DHG Summercamp 2022 - Trac Nghiem Duoi Nuoc

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TRẮC NGHIỆM KỸ NĂNG CỨU HỘ ĐUỐI NƯỚC

DHG SUMMERCAMP 2022

Câu 1: Làm gì để không bị đuối nước?

a. Học bơi tại các cơ sở dạy bơi, khi đi có người lớn đi cùng.

b. Không đùa nghịch tại các ao, hồ, sông suối, vùng dòng nước xoáy, sâu khi không có người lớn.

c. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định của nhà trường về phòng chống đuối nước

d. Tất cả ý trên

Câu 2: Trước khi bơi nên làm gì?

a. Tập thể dục, khởi động khớp chân tay từ 5-10 phút trước khi bơi.

b. Nhẩy xuống bơi ngay khi người đang nóng.

c. Chọn hồ bơi đảm bảo sạch sẽ, có người cứu hộ khi cần.

d. Cả phương án a và c

Câu 3: Khi gặp người đuối nước thì nên làm gì?

a. Hô hoán người lớn đến cứu, vừa tìm cành cây hoặc sợi dây ..ném cho người đuối nước để cùng
mọi người kéo nên nếu cần.

b. Bỏ chạy, không báo cho ai hết với ai hết.

Câu 4: Khi thấy các biển báo cấm lại gần các sông, hồ, kênh, rạch các em nên làm

gì?

a. Rủ các bạn lại gần đó chơi và không quan tâm đến biển báo.

b. Tuyệt đối không được lại gần.

c. Em vẫn đến gần chơi nhưng sẽ quan sát để không bị ngã.


2

Câu 5: Khi ngồi trên thuyền, bè chúng ta cần lưu ý điều gì?

a. Mặc áo phao, vui chơi thoải mái trên thuyền.

b. Mặc áo phao và đi dạo trên thuyền, bè.

c. Mặc áo phao, ngồi không được thò tay, chân xuống nước.

Câu 6: Khi thấy người bị đuối nước, xử lý thế nào là đúng?

a. Không cứu vì không biết bơi

b. Sẽ nhảy xuống nước cứu vì biết bơi, biết bơi là biết cứu

c. Không biết bơi nhưng vẫn tìm cách cứu từ trên bờ

d. Biết bơi nhưng ko xuống nước cứu vì rất nguy hiểm

e. Sẽ tìm mọi cách khác nhau để cứu dù có biết bơi hay không

f. Cứ nhảy xuống nước bất chấp hậu quả vì đó là bạn, người thân của mình

Câu 7: Có thể có những cách cứu người đuối nước nào?

a. Gọi số điện thoại 115 (hoặc các số khẩn cấp 113, 114...)

b. Nối quần áo thành dây dài quăng ra cho nạn nhân

c. Hô hoán gọi người ở gần đó tới cứu (bạn bè, người lớn, bố mè thầy cô...)

d. Nhảy xuống nước cứu nếu thật sự biết cách cứu

e. Phối hợp một vài biện pháp đã nêu trong từng trường hợp cụ thể

f. Tìm dây, cây, sào, vật nổi... quăng ra cho nạn nhân

g. Nắm tay nối thành hàng dài tiến sát nạn nhân và quăng áo, dây... ra cho nắm (nếu nước

không sâu)

Câu 8: Thế nào là cứu đuối trực tiếp?

a. Lợi dụng các dụng cụ có sẵn để cứu người bị đuối nước còn tỉnh

b. Quăng phao cho người bị đuối nước tự bơi vào.

c. Ném dây cho nạn nhân và kéo người bị đuối nước vào.

Tổng hợp: Hoatieu.vn


3

d. Tiếp cận trực tiếp và đưa người bị đuối nước lên bờ.

Câu 9: Nên tiếp cận nạn nhân vào thời điểm nào? 

a. Lúc nạn nhân đã đuối sức, không còn vùng vẫy hoảng loạn nữa

b. Ngay lúc nạn nhân còn đang vùng vẫy, vì để càng lâu càng khó cứu

Câu 10: Khi xuống nước cứu, nên tiếp cận nạn nhân như thế nào? 

a. Ngay phía đối diện nạn nhân cho dễ quan sát

b. Từ phía sau để khỏi bị nạn nhân ôm, túm

Câu 11: Thế nào là cứu đuối gián tiếp?

a. Lợi dụng các dụng cụ có sẵn để cứu người bị đuối nước còn tỉnh

b. Quăng phao cho nạn nhân

c. Ném gậy cho nạn nhân

d. Tiếp cận trực tiếp và đưa người bị đuối nước lên bờ.

Câu 12: Tại sao cứu người bị đuối nước trực tiếp rất nguy hiểm? 

a. Vì dễ bị nạn nhân túm chặt trong những phút giây sinh tử

b. Vì nước là điểm tựa động nên khi bị túm, ngay cả người bơi giỏi cũng sẽ rất khó thoát ra

c. Vì cả 1 và 2

Câu 13: Khi đang dìu nạn nhân vào bờ có thể đã phải: 

a. Móc dị vật trong miệng và hà hơi thổi ngạt?

b. Tát mạnh vào má nạn nhân để nạn nhân tỉnh lại?

c. Vừa vác nạn nhân lên bờ vừa xóc nước cho nước thoát từ dạ dày, cuống họng?

d. Phối hợp cả 1, 2, 3 tùy tình hình?

Tổng hợp: Hoatieu.vn


4

Câu 14: Đuối nước là gì?

a. Người bị nạn hoàn toàn chìm trong nước, đường hô hấp bị nước bịt dẫn đến ngạt thở

mà chóng ngất dưới nước.

b. Người bị nạn xuất hiện tình trạng chuột rút, không thể di chuyển nhưng người vẫn cao

trên mặt nước và còn thở bình thường.

c. Nạn nhân bị sặc nước do đi vào vùng nước sâu.

d. Tất cả đều đúng

Câu 15: Đa số người bị đuối nước là do nguyên nhân?

a. Do nước hít vào đã chắn mất đường hô hấp

b. Do hoảng sợ hoặc do kích thích đột ngột của lạnh

c. Do sự giãy giụa liên tục của nạn nhân khiến cơ thể thiếu oxy nghiêm trọng.

d. Do nạn nhân không biết bơi

Câu 16: Khi nào thì dùng phương pháp cứu đuối gián tiếp?

a. Khi có dụng cụ cứu đuối.

b. Khi người bị đuối nước vẫn còn đang tỉnh.

c. Cả a và b

d.. Tất cả đều sai

Câu 17: Khi nào thì dùng phương pháp cứu đuối trực tiếp?

a. Tùy thuộc vào người cứu đuối.

b. Khi không có dụng cụ cứu đuối, và nạn nhân bị hôn mê.

c. Tùy thuộc vào khả năng của người cứu đuối

d. Khi nạn nhân đã bắt đầu có dấu hiệu mệt.

Tổng hợp: Hoatieu.vn


5

Câu 18: Trong cứu đuối trực tiếp, nhận định nào sau đây là SAI?

a. Quan sát vị trí của người đuối nước

b. Luôn bơi thẳng đến chỗ nạn nhân để cứu đuối.

c. Tình trạng của người bị đuối nước

d. Phải biết cách giải thoát trong những tình huống bất ngờ.

Câu 19: Trong cứu đuối trực tiếp, nên dùng kiểu bơi nào để tiếp cận nạn nhân?

a. Bướm.

b. Ngửa.

c. Ếch.

d. Sải

Câu 20: Trong cứu đuối trực tiếp, nên dùng kiểu bơi nào để dìu nạn nhân vào

bờ?

a. Bơi nghiêng hoặc bơi ếch ngửa

b. Bơi nghiêng hoặc bơi sải

c. Bơi nghiêng hoặc bơi ngửa

d. Bơi nghiêng hoặc bơi bướm

Câu 21: Trong cứu đuối trực tiếp, nếu người bị đuối nước đang giẫy dụa thì?

a. Bơi nhanh tiếp cận trực tiếp

b. Thận trọng tiếp cận từ phía sau lưng

c. Chờ nạn nhân hết giãy dụa, chìm xuống mới tiếp cận

d. Dùng biện pháp làm nạn nhân ngất tạm thời để tiếp cận

Câu 22: Triệu chứng của người bị đuối nước?

a. Tím tái

Tổng hợp: Hoatieu.vn


6

b. Mặt phù, 2 mắt sung huyết

c. Miệng sùi bọt, toàn thân tứ chi lạnh

d. Tất cả đều đúng

Đáp án:
Câu 1 D Câu 6 E Câu 11 A Câu 16 C Câu 21 B
Câu 2 D Câu 7 E Câu 12 C Câu 17 B Câu 22 D
Câu 3 A Câu 8 D Câu 13 D Câu 18 B
Câu 4 B Câu 9 A Câu 14 A Câu 19 C
Câu 5 C Câu 10 B Câu 15 A Câu 20 A

Tổng hợp: Hoatieu.vn

You might also like