Triết Hoc

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Họ và tên: Trần Thúy Liễu

Ngày tháng năm sinh: 26/03/2003

Mã sinh viên: 2155360023

Số điện thoại: 0962867854

Câu hỏi: Vận dụng kiến thức triết học đã học , anh ( chị ) hãy giải thích vì sao
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ hiện thực khách quan ?
Lấy 1 ví dụ trong thực tế và phân tích ví dụ đó để chứng minh cho lời giải thích
của anh ( chị )?

Bài làm

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử -xã hội
của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Khác với các hoạt động khác hoạt động thực tiễn là hoạt động mà con người
sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi
chúng theo mục đích của mình. Đó là hoạt động đặc trưng và bản chất của con người.
Hoạt động thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất mang tính sáng tạo, có mục
đích và tính lịch sử - xã hội.

Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thếgiới
khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri
thức về thế giới khách quan đó.

Quan niệm trên đây về nhận thức xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con
người và con người có thể nhận thức được thế giới khách quan ấy.
Hai là, thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan;
coi nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người.

Ba là, khẳng định sự phản ánh là quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và
sáng tạo và đi từ thấp đến cao (chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, chưa toàn
diện sâu sắc đến toàn diện sâu sắc...)

Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đíchcủa nhận
thức và là tiêu chuẩn chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.

Thực tiễn là cơ sở và mục đích của nhận thức.

Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức, đề ra nhu cầu, nhiệm vụ,
cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức.

Hoạt động thực tiễn của con người nhằm biến đổi tự nhiên và xã hội của con
người làm cho các đối tượng tự nhiên và xã hội bộc lộ ra những thuộc tính, những
mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức,
giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động của thế giới, trên
cơ sở đó mà hình thành các lý thuyết khoa học.

Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nhận thức không phải để nhận thức mà
để phục vụ cho hoạt động thực tiễn cải biến tự nhiên và xã hội.

Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của nhận thức.
Thực tiễn đề ra mục đích và nhu cầu cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức phát triển.
Thực tiễn làm nảy sinh mâu thuẫn, đòi hỏi phải phát triển nhận thức mới giải quyết
được. Nhờ có hoạt động thực tiễn mà con người chế tạo những phương tiện kỹ thuật
sử dụng trong nhận thức khoa học.

Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm tính chân lý trong quá trình phát triển
nhận thức. Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận
thức đồng thời thực tiễn không ngừng bổ sung, hoàn thiện, điều chỉnh, sửa chữa,
hoàn chỉnh và phát triển nhận thức.

Tính thống nhất biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức: được thể hiện ở chỗ
thực tiễn là xuất phát điểm của nhận thức, quyết định sự hình thành và phát triển của
nhận thức, là nơi thể nghiệm và kiểm nghiệm tính đúng đắn của nhận thức; ngược
lại nhận thức, nhất là nhận thức lý luận, nhận thức khoa học khi nó phản ánh đúng
bản chất và quy luật vận động của sự vật, hiện tượng có thể giúp con người thông
qua nhận thức của mình mà xác định các biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát
triển của thực tiễn.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán
triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ
thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Nghiên cứu
lý luận phải liên hệ với thực tiễn, tránh bệnh giáo điều, duy ý chí, quan liêu nhưng
đồng thời cũng không được tuyệt đối hóa thực tiễn để rơi vào chủ nghĩa thực dụng
và kinh nghiệm chủ nghĩa. Nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn với lý luận phải là
nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận. Lý luận không có
thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định chân lý của nó là lý luận suông, ngược
lại thực tiễn không có lý luận khoa học soi sáng sẽ trở thành thực tiễn mù quáng.

+ Nhận thức: Là một khả năng tâm lý, suy nghĩ của con người nhìn nhận 1
sự vật, sự việc và rút ra tư tưởng đi theo chiều hướng tiến bộ thì gọi là nhận thức.
+ Thực tiễn: Là hiện thực bao gồm hiện tại và 1 phần trong tương lai gần về
dự đoán sự phát triển theo các chiều hướng khác nhau (cả xấu lẫn tốt) của sự vật, sự
việc, hiện tượng.
+ Hiện thực khách quan: Là quá trình vận động của các sự vật, sự việc, hiện
tượng trong thực tại được phản ánh vào tư tưởng của con người để từ đó hình thành
những cảm xúc, tri giác, nhận thức trong con người.

Khi con người nhìn nhận đúng về thực tại khách quan thì sẽ hình thành nhận
thức. Từ nhận thức đúng đắn, con người sẽ nhìn ra được thực tiễn của thực tại khách
quan sẽ trở nên như thế nào, sẽ phát triển theo chiều hướng nào trong thực tại và
tương lai gần.

=> Vậy nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ hiện
thực khách quan.

Ví dụ: Là một nhân viên bán hàng tại Công ty ABC, trong công việc em luôn phải
tôn trọng một thực tế là phải thực hiện đúng chính sách của Công ty. Công ty em có
chính sách phạt nhân viên khi đến muộn, thực tế em sẽ không thể tránh khỏi việc bị
phạt khi đi làm muộn. Quãng đường di chuyển từ nhà em tới Công ty là 3km cần ít
nhất 15 phút do đó trong viêc nhận thức của bản thân em luôn phải ý thức được điều
này. Quá rình nhận thức của bản thân luôn phải tuân thủ thực tế quãng đường di
chuyển để đưa ra quyết định thời gian xuất phát từ nhà tới nơi làm việc. Ta có thể
thấy yếu tố cấu thành thực tiễn là khách quan, trong trường hợp này thực tiễn là em
không thể di chuyển từ nhà tới công ty với quãng đường ngắn hơn 3km, do đó thực
tiễn mang tính khách quan và tôn trọng thực tế khách quan. Trong nhận thức em
luôn cần ý thức được việc nếu đến muộn sẽ không thể tránh khỏi thực tế là phải chịu
phạt theo chính sách của Công ty, do đó luôn phải nhận thức được quãng đường từ
nhà tới công ty là 3km và phải mất ít nhất 15 phút di chuyển. Nhận thức của bản
thân trong tình huống thức tế này, bản thân sẽ có quyết định giờ đi làm luôn trước ít
nhất 15 phút so với giờ vào làm việc tại Công ty. Thực tiễn cho thấy giờ đi làm bình
thường của bản thân luôn sớm hơn giờ vào làm của Công ty từ 20 phút trở lên điều
này thể hiện tính năng động chủ quan được phát huy. Tính năng động của bản thân
trong việc thực hiện chính sách giờ giấc của Công ty sẽ cố gắng đảm bảo và có thời
gian dự trù cho các tình huống sảy ra trong quá trình di chuyển từ nhà tới Công ty.
Do đó có thể thấy trong hoạt động nhận thức và thực tế luôn cần tôn trọng thực tế
khách quan, tuy nhiên thực tế khách quan không thể thích ứng được với mọi người
nên mỗi chủ thể cần phát huy tính năng động chủ quan để cải tạo thực tế khách quan,
giúp thực tế phù hợp với mỗi chủ thể.

You might also like