Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

BÀI BÁI CÁO


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHÁT LƯỢNG CAO
THÍCH ỨNG VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP LẦN THỨ 4 Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bạch Tuyết


Sinh viên thực hiện: Nhóm 3

…., tháng… năm….


STT HỌ & TÊN MSSV CHỮ KÝ

1 Phan Văn Dự 2100758

2 Nguyễn Hoàng Anh 2100465

3 Nguyễn Thành Phát 2100535

4 Nguyễn Vũ Phong 2100302

5 Lê Hùng Vĩ 2100441

6 Pham Phát Đạt 2101065

7 Đặng Phát Thịnh 2101523

8 Nguyễn Hoàng Huy 2101357

9 Nguyễn Thị Ngọc Hân 2101113

10 Nguyễn Đức Huy 2100315

11 Lê Văn Lể 2100542
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHÁT LƯỢNG CAO
THÍCH ỨNG VỚI CUỘC CÁCH MANG CÔNG
NGHIỆP LẦN THỨ 4 Ở VIỆT NAM

I. Mở Đầu:

Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây
dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang đã được đặt ra đối
với Việt Nam.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là nền tảng để nền kinh tế
chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang
kinh tế tri thức; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị
trong các dây chuyền sản xuất. Đồng thời nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những
thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Các nhà kinh tế và khoa học cảnh báo, trong
cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng giữa
cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động.
Đối với Việt Nam, từ trước đến nay, nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử
dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao
động còn lạc hậu. Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi đối diện với
cuộc CMCN 4.0.
Thực tế đã chỉ ra, tuy Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, thời
kỳ mà dân số trong độ tuổi lao động cao nhất (năm 2016, lực lượng lao động của
cả nước đạt khoảng 54,4 triệu người, chiếm khoảng 58,9% tổng dân số) nhưng
nguồn nhân lực (NNL) của nước ta, nhất là NNL chất lượng cao lại thiếu hụt về
số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập về cơ cấu.
Cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói
riêng những năm qua đã có những chuyển biến rõ nét nhưng vẫn chưa được như
kỳ vọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Đối với các nước có trình
độ sản xuất phát triển, đang trong guồng quay của CMCN 4.0 thì chất lượng lao
động không còn là vấn đề lớn nhưng với nước ta hiện nay, muốn ứng dụng công
nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng NNL bắt đầu ngay từ khâu đào tạo
nghề.
II. Nội Dung:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Cơ sở lý luận chung
- Từ thời của Mác, dù chưa đề cập đến thuật ngữ “Nguồn nhân lực chất lượng
cao” nhưng C.Mác đã nêu ra quan niệm có liên quan đến vấn đề này: “Những
con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông và nắm nhanh
chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn”. Ở đây, Mác muốn nói đến
những con người có trình độ, có khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học -
kỹ thuật vào sản xuất.
Hiện nay, theo nghiên cứu trên thế giới và thực tiễn, có rất nhiều quan niệm về
Nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong “Đại từ điển kinh tế thị trường” của
Trung Quốc giải thích khái niệm nhân tài: “Là những người, trong điều kiện xã
hội nhất định, có tri thức chuyên môn nhất định, có năng lực và kỹ năng cao, với
tính lao động sáng tạo của bản thân trong điều kiện thực tiễn hoạt động xã hội,
có khả năng góp phần cống hiến nào đó đối với sự phát triển của xã hội, của
nhân loại”.
Ở nước ta, lần đầu tiên thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao xuất hiện đó là
trong Văn kiện Đảng Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X khẳng định “Phát triển
nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành”. Nó đã thể
hiện rằng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam có những điểm
mới, trong đó tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xem đó là
bước đột phá nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đồng
thời tạo sự phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.
- Những năm gần đây, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã đi sâu vào để tìm
hiểu, nghiên cứu vấn đề này và đưa ra một số quan niệm về nguồn nhân lực chất
lượng cao. Tiêu biểu như:
Trong “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,
GS.VS.TS.Phạm Minh Hạc quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao là: Đội
ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận
chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng vào điều
kiện nước ta, là hạt nhân đưa lĩnh vực của mình đi vào công nghiệp hóa, hiện đại
hóa được mở rộng theo kiểu “vết dầu loang”, bằng cách dẫn dắt những bộ phận
có trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh.
Ở trên tác giả nhấn mạnh đến “trình độ và năng lực” ,chú trọng đến chuyển giao
công nghệ.
Còn theo GS.TS.Nguyễn Trọng Chuẩn trong “Nghiên cứu văn hóa con người,
nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI” đưa ra khái niệm “một nguồn nhân lực mới” để
chỉ “lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao và nhất là có
khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản
xuất”. Tác giả chỉ chú trọng đến học vấn và chuyên môn.
Nguồn nhân lực chất lượng cao được TS.Nguyễn Hữu Dũng quan niệm trong
“Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế” là: “Nhân lực chất lượng cao là
khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề
(về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân
loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (trên đại học, cao đẳng, công
nhân lành nghề)” . Ở đây tác giả lại chú ý đến trình độ lành nghề.
- Trong tạp chí “Thông tin Chủ nghĩa xã hội - lý luận và thực tiễn”, TS.Bùi Thị
Ngọc Lan cho rằng: Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận tinh túy nhất của
nguồn nhân lực. Lực lượng này có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao,
có kỹ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi
nhanh chóng của công nghệ sản xuất, có phẩm chất tốt và có khả năng vận dụng
sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động
sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Tác giả đã đưa ra
thêm khá nhiều tiêu chí để xác định hơn.
- Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đưa ra và hiểu dưới nhiều góc
độ tùy theo nhưng tiêu chí cụ thể đặt ra, ở góc độ tổng hợp nhất ta có thể hiểu
như sau:
Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận kết tinh những gì tinh túy nhất
của nguồn nhân lực. Là bộ phận lao động có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ
thuật cao hay có kỹ năng lao động giỏi, có năng lực sáng tạo, phải có tác phong
công nghiệp và đạo đức trong nghề nghiệp. Đặc biệt là khả năng thích ứng
nhanh, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn, biết vận dụng tri thức, kỹ
năng và kinh nghiệm đã được đào tạo và tích lũy trong quá trình lao động nhằm
đem lại kết quả sản xuất với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
nguồn nhân lực chất lượng cao chính là lực lượng cốt lõi cả trong hai mặt số
lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao có lực
lượng nòng cốt là những công nhân lành nghề - những người trực tiếp sản xuất
hàng hoá và cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng cả ở trong nước và nước
ngoài. Do đó, họ phải có một trình độ trí tuệ nhất định để tiếp thu và làm chủ
được công nghệ tiên tiến. Hơn thế nữa, với những tri thức khoa học và những
kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình sản xuất trực tiếp, người công nhân
không những sử dụng các công cụ lao động hiện có, mà còn có thể sáng chế ra
những tư liệu lao động mới, hoàn thiện kỹ thuật và phương pháp sản xuất. Lực
lượng lao động “đầu tàu”của nguồn nhân lực chất lượng cao là đội ngũ trí thức.
Đội ngũ trí thức Đảng ta đã khẳng định: “Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền
tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá
tri thức”để mở rộng hợp tác quốc tế song phương và đa phương, đặc biệt với các
tổ chức quốc tế, các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Luôn mở rộng
hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ trong khu vực và trên thế giới,
chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, thu hút nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi
cho trí thức trong nước giao lưu khoa học với thế giới bằng các hình thức phù
hợp…
1.2 Các khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất
lượng cao:
 Nguồn nhân lực là gì?
- Nguồn nhân lực của một tổ chức/ doanh nghiệp là tập hợp tất cả các cá nhân
tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích của
doanh nghiệp, tổ chức đó đặt ra. Bất kỳ doanh nghiệp/ tổ chức nào cũng được
hình thành dựa trên các thành viên (nguồn nhân lực).
- Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng. Trong bất kỳ tổ chức/ doanh
nghiệp nào cũng đều do bộ phận nhân sự (HR) quản lý trực tiếp, bao gồm: tuyển
dụng, đào tạo, thăng chức, sa thải nhân viên và các nhà thầu độc lập. HR cũng là
bộ phận luôn nắm được thông tin về các bộ luật lao động trong suốt quá trình
làm việc của nhân viên.
 Nguồn nhân lực chất lượng cao là gì?
- Nguồn nhân lực chất lượng cao dùng để chỉ nhóm đối tượng lao động lành
nghề trong một hoặc nhiều lĩnh vực cụ thể. Họ đảm bảo được kiến thức chuyên
môn và kỹ năng nghiệp vụ tốt cùng với việc thành thạo trong công tác thực hiện
nên đó được coi là người lao động giỏi đạt yêu cầu đối với nguồn nhân lực chất
lượng cao.
Tuy nhiên nguồn nhân lực chất lượng cao hầu hết muốn nhắc tới những người
lao động được đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực phức tạp hơn so với công việc
của nhân viên thông thường bởi họ phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về
kỹ năng nghề nghiệp. 
Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng ưu tiên tuyển chọn các nhân lực có tay
nghề tốt để nâng hiệu suất và chất lượng công việc. Vậy nên so với các nguồn
nhân lực có chất lượng kém hơn hoặc chỉ dừng lại mức cơ bản thì mức lương
dành cho người lao động có chuyên môn thường sẽ cao hơn.
Dựa vào những yếu tố sau để đánh giá chất lượng của nguồn lao động:
- Kiến thức chuyên môn kết hợp với tay nghề trong thực tiễn công việc của
người lao động đem lại hiệu suất công việc tốt cho doanh nghiệp và đem lại
thành quả hữu ích cho xã hội.
- Đối với nguồn nhân lực chất lượng cao thì bản chất năng lực họ phải tốt cũng
như có khả năng sáng nghiệp nhằm mục đích tạo cơ hội việc làm cho chính mình
và thị trường lao động trong một hoặc nhiều lĩnh vực thúc đẩy sự cạnh tranh về
nghề nghiệp trong xã hội.
Yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững cho kinh tế và xã hội của một
quốc gia chính là nhờ nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngay cả Việt Nam cũng
đang ưu tiên việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tiếp tục phát
triển nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập và cạnh tranh với quốc tế đồng thời
cũng để phát triển dân trí xã hội bền vững hơn.
1.2.1 Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao
- Với bài tham luận “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - Nhu cầu cấp
bách” Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng Trần Thế Tuyển dẫn chứng, cụm
từ “nguồn nhân lực” trên công cụ tìm kiếm Google, trong 0,1 giây cho ra
65.300.000 kết quả; còn nếu gõ cụm từ “nguồn nhân lực chất lượng cao”, trong
0,1 giây cho ra 29.500.000 kết quả. Những con số đó đã phần nào nói lên tầm
quan trọng của nguồn nhân lực, mà đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao
trong thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển như vũ bão với một quá trình hội
nhập quốc tế đang diễn ra một cách chóng mặt ở mọi ngõ ngách của thế giới như
hiện nay.
Khi nghiên cứu các đề tài về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Việt
Nam có rất nhiều học giả, các nhà nguyên cứu đã đưa nhiều quan điểm khác
nhau về nguồn nhân lực. Có thể hiểu khái niệm nguồn nhân lực một cách ngắn
gọn là nguồn lực con người. Cụ thể, khái niệm nguồn nhân lực tập trung phản
ánh ba vấn đề sau đây:
Thứ nhất, xem xét nguồn nhân lực dưới góc độ nguồn lực con người-yếu tố
quyết định sự phát triển của xã hội.
Thứ hai, nguồn nhân lực bao gồm số lượng và chất lượng, trong đó mặt chất
lượng thể hiện ở trí lực, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống và sự kết hợp
giữa các yếu tố đó.
Thứ ba, nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nhất thiết
phải gắn liền với thời gian và không gian mà nó tồn tại.
Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm nguồn nhân lực theo nghĩa
rộng là bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên thực tế đang làm việc (gồm
những người trong độ tuổi lao động và những người trên độ tuổi lao động),
những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng chưa có việc
làm (do thất nghiệp hoặc đang làm nội trợ trong gia đình), cộng với nguồn lao
động dự trữ (những người đang được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp và dạy nghề…).
Giữa chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Khi đề cập
tới nguồn lực con người, người ta thường nói tới mặt số lượng và mặt chất lượng
của nó. Số lượng nguồn lực con người chính là lực lượng lao động và khả năng
cung cấp lực lượng lao động cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nhưng, yếu tố quan trọng nhất trong nguồn lực con người không phải là số
lượng, mà là chất lượng nguồn lực con người. Đây mới chính là yếu tố quyết
định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nói đến chất lượng của nguồn lực con
người là nói đến hàm lượng trí tuệ ở trong đó, nói tới “người lao động có trí tuệ
cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và
phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công
nghệ hiện đại”. Sở dĩ người ta nói đến tính vô tận, tính không bị cạn kiệt, tính
khai thác không bao giờ hết của nguồn lực con người chính là nói tới yếu tố trí
tuệ. Trí tuệ của con người ngày càng phát triển và có tác động mạnh mẽ nhất đối
với sự tiến bộ và phát triển xã hội. Nhà tương lai học Mỹ- Alvin Toffler khẳng
định rằng, mọi nguồn lực tự nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có trí tuệ
con người là không bao giờ cạn kiệt và “tri thức có tính chất lấy không bao giờ
hết”. Để khẳng định
mình trong một thế giới cạnh tranh đầy khốc liệt, chất lượng nguồn nhân lực
đóng một vai trò sống còn đối với một nền kinh tế đang trên đà phát triển và hội
nhập như Việt Nam
Và tổng thể nguồn nhân lực của một quốc gia, nguồn nhân lực chất lượng cao
chính là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh tuý nhất, có chất
lượng nhất. Bởi vậy, khi bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao không thể không
đặt nó trong tổng thể vấn đề nguồn nhân lực nói chung của một đất nước.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu
của thị trường (yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có
kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc
làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách
nhiệm với công việc.
Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao cao phải là những con người phát triển
cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị - xã
hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể
không cần đông về số lượng, nhưng phải đi vào thực chất, chất lượng.
1.3 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế xã
hội:
Nguồn nhân lực chất lượng cao trong xã hội có một số vai trò cụ thể như
sau:
- Thứ nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát
triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô
hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững.
- Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện quan trọng trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức
độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và
thách thức đan xen phức tạp. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp
tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh,
do đó nguồn nhân lực chất lượng cao càng trở thành nhân tố quyết định sự phát
triển của mỗi quốc gia.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp cho doanh nghiệp, công ty, tổ chức tiếp
cận được nhanh nhất với tri thức và công nghệ hiện đại và tốt nhất. Sau đó, việc
ứng dụng hiệu quả tri thức và công nghệ vào hoạt động sản xuất và hoạt động
kinh doanh của tổ chức, công ty và doanh nghiệp sẽ thúc đẩy phát triển.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao giúp cho năng suất lao động của tổ chức, công
ty, doanh nghiệp được tốt hơn nhờ vào kỹ năng và kiến thức, cùng với kinh
nghiệm làm việc của đội ngũ nhân viên. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ hoàn
thành tốt công việc được giao, luôn sáng tạo trong công việc và tìm tòi học hỏi
cách làm mới để đạt hiệu quả năng suất lao động tốt nhất.
- Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giúp các tổ chức, công ty, doanh
nghiệp phát triển bền vững và là nền móng cho sự vững mạnh doanh nghiệp của
mình. Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và tiến xa hơn với nguồn
nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao được giống như “đôi
cánh” để đưa doanh nghiệp tiến xa hơn trên con đường phát triển của doanh
nghiệp mình. Qua đó ta thấy được nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố rất
quan trọng và là yếu tố nòng cốt để phát triển tổ chức, phát triển doanh nghiệp
bền vững, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển lâu dài trong tương lai.

Việt Nam đã và đang chủ trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc
biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên
gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và trình độ khoa học - công
nghệ cao. Đây là những điều kiện cần thiết để hội nhập, cạnh tranh trong khu
vực và quốc tế, cũng như khẳng định vị thế của tri thức và trí tuệ Việt Nam trong
sân chơi toàn cầu.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
- Theo số liệu mới nhất về dân số tính đến năm 2009, Việt Nam có trên 44 triệu
lao động trên tổng số 89 triệu dân và là một nước có nguồn lao động dồi dào so
với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.Về quy mô dân số, Việt Nam là
nước đứng thứ 2 trong khu vực và đứng thứ 13 trên thế giới. Trong số 89 triệu
dân thì chiếm tới 50% là số người nằm trong độ tuổi lao động và nhóm tuổi từ 15
tới 34 tuổi chiếm hơn 45% tổng số lực lượng lao động. Cũng theo số liệu này thì
hàng năm có khoảng từ 1,5 đến 1,7 triệu người nhập vào lực lượng lao động.
Nhìn chung, cung lao động tại Việt Nam rất dồi dào và lớn hơn cầu về lao động.
Tuy nhiên, phần lớn lượng cung lao động này là lao động phổ thông, tỷ lệ lao
động chưa qua đào tạo cao và chất lượng lao động không đồng đều giữa các
vùng, miền.
- Tuy nhiên so với những năm trước đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế
nói chung và sự phát triển của các doanh nghiệp mới nói riêng, nhu cầu về nguồn
nhân lực có chất lượng cao của các ngành dịch vụ và công nghiệp, đặc biệt là đối
với lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng,
điện, điện tử và hoá chất ngày càng tăng lên. Cùng với chính sách mở cửa, đổi
mới và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, làn sóng đầu tư trong nước cũng
như đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng lên, các doanh nghiệp trong nước
được thành lập mới ngày càng nhiều đã tạo ra một lượng cầu nhân lực có chất
lượng cao ngày càng lớn. Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc
doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài thì các nhà đầu tư là người nước ngoài
thường ưu tiên tuyển dụng lao động có chất lượng cao ngay ở Việt Nam vì lao
động Việt Nam là người am hiểu khá nhiều lĩnh vực, tập quán, có nhiều mối
quan hệ và mức lương trả cho họ thường thấp hơn so với lao động từ nước ngoài
và cũng để cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam, các nhà đầu tư là người
nước ngoài sẵn sàng trả mức lương cho người lao động cao hơn rất nhiều so với
các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, sự cạnh tranh về nguồn nhân lực có chất
lượng cao ngày càng gay gắt. Kết quả cuộc điều tra 63.000 doanh nghiệp ở 36
tỉnh thành phố trên cả nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành năm 2008
cho thấy nguồn nhân lực chất lượng cao có thể tham gia quản lý tại Việt Nam
cũng mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Đặc biệt những nhân sự cấp cao của
Việt Nam đang đứng trước một nguy cơ khủng hoảng trầm trọng vì không đủ
khả năng bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế. Cũng theo như kết quả cuộc điều
tra này, tỷ lệ giám đốc doanh nghiệp có trình độ thạc sỹ chỉ là 2,99%, đại học là
37,82% và cao đẳng là 3,56% trong khi đó tỷ lệ có trình độ trung học chuyên
nghiệp là 12,33% và trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống chiếm tới
43,30%.
- Về nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao trong ngành tài chính và ngân
hàng cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Năm 2007, trước khi xẩy ra khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, hầu hết các ngân hàng của Việt Nam đều mở thêm rất
nhiều chi nhánh. Các ngân hàng thương mại cổ phần đều đồng loạt tuyển dụng
một lượng lớn nhân lực có trình độ tốt nghiệp đại học ngành tài chính ngân
hàng.Đối với các công ty kinh doanh chứng khoán cũng vậy. Hàng loạt các công
ty ra đời và kèm theo đó là việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, vì thế
nguồn nhân lực chất lượng cao ngành này ngày càng khan hiếm. Trong năm
2007, nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng chỉ có khoảng 2000 sinh viên ra
trường nên chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Sự khan hiếm nguồn nhân
lực có trình độ cao đã khiến cho các doanh nghiệp phải sử dụng tới các chuyên
gia là người nước ngoài và đương nhiên là phải trả tiền lương cho họ mức lương
rất cao (đây là một điều thực sự đáng suy nghĩ đối với bất cứ người Việt Nam
nào có lòng tự trọng dân tộc). Một số dịch vụ ngân hàng, y tế có tới 40% tổng số
lao động có thu nhập cao từ 14.000 USD/năm trở lên đều thuộc về người nước
ngoài. Tại một nhà máy gia công giầy ở Đồng Nai, tiền lương mà doanh nghiệp
phải trả cho 70 chuyên gia là người nước ngoài tương đương với tổng số tiền
lương mà doanh nghiệp trả cho 20.000 lao động người Việt Nam.Tại một Nhà
máy xi măng ở tỉnh Thanh Hoá, 20 vị trí lao động chủ chốt, người Việt Nam lại
giao cho người nước ngoài là người Nhật Bản đảm nhiệm và họ đã được trả tiền
lương ở mức tương đương với tổng số lương của 2000 công nhân người Việt
Nam (đây quả thực là một điều rất thiệt thòi cho người dân Việt Nam). Có rất
nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng cung nhân lực có chất lượng cao
không đáp ứng được nhu cầu. Theo điều tra mới đây của Bộ kế hoạch và Đầu tư,
gần 18% số các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các tổ chức tín dung, ngân hàng
được hỏi đều gặp khó khăn trong việc đào tạo nguồn nhân lực lành nghề và có
trình độ cao cho chính doanh nghiệp của họ. Nguyên nhân chính của việc này là
do các doanh nghiệp thiếu thông tin và chưa tiếp cận một cách hiệu quả được với
các dịch vụ đào tạo. Có nhiều sinh viên đã không được định hướng tốt trong việc
chọn trường, chọn ngành nghề theo học. Cũng một phần do chất lượng đào tạo ở
các cơ sở đào tạo không đáp ứng được nhu cầu, điều này đã tạo ra sự lãng phí
lớn đối với bản thân người được đào tạo và đối với xã hội, đó chính là sự yếu
kém trong công tác quản lý nguồn nhân lực có chất lượng cao và suy cho cùng
thì lực lượng lao động ở Việt Nam chưa phát triển.
- Theo nhận định của nhiều chuyên gia có trách nhiệm thì nguồn lao động chất
lượng cao trong một số lĩnh vực như cơ khí chế tạo, tự động hoá, vật lý nguyên
tử, kinh doanh thương mại quốc tế, kế toán kiểm toán, tín dụng, ngân hàng vẫn
sẽ tiếp tục bị thiếu hụt và khan hiếm. Hầu hết các tổ chức doanh nghiệp khi được
hỏi đều cho rằng tuyển dụng được cán bộ nghiệp vụ giỏi đã khó, nhưng tuyển
dụng được cán bộ quản lý giỏi còn khó hơn rất nhiều. Đồng thời, việc giữ lao
động giỏi ở lại doanh nghiệp cũng là việc không dễ dàng. Điều này một lần nữa
cho thấy trong tương lai khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu qua đi, các
doanh nghiệp sẽ tiến hành tái cấu trúc và nhu cầu nhân lực có chất lượng cao
ngày càng tăng lên thì chắc chắn sự mất cân đối giữa cung và cầu về lao động sẽ
diễn ra ngày càng trầm trọng hơn nếu như Việt Nam không có những biện pháp
hiệu quả để giải quyết vấn đề này ngay từ bây giờ.

2.2. Thành tựu

- Việt Nam được coi là quốc gia có lợi thể về nguồn nhân lực dồi dào với gần 90
triệu dân, là nước đông dân thứ ba trong khu vực ASEAN và thứ 13 trên thể giới.
Việt Nam đang trong thời kỳ "dân số vàng" khi có 66%-67% dân số trong độ
tuổi lao động (khoàng 60 triệu người. Đồng thời, nguồn nhân lực của Việt Nam
rất cần củ, thông minh và có khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học -
công nghệ mới, hiện đại…Lực lượng lao động Việt Nam hiện nay được các
chuyên gia quốc tế và khu vực đánh giá là rất năng động, học hỏi nhanh, có khả
năng bắt kịp trình độ thế giới ở một số linh vực nghể nghiệp. Đây là điều kiện
thuận lợi và cũng là ưu điếm mà đội ngũ nhân lực Việt Nam thời kỳ mới sẽ tiếp
tục duy trì và phát huy để đáp ứng yêu cầu phát triễn của đất nước.

- Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đền năm 2020 của Chính phủ đã
thực hiện được gân bồn năm, với mục tiêu bình quân mỗi năm đào tạo hơn một
triệu lao động nông thôn, giải quyết cơ bản nhiều vấn để trong phát triến kinh tế
- xã hội ở các địa phương đang trong quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tể. Tính
riêng trong năm 2013, cả nước đào tạo nghê cho hơn 1,7 triệu lao động. Tỷ lệ lao
động có việc làm sau đào tạo có noi đạt tới hơn 90%. Cùng với đó, từ các chinh
sách vĩ mô như xây dựng nông nghiệp, nông thôn găn liên với việc làm, thu nhập
và đời sông của người nông dân, đã tạo hiệu quả thiêt thực khi lực lượng lao
động nông thôn yên tâm với nghề nghiệp, với nguồn thu nhập đủ bảo đầm cuộc
sống.

- Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh. Điều này có thể
được xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực. Theo
số liệu thống kê so bộ năm 2013, số sinh viên đại học và cao đẳng là 2.058.922
người, số tốt nghiệp là 405.900 người; số học sinh các trường trung cấp chuyên
nghiệp là 421.705 người.

- Lực lượng lao động đã được thu hút vào làm việc trong nền kinh tế là khá cao.
Theo báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 8 của QuỐc hội khoá XIII, nền kinh
tế đã tạo ra Atrong năm 2013 khoàng 1,58-1,6 triệu việc làm mới; tỷ lệ thất
nghiệp là 2,18% (trong đó thành thị là 3,59%, nông thôn là 1,54%), tỷ lệ thiêu
việc làm là 2,75% (trong đó thành thị là 1,48%, nông thôn là 3,31%).

- Năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng: Theo cách tính năng suất lao
động đo bằng tống sản phấm trong nước (GDP) theo giá hiện hành chia cho tống
số người làm việc bình quân trong 01 năm, năng suất lao động năm 2005 là 21,4
triệu đồng/người, 2010 là 44,0 triệu đồng/người, năm 2012 là 63,1 triệu
đống/người, sơ bộ năm 2013 là 68,7 triệu đồng/người.

- Đội ngũ nhân lực có trinh độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khá đã được
thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một sô ngành, lĩnh vực như bưu
chính viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công
nghiệp năng lượng, y tế, giáo dục,... và xuất khầu lao động. Đội ngũ doanh nhân
Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh
doanh, từng buớc tiếp cận trình độ quốc tế.

2.3. Hạn chế

- Chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghể, lĩnh vực, sự phân bổ theo vùng,
miền, địa phương của nguồn nhân lực chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng
của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội.

- Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghể vẫn còn rất thiểu so với
nhu cầu xã hội đế phát triến các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất là đế
tham gia vào chuỗi giả trị toàn cầu cũng như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong
chuỗi giá trị đó. Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có
trình độ chuyên môn cao có khuynh hướng hiếu biết lý thuyết khá, nhưng lại
kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh
công nghiệp; vẫn cân có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bôi dưỡng để sử dụng
hiệu quả.

- Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ
là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực Còn rất hạn chể. Trong môi
trường làm việc có yếu tố nước ngoài, ngoại ngũ, hiểu biết văn hoá thế giới luôn
là điểm yếu của lao động Việt Nam.

- Tinh thần trách nhiệm làm việc, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, ý thức
văn hoá công nghiệp, kỳ luật lao động của một bộ phận đáng kễ người lao động
chưa cao. Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thể
giới. Mặt khác, đáng lo ngại là năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng
tăng chậm hơn so với các nước đang phát triến trong khu vực như Trung Quốc,
Ân Độ, In-đô-nê-xia.

 Một cách nhìn khác:

- Những hạn chế có thể nhìn nhận ở ba góc độ: đào tạo, sử dụng và đãi ngộ. Đào
tạo nguốn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quốc gia và đặt trên vai các
trường đại học. Trong những năm qua, hệ thông giáo dục, đào tạo, nhất là đào
tạo trình độ cao được phát triền và mờ rộng, nhưng chất lượng đào tạo còn nhiều
hạn chế và yếu kém. Nguyên nhân là do thiếu đội ngũ giảng viên trình độ cao;
nội dung chương trinh đào tạo chưa thường xuyên cập nhật đáp ứng sự thay đôi
của khoa học - công nghệ; quàn lý kinh tế trong môi trường quốc tể hóa; cơ sở
vật chất, trang thiết bị thí nghiệm thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, giáo
trình nghèo nàn. Phương pháp giàng dạy và học tập lạc hậu, cũng như ý chí và
quyết tâm vươn lên trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của một bộ phận
không nhò lớp trề hiện nay còn hạn chế.

- Công tác quản lý nhà nước, nhất là quy hoạch, kể hoạch định hướng phát triển
nguồn nhân lực của các ngành vẫn còn yếu kém, khá manh mún và thiếu đồng
bộ. Công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực dài hạn cho phát triễn kinh tế - xã
hội cũng rất hạn chế, cơ cấu đào tạo theo ngành nghể, trình độ đào tạo không
được quy hoạch lâu dài. Các cơ Sở đào tạo không đủ thông tin về cung, cầu lao
động, nên việc xây dựng ngành nghề, chỉ tiêu và trình độ đào tạo hằng năm
không sát thực tiễn. Việc sử dụng lao động vẫn còn bất hợp lý. Chê độ đãi ngộ
"người tài" cũng chưa phù hợp và chưa tương xứng; tình trạng thu nhập cào bằng
đang là rào cần lớn cho sức sáng tạo của nhân lực chất lượng cao. Các chể độ đãi
ngộ nhân tài phần nhiều vẫn Những yêu cầu đặt ra về phát triển nguồn nhân lực
trước yêu cầu CNH-HDH( đặc biệt là nhân lực CLC).

2.4 Một số lợi thế và khó khăn của nguồn nhân lực chất lượng cao

2.4.1 Lợi thế nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam
- Người lao động Việt Nam nhìn chung có những phẩm chất vượt trội như thông
minh, cần cù, chịu khó, khả năng nắm bắt các kỹ năng lao động, đặc biệt là kỹ
năng sử dụng các công nghệ hiện đại tương đối nhanh. Đây là lợi thế cạnh tranh
quan trọng của nguồn nhân lực nước ta trong quá trình toàn cầu hóa và phát triển
nền kinh tế tri thức. Một trong những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam thường
được nói đến là nhân công giá rẻ. Tuy nhiên chúng ta nên "giải mã" để xem đây
là lợi hay là nhược điểm của Việt Nam. Lý do là giá nhân công rẻ đồng nghĩa với
lao động tay nghề thấp.
- Như vậy, lợi thế này cũng chính là nhược đi ngoài than phiền rằng khó tuyển
dụng nhân sự cho ngành công nghệ thông tin, ngân hàng, viễn thông... Do đó
Việt Nam khó có thể thu hút đầu tư vào những khu vực dịch vụ cao cấp mà Việt
Nam đang rất cần để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy, việc đào tạo nhân lực
chất lượng cao, tạo ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao hàm lượng nội địa... là
việc mà Nhà nước phải nhanh chóng thực hiện để "tạo chất" cho "lợi thế nhân
công" mà Việt Nam đang có hiện nay.
2.4.2 Một số khó khăn, thách thức
Tuy nhiên, so với yêu cầu của nền kinh tế tri thức thì chất lượng nguồn nhân lực
ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có
thể đáp ứng được 35 đến 40% nhu cầu nhân sự bậc cao của các doanh nghiệp.
Thị trường nhân sự cấp cao của Việt Nam đang đứng trước một nguy cơ khủng
hoảng trầm trọng vì không đủ khả năng bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế.
Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường
lao động TPHCM, chỉ có khoảng 40% sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp tìm
được việc làm đúng ngành, đúng trình độ; 60% còn lại phải làm trái ngành hoặc
thấp hơn trình độ đào tạo.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm thì nguyên nhân tình trạng
trên là do sinh viên chạy đua theo phong trào, học ngành “hot” dẫn đến cảnh
ngành cần người làm lại ít người học, ngành nhiều người học lại ít chỗ làm. Khi
ra trường, sự mất cân đối này dẫn đến việc những lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật này phải làm những công việc trái ngành. Thậm chí một số doanh
nghiệp phải cử đi đào tạo lại ở nước ngoaì hoặc thuê nước gây sự lãng phí nguồn
lực quá lớn.
Theo xu hướng chung hiện nay, lực lượng lao động tri thức học sinh sinh viên
đều thích đi du học và làm việc ở nước ngoài. Đến khi về già mới trở về nước để
đóng góp một phần sức lực cuối cùng cho đất nước quê hương.Và còn phần đa
bộ phận công nhân tài năng còn lại trong nước thì thích làm việc trong các doanh
nghiệp nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài.
Có thể nói, từ những thực trạng trên, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực cao đã
được đặt ra một cách cấp bách trong thời kì hội nhập. Trước hết, phải đi tìm
nguyên nhân của “sự khủng hoảng này.
Chúng ta sử dụng vốn nhiều chứ không chú trọng đến nguồn nhân lực chất lượng
cao thế thì mô hinh kinh tế này nó đúng trong một giai đoạn nào đấy nhưng nếu
để dài quá thì nó sẽ gây ra thảm họa về hiệu quả.Trong nhân lõi các mô hình đó
chúng ta thấy bóng dáng của công nghệ và chất lượng cao rất ít. Đó là ý kiến của
ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Các trường đại học của chúng ta bây giờ chưa đào tạo theo yêu cầu của thị
trường, chưa bắt đầu từ những đơn đặt hàng của các doanh nghiệp mà đào tạo
theo khả năng thao nhu cầu của trường. Đây là sự bất cập đang rất cần sự thay
đổi.
Vậy giải pháp nào cho tình trạng trên đây?
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG
CAO Ở VIỆT NAM

 Đầu tiên là phải nâng cao nhận thức cho mọi cá nhân tổ chức để hiểu rõ tầm
quan trọng của việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong quá trình phát triển kinh tế tri thức và hội nhập vào nền kinh tế thế giới
của nước ta hiện nay. Phải xác định cho rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý
giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một
đất nước với nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng bị cạn kiệt như ở
Việt Nam, cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế chính.

3.1 Những vấn đề đặt ra về phát triển nguồn nhân lực trước yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa

 Nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và hội nhập quốc tế, từ bổi cảnh trong nước, phát triến nguồn
nhân lực đang đứng truớc những yêu cầu:

- Thứ nhất, bảo đảm nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá cho công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã được đề ra trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020: chuyển đổi mô hình tăng trưởng
từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triến hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu;
tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực
hiện tải cấu trúc nền kinh tế; tăng nhanh hàm lượng nội địa hóa, giá trị gia tăng
và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế; tăng năng suất
lao động, tiết kiệm trong sử dụng mọi nguổn lực,...

- Thứ hai, nguồn nhân lực phải có năng lực thích ứng với tình trạng nguồn tài
nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và sự sụt giảm các nguồn đầu tư tài
chính (do tác động và hậu quà của khủng hoảng kinh tế thế giới); có khả năng đề
ra các giải pháp gia tăng cơ hội phát triễn trong điều kiện thay đổi nhanh chóng
của các thế hệ công nghệ, tương quan sức mạnh kinh tế giữa các khu vực.

- Thứ ba, nhân lực nước ta phải được đào tạo để có khả năng tham gia lao động ở
nước ngoài do tình trạng thiếu lao động ở nhiều quốc gia phát triển để phát huy
lợi thế của thời kỳ dân số vàng, đồng thời có đủ năng lực để tham gia với cộng
đồng quốc tế giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực quan trọng.

3.2 Một số giải pháp nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam

Một là, tiếp tục đổi mới quản lý Nhà nước. Tập trung hoàn thiện bộ máy quản
lý phát triển nguồn nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực,
hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nguồn nhân lực. Đổi
mới các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển và quản lý nguồn nhân lực bao
gồm các nội dung về môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo
hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư, chú ý
các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài.
Hai là, bảo đảm nguồn lực tài chính. Phân bổ và sử dụng hợp lý Ngân sách
Nhà nước dành cho phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020. Cần xây dựng kế
hoạch phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung đẩy mạnh thực hiện các
chương trình, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã hội.
Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân
lực. Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của người dân
đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức: (i) Trực tiếp đầu
tư xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở y tế, văn hoá, thể dục thể thao; (ii)
Hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, huy động, phát huy vai trò,
đóng góp của doanh nghiệp đối với sự phát triển nhân lực; (iii) Đẩy mạnh và tạo
cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho phát triển nhân lực
Việt Nam. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ trợ phát triển
nhân lực (ODA); (iv) Thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài cho phát
triển nhân lực (đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo, bệnh viện,
trung tâm thể thao..).
Ba là, đẩy mạnh cải cách giáo dục. Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp chủ
yếu, là quốc sách hàng đầu để phát triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn từ
nay đến 2020 và những thời kỳ tiếp theo. Một số nội dung chính trong quá trình
đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo Việt Nam bao gồm: (i) Hoàn thiện hệ
thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng,
khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; (ii) Mở rộng giáo dục
mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng ngày càng
cao. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các trường dạy nghề và đào tạo
chuyên nghiệp. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học,
cao đẳng và dạy nghề trong cả nước; (iii) Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương
trình, sách giáo khoa phổ thông, khung chương trình đào tạo ở bậc đại học và
giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp theo hướng phát
huy tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tăng thời gian thực hành,
tập trung vào những nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ; (iv) Đổi
mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Thực hiện kiểm định
chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Cải cách mục tiêu, nội dung,
hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin; (v) Đổi mới chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản
lý giáo dục; nâng cao chất lượng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ
vào giáo dục và đào tạo; (vi) Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược. Chú trọng phát
hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri
thức.
Bốn là, chủ động hội nhập. Để có thể hội nhập sâu hơn vào môi trường kinh
doanh và phát triển quốc tế với mục tiêu phát triển bền vững nguồn nhân lực
chúng ta cần chủ động hội nhập với những định hướng cơ bản là: (i) Xây dựng,
hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phát triển nguồn nhân lực phù hợp với
trình độ phát triển của Việt Nam nhưng không trái với thông lệ và luật pháp quốc
tế về lĩnh vực này mà chúng ta tham gia, ký kết, cam kết thực hiện; (ii) Thiết lập
khung trình độ quốc gia phù hợp với khu vực và thế giới. Xây dựng lộ trình nội
dung, chương trình và phương pháp giáo dục và đào tạo để đạt được khung trình
độ quốc gia đã xây dựng, phù hợp chuẩn quốc tế và đặc thù Việt Nam; (iii) Tham
gia kiểm định quốc tế chương trình đào tạo. Thực hiện đánh giá và quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết, trao đổi về giáo dục và đào tạo đại học,
sau đại học và các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ giữa các cơ sở
giáo dục đại học Việt Nam và thế giới; (iv) Tạo môi trường và điều kiện thuận
lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước
ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực đại
học và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam;
(v) Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động các
nguồn lực xã hội, kêu gọi đầu tư nước ngoài, thu hút các trường đại học, dạy
nghề có đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam hoạt động.

III. KẾT LUẬN:


Qua phần nghiên cứu thực trạng giáo dục nguồn nhân lực trên thế giới và Việt
Nam chúng tôi kết luận rằng:
- Sự phát triển kinh tế của một quốc gia gắn liền với giáo dục nguồn nhân lực,
một quốc gia muốn phát triển phải chú trọng giáo dục nguồn nhân lực ngay từ
đầu.
- Tại các nước phát triển giáo dục nguồn nhân lực phát triển ở mức cao, tại các
nước đang phát triển giáo dục nguồn nhân lực ở mức vừa và thấp ( Việt Nam
nằm trong nhóm này ), các nước kém phát triển giáp dục nguồn nhân lực còn hạn
chế.
- Các nước phát triển có điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế, khoa học kĩ thuật đẻ
phát triển mạnh giáo dục nguồn nhân lực. Tuy nhiên một bộ phận di cư chưa
được quản lý chặt chẽ trong vấn đề giáo dục nguồn nhân lực. Các nước này cần
có các chính sách quản lý giáo dục bộ phận di cư này để hạn chế vấn nạn thất
nghiệp.
- Các nước đang phát triển mà Việt Nam là một điển hình giáo dục nguồn nhân
lực đã được chú trọng đầu tư tuy nhiên chưa được phổ biến và còn có sự phân
biệt giữa các vùng miền đia phương và giữa các hộ gia đình. Nguồn nhân lực của
Việt Nam dồi dào, giá rẻ nhưng chưa được giáo dục đúng cách nên nguồn nhân
lực chưa đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước trong quá trình đổi mới và
hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Việt Nam cần có những biện pháp: đổi mới cơ
chế quản lý giáo dục nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, học hỏi kinh
nghiệm giáo dục nguồn nhân lực từ các nước phát triển và áp dụng những chính
sách giáo dục nguồn nhân lực sâu rộng và toàn diện.
- Các nước kém phát triển giáo dục nguồn nhân lực còn rất hạn chế hầu như chưa
được đầu tư, muốn phát triển giáo dục nguồn nhân lực thì các nước này cần có
nguồn vốn lớn và kinh nghiệm trong quản lý giáo dục nguồn nhân lực từ các
nước phát triển.

 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ths.Trần Văn Hùng: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các trường
ĐH (18/07/2011).
2. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (chủ biên 2008): Giáo trình Kinh tế nguồn
nhân lực, Nhà xuất bản đại học kinh tế Quốc dân.
3. Phạm Minh Hạc: Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào Công nghiệp
hoá, Hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 323
4. https://tailieutuoi.com/tai-lieu/tieu-luan-thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-
nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-cua-viet-nam-trong-tien-trinh-hoi-nhap-quoc-te
5. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/
2018/815949/phat-trien%2C-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-trong-boi-
canh-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu.aspx
6. https://giaiphaptinhhoa.com/cac-giai-phap-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-
luc-trong-doanh-nghiep/

You might also like