Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 13

PHƯƠNG PHÁP KHÁM VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU

CHẤN THƯƠNG VÙNG HÀM MẶT

Chấn thương vùng hàm mặt là cấp cứu ngoại khoa thường gặp do nhiều
nguyên nhân. Trước một trường hợp chấn thương vùng hàm mặt người thầy thuốc
cần phải bình tĩnh, khám xét tỉ mỉ, toàn diện, khẩn trương, không bỏ sót các tổn
thương đặc biệt là các tổn thương kết hợp và có thái độ cấp cứu kịp thời để cứu
sống người bệnh.
1. KHÁM BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT
1.1. Khám toàn thân
Hỏi bệnh nhân (nếu BN tỉnh) hoặc ngườí nhà (nếu BN hôn mê) về nguyên
nhân, thời gian bị chấn thương và ý thức của bệnh nhân sau khi bị chấn thương.
Thăm khám toàn diện tình trạng toàn thân, chú ý đánh giá một cách nhanh
chóng xem bệnh nhân có những dấu hiệu nguy hiểm đe dọa đến tính mạng hay
không như: Tình trạng ngạt thở, tình trạng mất máu nặng, tình trạng sốc chấn
thương. Phát hiện những tổn thương kết hợp: chấn thương sọ não, chấn thương
bụng, cột sống cổ, lồng ngực, hệ xương khớp…. Khi phát hiện có những dấu hiệu
nguy hiểm hay chấn thương sọ não, chấn thương ngực, bụng hay gãy xương lớn đe
dọa đến tính mạng người bệnh cần có biện pháp cấp cứu kịp thời và sau khi bệnh
nhân ổn định mới được phép xử trí chấn thương hàm mặt.
1.2. Khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt
1.2.1. Hỏi bệnh
- Phát hiện những rối loạn chức năng:
+ Đau khi vận động hàm dưới (há, ngậm miệng, nhai...)
+ Hạn chế hoặc không thể vận đông được hàm dưới (do đau, do sưng nề,do
di lệch khớp cắn).
+ Tắc ngạt mũi: Do chấn thương gãy xương phù nề, do máu đọng...
+ Mắt nhìn mờ, song thị, mù hoàn toàn (do gãy xương ổ mắt gây di lệch trục
nhãn cầu hay chèn ép dây thần kinh thị giác).

1
- Phát hiện điểm đau chói cố định tương ứng điểm gãy xương.
1.2.2. Khám ngoài
- Nhìn:
+ Đánh giá tình trạng cân đối của khuôn mặt, phát hiện những biến đổi cục
bộ vùng gò má, vùng 2 bên hàm dưới, vùng sống mũi. Hiện tượng biến dạng cục
bộ này dễ nhận ra khi BN đến sớm, khi đến muộn mặt phù nề nhiều khó đánh giá.
+ Những vết thương ngoài da (vị trí, kích thước, hình thái ).
+ Vết bầm tím ngoài da, củng mạc. Những dấu hiệu bầm tím nhiều phần
mềm thường biểu hiện sự tổn thương xương bên dưới.
- Sờ nắn:
+ Nhằm phát hiện điểm đau chói, dấu hiệu gờ bậc thang, lạo xạo xương gãy,
vùng khuyết xương. Khi sờ nắn cần nhẹ nhàng và sờ đối xứng 2 bên.
+ Vị trí sờ: Vùng hốc mắt, sống mũi, vùng thái dương và mỏm tiếp, vùng bờ
dưới xương hàm dưới. Đặt 2 đầu ngón tay trước lỗ tai, đồng thời bảo bệnh nhân há
ngậm miệng để đánh giá sự chuyển động của lồi cầu xương hàm dưới.
1.2.3. Khám trong miệng
- Đánh giá mức độ há miệng (bình thường miệng há 4-5cm), vận động
xương hàm dưới.
- Quan sát tình trạng niêm mạc môi, lợi tiền đình, niêm mạc vòm khẩu cái.
- Khám cung răng:
+ Đánh giá tình trạng các răng: gãy, mẻ (hở tuỷ hay không), lung lay.
+ Khớp cắn: Sai lệch khớp cắn? khớp cắn hai thì (Khớp cắn 2 thì tức là: lần
kiểm tra đầu tiên khớp cắn có lệch, sau kiểm tra bệnh nhân vài lần há ngậm miệng,
BN tự điều chỉnh dần thì khớp cắn lại vào đúng vị trí).
+ Dấu hiệu di động bất thường: hướng dẫn bệnh nhân nhai 2 hàm sẽ thấy sự
di động bất thường qua kẽ răng hay của cả cung răng. Có thể lắc nhẹ xương hàm
trên để tìm sự di động toàn bộ hay một phần cung răng hàm.
1.3. Các thế chụp Xquang thường dùng để chẩn đoán

2
- Thế mặt thẳng: Cho phép nhìn toàn cảnh xương hàm dưới (có thể thấy gãy
vùng góc hàm, vùng cằm,cổ lồi cầu thấp); Thấy tổn thương trong gãy Le fort II,
gãy di lệch xương gò má.
- Thế mặt nghiêng: Thấy đường gãy vùng ngành ngang xương hàm dưới,
góc hàm, ngành lên, xương chính mũi.
- Thế chếch P- T: Thấy tổn thương vùng ngành ngang.
- Thế Blondeau: Thấy tổn thương quanh ổ mắt, xoang hàm, xoang trán,
xương hàm trên, xương gò má.
- Thế Hirtz: Đường gãy xương gò má-cung tiếp, đường gãy dọc xương hàm
trên- xương khẩu cái.
- Thế Panorama: Thấy hình ảnh tổn thương của toàn bộ xương hàm dưới,
mối tương qua của 2 cung răng.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT.Scanner): Tuỳ theo yêu cầu có thể cắt theo 2 thế
khác nhau (coronal, axial), có thể dựng ảnh 3D thấy tổn thương khá chi tiết hình
ảnh tổn thương xương sọ, tụ máu nội sọ, gãy xương hàm mặt.
2. NHỮNG CẤP CỨU KHẨN CẤP CÓ THỂ XẢY RA TRONG CHẤN
THƯƠNG VÙNG HÀM MẶT
2.1. Ngạt thở: Là biến chứng dẫn đến tử vong nhanh nhất, cần xử trí cấp cứunhanh
chóng để khai thông đường thở.
Quan sát tình trạng da, sự co kéo của lồng ngực và các cơ hô hấp, đếm tần số
nhịp thở để đánh giá tình trạng hô hấp.
Nguyên nhân gây ngạt thở:
- Tụt lưỡi ra sau che kín ngã ba thanh môn, gặp trong:
+ Gãy xương hàm dưới 2 bên cằm có di lệch mảnh gãy ra sau.
+ Gãy nát vùng cằm kèm theo vết thương phần mềm sàn miệng.
+ Bệnh nhân hôn mê do CTSN.
- Do phù nề gốc lưỡi và sàn miệng
- Do xương gãy di lệch nhiều, đặc biệt là gãy xương hàm dưới 2 bên làm
mất chức năng nâng đỡ của xương hàm dưới.
3
- Do dị tật đường hô hấp: Răng gãy, máu và nước bọt làm tắc đường hô hấp.
- Chấn thương kết hợp: Tràn khí, tràn máu màng phổi...
Biểu hiện lâm sàng:
- Da, môi tím tái; nhịp thở tăng có thể có cơn ngừng thở;
- Co kéo các cơ hô hấp
- Tiếng thở khò khè, thở rít, thở ngáy
- Thần kinh kích thích vật vã, có thể li bì, hôn mê.
Xử trí:
- Chú ý tư thế người bệnh: bệnh nhân cần được nằm nghiêng để tránh lưỡi
tụt ra sau hay máu và dịch nước bọt tràn vào đường thở.
- Khai thông đường thở và cung cấp oxy: Nhanh chóng mở miệng, nâng
cằm, đẩy hàm ra trước, kéo lưỡi, hút dịch, lau và lấy máu cục, máu đọng, lấy dị vật
để đảm bảo không khí khẩn cấp. Nếu thấy có cản trở ở lỗ mũi sau có thể luồn ngón
tay vào sau vòm miệng mềm kéo xương khẩu cái ra trước đủ để ống hút đi qua
được. Trong trường hợp hút dịch, lấy dị vật không đạt kết quả, nhất là trong đường
thở có dịch mà BN lại đang trong tình trạng hôn mê cần phải mở khí quản cấp cứu
khẩn cấp để vừa thông khí vừa hút dịch đường thở. Nếu có điều kiện nên đặt nội
khí quản thông khí và hút dịch, khi cần có thể chủ động cho hô hấp có điều khiển
(thở máy hay bóp bóng). Trong quá trình cấp cứu cần lưu ý bảo vệ cột sống cổ.
2.2. Cấp cứu chảy máu
Khi có tụt huyết áp sau chấn thương phải nghĩ ngay đến nguyên nhân chảy
máu, trước khi nghĩ đến các nguyên nhân khác. Cần đánh giá nhanh và chính xác
tình trạng huyết động. Những yếu tố cơ bản để đánh giá trong giây lát: tình trạng
tri giác, màu sắc da, mạch.
Nguyên nhân:
- Trong chấn thương hàm mặt, chảy máu có thể do vết thương phần mềm
đứt rách mạch máu lớn, gãy xương dập nát nhiều.

4
- Chấn thương kết hợp: Vỡ tạng đặc (gan, lách..), đặc biệt kết hợp tổn
thương vỡ dập nền sọ trước và nền sọ giữa gây chảy máu vào xoang hàm, xuống
thành họng sau hoặc ra tai ngoài.
Biểu hiện lâm sàng mất máu:
Tùy theo mức độ mất máu có các biểu hiện lâm sàng khác nhau:
Người ta chia 4 độ mất máu:
Độ I - Mất 15% khối lượng tuần hoàn. Không có triệu chứng nổi bật, cơ thể
có thể bù lại trong vòng 24h. Chỉ cần truyền dịch là ổn định được.
Độ II - Mất 15-30% khối lượng tuần hoàn. Biểu hiện mạch tăng > 100 lần/p,
thở nhanh, HA kẹt, người bệnh căng thẳng, hốt hoảng, da xanh niêm mạc nhợt,
nước tiểu ít 20-30 ml/h (Bt 0,5 ml/kg thể trọng/h). Ngoài bù dịch cần truyền máu
mới ổn định được.
Độ III - Mất 30-40% khối lượng tuần hoàn. Triệu chứng điển hình: mạch
nhanh, HA tụt, thở nhanh, rối loạn ý thức, da, niêm mạc nhợt nhạt. Cần truyền máu
cấp cứu.
Độ IV - Mất > 40% khối lượng tuần hoàn. Mất máu ồ ạt đe dọa tính
mạng BN. Biểu hiện mạch nhanh, HA tụt và kẹt, vô niệu, người bệnh bất tỉnh,
da xanh tái và lạnh. Cần truyền máu khẩn cấp và phẫu thuật cầm máu ngay.
Xử trí:
- Cầm máu tại chỗ:
+ Đối với trường hợp do vết thương phần mềm tùy theo mức độ chảy máu,
có thể tiến hành từ đơn giản như kẹp mạch, khâu cầm máu, băng ép, khi tổn
thương mạch máu có thể thắt động mạch chọn lọc, nếu không kết quả có thể thắt
động mạch cảnh ngoài.
+ Nếu chảy máu do gãy xương cần bất động tốt, tránh làm di lệch thứ phát
hoặc phẫu thuật cầm máu xương gãy và nắn chỉnh kết xương. Nếu vỡ nền sọ máu
chảy vào họng cần đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản, chèn mèche vào mũi -
họng - miệng mới có hy vọng cầm máu tạm thời.

5
- Bồi phụ khối lượng tuần hoàn: Truyền dịch (Dd muối đẳng trương, Ringer
lactate), truyền máu cho bệnh nhân sau khi có hết quả xét nghiệm máu cấp cứu.
Chú ý: Người già khi mất máu khả năng tăng nhịp tim và thay đổi chỉ số
huyết áp thường không rõ ràng. Trẻ em có sự dự trữ sinh lý lớn nên ít có dấu hiệu
biểu hiện lâm sàng của mất máu, nhưng khi suy sụp sẽ rất nhanh và trầm trọng.
2.3. Phòng chống choáng (Shock chấn thương)
Sốc chấn thương là sự thiếu hụt tưới máu các cơ quan và oxy trong tổ chức
gây nên những rối loạn về chức năng.
Nguyên nhân: Sốc chấn thương chủ yếu là sốc mất thể tích, nhưng cũng có
thể là sốc tim, thần kinh. Trên bệnh nhân chấn thương hàm mặt có sốc thường có
những tổn thương kết hợp như: sọ não, gãy xương lớn hoặc vỡ tạng đặc.
Biều hiện lâm sàng: Da xanh tái, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tụt, nhịp
thở nhanh nông, trạng thái thần kinh thường kích thích vật vã hoặc li bì hôn mê.
Xử trí:
- Tư thế bệnh nhân nằm đầu thấp, đặt nơi thoáng khí.
- Cần đảm bảo thông khí và hô hấp tốt.
- Dùng thuốc giảm đau, an thần, thuốc cầm máu và các thuốc khác.
- Phòng chống chảy máu kết hợp với truyền dịch, truyền máu, để nâng và
duy trì huyết áp. Dịch truyền có thể là Dd muối đẳng trương, Ringer lactate. Liều
đầu tiên 1-2 lít cho người lớn; 20ml/kg cân nặng cho trẻ em. Tiếp theo tính công
thức truyền [3:1]- Nghĩa là mất 1ml máu truyền 3ml dịch.
Ví dụ: 1 BN nặng 70 kg mất máu độ III
Số lượng máu mất = 70 kg x 30% x 7% =1,47 lít máu ( Lượng máu
trong cơ thể chiếm 7% P, trẻ em 8-9% P)
Cần truyền = 1,47 x 3 = 4,41 lít dịch.

6
PHÂN LOẠI VÀ XỬ TRÍ
CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT

1. ĐẠI CƯƠNG
- Phần mềm vùng hàm mặt bao gồm: Da, tổ chức dưới da, cơ bám da, cơ
nhai, các tuyến nước bọt, thần kinh, mạch máu, lưỡi và niêm mạc khoang miệng.
Giới hạn phía trên là đường viền chân tóc, hai bên là tai, phía dưới là nếp lằn cổ
ngang xương móng. Tác giả Golleger – Ulloa chia vùng hàm mặt làm 8 phân vùng:
Vùng vành tai (1), vùng trán (2), vùng lông mày (3), vùng mi mắt (4), vùng mũi
(5), vùng má (6), vùng môi (7), vùng cằm (8), (Hình 1).

Hình 1: Phân chia các vùng ở mặt


- Da vùng hàm mặt chiếm 2% diện tích cơ thể, dưới có cơ bám da, nên vết
thương rách da thường có xu hướng toác rộng, co kéo làm thay đổi mốc giải phẫu
nên khi khâu cần chú ý những điểm mốc giải phẫu và khâu kỹ lớp cơ bám da bằng
chỉ tiêu chậm để tránh hiện tượng giãn sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Vùng hàm mặt có hệ thống mạch máu nuôi dưỡng phong phú, nhiều bạch
huyết nên vết thương phần mềm ít có nguy cơ nhiễm trùng, khả năng lành thương
cao. Có thể khâu kín vết thương kỳ đầu muộn nếu tình trạng toàn thân cho phép và
vết thương không hoại tử, dập nát nhiều.

7
- Có các tuyến nước bọt và ống tuyến (chú ý tuyến nước bọt mang tai) nên
khi tổn thương thường gây rò nước bọt kéo dài.
- Dây VII phân nhiều nhánh chạy dưới cơ bám da nên dễ tổn thương gây liệt
mặt.
2. PHÂN LOẠI
Có nhiều cách phân loại khác nhau:
- Theo vị trí tổn thương
- Theo hình thái tổn thương
- Theo mức độ, theo nguyên nhân
Với ngưới thầy thuốc lâm sàng thì cách phân loại theo hình thái tổn thương
hay được áp dụng vì nó giúp ích cho việc điều trị.
2.1. Vết thương sây sát: Là tổn thương xuất hiện trên bề mặt da khi có vật thô ráp
trà sát lên trên, kết quả tạo nên một tổn thương có trầy da, bề mặt rớm máu, đau rát
vì các đầu múp thần kinh bị tổn thương.
2.2. Vết thương đụng dập: Là tổn thương tụ máu trong tổ chức dưới da và hoặc
dưới niêm mạc mà không có rách da hoặc niêm mạc, gây nên bởi vật tù tạo nên
khối máu tụ (hematoma) hoặc một đám bầm tím.
2.3. Vết thương rách: Hay gặp nhất, do vật sắc nhọn gây nên. Vết rách có thể ở bề
mặt da, tổ chức dưới da, cơ, có thể tổn thương mạch máu thần kinh, ống tuyến
hoặc nhung mô tuyến nước bọt.
2.4. Vết thương thiếu hổng tổ chức: Là tổn thương đặc biệt gây thiếu hổng tổ
chức phần mềm hoặc cả xương.
2.5. Vết thương xuyên:Là loại vết thương do vật nhọn xuyên từ ngoài vào trong
khoang miệng hay xoang hàm.
2.6. Vết thương do hoả khí
- Vết thương xâm nhập: Có đường vào, không có đường ra. Vật gây
thương làmảnh đạn hoặc mảnh kim khí còn nằm trong vết thương.
- Vết thương xuyên thấu: Có đường vào và đường ra. Đường vào nhỏ,
đường ra to, dập đứt cả tổ chức.
8
2.7. Vết thương phức hợp phần mềm và xương: Loại vết thương này cả phần
mềm và xương đều bị tổn thương.
3. XỬ TRÍ
3.1. Toàn thân
Cần đánh giá một cách nhanh chóng tình trạng cấp cứu đe dọa đến tính
mạng người bênh và xử trí cấp cứu nếu có.
Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng, S.A.T chống uốn ván, giảm phùnề,
tiêu máu tụ, giảm đau và các sinh tố cần thiết, bồi phụ dịch điện giải tùytình trạng
của bệnh nhân.
3.2. Tại chỗ
3.2.1. Vết thương sây sát
- Rửa sạch bằng các dung dịch sát trùng như Betadin, nước oxy già 5V, nước
muối 0,9%.
- Lấy sạch các dị vật đặc biệt các dị vật màu bằng cách cọ rửa, dùng bơm tiêm
để phun rửa với áp lực mạnh.
- Bôi mỡ kháng sinh hoặc một dung dịnh kháng sinh lên vết sây sát.
3.2.2. Vết thương đụng dập
- Đa số không cần điều trị gì vì khối máu tụ thường tự tiêu đi.
- Nếu khối máu lớn, sau nhiều ngày không tiêu cần lấy bỏ bằng cách chích
rạch hay chọc hút bằng kim lớn sau đó băng ép thật chặt.
- Dùng giảm đau, giảm phù nề, tiêu máu tụ, kháng sinh khi cần thiết.
3.2.3. Vết thương rách
Cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Rửa sạch vết thương: Đây là bước quan trọng, có thể rửa sạch vết thương
bằng nước muối 0,9%, dung dịch Betadin, nước oxy già 3-5V, vết thương nhiều
dầu mỡ cần rửa sạch bằng xà phòng phẫu thuật.
- Cầm máu: Với điểm chảy máu nhỏ có thể kẹp cầm máu, đốt điện. Chảy
máu nhiều cần khâu cầm máu hay thắt mạch gây chảy máu. Chú ý không cầm máu
quá kỹ bằng dao điện gây khó lành thương và xơ hóa tổ chức.
9
- Cắt lọc tiết kiệm tổ chức: Chỉ cắt lọc tổ chức hoại tử, dập nát nhiều. Cắt lọc
nhiều sẽ thiếu tổ chức gây khó khăn cho quá trình đóng kín vết thương.
- Khâu vết thương: Khâu kín ngay kỳ đầu, hoặc khâu kì hai.
+ Vết thương sạch ít có nguy cơ nhiễm trùng có thể khâu đóng bất kể thời
gian nào. Vết thương nhiễm trùng cần điều trị toàn thân và chăm sóc tại chỗ vết
thương đến khi hết dấu hiệu nhiễm trùng và tại vết thương xuất hiện tổ chức hạt,
lúc đó ta tiến hành khâu vết thương gọi là khâu đóng thì 2.
+ Nguyên tắc khâu:
• Khâu từ sâu ra nông không để lại khoảng trống
• Thắt chỉ vừa đủ để áp miệng vết thương, áp nhẹ tổ chức không có sức
căng, không để mép da quặp xuống, thắt chỉ vừa chặt tay, thắt chỉ quá chặt sẽ để lại
vết sẹo hình chân rết.
• Trường hợp vết thương quá căng cần bóc tách rộng hai mép vết thương,
tách các diện bám của cơ bám da hay sử dụng các biện pháp tạo thành hình chữ Z,
vạt xoay, ghép da.
• Cần khâu kĩ lớp cơ bám da để sau liền sẹo không gây giãn sẹo.
- Dẫn lưu: Trường hợp vết thương sâu, dập nát nhiều dễ có nguy cơ nhiễm
trùng hay chảy máu cần đặt dẫu lưu. Có thể dùng lam cao su, ống dẫn lưu nhỏ. Rút
dẫn lưu sau 12 giờ hay 24 giờ.
- Băng: Có tác dụng bảo vệ, làm giảm phù nề, làm giảm căng đồng thời giữ
cố định vết thương. Trường hợp băng ẩm giúp kích thích tổ chức hạt phát triển tốt
hơn.
- Cắt chỉ vết thương: Vết thương diễn biến bình thường cắt chỉ sau 5
ngày. Vết thương nhiễm trùng cắt chỉ cách quãng để tháo dịch mủ.
3.2.4. Vết thương thiếu hổng tổ chức
- Vết thương thiếu hổng tổ chức nhỏ có thể bóc tách rộng 2 mép vết thương
và khâu đóng kín khuyết hổng.
- Vết thương thiếu hổng tổ chức lớn không thể khâu đóng kín bằng các biện
pháp thông thường, phải sử dụng các kỹ thuật tạo hình: vạt xoay, vạt dồn đẩy, vạt
10
xê dịch, ghép da ...
3.2.5. Vết thương xuyên
Khi khâu bao giờ cũng khâu trong niêm mạc trước, khâu kỹ không để nước
bọt thấm vào gây nhiễm trùng, khâu ngoài da sau.
3.2.6. Vết thương do hoả khí
- Các vết thương do hoả khí thường nặng, dập nát nhiều và khó đánh giá
được mức độ tổn thương ở phía dưới, vì vậy cần thăm khám tỉ mỉ xác định để đánh
giá hết được tổn thương. Chỉ điều trị tại chỗ khi mà các dấu hiệu toàn thân cho
phép.
- Làm sạch, cầm máu và cắt lọc, mở rộng các ngách và dây chằng, lấy bỏ
các dị vật tránh làm nát thêm tổ chức, khâu phục hồi tuỳ từng trường hợp.
3.2.7. Điều trị vết thương phức hợp phần mềm và xương
- Chỉ điều trị vết thương phần mềm sau khi đã cố định xương. Trường hợp
chưa phẫu thuật cố định xương sớm, có thể khâu tạm thời, sau đó đợi khi cố định
xương, mới tiếp tục điều trị phần mềm.
3.3. Xử trí những tổn thương ở một số vị trí đặc biệt
3.3.1. Vết thương tuyến nước bọt
- Tổn thương tuyến nước bọt hay gặp trong vết thương rách ở vùng má và
vùng dưới hàm. Tổn thương tuyến nước bọt đặc biệt là ống tuyến có thể gây rò
nước bọt ra ngoài da.
- Khi tổn thương nhung mô tuyến có thể được khâu đóng đúng các lớp giải
phẫu.
- Khi đứt ống tuyến (thường là ống Stenon): Phục hồi lại với mục đích là
dẫn nước bọt chảy và khoang miệng.
Cách 1: Tìm hai đầu ống đứt sau đó luồn một Catheter bằng chất dẻo vào 2
đầu ống tuyến bị đứt. Đầu phía tuyến cần đặt sâu để ống không bị tụt, đầu phía
ngoại vi cần đặt ống nhô ra ngoài lỗ stenon. Cố định ống không cho ống bị tụt ra
ngoài. Dùng chỉ nhỏ 5.0 hay 6.0 khâu nối tận- tận 2 đầu ống lại. Sau khâu kín vết
thương. Rút ống sau 1-2 tuần.
11
Cách 2 : Có thể đặt 1 dẫn lưu bằng ống cao su nhỏ (lam cao su) hay vạt niêm
mạc rộng 5mm, dài 20mm từ miệng vào vùng tổn thương tới nơi ống tuyến bị cắt.
Sau khâu đóng vết thương như theo lớp giải phẫu. Không khâu quá chặt vùng ống
dẫn lưu. Cố định ống dẫn lưu vào vùng niêm mạc không cho dẫn lưu tụt ra ngoài.
Dẫn lưu được rút ra sau 1-2 tuần.
- Tổn thương ống hay tuyến dưới hàm chỉ cần đặt một dẫn lưu vào miệng là
đủ.
Trong quá trình chăm sóc tại chỗ cần sát khuần kỹ miệng ống, theo dõi dẫn
lưu có bị tụt ra hay không, dịch nước bọt qua dẫn lưu. Ngoài các thuốc kháng sinh,
giảm đau, giảm phù nề, có thể dùng thuốc tăng tiết nước bọt như Piylocarpin 10%
cho 5-6 giọt/lần, 3 lần trước bữa ăn hay có thể ngậm chanh chua nhiều lần trong
ngày.
3.3.2. Vết thương mi mắt đơn thuần
- Mi mắt được coi như một màng chắn chuyển động để bảo vệ nhãn cầu phía
sau. Khi khâu phục hồi cần đạt hai mục tiêu thẩm mĩ và chức năng bảo vệ nhãn cầu
của mi mắt.
- Vết thương nằm ngang có thể khâu trực tiếp theo các lớp giải phẫu.
- Vết thương qua bờ tự do cần khâu 2 mép tổn khuyết ở vị trí bờ mi tự do, sự
di lệch của 2 mép này sẽ để lại sẹo biến dạng hình thể mi nghiêm trọng.
- Khi có vết thương mi mắt cần kiểm tra xem có tổn thương nhãn cầu, tuyến
lệ và ống tuyến của nó. Khi có tổn thương cần gửi chuyên khoa mắt để
kết hợp xử trí.
3.3.3. Vết thương đứt dây thần kinh VII
* Chẩn đoán:
- Dựa triệu chứng lâm sàng:
+ Vị trí vết thương.
+ Khám chức năng vận động các cơ bám da mặt.
+ So sánh bên lành, bên tổn thương.
- CLS: Điện thần kinh EMG để xác định vị trí và mức độ tổn thương.
12
* Xử trí:
- Bộc lộ hai đầu dây thần kinh tổn thương
- Bóc tách bao ngoài và bó sợi thần kinh. Khâu bó sợi tận bằng chỉ 8/0 – 9/0.
Thường tiến hành dưới kính hiển vi phẫu thuật.
3.3.4. Vết thương lông mày: Cần lấy mốc chính xác, tránh hình bậc thang.
3.3.5. Vết thương môi: Cần chú ý lấy mốc đường viền môi đỏ và bờ tự do môi.
3.3.6. Vết thương vành tai
- Vết thương đứt rách vành tai cần khâu phục hồi theo lớp giải phẫu đảm bảo
che phủ kín khung sụn.
- Trường hợp đứt rời không hoàn toàn vành tai cần đảm bảo tối đa phần da
không bị tổn thương vì đây được coi là nguồn cung cấp máu chủ yếu cho mảnh
vành tai bị tổn thương.
- Trường hợp vành tai bị đứt rời có kích thước nhỏ có thể khâu trực tiếp vào
vị trí cũ và cố định lại. Đây được coi là mảnh ghép phức hợp da và sụn.
- Trường hợp đứt rời không có khả năng khâu trực tiếp, cần lấy bỏ toàn bộ
da phía ngoài khung sụn và bảo quản khung sụn ở vùng da sau tai để tạo hình lại
vành tai.
3.3.7. Vết thương mũi
- Mũi có hình dạng tháp chia làm 7 đợn vị giải phẫu thẩm mĩ: Vùng gốc
mũi, góc mắt, sống mũi, bên sống mũi, đầu mũi, trụ mũi, cánh mũi. Cấu tạo từ

ngoài vào trong gồm ba lớp: Da – cơ, khung – sụn và niêm mạc. Ở 2 3 trên da mũi

mỏng và di động, 13 dưới da dày dính vào tổ chức sụn phía dưới.

- Vết thương rách: Cần khâu phục hồi theo các lớp giải phẫu.
- Vết thương khuyết da vùng gốc mũi, góc mắt, sống mũi, sườn mũi có kích
thước  1cm có thể đóng trực tiếp 2 mép vết thương sao cho đường sẹo trùng các
nếp nhăn tự nhiên.
- Tổn khuyết lớn cần sử dụng các kĩ thuật tao hình: Vạt xoay, vạt đảo từ trán
xuống, vạt đẩy từ vùng má, vạt chuyển từ rãnh mũi má.

13

You might also like