Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Cảm biến
1.1. Khái niệm
- Cảm biến là thiết bị dùng để đo, đếm, cảm nhận… các đại lượng vật lý không điện
thành các tín hiệu điện. Ví dụ: nhiệt độ là một tín hiệu không điện, qua cảm biến nó
sẽ trở thành một dạng tín hiệu khác (điện áp, điện trở…). Sau đó các bộ phận xử lý
trung tâm sẽ thu nhận dạng tín hiệu điện trở hay điện áp đó để xử lí.
1.2. Cảm biến nhiệt
- Có hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác đó là nhiệt độ môi trường đo và
nhiệt độ cảm nhận của cảm biến. Điều đó nghĩa là việc truyền nhiệt từ môi trường
vào đầu đo của cảm biến nhiệt tổn thất càng ít thì cảm biến đo càng chính xác. Điều
này phụ thuộc lớn vào chất liệu cấu tạo nên phần tử cảm biến.
2. Các loại cảm biến nhiệt độ
- Hiện nay cảm biến nhiệt độ được chia ra làm các loại sau:
 Cặp nhiệt điện (Thermocouple)
 Nhiệt điện trở (RTD – resitance temperature detector)
 Thermistor
 Bán dẫn (Diode, IC,…)
 Ngoài ra còn có loại đo nhiệt không tiếp xúc (hỏa kế - Pyrometer). Dùng hồng
ngoại hay lazer.
2.1. Cặp điện nhiệt (Thermocouples)
2.1.1. Nguyên lý:
- Dựa trên hiệu ứng Seebeck. Theo hiệu ứng Seebeck, khi có sự chênh lệch nhiệt độ
giữa đầu nóng và đầu lạnh của cặp nhiệt thì ở ngõ ra của thermocouple sẽ xuất hiện
sức điện động ε phụ thuộc vào chênh lệch nhiệt độ và phụ thuộc vào bản chất vật liệu
dùng để chế tạo cảm biến.

- Nhận thấy: sức điện động nhiệt điện sinh ra tren Thermocouple phụ thuộc vào hiệu số
của nhiệt độ đầu nóng T1 và nhiệt độ đầu lạnh T2 vì vậy khi đo nhiệt độ dùng
2.1.2. Cấu tạo:
- Gồm 2 chất liệu kim loại khác nhau, hàn dính một đầu gọi là đầu nóng (hay đầu đo),
hai đầu còn lại gọi là đầu lạnh (hay là đầu chuẩn). Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa
đầu nóng và đầu lạnh thì sẽ phát sinh một sức điện động V tại đầu lạnh. Một vấn đề
đặt ra là phải ổn định và đo được nhiệt độ ở đầu lạnh, điều này tùy thuộc rất lớn vào
chất liệu. Do vậy mới cho ra các chủng loại cặp nhiệt độ, mỗi loại cho một sức điện
động khác nhau: E, J, K, R, S, T. Lưu ý để chọn đầu đo và bộ điều khiển cho thích
hợp.

LOẠI CẶP VẬT LIỆU DẢI ĐO ĐỘ SUẤT ĐIỆN


NHIỆT (oC) CHÍNH ĐỘNG
ĐIỆN XÁC
B Platin 30% - Rhodium (+) 0 – 1700 ± 0.5 % 0 – 12.426
Platin 6% - Rhodium (-)
T Đồng – Constantan -270 – 800 ±2% -6.258 – 19.027
J Sắt – Constantan -210 – ±3% -8.095 – 45.498
1250
K Crom – Alumel -270 – ±3% -5.354 – 50.633
1250
E Crom – Constantan 276 – 870 ±3% -9.835 – 66.473
S Platin – Rhodium 10% -50 – 1500 ± 2.5 % -0.236 – 15.576
R Platin – Rhodium 13% -50 – 1500 ± 1.4 % -9.835 – 66.473

- Dây của cặp nhiệt điện thì không dài để nối đến bộ điều khiển, gây ảnh hưởng đến độ
chính xác của phép đo. Để khắc phục, phải bù trừ cho nó (offset trên bộ điều khiển)
2.1.3. Ưu – nhược điểm:
- Ưu điểm: Bền, đo được nhiệt độ cao
- Nhược điểm: Nhiều yếu tố ảnh hưởng, làm sai số. Độ nhạy không cao.
2.1.4. Lưu ý khi sử dụng
- Từ những yếu tố trên, khi sử dụng loại cảm biến này, không nên nối thêm dây (vì tín
hiệu cho ra là mV nên nếu nối dây sẽ làm tín hiệu hao hụt rất nhiều). Sợi dây của cảm
biến nên thông thoáng.
- Thực hiện việc cài đặt giá trị bù nhiệt (offset) để bù lại tổn thất mất mát trên đường
dây. Giá trị offset lớn hay nhỏ tùy thuộc vào độ dài, chất liệu dây và môi trường lắp
đặt.
- Không để dầu dây nối của cặp nhiệt diện tiếp xúc với môi trường đo.
- Vì tín hiệu cho ra là điện áp (có cực âm và cực dương) do vậy cần chú ý kí hiệu để
lắp đặt vào bộ khuếch đại cho đúng.
2.1.5. Ứng dụng:
- Trong lò nhiệt, môi trường khắc nghiệt, đo nhiệt nhớt máy nén
- Tầm đo: -100 – 1400oC.
2.2. Nhiệt điện trở (RTD – resitance temperature detector)
2.2.1. Nguyên lý:
- Khi nhiệt độ thay đổi điện trở giữa hai đầu dây kim loại này sẽ thay đổi, và tùy vào
chất liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong một khoảng nhiệt độ nhất định.
2.2.2. Cấu tạo
- Gồm một dây kim loại làm từ đồng, miken, platium… được quấn theo hình dáng của
đầu to.
2.2.3. Ưu – nhược điểm
- Ưu điểm: Độ chính xác cao hơn cặp nhiệt điện, dễ sử dụng hơn, chiều dài dây không
hạn chế
-

You might also like