Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận

Câu 1: Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao
nghĩa vụ theo thỏa thuận?

CSPL: Điều 365, 368, 370, 371 BLDS 2015

Giống nhau:

- Đều là sự thỏa thuận với bên thứ 3

- Không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ gắn với nhân thân hoặc pháp luật quy định
về việc không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ

- Về hậu qủa pháp lý: Làm chấm dứt tư cách chủ thể của người chuyển giao quyền yêu
cầu hoặc chuyển giao nghĩa vụ, phát sinh tư cách chủ thể cũng như các quyền và nghĩa vụ
ở người được chuyển giao.

Khác nhau:

Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyển giao nghĩa vụ


Về đối tượng có quyền Bên có quyền là người có Bên có nghĩa vụ là người
chuyển giao quyền chuyển giao. chuyển giao.
Về nguyên tắc của việc Không cần có sự đồng ý của Phải được sự đồng ý của
chuyển giao bên có nghĩa vụ bên có quyền.
Tuy nhiên, người chuyển
giao quyền yêu cầu phải
thông báo cho bên có nghĩa
vụ biết về việc chuyển giao
Pháp luật quy định việc
thông báo phải bằng văn
bản, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
Về hiệu lực của biện pháp Trường hợp quyền yêu cầu Trường hợp nghĩa vụ có
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có biện biện pháp bảo đảm được
pháp bảo đảm thì khi chuyển giao thì biện pháp
chuyển giao quyền yêu cầu bảo đảm đó chấm dứt, trừ
bao gồm cả biện pháp bảo trường hợp có thỏa thuận
đảm đó. khác.

Câu 2: Thông tin nào trong bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà
Tú?
Thông tin trong bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú là:

“ Theo lời khai của bà Tú thì chính bà Phượng yêu cầu cho Phượng vay tiền để kinh
doanh cá khô xuất khẩu và bà đã vay tiền Ngân hàng cho Phượng vay tổng số tiền
615.000.000đ, bà Phượng có làm biên nhận tiền với bà Tú.”

“ Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người trực tiếp
nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền 550.000.000đ và theo biên nhận ngày
27/4/2004 thì thể hiện bà Phượng nhận của bà Lê Thị Nhan số tiền 615.000.000đ. Phía bà
Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thỏa thuận vay tiền với bà Tú.
Ngoài ra, cũng theo lời khai của bà Phượng thì vào tháng 4 năm 2004, do phía bà Loan,
ông Thạnh và bà Ngọc không có tiền trả cho bà Tú để trả vốn vay Ngân hàng nên bà đã
cùng bà Tú vay nóng bên ngoài để có tiền trả cho Ngân hàng. Xác định bà Phượng là
người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú.”

Câu 3: Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển
sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?

“ Tuy nhiên, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay
số tiền 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền 150.000.000đ vào
ngày 12/5/2005. Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà
Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt, làm
phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay
tiền đã ký.”

You might also like