Trắc nghiệm KSĐ 2122

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Họ tên: ……………………….............. Thứ …… ngày …... tháng ….

năm 2020
Lớp 4…. – Trường tiểu học Thăng Long ÔN TẬP CUỐI KÌ 1
Môn: Khoa – Sử - Địa

KHOA HỌC
1. Trong quá trình sống, con người lấy vào thức ăn, nước, không khí từ môi trường
và thải ra môi trường chất thừa, cặn bã. Quá trình đó được gọi là gì?
A. Quá trình hô hấp B. Quá trình trao đổi chất

C. Quá trình tiêu hoá D. Quá trình tuần hoàn.

2. Để phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, ta cần phải làm gì?

A. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí. B. Ăn nhiều hoa quả, rau xan

C. Ăn thật nhiều thịt cá. D. Ăn tất cả những thứ mình thích.

3. Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?

A. Để có nhiều thức ăn trong bữa cơm.

B. Để ai thích thứ gì thì ăn thứ ấy.

C. Để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

D. Để ăn nhiều đồ ăn cho no lâu.

4. Nhóm thức ăn nào sau đây có chứa chất đạm và chất béo?

A. cá, dừa, đậu, vừng. B. cà chua, thanh long, vừng, gạo

C. khoai lang, bún, cá, đậu. D. đậu, cam, bún, lạc.

5. Khi bị bệnh, cần ăn uống như thế nào?

A. Phải ăn nhiều hơn. B. Ăn theo ý thích của người bệnh.

C. Phải ăn ít đi. D. Ăn những thức ăn có giá trị dinh dưỡng.

6. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của nước ?

A. Trong suốt. B. Có hình dạng nhất định.

C. Không mùi. D. Chảy từ cao xuống thấp.

7. Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần:


A. Ăn thật nhiều thịt, cá.
B. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
C. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí.
8. Người bị thiếu vitamin A sẽ mắc bệnh

A. Mắt nhìn kém, có thể dẫn tới mù lòa

B. Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ

C. Còi xương

D. Suy dinh dưỡng

9. Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần:

A. Ăn thật nhiều thịt cá

B. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh

C. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí.


.

10. Khi người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít, cần:
A. Cho ăn nhiều rau.
B. Ăn thức ăn có nhiều đạm động vật.
C. Ăn nhiều bữa trong ngày.
11. Khi người bệnh quá yếu, cần:
A. Cho ăn đủ bữa như mọi ngày.
B. Ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng.
C. Cho ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, nước quả ép.
12.Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng
tính chất nào sau đây ?
A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước chảy từ cao xuống thấp.
D. Nước có thể hoà tan một số chất.

13: Điền các từ: rắn, lỏng, khí, ngưng tụ, nóng chảy, đông đặc vào chỗ trống cho thích hợp
(lưu ý: có thể dùng một từ một lần hoặc nhiều lần).

Nước ở thể …….. (1)


………………..... (2)
Bay hơi

Nước ở thể …….. (3)


Nước ở thể …….. (7)
………………..... (4)
………………..... (6)
Nước ở thể …….. (5)

14. Các hiện tượng liên quan tới sự hình thành mây là:
A. Bay hơi và ngưng tụ. B. Bay hơi và đông đặc.
C. Nóng chảy và đông đặc. D. Nóng chảy và bay hơi.

15. Nhóm thức ăn nào sau đây có chứa chất đạm và chất béo:

A. cá, dừa, đậu, vừng B. cà chua, thanh long, vừng, gạo

C. khoai lang, bún, cá, đậu D. thịt gà, cơm, khế, rau muống

16. Nhóm thức ăn nào sau đây có chứa chất bột đường và chất đạm:

A. cá, dừa, đậu, vừng B. cà chua, thanh long, vừng, gạo

C. khoai lang, bún, cá, đậu D. thịt gà, cơm, khế, rau muống

LỊCH SỬ
1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Bản đồ là :
a) Hình vẽ thu nhỏ một khu vực.
b) Hình vẽ thu nhỏ toàn bộ bề mặt Trái Đất.
c) Hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
d) Hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
.
2. Nước Văn Lang nằm ở lưu vực những sông nào ?
A. Sông Đuống B. Sông Hồng, sông Mã, sông Cả
C. Sông Mã D. Sông Hương
3. Kinh đô nước Văn Lang đặt ở đâu ?
A. Hoa Lư B. Phong Châu (Phú Thọ)
C. Cổ Loa D. Thăng Long
4. Nước Văn Lang tồn tại qua bao nhiêu đời vua Hùng ?
a) 12 đời b) 17 đời c) 18 đời d) 28 đời
5. Ai là người dựng nên nước Âu Lạc ?
a) Lạc Long Quân b) Thục Phán
c) Hai Bà Trưng d) Âu Cơ
6. Kinh đô nước Âu Lạc đặt ở đâu ?
a) Mê Linh b) Cổ Loa c) Thuận Thành d) Đông Hà
7. Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?
a. Xây dựng thành Cổ Loa. c. Chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến đấu.
b. Xây dựng các thành lũy kiên cố. d. Chế tạo nỏ bắn, xây dựng thành Cổ Loa.
8. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất lại giang sơn năm nào?
a. Năm 938 b. Năm 939 c. Năm 968 d.Năm 981
9. Ý nào sau đây chưa đúng khi nói về ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng do Ngô
Quyền lãnh đạo?
a. Lần đầu tiên nước ta giành được độc lập.
b. Chấm dứt hoàn toàn hơn một nghìn năm nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
c. Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
d. Khẳng định trí thông minh, sức mạnh đoàn kết, truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
10. Vị vua nào thời Lý quyết định đổi tên nước là Đại Việt?
a. Lý Thần Tông b. Lý Thánh Tông c. Lý Hiển Tông d. Lý Cao Tông
11. Ai là người lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ
hai?
a. Lê Hoàn b. Ngô Quyền c. Lý Thường Kiệt d. Lý Thái Tổ

ĐIẠ LÝ
1.Trung du Bắc Bộ là một vùng :
a) Đối với các đỉnh nhọn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
b) Đối với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
c) Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
d) Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải.
2. Việc trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở vùng trung du Bắc
Bộ có tác dụng gì ?
a) Ngăn cản tình trạng xói mòn đất c) Giảm diện tích đất trống
b) Phủ xanh đồi trọc d) Cả 3 ý trên
3. Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình gì ?
a) Hình vuông b) Hình tứ giác c) Hình tam giác
4. Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn
thứ hai của cả nước?
a) Đất phù sa màu mỡ b) nguồn nước dồi dào
c) Khí hậu lạnh quanh năm d) Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa
5. Những vật nuôi nào được nuôi nhiều nhất ở đồng bằng Bắc Bộ?

a. Cừu, hươu, ngựa. c. Lợn, gà, vịt.


b. Trâu, bò, dê. d. Tôm, cua, cá.

6. Mùa đông lạnh ở đồng bằng Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng cây gì?

a. Cây lúa b. Rau xứ lạnh c. Cây ăn quả d. Cây công nghiệp.

7. Đâu là ý kiến chưa đúng?

a) Đồng bằng bắc bộ là vựa lúa lớn nhất cả nước

b) Vì có mùa đông lạnh nên đồng bằng Bắc Bộ trồng nhiều rau xứ lạnh.

e) Đất đỏ ba dan tơi xốp có nhiều ở trung du Bắc Bộ


g) Chè và cây ăn quả là một trong những thế mạnh của trung du Bắc Bộ

You might also like