Báo Cáo BTL - Dcs & Scada - Nhóm 11

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN - ĐIỆN TỬ


------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN DCS & SCADA

Giáo viên hướng dẫn: GVC. ThS. Đào Đức Thịnh

Sinh viên thực hiện:


Nhóm 11:
1. Nguyễn Văn Diện - 20181391
2. Nguyễn Văn Mạnh Đức - 20181412
3. Trần Minh Hoàng - 20181496
4. Lê Vũ Việt Long - 20181605
5. Vũ Đức Minh - 20181661
6. Trần Thị Hoài Sương - 20181736

HÀ NỘI, 8/2022
MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................1
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ.........................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ẢNH..........................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.....................................................................5
1. P&ID lựa chọn..............................................................................................5
2. Giới thiệu chung về quá trình xử lý sản phẩm khai thác.............................5
3. Các thiết bị sử dụng trong lưu đồ P&ID......................................................6
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LÝ, CẤU TẠO CỦA BÌNH TÁCH 3 PHA..................................8
1. Chức năng của bình tách dầu khí................................................................8
2. Cấu tạo của bình tách 3 pha......................................................................10
3. Nguyên lý hoạt động của bình tách 3 pha.................................................10
4. Yêu cầu của bình tách................................................................................11
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG TRÊN PHẦN MỀM TIA PORTAL V16.............................13
1. Lưu đồ thuật toán mô tả nguyên lý hoạt động của P&ID.........................13
2. Mô phỏng hệ thống trên Tia Portal V16....................................................14
2.1. Lựa chọn thiết bị...............................................................................14
2.2. Tạo PLC, HMI cho hệ thống..............................................................15
2.3. Khai báo và đặt tên các biến vào ra..................................................16
2.4. Sơ đồ P&ID thiết kế trên phần mềm Tia Portal V16.........................16
KẾT LUẬN.............................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................18

1
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Thành viên Nhiệm vụ


Long Liệt kê và nêu chức năng của các thiết bị có
trong lưu đồ P&ID
Sương, Minh Tìm hiểu tổng quan về bình tách 3 pha
Đức Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của sơ đồ
Hoàng - Vẽ lưu đồ thuật toán mô tả nguyên lý hoạt
động của sơ đồ
- Tìm hiểu xem để giám sát và điều khiển hệ
thống thì cần bao nhiêu đầu I/O
Diện - Dùng Tia Portal V16 tạo PLC, 1 máy tính có
HMI để điều khiển hệ thống
- Khai báo và add các đầu I/O cho PLC

2
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. P&ID Instrumentationtools


Hình 2.1. Cấu tạo của bình tách hình trụ 3 pha
Hình 3.1. Lưu đồ thuật toán
Hình 3.2. PLC S7 - 1200 CPU 1214C AC/DC/RLY 6ES7214-1BG40-0XB0
Hình 3.3. Tạo PLC trên Tia Portal V16
Hình 3.4. Tạo HMI trên Tia Portal V16
Hình 3.5. Kết nối PC có màn hình HMI với PLC trên Tia Portal V16
Hình 3.6. Khai báo các biến I/O
Hình 3.7. Sơ đồ P&ID thiết kế trên Tia Portal V16

3
LỜI NÓI ĐẦU

Nghành công nghiệp dầu khí Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã không
ngừng vươn lên và đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
Hiện nay có rất nhiều công ty dầu khí nước ngoài cùng với các công ty trực
thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đang tham gia vào các dự án đầu tư
trong nước và quốc tế. Dầu thô được khai thác trên các mỏ của Viêt Nam là dầu
có hàm lượng Parafin tương đối cao, độ nhớt , nhiệt độ đông đặc cao nên việc
khai thác vận chuyển gặp nhiều khó găn đòi hỏi phải sử lý nhiều sự cố kỹ thuật
xảy ra trên đường ống vận chuyển.
Để hiểu rõ hơn về nguyên lý tách dầu thô, nhóm em đã lựa chọn P&ID
“Instrumentationtools” cho máy tách 3 pha. Mục đích cơ bản của đề tài là
nghiên cứu cấu tạo của bình tách 3 pha, nguyên lý hoạt động và các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả, công suất của bình tách dầu khí.
Cảm ơn GVC. ThS. Đào Đức Thịnh đã giúp đỡ chúng em trong quá trình
nghiên cứu đề tài. Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên bài báo cáo của em còn
nhiều thiếu sót, mong thầy cô và các bạn đóng góp thêm ý kiến để chúng em
hoàn thiện bài báo này hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1. P&ID lựa chọn


P&ID: Instrumentationtools

Hình 1.1. P&ID Instrumentationtools

2. Giới thiệu chung về quá trình xử lý sản phẩm khai thác


P&ID “Instrumentationtools” mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy
tách dầu 3 pha. Sản phẩm khai thác từ các giếng dầu khí là sản phẩm hỗn hợp
bao gồm: Dầu, khí, nước và các tạp chất khác. Chính vì vậy chúng ta phải tiến
hành sử lý sản phẩm ngay tại dàn nhằm đáp ứng các yêu cầu đối với từng loại
sản phẩm, quá trình sử lý sản phẩm khai thác thực chất là quá trình tách pha,
đối với pha khí sau khi ra khỏi thiết bị tách sơ bộ vẫn còn mang theo các thành
phần nặng, mang theo hơi nước,… Do vậy cần phải sử lý để thu hồi các thành
phần nặng đó, tách nước ngưng tụ để đảm bảo thu được khí thương phẩm. Đối
với pha nước sau khi được tách sơ bộ ra khỏi dầu thì vẫn còn lẫn nhiều tạp chất
kể cả bùn đất…, cho nên trước khi thải ra môi trường hoặc tái sử dụng để bơm
ép vỉa cần phải tiếp tục sử lý để loại bỏ tạp chất. Đối với pha dầu tiếp tục được

5
sử lý để tách nước, tách muối và các tạp chất cơ học cho đến khi đạt được tiêu
chuẩn dầu thương phẩm.
Quá trình sử lý sản phẩm khai thác được thực hiện như sau: Hỗn hợp dầu
khí đi từ giếng lên bề mặt qua hệ thống cây thông khai thác, qua cụm
Manhephon đi tới các thiết bị tách sơ bộ tại đây sản phẩm được tách ra thành
các pha theo yêu cầu và được vận chuyển đến nơi tiêu thụ nhờ hệ thống máy
bơm và máy nén khí.

3. Các thiết bị sử dụng trong lưu đồ P&ID


Bảng 1: Các thiết bị sử dụng trong lưu đồ P&ID
Thiết bị Chức năng
Van an toàn / Van giảm áp

Van thường đóng


Van xả

Mặt bích thường mở: Spectacle Blind là một


tấm thép được cắt thành hai đĩa có độ dày
nhất định. Hai đĩa được gắn vào nhau bằng
phần thép tương tự như phần mũi của một
cặp kính. Một trong các đĩa là đĩa đặc, và đĩa
kia là một vòng, có đường kính trong bằng
đường kính của mặt bích. Thông thường, một
Spectacle Blind được gắn ở vị trí “mở” để có
thể lưu thông qua đường ống. Nếu xoay
Spectacle Blind ở vị trí “đóng”, đường ống sẽ
bị trống và không thể có dòng chảy.
Điều khiển áp suất, hàm điều khiển hiển thị
trên phần mềm BPCS (Người vận hành có thể
xử lý).
Truyền áp suất
Hệ thống van chắn điều khiển áp suất nút
bấm: Có 2 van chặn 2 bên ngoài cùng kiểm
soát ngược dòng và xuôi dòng trong trường
hợp sửa chữa. 2 cái hình thang là bộ giảm tốc

6
đồng tâm dùng để nối và thay đổi đường kính
giữa các ống. Đầu ra mũi tên là hơi nước.
Tương tự như trên nhưng đầu ra là dầu, có
thêm van cầu (Van cầu, khác với van bi, là một
loại van được sử dụng để điều chỉnh dòng
chảy trong đường ống, bao gồm một nút hoặc
phần tử đĩa có thể di chuyển được và một đế
vòng cố định trong một thân hình cầu nói
chung) Bypass màu đen

Tương tự như trên nhưng đầu ra mũi tên là


nước

Điều khiển mức, hàm điều khiển hiển thị trên


phần mềm BPCS (Người vận hành có thể xử lý)
và truyền mức.
Mặt bích: Mặt bích có tên tiếng anh là Flange.
Đây là một thiết bị phụ kiện thuộc loại đường
ống có hình dáng tròn. Nó dùng để kết nối
giữa hai đường ống với nhau hoặc dùng để
ngăn dòng chảy ở đường ống.
Tấm lọc: Tương tự như tấm lọc không khí,
dùng để loại bỏ bụi bẩn ra khỏi dòng khí.
Là thiết bị dùng để chống lại sự tạo thành xoáy
nước khi hút nước ra từ bể chứa. Xoáy nước
có thể cuốn theo hơi nước vào trong dòng
chảy, khiến cho việc tách chất lỏng hoặc
ngưng tụ kém hơn hoặc dẫn đến hiện tượng
xâm thực.
Là 1 con đập thấp chắn ngang dòng chảy làm
thay đổi đặc tính chảy của dòng nước và làm
thay đổi mực nước. Cũng dùng để điều khiển
lưu lượng nước đầu ra.
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LÝ, CẤU TẠO CỦA BÌNH TÁCH 3 PHA

7
1. Chức năng của bình tách dầu khí
Sự tách dầu khỏi khí có thể bắt đầu khi chất lưu giếng chảy qua vỉa sản xuất
trong thân giếng khoan và có thể tiếp tục tăng lên qua ống khai thác, đường
ống dẫn và thiết bị điều khiển trên mặt. Dưới điều kiện xác định dung dịch có
thể thoát ra hoàn toàn thành chất lỏng và khí trước khi chúng tới bình tách.
Trong trường hợp ấy bình tách chỉ làm nhiệm vụ tăng cường để cho khí bay lên
và thoát ra theo đường thoát khí, chất lỏng đi xuống tới đường thoát chất lỏng.
 Tách dầu khỏi khí.
Sự khác nhau về trọng lượng của chất lỏng và các khí hydrocacbon có thể
hoàn tất việc tách trong bình tách dầu khí. Mặc dù vậy, đôi lúc cần sử dụng các
thiết bị như bộ chiết sương để rời chất lỏng dạng sương khỏi khí trước khi
chúng thoát ra khỏi bình tách. Hơn nữa, việc sử dụng các thiết bị để tách khí
không hoà tan khỏi dầu là rất cần thiết trước khi dầu ra khỏi bình tách.
 Tách khí khỏi dầu.
Các tính chất hoá học và vật lý của dầu và điều kiện về nhiệt độ, áp suất của
chúng quyết định lượng khí mà nó chứa đựng trong lưu chất. Tỷ lệ tại đó khí
giải phóng ra khỏi một lượng dầu đã cho là một hàm số với biến số là nhiệt độ
và áp suất.
Thể tích khí thoát ra khỏi dầu thô trong bình tách phụ thuộc vào:
- Tính chất lý hoá của dầu thô.
- Áp suất làm việc.
- Nhiệt độ làm việc.
- Tốc độ chảy qua bình.
- Kích cỡ và hình dáng của bình tách và một số yếu tố khác.
Tốc độ chảy trong bình và chiều sâu mực chất lỏng trong bình tách quyết
định thời gian lưu giữ của dầu, thời gian lưu giữ từ 1 ÷ 3 phút nhìn chung tương
xứng để đạt được hiệu quả tách cao trừ khi tách dầu có chứa bọt khí. Khi tách
dầu sủi bọt, thời gian lưu giữ có thể tăng từ 5 ÷ 20 phút tuỳ thuộc vào sự ổn
định của bọt và thiết kế của bình tách. Trong quá trình tách dầu khí, để tách khí
không hoà tan bị giữ lại trong dầu bởi độ nhớt và ứng suất bề mặt dầu người ta
sử dụng các phương pháp như: rung động, nung nóng, va đập, tấm ngưng và
các vật liệu lọc.

 Tách nước khỏi dầu.

8
Việc tách nước khỏi dung dịch dầu mỏ có tác dụng: tránh được sự mài mòn
hệ thống thu gom sử lý và sự tạo thành nhũ tương không thấm (làm khó khăn
cho việc phân giải dầu và nước). Nước có thể được tách từ dầu ở bình tách ba
pha trong trường hợp sử dụng tách hoá học và tách trọng lực, nếu bình tách
không đủ rộng để tách một lượng nước tương ứng, nó có thể được tách trong
bình tách nước tự do bằng trọng lực lắp đặt ở trước hoặc sau bình tách. Nếu
nước bị nhũ tương hoá thì cần phải sử dụng các phương pháp khử nhũ để rời
các hạt nhũ tương ra khỏi nước.
 Duy trì áp suất tối ưu trong bình tách.
Trong quá trình tách, áp suất phải được duy trì trong bình để chất lỏng có
thể thoát ra đi vào bộ sử lý tương ứng hay hệ thống thu gom chúng. Áp suất
được duy trì trong bình tách do sử dụng van ‘min’ ở từng bình tách hay một
van chủ điều khiển áp suất trong một bộ gồm hai hay nhiều bình tách. Áp suất
tối ưu duy trì trong bình tách là áp suất cho lợi ích kinh tế cao nhất từ việc bán
chất lỏng và khí hydrocacbon, áp suất có thể được tính toán theo lý thuyết
hoặc xác định bằng thực nghiệm.
 Duy trì mực chất lỏng trong bình tách.
Duy trì áp suất trong bình tách làm ảnh hưởng tới mực chất lỏng trong bình
tách, mực chất lỏng này ngăn cản sự mất mát của khí và dầu được điều khiển
bởi một van hoạt động theo nguyên lý đòn bẩy nhờ một phao đặt nổi trên bề
mặt dầu hoặch sử dụng bờ chàn.
 Chức năng đặc biệt của bình tách dầu khí.
Khi áp suất của một loại dầu thô nào đó bị giảm đi thì các bọt khí nhỏ được
bao bọc bởi một lớp dầu mỏng, các bọt khí này phân tán trong dầu và chúng
được gọi là bọt dầu. Trong một số loại dầu thô khác, độ nhớt và ứng suất bề
mặt của dầu có thể làm hãm tính cơ học khí trong dầu và có thể gay ra kết quả
giống như bọt, dầu thô ở dạng bọt khi:
- Tỷ trọng của dầu nhỏ hơn 40 0API.
- Nhiệt độ vận hành nhỏ hơn 160 0F.
- Dầu thô có độ nhớt lớn hơn 53 cp.
Bọt khí làm giảm đáng kể năng suất của bình tách bởi thời gian lưu giữ
trong bình thực hiện cho việc tách tương xứng lượng dầu có bọt tăng lên, dầu
có bọt khí không được đo một cách chính xác bởi lưu lượng kế thể tích hay bình
đo thể tích thường. Vì vậy cần phải có những thiết bị đặc biệt để tách dầu thô
chứa bọt khí.

9
2. Cấu tạo của bình tách 3 pha

Hình 2.1. Cấu tạo của bình tách hình trụ 3 pha

Bình tách hình trụ nằm ngang 3 pha có cấu tạo khá đơn giản. Cấu tạo chung
của bình gồm 6 bộ phận chính:
1 - Đường vào của hỗn hợp; 4 - Đường xả khí;
2 - Bộ phận tạo va đập; 5 - Đường xả nước;
3 - Bộ phận chiết sương; 6 - Đường xả dầu;

3. Nguyên lý hoạt động của bình tách 3 pha


Máy tách 3 pha được sử dụng phổ biến trong ngành dầu khí thượng nguồn
để tách dầu, khí và dòng nước đi ra từ các giếng dầu.
Dòng sản phẩm đi vào trong bình theo lối cửa vào, ở ngay đầu vào có lắp
thiết bị làm lệch (Tấm chặn hoặc thiết bị ly tâm). Nó có tác dụng tách sơ bộ và
tạo phân lớp giữa các pha.
Hỗn hợp sau đó đi vào phần tách chính của bình tách, ở đây có các chi tiết
được lắp đặt để làm giảm bớt sự hỗn loạn, dòng xoáy… giúp cho quá trình tách
thuận lợi hơn. Chất lỏng có tỷ trọng lớn hơn sẽ lắng xuống dưới, trong quá
trình lắng đó việc tách vẫn được tiếp tục đối với những bọt khí. Trong buồng
chứa chất lỏng xảy ra quá trình khử nhũ tương nhằm thu được sản phẩm đạt
giá trị thương mại ở cửa ra.

10
Từ phần tách chính, khí tách ra sẽ đi lên bên trên và đi vào các thiết bị làm
sạch khí, tại đây những giọt chất lỏng bị cuốn theo dòng khí sẽ được loại bỏ rồi
rơi xuống dưới. Cơ chế tách trong phần này thường là va đập, thay đổi hướng
chuyển động của dòng khí nhiều lần làm cho các hạt chất lỏng nhỏ tích tụ lại
thành những giọt lớn rồi rơi xuống bằng trọng lực. Khí sau khi đi qua các thiết
bị này sẽ đi ra ngoài qua đường xã khí.
Nước có thể được tách từ dầu ở bình tách ba pha trong trường hợp sử
dụng tách hoá học và tách trọng lực. Dầu và nước sau khi được tách sẽ theo
ống xã đi ra ngoài.

4. Yêu cầu của bình tách


Một bình tách được coi là lý tưởng khi hiệu suất thu hồi chất lỏng đạt giá trị
lớn nhất, khí và hơi rời khỏi bình tách một cách liên tục ngay sau khi chúng rời
khỏi chất lỏng.
Đối với sản phẩm giếng có áp suất cao việc giảm áp suất của chúng được
thực hiện nhờ quá trình tách giai đoạn, hệ thống này bao gồm một nhóm bình
tách vận hành ở áp suất giảm dần theo một tỷ lệ nhất định. Chất lỏng thoát ra
từ bình tách vận hành ở áp suất cao hơn vào bình tách kế tiếp vận hành ở áp
suất thấp hơn.
Với một vỉa dầu có thành phần xác định thì để ổn định thành phần khí và
lỏng tách ra khỏi bình tách cao áp và thấp áp ta có thể điều chỉnh hai thông số
là nhiệt độ và áp suất, trên thực tế áp suất tách được điều chỉnh bằng các van
điều áp tại bình tách, nhiệt độ được thay đổi dựa trên hệ thống đường ống thu
gom vận chuyển dầu (cho dầu đi qua đường ống ngầm dưới đáy biển, hay trộn
lẫn với các dầu vỉa đến từ các giếng khác).
Do đặc điểm của dầu mỏ Bạch Hổ, khi thay đổi chế độ làm việc của bình
tách cần phải thiết lập nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tạo ra các tinh thể paraffin
cũng như nhiệt độ tạo thành hydrat, nếu không công suất tách của bình sẽ
giảm, các van bị kẹt gây sự cố.
Cần lưu ý dung hoà hai yếu tố kinh tế và kỹ thuật, vì khi áp suất tách giảm
khí thu được sẽ giàu các cấu tử nặng, nhưng hiệu quả thu gom dầu sẽ bị giảm
đáng kể và ngược lại. Hàm lượng các chất ăn mòn trong mỏ Bạch Hổ không cao
nhưng vẫn phải kiểm tra định kỳ các bình tách cao áp và thấp áp, cũng như các
đường ống thu gom nhằm phát hiện kịp thời những hư hỏng do ăn mòn cũng

11
như mài mòn. Nếu có thể, cần xác định độ dày thành sau những khoảng thời
gian xác định từ đó thiết lập được áp suất tối đa cho phép với từng bình tách.
Trong trường hợp bình tách làm việc ở công suất tối đa phải luôn luôn theo dõi
chi tiết sao cho thu được khí và dầu đạt yêu cầu đặt ra, cần kiểm tra định kỳ các
thiết bị đo (áp suất, nhiệt độ, lưu lượng …) nhằm đảm bảo tính chính xác của
chúng.
Để giải quyết được những vấn đề trên, cần phải thường xuyên cập nhật các
thông tin về thành phần dầu vỉa từ đó có những biện pháp, chế độ công nghệ,
phương án tách - thu gom hợp lý.

12
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG TRÊN PHẦN MỀM TIA PORTAL V16

1. Lưu đồ thuật toán mô tả nguyên lý hoạt động của P&ID

Hình 3.1. Lưu đồ thuật toán

Trong đó:
- F là dòng sản phẩm đi vào bình phân tách.
- a, b, c lần lượt là các tín hiệu dòng qua các van khí, dầu, nước.
- Sa, Sb, Sc lần lượt là mức của bình chứa khí, dầu, nước ở đầu ra.

13
2. Mô phỏng hệ thống trên Tia Portal V16
2.1. Lựa chọn thiết bị
 PLC: : PLC S7-1200 CPU 1214C AC/DC/RLY 6ES7214-1BG40-0XB0

Hình 3.2. PLC S7 - 1200 CPU 1214C AC/DC/RLY 6ES7214-1BG40-0XB0

Thông số kỹ thuật:
 Mã sản phẩm: 6ES7214-1BG40-0XB0
 Thông số: SIMATIC S7-1200, CPU 1214C, compact CPU, AC/DC/relay,
onboard I/O: 14 DI 24 VDC; 10 DO relay 2 A; 2 AI 0-10 VDC, Power supply:
AC 85-264 V AC at 47-63 Hz, Program/data memory 100 KB
 Kích thước: 11,40 x 11,70 x 8,80
 Khối lượng: 0.491 Kg
 Hãng sản xuất: Siemens AG
 Xuất xứ: China
 Bảo hành: Bảo hành chính hãng 12 tháng

 HMI: WinCC RT Advanced 6AV2104-2BD04-0BD0


Thông số kỹ thuật:
 SIMATIC WinCC Runtime Advanced Power Pack 128 Power Tags-> 512
Power Tags V14 (without version replacement); Runtime software in TIA
Portal; Single License; without software a. documentation; license key on
USB stick; Class A (6AV2104-2BD04-0BD0)
 Hãng sản xuất: Siemens AG

14
 Xuất xứ: Germany
 Trọng lượng: 0.156 Kg
 Bảo hành 12 tháng
 Đổi trả hàng trong 7 ngày
 Chứng từ : CO, CQ, hóa đơn VAT

2.2. Tạo PLC, HMI cho hệ thống


 PLC:

Hình 3.3. Tạo PLC trên Tia Portal V16

 HMI:

Hình 3.4. Tạo HMI trên Tia Portal V16


 Kết nối PC có màn hình HMI với PLC:

15
Hình 3.5. Kết nối PC có màn hình HMI với PLC trên Tia Portal V16

2.3. Khai báo và đặt tên các biến vào ra

Hình 3.6. Khai báo các biến I/O

2.4. Sơ đồ P&ID thiết kế trên phần mềm Tia Portal V16

Hình 3.7. Sơ đồ P&ID thiết kế trên Tia Portal V16

16
KẾT LUẬN

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, ngành dầu khí Việt Nam ngày
càng lớn mạnh và đã khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế. Sự
phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ đặt ra yêu cầu khắt khe hơn
về nguồn nhiên liệu, đòi hỏi ngành công nghiệp dầu khí phải luôn luôn vận
động hết mình, không ngừng nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học
nhằm cải tiến công nghệ để nguồn nhiên liệu sản xuất ra đáp ứng được những
yêu cầu đó
Hiện nay công nghệ xử lý dầu mỏ trên các giàn cố định là hệ thống các bình
tách, nhờ các thiết bị này mà sản phẩm dầu thô sau khi qua hệ thống sẽ được
phân ra thành các pha riêng biệt có sự ổn định cao thuận tiện cho quá trình thu
gom và xử lý, tránh được các sự cố xảy ra đối với các thiết bị.
Qua quá trình tìm hiểu và hoàn thành đề tài trên đã giúp cho chúng em có
những kiến thức quan trọng về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị tách 3
pha. Qua đó, đưa ra những nhận xét, lựa chọn, sử dụng thiết bị một cách hợp
lý, hiệu quả.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Slide bài giảng “DCS & SCADA” của thầy Đào Đức Thịnh.
2. Giáo trình “Công nghệ xử lý khí & Hidrat”, GV. Thái Võ Trang, phần 6.
3. Web “https://nangluongquocte.petrotimes.vn/chu-trinh-cong-nghe-khai-
thac-dau-khi-tren-dat-lien-va-ngoai-bien-249136.html”

18

You might also like