Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA XÃ HỘI – TRUYỀN THÔNG


BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC
---00---

BÀI THUYẾT TRÌNH

MÔN: CÁC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SÔNG

ĐỀ TÀI: GIÁ TRỊ SỐNG ĐOÀN KẾT

Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Huyền 191A260004

Hoàng Vũ Bình 191A100009

Giảng viên: Ts. Nguyễn Hữu Long

TP. HCM, tháng 6 /2022


NHẬN XÉT
……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Ts. Nguyễn Hữu Long


GIÁ TRỊ ĐOÀN KẾT
1. Mở đầu, khái niệm tác và phân tích giá trị Đoàn kết.
1.1 Mở đầu

Từ xưa tới nay dân tộc ta đã luôn đồng lòng để cùng nhau chiến thắng tất cả kẻ
thù xâm lược và phát triển đất nước. Cũng chính từ sự đoàn kết đó mà đất nước ta có
thể phát triển hưng thịnh như hiện nay sánh vai cùng các cường quốc hưng thịnh khác
để nhắc nhở con cháu có thể phát huy tinh thần này ông cha ta cũng có rất nhiều câu ca
dao tục ngữ, bài thơ nói về đoàn kết rất hay như:

Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ta

Luôn luôn thân thiết với muôn nhà

Động viên, đoàn kết toàn dân tộc

Đánh đuổi xâm lăng giữ nước nhà.

Sức mạnh toàn dân tăng gấp bội

Tiềm năng cả nước được thăng hoa

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”

Trong xã hội của chúng ta, mỗi cá nhân con người đều là một tế bào quan trọng
cấu thành nên xã hội, giữa con người với con người luôn có mối quan hệ gắn bó mật
thiết với nhau và chúng ta phải biết vận dụng mối quan hệ ấy một cách hiệu quả nhất
để mang lại lợi ích. Tinh thần đoàn kết trong xã hội con người là một trong những cách
để con người tồn tại, đối với dân tộc Việt Nam, đoàn kết đã trở thành một truyền thống
quý báu, luôn được gìn giữ và phát huy trong mọi hoàn cảnh lịch sử. Vậy để hiểu đoàn
kết là gì ? Các phương pháp, các kỹ năng để giúp chúng ta đoàn có hiệu quả thì xin
mời các bạn cùng nhóm 9 – nhóm giá trị Đoàn kết tìm hiểu những nội dung dưới đây.

1.2 Khái niệm


- Đoàn kết là sự gắn bó bền chặt giữa nhiều cá nhân với nhau trong một tập
thể, một công ty, một tổ chức.
- Đoàn kết là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp
khó khăn, là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh
lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung.
- Đoàn kết là sự kết hợp, chung tay góp sức để tạo thành một khối thống nhất,
sự thống nhất bao gồm cả tư tưởng và hành động hướng đến một mục đích
chung, mục đích đó phục vụ chính lợi ích của khối đoàn kết.
1.3 Phân tích

Dân tộc Việt Nam chúng ta lấy tinh thần đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp từ
bao đời nay, từ thời chiến đến thời bình tinh thần đoàn kết của dân tộc ta luôn được
phát huy. Lịch sử dân tộc đã chứng minh rất rõ tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, bất
cứ khi nào đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể nhân dân đều trên dưới một lòng,
đoàn kết đồng lòng quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước. Chẳng cần ai phải nhắc nhở
ai, tự mỗi con dân Việt Nam ý thức được dòng máu đồng bào của mình, ý thức được
nền độc lập tự do và bờ cõi của dân tộc, từ đó đoàn kết lại với nhau cùng đánh đuổi
quân xâm lược. Có người ở chiến trường, có người ở hậu phương, có người tham gia
đánh chiến có người lại làm tình báo, mỗi người tuy có nhiệm vụ khác nhau nhưng
chung một lý tưởng cách mạng, chung một ý chí cứu nước. Chính nhờ tinh thần đoàn
kết đó, dân tộc ta đã trải qua không biết bao nhiêu trận chiến, có được nền độc lập hòa
bình và tự do như hôm nay.

Khi sống trong hòa bình, dân tộc ta vẫn không đánh mất hay lãng quên đi tinh
thần đoàn kết ấy, trước đây là đoàn kết đấu tranh còn giờ đây là đoàn kết để xây dựng
và phát triển, bảo vệ đất nước trước những thế lực thù địch nhăm nhe. Toàn dân cùng
nhau tăng gia sản xuất, cùng giúp nhau xây dựng đời sống xã hội văn minh tốt đẹp,
tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, ví dụ như phát động chiến
dịch “Hướng về miền Trung” – cùng chung tay khắc phục thảm họa sau lũ lụt cùng
đồng bào miền Trung, chiến dịch “Giải cứu dưa hấu”, giúp đỡ bà con nông dân khi
cơn lũ kéo theo mùa màng trôi đi. Sự đoàn kết còn thể hiện trong sự thống nhất đi theo
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tin tưởng và quyết tâm chống lại mọi
âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe nhiều về
câu nói “Ở đâu có đoàn kết, ở đó có thành công”, đó chính là lời khẳng định về vai trò
và sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Hay câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Sự đoàn kết giúp cho chúng ta có thêm nhiều nguồn sức mạnh khác nhau vượt
qua khó khăn dễ dàng hơn, mỗi cá nhân có mặt mạnh khác nhau nhưng chưa toàn diện,
mà tổng hợp những mặt mạnh đó tạo nên tập thể có sức mạnh toàn diện, từ đó sẽ dẫn
đến thành công. Cá nhân dù có hoàn hảo và toàn diện đến đâu nhưng thiếu sự đoàn kết
sẽ khó đạt được mục đích. Chính vì vậy, chúng ta phải biết đoàn kết với nhau, phải
biết hy sinh vì nhau hướng tới lợi ích chung nhất. Sự cảm thông, chia sẻ và quan tâm
lẫn nhau là mấu chốt gây dựng tinh thần đoàn kết. Bên cạnh đó, chúng ta phải tích cực
lên án, phê phán những thành phần sống ích kỷ, không có tinh thần đoàn kết, chỉ quan
tâm đến lợi ích riêng mà bỏ qua lợi ích chung.

2. Các biểu hiện của giá trị đoàn kết

Tôn trọng mục đích, mục tiêu chung của một tập thể

Việc hình thành một tập thể hay một nhóm người đều có những mục đích hoặc mục
tiêu nhất định. Những mục tiêu của một tập thể cũng là mục tiêu chung của từng cá
nhân trong tập thể đó. Việc gia nhập một tập thể có thể giúp cá nhân đạt được mục tiêu
của mình một cách dễ dàng hơn và có thể hưởng các lợi ích mà tập thể mang lại cho
họ.

Tuy nhiên, mục tiêu của mỗi người chúng ta không phải là một hằng số, có thể qua
từng giai đoạn thời gian khác nhau mà mục tiêu của chúng ta sẽ có sự thay đổi. Vì vậy,
khi vẫn còn ở trong một tập thể với những mục tiêu được đặt ra lúc ban đầu, chúng ta
phải có sự tuân thủ, tôn trọng những mục tiêu ấy để tập thể ấy có thể đạt được mục
đích chung.

Tôn trọng các thành viên trong tập thể


Mỗi người trong một tập thể là một cá nhân với các đặc điểm, suy nghĩ, tính cách
riêng biệt. Bởi vì vậy mà khi cùng nhau gộp lại thành một nhóm để đạt được mục đích
chung chắc chắn sẽ xảy ra những mâu thuẫn về suy nghĩ, ý tưởng hoặc cách thức để
đạt mục tiêu. Nếu như cái tôi của các cá nhân quá lớn, ai cũng cho rằng mình đúng và
không tôn trọng ý kiến, suy nghĩ của các thành viên còn lại thì sẽ gây ra các mâu thuẫn
gay gắt được thể hiện ra bên ngoài và từ đó tập thể ấy sẽ mất tính đoàn kết không thể
tiếp tục duy trì.

Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ trong tập thể

Mỗi người trong một tập thể đều có những nhiệm vụ, chức năng khác nhau. Để một
hệ thống hoạt động trơn tru thì mỗi cá nhân đều phải hoàn thành tốt vai trò, chức năng
của mình. Tuy nhiên, mỗi vai trò và chức năng của cá nhân trong tập thể đôi khi sẽ
không đồng đều. Vì vậy, khi có tinh thần trách nhiệm cao với vai trò và chức năng của
mỗi cá nhân thì sẽ giảm thiểu khả năng xảy ra mâu thuẫn gây mất đoàn kết, đồng thời
tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân cũng xây dựng một tập thể ngày càng tốt lên.

Sự động viên, khích lệ giữa các thành viên trong tập thể

Sự khích lệ, động viên được xem là món quà ý nghĩa, đôi khi có tác động, ảnh
hưởng đến cả đời người. Có người dám tiến lên phía trước đương đầu với những khó
khăn, dám can đảm làm lại từ đầu khi thất bại, dám kiên trì theo đuổi ước mơ, một
phần cũng nhờ vào những lời động viên, khích lệ từ những người xung quanh. Ai đó
đã rất đúng khi nói rằng, chính sự động viên, khích lệ đã tiếp sức cho những người mệt
mỏi, mở lối cho người đang phân vân và rọi đèn cho ai đang lần mò trong bóng tối.

Trong một tập thể, đôi lúc một số cá nhân cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức hay cảm thấy
mình quá khó khăn để làm tròn nhiệm vụ, chức năng của mình thì sự khích lệ, động
viên đúng lúc sẽ làm cho họ có thêm động lực để cố gắng, để hoàn thành công việc
được giao. Và sự khích lệ, động viên giữa các thành viên trong một tập thể sẽ giúp tập
thể ấy có thêm nhiều sức mạnh và gắn bó với nhau hơn, xây dựng nên một tập thể
đoàn kết hơn.

Tinh thần tương thân, tương ái

Tương thân tương ái: là tình yêu thương giữa con người với con người, sự sẵn sàng
đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng
hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết. Tương thân tương ái là một trong
những tình cảm, hành động cao đẹp của con người mà mỗi chúng ta cần có để giúp
cho xã hội phát triển bền vững, tốt đẹp hơn

Luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn, hoạn nạn mà không
mưu cầu lợi ích cho bản thân. Sống chan hòa, yêu thương với mọi người xung quanh,
cho đi mà không cần mong nhận lại. Bỏ qua cái tôi cá nhân, hướng đến lợi ích chung
của mọi người, biết bỏ qua tư lợi cá nhân để phát triển tốt đẹp cái chung. Đoàn kết với
mọi người, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung, biết hành động vì cộng
đồng.

Khi chúng ta sống với tinh thần tương thân tương ái thì không chỉ người được
chúng ta giúp đỡ trở nên tốt hơn mà chính bản thân ta cũng trở nên tốt hơn, vui vẻ hơn.
Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống
của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.

Tuân thủ quy định, nội quy chung của tập thể

Trong một tổ chức hay một tập thể dù lớn hay nhỏ đều có những quy định chung
mà các thành viên trong tập thể đó phải tuân theo. Những quy định ấy được lập ra để
đảm bảo sự hoạt động trơn tru của một tập thể và trước khi gia nhập tập thể ấy chúng
ta đều được biết về nội dung các quy định có sẵn. Nếu như chúng ta không tuân thủ
các quy định trong một tập thể, điều đó sẽ làm cho tập thể ấy trở nên lộn xộn, không
có tổ chức và gây ra sự mất đoàn kết.

3. Các kỹ năng cần có cho giá trị đoàn kết

Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có kĩ năng
lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý
kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt,
nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí
trong quá trình giao tiếp.

Người có kĩ năng lắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôn trọng và
quan tâm đến ý kiến của người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp, thương lượng và
hợp tác của họ hiệu quả hơn. Lắng nghe tích cực cũng góp phần giải quyết mâu thuẫn
một cách hài hòa và xây dựng. Kĩ năng lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các
kĩ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là cách thức truyền đạt thông tin của con người với nhau. Vì vậy, đây là
kỹ năng mà mỗi người chúng ta đều sử dụng rất nhiều. Kĩ năng giao tiếp là khả năng
có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ
thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến
người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy
nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn
cần thiết.

Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh
cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng
không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp chúng ta có mối quan
hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành
viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta, đồng thời biết cách xây
dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui
cuộc sống. Kĩ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây
dựng.

Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm
thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiếm soát
cảm xúc. Người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợi của những
người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở cùng với những người khác trong
một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác quan tâm và giúp họ có
thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng.

Vì vậy, kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu để giúp một tập thể trở
nên đoàn kết hơn và việc giao tiếp tốt trong một tập thể cũng thể hiện sự đoàn kết của
một tập thể đó.

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn


Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều
người về một vấn đề nào đó. Trong một tập thể lớn hoặc một nhóm người, mâu thuẫn
là điều chắc chắn sẽ xảy ra với những mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Mâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng thường bắt nguồn từ sự khác nhau về
quan điểm, chính kiến, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa,…Mâu thuẫn thường có
ảnh hưởng tiêu cực tới những mối quan hệ của các bên.

Có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn. Mỗi người sẽ có cách giải quyết mâu thuẫn
riêng tùy thuộc vào vốn hiểu biết, quan niệm, văn hóa và cách ứng xử cũng như khả
năng phân tích tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn.

Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân
nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không
dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan
hệ giữa các bên một cách hòa bình.

Yêu cầu trước hết của kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là phải luôn kiềm chế cảm xúc,
tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân
nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

Kỹ năng hợp tác

Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc,
một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia
sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiêu quả với những thành viên khác
trong nhóm.

Biểu hiện của người có kĩ năng hợp tác:

- Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tôn trọng những
quyết định chung, những điều đã cam kết.
- Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các thành
viên khác trong nhóm.
- Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Đồng thời
biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong
nhóm.
- Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ
đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong
quá trình hoạt động.
- Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc
để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.
- Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm, về những sản
phẩm do nhóm tạo ra.

Có kĩ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng đối với người công dân trong một xã hội
hiện đại, bởi vì:

- Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công
việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh
thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn
cho công việc chung.
- Trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc
vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một cái chi tiết của một cỗ máy
lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ.
- Kĩ năng hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hòa và tránh xung đột trong quan hệ
với người khác.

Để có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cần vận dụng tốt nhiều KNS khác như: tự
nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, ra
quyết định, giải quyết mâu thuẫn, kiên định, ứng phó với căng thẳng…

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong
một tình hống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với
người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một các phù
hợp. Kĩ năng xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc , kiềm chế
cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lí cảm xúc. Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ
góp phần giảm căng thẳng giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết
mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải
quyết vấn đề tốt hơn.
Kĩ năng quản lý cảm xúc cần sự kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng xử
với người khác và kĩ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời góp phần củng cố các kĩ
năng này.

4. Phương pháp giáo dục giá trị sống đoàn kết

4.1. Phương pháp sử dụng các phương tiện truyền thông

Qua bối cảnh đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua. Chúng ta cũng đã thấy sự đoàn
kết của toàn dân cả nước được chia sẻ qua các trang báo điện tử chính thống, trên các
kênh tin tức, thời sự của các nhà đài Việt Nam. Những hình ảnh như một số tổ chức
tình nguyện phân phát lương thực, rau củ cho người dân, hình ảnh bộ đội đi chợ giúp
dân trong thời gian giãn cách xã hội hay các lực lượng lao động khác nhau ra sức hỗ
trợ lực lượng y tế trong việc kiểm soát dịch bệnh… được lan truyền mạnh mẽ qua các
phương tiện truyền thông. Sự lan truyền rộng rãi những hình ảnh ấy có hiệu quả lớn
trong việc góp phần nâng cao tính đoàn kết dân tộc, là yếu tố quan trọng để nước giúp
ta có thể vượt qua đại dịch này.

4.2. Các trò chơi team building

Trò chơi xây tháp người

Cách thức:
Một tập thể có thể chia thành nhiều đội khác nhau, mỗi đội chơi gồm 10-15 người.
Trong một khoảng thời gian nhất định, có thể dùng mọi cách thức, nhóm nào có thể
xếp thành một tháp người cao nhất thì nhóm đó sẽ dành chiến thắng.

Mục đích:

- Giúp mọi người trong nhóm có thể thảo luận và thống nhất về cách xây tháp
của nhóm mình.
- Giúp mọi người nhận ra nếu tuân theo sự thống nhất mà tập thể đã đặt ra thì sẽ
giúp tập thể đó càng vững mạnh.

Trò chơi Chèo cạn

Cách thức:

- Số lượng người chơi: càng nhiều càng tốt, chia thành các đội có số người bằng
nhau
- Luật chơi: các thành viên trong đội ngồi thành hàng dọc, người ngồi sau gác
chân lên đùi người phía trước. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu các thành viên trong
đội sẽ cố gắng chống tay để cả hàng cùng di chuyển về phía trước. Đội nào đứt
phải trở lại điểm xuất phát. Đội nào người cuối cùng của hàng chèo về đích
trước. Đội đó là đội chiến thắng

Mục đích:

- Giúp người chơi học cách phối hợp nhịp nhàng với nhau khi làm việc nhóm.
- Giúp người chơi biết cách tuân thủ sự chỉ đạo của một người lãnh đạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://luatduonggia.vn/doan-ket-la-gi-nghi-luan-ve-suc-manh-
cua-tinh-than-doan-ket/
2. https://fastwinner.vn/doan-ket-la-gi.html
3. https://luathoangphi.vn/doan-ket-la-gi-vai-tro-cua-doan-ket/
4. https://thptsoctrang.edu.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-tinh-than-doan-
ket/
5. http://thptlynhantong.bacninh.edu.vn/tin-tuc-thong-bao/ky-nang-song/21-
noi-dung-giao-duc-ky-nang-song

You might also like