Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

THUYẾT TRÌNH VỀ MÓN CHÈ TRÔI NƯỚC

Chè trôi nước là một món ăn đặc trưng của người dân Việt Nam nói chung và người dân
Nam Bộ nói riêng. Thành phẩm sẽ ngon hơn nếu từng viên chè đạt được độ mềm dẻo, ngấm
nhẹ nước đường, ngọt thơm bên ngoai, bề mặt tròn đều căng bóng, phần nhân đậu xanh dẻo
bùi, chén chè nóng hổi thoảng hương rừng chan thêm chút nước cốt dừa béo, rắc thêm ít mè
rang hoặc đậu phộng. Dùng trong tiết trời hè nóng hay là mưa lạnh đều có cái thú riêng của
nó.
Nguyên liệu để làm bánh cũng rất thông dụng, quen thuộc. Trước tiên, chúng ta phải có
bột gạo nếp ngon để làm phần vỏ bánh, bột năng, đường cát trắng, đường thốt nốt, đậu xanh
bỏ bỏ, một ít muối, khoai tây hoặc khoai lang trắng để làm phần vỏ bánh thêm dẻo và ngon
hơn, gừng, lá dứa và nước cốt dừa.
Đầu tiên chúng ta sẽ làm nhân đậu xanh, ngâm 900g đậu 4 tiếng trước khi làm để đậu
mềm rồi đem đi hấp, có thể hấp chung với 200g khoai tây cũng được. Hấp trong thời gian 20
phút với lửa vừa. Sau khi đậu và khoai chín, tán nhuyễn khoai (phần khoai sẽ giúp cho bột
đứng hơn và tạo độ mềm dẻo cho bánh). Đậu xanh chúng ta cũng tán nhuyễn rồi cho vào
chảo đồng thời cho thêm 200 ml nước cốt dừa, 6 muỗng canh đường và một ít muối. Sau đó
bật lửa nhỏ và sên cho đến khi hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Để hỗn hợp muối và bắt đầu vo
viên, khối lượng mỗi viên từ 18 - 20 gam.
Về phần vỏ bánh, cho khoảng 800g bột nếp và cho hết phần khoai tây đã nghiền, cho từ
từ khoảng 700-750ml nước ấm (khoảng 50-60C), tùy theo độ hút nước của bột mà chúng ta
có thể gia giảm lượng nước. Nhào bột cho đến khi thành một khối dẻo mịn, sau khi nhào
xong thì để bột nghỉ trong 20’.
Trong lúc chờ bột nghỉ thì chúng ta sẽ làm nước cốt dừa để ăn kèm với chè. Cho 500 ml
nước cốt dừa vào nồi, 100 ml nước, một ít muối, hòa tan 2 muỗng canh bột năng với 3
muỗng canh nước rồi cho vào nồi, khuấy đều và cho một ít lá dứa để tạo độ thơm, chúng ta
có thể thay thế bằng vani cũng được. Nấu cho đến khi nước cốt có độ sệt nhẹ thì tắt bếp.
Sau khi để bột nghỉ xong, chúng ta bắt đầu vo viên, mỗi viên ta sẽ lấy khoảng 30g bột,
vo tròn và ấn dẹt lại, cho viên đậu xanh vào giữa, bọc phần viên bột sao cho phủ hết phần
nhân, vo đều để bột không bị lọt khí vào trong vì khi luộc sẽ dễ bị phồng lên và vỡ viên chè.
Phần bột còn dư có thể vo thành viên nhỏ, còn gọi là viên chè ỷ, để ăn cho đỡ ngán. Đem
luộc viên bột đến khi bột nổi lên tức là nó đã chín.
Phần nước đường, cho từ 2,3 - 2,4 lít nước, sau đó cho 800g đường thốt nốt, vừa đun
vừa khuấy đều cho đường tan ra, tiếp theo cho gừng thái lát hoặc sợi vào. Nấu sôi rồi bỏ từng
viên chè vào, vặn lửa nhỏ trong 10 phút là chúng ta đã có ngay một nồi chè trôi nước thơm
ngon rồi.
Thưởng thức chè trôi nước là cả một nghệ thuật. Múc từng viên chè ra chén, chan 1 ít
nước cốt dừa beo béo và rắc thêm một ít mè hoặc đậu phộng rang. Bánh cho vào miệng,
ngậm lại rồi cắn sẽ cảm nhận được vị ngậy của bột gạo nếp, vị ngọt của ngọt bùi của nhân và
mùi thơm thoang thoảng của nước gừng thốt nốt.
Bài thuyết trình về món chè trôi nước của nhóm em đến đây là kết thúc, chúc Ban tổ
chức dùng ngon miệng.

You might also like