Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

AD-AS

Bài 3 trang 72

a. các nhà đầu tư lạc quan vào triển vọng phát triển của nền kinh tế trong tương lai.
b. Giá dầu trên thị trường thế giới tăng mạnh (xét một nước nhập khẩu dầu mỏ).
c. Chính phủ tăng thuế đánh vào các yếu tố đầu vào nhập khẩu.
d. Chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu.
e. Chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân.
f. Các hộ gia đình quyết định tiết kiệm nhiều hơn do bi quan vào triển vọng việc làm
và thu nhập trong tương lai.
g. Một đợt suy thoái ở nước ngoài làm người nước ngoài mua ít hàng hóa của VN hơn.
(Câu 4d trang 73)
Hỏi điều này ảnh hưởng ra sao tới giá cả và sản lượng trong ngắn hạn.

Vẽ đồ thị AS-AD

Trong dài hạn, sản lượng và giá cả thay đổi ra sao? Tại sao như vậy?

a) Các nhà đầu tư lạc quan vào triển vọng kinh tế, tức là họ nghĩ trong tương lai mức tiêu
thụ hàng hóa sẽ tăng mạnh. Do vậy họ sẽ tăng đầu tư để mở rộng quy mô nhà máy từ
bây giờ nhằm có thể tăng mức sản xuất trong tương lai. Nhu cầu mua sắm máy móc,
đầu tư vào xây dựng nhà xưởng sẽ làm tăng tổng cầu. Nhu cầu chi tiêu cho hàng đầu tư
tăng sẽ kích thích các DN sản xuất hàng đầu tư nhiều hơn trong ngắn hạn, và tất nhiên
kéo theo sản xuất hàng tiêu dùng cũng tăng theo do khi có thêm thu nhập thì các hộ gia
đình cũng tăng tiêu dùng.
AD tăng => P tăng và Y tăng trong ngắn hạn

Trên đồ thị đường AD dịch sang phải.

Tuy nhiên, trong dài hạn, sự gia tăng giá cả dần dần sẽ kéo theo sự gia tăng của tiền
lương danh nghĩa (sau khi ký lại hợp đồng lao động - lý thuyết tiền lương cứng nhắc),
giá các yếu tố đầu vào khác cũng tăng theo làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp
tăng. Khi đó giá bán sản phẩm cũng sẽ tăng theo và nhu cầu sẽ giảm xuống, sản lượng
cũng sẽ giảm theo. nền kinh tế trở lại mức sản lượng Yo dài hạn ban đầu.

Trên đồ thị, đường ASSR sẽ dịch chuyển lên trên.

ASLR
ASSR1
Mức giá P

ASSR0
P2 E2 2

P1 E1

Po
Eo
1 AD1

ADo

Yo Y1
Sản lượng Y

Lưu ý: ở đây ta vẫn giả định là các yếu tố quyết định tới tăng trưởng dài hạn vẫn vậy: tư
bản hiện vật, vốn nhân lực, tài nguyên, tri thức công nghệ không đổi và do vậy đường
ASLR sẽ không đổi.

Thực tế thì việc các doanh nghiệp tăng đầu tư sẽ làm gia tăng khối lượng tư bản hiện
vật và do vậy sẽ làm đường ASLR dịch chuyển sang phải.

Tuy nhiên khi làm bài chúng ta có thể tạm lờ đi sự thay đổi này và coi như đường ASLR
không thay đổi.

b) Giá dầu mỏ trên thế giới tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp
và làm tăng giá bán sản phẩm (do ở đây chúng ta giả định là quốc gia nhập khẩu dầu
mỏ). Giá hàng hóa tăng sẽ làm giảm nhu cầu và các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng.
AS giảm sẽ làm P tăng và Y giảm, thất nghiệp tăng

Trên đồ thị, đường ASSR sẽ dịch chuyển lên trên.

Trong dài hạn, thất nghiệp tăng sẽ tạo áp lực giảm tiền lương danh nghĩa xuống một
phần và do vậy giảm bớt một phần chi phí lương của doanh nghiệp. AS ngắn hạn sẽ tăng
và dịch chuyển xuống dưới. Điều này sẽ giúp làm tăng sản lượng một phần và kéo mức
giá giảm xuống.

Trong mô hình chúng ta giả định rằng sản lượng sẽ tăng trở lại Yo ban đầu.

ASLR
Mức giá P ASSR1

ASSR0
1

E1
P1

Po Eo

AD

Y1 Yo
Sản lượng Y

Thực tế thì nếu giá dầu không tăng và vẫn cứ duy trì ở mức cao như vậy thì điều này sẽ
làm dịch chuyển cả đường ASLR sang trái và sản lượng dài hạn sẽ giảm (việc giá dầu
tăng chúng ta có thể hiểu tương đương với việc nguồn tài nguyên giảm đi).

Tuy nhiên, khi làm bài chúng ta có thể lờ đi vấn đề này và coi như ASLR không đổi.

c) Chính phủ tăng thuế đánh vào các yếu tố đầu vào nhập khẩu (chúng ta đổi ngược lại đề
bài để có thể làm phép so sánh với câu d)
Tăng thuế sẽ làm giá đầu vào nhập khẩu và làm tăng chi phí sản xuất doanh nghiệp, ASSR
sẽ giảm và dịch lên trên. Giá cả sẽ tăng và sản lượng sẽ giảm, thất nghiệp tăng.

Trong dài hạn, thất nhgiệp tăng sẽ tạo áp lực giảm tiền lương và do vậy ASSR lại tăng và
dịch chuyển xuống dưới. Sản lượng trở lại Yo. Trả lời cho thi như vậy là ok

ASLR
Mức giá P ASSR1

ASSR0
1

E1
P1

Po Eo

AD

Y1 Yo
Sản lượng Y

Tuy nhiên, cũng tương tự như trên, trong thực tế, nếu mọi thứ khác không đổi thì việc
chính phủ tăng thuế nhập khẩu đối với các yếu tố đầu vào và làm tăng giá đầu vào, và
điều này diễn ra trong dài hạn cũng giống như việc sụt giảm tài nguyên dành cho sản
xuất ở khu vực tư nhân, và do vậy ASLR cũng sẽ giảm. Ngoài ra còn có các ảnh hưởng
khác nữa. Chúng ta cần lưu ý là thực tế nó bao gồm nhiều tác động chứ không chỉ đơn
giản như mô hình chúng ta chỉ ra. Điểm chính mà mô hình chỉ ra trong dài hạn đó là giá
cả (tức là tiền tệ) không làm thay đổi năng lực sản xuất của nền kinh tế trong dài hạn,
mà yếu tố làm thay đổi năng lực sản xuất phải là những yếu tố thực sự tham gia vào
quá trình sản xuất.

d) Chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu sẽ làm giá hàng tiêu dùng nhập
khẩu tăng lên. Người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu dùng hàng ngoại và chuyển sang
tiêu dùng hàng sản xuất trong nước và do vậy tổng cầu AD tăng (lưu ý tổng cầu AD phản
ánh nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, không phải là nhu cầu
đối với hàng hóa dịch vụ nói chung - tức là không bao gồm nhu cầu đối với hàng nhập
khẩu). Tổng cầu trong nước tăng làm sản lượng tăng và giá cả tăng trong ngắn hạn. Trên
đồ thị, đường AD dịch sang phải.
Trong dài hạn, sự gia tăng giá cả sẽ làm cho tiền lương danh nghĩa tăng theo cũng như
giá các yếu tố đầu vào khác tăng theo, chi phí sản xuất tăng sẽ làm tăng giá bán, giảm
nhu cầu và do vậy sản lượng sẽ giảm theo. Trên đồ thị, đường ASLR sẽ dịch chuyển lên
trên, sản lượng trở lại Yo ban đầu.

ASLR
ASSR1
Mức giá P

ASSR0
P2 E2 2

P1 E1

Po
Eo
1 AD1

ADo

Yo Y1
Sản lượng Y

Vậy tại sao trường hợp đánh thuế vào hàng tiêu dùng nhập khẩu lại có kết cục khác so
với đánh thuế vào hàng hóa đầu tư (máy móc, nguyên liệu) nhập khẩu. Tại sao giá nhập
khẩu máy móc tăng, các DN không chuyển sang mua máy móc sản xuất trong nước, và
nếu vậy thì AD cũng tăng giống như trường hợp d) này.

Lý do là nền kinh tế trong nước có thể tự sản xuất được hàng tiêu dùng, và do vậy có
thể thay thế nhau được khi giá tương đối của chúng thay đổi.
Ngược lại, hàng đầu tư nền kinh tế trong nước chưa tự sản xuất được, và do vậy không
có sự thay thế giống như trên. Các DN chỉ có lựa chọn duy nhất là hấp thụ sự gia tăng
giá đó và chuyển vào giá bán sản phẩm mà thôi.

e) Chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân sẽ làm tăng thu nhập khả dụng của người dân.
Họ sẽ tăng tiêu dùng và do vậy làm tăng tổng cầu AD. Điều này sẽ làm giá cả và sản
lượng tăng trong ngắn hạn. Trên đồ thị đường AD dịch sang phải
Tuy nhiên, trong dài hạn, tiền lương và giá các đầu vào khác tăng theo sẽ làm cho chi
phí sản xuất tăng. Giá bán sản phẩm sẽ tăng và nhu cầu giảm sẽ kéo theo sản lượng
giảm. Tổng cung ngắn hạn sẽ dịch lên trên và sản lượng trở lại mức Yo ban đầu với mức
giá tiếp tục tăng cao hơn.

ASLR
ASSR1
Mức giá P

2 ASSR0
P2 E2

P1 E1

Po
Eo
1 AD1

ADo

Yo Y1
Sản lượng Y

f) Các hộ gia đình tiết kiệm nhiều hơn do bi quan vào triển vọng kinh tế, điều này đồng
nghĩa với việc họ giảm tiêu dùng. Mức tiêu dùng thấp sẽ làm AD giảm và do vậy sẽ làm
giá cả và sản lượng giảm xuống, thất nghiệp gia tăng. Trên đồ thị, đường AD dịch sang
trái
Trong dài hạn, thất nghiệp tăng cao và giá cả giảm sẽ tạo áp lực giảm tiền lương cũng
như giá các đầu vào khác. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp giảm sẽ làm giá bán sản
phẩm giảm, nhu cầu sẽ tăng lên và làm sản lượng tăng. Trên đồ thị, đường ASSR dịch
xuống dưới, sản lượng trở lại Yo.

ASLR
Mức giá P

ASSR0

ASSR1

1 2
Po Eo

P1 E1

P2 E2
ADo
AD1

Y1 Yo
Sản lượng Y

Câu 4d (trang 73)

Suy thoái nước ngoài làm giảm lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam, do vậy tổng cầu AD
giảm làm sản lượng và mức giá giảm, thất nghiệp tăng trong ngắn hạn. Trên đồ thị đường
AD dịch xuống dưới.

Trong dài hạn, giá cả giảm và thất nghiệp tăng sẽ tạo áp lực giảm tiền lương và do vậy làm
giảm chi phí sản xuất DN. Do đó, giá bán sản phẩm sẽ giảm và nhu cầu tăng lên, sản lượng
tăng. Đường ASSR dịch xuống dưới. Đồ thị giống hệt cầu 3f

You might also like