Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Trường THPT Trần Khai Nguyên

2021-2022

NHẬT KÝ ĐỌC THƠ


Ngô Ngọc Thùy Trang Lớp: 12A6
Gv: Nguyễn Hà Bích Vân
MỤC LỤC
I. Tác giả và tác phẩm 3
1. Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến 3
a. Tác giả: 3
b. Tác phẩm: 3
2. Xuân Quỳnh và tác phẩm Sóng 3
a. Tác giả: 3
b. Tác phẩm: 4
II. Nhật ký đọc thơ 4
a. Tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) 4
1. Hình ảnh 4
2. Từ hay 5
3. Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả 5
4. Kết cấu/Bố cục/Mạch cảm xúc 6
5. Nhân vật trữ tình/Chủ thể trữ tình/Tình cảm trữ tình 7
6. Quan điểm 8
7. Giải thích 8
8. Điểm thơ/Phê bình 8
9. Phần đặc sắc của bài thơ 9
10. Bản thân và bài thơ 9
b. Tác phẩm Sóng (Xuân Quỳnh) 9
1. Hình ảnh 9
2. Từ hay 11
3. Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả 11
4. Kết cấu/Bố cục/Mạch cảm xúc 12
5. Nhân vật trữ tình/Chủ thể trữ tình/Tình cảm trữ tình 12
6. Quan điểm 13
7. Giải thích 13
8. Điểm thơ/Phê bình 13
9. Phần đặc sắc của bài thơ 14
10. Bản thân và bài thơ 14

2
I. Tác giả và tác phẩm
1. Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến
a. Tác giả:
- Quang Dũng (1021-1988), tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây (nay
thuộc Hà Nội)
- Con người tài hoa: không chỉ là một nhà thơ, ông còn sáng tác văn xuôi, vẽ
tranh và soạn nhạc.
- Hồn thơ ông phóng khoáng, lãng mạn, giàu chất họa, giàu chất nhạc.
- Con người tài tử: đam mê vẻ đẹp mới lạ như chính thơ ông vậy.
- Các tác phẩm chính: Mây đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ
văn, 1988).
b. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947,
phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào. Bao gồm thanh niên Hà Nội,
học sinh, sinh viên (như Quang Dũng). Mang trong mình tinh thần chiên đấu lạc
quan, dũng cảm dù cuộc sống chiến đấu rất gian khổ. Cuối năm 1948, Quang
Dũng chuyển đơn vị, tại Phù Lưu Chanh. Và ông viết ra bài thơ Nhớ Tây Tiến, khi
in ông đổi tên thành Tây Tiến.
- Nhan đề:

Nhớ Tây Tiến Tây Tiến

Là tiếng gọi luôn hiện hữu, thành


Là một hồi ức, là quá khứ đã qua.
một phần máu thịt của chính mỗi
người lính Tây Tiến.

=> Gọn hơn, chắc hơn nhưng vẫn tạo nên một sức dư lan tỏa.

2. Xuân Quỳnh và tác phẩm Sóng


a. Tác giả:
- Xuân Quỳnh (1942-1988), tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, chị có tuổi
thơ đầy bất hạnh: mồ côi mẹ, thiếu thốn tình cảm. Khi trưởng thành, chị lại vất
vả cơm áo, trắc trở tình duyên.
- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà
thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ.

3
Đặc điểm sáng tác

Nội dung: Nghệ thuật:

Tiếng lòng của


người phụ nữ Khao khát tình Ngôn ngữ thơ Giọng thơ da
trắc ẩn - hồn yêu chân thành, bình dị, đời diết, khắc khoải
nhiên, tươi tắn - mãnh liệt và thường, giàu và phấp phỏm
đằm thắm da nhạy cảm, lo âu hình ảnh biểu âu lo.
diết trong khát trước những phai cảm.
vọng về hạnh tàn, đổ vỡ.
phúc bình dị.

- Tác phẩm chính: thơ Tơ tằm – Chồi biếc (in chung, 1963), Hoa dọc chiến hào
(1968), Gió Lào cát trắng (1974), Tự hát (1984), Hoa cỏ may (1989),…
b. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: 1967, trong chuyến đi thực tế tại biển Diêm Điền (Thái
Bình), in trong Hoa dọc chiến hào (1968).
- Sóng như một bông hoa nở dọc chiến hào giữa những năm chống Mỹ ác liệt.
- Chủ đề: tình yêu.
- Nhan đề: Sóng – vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu
sắc. Xuân Quỳnh mượn hình tượng sóng để diễn tả tâm trạng, những sắc thái
tình cảm vừa phong phú phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của trái tim đang rạo rực
khao khát yêu thương.

II. Nhật ký đọc thơ


a. Tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng)
1. Hình ảnh
Đọc và cảm nhận bài thơ Tây Tiến, trong đầu tôi hiện ra hình ảnh con đường
hành quân của những người lính Tây Tiến giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, nguy
hiểm và đầy gian lao. Qua các hình ảnh đầy nguy hiểm của núi rừng: “sương
lấp”; dốc “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”; “thác gầm thét”; “cọp trêu
người” (SGK/88) đã làm cho hình ảnh người lính Tây Tiến trở nên vừa hào hùng,
bi tráng, vừa lãng mạn, tài hoa.
Sở dĩ hình ảnh ấy hiện ra trong tôi là vì chính tôi đã bị nét oai hùng, kỳ vĩ của
những người chiến sĩ đang trên đường hành quân thu hút. Tôi có thể phần nào
cảm nhận được sự vĩ đại của những con người trẻ tuổi không ngại nguy hiểm,
luôn hết mình vì lý tưởng của mình.

4
2. Từ hay
Khi đọc bài thơ, tôi thấy trong bài thơ có những từ ngữ hay, độc đáo, sống động,
chúng làm cho tôi muốn ghi lại và chia sẻ đến cho mọi người:
“heo hút” (SGK/88)
Một từ láy mang đến cho người đọc cảm giác cô quạnh, không dấu chân người.
Một từ ngữ giúp tôi cảm nhận sâu sắc cái lạnh lẽo hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.
“đuốc hoa” (SGK/88)
Bắt nguồn từ chữ Hán "hoa chúc" vốn là một từ cổ để chỉ nến thấp trong đêm tân
hôn của vợ chồng. Nhưng ở đây đã được Quang Dũng sử dụng rất khéo léo như
nói về tình keo sơn quân dân gắn bó, làm cho từ ngữ ấy càng trở nên ấm áp,
thiêng liêng.
Bên cạnh đó, tôi cũng thấy bài thơ có những từ ngữ lạ, gây khó hiểu cho tôi. Do
đó tôi đã tìm hiểu thêm về nó:
“mùa em” (SGK/88)
Tôi đọc được một bài viết trên diễn đàn văn học, đã có nhiều người cho rằng
"mùa em" không ổn và có người đã khẳng định bản gốc của nó là "mùi em" một
từ ngữ tuy trần trụi mà chân thật từ góc nhìn của một người lính. Vì không tìm
được bản gốc của bài thơ nên tôi muốn chia sẻ đến các bạn để có thêm thông tin
và sự giải thích cho từ ngữ này.
(link bài viết)
3. Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả
Quang Dũng sử dụng từ ngữ đặc biệt, khắc họa rõ nét chúng trong lòng người
đọc, làm tôi ước được viết như vậy. Trong nhật ký này, tôi sẽ ghi lại các ví dụ về
những điều đặc biệt như thế mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để cùng chia sẻ
đến các bạn:

5
- Thơ Quang Dũng là sự kết hợp hài hòa chất lãng mạn (thể hiện ở cái tôi tràn
đầy cảm xúc của nhà thơ. Thiên nhiên miền Tây qua ngòi bút của tác giả đã thể
hiện lên một vẻ đẹp rất độc đáo và mới mẻ, một vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng,
hoang sơ mà ấm áp) và tinh thần bi tráng (thể hiện ở Tây Tiến không hề che dấu
cái bi, bài thơ nói nhiều về mất mát nhưng không bi lụy mà được thể hiện bằng
giọng điệu, màu sắc tráng lệ, hào hùng) làm nên linh hồn của bài thơ, tạo cho
người lính Tây Tiến một vẻ đẹp độc đáo.
- Ngôn ngữ thơ giàu chất nhạc và giàu chất họa:
"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
.......
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" (SGK/88)
Sở dĩ thủ pháp nghệ thuật trên làm cho tôi ấn tượng bởi vì nó đã làm nổi bật lên
sự hiểm trở, trùng điệp, hoang dại và độ cao ngất trời của núi đèo Tây Bắc. Từ đó
khẳng định giá trị của người chiến sĩ trẻ với mong muốn được khám phá bản thân.

4. Kết cấu/Bố cục/Mạch cảm xúc


- Bài thơ Tây Tiến được chia làm 4 đoạn, tạo nên một bố cục rất tự nhiên theo
dòng cảm xúc gắn với nỗi nhớ Tây Tiến của tác giả, khi thì như những đợt sóng
tình cảm trào dâng, khi sâu lắng:
Đoạn 1: Nhớ về chuyện học đường của đoàn quân Tây Tiến đầy gian khổ.
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ơi!
....
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Đoạn 2: Nhớ về những kỷ niệm đầm ấm thấm đẫm tình quân dân và vẻ đẹp thơ
mộng tiềm ẩn của sông nước Tây Bắc.
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
.....
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
Đoạn 3: Nhớ về những người chiến sĩ quả cảm, mang trong mình lý tưởng và khát
vọng lớn lao. Một tượng đài về người lính Tây Tiến không những oai hùng mà
cũng rất đa cảm, hào hoa.
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
....
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
Đoạn 4: Lời ước hẹn mãi gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
….
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

6
- Mạch cảm xúc bài thơ đi từ nỗi nhớ khôn nguôi với những ngày tháng hành quân
cùng đồng đội cùng những kỉ niệm gắn bó bên nhau tới khung cảnh hùng vĩ
nhưng cũng rất đỗi thơ mộng của núi rừng Tây Bắc.
- Kết cấu của bài thơ giống như một chuỗi những làn sóng cảm xúc:

Đoạn 2: Đoạn 3:
Đoạn 1: Đoạn 4:
Nhẹ nhàng, Tiếp tục
Trào dâng Sâu lắng
lắng động. tuôn trào

5. Nhân vật trữ tình/Chủ thể trữ tình/Tình cảm trữ tình
Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả đã thể hiện cái tôi trữ tình của mình thông qua
hình tượng người lính hào hoa, lãng mạn, dấn thân vào trận chiến với lòng quyết
tâm, ước mơ cao cả. Một con người trẻ tuổi với khát vọng của “trai thời loạn”.

Biểu tượng thương nhớ:


+ Nỗi nhớ giăng mắc, mênh mang về người, về
cảnh, về những kỉ niệm ở đoàn quân Tây Tiến.

Nét vẽ hào hùng:


+ Dáng vẻ người lính tuy “ốm” mà không “yếu”
Nhân vật trữ tình => hình tượng rất đỗi oai hùng.
(người lính Tây Tiến) + Tinh thần chiến đấu: quật cường đối mặt với
khó khăn, thử thách, không chối bỏ mà chủ
động đón nhận một cách đầy kiêu bạc.

Nét vẽ hào hoa:


+ Tâm hồn lãng mạn mà không một gian khổ nào
có thể làm chai sạn.
+ Giấc mơ về Hàn Nội
+ Cái nhìn thiên nhiên Tây Bắc một cách say mê,
mong muốn trải nghiệm.
+ Cái nhìn con người Tây Bắc đầy mê đắm, nghĩa
tình.

7
6. Quan điểm
Khi đọc và tìm hiểu về cảm xúc của nhân vật trữ tình, tôi cảm thấy tác gải đã bộc
lộ hết các cảm xúc, tâm trạng cá nhân của chính ông và những người lính Tây
Tiến. Từ khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và cách diễn tả những khó khăn, thử
thách đã làm nổi bật lên khí phách anh dũng, tài hoa của người chiến sĩ Tây Tiến
nên tôi không còn gì để thêm và chỉnh sửa bởi vì vẻ đẹp của bài thơ đã được
Quang Dũng đã khắc họa một cách tuyệt vời nhất.

7. Giải thích
Khi đọc bài thơ, tôi đã nhận ra vài điều mà tác giả muốn người đọc ghi nhớ đến, tôi
sẽ ghi lại những điều ấy để cùng chia sẻ với các bạn đọc:
Hình tượng người chiến sĩ trẻ kiên cường, bất khuất, mang vẻ đẹp lãng và bi tráng.
Những con người vĩ đại đã ngã xuống vào tuổi đời còn rất trẻ để góp phần mang
lại cuộc sống đủ đầy cho chúng ta ngày nay.
Và có lẽ hình ảnh những người lính sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong lòng tôi,
các anh đã dâng hiến đời mình vì khúc khải hoàn ca của cả dân tộc:
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi 20 làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi Tổ quốc?”
(Trường ca những người đi tới biển)
8. Điểm thơ/Phê bình
Khi đọc và ngẫm nghĩ về bài thơ, tôi cảm thấy có những câu thơ, câu chữ thật khó
để nắm bắt ý của nó một cách rõ ràng. Có rất nhiều nội dung hay và ẩn ý trong
từng câu chữ mà có lẽ sẽ rất khó để có thể khai thác hết được.
Thế nào là "hồn lau nẻo bến bờ"? Những bờ bông lau phất phơ theo gió dường như
ẩn chứa linh hồn chăng.
Thế nào là "mùa em thơm nếp xôi"? Là đại diện cái đẹp của những cô gái Thái hay
đã diễn tả cái không khí giao mùa của bản làng Mai Châu khi đoàn quân Tây Tiến
đến.
Ngoài những điểm khó hiểu đó bài thơ Tây Tiến đã làm tôi phải thốt lên: " Làm sao
những câu thơ để có thể tuyệt vời đến thế!" Tôi rất thích cái cách mà tác giả tả về
người lính với căn bệnh sốt rét-căn bệnh đã giết chết nhiều người lính hơn cả chiến
tranh. Nói được lính "ốm" mà không thấy lính "yếu". Tạo nên nét đẹp oai hùng của
người lính. Và cả các cách Quang Dũng nói về sự hi sinh của những người chiến sĩ,
bài thơ nói nhiều về mất mát nhưng không thể bi lụy mà càng làm nổi bật lên vẻ
đẹp hào hùng kỳ vĩ của hình tượng người lính Tây Tiến.

8
9. Phần đặc sắc của bài thơ
Bài thơ Tây Tiến đã để lại ấn tượng đối với tôi, trong đó có những câu thơ mà tôi
cho là đặc sắc nhất, tôi sẽ ghi lại để chia sẻ nó đến các bạn:
"Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" (SGK/89)
Có thể nói đây là nguyên nhân sâu xa của lòng dũng cảm trong người lính Tây
Tiến. Một giấc mơ hoa niên về Hà Nội thoáng qua. Dẫu Tây Tiến có làm cho những
người chiến sĩ mê đắm đến đâu thì cũng không thể làm cho họ quên được một góc
Hà Nội trong trái tim.
"Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành" (SGK/89)
Hai câu thơ như sự đưa tiễn của Quang Dũng gửi đến những người đồng đội đã
anh dũng hi sinh. Áo bào là áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa, hình ảnh áo
bào đã làm sang trọng cái chết của người chiến sĩ. Một cái chết vinh dự mà chỉ
người lính Tây Tiến mới có. Sông Mã gầm lên khúc tráng ca để đưa tiễn người bạn
tri kỷ của mình.

10. Bản thân và bài thơ


Sau khi đọc bài thơ, hình ảnh người lính kiên cường, sống hết mình vì lý tưởng của
mình, những con người không hề nao núng trước khó khăn hay sợ hãi cái chết đã
khiến tôi nghĩ rất nhiều về bản thân mình. Tôi sẽ viết ra trong nhật ký và kể lại cho
các bạn ý tưởng của tôi từ bài thơ:
Trong cái tuổi còn đang phân vân với tương lai và cuộc đời của mình, các anh đã
làm tôi thấy nhận ra mình nên làm gì sau khi thi đại học. Tôi muốn trở thành một
người có thể cống hiến cho đất nước. tôi phải cố gắng hơn nữa, học tập và phấn
đấu để trở thành một người có thể giúp ích cho xã hội và chung tay với thế hệ trẻ
phát triển đất nước Việt Nam sánh ngang với các cường quốc năm châu. Khi tôi
viết nhật kí đọc thơ này, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã tiếp thêm cho tôi
nhiệt huyết và năng lượng để tiếp tục cố gắng vì lý tưởng của mình.

b. Tác phẩm Sóng (Xuân Quỳnh):


1. Hình ảnh
Ngay từ nhan đề bài thơ, tôi đã thấy hình ảnh những con sóng nhấp nhô khó hiểu
của biển cả. Hình ảnh con sóng rất đặc biệt đối với tôi, màu xanh biếc của sóng
biển hòa cùng bọt biển trắng xóa mang đến cho tôi cảm giác rất đỗi yên bình và tự
do. Những con sóng vồ lấy bờ không hề có quy luật, lúc thì "dữ dội" lúc thì "dịu
êm". Hình ảnh những con sóng tự do ấy là vẻ đẹp hoàn hảo nhất đối với tôi, làm
cho tôi cảm thấy ngất ngây, rung động.

9
Sở dĩ tôi vẽ hình ảnh này là vì bài thơ có nhan đề là Sóng và hình tượng sóng biển
đã được Xuân Quỳnh đan cài khéo léo cùng tình cảm của nhân vật em xuyên suốt
bài thơ. Một hình ảnh có thể khiến tôi cảm nhận được tiếng lòng của người con gái
khi yêu cũng như khát vọng một tình yêu chân thành của tác giả.

10
2. Từ hay
Ngoài những hình ảnh đẹp cho một bài thơ hay thì không thể không kể đến các từ
ngữ hay, độc đáo. Tôi sẽ viết ra trong nhật ký này để cùng chia sẻ với các bạn
những từ ngữ tôi tâm đắc nhất trong bài thơ:
"Sông", "sóng", "bể" (SGK/155)
Những từ này sẽ rất đơn điệu khi đứng một mình nhưng khi chúng kết hợp lại với
nhau sẽ bổ sung cho nhau và làm nên ý nghĩa rất độc đáo, thể hiện được sâu sắc
nỗi lòng người con gái đang yêu. Sông và bể tạo nên đời sóng và chỉ khi ra với biển
khơi rộng lớn sóng mới có cuộc đời của riêng mình. Như bản chất của người con gái
khi yêu, từ bỏ không gian nhỏ bé để vươn ra, khám phá chính bản thân mình. Sở dĩ
tôi thích những từ ngữ này vì chúng thể hiện được hình ảnh một cô gái bản lĩnh
trong tình yêu, bản thân tôi thì không được như thế, nên tôi rất ngưỡng mộ cách
Xuân Quỳnh thể hiện tình yêu.
"bồi hồi" (SGK/155)
Là từ ngữ diễn tả trạng thái trong lòng bất định, ẩn chứa cảm xúc khó hiểu của
người con gái khi yêu. Một từ ngữ khắc họa thật rõ ràng những đặc điểm cảm xúc
của tình yêu, có cái nôn nao, xao xuyến, có những nỗi da diết, khắc khoải ẩn hiện
trong tim.

3. Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả


Tác giả sử dụng những từ ngữ đặc biệt, khắc họa rõ nét chúng trong lòng người
đọc làm tôi ước được viết như thế, trong nhật ký này tôi sẽ chia sẻ đến các bạn điều
tôi cho là đặc biệt trong tác phẩm:
- Xây dựng hình ảnh sóng, vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ:
"Sóng" và "em"
Sóng là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tả thực. Sóng là hình ảnh đại diện cho sóng
lòng của "em" trong tình yêu, tuy hai mà một, vừa song hành tồn tại, vừa đan cài
quấn quýt, hòa quyện. Xuân Quỳnh đặt lòng mình trên từng con sóng, khám phá
đến tận cùng những cung bậc cảm xúc của người con gái đang yêu. Bởi vậy sóng
đã trở thành biểu tượng vĩnh cửu cho tình yêu của Xuân Quỳnh.
- Nhịp điệu thơ độc đá, giàu sức liên tưởng: thể thơ 5 chữ, nhịp ngắn linh hoạt.
Tôi thích cách Xuân Quỳnh lựa chọn thể thơ 5 chữ cho bài thơ sóng. Kết hợp với sự
đa dạng về cách ngắt nhịp (2/3;1/4;3/2), sử dụng các cặp từ trái nghĩa:
"dưới lòng sâu" & "trên mặt nước"
"ngày" & "đêm"
"dữ dội" & "dịu êm"
"ồn ào" & "lặng lẽ" (SGK/155)
làm cho âm điệu bài thơ sôi nổi trầm bổng ngụp lặn như từng con sóng vỗ.

11
4. Kết cấu/Bố cục/Mạch cảm xúc
- Bố cục bài thơ được chia làm 4 phần:
Phần 1 (khổ 1+2): đặc tính của sóng và khát vọng tình yêu tuổi trẻ.
Phần 2 (khổ 3+4): suy tư về ngọn nguồn của sóng-cội nguồn của tình yêu.
Phần 3 (khổ 5+6+7): sóng với nỗi nhớ, sự thủy chung trong tình yêu.
Phần 4 (khổ 8+9): suy tư về cuộc đời và khát vọng tình yêu bất tử.
- Kết cấu của bài thơ theo kiểu kết cấu song hành, sánh đôi của hai hình tượng trữ
tình "sóng" và "em" thể hiện sự đồng điệu giữa sóng biển và sóng lòng của người
con gái đang yêu.
- Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ cảm giác khát vọng được yêu thương của một tâm
hồn đã trải qua nhiều đổ vỡ => Nỗi băn khoăn về cội nguồn của sóng-cội nguồn
của tình yêu => Cảm xúc dâng trào mãnh liệt, nỗi nhớ cất thành thơ => Khát vọng
về một tình yêu bất tử.

5. Nhân vật trữ tình/Chủ thể trữ tình/Tình cảm trữ tình
Khi đọc một bài thơ tôi luôn chú ý tới cảm xúc trữ tình trong bài thơ, cách mà tác
giả truyền tải cảm xúc mình vào từng câu chữ. Trong bài thơ Sóng Xuân Quỳnh đã
thể hiện cái tôi trữ tình của mình qua hai hình tượng-hai nhân vật trữ tình là "sóng"
và "em" sự song hành của hai hình tượng "sóng" và "em" đã bổ sung cho nhau,
đan cài quấn quýt xuyên suốt bài thơ. Xuân mượn hình tượng sóng để trực tiếp thổ
lộ tâm sự và khẳng định niềm tin yêu vô bờ vào tình yêu thủy chung, son sắt.

Hình tượng em:


+ Mạnh mẽ, chủ động,
Hình tượng sóng:
táo bạo, hồn nhiên và
+ Sự thống nhất trong
cháy bổng.
các đối cực.
+ Nhạy cảm, ấu lo Nhân vật trữ tình + cội nguồn bí ẩn, ấm
trước bất trắc của "sóng" và "em" điệu phong phú.
cuộc đời và sự mỏng
+ Trạng thái luôn xao
manh của tình yêu.
động, luôn hướng về bờ.
+ Khát vọng được là
mình, được bất tử
trong tình yêu.

12
6. Quan điểm
Khi đọc về tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình, tôi nhận thấy tất cả cảm xúc
của Xuân Quỳnh đã được thể hiện qua nhân vật trữ tình và trong từng câu thơ nên
tôi sẽ không chỉnh sửa gì thêm. Mặt khác, là vì tôi trân trọng thơ của chị, thơ của chị
nhất quán suốt đời với sự chân thật trong xúc cảm và hết sức tự nhiên trong nghệ
thuật thi ca. Bởi chị “sống tức là phải viết, nói được niềm vui nỗi khổ của mình, tôi
cảm thấy có cái sung sướng không mấy ai có! Như người khác không được yêu,
mình được yêu. Như người khác chỉ biết im lặng mà mình biết nói, và nói lên được
thành tiếng”.

7. Giải thích
Theo dòng cảm xúc mãnh liệt sau khi đọc và cảm nhận bài thơ Sóng của nữ thi sĩ
Xuân Quỳnh. Tôi đã hiểu sâu hơn về ý nghĩa, nội dung và thông điệp mà chị muốn
gửi gắm qua bài thơ.
Tôi có tìm hiểu về cuộc đời đầy trắc trở của chị. Dù trải qua nhiều đổ vỡ, thơ của chị
vẫn hồn nhiên và vui tươi như thiếu nữ mới biết đến yêu và tin vào tình yêu bất diệt.
Đọc bài thơ tôi như có thể cảm nhận được một nguồn năng lượng, sức sống và niềm
tin mãnh liệt và tình yêu. Có lẽ đó chính là lời động viên của chị muốn gửi đến những
cô gái đang yêu, dù đang ở tuổi xanh xuân phơi phới hay đã xây xước rất nhiều do
đổ vỡ. Từng câu thơ như đánh thức tôi, khơi dậy trong tôi một cảm xúc muốn yêu và
được yêu. Nó làm tôi nhận ra rằng yêu chính là hi sinh, giữ gìn và thấu hiểu.

8. Điểm thơ/Phê bình


Khi đọc bài thơ tôi cảm thấy rất yên bình và yêu đời hơn. Thơ Xuân Quỳnh đã làm
cho tôi phải thốt lên rằng thơ của chị thật sâu lắng mà cũng rất đỗi tự nhiên, một
người con gái vĩ đại sống hết mình vì ý chí cùng khát khao thể hiện bản ngã quyết
liệt.
Tôi thích cái cách Xuân Quỳnh ví tấm lòng người con gái đang yêu tựa như sóng
biển. Sóng gần với hình tượng biển cả. Đây là một chủ đề không mấy xa lạ, từ trước
đến nay tôi đã thấy rất nhiều nhà thơ viết về đề tài này, nhưng đa số là các nhà thơ
nam. Vì hình ảnh sóng biển thường mạnh mẽ, dữ dội, dễ dàng bộc lộ, phù hợp với
hình ảnh chủ động của người con trai trong tình yêu. Còn người con gái thường sẽ e
dè, rụt rè, thận trọng. Xuân Quỳnh là trường hợp hiếm thấy, nữ nhà thơ hiếm hoi
"đủ bản lĩnh làm thi sĩ" khi dùng sóng để so sánh tình yêu của mình.
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.” (SGK/156)

13
Khổ thơ này gợi cho tôi nhớ đến câu chuyện cổ tích Nàng tiên cá, tuổi thơ ai mà chả
biết qua câu chuyện này, nhân vật nàng tiên cá trong truyện cũng đã yêu hết mình,
nguyện ý đánh đổi giọng nói-giọng hát tuyệt diệu của mình để theo đuổi tình yêu.
Nhưng đáng tiếc thay tình yêu ấy lại không thành, nàng không đành lòng găm con
dao sắt vào tim chàng quàng tử mà chấp nhận tan thành bọt biển. Tôi nhìn thấy
đâu đó bóng hình của Xuân Quỳnh ở đây, mạnh mẽ, bản lĩnh theo đuổi tình yêu. Chị
chấp nhận yêu và trả giá cho tình yêu và lý tưởng của riêng mình. Mặc cho đã nếm
trải nhiều đổ vỡ, Xuân Quỳnh vẫn tin và yêu hết mình.

9. Phần đặc sắc của bài thơ


Đối với các bạn trẻ dường như ai cũng biết hết đoạn thơ này:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau” (SGK/155)
Và tôi cũng thế, trước khi biết đến tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh, tôi đã nghe qua
rất nhiều về đoạn thơ đó rồi. Khi đó tôi cảm thấy những câu thơ thật hay nhưng
cũng thật khó hiểu. Nhưng khi được tìm hiểu về bài thơ, tôi nhận thấy câu thơ mang
ý nghĩa rất đẹp. Tình yêu là một thứ hữu hình, ta không thể chạm vào mà chỉ có thể
cảm nhận nó. Mà con người thì luôn băn khoăn và sợ hãi trước những thứ không
thể nắm bắt được, "em cũng không biết nữa" như một lời thú nhận thành thật đáng
yêu và đầy nữ tính của người con gái đang yêu, không biết tình yêu đã len lỏi trong
tim mình từ bao giờ.
“Hướng về anh – một phương” (SGK/156)
Điều đặc biệt làm tôi thích nhất ở câu thơ này chính là dấu gạch nối, Xuân Quỳnh
như muốn khẳng định một tình yêu duy nhất của em là anh. Khẳng định tấm lòng
son sắt, thủy chung trong tình yêu. Tâm hồn sẽ mãi hướng về người yêu như những
con sóng ngoài biển luôn hướng tới bờ.

10. Bản thân và bài thơ


Đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, cách chị viết về tình yêu đã làm cho tôi nghĩ về
cuộc sống của bản thân mình. Tuổi trẻ ai mà chẳng có tình yêu cho riêng mình, và
tôi cũng thế, tôi cũng đang yêu và được yêu. Tôi rất ngưỡng mộ cách mà Xuân
Quỳnh yêu hết mình, chủ động và bản lĩnh trong tình yêu vì dù trong tình yêu hay
cuộc sống tôi vẫn luôn là một con người thụ động, dù chưa trải qua nhiều tổn
thương nhưng tôi vẫn sợ bị tổn thương. Nhưng sau khi đọc bài thơ Sóng, tôi cảm
thấy như mình được tiếp thêm niềm tin vào tình yêu, vì tình yêu sẽ tiếp thêm cho ta
sức mạnh, có thêm nghị lực để bước qua mọi trở ngại, khó khăn trong cuộc đời.

14
Lời cuối cùng mình chân thành cảm ơn các bạn đã đọc
nhật ký.
Hãy để lại ý kiến, nhận xét của bạn lại để cùng nhau
thảo luận về nhật ký này!

Về bài nhật ký đọc: Tây Tiến - Quang Dũng

Aa

Về bài nhật ký đọc: Sóng - Xuân Quỳnh

Aa

Hãy
đọc kỹ và
để lạ
cảm i
nhận
thật
lòng
của
các b
ạn nh
é!

15

You might also like