Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

PHẦN III: 5973N MASS SELECTIVE DETECTOR (MSD)

3.1. Giới thiệu khối phổ


- Phương pháp khối phổ (MS) là một kỹ thuật đo trực tiếp tỷ số khối lượng và điện tích
của ion (m/z) được tạo thành trong pha khí từ phân tử hoặc nguyên tử của mẫu. Tỷ số này
được biểu thị bằng đơn vị khối lượng nguyên tử (Atomic mass unit) hoặc bằng Dalton.
1amu=1 Da và bằng khối lượng nguyển tử hydro.
3.2. Cấu tạo khối phổ

Trong đó:
1.Bộ nạp mẫu ( Inlet)
2.Bộ nguồn ion hóa ( Ion source)
3.Bộ phận phân tích khối ( mass analysis)
4.Bộ phận phát hiện ( Detector)
5.Bộ phận ghi và xửa lý số liệu (data system)
3.3. Nguyên tắc hoạt động
Ion hóa các nguyên tử muốn xác định khồi lượng trong bộ phận ion hóa. Rồi cho dòng
ion dương thu được đi qua bộ phận chọn lọc để sau đó chỉ còn lại những ion có tốc độ
giống nhau tiếp tục hoạt động, những ion này tiếp tục đi qua điện trường để được tăng tốc
độ và cuối cùng đi qua từ trường, khi đi qua từ trường dòng ion này sẽ chuyển động theo
đường cong. Sau đó chuyển đến detector để nhận tín hiệu
Có thể giải thích dễ hiểu hơn, mẫu được đưa qua bộ phận ion hóa, tại đây các phân
tử tạo thành các ion, nhờ có nguồn năng lược bắn phá vào phân tử, tạo các ion mang điện
tích dương. Sau đó, dựa vào tỉ lệ m/z khác nhau, mà các ion di chuyển trong tứ cực, các
ion xoáy không đi thẳng do các điện cực đặt cùng dấu đặt song song để tạo ra điều kiện
cùng đẩy hoặc cùng hút, làm các ion lơ lửng. Ion di chuyển được nhờ áp vào điện áp
xoay chiều, làm chiều lực điện trường xoáy liên tục, các ion mang điện tích lớn sẽ bay
chậm, ngược lại các ion mang điện tích nhỏ bay nhanh hơn. Sau đó, đi qua từ trường,
dòng ion sẽ chuyển động theo đường cong. Các ion mang khối lượng lớn bay ra do quán
tính lớn, còn các ion nhỏ thì hướng theo đường cong, rơi xuống. Sau đó, được dẫn đến
detector và đưa ra tín hiệu
3.4. Các bước thực hiện phân tích bằng MS
3.4.1. Hóa khí chất mẫu
Mẫu được dẫn vào bình chứa, ở đó sáp suất có thể giảm tới 10 -6 mmHg, sau đó dòng khí
này được dẫn vào ion hóa để sinh ra các ion, lượng mẫu có thể nhận được rất nhỏ từ 10-
13g/giây
3.4.2. Ion hóa mẫu
Các phương pháp được sử dụng bao gồm:
- Ion hóa nhờ va chạm điện tử (EI): đây là phương pháp ion hóa phổ biến nhất.
Trong buồng ion hóa, các điện tử phát ra từ cathode làm bằng vonfram hoặc reni,
sẽ bay về anode với vận tốc lớn. Các phân tử chất nghiên cứu ở trạng thái hơi sẽ
va chạm với điện tử trong buồng ion hóa, có thể nhận năng lượng điện tử và bị ion
hóa
- Ion hóa nhờ trường điện từ: tại buồng ion hóa, người ta ta đặt các bộ phận phát ra
từ trường, đó là các “mũi nhọn” đặc biệt dưới dạng dây dẫn mảnh (2.5 µm) hay
các lưỡi mãnh. Điện cực được đặt vào các “mũi nhọn”. Ở tại các mũi nhọn này sẽ
cho một điện trường từ có gradien từ 107 – 1010V/cm. Dưới ảnh hưởng của
trường điện từ mạnh này, các điện tử bứt khỏi phân tử chất nghiên cứu do hiệu
ứng đường hầm và ở đây không gây ra sự kích thích. Vậy trong phương pháp ion
hóa này, các ion phân tử được tạo thành vẫn giữ nguyên ở trạng thái cơ bản, do đó
các vạch phổ sẽ rất mảnh
- Ion hóa hóa học (CI : chemical ionization): đây là một kỹ thuật tinh tế sản sinh ra
ít mãnh vỡ hơn. Trong trường hợp này, nguồn ion hóa được đổ đầy metan ờ áp
suất khoảng 100 Pa.
Các electron được cung cấp đủ năng lượng để chuyển CH 4 đến những sản phẩm
hoạt động khác:
CH4 + e  CH4+ + 2e
CH4 + CH4  CH5+ + CH3
CH5+ + M  CH4 + MH+
CH5+ là chất nhường photon khi tương tác với chất phân tích cho MH +, thường là
ion có hàm lượng lớn nhất trong phổ khối ion hóa metan
- Ion hóa nhờ đốt nóng (nguồn nhiệt hay Lazer)
Tách các ion theo khối lượng, về nguyên tắc việc tách này dựa trên sự khác nhau
về khối lượng của các ion hơn là sự khác nhau về điện tích. Các ion được tăng tốc
độ, sau đó được cho bay qua một từ trường, đường bay của chúng sẽ bị lệch khác
nhau do tác dụng của từ trường với bán kính đường cong
3.4.3. Phân tích khối

Gồm có 4 cực bằng kim loại đặt song song và sát nhau. Có một khoảng không giữa 4 cực
để các ion bay qua. Dòng điện một chiều (DC) và điện thế xoay chiều cao tần được đặt
vào từng cặp đối diện của tứ cực.
Điện thế đặt vào ảnh hưởng đến quỹ đạo bay của các ion trong không gian trung tâm giữa
bốn thanh.
Các ion đi vào trường tứ cực theo hướng trục z đồng thời dao động theo hướng trục x, y
dưới ảnh hưởng của một trường điện tần số cao.
Chỉ các dao động của các ion có m/z đặc biệt không tăng lên theo biên độ dao động và có
thể đi qua tâm tứ cực
Dựa vào tỉ lệ m/z khác nhau, mà các ion di chuyển trong tứ cực, các ion xoáy không đi
thẳng do các điện cực đặt cùng dấu đặt song song để tạo ra điều kiện cùng đẩy hoặc cùng
hút, làm các ion lơ lửng. Ion di chuyển được nhờ áp vào điện áp xoay chiều, làm chiều
lực điện trường xoáy liên tục, các ion mang điện tích lớn sẽ bay chậm, ngược lại các ion
mang điện tích nhỏ bay nhanh hơn.
3.4.4. Bộ phận phát hiện
Detector có nhiệm vụ chuyển hóa một đại lượng không điện (trong trường hợp này là
nồng độ của các chất được tách khỏi cột sắc ký) thành đại lượng điện và có chức năng
phát hiện và đo độ lớn của các cấu tử khi ra khỏi cột sắc ký. Vì vậy detector quyết định
một phần độ chính xác cũng như độ nhạy của phương pháp
4. Các sự cố thường gặp và cách khắc phục
- Timeout (tạm ngưng)
+ Phân tích chưa được hoàn tất
+ Điểu kiện chưa sẵn sáng khi chạy một chuỗi mẫu vì thời gian chạy lớn hơn so với cài
đặt trước
 Khắc phục: kiểm tra lại nhật ký theo dõi máy, nguồn gốc của nguyên nhân và tiến
hành chạy lại. Cài đặt lại thời gian hoặc số mẫu trong chuỗi cho phù hợp và tiến hành
chạy lại
- Shutdown (tắt máy)
+ Modul không kết nói với hệ thống
+ Một thiết bị ngoại lai nào đó kết nối không phù hợp vào hệ thống
+ Thiết bị ghép nối tắt
+ Lỗi của bộ phận degasser không tạo đủ điều kiện chân không
 Khắc phục:
+ Kiểm tra cáp kết nối của modul với hệ thống
+ Kiểm tra lại các kết nối ngoại lai
+ Kiểm tra lại chế độ tắt cảu thiết bị ghép nối
+ Kiểm tra lại bộ khử khí
- Remote Timeout (kết nối tạm ngưng)
+ Lỗi xuất hiện khoảng 1 phút sau khi chạy
+ Một thiết bị nào đó chưa sẵn sàng
+ Cáp kết nối bị hỏng
+ Một thiết bị nào đó bị hỏng
 Khắc phục:
+ Kiểm tra lại cài đặt các thiết bị, cài đặt điều kiện phân tích cho thiết bị
+ Thay cáp mới
+ Kiểm tra lại các thiết bị khác
- Lost CAN Partner (Cáp CAN không kết nối)
+ Cáp CAN không kết nối
+ Cáp CAN bị hỏng
+ Hỏng bo mạch trong module
 Khắc phục:
+ Kiểm tra lại kết nối
+ Thay cáp mới
+ Kiểm tra lại các thiết bị khác
+ Khởi động lại hệ thống và xác định module bị hỏng
- Leak (rò rỉ pha động)
+ Đầu nối không chặt
+ Mao dẫn bị vỡ
+ Các van bị rò hoặc chưa được vặn chặt
+ Các vòng đệm kín của bơm bị họng
 Khắc phục:
+ Kiểm tra lại các đầu nối
+ Thay ống mao quản dẫn mới
+ Kiểm tra lại các van ( inlet, outlet, purge value)
+ Thay seal của bơm
1. Khí mang bị nhiễm bẩn

Cần đảm bảo rằng khi lắp đặt một hẹ thống mới vào chu trình của phòng thí nghiệm , các
màng lọc, ống nối phải sạch và phẳng. Nếu lắp máy GC đầu tiên cho phòng thí nghiệm
cần phải được người được đào tạo thwcjhieenj. Nếu các dây nối chưa được dùng bao giờ
thì cần sử dụng trước trong vòng 15 phút. Thường dây dẫn khí được làm sạch khi vận
chuyển.

Nên kiểm tra lại thông số và cuối cùng khi đặt một thiết bị GC hay GCMS, cần làm rõ
với nhà cung cấp về yêu cầu chất lượng của dòng khí đầu vào. Thay thế các bộ lọc một
cách thường xuyên, theo dõi sự thay đổi màu của các bộ chỉ thị (cảnh báo).

2. Cột bị rò rỉ

Đây là lỗi thường gặp trong GC và GCMS. Chủ yếu quan sát được khi đường nền bị tăng
ở cuối của chu trình nhiệt độ. Khi phân tích với MS, thường quan sát thấy đỉnh m/z 207
và 281 khi sử dụng loại cột không phân cực. Điều quan trọng là sử dụng các cột tuân thủ
theo đúng hướng dẫn.

Cách làm giảm thiểu rò rỉ cột:

- Bằng cách đưa nhóm thơm vào giai đoạn tạo polysiloxane để cải thiện độ bền của nó ở
nhiệt độ cao hơn.

- Bằng cách kết nối các pha và gắn nó lên bề mặt của cột phủ silica

- Bằng cách giảm sự có mặt của oxy, nước và các loại hoạt chất khác có trong khí mang

- Hiệu chuẩn lại cột để loại bỏ khí oxy trong cột trước khi sử dụng

Chuẩn bị cột để sử dụng:

- Kết nối cột với đầu bơm mẫu và đầu dò, kiểm tra độ rò rỉ tại đó

- Rửa cột bằng khí mang để loại bỏ khí oxy

- Gia nhiệt cột sắc ký từ từ để tối đa hóa nhiệt độ hoạt động của cột và giữ ở đó
3. Septum bị rò rỉ

Một lỗi phổ biến khác đó là rò rỉ septum (vách ngăn – đệm cao su silicon), lỗi này có thể
gây ra lặp lại đỉnh sắc ký và dễ bị xác định trong khối phổ MS thành các peak m/z 221,
m/z 355, m/z 429. Hiện tượng rò rỉ này có thể gặp tại septum của cổng bơm mẫu , và
cũng có thể trong septum của lọ đựng mẫu đặc biệt trong việc lưu trữ các lọ mà septum
đã bị chọc thủng (đã dùng). Những hạt nhỏ của septum có thể thoát ra và làm lặp lại peak.

Phải đảm bảo sử dụng septum và đồ thủy tinh sạch.

4. Các vấn đề khi bơm mẫu 

  Tạp chất có thể gây nhiễu trong đầu bơm mẫu đã được gia nhiệt.

Cần đảm bảo bạn đã cài đặt các điều kiện và đồ tiêu hao tốt nhất có thể cho mỗi lần tiêm
mẫu. Thực ra, việc lựa chọn các phụ kiện tiêm mẫu chính xác khá khó vì có rất nhiều
thông số và nhiều lựa chọn. Cũng giống như dây nối (dây chia dòng) cũng có thể nhiễm
bẩn và gây peak ma.

You might also like