Sơn (1901-1988) năm 1932.
Cùng thời, có Diêm Hoán Văn với “Văn hóa học”
(1934), Chu Khiêm Chi với “Triết học văn hóa” (1935),
Trần Tự Kinh với “Khái quan văn hóa học” (1947).

- Đài Loan, tác phẩm “Hệ thống văn hóa học” của
Hoàng Văn Sơn (1968) được chú ý. Năm 1983, ông viết
sách “Văn hóa học và vị trí của nó trong hệ thống khoa
học”.
c. GIAI ĐOẠN III (từ cuối những năm 80 của tk.
XX đến nay): sự bùng nổ khoa học về văn hóa trên
toàn thế giới

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của văn
hóa ngày càng quan trọng.
- Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã phát động
Thập kỷ phát triển văn hóa thế giới 1988 – 1997.
- Việc nghiên cứu và giảng dạy văn hóa học từ
đó bùng nổ trên toàn thế giới. Đặc biệt là ở Nga,
Trung Quốc.
3. Thuật ngữ, Khái niệm và Định nghĩa văn hóa. Ý
nghĩa của định nghĩa văn hoá.

3.1. Thuật ngữ


a. Văn hóa
- Văn hóa
- Culture
- Kuntur
b. Văn hóa học
- Văn hóa học
- Culturologie
- Kunturkunde
- Từ Văn hóa của Trung Hoa ghép từ Văn trị (cai trị
bằng văn) và Giáo hóa (giáo dục để biến đổi).

- văn hóa = “văn” (những giá trị nhân bản), đối lập
với “võ”.
- văn: vẻ đẹp bề ngoài.
- hóa: dạy dỗ, sửa đổi.
Làm cho cái biểu lộ ra ngày càng đẹp.
 Toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo để làm cho cuộc sống mỗi ngày một
đẹp hơn.
- Từ culture/ kultur.
- Phương Tây, thời đế quốc La Mã: khái
niệm “ cultura” với nghĩa “sự trồng trọt”;
động từ colere.

“trồng trọt ““chăm sóc’’;“chăm sóc” 


“hoàn thiện”.
- Cuối TK 18, ngôn ngữ châu Âu dùng “cultura”
 “culture” với nghĩa “chăm sóc”, “giáo dục”,
“hoàn thiện con người”: việc cải thiện hoặc cải hóa
các cá nhân, đặc biệt thông qua giáo dục.

 Sự hình thành quan niệm “culture” là giáo hóa


(civilizing), chặng đường đầu tiên + biến đổi ý
nghĩa của khái niệm trong khoa học.
- Cuối TK 19 – đầu TK 20, chặng đường thứ hai, khái
niệm “culture” với nghĩa mới: năng lực của con
người. Đây là năng lực tinh thần (spiritual
capabilities) do giáo hóa có được, được hình thành
trong xã hội, được con người kế thừa thụ đắc trong
quá trình chung sống cùng đồng loại.

 Đồng nhất khái niệm “culture” với khái niệm


“ civilization”, đóng khung văn hóa trong các hoạt
động văn hóa tinh thần.
- Đến giữa TK 20, chặng đường thứ ba, khái niệm
“culture” được mở rộng nghĩa: các hiện tượng của
con người (hiện tượng nhân tạo, artificial
phenomena) hình thành trong xã hội loài người mà
không do thừa kế di truyền.

 Khái niệm “culture” (văn hóa) được mở rộng


thành phạm trù bao gồm tất cả những hoạt động, sản
phẩm nhân tạo hình thành trong xã hội loài người, đối
lập với những gì thuần túy thuộc “nature” (tự nhiên).
- Từ nửa cuối TK 20 – ngày nay, chặng đường thứ tư,
khái niệm “culture” tiếp tục biến đổi, tương ứng với
biến động của thế giới:

- Văn hóa do các cộng đồng người sáng tạo chẳng


những giúp phân biệt với tự nhiên và còn phân biệt
các cộng đồng người với nhau.

 Sự thu hẹp nghĩa gắn liền với dân tộc, tộc người.
- UNESCO, 02/11/2001, trong tuyên bố Toàn cầu
về đa dạng văn hóa “Văn hóa nên được coi là tập
hợp các đặc điểm tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm
xúc riêng biệt của xã hội hoặc một nhóm xã hội, và
ngoài nghệ thuật và văn học nó còn bao gồm các
lối sống, những cách thức chung sống, các hệ
thống giá trị, các truyền thống và các niềm tin”.
3.2.Khái niệm: văn hóa quy về hai cách hiểu chính:

+Theo NGHĨA HẸP, văn hóa được giới hạn theo


bề sâu hoặc bề rộng; theo không gian, thời gian, hoặc chủ
thể.
+Theo NGHĨA RỘNG, văn hóa được xem bao
gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra, đáp ứng
một số yêu cầu cụ thể.
- Theo nghĩa hẹp, văn hóa giới hạn theo chiều sâu
hay chiều rộng; theo không gian, thời gian…
+ Chiều sâu: văn hóa tinh hoa. Những giá trị tinh
hoa của nó văn hoá nghệ thuật, văn chương.
+ Chiều rộng: những giá trị trong từng lĩnh vực
(văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh, văn hóa ẩm
thực…).
+ Không gian: những giá trị đặc thù của từng
vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Bắc Bộ, văn
hóa Nam Bộ…).
+ Thời gian: những giá trị trong từng giai đoạn
(văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn, văn hóa Óc
Eo…)
+ Hoạt động: văn hóa ứng xử  cách sống, cách
nghĩ, cách đối xử với người chung quanh.
+ Theo nghĩa rộng: tất cả những gì do con người
sáng tạo ra, đáp ứng một số yêu cầu cụ thể:
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở … tín
ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao
động.

+ Trong khoa học nghiên cứu về văn hóa, văn hóa


thường được hiểu theo nghĩa rộng.
3.3.Định nghĩa: VH thường được định nghĩa theo nghĩa
rộng.
Có hai cách định nghĩa: liệt kê và nêu đặc trưng.

1.E.B.Tylor (1871): “Văn hóa là một phức thể bao


gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,
tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con
người như một thành viên của xã hội đã đạt được” –
Định nghĩa liệt kê.
- Hạn chế: - xem VH là một phức thể.
- VH thuộc yếu tố tinh thần.
- đối tượng không rõ (cùng mọi khả năng và thói
quen khác)
2.Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO: “Văn
hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác
với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại
nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống
và lao động.” – Đinh nghĩa nêu đặc trưng + liệt kê.

- ĐN nêu đặc trưng của Federico Mayor có 1 hạn chế và


2 sai lầm:
+ Hạn chế: xem VH là một tập hợp (bao gồm tất
cả những gì)
+ Sai lầm: VH không chỉ gồm các đặc thù (làm
cho dân tộc này khác với dân tộc khác) mà cả cái chung;
những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất không thuộc VH
(mà thuộc văn minh).
3.Trần Ngọc Thêm (1995): Văn hóa là một hệ thống hữu cơ
của các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

- Định nghĩa đặc trưng: có 1 đặc trưng giống: Văn hóa là


một hệ thống và 4 đặc trưng loài:
(1) của các giá trị;
(2) do con người sáng tạo;
(3) và tích luỹ qua quá trình hoạt động
(4) trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã
hội
3. 4.Ý nghĩa của định nghĩa văn hóa
- Ý nghĩa của định nghĩa văn hóa dùng để khu biệt
và nhận diện văn hóa, giúp hiểu được văn hóa là gì.
- 5 đặc trưng tạo nên 2 bộ chìa khóa:
+ Bộ chìa khóa thứ nhất, dùng định vị VH:
một hệ tọa độ gồm 3 trục: Chủ thể C (Con người) –
Không gian K (Môi trường) – Thời gian T (Tích lũy qua
quá trình)
+ Bộ chìa khóa thứ hai, dùng nhận diện VH:
chùm bốn đặc trưng (tính hệ thống, tính giá trị, tính
nhân sinh và tính lịch sử) cần và đủ cho việc phân biệt
văn hóa với những khái niệm, hiện tượng có liên quan.
- Văn hóa vùng (theo nghĩa hẹp – của một vùng văn
hóa) là hệ thống giá trị đặc thù do một chủ thể văn hóa
thống nhất sáng tạo và tích luỹ trong một thời gian văn
hóa đủ dài tại một không gian văn hóa liên tục.
4. Đặc trưng văn hóa
4.1.Tính Hệ thống. Cho phép phân biệt MỘT NỀN văn hóa
với một tập hợp giá trị.
- Một tập hợp của những giá trị (có tính nhân sinh và tính lịch
sử) thuộc nhiều nền văn hóa riêng biệt, hoặc một tập hợp không
đầy đủ của những giá trị riêng biệt thuộc một nền văn hóa sẽ chỉ
là một tập hợp rời rạc, không tạo nên một đối tượng văn hóa
riêng biệt.
- Nếu đó là tập hợp đầy đủ của các giá trị thuộc một nền văn
hóa thì phải trải qua quá trình hệ thống hoá, sắp xếp, liên kết
chúng lại với nhau mới cho ta hình ảnh trọn vẹn về nền văn hóa
đó.
- Tính hệ thống đòi hỏi xem xét mọi giá trị văn hóa trong mối
quan hệ với nhau.
- Nó giúp khắc phục nhược điểm của nhiều định nghĩa coi văn
hóa = một phép cộng đơn thuần của những tri thức rời rạc từ
nhiều lĩnh vực.
- Định nghĩa của E.B. Taylor, Federico Mayor và nhiều định
nghĩa khác thuộc loại như thế.
4.2. Tính Giá trị. Cho phép phân biệt văn hóa với phi giá
trị.
- Một sự vật, hiện tượng, hành động… có tính hệ thống,
tính nhân sinh và tính lịch sử nhưng thiếu tính giá trị sẽ chỉ
là những phi giá trị. Ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, tham nhũng,
mafia, …. là những những phi giá trị như thế.
- Mọi sự vật, hiện tượng…đều có tính hai mặt (tốt/ xấu,
giá trị/ phi giá trị)  tính giá trị của một sự vật, hiện tượng
sẽ được xác định bằng mức độ giá trị của nó.
- Mức độ giá trị thì được xác định bằng cách định vị sự
vật, hiện tượng… trong những KCT cụ thể.
TD: tham nhũng đối với K = cả nước, C = nhân dân sẽ là
phi giá trị, nhưng đối với nhóm lợi ích lại là giá trị. Khi
tham nhũng là giá trị (lớn) trong một KCT nắm quyền lực
thì việc tiêu diệt nó là vô cùng khó.
- Việc một tập hợp giá trị, một phi văn hóa có là một (nền)
văn hóa hay không là do các mối quan hệ của chúng
quyết định. Một tập hợp giá trị thiếu tính hệ thống thì vẫn
đã thuộc văn hóa rồi, nhưng do không có quan hệ với
nhau nên nó chưa trở thành một đối tượng (nền) văn hóa
riêng biệt.

- Phi văn hóa không phải là không có tính giá trị, mà tính
giá trị của nó có thể bộc lộ trong một tọa độ văn hóa khác.
Một sự vật, hiện tượng có thể là văn hóa trong hệ toạ độ
này, nhưng lại là phi văn hóa trong một hệ toạ độ khác.
- Tính giá trị: là các giá trị văn hóa phục vụ đời sống
con người  Tính giá trị là thước đo mức độ nhân bản
của xã hội và con người .

- Mỗi nền văn hóa quy định hệ giá trị, những chuẩn mực
cho cách ứng xử của cộng đồng.

- Chuẩn mực giá trị: quy định cụ thể các quan hệ trong
cộng đồng trên nguyên tắc có hay không chấp nhận.

- Tác dụng chuẩn mực: cấm đoán, cho phép, định hướng
hoạt động.  Thước đo được sử dụng để đánh giá mỗi
người trong nhân cách, lao động, giao tiếp….
- Ba hệ giá trị:

a. Giá trị sử dụng (VH vật chất).

b. Giá trị thẩm mỹ (VH tinh thần), là giá trị cơ


bản.

c. Giá trị đạo đức (VH xã hội).


* Phân loại:
a. Theo mục đích

- Giá trị vật chất: phục vụ nhu cầu vật chất của
con người: dụng cụ lao động, dụng cụ sản xuất, cầu
đường, chợ búa, quán xá…

- Giá trị tinh thần: phục vụ nhu cầu tinh thần: tín
ngưỡng, phong tục tập quán, giáo dục, tôn giáo, văn
nghệ…
b. Theo Ý nghĩa:

- Giá trị sử dụng (lợi - hại): sách vở, xe cộ…

- Giá trị đạo đức (tốt – xấu): cứu trợ, từ thiện…cụ


thể hóa các phạm trù trung, hiếu, nhân, lễ nghĩa….

- Giá trị thẩm mỹ (đẹp–xấu): bản nhạc, bức


tranh…cụ thể hóa bằng các thang độ đẹp-xấu, hay-
dở, thích-chê…
c. Theo Thời gian:
- Giá trị vĩnh cửu: giáo dục, hội họa…

- Giá trị nhất thời: thời trang, quan niệm tam tòng, thủ
tiết…
+ Mặt đồng đại: Cùng một hiện tượng có thể có giá trị
nhiều hay ít tùy theo góc nhìn, theo bình diện được xem xét.
 xem sự vật, hiện tượng thuộc phạm trù văn hóa và
xem mối tương quan giữa mức độ giá trị và phi giá trị của
chúng.

+ Mặt lịch đại: một hiện tượng có giá trị hay không là
tùy thuộc vào chuẩn mực văn hóa của giai đoạn lịch sử đó.
GIÁ TRỊ VĂN HÓA
• Giá trị văn hóa không ngang hàng với các giá trị xã hội,
giá trị đạo đức, giá trị kinh tế v.v., mà rộng hơn nhiều.

• Toàn bộ các giá trị bao gồm giá trị tự nhiên và giá trị nhân
sinh. Đến lượt mình giá trị nhân sinh bao gồm giá trị văn
hóa và giá trị văn minh.

• Văn hóa có chức năng đem lại hạnh phúc cho con người vì
trong mọi tình huống, các giá trị văn hóa luôn tạo ra một
phổ lựa chọn, đem lại cho con người một độ tự do  ở
đâu có lựa chọn thì ở đó có văn hóa bắt đầu.
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Sản phẩm có phải là giá trị văn hóa của cộng đồng hay
không, trải qua 4 bước : định vị, định lượng, định tính giá
trị và định lượng hệ tọa độ.
1. Định vị giá trị:
+ Một sản phẩm chỉ có giá trị trong đúng hệ tọa độ
không gian, chủ thể, thời gian gốc của nó.
+ Giữa giá trị và phi giá trị không có ranh giới rạch ròi,
nhưng trong một KCT cụ thể,  có thể phân biệt cái này
là giá trị, cái kia là phi giá trị.
TD: Quan họ Bắc Ninh có giá trị với người Việt nhưng
không có giá trị với người Hàn Quốc, có giá trị ở hiện
nay chứ không phải ở thời An Dương Vương.
2.Định lượng giá trị:
+ Một sản phẩm nào đó có giá trị, nhưng để kết luận
giá trị là một thuộc tính của nó thì còn phụ thuộc vào
mức độ giá trị của nó.

+ Nếu mức độ thấp thì giá trị không phải là thuộc tính
điển hình của nó.
TD: Đối với người có điều đau khổ lớn thì tự tử là một
giải pháp giải thoát ( có tính giá trị), nếu vượt qua đau
khổ đó để sống thì tốt hơn nhiều (trong KCT này, mức độ
giá trị của tự tử thấp, tự tử vẫn là phi giá trị).
3.Định tính giá trị:
Một sản phẩm có giá trị như một thuộc tính,
nhưng muốn trở thành giá trị văn hóa thì nó phải
đáp ứng ba đặc trưng còn lại của văn hóa (tính
nhân sinh, tính lịch sử và tính hệ thống).
TD: Vịnh Hạ Long không phải là giá trị văn hóa
vì nó thiếu tính nhân sinh.
4. Định lượng hệ tọa độ:
+ Một sản phẩm có giá trị văn hóa, nhưng muốn trở thành
giá trị văn hóa của cộng đồng thì nó phải tồn tại trong
một KCT điển hình (không quá nhỏ).

+ Một hiện tượng chỉ có giá trị:


 với vài chục người  không có chủ thể điển hình.
 với vài năm  không có thời gian điển hình.
 với vài trăm m2  không có không gian điển hình.
CÁC LOẠI PHI VĂN HÓA
- Phi văn hóa: sản phẩm do con người tạo ra, có đủ
tính hệ thống, tính lịch sử, nhưng không có tính giá
trị (thiếu tính giá trị trong hệ tọa độ đang xét).

- Phi văn hóa: ba loại


a. Thiếu văn hóa.
b. Vô văn hóa
c. Phản văn hóa.
a.Thiếu văn hóa
Hiện tượng phi văn hóa do chủ thể thiếu bản lĩnh
hoặc sử dụng bản lĩnh không đúng chỗ dẫn đến một
lựa chọn không phù hợp cho KCT của mình.
TD: chạy theo mode trang phục, tóc… (thiếu bản
lĩnh); nude ở chợ… (sử dụng bản lĩnh không đúng
chỗ).

b.Vô văn hóa: phi văn hóa do chủ thể hành xử không
theo chuẩn mực chung một cách vô thức, và/hoặc
không ý thức hết những hậu quả của nó.
TD: nói bậy, chửi bậy, viết bậy, vẽ bậy ….
c.Phản văn hóa: hiện tượng phi văn hóa do chủ thể
hành xử không theo chuẩn mực chung một cách hữu
thức, với một triết lí riêng.
TD: Phong trào anti-culture coi mọi thứ là vô
nghĩa, phủ nhận văn hóa đương thời nhằm xây dựng
một thứ văn hóa khác.
4.3.Tính Nhân sinh. Cho phép phân biệt văn hóa với
tự nhiên.
Sự tác động của con người vào tự nhiên (tính nhân
sinh) có nhiều mức độ: từ tác động tinh thần như đặt
tên, tạo truyền thuyết, cho đến tác động vật chất làm cho
nó biến đổi hình dạng, tính chất…
Vì vậy, để đánh giá rằng ở một sự vật, hiện tượng…,
mức độ nhân sinh trội hơn mức độ tự nhiên, phải
định vị sự vật, hiện tượng… đó trong những KCT cụ
thể. Theo đó, hòn Vọng Phu sẽ là một hiện tượng văn
hóa, còn vịnh Hạ Long là một kỳ quan thiên nhiên.
4.4.Tính Lịch sử. Cho phép phân biệt văn hóa với văn minh.
- Văn hóa có chức năng đảm bảo sự ổn định, sự bền vững của
xã hội nên nó phải có tính lịch sử. Mức độ tính lịch sử càng cao
thì giá trị văn hóa càng lớn.
- Văn minh cũng là hệ thống những giá trị do con người sáng
tạo ra, nhưng thiên chức của nó là tạo sự phát triển cho xã hội.
Tốc độ phát triển là thước đo của văn minh.
- Chính từ sự khác biệt gốc này đã hình thành nên những sự
khác biệt phái sinh như văn hóa có cả giá trị cả vật chất lẫn tinh
thần, văn minh thiên về giá trị vật chất; văn hóa có tính dân tộc,
văn minh có tính quốc tế; văn hóa mạnh ở phương Đông nông
nghiệp, văn minh mạnh ở phương Tây đô thị, v.v.
- Sự khác biệt giữa văn hóa với một bên là Tự Nhiên và bên
kia là Văn Minh không lệ thuộc vào mối quan hệ nào mà là được
đánh giá bằng đối lập có/không.
- Thiếu tính nhân sinh (mức độ nhân sinh chưa đủ vượt
trội) thì tự nhiên chưa phải là văn hóa. Văn hóa khu
biệt với văn minh là nhờ có tính lịch sử.

- Thiếu tính lịch sử (thời gian tồn tại chưa đủ dài để đi
vào lịch sử), một sự kiện văn minh chưa trở thành văn
hóa.

- Văn hóa đứng giữa tự nhiên và văn minh. Tính nhân
sinh chưa có hoặc quá ít thì thuộc về tự nhiên. Tính
nhân sinh (nhân tạo) quá nhiều thì thuộc về văn minh.
Khi tính nhân sinh có liều lượng thì thuộc về văn hóa.
Bình diện Tự nhiên + yếu tố con người
yếu tố

Văn minh + yếu tố thời gian

= VĂN
Bình diện Phi VH + quan hệ với tọa độ gốc HÓA
quan hệ
Tập hợp giá trị + quan hệ với
nhau
* Bình diện QUAN HỆ
Văn hóa phân biệt với Tập hợp giá trị với Phản văn hóa.
- Một tập hợp có giá trị, một phản văn hóa là một (nền) văn
hóa hay không do các mối quan hệ của chúng quyết định.

- Văn hóa phân biệt với Tập hợp giá trị = tính Hệ thống.
+ Tập hợp giá trị thiếu tính hệ thống: đã thuộc văn hóa,
nhưng chưa trở thành một đối tượng (nền) văn hóa riêng biệt.

- Văn hóa phân biệt với Phản văn hóa = tính Giá trị
+ Có chất văn hóa, không có tính giá trị.
+ Tính giá trị khi đó có thể bộc lộ trong tọa độ văn hóa
khác.
* Bình diện YẾU TỐ

- Văn hóa khu biệt Tự nhiên – Văn minh.


+ văn hóa - tự nhiên = tính Nhân sinh
+ văn hóa - văn minh = tính Lịch sử
- Mức độ tỷ lệ giữa “chất con người” và “chất tự nhiên”
trong mỗi đối tượng. Văn hóa đứng giữa Tự nhiên và Văn
minh
+ Tính nhân sinh chưa có hoặc quá ít  thuộc tự
nhiên
+ Tính nhân sinh quá nhiều  thuộc văn minh
+ Tính nhân sinh có liều lượng  thuộc văn hóa
 NHẬN DIỆN VĂN HÓA
* Bình diện YẾU TỐ: nhận diện văn hóa một
cách độc lập: đối tượng sẽ là văn hóa hoặc không
phải là văn hóa.

* Bình diện QUAN HỆ: nhận diện văn hóa một


cách tương đối: đối tượng đặt trong những mối
quan hệ này thì là văn hóa nhưng đặt trong những
mối quan hệ khác thì lại có thể không phải là văn
hóa.
5. Các loại nhu cầu và Chức năng của văn hóa

5.1.Nhu cầu văn hóa


Con người sáng tạo ra văn hóa là do có nhu cầu. Nhu cầu
văn hóa là những đòi hỏi của con người về việc sản sinh và
tích lũy các giá trị cần thiết cho cuộc sống của mình.
+ Mọi nhu cầu của con người đều mang tính văn hóa
(đòi hỏi sản sinh ra những giá trị).
+ Ngược lại, mọi hiện tượng VH đã và đang tồn tại
đều đáp ứng những nhu cầu nhất định của con người.
5.2. Chức năng của văn hóa
- Nhu cầu văn hóa quy định chức năng của văn
hóa là duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nâng cao trong khi vẫn duy trì có nghĩa đó là một sự
nâng cao ổn định.

- Duy trì và nâng cao một cách ổn định chất lượng


cuộc sống cũng tức là mang lại hạnh phúc cho con
người, làm cho con người cảm thấy sung sướng, thỏa
mãn.
- Để thực hiện những chức năng văn hóa, văn hóa có các
nhiệm vụ:
5.2.1. Chức năng Làm nền tảng của xã hội, tổ chức xã
hội (trên cơ sở tính hệ thống):
Xã hội loài người được tổ chức theo những cách thức
đặc biệt thành những làng xã, quốc gia, đô thị, hội đoàn, tổ
nhóm… nhờ văn hóa. Làng xã, quốc gia, đô thị… của mỗi
dân tộc lại cũng mỗi khác nhau – do sự chi phối của văn
hóa.

Chính tính hệ thống của văn hóa là cơ sở cho chức năng


này  Quy tụ và phân nhóm các thành viên; điều khiển
hành vi và phát triển năng lực sáng tạo của các thành viên.
5.2.2. Chức năng Điều chỉnh xã hội

Con người hành xử theo một cách thức hoàn toàn khác :
dùng văn hóa để biến đổi tự nhiên phục vụ cho mình bằng
cách tạo ra đồ ăn, quần áo, nhà cửa, vũ khí, máy móc,
thuốc men…  Tính giá trị là cơ sở cho chức năng điều
chỉnh của văn hóa.
+ Thường xuyên xem xét các giá trị  văn hóa thực
hiện chức năng điều chỉnh xã hội.  Giúp xã hội duy trì
trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, thích
ứng với những biến đổi của môi trường nhằm tự bảo vệ và
phát triển.
+ Từ Điều chỉnh xã hội  chức năng dự báo, định
hướng các chuẩn mực ( giá trị quan trọng để xây dựng xã
hội ổn định).
 chức năng phái sinh làm
động lực và đặt mục tiêu cho sự phát triển xã hội.

 Điều chỉnh xã hội: củng cố và phát triển xã hội, dự
báo và định hướng các chuẩn mực, tạo động lực và đặt
mục tiêu cho sự phát triển.
5.2.3. Chức năng Giao tiếp xã hội.

Con người cần thông báo cho nhau kiến thức, tư tưởng,
tình cảm.
+ Ngôn ngữ là hình thức giao tiếp: dùng ngôn ngữ
để chuyển tải các thông tin

+ Văn hóa tạo ra điều kiện, phương tiện cho giao


tiếp: là nội dung giao tiếp: giáo dục, truyền bá khoa học,
tôn giáo, luật pháp… ; là môi trường cho hoạt động giao
tiếp của con người.
+ Văn hóa là sản phẩm của giao tiếp (tạo ra bằng
hoạt động của các cá nhân)
 Việc giao tiếp xã hội: Văn hóa vừa tạo ra các điều
kiện và phương tiện cho việc giao tiếp, vừa là môi
trường giao tiếp của con người. Đến lượt mình, văn
hóa cũng là sản phẩm của giao tiếp.

61
5.2.4. Chức năng Giáo dục: phát triển tri thức và hoàn
thiện về nhân cách.

+ Truyền thống tồn tại nhờ chức năng giáo dục:


* Phổ biến những giá trị văn hóa đã ổn định (truyền
thống, kinh nghiệm tập thể) thể hiện những khuôn mẫu xã hội
trong cộng đồng dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, nghi lễ, luật
pháp…,
* Phổ biến những giá trị văn hóa đang hình thành (hệ
thống chuẩn mực con người hướng tới).
+ Chức năng phái sinh: Bảo đảm tính kế tục của lịch sử.
(con người xã hội, sự kế tục của đời sống lịch sử  văn
hóa là gien xã hội di truyền phẩm chất con người cho thế
hệ sau).

+ Đóng vai trò quyết định trong sự hình thành nhân cách
con người (dưỡng dục nhân cách) ,ứng xử “đói cho sạch
rách cho thơm”, “giấy rách phải giữ lấy lề”....
 Công cụ giáo dục, xã hội hóa con người: Năng lực
thông tin hoàn hảo, làm cơ sở cho việc phát triển nhận
thức. Nhờ vậy, giáo dục được chuyển giao qua không
gian (tạo nên giao lưu văn hóa) và qua thời gian (tạo
nên truyền thống văn hóa).

64
 Tổng hợp 4 nhiệm vụ trên, nhiệm vụ bao trùm của
văn hóa là bảo đảm sự phát triển bền vững của xã
hội. Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa
là mục tiêu và động lực phát triển xã hội xuyên suốt
thời gian và không gian.
Định nghĩa Đặc trưng Chức năng
văn hóa
Một hệ thống Tính hệ thống Tổ chức xã hội

Các giá trị mang Tính giá trị/ tính Điều chỉnh xã hội
tính biểu trưng biểu trưng

Do con người Tính nhân sinh Giao tiếp


sáng tạo

Và tích lũy qua Tính lịch sử Giáo dục


quá trình hoạt
động
6. Văn hóa, Văn hiến, Văn vật, Văn minh

- Văn hóa: chứa giá trị vật chất lẫn tinh thần,
mang tính lịch sử, tính dân tộc.

- Văn hiến: truyền thống văn hóa lâu đời và tốt
đẹp. Văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do
những người có tài đức chuyển tải, thể hiện tính
dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.
TD: đất nước VN 4000 năm văn hiến.
- Văn vật: truyền thống văn hóa thể hiện
nhiều nhân tài, di tích lịch sử; thiên về
vật chất (nhân tài, di tích, công trình hiện
vật có giá trị nghệ thuật), có tính lịch sử.
TD: Hà Nội – Thăng Long ngàn năm
văn vật.
- Văn minh

+ Đôi khi được dùng thay cho khái niệm văn hoá
+ Civitas (thành phố)  từ và nghĩa phái sinh
trong ngôn ngữ châu Âu: “thị dân”, “công dân”
(civilis) civilisation: “làm cho trở thành đô thị”,
đầy đủ tiện nghi như đô thị (văn minh)

 Trình độ phát triển của con người về phương diện


vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một
thời đại, hoặc cả nhân loại; thiên về vật chất, kỹ
thuật, không còn tính lịch sử, mang tính quốc tế.
So sánh các khái niệm
VĂN VẬT VĂN HiẾN VĂN VĂN MINH
HÓA
Thiên về Thiên về giá trị Bao gồm Thiên về giá trị
giá trị tinh thần giá trị vật vật chất-kỹ thuật
vật chất chất lẫn
tinh thần
Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ
phát triển
Có tính dân tộc Có tính quốc tế

Gắn bó nhiều hơn với phương Đông Gắn bó nhiều hơn


nông nghiệp với phương Tây đô
thị
Sự khác nhau giữa Văn hoá và Văn minh

- Văn hóa (culture)


Ở phương Đông, ban đầu văn hóa = “văn” (những
giá trị nhân bản), đối lập với “võ”.
Ở phương: Tây: cultura, culture xuất phát từ động từ
colere tiếng Latinh nghĩa là ‘trồng trọt’. ‘Trồng trọt’
-> ‘chăm sóc’ (cây cối), ‘Chăm sóc (cây cối)’ ->
‘hoàn thiện’
 Văn hóa chứa giá trị vật chất lẫn tinh thần, mang
tính lịch sử, tính dân tộc.
- Văn minh (civilisation)
- Từ thuật ngữ “Civitas” (thành phố)  từ và nghĩa
phái sinh: “thị dân”, “công dân” (civilis)
civilisation: “làm cho trở thành đô thị”, đầy đủ tiện
nghi như : đô thị = văn minh.

- Văn minh (văn là vẻ đẹp, minh là sáng): khái niệm


nguồn gốc từ phương Tây chỉ trình độ phát triển
của con người, thiên về phương diện vật chất kỹ
thuật, mang tính quốc tế (kỹ thuật và sự tiến bộ
về tổ chức xã hội).
1. Phạm vi của tính giá trị
- Văn hóa là khái niệm bao bao trùm chứa cả các
giá trị vật chất lẫn tinh thần.
- Văn minh thiên về các giá trị vật chất kỹ thuật.

2. Bề dày thời gian của tính lịch sử


- Văn hóa luôn có bề dày của quá khứ.
- Văn minh chỉ là lát cắt đồng đại  đặc trưng của
một thời đại.
3. Phạm vi
- Văn hóa mang tính dân tộc (có giá trị tinh thần và tính
lịch sử; cái tinh thần và tính lịch sử là của riêng, không thay
đổi, hoặc mua bán được).
- Văn minh có tính quốc tế (chứa gía trị vật chất, mà vật
chất thì dễ phổ biến, lây lan).

4. Nguồn gốc
- Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông
nghiệp.
- Văn minh gắn với phương Tây đô thị.
7. Cấu trúc văn hóa
7.1. Cấu trúc văn hóa hai thành phần

Là mô hình phổ biến nhất và đơn giản nhất.


- Văn hóa vật chất: những sản phẩm do hoạt động sản
xuất vật chất tạo ra (đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt
hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại…)

- Văn hóa tinh thần: những sản phẩm do hoạt động sản
xuất tinh thần tạo ra (tư tưởng, tín ngưỡng – tôn giáo, nghệ
thuật, phong tục, lễ hội, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương…)
- Sự phức tạp nằm ở tính nước đôi của các đối tượng văn
hóa: cái vật chất và cái tinh thần luôn đi đôi với nhau.
- Nhiều vật dụng s/hoạt có thể có giá trị nghệ thuật rất cao
(chiếc ngai vàng). Ngược lại, các sản phẩm văn học – nghệ
thuật lại có thể hữu ích một cách vật chất (tượng để chặn giấy,
sách làm giấy gói...).
- Với mục đích phân loại các giá trị thì việc phân biệt
văn hóa vật chất và tinh thần có thể thực hiện căn cứ
vào “nhu cầu”văn hóa:
+ Sản phẩm làm ra để phục vụ cho các nhu cầu vật
chất thì, dù có giá trị nghệ thuật cao đến mấy vẫn thuộc
văn hóa vật chất;
+ Sản phẩm làm ra để phục vụ cho các nhu cầu tinh
thần thì, dù được vật chất hóa rõ ràng đến mấy, chúng
vẫn thuộc văn hóa tinh thần.
- Với mục đích phân loại các đối tượng thì căn cứ vào
chất liệu để phân biệt VHVC & TT.
- Văn hóa vật thể và phi vật thể:
- Khắc phục những rắc rối do dựa vào chất liệu, UNESCO
thay cặp đối lập vật chất – tinh thần” bằng cặp đối lập tangible
– intangible (“hữu hình – vô hình” hay “vật thể – phi vật thể”).
- Văn hóa vật thể /hữu hình (tangible): kết quả của hoạt
động sáng tạo biến đổi tự nhiên thành những sản phẩm văn hóa
tồn tại dưới dạng vật chất có thể cảm nhận bằng các giác quan
(đồ vật, nhà cửa, đình chùa, đền miếu, lăng mộ, quyển sách,
bức tranh, v.v.)
- Văn hóa phi vật thể /vô hình (intangible): sản phẩm VH
không thể cảm nhận bằng các giác quan, gồm: ngôn ngữ, huyền
thoại, văn chương truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, âm nhạc,
nghi thức, phong tục, kinh nghiệm y dược cổ truyền, bí quyết
nấu ăn, bí quyết nghề thủ công truyền thống v.v.
- UNESCO quan tâm đầu tư để lưu giữ những GTVHPVT đang
có nguy cơ biến mất.

- Hai cặp đối lập “vật chất – tinh thần”và “hữu hình – vô hình”
tuy có nhiều điểm chung, nhưng chúng không hoàn toàn trùng
nhau.

- Ranh giới giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần mờ hơn,
còn ranh giới giữa văn hóa vật thể và phi vật thể thì rõ ràng
hơn.

- Phân biệt VH vật chất – tinh thần mang tính chủ quan, còn
phân biệt VH vật thể – phi vật thể thì khách quan.
- Ngoài sản phẩm, còn có con người và hoạt động. Con người =
vật chất, hữu hình.
- Hoạt động cơ bắp, đổ mồ hôi để tạo ra các sản phẩm vật chất có
thể xếp vào văn hóa vật chất nhưng lại vẫn thuộc nhóm văn hóa
vô hình.
- Các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, hữu hình và vô hình có
thể mang tính tĩnh (ổn định) hoặc mang tính động (biến đổi).
- Con người và hoạt động của con người là những giá trị động,
còn các sản phẩm do hoạt động của con người tạo ra thì là những
giá trị tĩnh.
 Mối quan hệ giữa ba cấu trúc “VH vật chất – VH tinh thần”,
“VH hữu hình – VH vô hình”, “VH tĩnh – VH động”
7.2. Cấu trúc văn hóa 3 thành phần
A. Các biến thể của cấu trúc văn hóa hai thành phần
(lưỡng phân “Văn hóa vật chất – Văn hóa tinh thần”

Do khó khăn trong việc xếp các giá trị vào lưỡng phân “Vật chất
– Tinh thần”, một số nhà nghiên cứu bổ sung thêm thành tố thứ
ba.

1. Lê Văn Lan chia đời sống văn hóa làm ba thành tố:
+ Văn hóa vật chất :cư trú, trang phục, ăn uống, đồ dùng
+ Văn hóa tinh thần: mỹ thuật, âm nhạc, múa, truyện kể, hội
lễ và tín ngưỡng
+ Văn hóa xã hội: hôn nhân, tang ma và một số phong tục
khác
2. Chu Xuân Diên
+ Văn hóa vật chất: nghề nông, ăn, mặc, ở, đi lại
+ Văn hóa tinh thần: tôn giáo – tín ngưỡng và
nghi lễ phong tục, ngôn ngữ và văn học nghệ thuật,
tư tưởng và học thuật
+ Văn hóa xã hội: gia đình – gia tộc, làng xã,
quốc gia, đô thị.
3. M.S. Kagan (1974)
+ Văn hóa vật chất: với ba dạng tồn tại là cơ thể con
người, đồ vật kỹ thuật, tổ chức XH;
+ Văn hóa tinh thần: với ba dạng tồn tại là tri thức (sp
của hđ nhận thức), giá trị (sp của hđ định giá), đề án (sp của
hđ biến đổi tinh thần).
+ Văn hóa nghệ thuật: tồn tại dưới dạng hình tượng
nghệ thuật
- Theo ông, nghệ thuật đứng giữa văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần:
+ Hình tượng nghệ thuật mang tính tinh thần về nội
dung và mang tính vật chất về hình thức.
- Tuy nhiên, nếu phân biệt tinh thần với vật chất một cách
tuyệt đối như vậy (tinh thần không có biểu hiện vật chất) thì
khó nhận biết được những giá trị tinh thần như các tri thức,
giá trị và đề án.
4. Yu.V. Rozhdestvenski [2000]
Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa thể
chất.
6.2. Cấu trúc VH ba thành phần

B. Văn hóa Kinh tế – Xã hội – Tri thức


Đào Duy Anh [1938]
- Dựa theo Félix Sartiaux, ông phân chia:
+ Sinh hoạt kinh tế: nông nghiệp, công nghệ, thương mại,
sinh hoạt thôn quê, thành thị, giao thông, sưu thuế, tiền tệ.
+ Sinh hoạt xã hội: gia tộc, xã thôn, quốc gia, phong tục, cứu
tế và tương tế, tín ngưỡng và tế tự.
+ Sinh hoạt trí thức: tôn giáo, giáo dục, ngôn ngữ, văn
chương, nghệ thuật, phương thuật, khoa học.

- Sinh hoạt kinh tế khá gần với khái niệm “văn hóa vật chất”.
Sinh hoạt trí thức gần như trùng với khái niệm “văn hóa tinh
thần”.  Như vậy, tam phân “Sinh hoạt kinh tế – Sinh hoạt trí
thức – Sinh hoạt xã hội” về cơ bản trùng với tam phân “văn hóa
vật chất – văn hóa tinh thần – văn hóa xã hội”
C. Văn hóa Kỹ thuật – Xã hội – Tư tưởng
1.Leslie A. White [1949] phân chia văn hóa thành ba tiểu
hệ:
+ Văn hóa kỹ thuật: các công cụ sản xuất, phương tiện
tồn tại, vật liệu xây dựng, phương tiện tấn công và tự vệ cùng
kỹ thuật sử dụng chúng.
+ Văn hóa xã hội: các quan hệ giữa người với người cùng
các kiểu hành xử tương ứng (hệ thống thân tộc, các hệ thống
kinh tế, chính trị, đạo đức, quân sự, nghề nghiệp).
+ Văn hóa tư tưởng: các tư tưởng, niềm tin, tri thức thuộc
các lĩnh vực thần thoại và tôn giáo, văn chương, triết học, khoa
học, trí tuệ dân gian... thể hiện bằng ngôn ngữ và các hình thái
biểu tượng khác.

Leslie A. White coi văn hóa kỹ thuật là thành tố quan trọng


nhất. Nó quyết định toàn bộ hệ thống văn hóa nói chung. Văn
hóa xã hội nằm ở giữa. Văn hóa tư tưởng ở trên cùng, nó thể
hiện sức mạnh của kỹ thuật và phản ánh các hệ thống xã hội.
C. Văn hóa Kỹ thuật – Xã hội – Tư tưởng
2. Như một biến thể của mô hình cấu trúc này,
A.S. Karmin [2001] phân biệt ba thành tố:
+ văn hóa tinh thần (truyền thuyết, tôn
giáo, nghệ thuật, triết học)
+ văn hóa xã hội (đạo đức, luật pháp, chính
trị)
+ văn hóa kỹ thuật (kỹ thuật, khoa học,
công nghệ)
D. Văn hóa Sản xuất – Vũ trang – Sinh hoạt
Trần Quốc Vượng:
+ Văn hóa sản xuất: nghề nông nghiệp, nghề thủ công...
+ Văn hóa vũ trang: nghệ thuật chiến đấu.
+ Văn hóa sinh hoạt: ăn, mặc,ở, đi lại (văn hóa vật chất)
và nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật trình diễn, phong tục, lễ hội,
tôn giáo, tín ngưỡng, tư duy... (văn hóa tinh thần).
- Theo ông, “văn hóa vũ trang”được tách ra thành một thành
phần riêng vì, “lao động và đấu tranh, dựng nước và giữ nước là
hai mặt cơ bản bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của cộng
đồng”, là “ý thức thường trực trong thế ứng xử của người Việt”.
Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào đặc thù lịch sử văn hóa của người
Việt để xây dựng mô hình cấu trúc của văn hóa thì mô hình này
sẽ ít tính phổ quát.
E. Văn hóa nhận thức – văn hóa tổ chức – văn hóa
ứng xử với môi trường.

1. Dưới góc độ Hoạt động, Trần Ngọc Thêm chia văn hóa
làm ba nhóm: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn
hóa ứng xử với môi trường.
+ Văn hóa nhận thức:
* xét về đối tượng: văn hóa nhận thức về vũ trụ và
văn hóa nhận thức về con người.
* xét về mức độ nhận thức: văn hóa nhận thức cảm
tính (tín ngưỡng, tôn giáo, tri thức dân gian, tri thức đạo
học) và văn hóa nhận thức lý tính (khoa học kỹ thuật truyền
thống).
+ Văn hóa tổ chức
* xét về đối tượng: văn hóa tổ chức đời sống tập thể và
văn hóa tổ chức đời sống cá nhân.

+ Văn hóa ứng xử với môi trường


* Đối tượng ứng xử: văn hóa ứng xử với môi trường tự
nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.
* Cách thức ứng xử: văn hóa tận dụng môi trường và văn
hóa đối phó với môi trường.
* Phạm vi ứng xử: ứng xử bên trong và bên ngoài (cộng
đồng).
f. Văn hóa nhìn từ Chủ thể – Trong không gian – Trong thời
gian

Trần Ngọc Thêm chia theo hệ toạ độ ba chiều:


+ Văn hóa nhìn từ chủ thể:
* VH nhìn từ dân tộc (VH nhận thức cảm tính, VH nhận thức lý
tính, tính cách dân tộc),
* VH nhìn từ XH (VH giao tiếp, VH tổ chức),
* VH nhìn từ con người (VH nghệ thuật, VH thể chất, VH giới)
+ Văn hóa nhìn trong không gian:
*VH trong không gian tự nhiên (VH tận dụng tự nhiên, VH đối
phó với tự nhiên, VH sùng bái tự nhiên, VH lưu luyến tự nhiên),
* VH trong không gian xã hội (VH vùng, VH hải ngoại, VH giao
lưu).
+ Văn hóa nhìn trong thời gian:
* VH vòng năm (lịch pháp, lễ tết, VH mùa),
*VH vòng đời (Phong tục và nghi lễ vòng đời, VH lớp tuổi),
* VH vòng dân tộc (lịch sử VH dân tộc, VH phát triển)
g. Văn hóa chủ thể - hoạt động – sản phẩm.

Dưới góc độ quá trình hoạt động, Văn hóa có cấu trúc 3
thành phần: văn hóa chủ thể - hoạt động – sản phẩm.
- Giá trị của chủ thể (con người, tổ chức): cùng các
thuộc tính và năng lực của nó.
- Giá trị của các hoạt động (quan hệ, tính chất) của
con người.
- Giá trị của các sản phẩm do con người tạo ra.

Cách phân chia này thuận tiện cho trình bày các tiểu văn
hóa như VH doanh nghiệp, VH ngành nghề…
7.3. Cấu trúc 4 thành phần

1. Jen Ladrère:
+ Các hệ thống ý niệm ( khái niệm, biểu tượng…);

+ Các hệ thống chuẩn mực (giá trị…);

+ Các hệ thống biểu hiện ( như nghệ thuật…);

+ Các hệ thống hành động (như kỹ thuật)


2. Ngô Đức Thịnh [2004]:
+ VH cá nhân: 1 dạng thức văn hóa, ở đó mỗi cá nhân
thâu nhận và thể hiện văn hóa của cộng đồng (họ là thành
viên).
+ VH cộng đồng: VH của các cộng đồng tộc người, quốc
gia, làng, tôn giáo, nghề nghiệp.
+ VH lãnh thổ: dạng thức liên văn hóa, ở đó các cộng
đồng người do cùng chung sống trong 1 không gian địa lý
mà hình thành những đặc trưng văn hóa chung.

+ VH sinh thái: 1 dạng thức văn hóa tồn tại trong một
vùng sinh thái phân bố trên một độ cao địa hình nhất định
(VH cao nguyên, VH thung lũng, VH đồng bằng, VH
biển…)
3. Nguyễn Tấn Đắc (1987):
- Văn hóa sản xuất
- Văn hóa đảm bảo đời sống
- Văn hóa tinh thần
- Văn hóa nghệ thuật
4.Trần Ngọc Thêm: Văn hóa là hệ thống 4 thành tố (4 tiểu
hệ)
1. Văn hóa nhận thức (lí thuyết):
- Những hiểu biết về vũ trụ: chuyển động của vũ trụ,
thời tiết…
- Những hiểu biết về con người: bản tính, cơ thể con
người…

2. Văn hóa tổ chức cộng đồng (thực hành):


- Tổ chức đời sống tập thể: nông thôn, quốc gia, đô thị.
- Tổ chức đời sống cá nhân: tín ngưỡng, phong tục,
giao tiếp...
3. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên:
- Tận dụng (tác động tích cực) môi trường: ăn uống,
khai thác, sản xuất, chinh phục tự nhiên.

- Ứng phó (tác động tiêu cực) với môi trường: thiên tai
(đắp đê), thu ngắn khoảng cách (đi lại), thích ứng với thời
tiết (nhà cửa, quần áo).

4. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội:


- Giao lưu và tiếp biến văn hóa: tận dụng những giá trị
văn hóa của các dân tộc khác: thơ mới (số chữ, vần), từ
vay mượn, y phục…

- Ứng phó với các dân tộc về quân sự, chính trị, ngoại
giao…
Bốn thành tố của hệ thống văn hóa quy định bởi
một gốc chung = Loại hình văn hóa.

-Loại hình văn hóa: chỉ ra CÁI RIÊNG, cái khác


biệt trong tính hệ thống.

-Mô hình văn hóa: chỉ ra CÁI CHUNG, cái đồng


nhất của các nền văn hóa.
8. Các giai đoạn hình thành văn hóa
và văn minh.
KHÔNG MỐC VĂN HÓA, VĂN
THỜI GIAN SỰ KIỆN
GIAN MINH

2 triệu Người khéo léo (homo Biết chế H


năm tạo công ìn
Châu Phi habillis): Đi bằng 2 chân,
trước cụ h
biết chế tạo công cụ lao động
t
bằng đá cuội. Giá
h
trị
Sơ kỳ à
vật
thời đồ chất n
đá cũ Người đứng thẳng (homo h
1 triệu Châu erectus): Đứng thẳng, chế Biết dùng V
năm Phi, tạo dụng cụ tinh xảo, phát lửa Ă
trước châu Á, hiện ra lửa, sử dụng các tín N
châu Âu hiệu âm thanh đơn giản, H
bước đầu săn mồi tập thể. Ó
A

99
KHÔNG MỐC VĂN HÓA, VĂN
THỜI GIAN SỰ KIỆN
GIAN MINH

H
ìn
10 Trung h
vạn kỳ Người khôn ngoan Hình thành Giá t
Châu
xã hội. trị
năm thời Phi, (homo sapiens): h
châu Á, Xuất hiện tinh à
trước đồ Sống thành tập thể,
châu Âu ngôn ngữ, n
biết dựng lều ở, hình thần
đá tín ngưỡng h
thành ngôn ngữ với V
cũ lời nói chia thành âm Ă
tiết, biết chôn người N
H
chết có đồ tuỳ táng
Ó
kèm theo. A
100
4 vạn Hậu kỳ Người khôn ngoan hiện đại Xuất hiện
năm thời đồ (homo sapiens sapiens): tạo nghệ thuật
trước đá cũ nên các bức vẽ hang động, các
pho tượng đất sét.
1 vạn Đồ đá Châu Phi, Xuất hiện nghề trồng trọt lúa Xuất hiện
năm giữa châu Á, mì ở Tây Á, rau củ ở Đông Nam trồng trọt và
trước châu Âu, Á; nghề chăn nuôi cừu ở Irắc, chăn nuôi
châu Úc, lợn ở Thổ Nhĩ Kỳ…
8.000 châu Mỹ Xuất hiện những thị trấn đầu Xuất hiện đô
năm tiên ở vùng Thổ Nhĩ Kỳ, Israel. thị
trước Đồ đá
5.000 mới Chữ viết hình nêm xuất hiện ở Xuất hiện Hình
thành
năm Sumer, chữ tượng hình xuất văn tự
VĂN
trước hiện ở Ai Cập.
MINH
Từ 3 - Xuất hiện các nền văn minh Xuất hiện các
2.000 Lưõng Hà, sông Nile (3.000 nền văn
năm năm trCN), sông Ấn (2.500 năm minh cổ
trCN Đồ đồng trCN), sông Hoàng Hà (2.000
năm trCN).
101

You might also like