Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

KỊCH BẢN VIDEO VỀ “VAI TRÒ CỦA HÓA HỌC”

_TỔ 1_

Trúc Linh: Chào các bạn! Có bao giờ bạn thắc mắc “Hóa học” là gì?
Hóa học chính là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay
đổi của vật chất. Trong hàng trăm năm qua, hóa học đã có những bước tiến vượt
bậc và có các tác động vô cùng quan trọng đối với nhiều lĩnh vực. Nếu các bạn
tò mò "Ứng dụng của hóa học được thể hiện ở những lĩnh vực nào? Tầm quan
trọng của nó ra sao?..” thì hãy theo chân mình, Trúc Linh…
Khuê Tú: Cùng mình, Khuê Tú, và Tổ 1 chúng mình tìm hiểu về: “Vai trò của
hóa học trong cuộc sống hằng ngày” nhé!
Trúc Linh: Tú ơi! Ngành hóa học đã giúp ích cho chúng ta trong những mảng
nào vậy nhỉ?
Khuê Tú: Có thể nói là rất nhiều luôn! Nhưng trong video hôm nay, mình xin
phép được chia làm 4 ngành chính, gồm: Sản xuất, đời sống, y tế và môi trường.
Đầu tiên, hóa học đã chứng tỏ được vị thế không nhỏ của mình trong sản xuất.
Không thể không nhắc đến các loại acid, đặc biệt là sulfuric acid - một hóa chất
công nghiệp quan trọng, được sử dụng phổ biến hiện nay. Sulfuric acid được sử
dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất phân bón, kim loại. Ngoài ra còn được sử
dụng để sản xuất các loại muối Sulfate, chế tạo thuốc nổ, chất dẻo, thuốc
nhuộm, sản xuất dược phẩm. Các loại ắc quy hoạt động được cũng là nhờ có
acid này.
Trúc Linh: Bạn biết không, mỗi năm có khoảng 160 triệu tấn H2SO4 được sản
xuất trong các nhà máy hóa chất!
Khuê Tú: Mách các bạn HS một kiến thức nhỏ nè, sulfuric acid được sản xuất
từ nguyên liệu chính là lưu huỳnh theo phương pháp tiếp xúc đấy!
(Tổ Edit viết các phương trình sản xuất H2SO4 lên)
Trúc Linh: Chúng mình cũng có thể bắt gặp những ứng dụng của hóa học ngay
trong đời sống. Nếu bạn là một con người không ưa chuột, thì “thuốc chuột”
chính là giải pháp tuyệt vời cho bạn. Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc
chuột lại đi tìm nước uống? Vậy thuốc chuột là gì ? Cái gì đã làm chuột chết ?
Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước uống nó chết mau hơn hay lâu hơn ?
Khuê Tú: Thuốc chuột có công thức là Zn3P2. Khi vào trong cơ thể, Zn3P2 bị
thuỷ phân rất mạnh, khiến cho hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát
và đi tìm nước. Thuốc chuột thủy phân giải phóng khí Phosphine, đây là chất khí
không màu, rất độc.
Zn3P2 + 6H2O -->3Zn(OH)2+ 2PH3
(Tổ Edit nhớ viết phương trình nha, in đậm PH3 ,
lồng tiếng không đọc phương trình)
Trúc Linh: Như vậy, chính Phosphine đã giết chết chuột. Càng nhiều nước đưa
vào, Phosphine thoát ra càng nhiều, chuột càng nhanh chết.
Khuê Tú: Đây là đồ vật gì? (Cho hình hộp diêm lên nha mấy bạn Edit)
Đúng vậy! Là hộp diêm. Vậy có bạn tò mò tại sao khi quẹt diêm vào 2 mép hộp,
diêm sẽ cháy không?
(Bắt đầu chiếu video quẹt diêm)
Trúc Linh: Thật ra, nguyên nhân là đầu diêm chứa hỗn hợp antimony
trisulphide và potassium chlorate (kali clorat) để cung cấp oxygen. Thuốc ở vỏ
bao diêm chứa Phosphor đỏ và lớp bột thủy tinh để tăng ma sát.
(Tổ Edit chú thích những điều đã nêu trên video)
Khi quẹt, nhiệt phát ra do ma sát biến phốt pho đỏ thành Phosphor trắng, dễ bốc
cháy.
2KClO3 ---> 2KCl + 3O2
4P + 5O2 ---> 2P2O5
S6Sb4 + 9O2 ---> 6SO2 + 2Sb2O3
(Tổ Edit nhớ viết phương trình nha, lồng tiếng không đọc phương trình)
Khuê Tú: Mình vừa mua một nải chuối, nhưng chúng chưa chín. Nhưng đợi
chuối chín thì lâu quá, mình phải làm gì đây?
Trúc Linh: Bây giờ bạn hãy cho quả chuối vào lọ thủy tinh, sau đó bơm khí
Ethylene vào, hãy để một quả chuối ngoài không khí để thấy sự khác nhau nhé.
Khuê Tú: WOW! Sau 5 ngày, quả chuối trong lọ đã vàng rồi. Nhưng quả ở
ngoài vẫn còn xanh.
Trúc Linh: Vì vậy, người ta thường trộn lẫn quả chín với quả xanh vì quả chín
sẽ giải phóng Ethylene có trong chúng làm những quả khác chín nhanh hơn.
Khuê Tú: Ở nhà, các bạn thường ngâm rau bằng gì? Nước muối phải không nè!
Nhưng nước muối thì thường rồi, chúng mình còn có thể ngâm rau sống trong
thuốc tím pha loãng nữa đó.
Trúc Linh: Thật ư ?
Khuê Tú: Vì thuốc tím có tính oxi hóa mạnh, có tính sát khuẩn cao, giúp ức chế
sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Trúc Linh: Đúng là hóa học mang lại thật nhiều ứng dụng hữu ích!

You might also like