Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Câu 1: Hãy trình bày tác dụng của thuốc co mạch trong thuốc tê nha khoa, các loại

thuốc co
mạch thường dùng.
Tác dụng của thuốc co mạch
- Giảm tốc độ hấp thu của thuốc tê vào mạch máu -> giảm độc tính.
- Giảm lượng thuốc tê sử dụng.
- Giảm chảy máu.
- Tăng thời gian tê.

Các thuốc co mạch đều tác dụng lên cả receptor ⍺ và β nhiều hoặc tùy
từng loại
● Tác dụng lên ⍺: co cơ trơn ở mạch ngoại biên, co cơ tử cung, tăng chuyển hóa glucose ở
gan
● Tác dụng lên β: giãn các cơ trơn ở mạch máu và phế quản, tăng nhịp tim và tăng trương
lực cơ tim, tăng chuyển hóa glucose ở cơ, giãn cơ tử cung
Các thuốc co mạch thường dùng:
● Adrenalin: là những catecholamin nội sinh, tác dụng lên receptor ⍺(50%) và β(50%).
Liều thông thường: 1/100.000 có nghĩa là 0,01mg/ml tương đương với 0,018mg trong
một ống thuốc tê (=1,8ml), liều tối đa là 0,2mg tương đương với 20ml. Quá liều làm tăng
nhịp tim, rối loạn nhịp và nhức đầu.
● Noradrenalin: chủ yếu tác dụng lên β(90%), ít tăng nhịp tim và chuyển hóa cơ bản.
● Corbadrine: ít dùng hơn, là loại tổng hợp, có cấu trúc tương tự adrenalin, tác động lên
⍺(75%) và β(25%)

Câu 2: Thuốc cầm máu toàn thân: tên gọi, tác dung, liều lượng. (Nhật Nam)
- Trong giáo trình nha khoa cơ sở I
Calci clorua: công dụng là làm đông máu. calci clorua uống ba ngày trước khi phẫu thuật
(15g/ngày) để phòng ngừa chảy máu
Còn dùng để chống dị ứng trong trường hợp nổi mẩn và các tai biến huyết thanh, chống
viêm trong các trường hợp viêm phổi…giải độc trong ngộ độc do muối magie, acid
oxalic, các muối hoà tan của acid fluoric, bồi dưỡng calci trong các trường hợp viêm ruột,
phụ nữ có thai hoặc cho con bú, lao trẻ em chậm lớn, suy tim.
Tránh dùng nếu bị viêm thận, suy tim
Cách dùng: uống 2-4g mỗi ngày (dung dịch, poxio)
Nếu chảy máu nhiều có thể uống 6g ngay đầu và 2g các ngày sau
Tiêm tĩnh mạch rất chậm: 0,5g mỗi lần, 1-2 lần một ngày
Vitamin K: vtm chống chảy máu làm cho máu dễ đông
Là một metylnaphtoquinon tan trong mỡ làm tăng prothrombin huyết
Dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc giọt, dung dịch dầu, viên
Dùng 5 ngày trước khi mổ để phòng chảy máu
Vtm K: không có tác dụng trong bệnh ưa chảy máu
Câu 3: Hãy nêu yêu cầu chung đối với vật liệu lấy dấu trong phục hình cố định.
1. Dễ bảo quản và bền lâu
2. Không độc, mùi dễ chịu, không kích thích niêm mạc miệng
3. Khi đông không tỏa nhiệt làm bỏng niêm mạc
4. Sử dụng với ít trang thiết bị và đơn giản 
5. Thời gian làm việc đủ để thao tác lấy dấu
6. Tính đàn hồi tốt, cụ thể: biến dạng đàn hồi lớn, biến dạng vĩnh viễn nhỏ, độ kéo dãn đứt
cao
7. Khả năng ghi ấn cao và ổn định kích thước sau khi lấy dấu 24 giờ
8. Màu dễ quan sát
9. Tương hợp với vật liệu đổ mẫu
10.  Giả cả phù hợp

Câu 4: Hãy nêu tên 4 loại và thành phần chất xúc tác nếu có trong vật liệu lấy dấu cao su.
4 loại vật liệu lấy dấu cao su là :
1. Cao su polysulfure: Chất căn bản là polysulfre, oxit kẽm, canxi sulfate; chất phản ứng là
peroxid chì, lưu huỳnh và dầu thầu dầu
2. Cao su polysiloxane: Chất căn bản là polydimethyl siloxane, orthoralkyl silicate, chất
độn vô cơ; chất phản ứng là octoate thiếc và dầu
3. Cao su polyvinyle: Chất căn bản là vinyl polyxiloxane và hydrogen siloxane; chất phản
ứng là platine- hữu cơ
4. Cao su polyether: Chất căn bản là tetramethyl glycol có các nhóm ethylene amine ở tận
cùng; chất phản ứng là ester của acid sulfonique với chất độn

Vật liệu lấy dấu Chất căn bản Chất phản ứng

CÂU 5: Nêu ưu điểm và nhược điểm của vật liệu sứ trong phục hình cố định.

1. Định nghĩa:

Phục hình cố định là các phương pháp phục hồi cấu trúc của một hay nhiều răng đã mất nhằm
duy trì về mặt thẩm mỹ răng hàm mặt cũng như phục hồi các chức năng của ăn nhai như răng
thật. Các phương pháp phục hình này sẽ được gắn cố định trên hàm và bệnh nhân không thể
tự tháo ra được.
2. Đối tượng:

· Các trường hợp mất răng (mất 1 hoặc nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm)

· Các trường hợp răng bị tổn thương như gãy vỡ răng, mẻ răng..

· Các trường hợp răng bị mắc bệnh lý răng miệng cần phục hình để bảo vệ răng đảm bảo
chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như sâu răng, viêm tủy, mòn men răng, thiểu sản men răng...

· Các trường hợp răng có các khuyết điểm về thẩm mỹ như răng thưa, răng khấp khểnh, hô
vẩu móm nhẹ...mà bệnh nhân không có điều kiện hoặc không muốn chỉnh nha.

3. Ưu, nhược điểm:

Ưu điểm:

· Phương pháp làm răng này rất tối ưu bởi nó khắc phục được rất nhiều trường
hợp gặp vấn đề về răng (răng xỉn màu, răng thưa, răng biến dạng, mòn răng...).

· Có thể thực hiện trong thời gian rất nhanh chỉ trong 1 tuần, mang lại một hàm
răng trắng đẹp tự nhiên một nụ cười đẹp hơn rất nhiều.

· Theo nha sĩ, răng sứ có độ bền khá cao. Các bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng
cẩn thận, tránh cắn hoặc nhai các vật quá cứng thì sẽ không xảy ra vấn đề gì và
có thể sử dụng 10-15 năm nếu là răng sứ loại tốt.

Nhược điểm:

· Khi bọc răng sứ, độ nhạy cảm của răng giảm đi, việc cảm nhận thức ăn, đồ
uống sẽ không còn như trước nữa.
· Răng dễ tổn thương hơn, nhất là khi ăn các đồ ăn cứng hoặc bị va đập. Nghiêm
trọng hơn là sai lệch khớp cắn dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm
· Khi làm răng sứ, có thể răng của bạn sẽ bị ê buốt, điều này còn tuỳ thuộc vào
tay nghề của bác sĩ và công nghệ thực hiện bọc răng. Tuy nhiên, theo chia sẻ của
nhiều người đã thực hiện bọc răng sứ, phương pháp này không gây đau như họ
tưởng tượng.
· Trong một số trường hợp, do yêu cầu về mặt thẩm mỹ, quá trình mài có thể
chạm đến tuỷ răng, buộc phải lấy tuỷ, khi đó răng sẽ không còn khoẻ như trước.
· Khi thực hiện bọc răng sứ điều quan trọng nhất là việc mài răng, nếu làm
không đúng kỹ thuật (xâm lấn quá nhiều) sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu
trúc răng và hủy hoại hàm răng của bạn. Do đó việc chọn lựa các cơ sở uy tín là
điều bạn phải chú ý trước khi quyết định bọc răng sứ.

CÂU 6: Hãy sơ lược quy trình phục hình răng cố định của một răng sứ cho bệnh nhân.
Trình bày:
Bước 1: Khám, chụp Xquang và tư vấn lập kế hoạch điều trị.

Trước tiên bạn sẽ được khám tổng quát để đánh giá tình trạng răng miệng, nếu cần thiết Bác sĩ sẽ
yêu cầu chụp xquang. Từ đó dựa vào kết quả khám và đọc phim Xquang Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể
cũng như lên kế hoạch điều trị chi tiết.

Bước 2: Vệ sinh và sửa soạn răng cần điều trị.

Thường Bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng để đảm bảo quá trình bọc răng sứ được sạch sẽ và an
toàn.

Bước 3: Gây tê và mài cùi.

Tâm lí bệnh nhân đến nha khoa đều rất lo lắng và sợ hãi, nhất là điều trị cần đến chích thuốc tê
nên bạn yên tâm đảm bảo giai đoạn này không hề đau. Bác sĩ chỉ gây tê răng cần điều trị và tiến
hành mài răng.

Bước 4: Lấy dấu răng.

Lấy dấu cao su để các kỹ thuật viên phòng Labo sẽ dựa vào dấu răng này thiết kế ra chiếc răng
phù hợp với từng bệnh nhân. Trong thời gian đợi lắp răng sứ bạn sẽ được gắn răng tạm để đảm
bảo thẩm mỹ và giúp quá trình ăn nhai dễ dàng hơn.

Bước 5: Gắn răng sứ.

Thường thì những mão rời hay số lượng răng sứ ít thì thời gian từ lúc lấy dấu đến khi lắp răng sứ
trong vòng 24h. Răng sứ trước khi gắn sẽ được Bác sĩ kiểm tra độ khít sát, màu răng sứ cũng như
hình dáng của răng và đặc biệt hơn là bệnh nhân thấy hài lòng. Thường thì răng sứ sẽ được gắn
tạm để bệnh nhân ăn uống và cảm nhận nếu mọi thứ bình thường thì sau 1 tuần bạn sẽ quay lại
nha khoa và gắn cố định. Đến đây là quá trình bọc sứ đã hoàn thành, bạn có thể tự tin cười tỏa
sáng cùng những chiếc răng mới.

Lưu ý: Răng được bọc sứ có màu sắc của răng phải trông như răng thật và tương đương với các
răng xung quanh, tạo được độ khít sát giữa các răng để hạn chế thức ăn rơi vào ở chân răng.

Câu 7: Thành phần khung polymer hữu cơ trong composite?

Khung hữu polymer hữu cơ là các oligomer gồm 2 loại:

- Dimethacrylate: Bis-BMA

- Urethane dimethacrylate: UDMA

Cả 2 loại oligomer nay đều chứa liên kết đôi cacbon phân tử ở các đầu tận làm cho nó dễ trùng
hợp:
Câu 8: Thành phần các hạt độn vô cơ trong composite?

Các hạt độn vô cơ có thể bao gồm các hạt:

- Hạt SiO2 hay các hạt thạch anh (Quatz), thường có kích thước 0,1 micron đến 1 micron.

- Hạt thủy tinh: loại brosilicate, lithirium/aliminium, barium/aliminium.

- Hạt độn kim loại nặng: Niobium, thiếc, titan.

Kích thước các hạt độn: các hạt có thể có kích thước siêu nhỏ 0,04µm và có hạt to tới 20-30µm.

Các hạt đôn sẽ ảnh hưởng tới khả năng tạo sự nhẵn bóng của vật liệu. loại có kích thước < 1µm
sẽ có khả năng được làm siêu nhẵn, loại > 10µm không thể làm nhẵn bóng trên lâm sàng.

Composite chứa các hạt hình dạng không đều: dựa vào kích thước, hình thể và sự phân bố các
hạt độn người phân loại composite thành các loại khác nhau:

- Composite hạt độn to: 20-30µm

- Composite hạt độn nhỏ: 0,4-3µm

- Composite hạt độn rất nhỏ: 0,04-0,2µm

Composite nha khoa là hỗn hợp các loại khác nhau, chứa chủ yếu các hạt nhỏ và các hạt rất nhỏ.

Câu 9: Thành phần chất liên kết trong composite.


- Chất liên kết composite thường được dùng là các hợp chất Silicon hữu cơ được
gọi là Silane.
- Silane điển hình là 3-methacryloxypropyltrimethoxysilane:
- Có tác dụng kết dính các hạt độn vô cơ với oligomer hữu cơ trước quá trình
đông cứng (được dùng để xử lý bề mặt hạt độn trước khi trộn với oligomer hữu
cơ)
- Trong phản ứng đông cứng, liên kết đôi của silane gắn với oligomer → gắn kết
oligomer và hạt độn vô cơ

Câu 10: Co ngót trùng hợp của composite và cách khắc phục trên lâm sàng.
Co ngót trùng hợp của composite
- Tỷ lệ co:
Composite microhybrid: 0,6-1,4%
Composite microfilled: 2-3%
- Co ngót trùng hợp tạo ra 1 lực 13 MPa giữa composite và răng
- Lực trùng hợp kéo căng
→ tách chỗ tiếp xúc giữa composite và răng
→ tạo ra kẽ hở nhỏ có thể thấm nước
- Nếu lực dính composite vào men và ngà vượt quá sức căng của men
→ có thể làm vỡ men dọc theo giao diện giữa composite và men
- Tỷ lệ thành phần oligomer càng cao ~ mức độ co ngót càng cao
Cách khắc phục, giảm co ngót: áp dụng kĩ thuật trùng hợp từng lớp

Câu 11: Độ sâu trùng hợp và các yếu tố ảnh hưởng đến trùng hợp của composite.
● Mức độ tập trung của các chất quang hóa (camphorquinone)
● Cường độ ánh sáng ở bề mặt: yếu tố quyết định
● Tỷ lệ các liên kết đôi =C
● Bản chất các hạt độn
● Kích thước các hạt độn (hạt độn nhỏ phân tán ánh sáng nhiều hơn)
● Khoảng cách từ nguồn sáng đến bề mặt composite (thâm nhập tối ưu: trong phạm vi
1mm)
● Màu sắc composite: màu càng đục → truyền ánh sáng càng kém
● Thời gian bộc lộ composite dưới ánh sáng:
✔ Độ sâu 2-2,5 mm: 20s (đối với composite sáng màu)
✔ >2,5mm: 40s

Câu 12: Tương hợp sinh học của composite.


Tương hợp sinh học của composite:
● Các thành phần chủ yếu của composite đều độc ở dạng tinh khiết
● Nếu các composite không trùng hợp hoàn toàn mà giải phóng ra các thành
phần tinh khiết của nó trong các tuần lễ sau → gây bất lợi về mặt sinh học
● Số lượng các thành phần giải phóng ra phụ thuộc vào:
✔ Phương pháp trùng hợp
✔ Tính hiệu quả của trùng hợp
● Hàng bảo vệ của ngà giúp ngăn cản nhiều thành phần của composite đi tới tuỷ răng, tuy
nhiên không ngăn cản hoàn toàn.
● Không sử dụng composite để chụp tuỷ trực tiếp vì có nguy cơ gây ra đáp ứng sinh học có
hại cho tuỷ răng
● Ảnh hưởng của composite đến khác mô khác trong miệng: chưa xác định
● Có thể gây dị ứng cho nha sĩ hoặc trợ thủ khi tiếp xúc thường xuyên composite chưa
trùng hợp.

Câu 13: Các thuộc tính cơ học, lý học và ứng dụng của xi măng phosphate

1. Thuộc tính cơ học


- Độ bền nén: 96 - 133Mpa
- Độ bền căng: 3,1 - 4,5Mpa
- Modul đàn hồi: 9,3 - 13,4Gpa
- Độ bền kết dính với ngà: 0Mpa
2. Thuộc tính lý học
- Độ hòa tan trong nước tối đa trong 24 giờ: 0,2%
- Thời gian đông cứng trong 37°C, độ ẩm 100%; 5 - 9 phút
- Độ dày màng: nhỏ hơn hoặc bằng 25 micromet
3. Ứng dụng
- Gắn vĩnh viễn các phục hồi trong kim loại
- Gắn band trong nắn chỉnh răng
- Hàn tạm
- Hàn lót
Câu 14: Các thuộc tính và ứng dụng của xi măng oxit kẽm eugenol
1. Các thuộc tính
Tùy theo chất bổ sung:
● Bổ sung oxit nhôm (Al2O3) vào bột và EBA vài chất lỏng
- Thuộc tính cơ học
+ Độ bền nén: 64Mpa
+ Độ bền căng: 6,9Mpa
+ Modul đàn hồi: 5,4Gpa
+ Độ bền kết dính với ngà: 0
- Thuộc tính lý học
+ Độ hòa tan trong nước trong 24 giờ: 0,02 - 0,04%
+ Thời gian đông cứng ở 37°C, độ ẩm 100%: 7 - 9 phút
+ Độ dày màng: 25 - 35 micromet
● Bổ sung Polyme methyl Metacrylate vào bột
- Thuộc tính cơ học
+ Độ bền nén: 37Mpa
+ Độ bền căng: 3,8Mpa
+ Modul đàn hồi: 2,7Gpa
+ Độ bền kết dính với ngà: 0
- Thuộc tính lý học
+ Độ hòa tan trong nước trong 24 giờ: 0,08%
+ Thời gian đông cứng ở 37°C, độ ẩm 100%: 9 phút
+ Độ dày màng: 25 micromet
2. Ứng dụng
- Hàn tạm
- Hàn lót
- Gắn chụp tạm
- Gắn vĩnh viễn cầu chụp: có bổ sung thành phần để tăng cường độ bền
- Hàn ống tủy
+ Đơn độc
+ Phối hợp với gutta
- Băng vết thương trong phẫu thuật miệng

Câu 15: Các thuộc tính cơ học, lý học và ứng dụng của xi măng kẽm - polycarboxylate
1. Các thuộc tính cơ học
+ Độ bền nén: 57 - 99Mpa
+ Độ bền căng: 3,6 - 6,3Mpa
+ Modul đàn hồi: 4,0 - 4,7Gpa
+ Độ bền kết dính với ngà: 2,1Mpa
+ Độ bền kết dính với men: 3,4 - 13Mpa
2. Các thuộc tính lý học
+ Độ hoàn tan trong nước 24 giờ: < 0,05%
+ Thời gian đông cứng: 7 - 9 phút
+ Độ dày màng: 25 - 28 micromet
3. Ứng dụng
+ Gắn vĩnh viễn các phục hồi hợp kim
+ Gắn band trong nắn chỉnh răng
Câu 16: Các thuộc tính cơ học, lý học và sinh học của GIC (Glass Ionomer cement)
1. Thuộc tính cơ học
- Độ bền nén:
+ Sau 24 giờ: 93 - 226Mpa
+ Sau 1 năm: 160 - 280Mpa
Độ bền sẽ đạt tốt và nhanh hơn nếu kiểm soát độ ẩm trong miệng khi quá trình đông cứng xảy ra
- Độ bền căng: 4,2 - 5,3Mpa
- Modul đàn hồi: 3,5 - 6,4Mpa
- Độ bền dính với ngà răng: 1 - 3Mpa
thấp hơn so với xi măng kẽm - polyacrylate do GIC nhạy với độ ẩm khi đông cứng
- Kết dính tốt với
+ Men
+ Thép không gỉ
+ Hợp kim vàng bạch kim mạ oxit thiếc
2. Thuộc tính lý học
- Độ tan trong nước 24 giờ: 0,4 - 1,5%
- Thời gian đông cứng 37°C, độ ẩm 100%: 6 - 8 phút
- Độ dày màng: 12 - 14 micromet
3. Thuộc tính sinh học
- Phóng thích fluoride
- Có thể gây nhạy cảm kéo dài từ nhẹ đến nặng

Câu 17: Kỹ thuật trộn GIC và ứng dụng của GIC


- GIC: glass ionomer cement
- Thành phần:
- Bột và chất lỏng
- Bột và nước
1. Kỹ thuật trộn GIC
- Trộn tay
- Lấy bột và chất lỏng ra giấy/tấm thuỷ tinh
- Bột chia làm 2 phần bằng nhau
- Dùng cây trộn để trộn phần bột đầu với chất lỏng, sau trộn tiếp phần thứ 2
- Thời gian trộn: 30-60 giây
- Tỷ lệ bột/dung dịch (B/DD)
- Nếu chất lỏng là dd carboxylic có độ nhớt cao:
B/DD là 1,3/1 đến 1,35/1
- Nếu chất lỏng là nước hoặc dd có độ đậm đặc như nước
B/DD là 3,3/1 đến 3,4/1
- Trộn bằng máy trộn cơ học
- Sản phẩm xi măng được trình bày dạng con nhộng
- Lấy con nhộng vào máy trộn
- Thời gian trộn: 10s
- Đưa xi măng đã trộn trực tiếp vào răng ở chỗ cần phục hồi
- Thời gian làm việc sau khi trộn: 2 phút (nhiệt độ phòng)
- Nếu trộn trên phiến lạnh 3 ० C: thời gian làm việc có thể tới 9 phút nhưng giảm độ
bền và giảm modul đàn hồi
2. Ứng dụng của GIC
- Hàn vĩnh viễn
- Hàn lót
- Hàn lỗ sâu loại 5
- Trám bít hố rãnh
- Gắn band trong nắn chỉnh răng
Câu 18: Kỹ thuật trộn và ứng dụng của compomer?
compomer là loại xi măng dựa vào resin mới nhất có các đặc tính của composite và GIC; Có hai
thành phần chính: Dimethacrylate monome và hai nhóm carboxylic.
- Trộn:
+ tỷ lệ: Bột/chất lỏng: 2 thìa bột/ 2 giọt.
+ Trộn nhanh trong 30s. Trạng thái gel có được sau 1 phút. Đông cứng xuất hiện
sau 3 phút kể từ khi bắt đầu trộn.
- Ứng dụng:
+ Gắn các chụp cầu kim loại, sứ
+ Gắn các inlay và onlay vàng.
+ Gắn trong nắn chỉnh răng.
+ Trám xoang V, III ở răng vĩnh viễn; I và II ở răng sữa.

You might also like