Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

CHƯƠNG I: SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT


ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM.
I. Các nhân tố tác động đến sự hình thành của nhà nước:
I.1. Sự chuyển biến về kinh tế và quá trình phân hóa xã hội.

a) Sự chuyển biến về mặt kinh tế


Các ngành nghề của nền kinh tế:
 Nông nghiệp trồng lúa nước
 Săn bắt hái lượm
 Trồng trọt
 Thủ công nghiệp luyện kim (Đúc đồng, luyện kim) và các ngành nghề khác
 Thương nghiệp
Thời Hùng Vương:

 Kinh tế ngày càng phát triển (Kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo)
 Tư hữu xuất hiện
b) Quá trình phân hóa xã hội thời Hùng Vương
- Xã hội phần chia thành các tầng lớp khác nhau
- Quá trình phần hóa xã hội diễn ra một cách chậm chạp
- Mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội có nảy sinh nhưng chưa đến mức gay
gắt không thể điều hòa được.
c) Nhân tố trị thủy, thủy lợi và chống chiến tranh
 Điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi: khí hậu, sông ngòi, đồng bằng bằng phẳng, đất đai màu
mỡ, phì nhiêu…
- Khó khăn: lũ lụt, thiên tai…
 Nhu cầu của nền kinh tế nông nghiệp:
- Nông nghiệp chủ đạo => lệ thuộc vào trị thủy, thủy lợi và các hoạt
động trị thủy và thủy lợi
 Vị trí địa lý và nhu cầu thôn tính:
- Nước ta nằm ở vị trí chiến lược của vùng ĐNA, nối liền với hai đại
dương lớn TBD và AND, nằm trên đầu mối giao thông thủy, bộ quan
trọng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây => thuận lợi cho giao
lưu văn hóa, kinh tế => nhu cầu tự vệ trở thành vấn đề cấp bách.
- Nhu cầu thôn tính để mở rộng và củng cố biên giới quốc gia.
 Thủy lợi và chống chiến tranh là những yếu tố thúc đẩy cho sự ra đời sớm hơn
của nhà nước.

KẾT LUẬN:
 Về kinh tế: Kinh tế phát triển vượt bậc ở phần lãnh thở phía bắc và Bắc Trung Bộ ở giai
đoạn cuối thời Hùng Vương khi nông nghiệp trồng lúa nước vươn lên giữ vai trò chủ
đạo; săn bắt hái lượm vẫn tiếp tục duy trì, đóng vai trò quan trọng; trồng trọt và chăn
nuôi ngày càng phát triển; thủ công nghiệp chuyển biến mạnh mẽ và ngày càng hoàn hảo
hơn; nghề luyện kim (đúc đồng và luyện sắt) dần chiếm vị trí quan trọng trong thủ công
nghiệp và tác động mãnh mẽ đến các ngành nghề khác.
 Sản xuất dư thừa, tích lũy ngày càng nhiều => Tư hữu xuất hiện (sản phẩm làm
ra, công cụ… nhưng không có tư hữu đất đai) => xã hội phần hóa giàu – nghèo
=>có xã hội nhưng quá trình diễn ra chậm chạp và sự tồn tại của công xã nông
thôn khá dai dẳng => mâu thuẫn giai cấp nảy sinh nhưng chưa đến mức gay gắt
và không thể điều hòa được.
 Cần một tổ chức ngày càng đồ sộ hơn để giải quyết các vấn đề đó, tổ chức
này ban đầu vì lợi ích chung nhưng ngày càng nắm giữ nhiều quyền lực và
chuyển từ
quyền lực công sang quyền lực nhà nước khi kinh tế đã phát triển vượt
bậc.

Câu hỏi: 1) Nguồn gốc ra đời của nhà nước Việt Nam giống và khác học thuyết
Mác ở điểm nào?
Giống: Khi kinh tế phát triển đến trình độ nhất định thì tư hữu xuất hiện => xã hội cần có suự
quản lý => mâu thuẫn giai cấp.
Khác: Khi tư hữu xuất hiện không có tư hữu đất đai => mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt => NN
xuất hiện để giải quyết các vấn đề chung không phải để đấu tranh giai cấp.

2) Nhận định đúng, sai:


a) NN đầu tiên của Việt Nam hình thành ngay cả khi mâu thuẫn giai cấp chưa gay gắt.
Giải thích vế đầu tiên tại sao chưa mâu thuẫn gay gắt?
Đúng vì khi kinh tế phát triển vượt bậc tư hữu xuất hiện nhưng không tư hữu đất đai thì xã hội
xuất hiện phân hóa giàu-nghèo mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội có nảy sinh nhưng
chưa đến mức gay gắt không thể điều hòa được vì sự tồn tại khá dai dẳng của công xã nông
thôn. NN đầu tiên của VN hình thành khi nhân tố trị thủy, thủy lợi và chống chiến tranh là vấn
đề cấp bách cần được giải quyết nên cần một nhà nước đồ sộ hơn được hình thành.
b) Trị thủy, thủy lợi và chiến tranh là nhân tố quyết định đến sự ra đời của nhà nước đầu
tiên của Việt Nam.
Sai vì trị thủy, thủy lợi và chống chiến tranh là những yếu tố thúc đẩy cho sự ra đời sớm hơn của
nhà nước so với điều kiện chín muồi về điều kiện kinh tế và xã hội, bản thân chúng không sản
sinh ra nhà nước, mà nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước vẫn thuộc về những
nhân tố là sự phát triển kinh tế vượt bậc làm xuất hiện chế độ tư hữu và cũng với đó là sự hình
thành giữa các giai cấp đối kháng về mặt lợi ích. Và trị thủy, thủy lợi, chống chiến tranh đóng
vai trò là thúc đẩy để một tổ chức lớn hơn nhanh chóng xuất hiện và đầ đần chuyển thành quyền
lực nhà nước.
Trị thủy, thủy lợi, chống chiến tranh có nghĩa là nếu không có nó thì nhà nước vẫn xuất hiện.
II. Quá trình hình thành nhà nước thời Hùng Vương
II.1. Sự hình thành của nhà nước Văn Lang

CHƯƠNG III: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ-


ĐINH-TIỀN LÊ.
Câu nhận định:
a) Nặng hành chính-quân sự là một mô hình lựa chọn hợp lý của thời Ngô-
Đinh-Tiền Lê
Đúng. Vì trong bối cảnh lúc đó không còn mô hình khác phù hợp hơn mô
hình nặng hành chính-quân sự. Trong bối cảnh đất nước vừa giành được độc
lập sau hơn 1000 năm bắc thuộc nên chính quyền còn non trẻ, chính trị bất
ổn, đặc biệt là nguy cơ loạn lạc và nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. Thế nên,
nhà nước cần trấn áp, giữ gìn độc lập, tự chủ của nước nhà mà trong bối
cảnh còn yếu kém thì nhà nước buộc phải đầu tư xây dựng phát triển chiến
lược quân sự và quan có xuất thân từ quân.
b) Nặng hành chính -quân sự là một mô hình lựa chọn hợp lý nhưng bất
cập của thời Ngô-Đinh- Tiền Lê.
Đúng. Nặng hành chính -quân sự là một mô hình lựa chọn hợp lý vì trong
bối cảnh đất nước vừa giành được độc lập sau hơn 1000 năm bắc thuộc nên
chính quyền còn non trẻ, chính trị bất ổn, đặc biệt là nguy cơ loạn lạc và
nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. Thế nên, nhà nước cần trấn áp, giữ gìn độc
lập, tự chủ của nước nhà mà trong bối cảnh còn yếu kém thì nhà nước buộc
phải đầu tư xây dựng phát triển chiến lược quân sự và quan có xuất thân từ
quân. Tuy nhiên, nếu chọn mô hình này thì ra tạo ra bất cập, bất ổn chẳng
hạn như chưa chú trọng phát triển các lĩnh vực khác đặc biệt là kinh tế dẫn
đến thiếu sự cân bằng trong các lĩnh vực; quan xuất thân từ quân nên quyền
lực của quan lại rất lớn dẫn đến lạm quyền, lộng hành, gây ra bất ổn chính trị
và quan xuất thân từ quân thì không được đào tạo về các lĩnh vực khác trong
xã hội nên không có kinh nghiệm, khả năng quản lý các lĩnh vực khác không
hiệu quả.
CHƯƠNG IV: NHÀ NƯỚC THỜI LÝ – TRẦN - HỒ
(1010-1407)
I)
- Các nhà nước Lý – Trần tồn tại rất lâu dài:
 Nhà Lý tồn tại 215 năm với 9 đời vua
 Nhà trần tồn tại với 175 năm với 12 đời vua
 Bộ máy ổn định, phát triển củng cố bộ máy nhà nước.
- Nhà Hồ tồn tại ngắn, tiếp tục duy trì trên cơ sở nhà Trần (tồn tại 7 năm
với 2 đời vua)
- Chính trị: Chấm dứt giai đoạn khủng hoảng chính trị xã hội trước đó.
- Kinh tế: thực hiện nhiều chính sách để phát triển nền kinh tế, đặc biệt là
nông nghiệp.
 NHÀ LÝ (1010-1225):
- Gồm 9 đời vua, kéo dài 215 năm:
 Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn là người sáng lập nên nhà Lý
- Tư tưởng: Hệ tư tưởng Phật giáo thống trị (trở thành quốc giáo).
Câu hỏi: “Vì sao nhà Ngô-Đinh-Tiền Lê lại sử dụng tư tưởng Phật giáo”?
- Vì xã hội rất cần bình đẳng, tự do, bác ái; dân đón nhật Phật giáo từ lâu và
rất được lòng dân; khẳng định sự khác biệt so với TQ; rất phù hợp trong
bối cảnh để xây dựng một nhà nước riêng biệt.
Câu hỏi: Vì sao Phật giáo thời kì sau không được trọng dụng?
- Vì không có đường lối cách thức, con đường để cai trị; Nho giáo được
duy trì vì bù đắp được khiếm khuyết của Phật giáo
Câu hỏi: Nho giáo giúp ích gì cho con người trong bộ máy nhà nước?
Tạo ra được khoa cử để tạo dựng ra quan lại.

You might also like