Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TPHCM

KHOA MÁY TÀU THỦY

-----o0O-----

HƯỚNG DẪN
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TPHCM - 2018
1

LỜI MỞ ĐẦU
Thân gửi các em sinh viên khóa 2014-2019,

Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học giao thông vận tải TPHCM,
các em đã tích lũy được một khối lượng kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng để
có thể bước những bước chập chững đầu tiên vào đời. Đây là giai đoạn các em cần
thực tế hóa các kiến thức của mình qua các đợt thực tập tốt nghiệp tại các cơ quan
doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác tàu biển. Đợt thực tập tốt nghiệp này được
sắp xếp nhằm củng cố, hệ thống, tổng hợp những kiến thức đã được trang bị trong
quá trình đào tạo ở trường. Giúp các em nâng cao hơn một bước kĩ năng vận dụng
thực hành, khai thác hệ thống động lực trên tàu thủy. Đồng thời qua đợt thực tập dài
ngày trong môi thực tế, tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với điều kiện công tác
chuyên môn, với các nhiệm vụ tổ chức quản lý kỹ thuật của người sĩ quan máy, tập
hợp các số liệu kĩ thuật phục vụ đề tài tốt nghiệp và trong điều kiện có thể từng
bước đi sâu tìm hiểu khoa học kĩ thuật, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học. Cũng qua đợt thực tập này một phần tạo điều kiện cho sinh viên học tập
những đức tính tốt đẹp, những tác phong, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ
luật của một thuyền viên tàu biển.

Khoa máy tàu thủy rất mong các em sẽ hoàn tất thật tốt kỳ thực tập với tinh thần
trách nhiệm cao nhất, kết quả tốt nhất. Để có thể đồng hành tốt nhất cùng các em,
Ban chủ nhiệm khoa ban hành bản hướng dẫn này, mong các em sẽ đọc thật kỹ ghi
nhớ và luôn mang theo bên mình như một bản hướng dẫn xuyên suốt quá trình thực
tập của các em.

Chúc các em luôn đầy đủ sức khỏe và tinh thần để hoàn thành tốt nhiệm vụ!
2

1 HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP


Các em cần tuân thủ theo hướng dẫn về nội dung và trình bày cũng như bản đề
cương chi tiết của học phần “022109 – Thực tập sỹ quan” để có thể thu thập đầy
đủ hồ sơ tài liệu, chuẩn bị phần nội dung xúc tích, ngắn gọn và trình bày theo đúng
qui định về trình bày báo cáo thực tập.

1.1 Qui định về trình bày báo cáo thực tập

1.1.1 Về bố cục

Bài báo cáo thực tập phải được trình bày trong khoảng 40-60 trang A4 theo bố cục
như sau:

Trang bìa: “TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CON TÀU VÀ HỆ ĐỘNG
LỰC CỦA TÀU…”

Mục lục

1. Giới thiệu chung về con tàu:

 Hồ sơ chung về xuất xứ con tàu, công ty chủ quản, tính năng…

 Các thông số cơ bản của con tàu

 Bố trí chung của tàu

2. Đặc điểm kết cấu của hệ động lực:

2.1 Máy chính:

2.1.1 Giới thiệu chung về máy chính;

2.1.2 Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy chính;

2.1.3 Thông số khai thác máy chính:

2.2. Tìm hiểu đặc điểm kết cấu máy chính: (cần copy hồ sơ máy chính đầy đủ, hình
vẽ, ảnh chụp…)

2.2.1 Kết cấu phần tĩnh của máy chính

2.2.1.1 Nắp xilanh


3

2.2.1.2 Sơ mi xilanh

2.2.1.3 Khối xi lanh

2.2.1.4 Bệ đỡ chính

2.2.1.5 Ổ đỡ chính

2.2.1.6 Thân máy

2.2.2 Kết cấu phần động của máy chính

2.2.2.1 Nhóm piston

2.2.2.2 Piston

2.2.2.3 Secmang

2.2.2.4 Thanh truyền và cơ cấu con trượt

2.2.2.5 Bộ làm kín cán piston

2.2.2.6 Trục khuỷu

2.2.2.7 Ổ đỡ chặn

2.2.2.8 Trục cam

2.2.2.9 Cơ cấu truyền động

2.2.2.10 Các cơ cấu điều khiển, bảo vệ, bộ điều tốc…

2.3. Các hệ thống phục vụ máy chính

2.3.1 Hệ thống phân phối khí

Sơ đồ nguyên lý họat động của hệ thống

Nhóm các cơ cấu chính: (tìm hiểu sơ đồ, bản vẽ, hãng SX, sản lượng, nguyên lý
họat động, tháo lắp, bảo dưỡng…): Tổ hợp tua bin máy nén, sinh hàn khí tăng áp,
quạt gió phụ, hệ thống nạp, xả

2.3.2 Hệ thống nhiên liệu

Sơ đồ nguyên lý họat động của hệ thống

Nhóm các cụm chi tiết, bộ phận chính trong hệ thống (tìm hiểu sơ đồ, bản vẽ,
4

nguyên lý họat động, tháo lắp, bảo dưỡng…): Bơm cao áp, vòi phun, máy lọc ly
tâm, phin lọc, bơm cấp dầu

2.3.3 Hệ thống bôi trơn

Sơ đồ nguyên lý họat động của hệ thống

Nhóm các cụm chi tiết, bộ phận chính trong hệ thống (tìm hiểu sơ đồ, bản vẽ,
nguyên lý họat động, tháo lắp, bảo dưỡng…): Sinh hàn LO, bơm tuần hoàn, phin
lọc, máy lọc ly tâm, van tự động xả cặn, van điều tiết nhiệt độ…

2.3.4 Hệ thống làm mát

Sơ đồ nguyên lý họat động của hệ thống:

 Hệ thống làm mát bằng nước ngọt

 Hệ thống làm mát bằng nước biển

 Hệ thống làm mát trung tâm

Nhóm các cụm chi tiết, bộ phận chính trong hệ thống (tìm hiểu sơ đồ, bản vẽ,
nguyên lý hoạt động, tháo lắp, bảo dưỡng…): Sinh hàn FW, bơm nước ngọt,
nước biển tuần hoàn, van điều tiết nhiệt độ…

2.3.5 Hệ thống gió nén khởi động:

Sơ đồ nguyên lý họat động của hệ thống:

Nhóm các cụm chi tiết, bộ phận chính trong hệ thống (tìm hiểu sơ đồ, bản vẽ,
nguyên lý họat động, tháo lắp, bảo dưỡng…): máy nén gió, chai gió chính, các
trạm giảm áp và phân phối gió nén

2.4. Các máy móc thiết bị phụ phục vụ chung cho tàu:

Tìm hiểu hãng SX, các thông số hoạt động cơ bản, bản vẽ cấu tạo, hướng dẫn sử
dụng của các thiết bị sau:

2.4.1 Tổ hợp máy phát điện

2.4.2 Máy nén và chai gió

2.4.3 Máy phân ly dầu nước


5

2.4.4 Máy lọc

2.4.5 Phin lọc

2.4.6 Các loại sinh hàn và bầu hâm

2.4.7 Máy lạnh thực phẩm

2.4.8 Nồi hơi

2.4.9 Bơm các lọai

2.4.10 Máy điều hòa không khí

2.4.11 Máy lái

2.5. Các máy móc thiết bị phụ phục vụ trên boong:

Tìm hiểu hãng SX, các thông số họat động cơ bản, bản vẽ cấu tạo, hướng dẫn sử
dụng của các hệ thống, thiết bị sau:

2.5.1 Hệ thống tời neo

2.5.2 Hệ thống tời lái

2.5.3 Hệ thống cẩu hàng

2.5.4 Hệ thống bơm hàng (tàu dầu, tàu gas, tàu hóa chất..)

3. Các hệ thống an toàn tàu

Tìm hiểu đặc điểm các hệ thống, sơ đồ nguyên lý họat động, các thiết bị trong hệ
thống…

3.1 Hệ thống hút khô

3.2 Hệ thống nước dằn tàu

3.3 Hệ thống cứu hỏa

3.4 Hệ thống thông gió

3.5 Hệ thống khí trơ (tàu dầu…)

Các tài liệu cần thiết phục vụ cho báo cáo bao gồm:
6

 Máy chính, máy đèn, nồi hơi, máy lái, máy lạnh thực phẩm, điều hòa không
khí, máy nén khí, máy lọc ly tâm FO, DO, LO, các loại bơm thủy lực, bơm
nước biển, nước ngọt… (gồm tài liệu hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất,
các bản vẽ sơ đồ cấu tạo, nguyên lý…)

 Các sơ đồ hệ thống: Nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, khí nén, hút khô, dằn tàu,
cứu hỏa..

1.1.2 Về trình bày

Bài báo cáo thực tập phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ,
không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị và được
đóng bìa kính.

1.1.2.1 Soạn thảo văn bản

Báo cáo thực tập sử dụng chữ Times new Roman cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo
MSword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn
khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 2,5÷3 cm; lề dưới
2,5÷3 cm; lề trái 3÷3,5 cm; lề phải 2÷2,5cm. Số trang đánh ở giữa phía trên đầu mỗi
trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề
trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày cách này. Báo cáo thực tập được in trên
một mặt giấy khổ A4 (210 x 297mm ), dày khoảng 40 – 60 trang.

1.1.2.2 Tiểu mục

Các tiểu mục của bài báo cáo thực tập được trình bày đánh số thành nhóm chữ số,
nhiều nhất 4 chữ số với chữ số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1
nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu
mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.

1.1.2.3 Bảng biểu, hình vẽ

Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ Hình
3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn
khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “nguồn: Bộ tài chính 1996”. Nguồn trích dẫn
phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng
7

biểu ghi trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường, những
bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị
này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo
ngay phần nội dung đề cập đến bảng này lần đầu tiên.

Các bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng, dài 297 mm của trang giấy, chiều
rộng trang giấy có thể hơn 210 mm. chú ý gấp trang giấy sao cho số và đầu đề của
hình vẽ hoặc bảng của hình vẽ vẫn có thể được nhìn thấy ngay mà không phải mở
rộng tờ giấy. Cách làm này cũng giúp để tránh bị đóng vào gáy của báo cáo thực tập
phần mép gấp bên trong hoặc xén rời mất phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên
hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này. Đối với những trang giấy có chiều đứng
hơn 297 mm (bản đồ, bản vẽ…) thì có thể để trong một phong bìa cứng dính bên
trong bìa sau của báo cáo thực tập

Trong báo cáo thực tập, các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể
sao chụp lại; có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng
trong văn bản báo cáo thực tập. Khi đề cập đến bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số
của hình vẽ và số của bảng biểu đó, ví dụ “… được nêu trong bảng 4.1” hoặc “(xem
hình 3.2)” mà không được viết “… được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ
thị của X và Y sau”.

1.1.2.4 Viết tắt

Không lạm dụng việc viết tắt trong báo cáo thực tập. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ
hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong báo cáo thực tập. Không viết tắt những
cụm từ dài, những mệnh đề; Không viết tắt những cụm từ xuất hiện ít trong báo cáo
thực tập. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức … thì được
viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu báo cáo
thực tập có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp thứ tự
ABC) ở phần đầu báo cáo thực tập.
8

2 HƯỚNG DẪN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG


Sinh viên cần đọc thật kỹ hướng dẫn về an toàn lao động trong mục này, kết hợp
với các kiến thức lý thuyết cũng như thực hành đã được trang bị trong quá trình học
để bảo đảm an toàn trong quá trình đi thực tập cũng như trong các công việc cụ thể:

2.1 Qui định chung về an toàn lao động

Việc tuân thủ các nội quy an toàn xưởng cũng như trên tàu không chỉ giúp cho
người vận hành máy móc được an toàn mà còn giúp cho người chủ sở hữu máy móc
thiết bị cơ khí giảm thiểu các thiệt hại về vật chất. Xin nhấn mạnh việc để xảy ra
các tai nạn lao động phần lớn là do ý thức chủ quan của con người là chủ yếu chứ
đừng nên đổ lỗi cho máy móc, hoàn cảnh lao động. Vì thế sinh viên phải nắm rõ các
nội quy an toàn và tham gia đầy đủ các khóa học an toàn được tổ chức tại nhà máy
hoặc trên tàu.

1. Phải mặc quần áo bảo hộ và trang thiết bị an toàn một cách gọn gàng và
đầy đủ phù hợp với công việc được giao.

2. Có tinh thần trách nhiệm về an toàn bản thân và an toàn cho các đồng
nghiệp.

3. Suy nghĩ cẩn thận và làm việc an toàn mọi lúc mọi nơi.

4. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng cháy và chữa cháy

Ngoài ra, tùy theo công việc được giao, sinh viên tham khảo thêm trong sổ tay an
toàn cụ thể đính kèm tài liệu này.

2.2 Cam kết

Tên em là: …………………………………. Sinh ngày:……./……/………………..

MSSV:………………………………………Sinh viên lớp:…………………………

CMND/CCCD:……………………………...Nơi cấp: ………………………………

Em xin cam kết đã đọc đầy đủ các hướng dẫn trên, em sẽ chấp hành đầy đủ các qui
định về an toàn tại nơi thực tập để bảo đảm an toàn trong quá trình thực tập.

Sinh viên ký tên:…………………………….

You might also like