Tai Mau Bia Bao Cao 2021 Mau So 2

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

BÀI BÁI CÁO


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHÁT LƯỢNG CAO
THÍCH ỨNG VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP LẦN THỨ 4 Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bạch Tuyết


Sinh viên thực hiện: Nhóm 3

…., tháng… năm….


STT HỌ & TÊN MSSV CHỮ KÝ

1 PHAN VĂN DỰ 2100758

10
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHÁT LƯỢNG CAO
THÍCH ỨNG VỚI CUỘC CÁCH MANG CÔNG
NGHIỆP LẦN THỨ 4 Ở VIỆT NAM

I. Mở Đầu:

Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây
dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang đã được đặt ra đối
với Việt Nam.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là nền tảng để nền kinh tế
chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang
kinh tế tri thức; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị
trong các dây chuyền sản xuất. Đồng thời nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những
thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Các nhà kinh tế và khoa học cảnh báo, trong
cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng giữa
cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động.
Đối với Việt Nam, từ trước đến nay, nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử
dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao
động còn lạc hậu. Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi đối diện với
cuộc CMCN 4.0.
Thực tế đã chỉ ra, tuy Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, thời
kỳ mà dân số trong độ tuổi lao động cao nhất (năm 2016, lực lượng lao động của
cả nước đạt khoảng 54,4 triệu người, chiếm khoảng 58,9% tổng dân số) nhưng
nguồn nhân lực (NNL) của nước ta, nhất là NNL chất lượng cao lại thiếu hụt về
số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập về cơ cấu.
Cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói
riêng những năm qua đã có những chuyển biến rõ nét nhưng vẫn chưa được như
kỳ vọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Đối với các nước có trình
độ sản xuất phát triển, đang trong guồng quay của CMCN 4.0 thì chất lượng lao
động không còn là vấn đề lớn nhưng với nước ta hiện nay, muốn ứng dụng công
nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng NNL bắt đầu ngay từ khâu đào tạo
nghề.
II. Nội Dung:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất
lượng cao:
Nguồn nhân lực là gì?
- Nguồn nhân lực của một tổ chức/ doanh nghiệp là tập hợp tất cả các cá nhân
tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích của
doanh nghiệp, tổ chức đó đặt ra. Bất kỳ doanh nghiệp/ tổ chức nào cũng được
hình thành dựa trên các thành viên (nguồn nhân lực).
- Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng. Trong bất kỳ tổ chức/ doanh
nghiệp nào cũng đều do bộ phận nhân sự (HR) quản lý trực tiếp, bao gồm: tuyển
dụng, đào tạo, thăng chức, sa thải nhân viên và các nhà thầu độc lập. HR cũng là
bộ phận luôn nắm được thông tin về các bộ luật lao động trong suốt quá trình
làm việc của nhân viên.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là gì?
- Nguồn nhân lực chất lượng cao dùng để chỉ nhóm đối tượng lao động lành
nghề trong một hoặc nhiều lĩnh vực cụ thể. Họ đảm bảo được kiến thức chuyên
môn và kỹ năng nghiệp vụ tốt cùng với việc thành thạo trong công tác thực hiện
nên đó được coi là người lao động giỏi đạt yêu cầu đối với nguồn nhân lực chất
lượng cao.
Tuy nhiên nguồn nhân lực chất lượng cao hầu hết muốn nhắc tới những người
lao động được đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực phức tạp hơn so với công việc
của nhân viên thông thường bởi họ phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về
kỹ năng nghề nghiệp. 
Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng ưu tiên tuyển chọn các nhân lực có tay
nghề tốt để nâng hiệu suất và chất lượng công việc. Vậy nên so với các nguồn
nhân lực có chất lượng kém hơn hoặc chỉ dừng lại mức cơ bản thì mức lương
dành cho người lao động có chuyên môn thường sẽ cao hơn.
Dựa vào những yếu tố sau để đánh giá chất lượng của nguồn lao động:
- Kiến thức chuyên môn kết hợp với tay nghề trong thực tiễn công việc của
người lao động đem lại hiệu suất công việc tốt cho doanh nghiệp và đem lại
thành quả hữu ích cho xã hội.
- Đối với nguồn nhân lực chất lượng cao thì bản chất năng lực họ phải tốt cũng
như có khả năng sáng nghiệp nhằm mục đích tạo cơ hội việc làm cho chính mình
và thị trường lao động trong một hoặc nhiều lĩnh vực thúc đẩy sự cạnh tranh về
nghề nghiệp trong xã hội.
Yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững cho kinh tế và xã hội của một
quốc gia chính là nhờ nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngay cả Việt Nam cũng
đang ưu tiên việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tiếp tục phát
triển nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập và cạnh tranh với quốc tế đồng thời
cũng để phát triển dân trí xã hội bền vững hơn.
1.2 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế xã
hội:
Nguồn nhân lực chất lượng cao trong xã hội có một số vai trò cụ thể như
sau:
- Thứ nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát
triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô
hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững.
- Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện quan trọng trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức
độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và
thách thức đan xen phức tạp. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp
tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh,
do đó nguồn nhân lực chất lượng cao càng trở thành nhân tố quyết định sự phát
triển của mỗi quốc gia.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp cho doanh nghiệp, công ty, tổ chức tiếp
cận được nhanh nhất với tri thức và công nghệ hiện đại và tốt nhất. Sau đó, việc
ứng dụng hiệu quả tri thức và công nghệ vào hoạt động sản xuất và hoạt động
kinh doanh của tổ chức, công ty và doanh nghiệp sẽ thúc đẩy phát triển.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao giúp cho năng suất lao động của tổ chức, công
ty, doanh nghiệp được tốt hơn nhờ vào kỹ năng và kiến thức, cùng với kinh
nghiệm làm việc của đội ngũ nhân viên. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ hoàn
thành tốt công việc được giao, luôn sáng tạo trong công việc và tìm tòi học hỏi
cách làm mới để đạt hiệu quả năng suất lao động tốt nhất.
- Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giúp các tổ chức, công ty, doanh
nghiệp phát triển bền vững và là nền móng cho sự vững mạnh doanh nghiệp của
mình. Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và tiến xa hơn với nguồn
nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao được giống như “đôi
cánh” để đưa doanh nghiệp tiến xa hơn trên con đường phát triển của doanh
nghiệp mình. Qua đó ta thấy được nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố rất
quan trọng và là yếu tố nòng cốt để phát triển tổ chức, phát triển doanh nghiệp
bền vững, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển lâu dài trong tương lai.

Việt Nam đã và đang chủ trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc
biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên
gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và trình độ khoa học - công
nghệ cao. Đây là những điều kiện cần thiết để hội nhập, cạnh tranh trong khu
vực và quốc tế, cũng như khẳng định vị thế của tri thức và trí tuệ Việt Nam trong
sân chơi toàn cầu.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM

2.1. Thành tựu

- Việt Nam được coi là quốc gia có lợi thể về nguồn nhân lực dồi dào với gần 90
triệu dân, là nước đông dân thứ ba trong khu vực ASEAN và thứ 13 trên thể giới.
Việt Nam đang trong thời kỳ "dân số vàng" khi có 66%-67% dân số trong độ
tuổi lao động (khoàng 60 triệu người. Đồng thời, nguồn nhân lực của Việt Nam
rất cần củ, thông minh và có khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học -
công nghệ mới, hiện đại…Lực lượng lao động Việt Nam hiện nay được các
chuyên gia quốc tế và khu vực đánh giá là rất năng động, học hỏi nhanh, có khả
năng bắt kịp trình độ thế giới ở một số linh vực nghể nghiệp. Đây là điều kiện
thuận lợi và cũng là ưu điếm mà đội ngũ nhân lực Việt Nam thời kỳ mới sẽ tiếp
tục duy trì và phát huy để đáp ứng yêu cầu phát triễn của đất nước.

- Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đền năm 2020 của Chính phủ đã
thực hiện được gân bồn năm, với mục tiêu bình quân mỗi năm đào tạo hơn một
triệu lao động nông thôn, giải quyết cơ bản nhiều vấn để trong phát triến kinh tế
- xã hội ở các địa phương đang trong quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tể. Tính
riêng trong năm 2013, cả nước đào tạo nghê cho hơn 1,7 triệu lao động. Tỷ lệ lao
động có việc làm sau đào tạo có noi đạt tới hơn 90%. Cùng với đó, từ các chinh
sách vĩ mô như xây dựng nông nghiệp, nông thôn găn liên với việc làm, thu nhập
và đời sông của người nông dân, đã tạo hiệu quả thiêt thực khi lực lượng lao
động nông thôn yên tâm với nghề nghiệp, với nguồn thu nhập đủ bảo đầm cuộc
sống.
- Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh. Điều này có thể
được xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực. Theo
số liệu thống kê so bộ năm 2013, số sinh viên đại học và cao đẳng là 2.058.922
người, số tốt nghiệp là 405.900 người; số học sinh các trường trung cấp chuyên
nghiệp là 421.705 người.

- Lực lượng lao động đã được thu hút vào làm việc trong nền kinh tế là khá cao.
Theo báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 8 của QuỐc hội khoá XIII, nền kinh
tế đã tạo ra Atrong năm 2013 khoàng 1,58-1,6 triệu việc làm mới; tỷ lệ thất
nghiệp là 2,18% (trong đó thành thị là 3,59%, nông thôn là 1,54%), tỷ lệ thiêu
việc làm là 2,75% (trong đó thành thị là 1,48%, nông thôn là 3,31%).

- Năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng: Theo cách tính năng suất lao
động đo bằng tống sản phấm trong nước (GDP) theo giá hiện hành chia cho tống
số người làm việc bình quân trong 01 năm, năng suất lao động năm 2005 là 21,4
triệu đồng/người, 2010 là 44,0 triệu đồng/người, năm 2012 là 63,1 triệu
đống/người, sơ bộ năm 2013 là 68,7 triệu đồng/người.

- Đội ngũ nhân lực có trinh độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khá đã được
thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một sô ngành, lĩnh vực như bưu
chính viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công
nghiệp năng lượng, y tế, giáo dục,... và xuất khầu lao động. Đội ngũ doanh nhân
Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh
doanh, từng buớc tiếp cận trình độ quốc tế.

2.2. Hạn chế


- Chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghể, lĩnh vực, sự phân bổ theo vùng,
miền, địa phương của nguồn nhân lực chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng
của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội.

- Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghể vẫn còn rất thiểu so với
nhu cầu xã hội đế phát triến các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất là đế
tham gia vào chuỗi giả trị toàn cầu cũng như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong
chuỗi giá trị đó. Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có
trình độ chuyên môn cao có khuynh hướng hiếu biết lý thuyết khá, nhưng lại
kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh
công nghiệp; vẫn cân có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bôi dưỡng để sử dụng
hiệu quả.
- Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ
là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực Còn rất hạn chể. Trong môi
trường làm việc có yếu tố nước ngoài, ngoại ngũ, hiểu biết văn hoá thế giới luôn
là điểm yếu của lao động Việt Nam.

- Tinh thần trách nhiệm làm việc, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, ý thức
văn hoá công nghiệp, kỳ luật lao động của một bộ phận đáng kễ người lao động
chưa cao. Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thể
giới. Mặt khác, đáng lo ngại là năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng
tăng chậm hơn so với các nước đang phát triến trong khu vực như Trung Quốc,
Ân Độ, In-đô-nê-xia.

 Một cách nhìn khác:

- Những hạn chế có thể nhìn nhận ở ba góc độ: đào tạo, sử dụng và đãi ngộ. Đào
tạo nguốn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quốc gia và đặt trên vai các
trường đại học. Trong những năm qua, hệ thông giáo dục, đào tạo, nhất là đào
tạo trình độ cao được phát triền và mờ rộng, nhưng chất lượng đào tạo còn nhiều
hạn chế và yếu kém. Nguyên nhân là do thiếu đội ngũ giảng viên trình độ cao;
nội dung chương trinh đào tạo chưa thường xuyên cập nhật đáp ứng sự thay đôi
của khoa học - công nghệ; quàn lý kinh tế trong môi trường quốc tể hóa; cơ sở
vật chất, trang thiết bị thí nghiệm thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, giáo
trình nghèo nàn. Phương pháp giàng dạy và học tập lạc hậu, cũng như ý chí và
quyết tâm vươn lên trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của một bộ phận
không nhò lớp trề hiện nay còn hạn chế.

- Công tác quản lý nhà nước, nhất là quy hoạch, kể hoạch định hướng phát triển
nguồn nhân lực của các ngành vẫn còn yếu kém, khá manh mún và thiếu đồng
bộ. Công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực dài hạn cho phát triễn kinh tế - xã
hội cũng rất hạn chế, cơ cấu đào tạo theo ngành nghể, trình độ đào tạo không
được quy hoạch lâu dài. Các cơ Sở đào tạo không đủ thông tin về cung, cầu lao
động, nên việc xây dựng ngành nghề, chỉ tiêu và trình độ đào tạo hằng năm
không sát thực tiễn. Việc sử dụng lao động vẫn còn bất hợp lý. Chê độ đãi ngộ
"người tài" cũng chưa phù hợp và chưa tương xứng; tình trạng thu nhập cào bằng
đang là rào cần lớn cho sức sáng tạo của nhân lực chất lượng cao. Các chể độ đãi
ngộ nhân tài phần nhiều vẫn Những yêu cầu đặt ra về phát triển nguồn nhân lực
trước yêu cầu CNH-HDH( đặc biệt là nhân lực CLC).

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG


CAO Ở VIỆT NAM
3.1 Những vấn đề đặt ra về phát triển nguồn nhân lực trước yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa

 Nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và hội nhập quốc tế, từ bổi cảnh trong nước, phát triến nguồn
nhân lực đang đứng truớc những yêu cầu:

- Thứ nhất, bảo đảm nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá cho công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã được đề ra trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020: chuyển đổi mô hình tăng trưởng
từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triến hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu;
tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực
hiện tải cấu trúc nền kinh tế; tăng nhanh hàm lượng nội địa hóa, giá trị gia tăng
và súức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế; tăng năng
suất lao động, tiết kiệm trong sử dụng mọi nguổn lực,...

- Thứ hai, nguồn nhân lực phải có năng lực thích ứng với tình trạng nguồn tài
nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và sự sụt giảm các nguồn đầu tư tài
chính (do tác động và hậu quà của khủng hoảng kinh tế thế giới); có khả năng đề
ra các giải pháp gia tăng cơ hội phát triễn trong điều kiện thay đổi nhanh chóng
của các thế hệ công nghệ, tương quan sức mạnh kinh tế giữa các khu vực.

- Thứ ba, nhân lực nước ta phải được đào tạo để có khả năng tham gia lao động ở
nước ngoài do tình trạng thiếu lao động ở nhiều quốc gia phát triển để phát huy
lợi thế của thời kỳ dân số vàng, đồng thời có đủ năng lực để tham gia với cộng
đồng quốc tế giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực quan trọng.

3.2 Một số giải pháp nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam

Một là, tiếp tục đổi mới quản lý Nhà nước. Tập trung hoàn thiện bộ máy quản
lý phát triển nguồn nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực,
hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nguồn nhân lực. Đổi
mới các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển và quản lý nguồn nhân lực bao
gồm các nội dung về môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo
hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư, chú ý
các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài.
Hai là, bảo đảm nguồn lực tài chính. Phân bổ và sử dụng hợp lý Ngân sách
Nhà nước dành cho phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020. Cần xây dựng kế
hoạch phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung đẩy mạnh thực hiện các
chương trình, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã hội.
Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân
lực. Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của người dân
đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức: (i) Trực tiếp đầu
tư xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở y tế, văn hoá, thể dục thể thao; (ii)
Hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, huy động, phát huy vai trò,
đóng góp của doanh nghiệp đối với sự phát triển nhân lực; (iii) Đẩy mạnh và tạo
cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho phát triển nhân lực
Việt Nam. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ trợ phát triển
nhân lực (ODA); (iv) Thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài cho phát
triển nhân lực (đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo, bệnh viện,
trung tâm thể thao..).
Ba là, đẩy mạnh cải cách giáo dục. Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp chủ
yếu, là quốc sách hàng đầu để phát triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn từ
nay đến 2020 và những thời kỳ tiếp theo. Một số nội dung chính trong quá trình
đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo Việt Nam bao gồm: (i) Hoàn thiện hệ
thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng,
khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; (ii) Mở rộng giáo dục
mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng ngày càng
cao. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các trường dạy nghề và đào tạo
chuyên nghiệp. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học,
cao đẳng và dạy nghề trong cả nước; (iii) Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương
trình, sách giáo khoa phổ thông, khung chương trình đào tạo ở bậc đại học và
giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp theo hướng phát
huy tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tăng thời gian thực hành,
tập trung vào những nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ; (iv) Đổi
mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Thực hiện kiểm định
chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Cải cách mục tiêu, nội dung,
hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin; (v) Đổi mới chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản
lý giáo dục; nâng cao chất lượng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ
vào giáo dục và đào tạo; (vi) Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược. Chú trọng phát
hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri
thức.
Bốn là, chủ động hội nhập. Để có thể hội nhập sâu hơn vào môi trường kinh
doanh và phát triển quốc tế với mục tiêu phát triển bền vững nguồn nhân lực
chúng ta cần chủ động hội nhập với những định hướng cơ bản là: (i) Xây dựng,
hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phát triển nguồn nhân lực phù hợp với
trình độ phát triển của Việt Nam nhưng không trái với thông lệ và luật pháp quốc
tế về lĩnh vực này mà chúng ta tham gia, ký kết, cam kết thực hiện; (ii) Thiết lập
khung trình độ quốc gia phù hợp với khu vực và thế giới. Xây dựng lộ trình nội
dung, chương trình và phương pháp giáo dục và đào tạo để đạt được khung trình
độ quốc gia đã xây dựng, phù hợp chuẩn quốc tế và đặc thù Việt Nam; (iii) Tham
gia kiểm định quốc tế chương trình đào tạo. Thực hiện đánh giá và quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết, trao đổi về giáo dục và đào tạo đại học,
sau đại học và các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ giữa các cơ sở
giáo dục đại học Việt Nam và thế giới; (iv) Tạo môi trường và điều kiện thuận
lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước
ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực đại
học và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam;
(v) Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động các
nguồn lực xã hội, kêu gọi đầu tư nước ngoài, thu hút các trường đại học, dạy
nghề có đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam hoạt động.

III. KẾT LUẬN:

Qua phần nghiên cứu thực trạng giáo dục nguồn nhân lực trên thế giới và Việt
Nam chúng tôi kết luận rằng:
- Sự phát triển kinh tế của một quốc gia gắn liền với giáo dục nguồn nhân lực,
một quốc gia muốn phát triển phải chú trọng giáo dục nguồn nhân lực ngay từ
đầu.
- Tại các nước phát triển giáo dục nguồn nhân lực phát triển ở mức cao, tại các
nước đang phát triển giáo dục nguồn nhân lực ở mức vừa và thấp ( Việt Nam
nằm trong nhóm này ), các nước kém phát triển giáp dục nguồn nhân lực còn hạn
chế.
- Các nước phát triển có điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế, khoa học kĩ thuật đẻ
phát triển mạnh giáo dục nguồn nhân lực. Tuy nhiên một bộ phận di cư chưa
được quản lý chặt chẽ trong vấn đề giáo dục nguồn nhân lực. Các nước này cần
có các chính sách quản lý giáo dục bộ phận di cư này để hạn chế vấn nạn thất
nghiệp.
- Các nước đang phát triển mà Việt Nam là một điển hình giáo dục nguồn nhân
lực đã được chú trọng đầu tư tuy nhiên chưa được phổ biến và còn có sự phân
biệt giữa các vùng miền đia phương và giữa các hộ gia đình. Nguồn nhân lực của
Việt Nam dồi dào, giá rẻ nhưng chưa được giáo dục đúng cách nên nguồn nhân
lực chưa đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước trong quá trình đổi mới và
hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Việt Nam cần có những biện pháp: đổi mới cơ
chế quản lý giáo dục nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, học hỏi kinh
nghiệm giáo dục nguồn nhân lực từ các nước phát triển và áp dụng những chính
sách giáo dục nguồn nhân lực sâu rộng và toàn diện.
- Các nước kém phát triển giáo dục nguồn nhân lực còn rất hạn chế hầu như chưa
được đầu tư, muốn phát triển giáo dục nguồn nhân lực thì các nước này cần có
nguồn vốn lớn và kinh nghiệm trong quản lý giáo dục nguồn nhân lực từ các
nước phát triển

You might also like