Slide BG Hóa Lý Dư C - Gui

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 270

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC
BM HÓA HỮU CƠ - HÓA LÝ

HÓA LÝ DƯỢC

Dược sỹ Đại Học


NỘI DUNG:
• Chương 1: Hóa học về trạng thái keo

• Chương 2: Các hiện tượng bề mặt và hấp phụ

• Chương 3: Động hóa học

• Chương 4: Điện hóa học


CHƯƠNG 1: HÓA HỌC VỀ TRẠNG THÁI KEO

Bài 1: Khái niệm về hệ phân tán


Định nghĩa

Hệ phân tán là hệ gồm có pha phân tán phân bố trong môi trường phân tán.

Pha phân tán bao gồm một hay nhiều chất được phân chia thành những tiểu
phân có kích thước nhất định phân bố trong môi trường (R, L, K).
Khái niệm về hệ phân tán

Định nghĩa

Hệ vi dị thể: kích thước hạt vài micro  hạt phân tán của hệ không nhìn
thấy bằng mắt thường nhưng nhìn rõ bằng kính hiển vi  tính chất
giống hệ keo.

Hệ siêu vi dị thể: kích thước nhỏ hơn hệ keo, không nhìn thấy bằng kính
hiển vi thường.

Xem hạt phân tán có dạng hình cầu hoặc khối lập phương  dễ tính toán.
Khái niệm về hệ phân tán

Định nghĩa

Hệ đơn phân tán: các hạt có kích thước đồng nhất (hiếm gặp).

Hệ đa phân tán: các hạt có kích thước khác nhau (thực tế)
Khái niệm về hệ phân tán

Phân loại
Phân loại theo kích thước hạt

10-7 cm 10-5 cm

Dung dịch thật Hệ keo Hệ thô


(Hệ phân tán phân tử
hoặc ion)
Khái niệm về hệ phân tán

Phân loại
Phân loại theo kích thước hạt
Dung dịch thật: là hệ phân tán phân tử như dung dịch muối, acid, base…
Hệ keo: bền vững tạm thời, dễ bị keo tụ dưới tác động của nhiệt độ, động
học…
Hệ thô: kích thước hạt lớn  dễ sa lắng
Ví dụ: huyền phù: đất sét trong nước
nhũ tương: dầu trong nước
Khái niệm về hệ phân tán

Phân loại
Phân loại theo kích thước hạt
Ví dụ:

• Ngưng tụ hơi Natri trong benzene  hệ phân tán keo natri trong
benzene. Pha phân tán là các tiểu phân keo gồm các nguyên tử natri kết
hợp lại; môi trường phân tán là benzene.

• Nếu cho natri vào trong nước  hệ phân tán là dung dich NaOH (dung
dich thật). Pha phân tán: ion Na+, OH-, H+; môi trường phân tán là H2O.
Khái niệm về hệ phân tán
Phân loại
Phân loại theo kích thước hạt
Ví dụ:
• Cho S vào cồn  dung dịch S trong cồn (trong suốt).

• Dùng nước pha loãng dung dịch S bão hòa (trong cồn)  hệ keo S hoặc hệ
thô S phân tán trong nước.

Khi phân tán một chất vào các môi trường khác nhau, tùy thuộc vào môi
trường  các hệ khác nhau: hệ thô, hệ keo, dung dịch thật.
Sự keo tụ được nhận biết bằng sự đối màu hoặc vẩn đục.
Khái niệm về hệ phân tán

Phân loại
Theo sự tương tác giữa các pha

Hệ keo thuận nghịch: khi bốc hơi môi trường phân tán thu được cắn khô;
lấy cắn khô phân tán trở lại vào môi trường phân tán cũ thì tạo thành hệ
keo như ban đầu.

Ví dụ: Phân tán agar, gelatin trong nước nóng, cao su trong benzene  keo
thuận nghịch
Khái niệm về hệ phân tán

Phân loại
Theo sự tương tác giữa các pha

Hệ keo không thuận nghịch: khi bốc hơi dung môi thu được cắn khô; lấy
cắn khô phân tán trở lại vào môi trường phân tán cũ thì không trương
nở, không tạo thành hệ keo như ban đầu.

Ví dụ: keo lỏng của các kim loại, keo AgI, keo S trong nước  keo không
thuận nghịch
Khái niệm về hệ phân tán

Phân loại
Theo sự tương tác giữa các pha

Hệ keo thân dịch: Các tiểu phân của pha phân tán tương tác mạnh với
môi trường  dễ dàng phân tán, có tính thuận nghịch.

Nếu môi trường là nước, ta có keo thân nước, ví dụ keo thạch agar, keo
gelatin
Khái niệm về hệ phân tán

Phân loại
Theo sự tương tác giữa các pha
Hệ keo sơ dịch: Các tiểu phân của pha phân tán không có ái lực với môi
trường  khó phân tán, thường không có tính thuận nghịch.
Nếu môi trường phân tán là nước, ta có keo sơ nước, ví dụ keo S, keo AgI.

Khi tăng nồng độ pha phân tán:


Keo sơ dịch  bị keo tụ
Keo thân dịch  gel (bị gel hóa)
Khái niệm về hệ phân tán
Phân loại
Theo trạng thái tập hợp của các pha

Ở điều kiện bình thường, vật chất thường tồn tại ở 3 trạng thái R, L, K.

Tùy theo trạng thái phân tán của chất phân tán và môi trường mà tạo
thành các hệ phân tán: R, L, K.

Hệ phân tán là hệ bao gồm môi trường liên tục và các tiểu phân có
kích thước nhỏ phân tán trong môi trường đó.
Khái niệm về hệ phân tán

Phân loại
Theo trạng thái tập hợp của các pha
Chất phân tán Môi trường phân Hệ phân tán Thí dụ
tán
Khí Dung dịch thật Hỗn hợp khí
Lỏng Khí Thô, keo Mây, sương mù, aerosol
Rắn Thô, keo Bụi, khói
Khí Thô, keo Nước ga, hệ bọt
Lỏng Lỏng Thô, keo Nhũ dịch
Rắn Thô, keo Hỗn dịch, hệ keo
Khí Thô Bọt rắn, chất xốp
Lỏng Rắn Keo Gel
Rắn Keo Hợp kim, ngọc, đá quý
Khái niệm về hệ phân tán

Phân loại
Theo trạng thái tập hợp của các pha
Một số thuật ngữ thông dụng:
Sol: các hạt phân tán có kích thước của hệ keo phân bố trong môi trường
phân tán.
Môi trường phân tán là:
• Khí  keo khí, aerosol hay khí dung
• Lỏng  keo lỏng, liosol. Nếu môi trường phân tán lỏng là nước hoặc
rượu  hydrosol hoặc alcolsol.
• Rắn: rắn/rắn (hồng ngọc, đá nhân tạo)
Khái niệm về hệ phân tán

Độ phân tán
Độ phân tán: đặc trưng cho độ mịn của hệ phân tán
1 1
D= =
� 2�
D: độ phân tán d: đường kính hạt phân tán r: bán kính hạt
Thứ nguyên của D là cm-1
Thường các hạt có kích thước không đều nhau  kích thước hạt trung
bình �
Khái niệm về hệ phân tán

Diện tích bề mặt


Dung dịch thực: hệ đồng thể, không có bề mặt phân chia

Hệ keo và hệ phân tán thô: hệ dị thể, hạt càng nhỏ  bề mặt phân chia
pha càng lớn.

Bề mặt riêng: là bề mặt phân chia pha (giữa pha phân tán và môi trường
phân tán) trên một đơn vị thể tích hoặc một đơn vị khối lượng của pha
phân tán.
Khái niệm về hệ phân tán

Diện tích bề mặt


Bề mặt riêng:
�ℎạ�
S=
��ℎ� �ℎâ� �á�

Với hệ phân tán là khối cầu:


�.4�.�2 3 6
S= 4 = =
�. �.�3 � �
3

Bề mặt riêng tỷ lệ nghịch với kích thước hạt phân tán d, tỷ lệ thuận với độ
phân tán D.
Khái niệm về hệ phân tán

Diện tích bề mặt


Bề mặt riêng:
Chia một khối lập phương cạnh 1cm:
Kích thước (cm) Số khối lập phương Bề mặt riêng (cm2)
1 1 6
10-1 103 60
10-2 106 600
10-3 109 6. 103
10-4 1012 6. 104
10-5 1015 6. 105 (60m2)
10-6 1018 6. 106
10-7 1021 6. 107 (6000m2)
Khái niệm về hệ phân tán

Diện tích bề mặt


Bề mặt riêng:

Dạng đường hyperbol

Sự phụ thuộc của bề mặt riêng vào kích thước hạt phân tán
Khái niệm về hệ phân tán

Diện tích bề mặt


Bề mặt riêng:

Khi khảo sát bề mặt riêng của các hệ: hệ phân tán thô, hệ phân tán keo và
hệ vi dị thể  diện tích bề mặt riêng lớn  ở các hệ này các hiện tượng bề
mặt như hấp phụ, thấm ướt rất quan trọng và có nhiều ứng dụng trong thực
tế.
Khái niệm về hệ phân tán

Độ ổn định

Hệ keo và hệ vi dị thể có bề mặt phân chia pha lớn. Ở bề mặt phân chia có
năng lượng tự do bề mặt G rất lớn.

G = .S trong đó : sức căng bề mặt

Lấy vi phân 2 vế: dG = .dS + S. d

Quá trình xảy ra theo chiều giảm G, tức dG<0


Khái niệm về hệ phân tán

Độ ổn định

Trong điều kiện  không đổi (d=0) thì quá trình xảy ra khi dG = .dS<0 
dS<0  quá trình giảm bề mặt phân chia pha là quá trình tự nhiên và
tất yếu.

Quá trình tự thu hẹp bề mặt phân chia pha thường gặp:

- Sự keo tụ của hệ keo

- Sự hợp giọt của nhũ tương

- Sự phá vỡ các bọt.


Khái niệm về hệ phân tán

Độ ổn định

Muốn bề mặt phân chia pha không đổi (dS=0) thì dG=S.d <0,
tức d<0  tìm cách làm giảm sức căng bề mặt  đưa vào thêm
chất hoạt động bề mặt để hệ keo, nhũ tương bền.
Khái niệm về hệ phân tán

Vai trò của hệ phân tán trong Y dược

Cung cấp nhiều kiến thức cơ bản về các quá trình hóa lý của hệ phân tán
để nghiên cứu thuốc và tác dụng của thuốc trong cơ thể.

Bất kỳ một chế phẩm nào dùng để dự phòng hay điều trị đều là những
dạng cụ thể của các hệ phân tán.
Khái niệm về hệ phân tán

Vai trò của hệ phân tán trong Y dược

Ví dụ:

• Dạng thuốc tiêm, thuốc nước: phần lớn là hệ phân tán phân tử, ion hay
dung dịch thật.

• Dạng nhũ tương, hỗ dịch, cream: hệ phân tán keo vi dị thể hoặc hệ
phân tán thô.

• Dạng viên nén, viên nang, viên bao: hệ phân tán rắn.
Khái niệm về hệ phân tán

Vai trò của hệ phân tán trong Y dược

Dạng thuốc phun mù, thuốc xịt dưới dạng khí dung có cấu trúc của hệ
keo

 có tác dụng tại chỗ và hiệu quả.

Thuốc dạng hệ dị thể gồm hạt tiểu phân hoạt chất phân tán trong các tá
dược cao phân tử  phóng thích từ từ, kéo dài hiệu quả điều trị của
thuốc.
Khái niệm về hệ phân tán

Vai trò của hệ phân tán trong Y dược

Quy luật tương tác của các hạt với môi trường phân tán và của các hạt
tương tác với nhau  quyết định đến sự khuếch tán, sự hấp thu và có
tác dụng ngắn – dài hay nhanh chậm của một dạng thuốc.
Khái niệm về hệ phân tán

Ví dụ:
Khi xông, hơi thuốc sẽ được máy đẩy ra tạo thành dạng hơi sương,
tác dụng trực tiếp lên chỗ viêm nhiễm ở đường hô hấp. Xông có
tác dụng nhanh hơn, làm giãn các phế quản, làm loãng đàm, bệnh
nhi có cảm giác dễ thở hơn.

Thời gian tác dụng của khí dung ngắn, do đó trẻ sẽ được xông
nhiều lần tùy theo chẩn đoán và độ nặng nhẹ của bệnh.
Khái niệm về hệ phân tán

Ví dụ:

Thuốc tiêm Vitamin C


Scorbut (scurvy) là một bệnh do thiếu hụt vitamin C, biểu hiện dưới những triệu
chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng
trên da (mảng xuất huyết dưới da, dân gian thường gọi là "vết ma cắn"), dễ bị
nhiễm trùng, dễ bị kích động và trầm cảm.
Khái niệm về hệ phân tán
Ví dụ:

Phosphalugel là chế phẩm lỏng, dung


chữa trị đau dạ dày, tá tràng gồm AlPO4,
tá dược làm ngọt, thơm và nước.

Độ tan: 12.8 mg/ml nước (200C)

Viên sủi bọt Efferalgan


Khái niệm về hệ phân tán

Ví dụ:
Thuốc tiêm hydrocortisone có màu
trắng đục.
Bài tập vận dụng:

1. Chọn phát biểu đúng về hệ keo


A. Bề mặt riêng lớn, có tính hấp phụ và thấm ướt mạnh
B. Có năng lượng tụ do bề mặt rất lớn
C. Quá trình hợp giọt, keo tụ của hệ keo là quá trình tự xảy ra
D. A, B, C đều đúng
2. Trong sản xuất thuốc dạng viên nén, viên bao là
A. Hệ phân tán rắn
B. Hệ phân tán lỏng
C. Hệ phân tán khí
D. Pha phân tán rắn
HÓA HỌC VỀ TRẠNG THÁI KEO

Bài 2: Điều chế và tinh chế keo


Điều chế và tinh chế keo

Điều chế keo


Phương pháp tổng quát

PP ngưng tụ PP Phân tán

10-7 cm 10-5 cm
Dung dịch thật Hệ keo Hệ thô
Điều chế và tinh chế keo

Điều chế keo

Phương pháp tổng quát

Hệ keo là hệ có độ phân tán trung gian giữa dung dịch thật và hệ thô.

Hệ keo là hệ dị thể gồm các hạt có kích thước từ 10-7 – 10-5 cm phân tán trong môi
trường phân tán và ổn định trong thời gian sử dụng.

• PP ngưng tụ: kết hợp các phân tử hoặc ion có kích thước nhỏ  kích thước
hạt keo.

• PP phân tán: chia nhỏ các hạt phân tán thô  kích thước hạt keo.
Điều chế và tinh chế keo

Điều chế keo

PP ngưng tụ - Ngưng tụ đơn giản

Đun nóng natri đến bốc hơi, ngưng tụ nhanh hơi natri trong hơi benzene
(làm lạnh)  hạt keo phân tán trong môi trường benzene.

Nếu ngưng tụ hơi natri trong môi trường nước  dung dịch thật NaOH.

2Na + 2H2O  2NaOH + H2


Điều chế và tinh chế keo

Điều chế keo

PP ngưng tụ - ngưng tụ do phản ứng hóa học

- Ngưng tụ do phản ứng trao đổi

AgNO3 + KI  AgIkeo + KNO3

Mixen keo có dạng: [m(AgI).nI-.(n-x)K+]x-.xK+

- Ngưng tụ do pứ oxy hóa khử:

H2S + O2  Skeo + H2O

Mixen keo có dạng: [m(S).nHS-.(n-x)H+]x-.xH+


Điều chế và tinh chế keo

Điều chế keo

PP ngưng tụ - ngưng tụ do phản ứng hóa học

- Ngưng tụ do phản ứng thủy phân

FeCl3 + 3H2O �0 � Fe(OH)3 keo + 3HCl

Mixen keo có dạng: {m[Fe(OH)].nFe3+.(3n-x)Cl-}x+.xCl-


Điều chế và tinh chế keo

Điều chế keo

PP ngưng tụ - ngưng tụ bằng pp thay thế dung môi

S tan nhiều trong cồn tuyệt đối, không tan trong nước.

Hòa tan S trong cồn cao độ đến khi bão hòa  dung dịch thật

Thêm nước vào dung dịch S bão hòa trong cồn  độ cồn giảm  độ
tan của cồn giảm, các phân tử S tập hợp thành các tiểu phân nhỏ phân
tán trong cồn thấp độ  tạo hệ keo mờ đục.
Điều chế và tinh chế keo

Điều chế keo

PP phân tán

Phân tán là quá trình dùng năng lượng để phá vỡ lực liên kết bên
trong các hạt thô để tạo ra các hạt mới có kích thước của hệ keo.
Điều chế và tinh chế keo

Điều chế keo

PP phân tán – cơ học

Thủ công: dùng cối, chày

Máy móc: máy nghiền bi, máy đồng hóa


Điều chế và tinh chế keo

Điều chế keo

PP phân tán – siêu âm

Dùng sóng siêu âm (tần số 10-30 nghìn lần/giây)  tạo hệ keo

Đặc biệt thuận lợi để phân tán các khối dẻo ưa nước thành hỗn hợp loãng
trong nước hoặc các mô mềm như các tổ chức gan, não, thận tạo thành
dung dịch đồng thể động vật.

PP phân tán – hồ quang (tự xem)

Dùng để điều chế keo kim loại trong dung môi hữu cơ.
Điều chế và tinh chế keo
Điều chế keo

PP phân tán – pepti hóa

Là pp chuyển 1 kết tủa trở lại trạng thái keo nhờ tác nhân pepti hóa –
thường là các tác nhân hóa học.

- Nếu kết tủa do hạt keo hấp phụ các ion điện ly tạo sự keo tụ  chất
pepti hóa phải tách được các ion đó ra khỏi tủa.

- Nếu kết tủa là do các hạt của các chất phân tán không có các yếu tố bảo
vệ (thiếu ion tạo thế, thiếu chất tạo vỏ solvat)  bổ sung thêm các yếu tố
bảo vệ.
Điều chế và tinh chế keo
Điều chế keo

PP phân tán – pepti hóa

Ví dụ: tạo keo xanh phổ

FeCl3 + K4[Fe(CN)6]  KFe[Fe(CN)6] + KCl

Giai đoạn rửa tủa bằng nước: Nếu tủa đã hấp phụ ion hóa trị cao hoặc có
bán kính lớn thì lực hấp phụ khá mạnh  rửa tủa nhiều lần cho sạch.

Giai đoạn pepti nó bằng chất điện ly: khi nhỏ từ từ acid oxalic vào tủa
KFe[Fe(CN)6]  dd keo xanh phổ vì ion oxalate C2O42- sẽ hấp phụ lên bề
mặt hạt keo  hạt keo tích điện âm  đẩy nhau  hệ keo.
Điều chế và tinh chế keo

Tinh chế keo


Nguyên tắc

Trong quá trình điều chế, hệ keo có chứa nhiều tạp chất như là các ion,
các hợp chất phân tử thấp  nghiên cứu hệ keo phức tạp  cần loại
bỏ những cấu tử này.

Phương pháp thường dùng: thẩm tích – dung màng (màng bán thấm)
có những lỗ nhỏ, đường kính lớn hơn kích thước phân tử và ion tạp
nhưng nhỏ hơn kích thước hạt keo.
Điều chế và tinh chế keo

Tinh chế keo

PP thẩm tích thường

Cho hệ keo vào túi thẩm tích  ngâm vào nước  chất điện ly khuếch tán
qua màng ra ngoài  thay nước và tiến hành lặp lại nhiều lần.
Điều chế và tinh chế keo

Tinh chế keo

PP thẩm tích liên tục


Điều chế và tinh chế keo

Tinh chế keo


Điện thẩm tích
Điều chế và tinh chế keo

Tinh chế keo


Lọc gel

Gel là thể đông đặc của các hợp chất cao phân tử khi được tiếp xúc với
nước, các gel dùng để tinh chế hệ keo có dạng hạt nhỏ hình cầu.

Một số loại gel:Gel sephadex đó là các Polydextran, mạch cacbon thay đổi
từ hợp chất có mạch cacbon thấp đến các hợp chất cao phân tử có phân tử
lượng cao, ví dụ các Gel từ G10, G15, G50 đến G200.

Để tinh chế keo người ta thường dùng các loại Gel từ G10 – G25.
Điều chế và tinh chế keo

Tinh chế keo


Lọc gel

Tiến hành tinh chế keo

• Ngâm gel trong nước cho trương nở, sau đó nạp gel vào cột, cho dd keo
chảy từ trên xuống dưới với tốc độ nhất định.

• Khi hệ keo chảy qua hệ thống gel, các tiểu phân keo có kích thước lớn,
không chui vào gel đã trương nở chỉ theo các khe giữa các hạt gel
chảy nhanh xuống dưới. Còn các ion tạp bị giữ lại trong các hạt gel.
Điều chế và tinh chế keo

Tinh chế keo


Phương pháp siêu lọc

Sử dụng màng dày hơn màng thẩm tích.

Màng siêu lọc được chế tạo từ cellulose như cellulose acetate dày 1-2 mm,
chịu được áp suất cao, chỉ cho dung môi, ion và phân tử nhỏ đi qua, hệ keo
bị giữ lại.

Dùng cô đặc hệ keo hoặc dd cao phân tử, tinh chế các chế phẩm ít bền
nhiệt như anzyme và nội tiết tố…
Bài tập vận dụng:
1. Khi cho bột khô Al(OH)3, Fe(OH)3 vào nước ta thu được
A. Keo thân dịch
B. Keo sơ dịch
C. Hỗn dịch
D. Nhũ dịch
2. Trong một hệ đa phân tán dị thể
A. Kích thước các tiểu phân phân tán khác nhau, kích thước tiểu phân càng nhỏ thì độ
phân tán càng cao.
B. Kích thước các tiểu phân phân tán giống nhau, kích thước tiểu phân càng lớn thì độ
phân tán càng cao.
C. Kích thước các tiểu phân phân tán khác nhau, kích thước tiểu phân càng nhỏ thì diện
tích bề mặt phân chia càng nhỏ.
D. Kích thước các tiểu phân phân tán giống nhau, kích thước tiểu phân càng nhỏ thì diện
tích bề mặt phân chia càng lớn
HÓA HỌC VỀ TRẠNG THÁI KEO

Bài 3: Tính chất của hệ keo


Tính chất của hệ keo

Tính chất chuyển động


Chuyển động Brown của hạt keo

Quan sát hệ dưới kính hiển vi nền đen, ta thấy những chấm sáng lấp lánh
chuyển động hỗn loạn  chuyển động Brown.

∆� = 2.D.t
Tính chất của hệ keo

Tính chất động học


Chuyển động Brown của hạt keo

Chuyển động Brown là do chuyển động nhiệt gây ra và chuyển động theo
những hướng khác nhau bất kỳ.

Tùy theo kích thước và hình dạng của hạt keo mà mức độ chuyển động
Brown sẽ khác nhau.
Tính chất của hệ keo
Tính chất động học
Sự khuếch tán của hệ keo

Sự khuếch tán: di chuyển từ nơi có nồng độ cao  nồng độ thấp, do chuyển động
nhiệt, là quá trình tự diễn biến xảy ra với entropy tăng và không thuận nghịch.

a. Phương trình khuếch tán của Fick


dm: lượng chất khuếch tán

��
dm= - D .Sdt D: hệ số khuếch tán
�� S
S: tiết diện
dC/
dx: khoảng cách
dx
��
dt: thời gian
dm = -D .Sdt
��
Tính chất của hệ keo

Tính chất động học

Sự khuếch tán của hệ keo


Tốc độ khuếch tán: là lượng chất khuếch tán trong một đơn vị thời gian
�� ��
�=  = -D.S.
�� ��
Dòng khuếch tán: là tốc độ khuếch tán qua một đơn vị thời gian
Khi đó dòng khuếch tán i được viết như sau:
�� ��
i= = -D
��� ��
Tính chất của hệ keo

Tính chất động học

Sự khuếch tán của hệ keo


b. Phương trình khuếch tán của Einstein
��
D=
���
D: hệ số khuếch tán
k: hằng số Boltzmann
T: nhiệt độ
: độ nhớt của môi trường
r: bán kính hạt hình cầu
Tính chất của hệ keo
Tính chất động học
Áp suất thẩm thấu
Áp suất thẩm thấu của dung dịch keo loãng được tính theo công thức sau:
� �
� �
= �� =  �. ��  = . �� = CRT
�� �

: áp suất thẩm thấu


W: khối lượng chất tan
m: khối lượng của một hạt keo
N: hằng số Avogadro
W/m: số lượng hạt keo
W/m.N: số mol hạt keo
V: thể tích dung dịch
: nồng độ mol hạt keo
Tính chất của hệ keo

Tính chất động học

Áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu của hệ keo có đặc điểm sau:

- Rất bé so với dung dịch thực

- Không hằng định, không bền về mặt động học, khi để lâu nồng độ hạt bị
giảm do hiện tượng keo tụ  Áp suất thẩm thấu của hệ keo thường giảm
dần theo thời gian.
Tính chất của hệ keo

Tính chất động học

Sự sa lắng

Sự sa lắng: hiện tượng các hạt của hệ phân tán (như hệ thô, hỗn dịch…)
lắng dần xuống đáy do lực hút trọng trường.

Những hệ phân tán có kích thước tiểu phân đủ lớn thì sẽ xa lắng nhanh 
có thể tính được kích thước hạt phân tán dựa vào phân tích sự sa lắng.
Tính chất của hệ keo

Tính chất động học

Sự sa lắng

Trong môi trường phân tán, hạt keo bị tác động bởi hai lực:

Trọng lực tác động vào hạt keo và lực ma sát, khi 2 lực bằng nhau hạt keo
lơ lửng, hệ bền. Hạt keo sa lắng là do tác động của trọng lực đã thắng lực
cản là lực ma sát.
Tính chất của hệ keo

Tính chất động học

Sự sa lắng
- Trọng lực tác động vào hạt keo: P = mg
Trong môi trường phân tán: P = mg = v(d-do)g
v: thể tích hạt keo
d: khối lượng riêng của hạt keo
do: khối lượng riêng của môi trường phân tán
g: gia tốc trọng trường
Tính chất của hệ keo

Tính chất động học

Sự sa lắng

- Lực ma sát chống lại sự sa lắng của hạt keo: Fms = B.V

B: hệ số ma sát giữa hạt và môi trường (B=6...r)


V: tốc độ sa lắng của hạt keo

r: bán kính hạt keo

: độ nhớt của môi trường


Tính chất của hệ keo

Tính chất động học


Sự sa lắng
� �− �� � 2 � �− �� � �
V= � = �
9.ղ.� �.ղ
V: tốc độ sa lắng của hạt keo
d: khối lượng riêng của hạt keo
do: khối lượng riêng của môi trường phân tán
g: gia tốc trọng trường
r: bán kính hạt keo
: độ nhớt của môi trường
Tính chất của hệ keo

Tính chất động học

Sự sa lắng

Muốn sa lắng nhanh phải phá vỡ độ bền động học  dùng máy ly tâm
(gia tốc lớn hơn nhiều lần gia tốc trọng trường).

gia tốc ly tâm: g=�2 .x

�: tốc độ góc (�=1,18.10-5 n2)

n: số vòng quay trong 1 phút

x: khoảng cách từ trục quay tới hạt ly tâm


Tính chất của hệ keo

Tính chất động học

Sự sa lắng

Trong xét nghiệm sinh học, dùng máy siêu ly tâm tách microsome,
mitochondria từ dịch đồng thể của tế bào.
1. Chọn phát biểu sai về phương pháp làm bền hệ keo
A. Tạo cho bề mặt keo một lớp điện tích hấp phụ
B. Giảm nồng độ hạt keo
C. Làm cho môi trường phân tán của keo đông đặc
D. Tạo bề mặt hạt keo hấp phụ chất bảo vệ, khiến bề mặt thấm ướt
2. Chọn phát biểu sai về sự khuếch tán của hệ keo
A. Tăng nhiệt độ, khuếch tán tăng
B. Tăng độ nhớt, khuếch tán giảm
C. Tăng bán kính hạt, khuếch tán giảm
D. Khi nồng độ cân bằng, thì không có chuyển động Brown trong hệ
3. Khi phân tán một chất lỏng thành những hạt nhỏ lỏng phân tán vào
không khí ta được
A. Hệ keo lỏng
B. Khí dung
C. Nhũ dịch
D. Khói bụi
4. Cho biết thuốc viatmin C thuộc hệ phân tán nào
A. Hỗn dịch
B. Nhũ dịch
C. Dung dịch phân tử
D. Hỗn nhũ dịch
Tính chất của hệ keo

Tính chất quang học

Khi chiếu ánh sáng vào một hệ phân tán;

- Dung dịch thực: ánh sáng đi xuyên qua, khúc xạ hoặc phản xạ.

- Hệ vi dị thể: hệ trở nên đục và hơi thô.

- Hệ keo: ánh sáng bị nhiễu xạ hoặc hấp thu một phần bởi các hạt keo.

Nhiễu xạ ánh sáng là tính chất quang học đặc trưng của hệ keo.
Tính chất của hệ keo

Tính chất quang học


Sự nhiễu xạ ánh sáng – hiện tượng nhiễu xạ Tyndall

Dung dịch Hệ phân


thật, B tán keo, có
không có hiện tượng
hiện tượng A nhiễu xạ
Tyndall Tyndall

S
Tính chất của hệ keo

Tính chất quang học


Sự nhiễu xạ ánh sang – pt nhiễu xạ của Rayleigh

Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng chỉ xảy ra khi /2 > akeo
Ánh sáng vùng khả kiến: 4.10-5 – 7.10-5 cm Có hiện tượng nhiễu xạ
Hạt keo có kích thước: 10-7 – 10-5 cm
Tính chất của hệ keo

Tính chất quang học


Sự nhiễu xạ ánh sang – pt nhiễu xạ của Rayleigh

Hạt keo trở thành nguồn sáng thứ cấp phát ra ánh sáng nhiễu xạ. Khi hạt
keo gồm những hạt không dẫn điện, hình cầu, nồng độ hạt quá nhỏ thì
cường độ ánh sáng nhiễu xạ tuân theo phương trình Rayleigh:

�1 2 −�2 2 ��2
IKT = 24�3 ���2 � ) I
�1 2 +2�2 2 4 o
Tính chất của hệ keo

Tính chất quang học


Sự nhiễu xạ ánh sáng – hệ quả từ pt Rayleigh

a. Ảnh hưởng của nồng độ hạt keo

Khi hai hệ keo có cùng nồng độ khối lượng nhưng tạo ra số hạt khác nhau
do kích thước hạt khác nhau:

�1 � 1 �1 2 �1 �1 3 2
= =
�2 � 2 �2 2 �2 �2 3
Tính chất của hệ keo

Tính chất quang học


Sự nhiễu xạ ánh sáng – hệ quả từ pt Rayleigh

a. Ảnh hưởng của nồng độ hạt keo

Vì I tỉ lệ với r3 nên hạt keo có kích thước càng lớn  nhiễu xạ càng mạnh.

Tuy nhiên khi kích thước > /2  hạt phản chiếu ánh sáng, cường độ nhiễu
xạ giảm.
Tính chất của hệ keo

Tính chất quang học


Sự nhiễu xạ ánh sáng – hệ quả từ pt Rayleigh
b. Ảnh hưởng của bước sóng
�1 2 4
I tỉ lệ nghịch với 4 =
�2 1 4
 Ánh sáng có bước sóng càng ngắn  nhiễu xạ càng mạnh.
Tính chất của hệ keo

Tính chất quang học


Sự nhiễu xạ ánh sáng – hệ quả từ pt Rayleigh
b. Ảnh hưởng của bước sóng
xanh
xanh
xanh

Trắng
Tính chất của hệ keo

Tính chất quang học


Sự nhiễu xạ ánh sáng – hệ quả từ pt Rayleigh
b. Ảnh hưởng của bước sóng
• Khi khảo sát ánh sang trắng, gồm các tia đơn sắc của vùng khả kiến:
• Tia tím nhiễu xạ mạnh hơn tia xanh và mạnh hơn tia đỏ. Tính chất này có ứng dụng
trong thực tế, ở khoảng cách xa đèn đỏ làm tín hiệu hoặc đèn báo nguy hiểm vì khả
năng xuyên thấu cao còn đèn xanh báo an toàn.
• Do tia đỏ ít nhiễu xạ hơn các tia xanh và tím nên khi quan sát ánh sáng trắng qua 1
hệ keo ta thấy: trên đường đi của ánh sang tới sẽ giàu tia đỏ, còn nhìn phía góc
bên cạnh giàu tia tím và xanh do hiện tượng nhiễu xạ.
• Tia đỏ hầu như ít bị nhiễu xạ mà chỉ xuyên thấu qua hệ keo. Đó là lý do giải thích
lúc sang sớm mặt trời mọc cà chiều mặt trời lặn, bầu trời thường có màu đỏ cam.
• Về ban ngày bầu trời có màu xanh là do tia xanh của ánh sáng mặt trời bị bầu khí
quyển khuếch tán mạnh hơn các tia khác.
Tính chất của hệ keo

Tính chất quang học


Sự nhiễu xạ ánh sáng – hệ quả từ pt Rayleigh
c. Ảnh hưởng của chiết suất

Hệ có chiết suất môi trường n1 gần giống chiết suất của pha phân tán n2 
hệ khuếch tán rất yếu  về nguyên tắc khối khí nguyên chất không khuếch
tán ánh sáng.

Do sự thăng gián nồng độ trong thể tích lớn của khí có tạo những khu vực
có sự khuếch tán khác nhau.
Tính chất của hệ keo

Tính chất quang học


Sự nhiễu xạ ánh sáng – ứng dụng
Kính siêu vi: kính hiển vi nền đen

Đường đi của tia sáng qua kính:


Tính chất của hệ keo
Tính chất điện học
TN Hiện tượng về điện di hay điện chuyển
Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học


TN Hiện tượng về điện di hay điện chuyển
Ở cực dương: chất điện ly bị vẩn đục
Ở cực âm: không bị đục nhưng mực chất lỏng dâng lên một đoạn.
Hạt keo đất sét (pha rắn) mang điện tích âm di chuyển về cực dương.

Môi trường mang điện tích dương di chuyển về cực âm do tác dụng
của điện trường trái dấu.
Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học

TN Hiện tượng về điện di hay điện chuyển

Hiện tượng điện di: các hạt mang điện tích chuyển động trong điện trường.

Hiện tượng điện thẩm: môi trường khuếch tán mang điện tích dương di
chuyển về điện cực âm.

 Hạt keo là những hạt mang điện tích và có điện tích trái dấu với môi
trường hay lớp khuếch tán.
Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học

TN Hiện tượng về điện di hay điện chuyển

Ngày nay, hiện tượng điện di được dùng trong xét nghiệm sinh hóa, định
tính và định lượng các protein, amino acid trong huyết thanh.
Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học


Hiện tượng điện thẩm
Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học

Cấu tạo của lớp điện tích kép

Sau khi nhân keo được hình thành

do diện tích bề mặt lớn  hạt keo hấp


phụ chọn lọc các ion trên bề mặt tạo

nên lớp điện tích tạo thế hiệu (dương

hoặc âm).
Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học

Cấu tạo của lớp điện tích kép

• Các ion trái dấu của môi trường được các hạt keo (lớp thế hiệu) hút vào  tạo
nên lớp ion đối dấu khá tập trung và bám sát lớp bề mặt hạt nhân  gọi là
lớp Stern.

• Do chuyển động nhiệt của các phân tử dung môi, một số ion đối dấu có khuynh
hướng di chuyển linh động theo môi trường  bề mặt trượt, gọi là thế điện
động zêta �.
Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học


Cấu tạo của lớp điện tích kép
• Lớp ion đối dấu đầu tiên nằm trong pha lỏng tiếp xúc với pha rắn tạo
lớp ion đối gắn chặt với lớp tạo thế hiệu  thế nhiệt động �.
• Tiếp theo các ion đối ở xa hơn hình thành bề mặt trượt linh động, tại
ranh giới bề mặt trượt xuất hiện thế động học zêta �.
• Xa hơn là các ion còn lại của lớp khuếch tán dễ linh động và di
chuyển cùng môi trường.
Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học


Cấu tạo của lớp điện tích kép
Ví dụ: Điều chế keo AgI theo phản ứng sau

AgNO3 + KI  AgIkeo + KNO3

- Nếu [KI] > [AgNO3], sau pu ngoài tủa AgI còn có các ion K+, I- và NO3- . Khi đó nhân rắn
hấp phụ ưu tiên I- làm ion tạo thế  hạt keo mang điện âm

[mAgI. nI-. (n-x)K+]x-. xK+

Nhân keo, lớp hấp phụ, lớp ion đối, lớp khuếch tán
Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học

Cấu tạo của lớp điện tích kép

Nếu [KI] < [AgNO3], thì trong hệ ngoài AgI còn có các ion Ag+, K+, và
NO3-. Khi đó, nhân rắn AgI ưu tiên hấp phụ ion Ag+ làm ion tạo thế 
hạt keo mang điện dương:

[mAgI. nAg+.(n-x)NO3-]x+. xNO3-


Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học

Cấu tạo của lớp điện tích kép


Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học

Các yếu tố ảnh hưởng tới thế điện động học ξ


Điện thế trên bề mặt trượt ξ có tác động lớn đến độ bền và sự keo tụ của hệ
keo.

a. Ảnh hưởng của chất điện ly trơ


Chất điện ly trơ: không có ion tham gia vào lớp tạo thế.
Điện thế �� giữa 2 pha rắn-lỏng không phụ thuộc vào nồng độ của chất điện ly
trơ.
Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học

Các yếu tố ảnh hưởng tới thế điện động học ξ


a. Ảnh hưởng của chất điện ly trơ
Chiều dày của lớp khuếch tán :
const:hằng số phụ thuộc bản chất hệ keo và nhiệt độ.
�����
�=  Z: điện tích ion trơ cùng dấu với ion ở lớp khuếch tán của hạt keo
� �
C: nồng độ của chất điện ly trơ.
�: chiều dày lớp khuếch tán
Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học

Các yếu tố ảnh hưởng tới thế điện động học ξ


a. Ảnh hưởng của chất điện ly trơ
Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học

Các yếu tố ảnh hưởng tới thế điện động học ξ


b. Ảnh hưởng của bán kính ion

Bán kính ion lớn  bán kính ion hydrate hóa càng bé  bán kính ion
kể cả vỏ hydrate càng nhỏ  làm giảm lớp khuếch tán δ  giảm thế ξ
 ion có bán kính lớn dễ bị hấp phụ hơn ion có bán kính bé.
Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học

Các yếu tố ảnh hưởng tới thế điện động học ξ


c. Ảnh hưởng của chất điện ly không trơ

Chất điện ly không trơ là chất điện ly có ion phân ly được hấp phụ vào
bề mặt phân pha rắn của hệ keo  thay đổi �� và ξ.

vIon hấp phụ cùng dấu với ion tạo thế:


Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học


Các yếu tố ảnh hưởng tới thế điện động học ξ

vIon hấp phụ cùng dấu với ion tạo thế:

Keo âm AgI, có ion tạo thế I-


[mAgI.nI -.(n-x)K+] x-.xK+

Khi thêm KI vào hệ  hạt keo hấp phụ thêm I-


[mAgI.(n+n’)I-.(n+n’-x)K+]x-. xK+  lượng ion tạo thế I- và ion khuếch
tán K+ tăng �� và ξ tăng.
Tính chất của hệ keo

Tính chất điện học

Các yếu tố ảnh hưởng tới thế điện động học ξ

vIon hấp phụ ngược dấu với ion tạo thế:

- Khi thêm AgNO3 vào hệ  Ag+ bị hấp phụ vào bề mặt nhân, trung hòa
với I- và tạo ra phân tử AgI mới bổ sung vào nhân  kích thước nhân
tăng, �� và ξ giảm.

- Khi I- hết, Ag+ đóng vai trò ion tạo thế mới  �� và ξ đổi dấu  giá trị
�� và ξ tăng khi tăng nồng độ AgNO3.
Tính chất của hệ keo
Tính chất điện học
Các yếu tố ảnh hưởng tới thế điện động học ξ
c. Ảnh hưởng của nồng độ hạt và nhiệt độ

Khi tăng nồng độ hạt keo giảm chiều dày lớp khuếch tán ξ giảm.

Khi pha loãng hệ keo làm ξ tăng. Tuy nhiên khi pha loãng hệ keo có thể dẫn tới việc khử
ion tạo thế �� và ξ giảm.

Khi tăng nhiệt độ, chuyển động của ion tăng  lớp khuếch tán tăng,ξ tăng. Tuy nhiên
khi tăng nhiệt độ có thể khử hấp phụ của các ion thế �� và ξ giảm.
Bài tập vận dụng:
1. Khi cắm 2 ống nghiệm không đáy vào khối đất sét, trên có hai điện cực nối với
nguồn điện một chiều, sau một thời gian thấy bên điện cực âm thể tích dịch ống
nghiệm tăng lên. Hiện tượng này gọi là
A. Hiện tượng điện thẩm
B. Hiện tượng điện di
C. Hiện tượng điện phân
D. Hiện tượng điện hóa
2. Khi cho 1 lít dung dịch AgNO3 0,005M tác dụng với 2 lit dung dịch KI
0,001M ta được hệ keo AgI có cấu tạo
A. [mAgI.nNO-3-.(n-x)Ag+]x-.xAg+
B. [mAgI.nAg+.(n+x)NO3-]x-.xNO3-
C. [mAgI.nAg+.(n-x)NO3-]x-.xNO3-
D. [mAgI.nNO-3-.(n+x)Ag+]x-.xAg+
HÓA HỌC VỀ TRẠNG THÁI KEO

BÀI 4: ĐỘ BỀN VỮNG VÀ SỰ KEO TỤ


Độ bền vững của hệ keo

Độ bền vững của hệ keo: là sự ổn định và bền vững tạm thời của hệ
keo trong một điều kiện nào đó.

Hệ keo có bề mặt phân chia pha lớn  có năng lượng tự do bề mặt cao 
quá trình giảm năng lượng bề mặt riêng tự động xảy ra  các hạt keo
bé nhập vào nhau tạo thành hạt keo lớn hơn  sự keo tụ.

Sự keo tụ diễn ra theo quá trình lâu dài nghĩa là hệ keo vẫn tồn tại trong
một thời gian nào đó  hệ tạm bền.
Độ bền vững của hệ keo

Độ bền của hệ keo là do độ bền động học và độ bền tập hợp.

Để hệ keo được tồn tại thì điều quan trọng là hạt keo phải được phân bố
đồng đều trong toàn bộ môi trường.

Sự phân bố đồng đều là thước đo của độ bền của động học  độ bền
động học là yếu tố quan trọng.

Sự tập hợp là nguyên nhân trực tiếp phá vỡ độ bền động học .
Độ bền vững của hệ keo

Độ bền động học

Trong hệ keo bất kỳ, các hạt đều tham gia các chuyển động:

- Chuyển động Brown làm cho các tiểu phân di chuyển theo mọi hướng.

- Sự khuếch tán làm cho các tiểu phân di chuyển từ nơi có nồng độ cao
sang nơi có nồng độ thấp.

- Sự sa lắng làm cho các hạt keo tập trung xuống đáy bình.
Độ bền vững của hệ keo

Độ bền động học

• Chuyển động Brown và khuếch tán làm cho các hạt keo phân bố đồng
đều  làm bền hệ keo.

• Sự sa lắng  làm hệ keo kém bền.

Tương quan của 2 loại chuyển động trên quyết định trạng thái bền
vững và ổn định của hệ keo.
Độ bền vững của hệ keo

Độ bền tập hợp

• Độ bền tập hợp là quá trình tập hợp các hạt bé thành hạt lớn tách ra
khỏi hệ.

• Để tập hợp các tiểu phân cần di chuyển đến gần và va chạm  xuất
hiện 2 lực tương tác : lực hút phân tử và lực đẩy tĩnh điện.
Độ bền vững của hệ keo

Độ bền tập hợp


Lực hút phân tử
Lực hút phân tử do tác động khối lượng của các tiểu phân hạt keo tạo nên.
�����
Lực hút phân tử: � = (x: khoảng cách giữa 2 hạt keo; const: hằng số
��
phụ thuộc vào bản chất hệ keo).

 Hạt gần thì lực hút mới có ý nghĩa (lực hút tỷ lệ nghịch với lũy thừa
bậc 3 khoảng cách).
Độ bền vững của hệ keo

Độ bền tập hợp

Lực đẩy tĩnh điện

Xuất hiện khi ở khoảng cách gần nhau, khi lớp khuếch tán của các hạt
keo bắt đầu xen phủ nhau.
Độ bền vững của hệ keo

Phương pháp làm cho hệ keo bền vững

Muốn làm cho hệ keo bền vững phải tăng lực đẩy tĩnh điện, làm giảm áp
suất va chạm có hiệu quả của các hạt keo:

• Tạo cho bề mặt các hệ keo hấp phụ các điện tích (có �� và ξ lớn).

• Giữ cho các hạt có nồng độ nhỏ.(giảm va chạm)

• Tạo bề mặt hạt keo hấp phụ chất bảo vệ, khiến bề mặt thấm ướt tốt
(chất hoạt động bề mặt hoặc dung dịch cao phân tử).
Sự keo tụ

Khi hạt keo va chạm với năng lượng đủ lớn vượt qua thế năng tương tác,
lúc đó lực hút thắng lực đẩy các hạt nhỏ nhập lại với nhau thành hạt lớn
sa lắng xuống  sự keo tụ xảy ra.

Các yếu tố làm tăng năng lượng tương tác, giảm lực đẩy tĩnh điện (giảm ��
và ξ) đều có khả năng gây keo tụ  sự thay đổi nồng độ các hạt keo,
thay đổi nhiệt độ, tác động cơ học, sự hiện diện của chất điện ly (quan
trọng nhất).
Sự keo tụ - do chất điện ly

Keo tụ do sự trung hòa điện tích

Là trường hợp chất điện ly thêm vào có khả năng làm giảm điiện tích của
lớp ion tạo thế (do các ion điện ly có điện tích trái dấu hấp phụ vào hạt
keo trung hòa một phần điện tích)  giảm ξ  keo tụ.
Sự keo tụ - do chất điện ly

Keo tụ do nồng độ chất điện ly

Khi cho chất điện ly trơ vào hệ, chiều dày lớp khuếch tán giảm  giảm
ξ  keo tụ.

�����
�=
�� ∁
Sự keo tụ - do chất điện ly
Ngưỡng keo tụ của chất điện ly

Là nồng độ tối thiểu của chất điện ly đủ để gây ra hiện tượng keo tụ rõ rệt.

Ký hiệu � (mol/l)

Quy tắc Sunze Hardi: � = (a: hệ số phụ thuộc đối với mỗi hệ keo; Z: điện tích
��
của ion gây keo tụ).

Điện tích càng lớn  khả năng keo tụ càng lớn  ngưỡng keo tụ càng nhỏ.
Sự keo tụ - do chất điện ly

Ngưỡng keo tụ của chất điện ly

Ví dụ: Khi gây keo tụ hệ keo âm As2S3

Chất điện lyt KCl CaCl2 AlCl3


49.5 0.65 0.093
Biểu thị theo đơn vị 532 7.0 1
Hay �K+ : � Ca+2 : �Al+3 = 0.532 : 7.0 : 1

nếu ngưỡng keo tụ của Al+3 bằng 1 đơn vị, thì của Ca+2 là 7.0 đơn vị, của
K+ là 532 đơn vị.
Sự keo tụ - do chất điện ly

Ảnh hưởng của bán kính ion trên sự keo tụ

Khi keo tụ các hệ keo âm trong nước bằng các cation  cation có bán
kính lớn hấp phụ mạnh hơn cation có bán kính nhỏ (cùng điện tích) 
ion có bán kính càng lớn thì ngưỡng keo tụ càng nhỏ.

Khả năng gây keo tụ:

Cs+ > Rb+ > NH4+ > K+ > Na+ > Li+

Cl- < NO3- < Br- < I-


Một số hiện tượng keo tụ khác

Keo tụ do thay đổi nhiệt độ

Tăng nhiệt độ: chuyển động Brown tăng  lớp điện ly hấp phụ và lớp phân
tử chất bảo vệ giảm  tăng xác xuất va chạm hiệu quả giữa các hạt  dễ
keo tụ.

Giảm nhiệt độ: khi giảm nhiệt độ đến mức làm cho hệ kết tinh, dung môi
cũng kết tinh  nồng độ hạt keo và nồng độ chất điện ly tăng  dễ keo tụ.
Một số hiện tượng keo tụ khác

Keo tụ do tác động cơ học

Một số trường hợp khi khuấy trộn cũng có thể gây keo tụ vì khuấy trộn
mạnh có thể làm giảm liên kết giữa các phân tử bảo vệ với bề mặt hạt keo.
Một số hiện tượng keo tụ khác

Hiện tượng keo tụ đặc biệt

Khi gây keo tụ bằng các ion hóa trị cao như Fe3+, Al3+, Th4+, PO4-…
Một số hiện tượng keo tụ khác

Keo tụ do hỗn hợp chất điện ly

Kết tụ kết hợp

Ví dụ: Hỗn hợp KCl + KNO3 gây keo tụ dương (do ion K+)

Keo tụ hỗ trợ

Keo tụ cản trở


Một số hiện tượng keo tụ khác

Keo tụ tương hỗ của hai hệ keo

Là sự keo tụ khi trộn hai hệ keo có điện tích trái dấu vào nhau với lượng
thích hợp.

Ví dụ: trong nước phù sa có keo silic mang điện tích âm, khi xử lý nước
bằng phèn là tạo ra keo dương Al(OH)3 để gây keo tụ  nước trở nên
trong
1. Chọn phát biểu đúng về quá trình keo tụ keo âm As2S3 bằng các muối KCl, BaCl2
và AlCl3:
A. Ion gây keo tụ là Cl-
B. Vì cùng ion gây keo tụ nên KCl, BaCl2 và AlCl3 có cùng ngưỡng keo tụ
C. Ngưỡng keo tụ của KCl là nhỏ nhất
D. Tất cả đều sai
2. Sự keo tụ tương hỗ là quá trình keo tụ do
A. Sự hiện diện của chất điện ly khi thêm vào hệ keo
B. Sự tương tác của hai loại keo cùng điện tích
C. Sự tương tác của hai loại keo có điện tích khác nhau
D. Do khối lượng các tiểu phân keo tự hút nhau thành keo tụ
HÓA HỌC VỀ TRẠNG THÁI KEO

HỆ BÁN KEO VÀ HỆ PHÂN TÁN THÔ


Hệ bán keo

Định nghĩa:

Hệ bán keo là những hệ phân tán của các tiểu phân trong môi trường lỏng,
trong hệ bán keo có thể tồn tại cân bằng động sau:

Dd phân tử, ion dung dịch mixen Gel

Tăng nồng độ: cân bằng chuyển dịch về phía phải.

Tăng nhiệt độ: cân bằng chuyển dịch về phía trái.

Nếu thay đổi pH hoặc đưa vào hệ 1 chất điện ly thích hợp cũng làm chuyển dịch
cân bằng.
Hệ bán keo

Có thể tồn tại những dạng hạt chủ yếu sau:

- Những phân tử trung hòa.

- Ion.

- Tập hợp nhóm các phân tử trung hòa rạo ra mixen.

Các hệ bán keo gặp nhiều trong kỹ thuật nhuộm màu, thuộc da, giấy vải và
tổng hợp hữu cơ.

Hệ bán keo điển hình là dung dịch của xà phòng trong nước.
Hệ bán keo

Phân loại xà phòng

vXà phòng hoạt tính anion: là những xà phòng gốc anion.

Xà phòng thông dụng: xà phòng muối của kim loại hóa trị I như Na, K hoặc amoini của các
acid stearic, acid panmitic, acid oleic.

Xà phòng có cation hóa trị cao (Ca+2, Mg+2, Al+3, Fe+3): ít tan trong nước, tan nhiều trong
hydrocacbua lỏng.

Xà phòng trong phân tử có gốc SO3-: có thể tan cả trong môi trường acid và nước cứng.
Hệ bán keo

vXà phòng hoạt tính cation:

Ví dụ: chlohydrat octadecanoate amin C18H37NH3Cl khi phân ly cho gốc xà phòng
là cation C18H37NH3+.

Loại này dùng để bảo vệ keo dương và để tạo ra các bề mặt điện tích dương bằng
cách cho hấp phụ các cation này.
Hệ bán keo

vXà phòng không phân ly thành ion:

• Tạo thành do phản ứng ester giữa acid béo dây cacbon dài acid stearic và rượu
đa chức propatriol để tạo thành sản phẩm monoester, diester, trimester.

• Trong nước không phân ly thành ion, nhờ có nhóm ưa nước nên tan được trong
nước.

• Dùng làm chất nhũ hóa tạo môi trường trung tính, thường dung làm mỹ phẩm.
Hệ bán keo

Hoạt động của xà phòng trong nước

Mixen xà phòng:

Ở một nhiệt độ xác định, khi nồng độ xà phòng đạt tới 1 giá trị xác định  trong hệ
bắt đầu tạp ra các mixen xà phòng.

Nồng độ tạo mixen được gọi là nồng độ tới hạn, ký hiệu Cth.

Mixen xà phòng có 2 dạng cấu tạo: dạng cầu và dạng phiến bản.
Hệ bán keo

Hoạt động của xà phòng trong nước

Mixen xà phòng

Mixen hình cầu mixen hình phiến


Hệ bán keo

Ứng dụng của dung dịch xà phòng

- Làm chất bảo vệ keo, ổn định nhũ tương, chất tạo bọt.

- Trong công nghiệp và đời sống: tính chất tẩy rửa là do khả năng thấm ướt và bứt
các loại vết bẩn ra khỏi vải vóc quần áo, do tạo ra những lớp hấp phụ bền ở các
bọt  bọt giữ được vết bẩn.

- Một số chất tẩy rửa có khả năng hòa tan các protid, lipid, carotenoid…làm bất
hoạt các virut, các độc tố vi khuẩn và có tính sát khuẩn mạnh  dùng làm thuốc
sát khuẩn, khử trùng…
Hệ phân tán thô

Nhũ tương (Emulsions)

Nhũ tương là những hệ phân tán gồm hạt của một chất lỏng không tan phân
tán trong một chất lỏng khác.

• Cả 2 chất lỏng tạo nhũ tương phải không tan vào nhau.

• Để phân tán 1 chất lỏng vào môi trường lỏng khác  cần đưa vào hệ phân tán
chất ổn định gọi là chất nhũ hóa.

• Tỷ trọng của 2 pha lỏng này càng gần nhau thì nhũ tương càng bền thì nhũ
tương càng bền và khó tách lớp.
Hệ bán keo
Định nghĩa

•Hệ bán keo là hệ phân tán của các tiểu phân trong môi trường lỏng .
Trong hệ bán keo tồn tại cân bằng động sau:

dung dich phân tử ion dung dich mixen gel

Hệ bán keo điển hình là dung dịch của xà phòng trong nước.

•Hệ phân tán thô


Nhũ tương: Là hệ phân tán gồm những hạt của một chất lỏng không
tan phân bố trong một chất lỏng khác

Hai chất lỏng tạo ra nhũ tương phải không hoặc ít tan vào nhau
Hệ phân tán thô
Nhũ tương

• Để bền hóa nhũ tương cần đưa vào hệ chất ổn định, goi là chất
nhũ hóa. Hay để phân tán một chất lỏng vào môi trường lỏng khác
bền, thì cần đưa vào hệ phân tán chất ổn định gọi là chất nhũ hóa.
• Tỷ trọng của hai pha lỏng gần bằng nhau  nhũ tương càng bền ,
ít tách lớp
• Kích thước pha phân tán của nhũ tương thường lớn hơn kích
thước tiểu phân hệ keo  độ phân tán của nhũ tương thấp hơn
nhiều
Hệ phân tán thô
Chất nhũ hóa

-Tập trung ở bề mặt làm giảm SCBM giữa 2 pha


-Hấp phụ chung quanh hạt phân tán tạo thành màng bao bền vững
-Tạo bề mặt giọt có điện tích đủ lớn, xuất hiện lực tương hỗ giữa các
hạt giúp nhũ tương bền
-Làm tăng độ nhớt của nhũ tương ở nồng độ vừa phải
Nhũ tương
Phân loại

1. Theo pha phân tán và môi trường phân tán


• Nhũ tương dầu trong nước (D/N) : Môi trường phân tán là
nước, pha phân tán là dầu

• Nhũ tương nước trong dầu (N/D): Môi trường phân tán là
dầu, pha phân tán là nước

• Nhũ tương kép (D/N/D hoặc N/D/N )


Nhũ tương
Phân loại

2.Theo nồng độ pha phân tán


• Nhũ tương loãng: nồng độ pha phân tán < 2%
-> hạt nhũ tương nhỏ, hình cầu, hệ bền
• Nhũ tương đặc: nồng độ pha phân tán 2-74% thể tích
 hạt nhũ to, hệ không bền
• Nhũ tương rất đậm đặc: nồng độ pha phân tán >74% thể tích
( ví dụ nhũ tương gelatin hóa)
Nhũ tương
Phương pháp nhận biết nhũ tương

Phương pháp pha loãng: pha loãng nhũ tương D/N bằng H2O,
pha loãng nhũ tương N/D bằng dầu
Phương pháp dùng kính hiển vi: dùng chất màu tan trong dầu hoặc
tan trong nước để nhuộm màu nhũ tương
Phương pháp đo độ dẫn: nhũ tương D/N dẫn điện tốt hơn nhũ tương N/D
Nhũ tương
Độ bền vững của nhũ tương
Nhũ tương thường có độ bền kém do năng lượng tự do bề mặt lớn.
Để cho một hệ nhũ tương bền  cho thêm chất nhũ hóa
Chất nhũ hóa quyết định nhũ tương là D/N hay N/D
§ Chất nhũ hóa:
-Giảm sức căng bề mặt  dễ tạo hạt trong quá trình pha chế
-Hấp phụ trên bề mặt -> làm thành lớp bảo vệ bền vững
-Làm chất lỏng tích điện, tạo lớp solvat hóa bảo vệ
-Tăng độ nhớt của nhũ tương ở nồng độ vừa phải
Nhũ tương
Tốc độ sa lắng của nhũ tương

Trong quá trình ổn định nhũ dịch thường xảy ra các quá
trình: sự tương tác giữa các tiểu phân do chuyển động
Brown sự nổi kem, sự sa lắng.
Tốc độ nổi kem và sa lắng được xác định theo pt sau:
Nhũ tương
Sự chuyển tướng của nhũ tương ( sự đảo pha )
Là quá trình chuyển biến tương hỗ của hai loại nhũ
tương D/N, N/D trong một số điều kiện thích hợp
Tiến hành: vừa khuấy vừa thêm chất nhũ hóa thích
hợp.
Hỗn Dịch
Hệ phân tán dị thể gồm các tiểu phân rắn trong môi trường lỏng,
và thường ổn định bằng các chất gây thấm.

*Dược chất: chất rắn không tan hoặc khó tan

*Chất dẫn:
-Nước cất, nước thơm, alcol, polyol
-Dầu thực vật, dầu tổng hợp

*Chất gây thấm


-lecithin, Tween 20, 60, 80, celluloze, gôm arabic

*Thành phần khác


-Chất làm ngọt, làm thơm
-Chất bảo quản.
1. Hệ phân tán nào sau đây không thuộc hệ phân tán thô
A. Hỗn dịch
B. Nhũ tương
C. Khí dung
D. Hệ phân tán K/K
2. Vai trò của chất nhũ hóa
A. Giảm độ nhớt của nhũ tương
B. Trung hòa điện tích trên bề mặt các hạt của pha phân tán.
C. Tập trung trên bề mặt pha phân tán, giảm sức căng bề mặt, tạo cho bề mặt
tích điện.
D. Tập trung trên bề mặt pha phân tán, làm tăng năng lượng tự do của hệ nhũ
tương.
Các hiện tượng bề mặt và hấp phụ

Các hiện tượng bề mặt


Các hiện tượng bề mặt

Hầu hết các quá trình biến đổi trong hệ dị thể đều xảy ra trên bề mặt
tiếp xúc giữa các pha thuộc về các hiện tượng bề mặt.
Bề mặt dùng để chỉ bề mặt tiếp xúc giữa pha lỏng hoặc rắn với không
khí.
Hiện tượng bề mặt là hiện tượng xảy ra do có sự khác nhau về lực
tương tác giữa các phân tử trên bề mặt so với các phân tử trong
pha.
Khái niệm cơ bản

Sức căng bề mặt của chất lỏng

Sức căng bề mặt (SCBM) của chất lỏng là năng lượng tự do trên một diện
tích bề mặt; là công cần thiết để tăng một đơn vị diện tích bề mặt. . Là lực
tương tác giữa các phân tử trên bề mặt và trong lòng chất lỏng.

Nội áp kéo phân tử từ bề mặt phân chia pha 


giảm bề mặt đến mức tối thiểu.
Khái Niệm Cơ Bản
Sức Căng Bề Mặt Của Chất Lỏng
Sức Căng Bề Mặt Của Chất Lỏng

Sức căng bề mặt một số hợp chất hóa học


Khái niệm cơ bản
Hiện tượng mao dẫn

Hiện tượng mức chất lỏng ở bên trong


các ống có đường kính trong nhỏ luôn
luôn dâng cao hơn hoặc hạ thấp hơn so
với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống.

Nhúng mao quản trong nước thì nước dâng lên, ngấn mép nước trong
mao quản luôn có dạng lõm
Do áp suất bảo hòa ở bề mặt lõm luôn nhỏ hơn áp suất hơi bảo hòa
ở bề mặt phẳng
Áp suất hơi bảo hòa trên bề mặt lỏng

ASHBH là đại lượng vật lý quan trọng của các chất lỏng dễ bay hơi,
có xu hướng thoát khỏi bề mặt của nó để chuyển sang pha hơi tại
một nhiệt độ nào đó

ASHBH là áp suất hơi mà tại đó thể hơi cân bằng với thể lỏng
(khi xét chất lỏng trong bình kín)
Hiện tượng ngưng tụ mao quản

Là quá trình chuyển thể hơi sang thể lỏng trong mao quản ở điều
kiện đẳng nhiệt
Đặc điểm của hiện tượng ngưng tụ mao quản:
• Bản chất là hiện tượng mao dẫn
•Chỉ xảy ra với chất lỏng thấm ướt thành mao quản
•Gắn liền với khái niệm về hiện tượng mao quản
•Bản chất là sự hấp phụ
•Mao quản hẹp xảy ra sớm hơn mao quản rộng
Hiện tượng ngưng tụ mao quản

Vì áp suất hơi bão hòa ở mao quản hẹp luôn nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa
ở mặt phẳng  hơi nước chưa đạt bão hòa ở bề mặt phẳng nhưng đã bão
hòa hoặc quá bão hòa trong mao quản hẹp  nước ngưng tụ trong mao
quản, và sự ngưng tụ hơi nước trong mao quản hẹp xảy ra sớm hơn
ở mao quản lớn giải thích sự hấp phụ hơi nước của silicagel và các
chất hút ẩm.
Hiện tượng thấm ướt bề mặt
Là sự phân bố bề mặt giữa 3 pha R, L, K sao cho năng lượng toàn
phần bề mặt là nhỏ nhất.

A:  = 180o không thấm ướt


B&C: thấm ướt một phần
D:  = 0 thấm ướt hoàn toàn

Đại lượng đặc trưng:


: góc thấm ướt
cos : độ thấm ướt

Bề mặt thấm ướt tốt : bề mặt ưa lỏng


Bề mặt không thấm ướt: bề mặt kỵ lỏng.
Hiện tượng thấm ướt bề mặt

Thấm ướt là quá trình làm giảm năng lượng tự do bề mặt,


giảm sức căng bề mặt ( xảy ra ở hệ có 3 pha tiếp xúc R-L-K)

Muốn chuyển từ bề mặt kỵ lỏng ( không thấm ướt) thành


bề mặt ưa lỏng ( thấm ướt) phải đưa vào hệ tác nhân thấm ướt
(chất HDBM)
Hiện tượng thấm ướt bề mặt

: góc dính ướt

<90, σRK > σ RL + σ LK  chất lỏng chảy loang trên bề mặt


rắn  dính ướt

 > 90: σRK < σRL + σLK  chất lỏng co lại trên bề mặt rắn
 không dính ướt
Hiện tượng thấm ướt bề mặt

Hiện tượng chất lỏng thấm ướt chất rắn: khi lực tương tác giữa
các phân tử lỏng rắn lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử chất
lỏng.

Hiện tượng chất lỏng không thấm ướt chất rắn: khi lực tương tác
giữa các phân tử lỏng rắn nhỏ hơn lực liên kết giữa các phân tử
chất lỏng
Chất hoạt động bề mặt (Surfactant, Surface active agent)
là tác nhân nhũ hóa hoặc tác nhân thấm ướt, là những chất có khả năng
tập trung trên bề mặt phân chia pha và làm giảm sức căng bề mặt của
chất lỏng xuống dưới sức căng bề mặt của chất rắn.
Chất hoạt động bề mặt

Sức căng bề mặt của dung dịch chất tan

a. Chất tan là chất không hoạt động bề mặt


Sự phân bố chất tan và nồng độ chất tan ảnh hưởng đến sức căng bề
mặt của dung dịch
+ chất tan là chất phân ly ion: σ dd > σ dm
Chất hoạt động bề mặt

Sức căng bề mặt của dung dịch chất tan

+ chất tan là chất không phân ly: sự phân bố của các


tiểu phân chất tan trên bề mặt chất lỏng và trong lòng
chất lỏng như nhau.
Ta có : σ dd = σ dm
Chất hoạt động bề mặt
Sức căng bề mặt của dung dịch chất tan

 Chất tan không làm thay đổi hay làm tăng SCBM của dung dịch so với
dung môi ban đầu.
Chất không hoạt động bề mặt là chất không làm thay đổi đáng kể
hoặc làm tăng SCBM của dung môi.

b. Chất tan là chất hoạt động bề mặt


Quá trình hòa tan chất tan là chất hoạt động bề mặt
Chất hoạt động bề mặt
Sức căng bề mặt của dung dịch chất tan

Chất hoạt động bề mặt cấu tạo bởi 2 phần: đầu thân nước ( -NO2,
-COOH, -NH2, -OH, -SO3H), đuôi thân dầu (gốc hydrocarbon).
a: Những phân tử có phần
thân dầu chiếm ưu thế
b: Những phân tử cân bằng
dầu nước như nhau
c: Những phân tử có phần
thân nước chiếm ưu thế
Chất hoạt động bề mặt
Sức căng bề mặt của dung dịch chất tan
b. Chất tan là chất hoạt động bề mặt
Chất hoạt động bề mặt
Sức căng bề mặt của dung dịch chất tan
Chất hoạt động bề mặt
Sức căng bề mặt của dung dịch chất tan

Khả năng làm giảm SCBM tùy thuộc vào : nồng độ chất HDBM và
chiều dài gốc R

Quy tắc Traube:

•Chất hoạt động bề mặt là các acid béo cùng dãy đồng đẳng

•Nếu thêm 1 nhóm –CH2 vào mạch hydrocarbon  hoạt động bề


mặt tăng 2-3 lần
Chất hoạt động bề mặt
Sự hình thành micelle

Khi nồng độ các chất HDBM tăng quá giới hạn, các chất HDBM
sẽ tập trung lại thành cấu trúc micelle
Chất hoạt động bề mặt
Sự hình thành micelle

Nồng độ tối thiểu chất HDBM mà ở đó có sự hình thành micelle được gọi là
nồng độ micelle tới hạn (CMC- critical micelle concentration)

Hình dạng kích thước và cách sắp xếp của các phân tử chất HDBM trong cấu
trúc micelle dựa trên nguyên tắc làm cho năng lượng tự do của hệ là nhỏ
nhất.

Micelle thường có hình cầu hay trụ


Chất hoạt động bề mặt
Sự hình thành micelle
Chất hoạt động bề mặt
Sự hình thành micelle

HLB: hydrophilic lipophilic balance ( tương quan ái lực ái dầu)

Tính ưa, kỵ nước của một chất hoạt động bề mặt (không phân ly thành
ion) được đặc trưng bởi một thông số là độ cân bằng ưa kỵ nước
(HLB), đó là tương quan ái lực – ái dầu.

Giá trị này có thể từ 0-20 (tính theo phương pháp Griffin) hoặc 0-40
(Davies)
Công thức tính HLB theo Griffin:HLB=20xMh/M
Trong đó: Mh là khối lượng phân tử của phần thân nước
M là khối lượng của cả phân tử chất HĐBM
Chất hoạt động bề mặt
Sự hình thành micelle

Thang đo HLB: 1-40


HLB lớn: tính ái nước cao, tính ái dầu thấp
HLB thấp: độ phân tán trong nước khác nhau
Chất hoạt động bề mặt
Giải thích cơ chế hoạt động của chất HDBM theo HLB

HLB 2-3: chất chống tạo bọt.


Khi chưng cất dịch chiết có dung môi phân cực , thường gặp hiện tượng nổi bọt.
Sử dụng chất HDBM có HLB 1-3, đây là những chất rất thân dầu, không tan trong
nước, sẽ tạo màn mỏng nổi trên bề mặt, phá vỡ bọt.

HLB: 3-6: nhũ hóa N/D


Là chất hoạt động bề mặt thân dầu, làm giảm sức căng bề mặt giữa 2 pha
nước & dầu, giúp phân tán các tiểu phân nước trong môi trường phân tán là
dầu.

HLB 8-16: nhũ hóa D/N


Là chất hoạt động bề mặt thân nước, làm giảm sức căng bề mặt giữa 2 pha
nước & dầu, giúp phân tán các tiểu phân dầu trong môi trường phân tán
nước
Chất hoạt động bề mặt
Giải thích cơ chế hoạt động của chất HDBM theo HLB

HLB: 13-15 chất tẩy rửa.


Là những chất có khả năng nhũ hóa phân tán các chất bẩn hữu cơ thân
dầu vào trong nước để thực hiện vai trò tẩy rửa.

HLB: 7-9 : tác nhân thấm ướt


Là chất HDBM, có khả năng làm giảm sức căng bề mặt Rắn- Lỏng
để hòa tan các chất khó tan ( thân dầu, sơ nước hay kỵ nước ) vào môi
trường nước
Chất tẩy rửa

•Các chất bẩn được tẩy sạch bởi xà phòng

•Khi có xà phòng SCBM giảm, vải thấm ướt, xà phòng thâm nhập
vào các mao quản của vải

•Các phân tử xà phòng hấp phụ lên bề mặt sợi và chất bẩn tạo
thành một lớp hấp phụ làm cho hạt keo bẩn bị tách ra khỏi bề mặt sợi
và chuyển vào pha lỏng

•Màng hấp phụ trên bề mặt các hạt gây bẩn ngăn ngừa chúng chuyển
từ nơi này đến nơi khác trên bề mặt vải.

•Nhờ chất HDBM, các bọt sinh ra từ xà phòng làm cho sự cọ sát
cơ học tách chất bẩn dể dàng
Cơ chế nhũ hóa của chất hoạt động bề mặt

1. Nhũ hóa là sự phân tán 2 pha dầu và nước vào nhau thành hệ
phân tán có các tiểu phân rất nhỏ, hệ đục trắng như sữa

2. Chất HDBM tập trung lên bề mặt tiếp xúc giữa 2 pha dầu và
nước, làm giảm SCBM tiếp xúc, từ đó dễ dàng phân tán 2 pha vào
nhau

3. Chất HDBM thân với pha nào hơn sẽ làm cho bề mặt tiếp xúc 2 pha
bị kéo mạnh về phía pha đó. Khi quá trình này cân bằng, pha này trở
thành môi trường phân tán pha lỏng kém thân với chất HDBM trở thành
tiểu phân phân tán

4. Chất HDBM có tác dụng nhũ hóa tạo nhũ tương N/D có HLB 7-11
thể hiện tính thân dầu hơn. Ngược lại chất HDBM có HLB 12-16
thân nước hơn sẽ tạo nhũ tương D/N
Phân loại chất hoạt động bề mặt

Dựa vào nguồn gốc và cấu tạo hóa học

a. Chất HBBM có nguồn gốc tự nhiên

Cao lanh, đất sét, gôm, nhựa cây, lòng đỏ trứng, cholesterol

b. Chất HDBM có nguồn gốc tổng hợp

Chất HDBM loại ion: anion, cation và lưỡng tính


Chất HDBM loại không phân ly thành ion:
- Ester của rượu đa chức và acid béo
- Span và tween
Phân loại chất hoạt động bề mặt
Chất HDBM loại ion
Phân loại chất hoạt động bề mặt
Chất HDBM loại ion
Chất hoạt động bề mặt loại Anion
* Anion hóa trị 1:
Muối của acid béo và ion kim loại hóa trị 1 như Natri stearate, Kali
oleate. Thường gây kích ứng da và là chất nhũ hóa của nhũ tương D/N

*Anion hóa trị 2:


Muối của acid béo và ion kim loại 2 như Canxi stearat, Kali oleate
Thường gây kích ứng da và là chất nhũ hóa của nhũ tương N/D
Có khả năng hoạt động mạnh, tuy nhiên mất khả năng trong nước cứng

*Muối sulfat của alcol béo và ion kim loại: Natri lauryl sunfate
Hợp chất này dễ tan trong nước, dễ tạo bọt (dùng trong kem đánh răng),
dùng làm chất trợ tan, bền trong môi trường nước cứng.
Phân loại chất hoạt động bề mặt
Chất HDBM loại ion

Chất hoạt động bề mặt cation.


*Muối amonium bậc 4
Hợp chất này dễ gây thấm, giúp bề mặt vi khuẩn dễ thấm các chất sát
khuẩn và dễ bị tiêu diệt.
Phân loại chất hoạt động bề mặt
Chất HDBM loại không phân ly thành ion

Span: là sản phẩm ester hóa của sorbitan và acid béo, nhũ hóa nhũ dịch N/D
Tween: là sản phẩm eter hóa của Span và polioxyetilene, nhũ hóa nhũ dịch D/N
Phân loại chất hoạt động bề mặt
Chất HDBM lưỡng ion

• Có khả năng HDBM không cao


• Chứa các nhóm lưỡng cực
• Ở pH thấp ( cationic ), pH cao ( anionic )
• Dẫn xuất từ Betain ( như lauryl amino propyl betain ) làm chất nhũ hóa
cho ngành mỹ phẩm
Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt trong ngành dược

-tác nhân làm ướt

-tác nhân hòa tan

-tác nhân nhũ hóa

-tác nhân tạo bọt

-chất tẩy rửa

-tạo micelle
1. Khi tăng nồng độ chất điện ly trơ thì thế nhiệt động và thế điện động
sẽ
A. Thế nhiệt động không đổi, thế điện động giảm
B. Thế nhiệt động giảm, thế điện động không đổi
C. Thế nhiệt động và thế điện động đều giảm
D. Thế nhiệt động và thế điện động đều tăng
2. Khi thêm ion hấp phụ có dấu cùng với ion tạo thế thì chiều dày lớp
khuếch tán
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Lúc đầu tăng sau đó giảm
CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT VÀ HẤP PHỤ
SỰ HẤP PHỤ
Sự hấp phụ
Các khái niệm cơ bản

Định nghĩa:
Hấp phụ là sự gia tăng nồng độ một chất lên trên bề mặt chất khác
Hấp phụ  hấp thụ
Chất bị hấp phụ: chất gia tăng nồng độ lên bề mặt
Chất hấp phụ: bề mặt hấp phụ chất tan hoặc chất khí
Hấp thụ: là sự chuyển chất vào trong thề tích pha.
Vd: cho than tiếp xúc với oxy thì than sẽ thu hút oxy lên bề mặt của
than than hấp phụ oxy, than là chất hấp phụ, oxy là chất bị hấp phụ
Sự hấp phụ
Các khái niệm cơ bản

Chất hấp phụ: than hoạt tính, tinh bột…


Chất bị hấp phụ: màu mùi, khí
Hấp phụ là quá trình xảy ra trên bề mặt phân chia pha
Sự hấp phụ
Các khái niệm cơ bản
Sự hấp phụ
Các khái niệm cơ bản

Phản hấp phụ: là quá trình các chất bị hấp phụ tách ra khỏi bề mặt
chất hấp phụ.
Khi tốc độ hấp phụ bằng tốc độ phản hấp phụ: sự hấp phụ đạt trạng
thái cân bằng
Sự hấp phụ
Các khái niệm cơ bản

Độ hấp phụ: Là lượng chất bị hấp phụ được chất hấp phụ thu hút trên
một đơn vị bề mặt phân chia pha.

X: lượng chất bi hấp phụ, mol, mmol hoặc g


S: diện tích bề mặt chất hấp phụ, cm2
a: độ hấp phụ
Để thuận tiện  S được thay bằng khối lượng chất hấp phụ (g)
Thứ nguyên của a : mol/ cm2; g/ cm2, mmol/g
Sự hấp phụ
Các khái niệm cơ bản

Độ hấp phụ a được xác định khi hệ đạt trạng thái cân bằng (tốc độ hấp phụ
= tốc độ phản hấp phụ).
Đây là trạng thái cân bằng động, do chuyển động nhiệt quyết định.
Sự hấp phụ
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp phụ

Quá trình hấp phụ phụ thuộc vào:


-Bản chất của chất hấp phụ
-Bản chất của chất bị hấp phụ
-Nồng độ chất tan hay áp suất chất khí
-Nhiệt độ
• Khi khảo sát sự hấp phụ ở nhiệt độ không đổi  hấp phụ đẳng nhiệt
• Khi khảo sát sự khảo sát sự hấp phụ ở áp suất không đổi  hấp phụ
đẳng áp
Sự hấp phụ
Đường đẳng nhiệt hấp phụ
Đường biểu diễn sự phụ thuộc giữa nồng độ hấp phụ theo nồng
độ có dạng a=f(C) hoặc theo áp suất a=f(p), gọi là đường đẳng
nhiệt hấp phụ
Sự hấp phụ
Phân loại hấp phụ

Hấp phụ vật lý


Đặc trưng của hấp phụ vật lý là:
-Lực hấp phụ là lực tác dụng khối lượng
-Quá trình hấp phụ tỏa nhiệt, xảy ra ở nhiệt độ thấp, nhiệt hấp
phụ nhỏ
-Quá trình thuận nghịch ( sản phẩm của quá trình hấp phụ
không bị biến đổi về thành phần hóa học)
-Sản phẩm hấp phụ không bị biến đổi về thành phần hóa học
Sự hấp phụ
Phân loại hấp phụ

Hấp phụ hóa học


Đặc trưng của hấp phụ hóa học là:
-Lực hấp phụ là lực liên kết hóa học như liên kết ion, liên kết cộng hóa trị
-Quá trình tỏa nhiệt, xảy ra ở nhiệt độ cao, nhiệt hấp phụ lớn  nhiệt phản
ứng hóa học.
-Quá trình khử hấp phụ hóa học khó khăn, sản phẩm khử hấp phụ bị biến
đổi thành phần và tính chất hóa học
Khi to tăng thì hấp phụ vật lý  hấp phụ hóa học.
Vd: hấp phụ CO2 trên than hoạt tính
.
Sự hấp phụ
Tốc độ hấp phụ

Tốc độ hấp phụ tùy thuộc vào tính chất bề mặt trên bề mặt của
chất hấp phụ:
-Bề mặt nhẵn hấp phụ nhanh, cân bằng thiết lập nhanh
-Bề mặt rắn xốp hoặc trong dung dịch chất hấp phụ cần
có thời gian khuếch tán vào sâu trong lòng mao quản
hoặc từ dung dịch lên bề mặt hấp phụ chậm
Sự hấp phụ
Sự hấp phụ chất khí trên bề mặt rắn
Thuyết Langmuir
-Lực hấp phụ là lực tác dụng khối lượng, tạo đơn lớp hấp phụ
-Sự hấp phụ thể hiện ở các trung tâm hấp phụ: các vết nứt, những
gốc cạnh, đỉnh trên bề mặt chất hấp phụ
-Phân tử bị hấp phụ sẽ gắn vào trung tâm hấp phụ trong một
khoảng thời gian, khi cân bằng sẽ phản hấp phụ. Mỗi tâm hấp phụ
chỉ hấp phụ 1 phân tử bị hấp phụ, sự hấp phụ này có thể chỉ tồn
tại một khoảng thời gian nhất định, sau đó phân tử hấp phụ có thể
quay về pha khí (phản hấp phụ) và tâm hấp phụ này có thể hấp phụ
1 phân tử khác.
-Khi cân bằng, tốc độ hấp phụ bằng tốc độ phản hấp phụ
Sự hấp phụ chất khí trên bề mặt rắn
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir

Khảo sát sự hấp phụ chất khí lên bề mặt rắn có So =1 cm2, độ
hấp phụ cực đại amax

Gọi  là diện tích bị hấp phụ, ứng với độ hấp phụ a


p : áp suất khí
k: hằng số cân bằng quá trình hấp phụ
Sự hấp phụ chất khí trên bề mặt rắn
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir
Sự hấp phụ chất khí trên bề mặt rắn
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir
Tuyến tính hóa:

Phương trình: p/a = f(p)


Tung độ góc: 1/kam
Hệ số góc: 1/am
Sự hấp phụ chất khí trên bề mặt rắn
Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich
( Thuyết hấp phụ đơn lớp trên bề mặt không đồng nhất )
Freundlich thu được phương trình đẳng nhiệt hấp phụ nhờ thưc nghiệm
Sự hấp phụ chất tan trên bề mặt rắn
Hấp phụ phân tử: đây là sự hấp phụ của các chất không điện ly
(hoặc ít điện ly) lên bề mặt rắn trong một thể tích chất điện ly
Vd: sự hấp phụ acid acetic lên than hoạt tính.
Lượng acid acetic bị hấp phụ được tính theo công thức:

x: số mol chất bị hấp phụ


C, Co nồng độ cân bằng của chất tan bị hấp phụ và nồng độ ban
đầu
m : khối lượng chất hấp phụ
Sự hấp phụ chất tan trên bề mặt rắn
Trong dung dịch loãng, sự hấp phụ acid acetic lên bề mặt than
hoạt tính tuân theo phương trình Langmuir
Sự hấp phụ chất tan trên bề mặt rắn
Các yếu tố ảnh hưởng
-Dung môi:
Dung môi và chất tan hấp phụ cạnh tranh.
Nếu SCBM của dung môi cao thì dung môi khó hấp phụ, chất tan
ưu tiên hấp phụ
Sự hấp phụ chất tan trong nước tốt hơn trong dung môi hữu cơ
như hydrocarbon hoặc những chất có sức căng bề mặt nhỏ.
Sự hấp phụ chất tan trên bề mặt rắn
Các yếu tố ảnh hưởng
-Chất hấp phụ
Phụ thuộc vào bản chất, độ xốp của chất hấp phụ
-Chất hấp phụ không phân cực sẽ hấp phụ chất tan không
phân cực và ngược lại
-Kích thước mao quản lỗ xốp của chất hấp phụ lớn hơn kích
thước trung bình của chất bị hấp phụ  hấp phụ tốt. Ngược
lại, chất bị hấp phụ không thể chui vào mao quản khó hấp phụ
Sự hấp phụ chất tan trên bề mặt rắn
Các yếu tố ảnh hưởng

-Chất bị hấp phụ

Tùy thuộc vào độ phân cực của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ

Thường phân tử có khối lượng lớn có khả năng bị hấp phụ mạnh

Các chất thơm thường bị hấp phụ trên cacbon nhiều hơn các chất
mạch thẳng.
Sự hấp phụ chất tan trên bề mặt rắn
Các yếu tố ảnh hưởng

-Thời gian và nhiệt độ

• Hấp phụ chất tan trong dung dịch lên bề mặt chất rắn thường
chậm hơn hấp phụ khí lên bề mặt chất rắn
• Khi hấp phụ, chất tan tại bề mặt rắn giảm chất tan trong lòng
dung dịch cần được khuếch tán đến bề mặt rắn để được tiếp tục
hấp phụ  để hấp phụ hiệu quả cần khuấy trộn lắc dung dịch
• Khi tăng nhiệt độ, thường hấp phụ trên bề mặt rắn giảm (đặc
biệt là hấp phụ khí)
Sự hấp phụ chất tan trên bề mặt rắn
Ứng dụng của hấp phụ

- Mặt nạ phòng độc – Tinh chế các khí


- Xúc tác: Ni, Pt. Pd
- Hấp phụ các khí hơi trong trường hợp đầy bụng, chướng hơi, rối loạn
tiêu hóa và giải độc: carbophos, carbogast. Hoặc sử dụng làm chất giải
độc hoặc sử dụng trong bộ phận lọc của máy lọc máu
Sự hấp phụ chất tan trên bề mặt rắn
Ứng dụng của hấp phụ

-Dùng than hoạt tính để loại chất màu, chất bẩn, làm sạch các
loại dầu nhờn bằng đất sét hoạt hóa
-Sắc kí giấy, sắc kí cột với các chất hấp phụ là Al2O3, silica gel
-Trong chiết suất dược liệu: dùng than hoạt tính để tách
carotenoid, chlorophull…
Sự hấp phụ chất tan trên bề mặt rắn
Ứng dụng của hấp phụ
Sự hấp phụ của chất điện ly

Các chất điện ly, phân ly thành ion  hydrat hóa

• Ảnh hưởng của bán kính ion ( đối với các ion cùng điện tích)
 bán kính lớn, bán kính hyrat hóa nhỏ, hấp phụ mạnh

Khả năng hấp phụ của các ion:


Li+ < Na+ < K+ < Rb+ < Cs+
Mg2+ < Ca2+ < Sr2+ < Ba2+
Cl- < Br- < NO3- < I-
Sự hấp phụ của chất điện ly

• Ảnh hưởng của điện tích ion: điện tích lớn, hấp phụ mạnh
Hóa trị của ion càng lớn, càng dễ bị hấp phụ vào bề mặt có điện
tích trái dấu.
K+ < Ca2+ < Al3+ < Th4+
Hấp phụ trao đổi ion

Là trường hợp hấp phụ đặc biệt bao gồm cả hai quá trình hấp phụ,
trao đổi ion
Hấp phụ trao đổi ion
Đặc điểm của hấp phụ trao đổi ion:

+ Có sự trao đổi các ion cùng dấu giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ

+ Các hợp chất có khả năng trao đổi ion thường là các hợp chất cao
phân tử tổng hợp (ionit). Bề mặt các ionit có khả năng mang nhóm
chức mang linh động có khả năng trao đổi với ion cùng dấu

+Dùng nhựa trao đổi với các cation gọi là cationit (H+ , R-H, RSO3H,
RNa+ , RK+ )

+Nhựa trao đổi với các anion thì gọi là anionit ( amin thẳng, amin thơm,
amin bậc 1, bậc 2, bậc 3, muối amoni bậc 4)
Hấp phụ trao đổi ion
Vd: dùng nhựa trao đổi ion để loại NaCl ra khỏi dung dịch nước muối.
Hấp phụ trao đổi ion
Hấp phụ trao đổi ion
Nhựa trao đổi cationic
Hấp phụ trao đổi ion
Nhựa trao đổi anionic
Hấp phụ trao đổi ion

Tốc độ trao đổi, dung lượng trao đổi ion của nhựa ionic bị ảnh hưởng bởi
pH của môi trường, bản chất của ionic, nồng độ các dung dịch.
Dung lượng trao đổi ion: Là số mili đương lượng gam của ion đã trao
đổi trên bề mặt 1 gam (ml) ionic khô khi toàn bộ ion linh động của ionic
được thay thế bằng các ionic có trong dung dịch
Sau khi trao đổi bão hòa, có thể phục hồi nhựa về trạng thái ban
đầu bằng cách dùng acid hoặc kiềm để xử lý nhựa.
Hấp phụ trao đổi ion
Ứng dụng

Loại các ion tạp như Fe3+, Cu2+, Ca2+, Mg2+


Hấp phụ trao đổi ion có ứng dụng rất quan trọng trong quá trình
tách, chiết hoặc tinh chế các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên
(động vật, khoáng vật, thực vật..) như chiết suất và tinh chế các enzym
acid amin, kháng sinh, vitamin, alkaloid...
Bài tập vận dụng:
1. Đặc điểm nào sau đây là điểm khác biệt giữa hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học
A. Nồng độ chất bị hấp phụ
B. Nồng độ của chất bị hấp phụ
C. Sản phẩm của sự phản hấp phụ
D. Sản phẩm của sự hấp phụ
2. Quá trình acid acetic bị hấp phụ trên than hoạt là quá trình hấp phụ
A. Hóa học
B. Vật lý
C. Hóa lý
D. Bề mặt
3. Khả năng hấp phụ của các ion sau theo thứ tự nào
A. K+ < Ca2+ < Al3+ < Th4+
B. K+ > Ca2+ > Al3+ > Th4+
C. K+ < Al3+ < Th4+ < Ca2+
D. Ca2+ > Al3+ > Th4+ > K+
4. Khả năng hấp phụ của các ion sau theo thứ tự
A. Na+ < K+ < Rb+ < Cs+
B. Na+ > K+ > Rb+ > Cs+
C. K+ < Na+ < Rb+ < Cs+
D. Rb+ < K+ < Na+ < Cs+
ĐỘNG HÓA HỌC
Mở đầu
Xét phản ứng: A + B  C +D
Hóa lý: xem xét vấn đề nhiệt động và động học
Nhiệt động:
Nghiên cứu nhiệt của phản ứng – năng lượng hấp thu hay sinh ra
Chiều hướng của phản ứng
Phản ứng có khả năng xảy ra hay không
Động học:
Nghiên cứu tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng
Các khái niệm cơ bản
Tốc độ phản ứng: sự thay đổi nồng độ của tác chất hay sản phẩm
trong 1 đơn vị thời gian  tính nhanh hay chậm của phản ứng.
Xét phản ứng: A  B (sản phẩm)
Vận tốc tức thời:
Các khái niệm cơ bản
Tốc độ phản ứng:
Định luật tác dụng khối lượng:
Tốc độ của phản ứng một chiều ở mỗi thời điểm tỷ lệ thuận với tích số
nồng độ các chất phản ứng (với 1 số bậc xác định)
Vd: Xét pư 1 chiều:
aA + bB  sản phẩm
Tốc độ phản ứng: v = [A]m . [B]n
Nếu pứ đơn giản: a = m; b = n ( pứ 1 chiều chỉ gồm 1 giai đoạn)
Các khái niệm cơ bản
Bậc phản ứng: là đại lượng cho biết mức độ ảnh hưởng của nồng độ
đối với tốc độ phản ứng.
Vd: v = k[A]m[B]n  bậc phản ứng = m + n
Lưu ý: bậc phản ứng khác với hệ số tỷ lượng
Vd: phản ứng aA + bB  cC + dD
Hệ số tỷ lượng: a, b
Bậc phản ứng: m, n (m, n có thể khác a, b)
Bậc phản ứng được rút ra từ thực nghiệm
Các khái niệm cơ bản
Trong một số phản ứng đơn giản (phản ứng 1 giai đoạn, đơn phân
tử) thì bậc phản ứng chính là hệ số tỷ lượng.
Phương trình động học của phản ứng: là pt biểu diễn sự phụ
thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ của các chất phản ứng.
Vd: phản ứng A  B (sản phẩm)

�[�]
Tốc độ phản ứng: ν = - = k[A]n
��
k: hằng số tốc độ của phản ứng
Các khái niệm cơ bản

Chu kỳ bán hủy T1/2: là thời gian mà chất pứ giảm đi một nửa.
Trong ngành dược: T1/2 là thời gian để hàm lượng thuốc giảm đi
còn một nửa.
Hạn dùng của thuốc T9/10: là thời gian để hàm lượng còn lại 90%
so với ban đầu
Động học các phản ứng đơn giản

Phản ứng bậc không


Xét phản ứng: A  sản phẩm
Phản ứng bậc không: là phản ứng mà tốc độ phản ứng không
phụ thuộc vào sự thay đổi của nồng độ các chất tham gia phản
ứng
d[A]
ν  = - = k [A]o = k
dt
 k.dt = -d[A]

t [A]
k t=0
dt =- [A]o
d[A]
Phản ứng bậc không
Kết quả thu được: kt = [A]o ̶ [A]


Hằng số tốc độ phản ứng: k = ([A]o ̶ [A])

Hằng số tốc độ của phản ứng bậc không được xác định bằng sự
thay đổi nồng độ [A] theo thời gian.
Thứ nguyên k của phản ứng bậc không: [Nồng độ].[thời gian]-1
Nếu đơn vị của nồng độ là mol/lit; thời gian:s
 Đơn vị của k bậc không là mol.l-1.s-1
Phản ứng bậc không
Phương trình động học: [A] = - kt + [A]o

[A]o = OC
��
-k = tan  k =
��
Phản ứng bậc không
Chu kỳ bán hủy T1/2:


Từ pt hằng số tốc độ pứ: k = ([A]o ̶ [A])

[A]o [A]o
Khi [A] = kT1/2 = [A]o ̶
2 2

[�]�
T1/2 =
��
Phản ứng bậc không
Đặc điểm của phản ứng bậc không:
• v=k
• v không phụ thuộc vào nồng độ
• Thứ nguyên: [nồng độ].[thời gian]-1
• T1/2 phụ thuộc vào nồng độ ban đầu của tác chất
• Thường gặp khi nghiên cứu sự phân hủy thuốc trong hỗn
dịch hoặc nhũ tương
Phản ứng bậc một
Xét phản ứng: A  sản phẩm
d[A] d[A]
Vận tốc phản ứng: ν  = - = k[A] kdt = - = k[A]
dt [A]
t [A] d[A]
k t=0
dt = - [A]
o [A]
[A]o � [�]�
kt = ln k = ln
[A] � [�]
�,��� [�]�
k= log
� [�]
Vậy hằng số tốc độ của pứ:
� [�]� �,��� [�]�
k = ln  = log
� [�] � [�]
Phản ứng bậc một

Phương trình động học:

�,��� ]� [�
k= log
� ]� [

��
= log[A]o – log[A]
�,���


log[A] = - t + log[A]o
�,���
Phản ứng bậc một
Phương trình động học có dạng đường thẳng:
lg[A]=f(t)

lg[A]0 =OC
tgα = - OC/OB
Phản ứng bậc một
Thứ nguyên k của phản ứng bậc 1: [thời gian]-1

�,��� [�]�
k= log
� [�]
Chu kỳ bán hủy:

[A]o
Khi t = T1/2 [A] =
2

2,303.log2 �,���
T1/2 = hay T1/2 =
k �
Phản ứng bậc một
Hạn sử dụng thuốc:


Khi t = T9/10 [A] = [A]o thay vào phương trình k
��

�,��� [�]� �,��� [�]�


k= log = log �
� [�] ��/�� [�]�
��

�,��� �� �,���
k= log =
��/�� � ��/��

�,���
T9/10 =

Phản ứng bậc hai- hai phân tử cùng loại
                              
Xét phản ứng : 2A   sản phẩm
�[�]
Vận tốc phản ứng: v = - ; v = k[A]2
��

�[�] �[�]
- = k[A]2 kdt = -
�� [�]�

� �
= kt +
[�] [�]�
Phương trình động học của phản ứng bậc hai:
� �
= kt +
[�] [�]�
Phản ứng bậc hai- hai phân tử cùng loại
� �
Phương trình động học của phản ứng bậc hai: = kt +
[�] [�]�
Đồ thị phản ứng bậc 2:


OC=
[�]�
��
k =tanα =
��
Phản ứng bậc hai- hai phân tử cùng loại
� � �
Hằng số tốc độ phản ứng bậc hai: k = −
� ]� [ ]� [�
Thứ nguyên k: [nồng độ]-1. [thời gian]-1

Nếu nồng độ là mol/l, thời gian:s  k: mol-1 .l.s-1

Chu kỳ bán hủy:


[�]� � �
khi t = T1/2 [A] =   = [�]�
� [�]
� � �
T1/2 =  − 
� [�]� [�]�


T1/2 =
�].� [�
Phản ứng bậc hai- hai phân tử khác loại

Xét phản ứng: A + B  C


Vận tốc phản ứng:
�[�] �[�] �[�]
v=- =- =
�� �� ��
v = k[A].[B]
�,���  � �−�
k= lg
� �−� � �−�
a= [A]o , b=[B]o , x= [A] ( nồng độ của chất A tại thời điểm t)
Trường hợp [A]o =[B]o :

T1/2 =
�.[�]�
Bảng tóm tắt các loại phản ứng
Các phương pháp xác định hằng số k

• Phương pháp thế


• Phương pháp đồ thị
• Phương pháp dựa vào chu kỳ bán hủy
Các phương pháp xác định hằng số k

Phương pháp thế

-Tiến hành phản ứng với nồng độ chất A ban đầu đã biết.
-Sau từng khoảng thời gian t thích hợp. Ví dụ: 15, 30, 45, 60…phút; xác
định nồng độ còn lại [A].
-Thu được số liệu tương ứng nồng độ [A] và thời gian t. Lần lượt thay
vào biểu thức tính k  k15, k30, k45, k60
-Tính k trung bình
Các phương pháp xác định hằng số k
Phương pháp đồ thị
-Biến đổi phương trình động học thành dạng đường thẳng
-Vẽ đường thẳng sự phụ thuộc của hàm nồng độ theo thời gian
Ví dụ: phản ứng bậc 1
Các phương pháp xác định hằng số k
Phương pháp dựa vào chu kỳ bán hủy
-Vẽ đồ thị sự phụ thuộc nồng độ [A] theo t, tại thời điểm
[A] = [A]o /2  T1/2

- Thay T1/2 vào công thức , tính k


Phương pháp xác định bậc phản ứng

• Phương pháp thử sai


• Phương pháp dựa vào T1/2
Phương pháp xác định bậc phản ứng
Phương pháp thử sai ( phương pháp thế)

-Khảo sát sự biến đổi hàm lượng của chất thử nghiệm trong từng
khoảng thời gian khácnhau
-Thay các số liệu thu được vào các phương trình động học bậc 0, 1, 2…nếu
có trị số nào là tương thích thì bậc của phản ứng là bậc của phương
trình đó.
Ví dụ:
Phương pháp xác định bậc phản ứng
Phương pháp dựa vào T1/2

- Tiến hành phản ứng với các nồng độ ban đầu khác nhau, đo thời gian
cần thiết để nồng độ ban đầu còn một nửa.
- Thay bộ giá trị nồng độ và thời gian vào các biểu thức tính T1/2  biểu
thức nào phù hợp  bậc phản ứng.
Vd:
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
Quy tắc Van’t Hoff

-Nhiệt độ tăng  tốc độ phản ứng tăng

-Ở khoảng nhiệt độ gần nhiệt độ phòng ( nhiệt độ không cao), nếu tăng
nhiệt độ phản ứng thêm 10o Cthì tốc độ phản ứng sẽ tăng từ 2-4 lần

Ký kiệu: γ (gamma): hệ số nhiệt độ của vận tốc phản ứng


Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
Quy tắc Arrhenius
A: hệ số tần số
e-Ea/RT: thừa số Boltzmann
R: hằng số khí = 8,314J.mol-1k-1 T:
nhiệt độ tuyệt đối
Ea: năng lượng hoạt hóa
Xác định tuổi thọ của thuốc
Sau khi sản xuất một lô thuốc, các nhà bào chế thường phải theo dõi và
xác định tuổi thọ của thuốc:
• Một trong những ứng dụng của động học trong dược là nghiên cứu độ ổn
định của thuốc

• Việc nghiên cứu độ ổn định có thể xác định tuổi thọ của thuốc trong điều
kiện bảo quản thông thường.

• Xác định độ bền tương đối của sản phẩm khi gặp điều kiện khắc nghiệt

• Thông thường bậc phản ứng phân hủy là bậc một


Xác định tuổi thọ của thuốc
Phương pháp thử dài hạn
• Xác định trong điều kiện thường- điều kiện lưu hành thuốc
• Điều kiện: Nhiệt độ: 30 +/- 2 o C
Độ ẩm tương đối: 75 +/- 5%
• Thời điểm kiểm tra:
Năm đầu tiên : mỗi 3 tháng
Năm thứ 2 : mỗi 6 tháng
Năm thứ 3 : mỗi 12 tháng
Xác định tuổi thọ của thuốc
Phương pháp thử cấp tốc
- Rút ngắn thời gian nghiên cứu: thử nghiệm trong điều kiện nhiệt độ
cao  tuổi thọ của thuốc
- Điều kiện thử cấp tốc: nhiệt độ 40-50 +/- 2o C, độ ẩm 75 +/- 5%
- Công thức ước tính tuổi thọ ở nhiệt độ ở điều kiện thường
T(thường) = n . T(lão hóa)
Ứng Dụng Động Hóa Học
Bài tập:
1. Tuổi thọ của thuốc tại 333K là 30 ngày, tuổi thọ của thuốc tại 308K là
A. 289 ngày
B. 322 ngày
C. 200 ngày
D. 468 ngày
2. Phản ứng phân hủy acetaldehyde thực hiện 518oC có số liệu bán hủy thay đổi
theo áp suất ban đầu của acetaldehyde như sau
Po (mmHg) 169 363

T1/2 (giây) 880 410


Bậc của phản ứng trên bằng mấy
A. 2
B. 1
C. 0
D. Tất cả đều sai
ĐỘ DẪN ĐIỆN CỦA DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY
Khái niệm

Độ dẫn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng vận chuyển dòng
điện tử dưới tác dụng của từ trường ngoài

Độ dẫn điện là nghịch đảo của điện trở của vật dẩn điện

Đơn vị: Ω-1 hay gọi là simen, ký hiệu: S


Các yếu tố ảnh hưởng đến độ dẫn điện
Dung dịch điện ly chứa các ion (cation và anion).
Tùy thuộc vào bản chất và số lượng ion mà khả năng dẫn điện của dung dịch
điện ly khác nhau.
- Bản chất của chất điện ly: chất điện ly mạnh dẫn điện tốt hơn chất điện ly
yếu.
- Dung môi hòa tan: dung môi phân cực dẫn điện tốt hơn dung môi không
phân cực
- Nhiệt độ môi trường: nhiệt độ tăng  độ nhớt của môi trường giảm  độ
dẫn điện tăng
- Điện tích và bán kính ion.
- Ảnh hưởng của nồng độ chất điện ly
Các cách biểu thị độ dẫn điện

Độ dẫn điện riêng: độ dẫn điện riêng của dung dịch là độ dẫn điện của
tất cả các ion có trong một cm3 dung dịch ở nồng độ đã cho.

Độ dẫn điện riêng:


Độ dẫn điện đương lượng

Độ dẫn điện đương lượng là độ dẫn điện của một dung dịch điện ly
chứa một đương lượng gam chất nằm giữa hai điện cực song song
và cách nhau 1 cm.
Giữa độ dẫn điện đương lượng và độ dẫn điện riêng có mối quan
hệ như sau:
Linh độ ion – sự vận chuyển ion

Định luật chuyển động độc lập ion KOHLRAUSH, áp dụng cho chất điện
ly mạnh và yếu.
Trong một dung dịch vô cùng loãng, độ dẫn điện đương lượng của chất
điện ly bằng tổng linh độ của các ion anion và cation trong dung dich

Độ dẫn điện đương lượng giới hạn

Linh độ anion giới hạn

Linh độ cation giới hạn


Linh độ ion – sự vận chuyển ion

• Chất điện ly mạnh phân ly hoàn toàn thành ion âm và dương


trong dung dịch ở mọi nồng độ
• Trong dung dịch các ion cùng dấu và trái dấu có lực hút tĩnh điện.
• Khi dung dịch loãng, các ion ở xa nhau, lực hút yếu coi như
không đáng kể.
• Nồng độ càng tăng, khoảng cách giữa các ion giảm đi, lực hút
tăng lên làm tốc độ chuyển dịch của các on dưới tác dụng của
điện trường giảm đi
Ứng dụng của phép đo độ dẫn

- Đo độ dẫn điện riêng của dung dịch

- Xác định độ tan của muối khó tan

- Xác định độ phân ly và hằng số điện ly của chất điện ly yếu

- Định lượng nồng độ dung dịch bằng cách đo độ dẫn điện


Ý nghĩa của phép đo độ dẫn

- Đo độ dẫn để đánh giá chất lượng nước


Nước cất 2 lần có độ dẫn điện riêng 10-5 S.cm -1 để pha các
dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, chạy thận nhân tạo…
- Phương pháp đo độ dẫn điện được dùng để kiểm tra chất
lượng nước khoáng, nước giải khát…
- Xác định hằng số phân ly từng nấc của các acid và base
yếu đa chức.
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT

You might also like