Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Crdlab608

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN I

ANTEN THẺ RFID UHF SỬ DỤNG BỀ MẶT SIÊU VẬT

LIỆU ĐIỆN TỪ

Giảng viên hướng dẫn: Đoàn Thị Ngọc Hiền

Sinh viên thực hiện:

Lê Đức Hải 20192820

Bùi Thức Hậu 20192830

Nguyễn Phúc Hồng Sơn 20193084

Nghiêm Tuấn Hùng 20192883

A
Mụ c lụ c
Chương I. Cơ sở lý thuyết..............................................................................................................3

I. Hệ thống RFID.............................................................................................................................3

1.1 Tổng quan về công nghệ RFID...........................................................................................3

1.1.1. RFID trường gần...........................................................................................................3

1.1.2. RFID trường xa.............................................................................................................3

1.2. Thẻ RFID...............................................................................................................................4

1.3. Các tham số của thẻ RFID.................................................................................................4

1.3.1.Băng thông......................................................................................................................4

1.3.2. Hệ số định hướng.........................................................................................................4

1.3.3. Hệ số tăng ích...............................................................................................................5

1.3.4. Hiệu suất bức xạ...........................................................................................................5

1.3.5. Khoảng đọc anten.........................................................................................................5

II. Bề mặt siêu vật liệu điện từ (AMC).......................................................................................6

2.1. Khái niệm siêu vật liệu........................................................................................................6

2.2. Các đặc tính của siêu vật liệu............................................................................................6

2.3. Ứng dụng của siêu vật liệu đối với anten.........................................................................6

Chương II.Mô phỏng Anten thẻ RFID UHF sử dụng bề mặt siêu vật liệu điện từ.............7

1. Anten thẻ RFID........................................................................................................................7

2. Phần tử đơn siêu vật liệu......................................................................................................12

B
Chương I. Cơ sở lý thuyết
I. Hệ thống RFID
1.1 Tổng quan về công nghệ RFID
RFID có tên tiếng anh đầy đủ là Radio Frequency Identification. Đây là một công
nghệ nhận dạng không dây bằng sóng vô tuyến. Hệ thống RFID thiết lập liên lạc
tần số vô tuyến giữa hai phần: đầu đọc và thẻ. Nó có thể nhận dạng RFID xác
định duy nhất một đối tượng.

Ưu điểm của hệ thống RFID là không yêu cầu điều kiện nhìn thẳng như hệ thống
mã vạch và có thể nhận dạng nhiều đối tượng tại cùng một thời điểm. Bởi thế
mà hiện nay công nghệ RFID được sử dụng rộng rãi ở các thư viện, trong các
hệ thống điều khiển truy nhập và các hệ thống hậu cần.

Về cấu tạo, hệ thống RFID bao gồm ba thành phần chính: đầu đọc, thẻ và máy
tính. Trong đó, thẻ bao gồm đế cùng với anten được chế tạo trên đó và gắn chip
trên anten. Thẻ RFID thường được bảo vệ bởi một lơp nhựa trên cùng. Mỗi thẻ
có một mã định danh riêng và duy nhất. Đồng thời, đầu đọc gửi và nhận thông
tin từ thẻ sau đó gửi đến máy tính.

Trên thực tế, các hệ thống RFID được phần thành hai loại: hệ thống RFID
trường gần và hệ thống RFID trường xa.

1.1.1. RFID trường gần


Trong hệ thống RFID trường gần, đầu đọc truyền một dòng điện xoay chiều qua
cuộn dây tạo ra một từ trường biến thiên xung quanh anten đầu đọc. Khi thẻ
RFID nằm trong vùng từ trường của đầu đọc sẽ xuất hiện dòng xoay chiều trên
anten của thẻ do hiện tượng cảm ứng điện từ.

Kỹ thuật điều chế này được sử dụng trong việc truyền thông tin từ thẻ đến đầu
đọc. Tín hiệu được giải mã nhờ sự thay đổi của cường độ dòng điện gây ra bởi
sự biến thiên của từ trường. Cảm ứng điện từ là một cách đơn giản để thực hiện
các hệ thống RFID.

Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm lớn là khoảng cách phát hiện ngắn,
đặc biệt, khi tần số càng cao thì khoảng cách phát hiện càng nhỏ. Đối với yêu
cầu của các ứng dụng hiện nay và trong tương lai, các thuộc tính của các hệ
thống RFID trường gần không đáp ứng được. Do đó, các hệ thống RFID trường
xa có lẽ là sự lựa chọn cho tương lai trong nhiều lĩnh vực ứng dụng.

1.1.2. RFID trường xa


Với hệ thống RFID trường xa, nó hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện
từ của các sóng điện từ. Kỹ thuật tán xạ ngược được sử dụng để truyền dữ liệu.
Anten lưỡng cực của đầu đọc sẽ truyền và nhận sóng.

3
Sóng điện từ khi được cảm ứng bởi thẻ anten thẻ, tạo ra một điện áp xoay chiều
trên các cực của anten. Đầu đọc bắt sóng truyền từ thẻ và chuyển đổi thông tin
nhận được thành mã nhị phân. Dữ liệu nhị phân sẽ được chuyển đến máy tính
xử lý. Anten có thể được điều chỉnh theo tần số mong muốn bằng cách điều
chỉnh kích thước và hình dạng của nó. Trường hợp anten không phối hợp trở
kháng, anten thẻ phản hồi lại một phần năng lượng từ sóng điện từ và đầu đọc
có thể phát hiện ra năng lượng này. Lượng năng lượng được tán xạ ngược từ
thẻ có thể thay đổi tùy theo trở kháng anten thẻ khác nhau.

1.2. Thẻ RFID


Thẻ RFID về cơ bản là một bộ phận thu và phát tín hiệu vô tuyến. Thẻ bảo gồm
hai phần, anten và chip (IC). Chức năng chính của anten là thu các trường điện
từ bức xạ bởi đầu đọc ở tần số xác định. Năng lượng điện từ nhận được được
chuyển đổi thành năng lượng điện và được cung cấp cho mạch tích hợp. Chip
gắn trên thẻ có khả năng lưu trữ thông tin, thực thi chuỗi lệnh và trao đổi thông
tin với đầu đọc. Anten thẻ hoạt động ở tần số cộng hưởng xác định.

Vì vậy, khi đầu đọc truyền tín hiệu RF với tần số xác định, thẻ sẽ nhận tín hiệu
và cung cấp cho chip. Sau khi nhận đủ điện áp chip sẽ truyền lại tín hiệu ở cùng
tần số đến đầu đọc. Mục đích của việc phối hợp trở kháng với tải của nó là để
đảm bảo rằng công suất tối đa được truyền từ anten sang chip. Phối hợp trở
kháng giữa anten và chip có thể đạt được bằng cách thay đổi kích thước của
anten hoặc bằng cách bớt các phần tử thụ động.

1.3. Các tham số của thẻ RFID


1.3.1.Băng thông
Băng thông của anten được định nghĩa là khoảng tần số mà anten đáp ứng
được các yêu cầu như trở kháng đầu vào, hệ số tăng ích, hiệu suất bức xạ,….
Độ rộng băng thông của một anten thường được xác định thông qua hệ số sóng
đứng chó phép trên một khoảng tần số nào đó.

1.3.2. Hệ số định hướng


Hệ số định hướng của anten là theo một hướng được định nghĩa là tỷ số giữa
mật độ công suất bức xạ của anten ở hướng và khoảng cách đã ho với mật độ
công suất bực xạ cũng ở khoảng cách như trên giả thiết anten bực xạ vô hướng,
với điều kiện công suất bức xạ giống nhau trong cả hai trường hợp.

Trong đó, S (θ; Φ) là mật độ công suất bức xạ của anten ở hướng (θ; Φ) đã
cho ở khoảng cách R, So là mật độ công suất cũng tại hướng và khoảng cách
như trên với giả thiết anten bức xạ đồng đều theo các hướng

4
1.3.3. Hệ số tăng ích
Hệ số tăng ích của anten được xác định bằng cách so sánh mật độ công suất
bức xạ của anten thực ở hướng khảo sát và mật độ công suất bức xạ của anten
chuẩn ở hướng và cùng khoảng cách với giả thiết công suất đặt vào hai anten
bằng nhau và anten chuẩn có hiệu suất quy ước bằng 1. Hệ số tăng ích của
anten được tính theo công thức sau:

Trong đó, ηA là hiệu suất bức xạ của anten được xác định bởi tỷ số của công
suất bức xạ trên công suất đặt vào anten.

Hệ số tăng ích của anten thẻ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khoảng
đọc của hệ thống RFID. Anten có hệ số tăng ích càng lớn thì phạm vi phát hiện
được thẻ của đầu đọc càng xa. Điều này có thể được do anten có hệ số tăng ích
lớn hơn sẽ nhận được từ đầu đọc năng lượng xa hơn.

1.3.4. Hiệu suất bức xạ


Hiệu suất bức xạ được xác định nghĩa là tỉ số giữa công suất được bức xạ từ
anten và công suất mà anten nhận được:

Trong đó, Pr là công suất bức xạ tư anten và Pin là công suất mà anten nhận
được. Anten có hiệu suất bức xạ cao khi bức xạ phần lớn công suất nhận được.
Nếu hầu hết công suất đầu vào của anten được hấp thụ dưới dạng tổn thất trong
anten và chỉ một phần trong số đó được truyền đi thì được cho là có hiệu suất
bức xạ thấp. Điều này là do công suất bị phản xạ trở lại dẫn đến phối hợp trở
kháng kém hoặc công suất bị tổn hao do điện trở của phần tử bức xạ lớn.

Ngoài ra, Anten thẻ RFID thường được gắn với chip có trở kháng phức vì vậy
việc phối hợp trở kháng giữa anten và chip sao cho hiệu suất bức xạ đạt được
tối đa luôn là vấn đề được quan tâm và thiết kế.

1.3.5. Khoảng đọc anten


Dựa vào phương trình truyền Friis, khoảng đọc tối đa của hệ thống RFID được
tính theo công thức sau:

Rmax =
λ0
4π √ Pt Gt ρ
Ptag

5
Trong đó Rmax là khoảng đọc tối đa, Pt là công suất phát của đầu đọc, λ0 là
bước sóng trong không gian tự do, Gt là độ lợi của anten đầu đọc, Gtag là độ lợi
của anten thẻ, ρ là hệ số suy hao do sự khác nhau về phân cực giữa anten thẻ
và anten đầu đọc, Ptag là công suất yêu cầu tối thiểu đối với thẻ. Ngoài ra,
khoảng đọc của hệ thống RFID còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như
hướng của thẻ và góc đọc, vị trí đặt thẻ, độ dài cáp kết nối giữa anten và đầu
đọc.

- Hướng của thẻ: Đặc điểm này chỉ quan trọng đối với anten có phân cực tuyến
tính. Nếu anten phân cực tròn, hướng của thẻ không nên quan trọng. Tuy nhiên,
với anten tuyến tính, ta có thể thực hiện xoay thẻ để giải quyết vấn đề này. Ví
dụ, nếu thẻ được định hướng từ 9 giờ - 3 giờ trên mặt đồng hồ và đầu đọc
không đọc được thẻ, ta có thể xoay thẻ sang hướng 6 giờ - 12 giờ. Giải pháp
này áp dụng cho trường hợp thẻ có anten lưỡng cực đơn.

- Góc đọc: Để anten thẻ nhận được năng lượng nhiều nhất từ anten đầu đọc, thẻ
RFID phải đối diện trực tiếp với anten.

- Vị trí đặt thẻ tương đối giữa đầu đọc và thẻ là phần diện tích hiệu dụng "tiếp
xúc" giữa thẻ và đầu đọc.

II. Bề mặt siêu vật liệu điện từ (AMC)


2.1. Khái niệm siêu vật liệu
Siêu vật liệu là một loại vật chất nhân tạo được chế tạo bằng cách sắp xếp những cấu
trúc vi mô hay còn được gọi là các “nguyên tử”, nhằm tạo ra các tính chất điện từ theo ý
muốn. Các cấu trúc “nguyên tử” được làm từ kim loại hoặc điện môi, có kích thước nhỏ
hơn từ 7 đến 10 lần so với bước sóng hoạt động của siêu vật liệu. Sự sắp xếp các cấu
trúc vi mô có thể theo một trật tự hoặc hỗn loạn.

2.2. Các đặc tính của siêu vật liệu


Tính chất điện tử của mỗi loại siêu vật liệu được đặc trưng bởi 2 đại lượng vật lý là độ
từ thẩm và hằng số điện môi. Nguyên lý cơ bản của siêu vật liệu là tạo ra các mạch
cộng hưởng điện có khả năng điều khiển riêng biệt hai đại lượng vật lý trên, điều mà
không thể làm được ở các vật liệu tự nhiên.

Hiện nay, thách thức lớn nhất trong nghiên cứu ứng dụng của siêu vật liệu là chế tạo vi
mô các cấu trúc ba chiều. Với vật liệu phẳng, nó có thể dễ dàng được chế tạo bằng các
công nghệ hiện có. Nhờ đó, nhiều nhà nghiên cứu siêu vật liệu sẽ tập trung vào các
cấu trúc phẳng một lớp hoặc vài lớp, nó có thể tiếp cận dễ dàng hơn rất nhiều. Tất cả
các cấu trúc này được gọi là bề mặt dẫn từ nhân tạo. Các bề mặt dẫn từ nhân tạo này
sẽ làm giảm hiệu ứng lan truyền bằng cách đưa ra các sự thay đổi đột ngột về tính
chất quang học. Các ảnh hưởng của hiện tượng vật lý sẽ bao gồm sự phản xạ, khúc
xạ dị thường và sự chuyển đổi phân cực

2.3. Ứng dụng của siêu vật liệu đối với anten
Hiện nay, siêu vật liệu là một trong những loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong
thiết kế hệ thống anten có kích thước nhỏ gọn và cấu hình thấp, bằng cách đặt AMC
6
(vật liệu dẫn từ nhân tạo) hoặc HIS (bề mặt trở kháng cao) xung quanh các phần từ
bức xạ anten. Ngoài ra, siêu vật liệu còn được sử dụng như một phần cấu trúc anten
hoặc bộ phận cấp liệu của hệ thống anten.

Sử dụng siêu vật liệu trong thiết kế anten có thể dẫn đến việc giảm kích thước anten,
cải thiện độ lợi và tăng cường băng thông. Nhờ đó, hệ thống anten đa băng tần sẽ
được tạo ra. Ngoài ra, tùy theo từng yêu cầu kỹ thuật của anten mà các siêu vật liệu sẽ
được sử dụng làm các chức năng khác nhau của anten.

Chương II. Mô phỏng anten thẻ RFID UHF sử dụng bề mặt


siêu vật liệu điện từ
1. Anten thẻ RFID

- Cấu trúc

- Kết quả mô phỏng hệ số phản xạ S11

2. Phần tử đơ

Cấu trúc phần tử đơn :

7
Bảng giá trị các kích thước

Giảm giá trị L2 từ 6mm thành 5.81mm để được đáp ứng pha bằng 0
tại tần số 0.91 GHz

8
9

You might also like