Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI TIỂU LUẬN CUỐI HỌC PHẦN
TÊN HỌC PHẦN: TƯ VẤN TÂM LÍ - GIÁO DỤC TIỂU HỌC
HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2021 – 2022

Cá nhân sinh viên thực hiện bài tiểu luận với các yêu cầu cụ thể sau:

I. VỀ NỘI DUNG
Câu 1 (1.5 điểm). Nội dung mà Anh / Chị tâm đắc nhất trong học phần Tư vấn tâm lý –
giáo dục tiểu học là gì? Tại sao?
Câu 2 (6 điểm). Đọc kĩ tình huống và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tình huống:
Đầu năm học, Cô Hân được phân công chủ nhiệm lớp 1A. Trong đó, có một học sinh tên
Nam thường đến lớp trong bộ dạng mệt mỏi, cả tóc tai, áo quần đều dính bụi. Nhiều thành
viên của lớp chê Nam ở dơ và không muốn lại gần hay chơi chung. Mặc dù được giáo viên
chấn chỉnh nhưng Nam vẫn bị “cho ra rìa” khi đến lớp, nhất là giờ ra chơi. Nam cảm thấy
tủi thân, càng lầm lì, ít nói hơn trước. Tình trạng này diễn ra trong gần nửa tháng. Có lần,
trong giờ ra chơi, thấy Nam ngồi thu lu ở góc lớp, Cô Hân đến gần trò chuyện và buột
miệng hỏi: “Con mặc quần áo luộm thuộm và bẩn thế này đến lớp con không thấy ngại với
các bạn sao? Con nhìn xem, lớp ta bạn nào cũng ăn bận rất sạch sẽ. Ở nhà, ba mẹ không
giặt áo quần cho con mỗi ngày sao?”. Cô chưa dứt lời, Nam đã cúi gầm mặt xuống tỏ ra
xấu hổ và trả lời “Có ạ! Nhưng con không…” rồi khóc thật to, bỏ lửng câu trả lời.
Cô Hân không hiểu chuyện gì nên quyết định mời phụ huynh Nam đến trường để hỏi thăm
sự việc. Kết quả, mẹ Nam cũng ăn bận tương tự con trai, cũng bị phủ một lớp bụi đen khắp
người khi đến trường, hỏi ra mới biết, mẹ Nam một mình nuôi con bằng nghề bán than nấu,
mỗi ngày để đến được lớp, hai mẹ con phải đèo nhau trên chiếc xe ba gác chở than –
phương tiện đi lại duy nhất, cũng là công cụ kiếm sống duy nhất của gia đình.
Cô Hân đã rất hổ thẹn vì cách hành xử của mình và những lời nói đã làm tổn thương Nam,
Cô cũng vô cùng lúng túng vì không biết phải trò chuyện và giúp đỡ Nam thế nào? Nếu
Cô Hân mang câu chuyện này đến gặp Anh/Chị - giáo viên kiêm nhiệm tư vấn học đường
của trường và nhờ giúp đỡ, thì Anh/Chị sẽ làm gì?
Yêu cầu:
- Phân tích tình huống và chỉ ra các khía cạnh/nội dung cần giải quyết
- Trình bày cụ thể các giai đoạn tiến hành tư vấn (giải quyết vấn đề của thân chủ).
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân sau tình huống trên.

Câu 3 (2.5 điểm): Nêu các khó khăn và thuận lợi của giáo viên tiểu học khi kiêm nhiệm
công tác tư vấn tâm lý – giáo dục. Từ đó, Anh, Chị nghĩ mình cần làm gì khi đang học tập
tại Khoa Giáo dục Tiểu học, nhằm đáp ứng tốt công việc này trong tương lai?

II. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY


- Bài luận được trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm). Font chữ: Times new Roman.
Bảng mã: Unicode.
- Định dạng lề: bottom, top: 2.0 -> 2,5 cm, right: 2,0 cm, left: 3.0 -> 3,5 cm. Cách dòng:
1.5 lines. Cỡ chữ (phần nội dung): 13.
- Trang bìa: ghi rõ trường, lớp học phần, họ tên, MSSV, môn học.
- Độ dài của bài luận: tối đa 10 trang (không tính phụ lục – nếu có).
- Đánh số trang ở bottom of page, center.
- Cú pháp tên file bài luận: Mã số SV_ Họ tên SV_mã lớp học phần.
III. HƯỚNG DẪN NỘP BÀI
Sinh viên nộp file bài cho giảng viên giảng dạy học phần theo lớp học phần ở mục
Assignments trên MS TEAM của lớp học phần. Chú ý kiểm tra và chụp lại minh chứng
thời gian gửi bài để đề phòng trường hợp gặp lỗi.
Thời hạn nộp: ngày 25/06/2022.

You might also like