Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

LỜI NÓI ĐẦU

Một trong những nhiệm vụ chính của chuẩn bị sản xuất là thiết kế và chế tạo
các trang thiết bị đồ gá. Thiết kế và chế tạo các trang thiết bị công nghệ có
thể chiếm tới 80% khối lượng chuẩn bị sản xuất và 10-15% giá thành sản
phẩm (giá thành máy). Chi phí cho thiết kế và chế tạo đồ gá chiếm một tỷ lệ
lớn trong tổng chi phí các trang thiết bị công nghệ. Kinh nghiệm của nhà
máy, xí nghiệp cho thấy tiêu chuẩn hóa các chi tiết đồ gá cho phép giảm
được thời gian thiết kế và chế tạo đồ gá một cách đáng kể. Như vậy đồ gá có
ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất.
Bài tập lớn môn đồ gá không chỉ giúp sinh viên hiểu sâu thêm kiến thức môn
học, hiểu và vận dụng các kiến thức về đồ gá, tính toán, lựa chọn các chi tiết
cơ cấu. Ngoài ra bài tập lớn môn đồ gá còn cực kỳ hữu ích với sinh viên để
có nền tảng tốt để làm các đồ án tiếp theo như đồ án công nghệ chế tạo máy,
đồ án tốt nghiệp, làm thực tế…..
Để hoàn thành môn học này em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thành
Nhân đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em trong quá trình học tập, hoàn thiện
bài tập lớn.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hữu Ngọc


Đại học Bách Khoa Hà Nội CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Cơ Khí Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Họ và tên: Nguyễn Hữu Ngọc


MSSV: 20187480
Lớp:
I. YÊU CẦU
1. Đề tài: Tính toán và thiết kế đồ gá chuyên dùng khoét, doa lỗ ∅ 40 của chi
tiết gối đỡ.
2. Các tài liệu ban đầu để thiết kế:
- Bản vẽ chi tiết gia công
- Lập tiến trình công nghệ gia công chi tiết
- Bản vẽ sơ đồ nguyên công, cần tính toán thiết kế đồ gá
3. Nội dung tính toán và thiết kế đồ gá khoét, doa.
3.1 Nêu nhiệm vụ của đồ gá phay
3.2 Vẽ sơ đồ gá đặt
3.3 Tính lực kẹp W
3.4 Chọn cơ cấu sinh lực Q
3.5 Nghiệm bền cơ cấu
3.6 Tính sai số chế tạo đồ gá εct
3.7 Nêu yêu cầu kỹ thuật của đồ gá
3.8 Chọn, vẽ cữ so dao và các cơ cấu khác
3.9 Thao tác đồ gá
4. Vẽ bản vẽ đồ gá trên khố giấy A3
II. NỘI DUNG
3.1 Nêu nhiệm vụ của đồ gá phay
- Thiết kế đồ gá cho nguyên công 4: phay 2 mặt đầu
- Đảm bảo định vị đủ số bậc tự do cần thiết
- Đảm bảo đồ gá dễ tháo lắp, phù hợp với sản xuất hàng loạt lớn.
- Đảm bảo tính toán đủ lực kẹp
- Đảm bảo tính đơn giản của đồ gá, dễ dàng lắp ráp lên máy công cụ.
3.2 Vẽ sơ đồ gá đặt
Sau khi có chuẩn tinh ta tiến hành định vị như sau:
- Định vị mặt đáy lên phiến tỳ hạn chế 3 bậc tự do
- Sử dụng chốt trụ ngắn cho lỗ ∅ 16 hạn chế 2 bậc tự do
- Sử dụng chốt trám cho lỗ ∅ 16 còn lại(chéo với ∅ 16 đã định vị) hạn chế 1
bậc tự do
1
Sơ đồ định vị cụ thể như sau:

3.3 Tính lực kẹp W


Xác định phương, chiều và điểm đặt của lực cắt, lực kẹp.
Phương lực kẹp : vuông góc với mặt đáy.
Điểm đặt lực : tâm mặt đầu lỗ tra dầu.

 Xác định mô men cắt Mx và lực dọc trục P0.


Mô men xoắn Mx :

2
q x y
M x =10. C M . D . t . S . K p

¿ 10.0,085 .39,887 0 . 1,060,75 . 1,050,8 .1,03=0,95 Nm .

Với : CM = 0,085 ; q = 0 ; x = 0,75 ; y = 0,8. Bảng 5-32 sổ tay CNCTM 2


Kp = KLV = 1,03.
Lực chiều trục P0 :
q x y
P0=10. C P . D .t . S . K p

¿ 10.23,5 .39,887 0 . 1,061,2 . 1,050,4 .1,03=265 N .

Với : CM = 23,5 ; q = 0 ; x = 1,2 ; y = 0,4. Bảng 5-32 Sổ tay CNCTM 2

Kp = KLV = 1,03. Bảng 5.9


Công suất cắt Ne :
M x .V 0,95.176,2
N e= = =0,017 kW .
9750 9750

 Xác định lực kẹp chặt :


 Mô men gây lật do lực dọc trục P0 và mô men xoắn Mx gây ra :
 Do P0 gây ra :
M1 = P0.100 = 265.100 = 26500Nmm.
 Do Mx gây ra :
2. M x 2.0,95.1000
M2 = .160= .160=7622 Nmm.
D 39,887

 Lực kẹp cần thiết :


M 1+ M 2 265000+7622
W= .K= . K=341,22 K ( N ) .
100 100

Với : K – hệ số an toàn theo công thức :


K = K0. K1. K2. K3. K4. K5. K6

Trong đó:
K0 – hệ số an toàn trong mọi trường hợp ; K0 = 1,5.

3
K1 – hệ số kể đến lượng dư không đều,khi khoan lỗ rỗng K1 = 1,2.
K 2 – Hệ số có tính tới hiện tượng tăng lực cắt do dao mòn → K 2 = 1.
K 3 – Hệ số có tính tới hiện tượng tăng lực cắt do tính gián đoạn của quá trình
cắt → K 3 = 1.
K 4 – Hệ số có tính tới độ ổn định của lực kẹp do cơ cấu kẹp chặt gây ra →
= 1,3.
K4
– Hệ số có tính tới mức độ thuận lợi của vị trí tay vặn trên cơ cấu kẹp →
K5
= 1,2.
K5
– Hệ số tính tới momen làm lật chi tiết, được cố định trên các phiến tỳ →
K6
= 1.
K6
⟹ K = 1,5.1,2.1.1.1,3.1,2.1 = 2,8.
Do đó lực kẹp tính được:
W = 341,22.2,8 = 955,4 N = 95,54 kg.
Khi chi tiết bị trượt:
Phương trình cân bằng lực : W.f1 + Fms = K.G
 W.f1 +N/f2 = K.G
Ở đây : f1 – hệ số ma sát giữa phôi và cơ cấu kẹp, f1 = 0,18.

3.4 Chọn cơ cấu sinh lực Q


Ta chọn cơ cấu sinh lực là ren vít với tay quay để truyền lực. Được sử dụng như
trên cơ cấu ở bản vẽ trên đồ gá.
Phương của lực kẹp vuông góc với phương kích thước thực hiện nên không có sai
số kẹp chặt.
Lực Q đặt lên tay quay của ren vít có mặt kẹp thông qua miếng đệm được xác định
theo công thức:
Q=W . ¿ ¿
Đường kính của bu lông kẹp chặt là:

D≥
√ W

0,5. [ σ ] k
=
955,4
0,5.40
=10 mm

4
Chọn bu lông M12
ro: bán kính ngoài trung bình của ren vít, mm
α : góc nâng của ren vít
φo : góc ma sát trong cặp ren vít −đai ốc .
φo=6 ° 40 '
f: hệ số ma sát ở chỗ tiếp xúc phẳng của ren vít với chi tiết gia công. Hoặc của
đai ốc với vòng đệm, f=0,1-0,15
R: Bán kính mặt cầu của đầu ren vít, mm…. R=10 mm
β : góc giữa 2 đường tiếp tuyến của mặt cầu ở đầu ren vít , β=120°
thay số =¿ Q=46,9 N
3.5 Nghiệm bền cơ cấu
Các phương trình cân bằng momen:
Q. l= M1+ M2= Q1.ro+ F2. R
M1- Momen ma sát giữa mặt tiếp xúc của ren.
M2- Momen ma sát giữa mặt phẳng kẹp và mặt bị kẹp.
Q1= 2. W. tan(α +φo ¿
F2= 2.W.tanφ 1
φ 1 :là góc ma sát giữa mặt phẳng kẹp và mặt bịkẹp .
2.W . tan ( α +φo ) +2. W . R . tan φ 1
 Q=
l
= 52,22> 46,9 N
 Vậy cơ cấu đủ bền
3.6 Tính sai số chế tạo đồ gá
Lỗ Ø40+0,039 được gia công bằng dao định hình và dao định kích thước, sai số của
đồ gá không ảnh hưởng đến sai số kích thước và độ nhám của bề mặt lỗ gia công.
Lỗ Ø40+0,039 được gia công bằng dao qua bạc dẫn hướng trên phiến dẫn, vậy sai
số đồ gá ảnh hưởng đến độ không vuông góc của đường tâm lỗ so với mặt đế đồ
gá.
Sai số gá đặt được tính theo công thức :

ε gđ =⃗
ε c+ ⃗
ε k +⃗
ε dg=ε c + ε k +ε ct +ε m+ ε dc

Trong đó :
c – sai số chuẩn. c = 0 (Chuẩn định vị trùng với gốc kích thước).
k – sai số kẹp chặt. k = 0 (Phương lực kẹp vuông góc với phương kích thước).
m – sai số mòn. Sai số mòn xác định theo công thức :

5
ε m=β √ N =0 ( μm ) .

(Do độ mòn của phiến tỳ là đồng đều.)


lđ – sai số lắp đặt. lđ = 5  10 μm, chọn lđ = 10 μm.
gđ – sai số gá đặt. lđ = (0,2  0,5) = (0,2  0,5).0,05/100 = 0,02/100mm.
dc – sai số lắp đặt. dc = 0.
Sai số chế tạo cho phép của đồ gá:

[ ε ct ]=√ [ ε gđ ] −[ εc 2+ ε k 2 +ε m2 + ε dc2 ]
2

¿ √ 0,022−[ 0+0+ 0+0 ]=0,02/100 mm .

3.7 Nêu yêu cầu kỹ thuật của đồ gá


- Bề mặt làm việc của phiến tỳ nhiệt luyện đạt độ cứng HRC=50
- Bề mặt làm việc của chốt trụ, chốt trám nhiệt luyện đạt độ cứng HRC= 50
Điều kiện kỹ thuật của đồ gá:
Độ không vuông góc của đường tâm bạc dẫn so với mặt đế < 0,01/100mm chiều
dài.
Độ không vuông góc mặt phiến so với mặt đế < 0,01/100 mm chiều dài.

3.8 Chọn, vẽ cữ so dao và các cơ cấu khác


+ Cơ cấu so dao,
Ta chọn cữ so dao 1 mặt, được bắt lên thân đồ gá bằng 2 chốt và 2 vít
+ Cơ cấu dẫn hướng: dùng phiến dẫn cố định, và bạc dẫn thay nhanh.
Lý do chọn cơ cấu là bởi vì đây là 2 nguyên công khoét và doa nên dùng bạc dẫn
thay nhanh thì sẽ dễ dàng cho việc tháo lắp, tăng năng suất, mặt khác lỗ ∅ 40 là lỗ
làm việc chính nên cần độ chính xác rất cao nên ta dùng phiến dẫn cố định.

6
Bạc dẫn thay đổi nhanh

7
Phiến dẫn cố định
3.9 Thao tác đồ gá
- Cho các bề mặt lỗ ∅ 16 lắp ghép với chốt trụ và chốt trám, sau đó đưa chi tiết tiếp
xúc với bề mặt của phiến tỳ đã được lắp sẵn trên thân đồ gá bằng vít, sau khi hoàn
tất quá trình định vị thì tiến hành quá trình kẹp chặt bằng ren vít, quay tay quay thì
trục dẫn hướng sẽ mang đầu kẹp và kẹp chặt lấy chi tiết, từ đó hoàn tất quá trình
định vị và kẹp chặt.
- Sau mỗi lần khoét sẽ thao tác tháo bạc lót ở bạc thay nhanh để thực hiện bước
doa.

8
MỤC LỤC
I. YÊU CẦU...........................................................................................................1
II. NỘI DUNG.....................................................................................................1
3.1 Nêu nhiệm vụ của đồ gá phay.......................................................................1
3.2 Vẽ sơ đồ gá đặt................................................................................................1
3.3 Tính lực kẹp W...............................................................................................2
3.4 Chọn cơ cấu sinh lực Q..................................................................................4
3.5 Nghiệm bền cơ cấu.........................................................................................5
3.6 tính sai số chế tạo đồ gá.................................................................................5
3.7 Nêu yêu cầu kỹ thuật của đồ gá....................................................................6
3.8 Chọn, vẽ cữ so dao và các cơ cấu khác.........................................................6
3.9 Thao tác đồ gá.................................................................................................8

You might also like