Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỠ NHỜN

1. Giới thiệu chung về mỡ nhờn


Vật liệu bôi trơn nói chung được chế tạo chủ yếu từ nguồn nhiên liệu là dầu mỏ.
Vật liệu bôi trơn theo tính chất của chúng được chia làm hai nhóm:
- Sản phẩm dạng lỏng có độ nhớt khác nhau gọi là dầu bôi trơn
- Sản phẩm dạng đặc được chế tạo từ dầu bôi trơn gọi là mỡ bôi trơn.
1.1. Định nghĩ
Mỡ bôi trơn là loại sản phẩm có nhiều dạng từ rắn cho đến bán lỏng do sự phân bố
của các tác nhân làm đặc bôi trơn dạng dung dịch và các thành phần khác được đưa
vào để tạo nên các đặc tính của mỡ.
1.2. Tính chất
Mỡ bôi trơn có khả năng giữ được hình dạng của mình và không để biến dạng khi bị
tác động nhẹ. Về mặt này mỡ bôi trơn có tính chất như một chất đàn hồi.
Trong các chi tiết ma sát khi bị gia nhiệt và dưới tác động của lực chuyển dịch thì
chúng bắt đầu thể hiện tính chất của một chất chảy lỏng. Khi công việc của các chi
tiết ma sát kết thúc thì tính chất ban đầu của mỡ bôi trơn lại được khôi phục.
Mỡ bôi trơn được áp dụng rộng rãi như một chất chống ma sát, chất bảo vệ, chất làm
kín khít.
1.3. Phân loại
Theo tính chất và mục đích sử dụng mỡ bôi trơn được chia thành loại đa năng, loại
công nghiệp (dùng cho ngành đường sắt, luyện kim, dây cáp,…), loại ngoài biển và
các mục đích khác (cho công nghiệp da, cao su, đạn dược, hàng không,…).
Chủng loại mỡ bôi trơn rất đa dạng, không ngừng mở rộng và đổi mới theo yêu cầu
phát triển của ngành chế tạo máy, chế tạo động cơ và các lĩnh vực kĩ thuật hóa học
khác, cho phép tạo ra các vật liệu bôi trơn với những tính chất độc đáo.
2. Thành phần và cấu tạo
Mỡ bôi trơn được chế tạo bằng cách làm đặc dầu bôi trơn (dầu nhờn khoáng hoặc
chất bôi trơn tổng hợp dạng lỏng) bằng các phụ gia dạng rắn.
Trong thành phần của mỡ, các chất bôi trơn lỏng có thể là dầu khoáng hoặc các dung
dịch có tính bôi trơn khác. Ở qui mô nhỏ người ta sử dụng dầu thực vật như dầu thầu
dầu, dầu bông, dầu mỡ động vật…để làm nguyên liệu thay cho các dầu khoáng.
Ngoài nguồn dầu có nguồn gốc hydrocacbon, dầu silicon cũng được áp dụng rộng rãi
để sản xuất mỡ bôi trơn.
Chất làm đặc có thể là bất cứ vật liệu nào phù hợp với các dung dịch và tạo ra cấu
trúc dạng rắn hay bán lỏng. Các phụ gia làm đặc là các loại xà phòng chứa Ca, Li, Na
tổng hợp từ các axit béo đa cấp. Đối với một số dầu đặc biệt chất phụ gia làm đặc có
thể là stearin, xerezin, petrolatum và một số chất khoáng như molipden, disunfit
molipden, bêtônit, silicagen, graphit và một số bột màu hữu cơ và vô cơ.
Các thành phần khác có thể là các chất phụ gia, các chất biến đổi được đưa vào để
tạo ra các tính chất đặc biệt hoặc biến đổi sản phẩm hiện có.
Để nâng cao chất lượng mỡ bôi trơn người ta còn pha thêm một số chất, trước tiên là
chất chống oxy hóa.
Thông thường, mỡ là hỗn hợp dầu khoáng hoặc dầu tổng hợp với 6% đến 25% chất
làm đặc dạng rắn thích hợp và một số loại phụ gia. Các chất lỏng, nhờn làm nhiệm
vụ bôi trơn, chất làm đặc có nhiệm vụ giữ dầu và chống chảy dầu, còn một số thành
phần phụ gia khác được sử dụng để cải thiện các đặc tính cần thiết của mỡ
2.1. Các thành phần lỏng
Hiện nay, mỡ được sản xuất với thành phần chất lỏng là dung dịch dầu khoáng. Các
dầu này có thể có độ nhớt nằm trong dải tương đương với kerosine đến các nhiên liệu
gốc loại nặng nhất.
Một số loại mỡ đặc biệt, có thể sử dụng các sản sản phẩm như sáp, vasolin hoặc
atphan. Mặc dù các loại nguyên liệu này không hoàn toàn là các chất bôi trơn dạng
dung dịch nhưng chúng thể hiện được những chức năng giống như các thành phần
lỏng trong các loại mỡ thông thường. Tất cả loại mỡ có nguồn gốc từ dầu khoáng đều
thỏa mãn được các tính năng hoạt động, các ứng dụng trong công nghiệp ôtô và các
ngành khác.
Ưu điểm: cho phép thiết bị làm việc trong điều kiên ở nhiệt độ cao, thấp và nhiệt độ
với biên độ nhiệt thay đổi vượt qua ngoài dải cho phép thì nên các loại mỡ chế tạo từ
dung dịch tổng hợp cũng thường được sử dụng.
2.2. Chất làm đặc
Các chất làm đặc chủ yếu đã được sử dụng trong mỡ là các xà phòng kim loại.
Những loại mỡ đầu tiên được chế tạo từ xà phòng canxi, sau đó được làm từ xà
phòng natri.
Sau này, các loại xà phòng như nhôm, liti, bari cũng được đưa vào sử dụng. Một vài
loại mỡ được làm từ hỗn hợp các loại xà phòng như canxi với natri và được gọi là
các loại mỡ hỗn hợp.
Một vài loại xà phòng kim loại chì đã được sử dụng như chất làm đặc nhưng phần
lớn các loại xà phòng kim loại chì và kẽm đều được sử dụng như các chất biến đổi
trong mỡ.
Sự biến đổi các loại mỡ chế tạo từ xà phòng kim loại hay các mỡ phức hợp ngày
càng phổ biến. Các mỡ phức hợp được chế tạo bằng việc kết hợp các vật liệu xà
phòng kim loại thông thường và các phức chất. Các phức chất là chất vô cơ hay hữu
cơ và liên quan hay không liên quan đến các thành phần kim loại khác.
Một trong số các dầu phức hợp thành công nhất là mỡ phức hợp của canxi. Được chế
tạo bằng việc kết hợp các vật liệu từ xà phòng canxi thông thường và phức chất là
các acid hữu cơ có phân tử lượng thấp. Các loại mỡ này thường được tạo ra với điểm
nhỏ giọt rất cao, thường là 500oF (250oC) và nó còn có tính chất chịu tải rất tốt.
Một số chất làm đặc không phải xà phòng cũng được sử dụng, chủ yếu trong các ứng
dụng riêng biệt. Các loại bentonite và oxit silic được chuyển hóa và sử dụng để chế
tạo các loại mỡ không nóng chảy cho những ứng dụng ở nhiệt độ cao.
Vì sự oxy hóa vẫn có thể làm cho các thành phần dầu trong các loại mỡ trên bị biến
chất nên cần phải bôi trơn thường xuyên.
Các chất làm đặc như polyurea, bột màu, thuốc nhuộm và các vật liệu tổng hợp khác
được sử dụng ở một vài trường hợp nhất định. Tuy nhiên do giá thành cao việc ứng
dụng chúng bị hạn chế và chỉ sử dụng ở những nơi yêu cầu tính năng kĩ thuật nghiêm
ngặt.
Bảng đặc tính của mỡ bôi trơn với các loại chất làm đặc

CÁC ĐẶC CÁC LOẠI XÀ PHÒNG CÁC PHỨC CHẤT CHẤT


TÍNH VÔ CƠ
CANXI NATRI LITI CHÌ- LITI
CANXI

LOẠI BẢO Bảo dưỡng Bảo dưỡng hạn Bảo dưỡng Bảo dưỡng Bảo dưỡng Bảo
DƯỠNG hạn chế chế đa năng đa năng đa năng dưỡng đặc
biệt ở
nhiệt độ
cao

GIỚI HẠN Làm mất Làm chuyển pha Làm chuyển Không Không Không
NHIỆT ĐỘ nước ở ở 93 – 121oC pha ở 149 –
LÀM ĐẶC 71oC (XF 177oC
nước)

CẤU TRÚC Dạng mịn Dạng thớ, sợi dài, Dạng mịn Dạng mịn Dạng mịn Dạng mịn
KHI ĐƯỢC sợi ngắn. Đôi khi
CHẾ TẠO dạng mịn

ĐỘ ỔN ĐỊNH Tương đối Tương đối tốt Tốt Tốt Tốt Tốt
TRONG KHI tốt
BẢO DƯỠNG

KHẢ NĂNG Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt


CHỐNG MÀI
MÒN

ĐỘ CHỊU Chịu nước Không chịu nước, Chịu nước Không chịu Chịu nước Chịu nước
NƯỚC chống rỉ tốt. nước,
chống rỉ
tốt.

NHIỆT ĐỘ 160oF 250oF (121oC) 250oF 300oF 300oF 300oF


LÀM VIỆC (71oC) (121oC) (149oC) (149oC) (149oC)
TỐI ĐA

CÁC ỨNG Khung xe, Trục khung xe và Sử dụng đa Sử dụng đa Sử dụng đa Sử dụng ở
DỤNG CHỦ bơm nước, ổ trục chống mài năng và các năng năng, ổ trục nhiệt độ
YẾU: XE TẢI, ổ trục, các mòn, các khớp máy bay bánh xe và cao và các
MÁY BAY, máy bay nối vạn năng, các chuyên dụng những ứng máy bay
TÀU BIỂN chuyên ứng dụng ở nhiệt dụng ở nhiệt chuyên
NHỎ dụng độ cao, các máy độ cao dụng.
bay chuyên dụng
2.3. Các chất phụ gia và chất biến đổi
Các chất biến đổi và pdhuj gia thường được sử dụng trong mỡ bôi trơn là các chất ức
chế oxi hóa và chống tạo rỉ, các chất cải thiện điểm đông đặc, các chất chống mài
mòn ở áp suất cao, các cấu tử giảm ma sát và các bột màu hay thuốc nhuộm,… Phần
lớn các loại nguyên liệu này đều có các chức năng tương tự như của các nguyên liệu
đưa vào dầu nhờn.
Molipden disunfit được sử dụng trong nhiều loại mỡ để dùng ở những nơi có tải
trọng lớn, tốc độ trên bề mặt thấp, và các chuyển động giao động có liên quan. Trong
các ứng dụng này việc sử dụng “molysulfied” (hay “moly”) làm giảm ma sát và mài
mòn. Polyethylene và Teflon được chuyển hóa cũng có thể sử dụng trong các ứng
dụng này.
3. Đặc tính chung, ứng dụng và sử dụng mỡ bôi trơn
3.1. Đặc tính chung
Có thể mô tả khái quát về mỡ là để chỉ ra loại nguyên liệu nào được sử dụng để sản
xuất ra chúng và các tính chất vật lý, cũng như một vài tính chất khác từ những quan
sát bằng mắt.
Chủng loại và số lượng các chất làm đặc và độ nhớt của chất bôi trơn lỏng là các tính
chất tạo thành.
Màu sắc và cấu trúc được quan sát bằng mắt.
Một số đặc tính chung của mỡ:
- Những loại xà phòng nhất định thường tạo ra các tính chất nhất định của mỡ.
- Độ nhớt của chất bôi trơn dạng lỏng là rất quan trọng trong việc lựa chọn loại mỡ
cho một số ứng dụng.
- Mỡ có màu trắng hay màu sáng có thể được yêu cầu trong một số ứng dụng nhất
định.
Các môi tả đặc tính chung này thường được bổ sung bằng các thử nghiệm về độ đặc
và điểm nhỏ giọt của mỡ, và có một số trường hợp lấy số liệu độ nhớt biểu kiến của
mỡ.
Mỡ bôi trơn về cơ bản ở thể rắn, nên nó không thể và không có được chức năng làm
sạch hay làm mát giống như dầu nhờn hay các chất bôi trơn dạng lỏng khác. Và như
vậy, ngoài những tính chất này, mỡ bôi trơn được đánh giá là có đủ tất cả các chức
năng khác của chất bôi trơn dạng lỏng.
Bảng đặc tính chủ yếu của các loại mỡ
ĐẶC TÍNH
LOẠI MỠ Nhiệt độ sử Nhiệt độ Khả năng
Kết cấu
dụng, max oC nhỏ giọt, oC chịu nước
1. Xà phòng nhôm 82 >82 Nhẵn mịn, trong Tốt
2. Xà phòng bary 107 188 Mịn Tốt
3. Xà phòng canxi 77 82 Mịn Tốt
4. Xà phòng phức canxi 150 260 Mịn Tốt
5. Xà phòng liti 150 190 Nhẵn và sợi tơ Khá đến tốt
6. Xà phòng natri 120 170 Nhẵn hoặc dạng sợi Xấu đến khá
7. Đất sét 120 Không chảy Mịn Tuyệt hảo
8. polyme 160 200 Nhẵn Tuyệt hảo

3.2. Ứng dụng


Với những đặc tính trên, mỡ bôi trơn có thể đáp ứng được với các ứng dụng sau:
- Tạo ra sự bôi trơn toàn bộ để giảm ma sát và hống được tác dụng do mài mòn ở
các bộ phận có ổ trục.
- Chống được sự ăn mòn
- Đóng vai trò như vòng đệm để ngăn chặn sự xâm nhập của bụi bẩm và nước.
- Tránh được sự rò rỉ, chảy giọt hay các thành phần không cần thiết từ bề mặt được
bôi trơn.
- Tránh được sự thay đổi về vật chất trong cấu trúc hay duy trì điều kiện làm việc
cơ học tại các ổ trục trong thời gian kéo dài.
- Không quá quánh và đặc để gây ra sự cản trở lớn đối với sự chuyển động ở thời
tiết lạnh
- Có các đặc tính vật lý thích hợp cho các phương tiện ứng dụng
- Tương hợp với các vòng đệm đàn hồi và các vật liệu khác được lắp đặt trong bộ
phận cần bôi trơn của cơ cấu.
- Chấp nhận được một vài tạp chất như hơi ẩm mà không làm thay đổi nhiều các
đặc tính.
Các nhận định này được đưa ra chủ yếu hướng vào việc sử dụng mỡ bôi trơn trong
các bộ phận của xe hơi. Mối quan tâm tương tự cho việc sử dụng mỡ bôi trơn trong
các ứng dụng khác cũng đã được đặt ra và có nhận định tương tự như vậy.
Mỡ bôi trơn và dầu bôi trơn thường được gọi chung là vật liệu bôi trơn và chúng đều
có công dụng chủ yếu làm giảm lực ma sát giữa các chi tiết máy chuyển động tiếp
xúc nhau. Ngoài ra, chúng còn bảo vệ bề mặt các chi tiết ma sát khỏi bị ăn mòn, mài
mòn, bảo đảm chức năng tản nhiệt và làm kín khít.
Với chức năng chống ma sát, chúng được dùng trong gối đỡ của các máy lắc, để bôi
trơn cho máy truyền động bánh răng, gối đỡ cho các máy trượt, dây cáp và các bộ
phận khác có ma sát.
Với chức năng làm khít, mỡ bôi trơn được dùng cho các mối nối được bịt kín hoặc
mối nối có ren.
Với chức năng bảo vệ mỡ máy được dùng để bảo vệ máy, cấu kiện, các chi tiết kim
loại khác nhau khỏi bị ăn mòn.
3.3. Sử dụng mỡ
Mỡ bôi trơn thường được dung để thay thế chủ yếu cho dầu bôi trơn ở những nơi đòi
hỏi chất bôi trơn phải giữ nguyên được trạng thái cấu trúc ban đầu của nó, đặc biệt là
ở những nơi điều kiện để bôi trơn thường xuyên bị hạn chế hay về mặt kinh tế là
không thể chấp nhận.
Những yêu cầu này có thể dựa trên cấu hình vật lý của cơ cấu, dạng truyền động dạng
vòng đệm, yêu cầu bôi trơn toàn bộ hay một phần của bất cứ vùng đệm nào để chống
lại sự trôi mất các chất bôi trơn hay sự xâm nhập của bụi bẩn.
Mỡ được sử dụng rộng rãi nhất để bôi trơn cho các ổ bi cầu và ổ con lăn của các máy
công cụ, mô tơ điện và nhiều loại ổ trục khác nhau.
Để có được độ đặc thích hợp và nhiệt độ nhỏ giọt cao, người ta thường sử dụng mỡ
xà phòng liti hoặc natri và mỡ phức canxi-natri.
Mỡ phải ngăn được rỏ rỉ trong điều kiện ẩm ướt và ngăn được tác dụng xúc tác của
kim loại và chúng có độ ổn định oxy hóa tốt. Mỡ được dùng để bôi trơn những nơi
mà dầu thực hiện được vì thế lỏng dễ bị chảy đi mất như các trục đứng, trục ngang.
Điều quan trọng là mỡ phải bao vệ được các ổ trục khỏi bị tác dụng của môi trường
bằng cách ngăn không để cho hơi ẩm hoặc các chất bẩn xâm nhập vào ổ trục.
4. Đánh giá chất lượng mỡ bôi trơn
4.1. Độ đặc
Độ đặc được định nghĩa là mức độ mà các vật liệu dẻo chống lại sự biến dạng dưới
tác dụng của một lực. Đối với mỡ bôi trơn, nó là phép đo mối liên hệ với độ cứng và
độ xốp, ngoài ra còn có thể chỉ được một số điều về tính chất dòng và tính chất phân
bố.
Độ đặc được ghi trong thuật ngữ ASTM-D 217 là: Độ đâm xuyên chóp hình côn của
mỡ bôi trơn (thường gọi là độ xuyên kim) hay theo phân loại của Viện dầu mỏ Mỹ:
NLGI (National Lubricating Grease Institute).
Độ đặc cũng giống như độ nhớt thay đổi theo nhiệt độ và do vậy phải ghi ở một nhiệt
độ cụ thể.
Độ đâm xuyên chóp hình côn hay độ xuyên kim của mỡ được xác định bằng thiết bị
xuyên kim theo tiêu chuẩn.
Khi mẫu được chuẩn bị theo tiêu chuẩn ASTM-D 217, chóp hình côn được thả ra và
cho phép lùn ngập vào trong mỡ dước sức nặng của nó trong thời gian 5 giây. Độ sâu
mà chóp hình côn đã lún vào trong mỡ được đọc với độ chính xác 1/10 milimet và
được ghi nhận là độ xuyên kim của mỡ.
Vì chóp hình côn sẽ lún sâu hơn trong các loại mỡ xốp hơn, độ đâm xuyên càng cao
tức là mỡ càng xốp. Độ đâm xuyên theo tiêu chuẩn ASTM thường đo ở 77oF (25oC)
Ngoài thiết bị chuẩn (ASTM D217), các thiết bị hình côn dạng 1/2 và 1/4 (ASTM
D.1403) cũng được sử dụng để đo độ đâm xuyên của các mẫu nhỏ. Hệ số cân bằng
được sử dụng để hiệu chỉnh độ đâm xuyên xác định được từ ASTM D1403 về tiêu
chuẩn ASTM D217.
Cách đo độ đâm xuyên được xác nhận như độ đâm xuyên nguyên bản (undisturbed),
độ đâm xuyên không hoạt động, độ đâm xuyên hoạt động và độ đâm xuyên hoạt
động trong thời gian kéo dài.
Độ đâm xuyên nguyên bản được xác định ở ngay chính hộp đựng mỡ và không tác
động gì trước khi xác định, mục đích xác định độ cứng hay mềm trong khi cất giữ
sản phẩm.
Độ xuyên kim không hoạt động được xác định trên mẫu đưa vào cốc kiểm tra với tác
động tối thiểu. Giá trị này chỉ ra một số điểm liên quan đến quá trình chuyển mỡ từ
thùng chứa đến thiết bị sử dụng mỡ. Giá trị thường được báo cáo đó là độ xuyên kim
hoạt động, nó được xác định sau khi mẫu đã được tác động 60 vòng trong máy thử
nghiệm mỡ của ASTM. Nó được coi là phép thử đáng tin cậy nhất vì số lần tác động
đến mẫu được khống chế và có thể lặp lại được.
4.2. Chỉ số cấp phẩm chất của mỡ theo qui định của NLGI
Dựa trên cơ sở độ đâm xuyên hoạt động theo tiêu chuẩn ASTM, NLGI đã chuẩn hóa
các chỉ số để phân loại độ đặc của mỡ.
Cấp phẩm chất của NLGI và sự đặt ra dải đâm xuyên với mục đích chỉ ra độ cứng
tăng lên.
Hệ thống này đã được hoàn toàn chấp nhận bởi cả nhà sản xuất cũng như người sử
dụng. Nó đã chỉ ra đầy đủ cho việc xác định độ đặc của mỡ yêu cầu trong các ứng
dụng.
Phân loại theo NLGI Độ xuyên kim ở 25oC, mm/10 Nhận dạng
000 445 – 475 Nửa lỏng
00 400 – 430 Rất mềm
0 355 – 385 Mềm
1 310 – 340 Mềm
2 265 – 295 Dạng kem
3 220 – 250 Gần như rắn
4 175 – 205 Rắn
5 130 – 160 Cứng
6 85 – 115 Cứng

4.3. Độ nhớt biểu kiến


Các dung dịch Newton như các loại dầu bôi trơn được định nghĩa là các chất mà có
tốc độ có dịch chuyển tỷ lện với áp suất

You might also like