Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

1

Đề 06/06/2009 - 29/5/2011 – 20/01/2013

Sự phân chia giữa các phần chỉ mang tính tương đối.

ĐẠI CƯƠNG – ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT

1.Thể tích phân bố của thuốc B là 15 L/kg, phát biểu nào dưới đây là đúng

A. Thuốc B phân bố kém ở mô D. Thuốc B phân bố quan trọng ở mô mỡ


B. Thuốc B phân bố quan trọng ở mô E. Thuốc B tập trung ở dịch ngoại tế bào
C. Thuốc B tập trung ở huyết tương

Thể tích phân bố biểu kiến (Vd) là hệ số giữa tổng lượng thuốc dưa vào cơ thể (D.F) và nồng độ thuốc trong huyết
tương (Cp). D: dose, F: sinh khả dụng, Cp: nồng độ thuốc trong huyết tương

Vd = D x F / Cp

V càng lớn thì sự phân bố càng mạnh

V < 1 L/kg: phân bố kém ở mô, thuốc tập trung ở huyết tương hay dịch ngoại tế bào

V > 5 L/kg: phân bố quan trọng ở mô

V không cho biết sự tập trung thuốc ở mô nào. V thường từ 10 – 5000 L/70Kg. Giá trị nhỏ nhất chính là thể tích
huyết tương, khoảng 3 L/70kg hay 0,04 L/kg.

Ý nghĩa: từ thể tích phân bố giúp ước đoán nồng độ thuốc có đạt đến liều khuyến cáo; hay dùng tính liều khởi đầu.

2.Thời gian lưu giữ thuốc ở dạ dày bị kéo dài dưới ảnh hưởng của chất nào sau đây

A. Atropin [chống co thắt] D. A và B đúng


B. Buscopan [chống co thắt] E. A và C đúng
C. Metoclopramid [tăng tốc độ làm rỗng dạ
dày]

Thuốc bị tống nhanh ra khỏi dạ dầy  có lợi cho sự hấp thu của thuốc ở tá tràng, do phần lơn thuốc được hấp thu
tối ưu ở tá tràng theo cơ chế khuếch tán thụ động

Thuốc bị tống nhanh ra khỏi ruột  giảm sự hấp thu  do giảm thời gian tiếp xúc giữa thuốc và niêm mạc ruột

Buscopan: Thuốc có tác dụng gây ra tác động chống co thắt trên cơ trơn dạ dày ruột, mật, đường niệu - sinh dục
 có dùng trong bệnh loét dd-tá tràng.

Atropin được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối giao cảm trong nhiều trường hợp như rối loạn bộ máy
tiêu hóa, loét dạ dày - hành tá tràng (thuốc có tác dụng ức chế khả năng tiết acid dịch vị), hội chứng kích thích
ruột (thuốc có tác dụng giảm tình trạng co thắt đại tràng, giảm tiết dịch)

 Cả atropin và buscopan khi lưu giữ kéo dài ở dạ dày làm tăng tác dụng của thuốc
2

3.Cơ chế làm trống dạ dày có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau, ngoại trừ

A. Tuổi tác D. Thức ăn


B. Metoclopramid E. Thuốc lá
C. Bệnh đau nửa đầu

Metoclopramid làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày

Tuổi tác: trẻ em có tốc độ làm rỗng dạ dày chậm hơn người lớn; người lớn tuổi thì sự hấp thu ít thay đổi so với
người trẻ

Thức ăn: đói, thuốc chỉ lưu tại dạ dày 10 – 30 phút; nếu uống sau bữa ăn thì lưu tại dạ dày 1 – 4 giờ.

Đau nửa đầu: có triệu chứng đau 1 bên đầu kèm buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ âm thanh,…

4.Thuốc nào không bị giảm hoạt tính do chuyển hóa qua gan lần đầu

A. Propranolol [EH > 7  Loại] D. Lidocain [EH >7  loại]


B. Imipramin [ E. Atenolol
C. Enalapril [

EH: hệ số chiết suất qua gan

EH < 0,3: ít chịu ảnh hưởng của vòng tuần hoàn đầu qua gan. Nhưng nhạy cảm với sự cảm ứng hay ức chế enzym
gan hơn các thuốc có EH lớn [III-39]

5.Thuốc nào sau đây tăng hoạt tính sau chuyển hóa qua gan lần đầu

A. Propranolol D. C
B. E E. C
C. C

6.Ưu điểm chính của đường đặt dưới lưỡi

A. Tiện dùng
B. Dược chất được hấp thu nhanh
C. Tránh được sự phân hủy chất ở dịch vị
D. Sinh khả dụng đạt 100% do dược chất đi thẳng vào tĩnh mạch cảnh
E. Áp dụng được cho nhiều loại dược chất

Mục đích gây tác dụng toàn thân, dược chất được hấp thu nhanh, chuyển thẳng về tim [hòa tan trong nước bọt (pH
~6,5) hấp thu qua niêm mạc dưới lưỡi, đi về tĩnh mạch cảnh vào vòng tuần hoàn], tránh được tác động phía dưới
đường tiêu hóa. Viên mỏng, tránh cộm, giải phóng dược chất nhanh (rã trong 1 – 2 phút). Thường áp dụng cho
thuốc tim mạch, hormon.

Nhược: gây phản xạ tiết nước bọt + nuốt  1 phần trôi xuống dạ dày. Chỉ áp dụng với thuốc không gây loét niêm
mạc miệng, dễ hấp thu, dùng với liều nhỏ.
3

7.Đặc điểm của tiêm truyền Bolus là

A. Tốc độ nhanh nhất D. Liều cao và tốc độ chậm


B. Liều cao nhất trong 1 lần E. Liều thấp nhất và tốc độ chậm nhất
C. Liều cao nhất và tốc độ nhanh nhất
Bolus là tiêm tĩnh mạch liều cao trong thời gian rất ngắn

8.Những thuốc nào không được dùng qua đường tĩnh mạch

A. Chất gây đau hoặc hoại tử cơ khi tiêm bắp D. Hỗn dịch
B. Chất bù thể dịch E. Các dung dịch ưu trương
C. Nhũ dịch lipid

Các thuốc hay dùng đường tĩnh mạch: các hoạt chất có độ kích ứng cao, gây đau hoặc hoại tử cơ khi tiêm bắp như
Penicillin, dung dịch calci clorid, dung dịch ưu trương (glucose 30%), các chất bù dịch (dịch truyền tinh thể, dung
dịch gelatin, amidon, dextran, albumin), nhũ dịch lipid

Những trường hợp không được đưa qua đường tĩnh mạch: dung dịch dầu, hỗn dịch

9.Đặc điểm không phải là ưu điểm của thuốc dùng đường tiêm

A. Sinh khả dụng đạt 100% [chỉ có khi tiêm IV]


B. Tác dụng nhanh
C. Tránh được yếu tố đường tiêu hóa
D. Tránh được chuyển hóa qua gan lần đầu
E. Đường dùng được ưu tiên trong các trường hợp cấp cứu

Đưa thuốc vào cơ thể nhanh nhất, đưa thẳng vào tuần hoàn hoặc đích tác động. Thích hợp trong trường hợp cấp
cứu, cơn cấp tính của bệnh, bệnh nhân không uống được.

Tránh được sự phá hủy của thuốc do các yếu tố đường tiêu hóa: dịch vị, men tiêu hóa. Tránh được tác động của
vòng tuần hoàn đầu (thuốc bị phân hủy mạnh bởi men gan). Tránh hao hụt khi vận chuyển trong ống tiêu hóa.
Tránh độc tính lên niêm mạc tiêu hóa  sinh khả dụng cao nhất (tiêm IV là 100%)

Là dạng có yêu cầu cao nhất về độ an toàn. Bệnh nhân không tự dùng được mà phải cần cán bộ chuyên môn.

10.1.Vị trí nào sau đây thích hợp để tiêm bắp

A. Cơ delta D. A và B đúng
B. Cơ mông lớn E. A, B và C đúng
C. Cơ bắp chân

Các vị trí tiêm bắp: cơ mông lớn, cơ delta (vai), cơ rộng ngoài, cơ phải phía trước (đùi) [III]
4

10.2.Vị trí nào sau đây thích hợp để tiêm bắp

A. Cơ vân D. A và B đúng
B. Cơ mông lớn E. A, B và C đúng
C. Cơ bắp chân

11.Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc dùng đường uống là

A. pH đường tiêu hóa D. A và B đúng


B. Men tiêu hóa E. A, B và C đúng
C. Tốc độ làm rỗng dạ dày

Yếu tố sinh lý: pH dịch vị [dịch tiêu hóa: dịch vị  dịch ruột{II}], thời gian rỗng của dạ dày, men tiêu hóa tại
ruột, tác động của vòng tuần hoàn đầu

Yếu tố con người: nước dùng để uống, thức ăn, thuốc phối hợp [III]

12.Thuốc đường xông hít, tỉ lệ thuốc đưa vào đường hô hấp là bao nhiêu

A. 100% D. 30%
B. 70% E. 10%
C. 50%

Thuốc xịt: 10% giọt < 10 mcm có thể đi vào phổi. Chủ yếu định vị ở mũi

Thuốc xông hít: dạng khí nên có thể đi sâu vào phổi (ko có % =___=) [II-54]

Tiểu phân > 10 mcm định vị ở đường hô hấp trên, 0,5 – 5 mcm vào được đường hô hấp dưới, dưới 0,5 mcm có thể
đến thành mạch, dưới 0,1 mcm thì dễ bị đẩy ra ngoài khi thở

Đường xông hít nói chung, k nói rõ kích thước tiểu phân

Google thuốc fodaril: Như những thuốc xông hít khác, có thể có khoảng 90% formoterol hít vào được hấp thu ở
đường tiêu hóa.  tỉ lệ vào hô hấp chỉ khoảng 10%

nên chắc chọn câu E

13.Đặc biểm của thuốc đặt trực tràng bào gồm, ngoại trừ

A. Thuốc tránh được tác động của dịch vị và men tiêu hóa
B. Có thể dùng cho người khó uống thuốc
C. Sinh khả dụng của thuốc thường cao hơn đường uống
D. Thuốc không qua gan nên tránh được phá hủy tại gan
E. có mùi vị khó chịu hoặc gây kích thích dạ dày

Thuốc đạn

Tiện dùng cho người bệnh khó uống, đặc biệt là trẻ em, người bất tỉnh,… thuốc có vị khó chịu khi uống hay kích
ứng mạnh đường tiêu hóa
5

Nâng cao SKD của thuốc bị chuyển hóa nhiều qua gan: đc hấp thu qua tĩnh mạch dưới và giữa, tránh được chuyển
hóa qua gan, ngoài ra còn tránh được tác động của hệ enzym tiêu hóa so với thuốc dùng đường uống

14.Sinh khả dụng của thuốc viên dạng phóng thích nhanh thường liên quan nhiều nhất đến

A. Sự phân rã của viên thuốc D. Tỉ lệ gắn với protein của thuốc


B. Sự hòa tan của thuốc E. Kích thước của viên
C. Thời gian bán thải của thuốc

Giải phóng nhanh: là dạng bột, hạt, viên nén rã và hòa tan ngay sau khi uống (tròng vòng 1 – 2 phút) như viên pha
dung dịch, viên sủi bọt, viên rã nhanh,… Dùng trong trường hợp thuốc cần phát huy tác dụng ngay: hạ sốt, giảm
đau, kháng viêm,…

15.Nguyên nhân làm thay đổi đáp ứng thuốc trong dược lực thuốc của người cao tuổi, ngoại trừ

A. Giảm độ nhạy cảm receptor


B. Tăng dung nạp cảm giác đau
C. Kém đáp ứng cơ quan cảm nhận thay đổi như sự thay đổi huyết áp
D. Tăng sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, acetylcholin [Cạn kiệt]
E. A và C đúng

16.Phát biểu nào không đúng đối với động học kháng sinh ở người cao tuổi

A. Thời gian bán thải của thuốc kéo dài


B. Độ thanh lọc của thuốc ở thận bị giảm
C. Biến đổi sinh học của thuốc giảm do lượng máu đến gan giảm
D. Sự hấp thu ở đường tiêu hóa có thể chậm hơn so với người trẻ
E. Nồng độ của thuốc trong huyết tương thường thấp [cao] hơn so với người trẻ tuổi

ADME ở người cao tuổi

A: đường uống: giảm tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm tiết HCl, giảm diện tích bề mặt hấp thu, giảm dòng máu qua
tạng. Nhìn chung ít ảnh hưởng vì thuốc đường uống đều có thời gian lưu/tác dụng tương đối lâu. Sự lão hóa niêm
mạc ruột chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thu 1 số chất cần vận chuyển tích cực như: Vit, acid amin, Fe, Calci,… còn
thuốc hấp thu theo cơ chế khuếch tán theo gradient nồng độ ít bị ảnh hưởng

Đường tiêm: tiêm bắp: do khối cơ giảm, sự tưới máu giảm nên giảm hấp thu, ko ổn định.

Đường qua da: da khô, lipid giảm, khó thấm nên sự hấp thu giảm

 Sự hấp thu giảm ở mọi đường (trừ IV) nhưng hậu quả thuốc giảm nồng độ do giảm hấp thu thì ko đáng kể
trên đáp ứng lâm sàng

D: giảm hiệu suất tim, giảm albumin huyết tương, giảm khối cơ, giảm tổng lượng nước trong cơ thể, tăng lượng
mỡ, alpha 1 – acid glycoprotein không đổi hoặc tăng nhẹ.

 Tăng phân bố các chất tan trong chất béo, giảm phân bố các loại thuốc tan trong nước. Giảm albumin 
tăng lượng thuốc tự do trong máu  tăng tác dụng và độc tính
6

M: giảm khối lượng gan, giảm hoạt tính enzym chuyển hóa thuốc, giảm dòng máu qua gan

 Thuốc chuyến hóa qua gan bị kéo dài thời gian tác dụng, dễ tích lũy, ngộ độc. Giảm chuyển hóa thuốc (chủ
yếu ở pha 1)  tăng t1/2 của thuốc

E: giảm dòng máu qua thận, giảm sức lọc cầu thận, giảm sự tiết qua ống thận, giảm khối lượng thận

 Chức năng thận giảm ~35% so với người trẻ. Giảm độ thanh thải  tích lũy thuốc do kéo dài T1/2. Nếu
chức năng thận còn trên 67% thì ko cần chỉnh liều

[Cours: nói chung hấp thu đường uống không có sự thay đổi so với người trẻ. Người cao tuổi có albumin giảm, mà
albumin hay gắn kết với thuốc nên chị nghĩ câu e đúng, chọn câu D]  xét về hấp thu thì hấp thu kém đi [giảm tốc
độ làm rỗng dạ dày, giảm máu qua tạng, giảm diện tích bề mặt hấp thu] nhưng lại ko làm thay đổi SKD đường
uống, nhưng do giảm albumin nên nồng độ thuốc tự do trong cơ thể phải tăng, nồng độ thuốc liên kết với albumin
sẽ giảm  nên câu D đúng [hấp thu giảm], câu E sai vì chỉ nói là nồng độ thuốc.

17.Phát biểu nào sau đây là đúng liên quan đến dược đông học thuốc đối với người cao tuổi

A. Thuốc đuợc đưa nhanh đến ruột non, thích hợp cho các thuốc bao tan trong ruột
B. Thuốc dễ hấp thu qua da do có nhiều mạch máu gần da
C. Sự hấp thu thuốc qua đường tiêm bị ảnh hưởng do khối lượng cơ bắp giảm
D. Tỉ lệ mỡ ở người cao tuổi thấp, làm giảm sự phân bố của các thuốc tan trong mỡ
E. B và C đúng

18.Ảnh hưởng của tuổi tác đến đáp ứng thuốc được liệt ke sau đây, ngoại trừ

A. Dễ bị hạ huyết áp thế đứng


B. Dễ bị uống thừa nước [giảm điều hòa thân nhiệt]
C. Dễ té ngã do mất thăng bằng
D. Dễ bị mất ngủ
E. Giảm trí nhớ và chức năng nhận thức

19.Để hạn chế bất lợi dùng thuốc cho người cao tuổi cần phải làm gì, ngoại trừ

A. Tránh các thuốc gây tương tác


B. Dùng thuốc trong thời gian dài và nên giảm liều [chỉ dùng thuốc khi cần thiết, hạn chế số thuốc
dùng, lưu ý thời gian điều trị tránh kéo dài không cần thiết]
C. Phác đồ đơn giản, ít thuốc để tuân thủ
D. Hiệu chỉnh liều tùy theo mỗi cá nhân
E. Khởi đầu bằng liều thấp [và tăng dần theo đáp ứng của cá thể]

20.Nguyên nhân dẫn đến sự tăng thời gian bán thải T1/2 của thuốc ở người cao tuổi được kể dưới đây đều đúng,
ngoại trừ

A. Tăng lượng mỡ làm kho dự trữ thuốc trong cơ C. Giảm lượng máu qua gan
thể D. Giảm lượng máu qua thận
B. Giảm lượng protein/máu E. Giảm chức năng thận
7

T1/2  chức năng gan, thận.

T1/2 = 0,693 x Vd / ClT

Vd tăng  suy gan nặng

ClT giảm  tổn thương thận [giảm bài xuất qua thận]

Giảm protein/máu  chủ yếu là albumin do hậu quả của suy giảm chức năng gan

Tăng lượng mỡ, giảm albumin, giảm khối cơ, giảm hiệu suất tim  thay đổi sự phân bố của thuốc trong cơ thể.

Giảm lượng nước toàn cơ thể, thuốc tan trong nước (digoxin, morphin, lithi,…) thì Vd giảm  tăng nồng độ trong
máu và mô. Thuốc gắn mạnh vào mô như Digoxin sẽ kéo dài thời gian tác động và tồn lưu trong cơ thể

Tỉ lệ mỡ tăng, thuốc tan trong mỡ (barbiturat, thiopentan, diazepam,…) có Vd tăng  kéo dài thời gian tác động,
tích lũy nhiều ở mô mỡ

[T1/2 kéo dài do: giảm thanh thải tại gan + gia tăng thể tích phân bố. Thải trừ mới liên quan đến thận (câu d,e),
còn bán hủy là liên quan tới gan và quá trình trước gan, chị nghĩ a,b,c đúng. Câu này thật ra chỉ có C đúng, chị bí
câu này nha.]  T1/2 theo công thức thì nó liên quan đến chức năng gan lẫn sự đào thải qua thận. Ngoại trừ mà…
(-___-). Tăng lượng mỡ thì có thể làm tăng T1/2 của thuốc tan trong mỡ. Có thể là lượng proetin/máu, nếu là
albumin thì sẽ tăng thuốc tự do  tăng T1/2, còn nếu tăng protein không thì hên xui. Mỗi lần nghĩ là ra 1 kết quả
khác nhau.

21.Đối với người suy gan, cần thực hiện các điều sau, ngoại trừ

A. Dùng thuốc bài xuất chủ yếu qua thận


B. Tránh dùng thuốc độc cho gan
C. Tránh dùng thuốc được chuyển hóa nhiều ở gan
D. Nên phối hợp nhiều thuốc để việc điều trị mau hiệu quả
E. Càng ít dùng thuốc càng tốt

Suy gan:

Chọn thuốc bài xuất chủ yếu qua thận hoặc những thuốc bài xuất qua thận dưới dạng liên hợp glucuronic

Tránh kê đơn những thuốc: có tỉ lệ liên kết proetin cao, bị khử hoạt mạnh ở vòng tuần hoàn đầu

Suy thận:

Chọn thuốc thải trừ qua gan

Giảm liều điều trị so với bình thường

Nới rộng khoảng cách giữa các lần đưa thuốc


8

22.Đối với phụ nữ cho con bú, phát biểu sau đây về thuốc là đúng, ngoại trừ

A. Các thuốc bài tiết qua sữa nhiều có thể ảnh hưởng đến trẻ đang bú [quá liều cũng gây độc đối với “thuốc
thường”]
B. Các thuốc bài tiết qua sữa ít đều không ảnh hưởng đến trẻ đang bú [tỉ lệ nồng độ sữa/huyết tương
chỉ so sánh tổng thể, không phù hợp để đánh giá nguy cơ của thuốc]
C. Có thể bổ sung vitamin và khoáng chất qua sữa mẹ cho trẻ
D. Thuốc chứa iod thường chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú
E. Nếu mẹ cần thiết phải sử dụng thuốc ảnh hưởng xấu đến trẻ bắt buộc phải ngưng cho trẻ bú sữa mẹ

23.Thuốc nào sau đây có thể làm tăng tiết sữa

A. Thuốc ngừa thai [có estrogen  ko đi vào sữa nhưng ức chế thụ thể prolactin  giảm tiết sữa]
B. Vitamin B6 liều cao
C. Metoclopramid [và domperidon (nhóm đối kháng thụ thể dopamin)]
D. Lợi tiểu thiazid
E. Ergotamin

Tăng tiết sữa Giảm tiết sữa


Thuốc kháng dopamin: metoclopramid, domperidon Estrogen
Trị an thần: sulpirid Androgen
Hormon: oxytocin Kích thích dopamin: levodopa, bromocriptin
Trị tăng huyết áp: alpha-methyldopa Lợi tiểu thiazid
IMAO
Clomiphen: trị vô sinh
Vit B6 liều cao
Ergotamin và dẫn xuất

24.Các thuốc sau có thể kích thích sự tiết sữa bằng cách tăng tiết prolactin, ngoại trừ

A. Sulpirid
B. Bromocryptin
C. Metyldopa
D. Theophyllin
E. Metoclopramid

25.Đối với phụ nữ có thai, tất cả phát biểu sau là đúng, ngoại trừ

A. Thuốc dùng trong thời kỳ phôi có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh [độ nhạy cảm lớn nhất]
B. Trong thời kỳ thai, chất độc có thể làm giảm tính hoàn thiện một số cơ quan [ít nhạy cảm hơn, chỉ làm
giảm tính hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của các cơ quan]
C. Có một số bệnh ở phụ nữ mang thai bắt buộc phải chữa trị bằng thuốc [đái tháo đường, hen phế quản, động
kinh, bệnh truyền nhiễm,… thì phải điều trị bằng thuốc dù mang thai]
D. Thuốc từ cơ thể người mẹ có thể qua thai nhi một lượng đáng kể [hầu hết các thuốc đều qua nhau
thai, mức độ và tốc độ qua nhau tỉ lệ thuận với chêch lệch nồng độ máu mẹ và thai]
E. Chỉ nên dùng thuốc trong thời kỳ tiền phôi vì thai nhi không nhạy cảm với thuốc [17 ngày, thường ko nhạy
cảm vì tế bào chưa biệt hóa và quy luật tác động “tất cả hoặc không có gì”, có thể T1/2 kéo dài sẽ ảnh
hưởng đến thời kì phôi]
9

[Thuốc dùng < 17 ngày vẫn có thể gây sẩy thai mà  chị nghĩ câu E. Câu D đâu có chỗ nào sai đâu??] Câu D,
có những thuốc ko qua nhau thai được vì trọng lượng phân tử rất lớn [chủ yếu là sự khuếch tán thụ động mà]. Câu
E thì có thể đúng vì cũng giống như phá thai = thuốc sau khi quan hệ… có thể người nữ cũng ko xá định đc… Câu
này cũng xem lại cái =____=

26.Accutane là thuốc trị mụn trứng cá, có khả năng gây quái thai, sự tư vấn nào sau đây không phù hợp

A. Trước khi dùng cần kiểm tra sự hiểu biết của người dùng về nguy cơ sinh quái thai
B. Trước khi dùng nên thử thai xem người dùng có thai hay không [phải thử ít nhất 2 lần, mỗi tháng thử lại]
C. Trong thời gian dùng thuốc nên áp dụng biện pháp tránh thai [dùng 2 phương pháp tránh thai]
D. Tiếp tục dùng nhưng kiểm tra thai thường siêng
E. Ngưng thuốc khi phát hiện có thai [phải tránh thai = bất cứ giá nào khi dùng Accutane, ngưng thuốc ít nhất
6 tuần mới đc có thai :v ]

[Câu E đúng, nếu đang dùng thuốc mà phát hiện có thai thì ngưng ngay, sau đó kiểm tra thai sát sao để phát hiện dị
tật rồi quyết định có dưỡng thai tiếp không. Câu D mới là sai.]  đồng ý. Vì đọc kỹ lại câu D là có thể đã có thai
và vẫn đang dùng thuốc [kiểm tra thai, mới đầu nghĩ là kiểm tra xem có thai hay ko]

27.Phát biểu nào là đúng trong phân loại mức độ an toàn thuốc cho phụ nữ có thai sau đây

A. Mức độ nguy cơ D là: “Chắc chắn có nguy cơ cho bào thai”


B. Mức độ nguy cơ A là: “Không có bằng chứng về nguy cơ trên người”
C. Mức độ nguy cơ C là: “Nguy cơ gây dị tật bào thai”
D. Mức độ nguy cơ B là: “Có nguy cơ trên bào thai”
E. Mức độ nguy cơ E là: “Chống chỉ định cho phụ nữ có thai”

Theo FDA:

A : nghiên cứu có kiểm soát cho thấy không có nguy cơ

B: không có bằng chứng về nguy cơ trên người

C : Có nguy cơ cho bào thai. Chưa đủ chỉ thấy trên động vật

D: chắc chắn có nguy cơ cho bào thai

X: chống chỉ định cho phụ nữ có thai

28.Chất nào sau đây khi dùng cho phụ nữ có thai có thể ảnh hương gây dị tật vẹo cột sống cho thai

A. Aicd Valproic [cản trở khả năng sử dụng acid folic ???]
B. Warfarin [loạn dưỡng sụn xương, chảy máu, thai chết lưu]
C. Acid retinole [tổn thương não ???]
D. Rượu
E. Thuốc lá

Acid Valproic : Nguy cơ cho trẻ bị tật nứt đốt sống xấp xỉ 1 - 2%, những dị dạng bẩm sinh khác là khuyết tật sọ
mặt, dị tật tim mạch, hoặc bất thường về đông máu như fibrinogen thấp ở mẹ, giảm fibrinogen huyết ở trẻ nhỏ. Ðã
có thông báo về suy gan dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi người mẹ dùng valproat trong lúc mang thai.
10

Read more: http://www.dieutri.vn/a/7-5-2011/S404/Acid-Valproic.htm#ixzz2z243fx32

Vitamin A: Liều cao dùng trong lúc mang thai sẽ gây dị dạng mặt, sọ, tim, sinh dục cho thai nhi. Rượu cũng vậy

 Chọn B
Theo 1 BS trong lớp là Acid Valproic, đề cũ thấy cũng chọn câu A.

29.Kháng sinh được xem là an toàn với phụ nữ có thai

A. Quinolon
B. Betalactam
C. Tetracyclin
D. Macrolid
E. B và D đúng

30.Đối với nhiểm trùng nặng ở trẻ sơ sinh, đường sử dụng kháng sinh ưu tiên là

A. Uống [dưới 1 tuổi thì skd ko ổn định… thường dạng lỏng, ngọt. Nhưng khó phân liều]
B. Đặt trực tràng [ít thuốc]
C. Tiêm dưới da [hạn chế do tác dụng toàn thân]
D. Tiêm bắp thịt [ko đc]
E. Tiêm tĩnh mạch [chỉ áp dụng khi bệnh nặng, cấp tính… ưu tiên tiêm IV]

XÉT NGHIỆM LÂM SÀNG


1.Để phân loại thiếu máu, ta cần làm các xét nghiệm sau

A. Đo nồng độ hemoglobine D. Cả 3 đều sai


B. Đo hematocrite E. Cả 3 đều đúng
C. Đếm số lượng hồng cầu
Phân loại thiếu máu: Thể tích trung bình của hồng cầu [MCV], lượng Hemoglobin trung bình của hồng cầu
[MCH] và Nồng độ Hemoglobin trung bình của hồng cầu [MCHC]

Chẩn đoán thiếu máu dựa vào hemoglobin

Phân loại thiếu máu dựa vào MCH, MCV, MCHC

2.Trong bệnh lý thiếu máu, hồng cầu nhỏ nhiều, thông thường

A. MCV < 80 fl
B. MCV > 100 fl [to]
C. MCV bình thường 80 – 100 fl [88 – 100 fl là bình thường]
D. MCV không diễn đạt bệnh lý thiếu máu hồng cầu nhỏ

1 fl (femtolit = 10^(-15) Lit = 1 mcm3


11

MCV: thể tích trung bình của HC,


HC nhỏ dựa vào MCV < 80fL
HC nhỏ nhiều dựa vào MCV < 80fL và số lượng HC (RBC) > 5,4 triệu/mm3 (nữ), > 6,1 triệu/mm3 (nam)

3.Nồng độ Hb trung bình của hồng cầu

A. Là tỉ lệ huyết sắc tố trên hematocrite


B. Dùng đánh giá tình trạng thiếu máu và sắt
C. Bình thường từ 320 – 340 g/l [= 20 – 22 mmol/L]
D. Cả 3 đều đúng

MCHC = Hb / Hct = MCH / MCV.

4.Công thức máu gợi ý đến tình trạng bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng

A. Bạch cầu đa nhân trung tính tăng [nhiễm khuẩn cấp]


B. Bạch cầu đa nhân ưa base tăng [tăng mẫn cảm, thiểu năng giáp]
C. Bạch cầu đa nhân ưa acid tăng
D. Bạch cầu mono tăng [bệnh lao, cúm, thương hàn,…]
E. Bạch cầu lympho tăng [nhiễm virus, nhiễm khuẩn]

5.Số lượng tiểu cầu của 1 công thức máu bình thường là

A. < 200 x 10^9 /L D. 600 – 800 x 10^9 /L


B. 200 – 400 x 10^9 /L E. 800 – 1000 x 10^9 /L
C. 400 – 600 x 10^9 /L
150.000 – 300.000/mm3 = 150 – 300 x 10^9 /L, 150.000 – 400.000/mm3

6.Căn cứ vào hình dạng, cấu trúc người ta chia bạch cầu thành

A. Bạch cầu trung tính, bạch cầu mono, bạch cầu ưa acid
B. Bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa base, bạch cầu mono, bạch cầu lympho
C. Bạch cầu mono, bạch cầu lympho
D. Cả 3 đều đúng

Neu% 40 – 60, Lym% 20 – 40, Eos % 1-6, Bas % <1, Mono % 2 - 10%

7.Khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết, xét nghiệm đặc hiệu trong trường hợp này

A. Tiểu cầu tăng C. Hồng cầu giảm


B. Tiểu cầu giảm D. Hemoglobine giảm
Sốt rét  thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ : huyết sắc tố hạ nhiều so với số lượng hồng cầu.

Sốt xuất huyết Dengue : haematorit tăng 20% so với bình thường (bình thường là 36 – 40%), tiểu cầu giảm, bạch
cầu giảm. Tiêu chuẩn chuẩn đoán là : sốt và xuất huyết kèm theo cô đặc máu (hct tăng), số lượng tiểu cầu giảm.
nên nếu có câu Hct tăng thì chọn luôn
12

8.Xét nghiệm CK (Creatinin phosphokinase)

A. Chuyên biệt trong nhồi máu cơ tim hơn các xét nghiệm men khác
B. Tăng cao trong viêm gan siêu vi
C. Không chỉ thay đổi trong bệnh lý cơ tim mà còn thay đổi trong bệnh lý mô cơ
D. Cả 3 đều đúng
E. Cả 3 đều sai

Viêm gan siêu vi: xét nghiệm tìm kháng nguyên – kháng thể [Vd: nhiễm HBV thì xét nghiệm các chỉ số HBsAg,
Anti-HBc hay HBc-Ab, Anti-HBs hay HBs-Ab, HbeAg, Anti-Hbe]. Nhưng chỉ khi ALT, AST thay đổi [tổn
thương gan] thì mới điều trị. Vì ko phải ai nhiễm cũng phát bệnh.

Nhồi máu cơ tim: đã có 3 thế hệ xét nghiệm Hóa sinh

Thế hệ 1: CK toàn phần, ASAT, ALAT, LDH

Thế hệ 2: CK-MB và Myoglobi

Thế hệ 3: protein đặc trưng của tim (Troponin)

Được chia thành 2 loại

Enzym và isoenzym gồm: LDH, ASAT, ALAT, CK, CK-MB,…

Các protein: CK-MB mass, Myoglobi, Troponin I, Troponin T


13

CK-MB là một trong 3 isozym của CK, đó là:


CK – MM (Creatin Kinase –Mucle Mucle: CK tuýp cơ),
CK – MB (Creatin Kinase –Mucle Brain: CK tuýp tim) và
CK – BB (Creatin Kinase – Brain Brain: CK tuýp não).
Xét nghiệm CK-MB có tính đặc hiệu cao hơn CK trong nhồi máu cơ tim.
CK : tổn thương cơ chung chung.
Phải phối hợp CK-MB và troponin I hoặc T ở thời điểm mới dau ngực nhập viện mới biện luận ra tổn
thương cơ (CKMB tăng nhưng troponin binh thường) hay nhồi máu cơ tim (cả hai cùng tăng, CKMB/CK >
6%...)

Trong máu: CK-MM (95 – 100%): đa số trong cơ vân, CK-MB (<3%) đa số trong cơ tim, CK-BB (0-1%): não, cơ
trơn, ko có trong máu.

Não: có khoảng 90% CK-BB và 10% CK-MM

Tim có 40% CK-MB và 60% CK-MM

Các trường hợp gây tăng CK huyết thường là từ cơ xương hoặc cơ tim. Còn CK-BB ở não ko thấy trong huyết
thanh kể cả khi tai biến mạch máu não, vì enzym này không đi qua đuợc hàng rào máu não.

Mọi tỗn thương cơ xương đều gây tăng CK huyết. Phân hủy cơ vân do chấn thương, hôn mê kéo dài, dùng 1 số
thuốc quá liều; các tổn thương như loạn dưỡng cơ, viêm nhiều cơ, thiểu năng giáp cũng có thể gây tăng CK đáng
kể

CK là enzym tăng sớm nhất trong nhồi máu cơ tim. Phần CK-MB cao trên 6% tổng hoạt độ enzym CK được xem
là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.

9.Lactate dehydrogenase (LDH) thay đổi trong

A. Bệnh lý thận C. Bệnh lý gan


B. Bệnh lý hô hấp D. Cả 3 đều sai
LDH thường được dùng để đo sự tổn thương mô.

LDH cao hơn mức bình thường có thể gặp trong: nhồi máu cơ tim, viêm gan, viêm tụy, tổn thương cơ, loạn dưỡng
cơ, hạ huyết áp,… tổn thương thận, thuyên tắc phổi…

LDH-1: tim, thận, tế bào màu đỏ

LDH-2: tim, thận, tế bào màu đỏ (thấp hơn LDH-1)

LDH-3: phổi và các mô khác

LDH-4: tế bào máu trắng, hạch bạch huyết, cơ bắp, gan

LDH-5: gan, cơ vân

Lâm sàng hay đi chung bộ gan, đánh câu C thui, chứ thật ra LDH là tồn thương mô chung.

Nếu cau D là cả 3 đều đúng thì đánh D


14

10.Aspartate aminotransferase (AST)

A. Chỉ thay đổi trong bệnh lý gan


B. Tăng trong bệnh lý gan và nhồi máu cơ tim
C. Chỉ tăng trong viêm gan siêu vi B
D. Cả 3 đều đúng

AST (GOT, ASAT): có nhiều ở gan và tim. Enzyme thứ 2 tang sớm sau nhồi máu cơ tim, tăng trong các bệnh về
gan đặc biệt trong viêm gan virus, nhiễm độc

ALT (GPT, ALAT): có nhiều ở gan hơn là tim. ALT được xem là đặc hiệu vơi gan hơn vì thường ít khi tăng trong
các bệnh khác trừ gan. Mặc dù ALT trong gan ít hơn AST 3,5 lần)

11.Khi có hoại tử tế bào gan (bệnh viêm gan mãn tính)

A. Men gan AST và ALT tăng như nhau


B. AST tăng nhiều hơn ALT
C. ALT tăng nhiều hơn AST
D. Cả 3 đều đúng

Hoại tử gan cấp (virus, độc chất), AST tăng và tăng song song với ALT

Xơ gan: AST tăng cao gấp 4-5 lần bình thường (tăng cao hơn so với ALT)  xơ gan thì men gan k tăng nổi nữa vì
tế bào gan xơ chai hết rồi, k còn gì để phá hủy hết.

Trong thực tế, khi xét điều trị viêm gan B, người ta chi quan tâm mức tăng ALT. lâm sàng có thể gặp cả 3 tình
huống, nên có thể chọn C hoặc D, chị thì chị chọn câu C.

12.Các xét nghiệm trong nước tiểu cho biết liên quan giữa bệnh thận và đường tiết niệu

A. Urobilinogen, bilirubine
B. Bạch cầu, nitrat, pH, glucose, protein, máu
C. Glucose, ketone
D. Cả 3 đều đúng

Huyết : Ure huyết (BUN), Creatinin huyết, Độ thanh thải Creatinin (ClCr)

Nước tiểu: chia làm 3 nhóm:

Đái tháo đường: tỉ trọng, glucose, ketone

Bệnh thận và đường tiết niệu: màu sắc, tỉ trọng, bạch cầu, nitrit, pH, glucose, protein, máu (hồng cầu/hemoglobin)

Bệnh gan liên quan đến vàng da: màu sắc, uroblinogen, bilirubin

Urobilinogen và bilirubine liên quan tán huyết hoặc tắc mật : bệnh máu, bệnh gan và nước tiểu

Glucose, keton là liên quan chuyển hóa glucid và nước tiểu

Khi cầu thận tổn thương : nước tiểu có glu, pro, máu, dẫn đến pH thay đổi, bạch cầu ±. nhiễm trùng tiểu đặc trưng
bạch cầu và pH, mấy cái kia là phụ, nên chị chon câu B.
15

13.Ketone có thể phát hiện trong nước tiểu ở các trường hợp sau, chọn câu chính xác nhất

A. Trong bệnh lý tiểu đường


B. Hôn mê có đường huyết cao và nhịn đói kéo dài
C. Bệnh lý gan
D. Cả 3 đều đúng

Hôn mê toan-ceton : do tăng đường huyết kèm theo các thể cetonic gây toan hóa môi trường cơ thể

Câu D ???

14.Kalium là chất điện giải quan trọng hơn chất điện giải khác trong

A. Điều hòa cân bằng toan – kiềm


B. Duy trì áp lực thẩm thấu máu
C. Ảnh hưởng trên hoạt động cơ tim, tăng hoạt tính cho một số men, cần thiết cho sự chuyển hóa trong
tế bào
D. Cả 3 đều đúng

Na+: sự mất cân bằng nước

K+: Hưng phấn thần kinh và mô cơ tim, hoạt động enzyme, cân bằng acid – base, chuyển hóa protein và
carbonhydrat

Toan kiềm là HCO3-

Ap lực thẩm thấu là Natri (sodium)

Kali quan trọng nhất là thằng cơ tim. Kali tăng là điện tâm đồ có dấu tử vong nha  Chọn C

TƯƠNG TÁC THUỐC

1.Chọn phát biểu đúng về tương kị và tương tác thuốc

A. Chỉ có tương kị mới đưa đến điều bất lợi khi phối hợp thuốc
B. Tương kị là những giao thoa thuốc về mặt vật lý và tương tác về mặt hóa học
C. Chỉ khác nhau về mặt từ ngữ
D. Tương kị xảy ra bên ngoài cô thể, tương tác xảy ra bên trong cơ thể
E. Tương tác thuốc luôn luôn dẫn đến những bất lợi trong điều trị

2.Trong phối hợp thuốc, hiệu lực bội tăng (potentiation) xảy ra khi 1 thuốc làm tăng tác dụng của một thuốc khác,
đều này có nghĩa là

A. Cả 2 loại thuốc đều có tác dụng dược lý


B. Có thể chỉ 1 trong 2 loại thuốc có tác dụng dược lý
C. A và B đúng
D. A và B sai
16

Hiệp lực bội tăng


Trimethoprim – Sulfonamid [2+2=5]
Benserazid – levodopa [0+2=5]
Bổ sung
Lợi tiểu thiazid – kháng beta-Adrenergic [2+2=4]

3.Al3+ và Ca2+ ức chế hấp thu của thuốc nào

A. Isoniazid D. Erythromycine
B. Chloramphenicol E. Phenoxymethyl penicillin
C. Tetracyclin
Tạo phức chelat

Kim loại đa hóa trị tạo phức với Tetracyclin [Minocyclin, Doxycyclin], Fluoquinolon [Levodotain, Ciproflocain],
Carbidopa, Levodopa

4.Các chất sau đây có thể tạo phức với Fe, ngoại trừ

A. Fluoroquinolon D. Levodopa
B. Tetracyclin E. Carbidopa
C. Ampicillin

5.Phát biểu nào đúng về Digoxin

A. Là thuốc có ngưỡng trị liệu hẹp


B. Có thể bị mất 40% hoạt tính bởi vi khuẩn đường ruột
C. Tăng nồng độ Digoxin do Erythromycin ức chế ngược
D. Câu B và C đúng
E. A, B và C đúng

6.Metoclorpramid làm thay đổi sự hấp thu các thuốc khác qua cơ chế

A. Làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày D. Ảnh hưởng lên vận chuyển tích cực
B. Làm tăng nhu động ruột E. Cả A và B đúng
C. Làm biến đổi hệ vi khuẩn đường ruột

7.Bệnh nhân nữ 22 tuổi, đang sử dụng Paracetamol để trị chứng đau nửa đầu, cơn đau không thuyên giảm vì bệnh
nhân bị nôn. Bác sĩ kê toa Primperan dưới dạng tọa dược. Anh chị cho bệnh nhân những lời khuyên như thế nào
trong việc sử dụng thuốc

A. Nên sử dụng đồng thời paracetamol với Primperan, vì Primperan làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày
B. Nên đặt Primperan 20 phút trước khi uống Paracetamol
C. Không nên phối hợp 2 thuốc trên vì sẽ gây tương tác thuốc
D. Tất cả đều sai
E. Tất cả đều đúng
17

8.Các phát biểu sau về tương tác thuốc do làm thay đổi độ hấp thu đều đúng, ngoại trừ

A. Cimetidin làm giảm sự hấp thu của Tetracyclin do tác động ức chế sự bài tiết dịch vị
B. Metoclopramid làm tăng sự hấp thu thuốc của cycloporin do làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày
C. Metoclopramid làm giảm sự hấp thu Digoxin do làm tăng nhu động ruột
D. Sự tương tác thuốc làm thay đổi độ hấp thu chỉ bị ảnh hưởng bơi pH của dịch vị mà không bị ảnh
hưởng bởi pKa của thuốc

[dùng kháng sinh như: Itraconazole, Ketoconazol, Tetracyclin với NaHCO3, tác nhân thay đổi pH]

9.Biểu đồ cho thấy sự kết hợp thuốc Tetracyclin và Cimetidin làm giảm đáng kể nồng độ Tetracyclin trong máu,
cơ chế của sự tương tác trên

A. Do sự tạo phức của Tetracyclin và Cimetidin


B. Do Cimetidin làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày
C. Do Cimetidin ức chế sự bài tiết acid dịch vị
D. B và C đúng
E. A, B và C đúng

10.Thuốc/hoạt chất nào có thể thay thế Cimetidin để tránh tương tác làm giảm hấp thu với Tetracyclin

A. Ranitidin D. Cả 3 đều đúng


B. Famotidin E. Cả 3 đều sai
C. Nizatidin

11.Thuốc nào sau đây có thể thay thế Cimetidin để tránh tương tác với Diazepam

A. Ranitidin D. A và B đúng
B. Famotidin E. A, B và C đúng
C. Loratadin
CYP P450 1A2: chất ức chế Cimetidin làm tăng tác dụng của Diazepam [ko thấy 3 em kia trong bảng trong
slide… còn thực tế thì… ko biết]

12.Sự tương tác thuốc làm thay đổi sự phân bố thuốc có đặc điểm sau

A. Một thuốc có ái lực mạnh hơn sẽ đẩy thuốc kia ra khỏi nơi gắn protein
B. Một thuốc có ái lực yếu hơn sẽ bị giành nơi gắn protein của thuốc kia
C. Làm tăng nồng độ trong huyết tương (dưới dạng tự do) của thuốc có ái lực thấp hơn
D. A và C đúng
E. A, B và C đúng

Ko hiểu phát biểu B… đọc thấy tối nghĩa sao ấy TT____TT


18

13.Tương tác nào xảy ra ở mô

A. Acid valporic  Diazepam [huyết tương] D. A và B đúng


B. Phenylbutazone  Warfarin [huyết tương] E. Tất cả đều sai
C. Quinidin  Digoxin [mô]

14.Tương tác giữa Phenylbutazon và Warfarin do cơ chế nào sau đây

A. Warfarin đẩy Phenylbutazone ra khỏi nơi gắn protein


B. Phenylbutazone ức chế [kích thích] chuyển hóa đồng phân enatiomer dạng R của Warfarin
C. Phenylbutazone làm tăng sự [ức chế] chuyến hóa đồng phân enatiomer dạng S của Warfarin
D. Phenylbutazone đẩy Warfarin ra khỏi nới gắn vào protein
E. Cả 4 đều sai

NSAIDs (phenylbutazone) đẩy Warfarin ra khỏi nơi gắn kết với protein, do các NSAIDs có ái lực với protein
mạnh hơn. Đồng thời Phenylbutazone ức chế sự chuyển hóa dạng S và kích thích dạng R enantiomer của Warfarin
[dạng S có tác dụng gấp 7 lần dạng R]  Warfarin dạng tự do tăng  gây xuất huyết

15.Khi phối hợp Phenylbutazone và Warfarin có thể gây xuất huyết do cơ chế

A. Phenylbutazon đẩy warfarin ra khỏi liên kết protein


B. Phenylbutazone ức chế chuyển hóa đồng phân dạng S của Warfarin
C. Phenylbutazon chuyển Warfarin thành dạng khử (40%) không có hoạt tính
D. A và B đúng
E. A và C đúng

16.Quinnidine thường được phối hợp với Digoxin trong điều trị bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, sự phối hợp này có
thể gây tương tác thuốc theo cơ chế

A. Quinidin đối kháng với tác động của Digoxin trên nút nhĩ thất
B. Quinidin làm giảm khả năng ức chế Na+K+ATPase của Digoxin
C. Quinidin làm giảm hấp thu Digoxin
D. Quinidin ức chế sự chuyển hóa của Digoxin
E. Quinidin làm tăng nồng độ Digoxin trong máu

Nồng độ Digoxin/huyết tương tăng đáng kể khi dùng chung với Quinidin. [tương tác xảy ra ở mô]

17.Các phát biểu về tương tác thuốc làm thay đổi chuyển hóa của thuốc sau đây đều đúng, ngoại trừ

A. Thuốc cảm ứng enzym có thể làm giảm nồng độ trong máu của 1 thuốc khác do làm tăng sự chuyển hóa
thuốc
B. Rifampicine làm giảm tác dụng của cycloporin do cảm ứng enzym
C. Enzym quan trọng trong quá trình chuyển hóa giai đoạn 1 là cytochrome P450 (oxy hóa, khử hóa, thủy
phân,…)
D. Thuốc ức chế enzym có thể làm giảm [tăng] nồng độ trong máu của 1 số thuốc khác do làm giảm sự
chuyển hóa thuốc
E. Dịch ép bưởi có thể làm tăng tác dụng của một số thuốc do tác động ức chế enzym
19

18.Nước bưởi làm tăng nồng độ Felodipine [ức chế kênh Ca2+]

A. 15% [Amlodipine] D. 300% [hơn 300% - Felodipine]


B. 35% [Nifedipine] E. 400% [Nisoldipine]
C. 100%
Theo nhiều người thì do >300% nên phải chọn là 400%... chắc 50 – 50 quá :((

19.Hợp chất nào sau đây có tác dụng cảm ứng enzym trên cả 3 dạng đồng hình CYP 1A2, CYP 2D6, CYP 3A4

A. Phenobarbital [cảm ứng] D. X


B. Phenytoin [cảm ứng] E. X
C. X

20.Rifampicin là thuốc cảm ứng enzym do đó có thể

A. Làm tăng tác dụng của cycloporin


B. Làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai
C. Làm tăng tác dụng của ketoconazol
D. A và B đúng
E. A và B sai

Rifampicin làm tăng sự chuyển hóa của Cyclosporin (3A4), Ketoconazol, thuốc ngừa thai dạng uống (3A4)
giảm nồng độ X/huyết tương

21.Rifampicin là thuốc cảm ứng enzyme do đó có thể

A. Làm giảm tác dụng của Cycloporin D. A và B đúng


B. Làm giảm tác dụng của Ketoconazol E. A, B và C đúng
C. Làm giảm tác dụng của Ergotamine

22.Một bệnh nhân nữ đang sử dụng thuốc ngừa thai (dạng uống), được bác sĩ kê đơn Rifampicin để dự phòng
nhiễm trùng màng não cầu khuẩn (meningococcus). Sự phối hợp sẽ dẫn đến hậu quả

A. Tăng tác dụng phụ của Rifampicin


B. Không có ảnh hưởng gì khi sử dụng 2 thuốc trên
C. Thuốc ngừa thai bị giảm hiệu lực
D. Hoạt lực kháng sinh của Rifampicin bị giảm
E. Hiệu lực của thuốc ngừa thai kéo dài

23.Sự phối hợp thuốc Triacetyloleandomycin (TAO) và Ergotamin có thể

A. Làm tăng nồng độ Ergotamin và gây ra chứng “Ergosim”: thiếu máu cục bộ ở chi [do co mạch quá
mức] và đưa đến hoại tử trong trường hợp nặng
B. Làm giảm hoạt lực kháng khuẩn của TAO
C. Làm giảm nồng độ của Ergotamin và giảm hiệu quả điều trị
D. Làm mất tác dụng của cả 2 thuốc trên
E. Có thể phối hợp 2 loại thuốc trên mà không có ảnh hưởng gì
20

24.Probenecid làm tăng tác dụng của Cefotaxim, Penicillin theo cơ chế

A. Cạnh tranh lọc qua cầu thận


B. Cạnh tranh trong sự bài tiết chủ động ở ống thận
C. Cạnh tranh tái hấp thu thụ động ở ống thận
D. A và B đúng
E. Cả 3 đều sai

Lọc qua cầu thận: Aminoglycosid – Digoxin

Bài tiết chủ động: Probenecid – [Penicillin, Ampicillin, Cefuroxim, Meropenem]  Probenecid tương tranh bằng
cơ chế thải trừ qua thận do Probenecid có cùng protein vận chuyển với Penicillin. Nên sẽ làm giảm nồng độ
Penicillin trong nước tiểu và tăng trong huyết tương.  tăng tác dụng do cạnh tranh bài tiết chủ động

Tái hấp thu thụ động:

Kiềm hóa nước tiểu: Phenolbarbital, salicylic acid

Acid hóa nước tiểu  dạng không phân ly chiếm ưu thế trong nước tiểu  hấp thu ngược vào huyết tương

Kiềm hóa nước tiểu  dạng phân ly chiếm ưu thế trong nước tiểu  khó hấp thu, thải ra ngoài

Ngược lại là trường hợp Amphetamin, phencuclidin, dẫn xuất quinidin: Acid hóa nước tiểu  Amphetamin tồn tại
nhiều ở dạng ion  đào thải

25.Phương pháp kiềm hóa nước tiểu trong điều trị ngộ độc Phenobarbital

A. Tăng tỉ lệ dạng ion hóa của Phenobarbital


B. Tăng tỉ lệ dạng không ion hóa của Phenobarbital
C. Tăng tỉ lệ Phenobarbital ở dạng phân tử
D. Tất cả đều sai
E. A và C đúng

26.Kiềm hóa nước tiểu bằng Na bicarbonat có thể dùng trong sử lý ngộ độc chất nào sau đây

A. Aspirin D. Cocain
B. Amphetamine [acid hóa] E. Các câu trên đều sai
C. Morphin
Aspirin: Gây bài niệu bằng cách kiềm hóa nước tiểu. Nhưng ko được dùng Bicarbonat vì có thể làm tăng hấp thu
salicylat. Nếu dùng Acetazolamid, cần xem xét kỹ nguy cơ nhiễm acid chuyển hóa nghiêm trọng và ngô độc
salicylat.

27.Thuốc nào sau đây có thể gây hội chứng đỏ mặt, nhức đầu, nôn mửa, hạ huyết áp và có thể lú lẫn khi uống rượu

A. Metronidazol D. A và B đúng
B. Disulfiram-like E. A, B và C đúng
C. Cefoperazone
21

Đối với Disulfiram và các chất giống Disulfiram:

a. Disulfiram: Chất này ức chế sự oxy hóa rượu để hình thành Acetaldehyt. Lợi dụng tính chất này, người ta dùng
Disulfiram để làm chất cai nghiện rượu với biệt dược có tên là Antabuse. Khi dùng thuốc này, nếu uống rượu thì
sau 5-10 phút sẽ cảm thấy mặt đỏ bừng bừng, nhức đầu, hạ huyết áp, đánh trống ngực, buồn nôn, rất khó chịu, gây
cảm giác sợ rượu (hội chứng cai nghiện).

b. Metronidazol: Cũng có tác dụng như Disulfiram, sẽ ức chế aldehit dehydrogenase, có tác dụng chuyển
acetaldehit thành CO2 và H2O, gây tích tụ acetaldehit trong cơ thể. Do đó khi dùng Metronidazol, bệnh nhân
không được uống rượu, kể cả 48 giờ sau khi ngừng thuốc. Hiện tượng trên xảy ra ở cả những phụ nữ đặt
Metronidazol ở âm đạo, nhưng rất hãn hữu.

c. Cephalosporin: Hiện tượng trên cũng xảy ra, nhưng chỉ ở Cephalosporin dạng tiêm, còn các dạng khác thì
không. Do đó khi tiêm thuốc này phải kiêng uống rượu. Cephalosporin dạng tiêm có tên là Cephamandol.

Xem thêm: http://www.ykhoa.net/duoc/sudungthuoc/27_133.htm

28.Một bệnh nhân được hướng dẫn không nên uống rượu trong khi điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân này
đã uống rượu. Sau khi uống rượu vài phút, bệnh nhân đã đỏ mặt, đau đầu, nôn mửa. Bệnh nhân đang sử dụng
thuốc

A. Phenobarbital D. Diazepam
B. Tanylcypromine E. Disulfiram
C. Naltrexone

29.Thuốc/hoạt chất nào sau đây bị chuyển hóa bởi CYP P450

A. Diazepam D. A và B đúng
B. Nordiazepam E. A, B và C đúng
C. Oxadiazepam
A. Oxadiazepam chuyển hóa ở pha 2 [glucoronid hóa]  đào thải ra ngoài

30.Kháng sinh Macrolid nào không bị chuyển hóa bởi CYP P450

A. Clarithromycin D. Roxithromycin
B. TAO E. Azitthromycin
C. Erythromycin
22

PHẢN ỨNG CÓ HẠI (ADRs)

1.Định nghĩa về phản ứng có hại của thuốc, điều nào sau đây không đúng

A. Là phản ứng độc hại


B. Không được định trước
C. Xuất hiện khi bị quá liều [liều thường dùng]
D. Có nguy cơ cao khi bệnh nhân kết hợp nhiều thuốc
E. Chỉ liên quan đến thuốc

2.Định nghĩa phản ứng có hại của thuốc của tổ chức y tế thế giới: ADR là phản ứng có hại, không xác định trước,
xuất hiện ở liều thường dùng cho người,… định nghĩa này

A. Không bao gồm các trường hợp dùng sai thuốc, dùng không đúng liều quy định
B. Bao gồm các trường hợp dùng sai thuốc, dùng không đúng liều quy định
C. Tùy trường hợp cụ thể

3.Những yếu tố nào sau đây là nguyên nhân những phản ứng có hại của thuốc

A. Tính dị thường vốn có của người dùng thuốc


B. Sự khác thường của người dùng thuốc đang mang 1 bệnh khác
C. Tương tác các thuốc với nhau
D. A và B đúng
E. A, B và C đúng

4.Phản ứng có hại của thuốc xảy ra

A. Ngay sau khi dùng thuốc D. Khi ngưng thuốc


B. Vài ngày sau khi dùng thuốc E. Cả 4 đều đúng
C. Sau khi dùng thuốc một thời gian dài

5.Thông thường cả phản ứng có hại của thuốc ADR được phân loại như sau

A. Gia tăng, dị thường, kéo dài


B. Muộn, ngưng thuốc, mất hiệu lực
C. Quá mức, dị thường (chưa rõ nguyên nhân)
D. Tất cả đều sai
E. Tất cả đều đúng

Phân loại theo tần suất: rất thường, thường, ít, hiếm, rất hiếm gặp

Theo mức độ bệnh: Nhẹ, trung bình, nặng, tử vong

Theo đặc tính (Type):

Type A – dạng “tăng cường”: dạng phụ thuộc liều


23

Type B – dạng “lạ”: dạng không phụ thuộc liều


Type C – dạng “mạn tính”: phụ thuộc thời gian dùng và liều dùng
Type D – dạng “xuất hiện chậm”: liên quan đến thời gian
Type E: dạng xuất hiện sau khi ngừng thuốc
Type F: thất bại điều trị không mong muốn

6.Báo cáo tự phát có ưu điểm trong phát hiện ADR so với các phương pháp khác

A. Phát hiện nhanh chóng [sách ghi: phát hiện sớm ???]
B. Chi phí thấp
C. Dễ phát hiện được tỉ lệ bị ADR trong toàn dân số [ko tính được tần suất nên không đánh giá đc nguy cơ]
D. A và B đúng
E. A, B và C đúng

7.Bệnh nhân nhập viện vì suy gan do uống 1 vỉ Paracetamol kèm với rượu là

A. Phản ứng có hại của thuốc D. Ngộ độc thuốc


B. Biến cố có hại của thuốc E. Tất cả đều sai
C. Sai sót trong dùng thuốc

8.Theo thuật toán Naranjo, những điều nào cần quan tâm khi đánh giá nguy cơ ADR của thuốc

A. Biến cố độc hại có xảy ra sau khi thuốc được sử dụng hay không
B. Phản ứng độc hại có được cải thiện khi ngưng thuốc hay không
C. Phản ứng độc hại có xảy ra lại khi bệnh nhân dùng thuốc trở lại hay không
D. A và B đúng
E. A, B và C đúng

9.WHO và FDA đã đưa ra khuyến cáo không nên sử dụng kháng Histamin nào sau đây cho trẻ < 2 tuổi

A. Alimemazin D. A và B đúng
B. Promethazin E. A, B và C đều đúng
C. Chlopheniramin

10.Rofecoxid bị rút khỏi thị trường vì lý do tác dụng phụ trên

A. Tiêu hóa D. Thần kinh


B. Hô hấp E. Nội tiết
C. Tim mạch
Rofecoxid vào thị trường năm 1999. đến năm 2000, chỉ riêng Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh đã thu thập được 1.120 báo
cáo ADR, trong đó có 177 báo cáo về tác dụng không có lợi trên tim mạch của thuốc này và khuyến cáo không dùng cho
người có nguy cơ tim mạch.

http://www.daithaoduong.vn/Desktop.aspx/Bai-viet/Thuoc/Can_biet_som_tac_dung_phu_cua_thuoc/
24

11.Trường hợp nào cần ngưng Aspirin 7 ngày trước khi phẫu thuật

A. Phẫu thuật bắt cầu mạch vành D. Phẫu thuật bàng quang
B. Nội soi đại tràng E. Mổ đục thủy tinh thể
C. Tiểu phẫu răng
Nhiều nghiên cứu cho thấy uống Aspirin làm tăng nguy cơ chảy máu ở những BN phẫu thuật: như trong phẫu thuật phụ
khoa [34], niệu khoa [35], chỉnh hình [36]. Burger phân tích 41 nghiên cứu trên 49.590 BN uống Aspirin khi phẫu thuật: tác
giả nhận thấy Aspirin làm tăng nguy cơ chảy máu 50% hơn so với những BN không uống Aspirin [37]

Nghiên cứu của Goldman trên 772 BN được phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành tại các bệnh viện Quân đội Hoa Kỳ từ
tháng 06/1983 đến 07/1986: tác giả nhận thấy nếu BN được uống Aspirin với liều 325mg/ ngày, bắt đầu 2 ngày trước khi
phẫu thuật bắc cầu động mạch vành thì sau phẫu thuật bắc cầu trong vòng 60 ngày: kết quả chụp cầu mạch vành cho thấy
trên các BN được uống Aspirin thì tỷ lệ cầu nối với tĩnh mạch hiển thông thương tốt nhiều hơn nhóm không có uống Aspirin
(93,5% so với 85,21%, P: 0,008) [35]

Mặc dù tăng nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật trong khi đang uống Aspirin, nhưng nhiều thủ thuật và phẫu thuật vẫn thực
hiện an toàn mà không cần ngưng Aspirin. Horlocker TT tại BV Mayo Clinic Hoa Kỳ nghiên cứu trên 924 BN được gây tê
tủy sống cho thấy trên những BN uống thuốc chống kết dính tiểu cầu (386 BN) không làm tăng nguy cơ tạo máu tụ tủy sống
và tại chỗ chích [39] Ferrari cũng cho thấy uống Aspirin không làm tăng biến chứng chảy máu trên những BN mổ ruột thừa
và cắt túi mật cấp [40] Tương tự như vậy phẫu thuật thay thủy tinh thể trên những BN đang uống Aspirin không làm tăng
nguy cơ chảy máu [41,42]. Valerin MA cũng cho thấy trên những BN đang uống Aspirin thì không làm tăng thêm nguy cơ
chẩy máu khi nhổ răng [43].

Nguồn: http://timmachhoc.vn/vi/component/content/article.html?id=289:iu-chnh-thuc-chng-kt-dinh-tiu-cu-tren-
bnh-nhan-tim-mch-khi-cn-phu-thut&catid=60:tng-quan-v-tim-mch

12.Phát biểu nào sau đây không đúng với Aspirin

A. Thường chỉ dùng trong chỉ định bệnh Kawasaki ở trẻ em


B. Dạng đường uống là thuốc không kê toa
C. Chỉ định bắt buộc trong phòng ngừa tiên phát biến cố tim mạch ở người bị đái tháo đường
D. Thận trọng ở người có tiền sử hen
E. Có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu không thuận nghịch

13.Cần lưu ý những điều sau khi kết hợp Aspirin và Ibuprofen

A. Tăng nguy cơ xuất huyết


B. Dùng Ibuprofen ít nhất 30 phút trước khi uống Aspirin
C. Tăng tác dụng chống huyết khối, bảo vệ tim
D. A và B đúng
E. A, B và C đúng

NSAIDs [như Ibuprofen] – Asprin: làm giảm tác động của chống đông máu của Aspirin. Dùng cách nhau 8h
25

14.Phát biểu nào sau đây đúng

A. Paracetamol là lựa chọn đầu tay cho các trường hợp đau
B. Nếu không đạt hiệu quả giảm đau với NSAID, bệnh nhân nên thử các thuốc khác trong nhóm trước
khi chuyển sang một nhóm khác
C. Khi cần tăng hiệu quả giảm đau, tiếp tục tăng liều cho đến khi đạt mức giảm đau mong muốn
D. Khi cần tăng hiệu quả giảm đau nên kết hợp 2 NSAID
E. Tất cả các ý trên đều đúng

15.Đặc điểm có hại do NSAIDs gây ra trên đường tiêu hóa

A. Chủ yếu xảy ra ở tá tràng [dạ dày]


B. Dễ điều trị bằng 1 thuốc ức chế tiết acid do phụ thuộc nhiều vào pH đường ruột
C. Vết loét thường nông
D. Xuất huyết tiêu hóa nếu xảy ra thường ít nghiêm trọng
E. Tất cả ý trên đều sai

16.Bệnh nhân nam 65 tuổi bị chuẩn đoán viêm khớp và có nguy cơ nhồi máu cơ tim, thuốc nào sau đây được ưu
tiên sử dụng

A. Celecoxid D. Ibuprofen
B. Naproxen E. Diclofenac
C. Rofecoxid

18.Bệnh nhân nam 65 tuổi bị chuẩn đoán viêm khớp và có tiền sử loét dạ dày tá tràng cần bắt đầu sử dụng NSAID,
lời khuyên dùng thuốc NSAID nào sau đây không hợp lý để ngừa tác dụng phụ trên đường tiêu hóa

A. Sử dụng liều thấp và tăng liều dần cho đến khi đạt hiệu quả
B. Kết hợp với một loại thuốc ức chế bơm proton
C. Sử dụng dạng thuốc đạn hoặc kem bôi
D. Sử dụng thuốc ức chế chuyên biệt trên COX-2
E. Kết hợp với Misoprostol

19.Tất cả các ý về suy thận cấp gây ra do NSAIDs đều đúng, ngoại trừ

A. Là tác dụng phụ có thể hồi phục, giảm khi ngưng thuốc
B. Thuốc ức chế chyên biệt COX-2 ít gây tác dụng này
C. Bệnh nhân bị suy tim sung huyết có nguy cơ cao
D. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc lợi tiểu phải lưu ý nguy cơ này
E. Cần theo dõi chức năng thận trước và sau 3 – 7 ngày sau khi dùng thuốc
26

http://tietnieuthanhoc.com/pictures/file/6%20NSAIDs_AKI_Huynh%20Ngoc%20Phuong%20Thao.pdf

20.Tất cả các ý về suy thận cấp gây ra do NSAID đều đúng, ngoại trừ

A. Có tính thuận nghịch, giảm khi ngưng thuốc


B. Nguy cơ tăng lên ở người bị suy giảm thể tích dịch
C. Thận trọng đối với người cao tuổi đang dùng thuốc lợi tiểu
D. Nên ưu tiên sử dụng thuốc ức chế chuyên biệt trên COX-2
E. Cần theo dõi triệu chứng như phù, tăng huyết áp, tăng cân trong quá trình dùng thuốc

21.Bệnh nhân có lượng tiểu cầu và thời gian prothrombin bình thường vẫn có thể bị chảy máu nặng do dùng
Aspirin trước khi phẫu thuật. Ảnh hưởng của Aspirin lên chức năng bình thường của tiểu cầu kéo dài trong khoảng

A. 4h D. 5 ngày [4 – 7 ngày]
B. 12h E. 14 ngày
C. 2 ngày

22.Các yếu tố nguy cơ sau góp phần tăng biến chứng xuất huyết tiêu hóa ở ruột của các NSAIDs không chọn lọc
trên COX-2, ngoại trừ

A. Tiền sử bị loét đường tiêu hóa


B. Dùng chung với SSRI [ức chế tái thu hồi serotonin] [yếu tố nguy cơ chưa đồng thuận]
C. Kết hợp nhiều NSAIDs, ngoại trừ aspirin
D. Người cao tuổi ( > 70 tuổi)
E. Dùng chung với thuốc chống đông
27

23.Các yếu tố nguy cơ sau góp phần tăng biến chứng xuất huyết tiêu hóa ở ruột của các NSAID không chọn lọc
trên COX-2, ngoại trừ

A. Hút thuốc lá [Nicotine trong thuốc lá làm tăng khối lượng và nồng độ acid dạ dày, tăng nguy cơ loét. Hút thuốc
cũng có thể làm chậm chữa bệnh trong khi điều trị loét.]
B. Tiền sử bị biến chứng trên đường tiêu hóa
C. Kết hợp nhiều NSAID, ngoại trừ aspirin
D. Người bị giảm tiểu cầu
E. Nhóm máu O

24.Tác dụng phụ có thể xảy ra khi điều trị bằng Glucocorticoid đường toàn thân trong thời gian dài, ngoại trừ

A. Gẫy xương D. Hội chứng Cushing


B. Tăng huyết áp E. Thay đổi tính tình
C. Nhiễm toan

25.Một phụ nữ 55 tuổi, đưa đến bệnh viện vì ngất xỉu khi lên cầu thang. Người nhà cho hay, bà đã dùng
Glucocorticoid để điều trị hội chứng thận hư từ 6 tháng nay và vừa mới ngưng thuốc cách đây 3 ngày. Các dấu
hiệu sau gợi ý bệnh nhân bị suy thượng thận cấp, ngoại trừ

A. Tăng huyết áp [tụt] D. Tăng SCr


B. Tăng K+ huyết E. Hạ đường huyết
C. Tăng BUN

26.Biện pháp cấp cứu cần thực hiện

A. Truyền IV dung dịch NaCl 0,9% D. A và C đúng


B. Truyền IV dung dịch glucose 5% E. A, B và C đúng
C. Tiêm IV nhanh Hydrocortison 100 mg
28

27.Tác dụng nào không phái của Glucocorticoid

A. Tăng tổng hợp glucose D. Tăng thoái hóa protein


B. Tăng dự trữ glycogen ở gan E. Tăng hồng cầu ở liều cao
C. Tăng sử dụng glucose ở mô ngoại biên
Ngoại biên: Giảm sử dụng Glucose, tăng thoái hóa protein (lúc đói), tăng thoái hóa glucid

Gan: Tổng hợp glucose từ acid amin, và glycerol đồng thời tích trữ glucose ở dạng glycogen

Tăng hồng cầu ở liều cao, hội chứng Cashing, nhưng giảm hồng cầu ở hội chứng Addison.

28.Chọn câu đúng về hoạt lực Glucocorticoid

A. Prednison < Prednisolon < Dexamethason < Triamcinolon


B. Prednison < Prednisolon < Triamcinolon < Dexamethason
C. Prednisolon < Prednison < Dexamethason < Triamcinolon
D. Prednisolon < Prednison < Triamcinolon < Dexamrthason
E. Tất cả đều sai

29.Thuốc nào làm tăng tác dụng của Corticoid khi dùng chung

A. Barbiturat D. Hydantoin
B. Cholestyramin E. Rifampin
C. Estrogen

30.Bà A 60 tuổi, tiền sử bệnh gan bị viêm khớp dạng thấp nặng trong 15 năm và đuợc điều trị bằng Aspirin. Đến
55 tuổi chuyển sang dùng Ibuprofen liều 600 mg/lần x 4 lần/ngày để giảm tác dụng phụ trên tiêu hóa của Aspirin.
Sau đó bà A thấy đau khớp nhiều hơn, các xét nghiệm cho thấy bệnh nặng hơn. Vậy việc trước tiên phải làm cho
bệnh nhân là

A. Thêm Glucocorticoid [do câu kế =))] D. Tăng liều Ibuprofen


B. Chuyển sang loại NSAIDs khác E. Tất cả đều sai
C. Chuyển từ Ibuprofen sang Glucocorticoid

31.Nếu phải chọn một loại Glucoclorticoid cho bà A thì nên theo chế độ điều trị nào dưới đây

A. Chế độ liều sinh lý cách ngày


B. Liều trên sinh lý thấp 0,1 – 0,25 mg/kg/ngày, cách ngày
C. Liều trên sinh lý thấp 0,1 – 0,25 mg/kg/ngày, hằng ngày
D. Liều trên sinh lý trung bình 0,5 mg/kg/ngày, hằng ngày
E. Liều trên sinh lý cao 1 – 3 mg/kg/ngày, hằng ngày

32.Bệnh nhân nữ 55 tuổi, đến bệnh viện với triệu chứng sưng đau, cứng khớp gối và đau bụng, vàng da, nước tiểu
sẫm màu. Qua thăm khám, BS chuẩn đoán bệnh nhân bị viêm khớp cấp và viêm gan mạn tính. Do bệnh nhân đã
dùng Diclofenac 50 mg x 3 lần/ngày trong suốt 1 tuần qua mà triệu chứng không giảm, BS cho bệnh nhân sử dụng
Glucocorticoid. Thuốc nào sau đây có thể được sử dụng
29

A. Prednison D. A và B đúng
B. Prednisolon E. B và C đúng
C. Dexamethason

33.BN nam 500 tuổi, đến bệnh viện vì mệt mỏi, chán ăn và thường hay nôn nửa từ 6 tháng nay. Huyết áp là 96/70
mmHg, bệnh nhân khai thường hay chóng mặt khi đứng dậy. BS tiến hành xét nghiệm đo cortisol và ACTH trong
huyết tương. Kết quả cho thấy cortisol huyết lúc 8h sáng < 3 mcg/dl và ACTH huyết giảm. Tình trạng suy thượng
thận được chuẩn đoán. Thuốc nào được chỉ định

A. Hydrocortison D. A và B đúng
B. Prednison E. A, B và C đúng
C. Flucdrocortison

34.Chế độ ăn của bệnh nhân trên nên đuợc bổ sung chất nào sau đây

A. Muối D. Vitamin D
B. Chất béo E. Tất cả đều đúng
C. Tinh bột

35.Bệnh nhân điều trị bằng Glucocorticoid dài ngày cần có chế độ dinh dưỡng

A. Giảm glucid D. A và B đúng


B. Giảm lipid E. A và C đúng
C. Giảm protein
Ăn ít đường, mỡ, muối; nhiều kali, calci, protid

36.Bệnh nhi 8 tuổi, dùng prednisolon 40 mg/ngày để điều trị viêm gan tự miễn và chưa thể giảm liều từ 3 tháng
nay. Biện pháp nào sau đây không giúp hạn chế tác dụng phụ gây chậm lớn cho bệnh nhân này

A. Bổ sung glucose D. Uống sữa


B. Tăng vận động ngoài trời E. Bổ sung Ca-D
C. Bổ sung protein
Khuyến khích chơi thể thao, ăn nhiều đạm, calci

37.Không dùng Glucocorticoid để điều trị trường hợp nào sau đây

A. Bệnh huyết thanh D. Viêm da tiếp xúc


B. Ong đốt E. Viêm mũi dị ứng
C. Shock phản vệ
CCĐ: ko dùng trị ngứa ko do viêm, chữa mụn, trứng cá đỏ, nấm da, bôi chỗ trầy sước.

38.Bệnh nhân bị Cushing do thuốc có thể có biểu hiện nào sau đây

A. Béo phì toàn thân [béo trung tâm, mặt trỏn] D. Sẹo cũ sẫm màu
B. Tăng sản thượng thận E. Các câu trên đều đúng
C. Thay đổi tính tình
30

39.Phát biểu nào sau đây về Phenylpropanolamin (PPA) là đúng

A. Thường được dùng để chống sung huyết mũi, viêm mũi dị ứng
B. Gây chán ăn, chống béo phì
C. Ở liều cao sẽ gây tăng huyết áp, chảy máu não, loạn thần cấp tính
D. Phản ứng có hại cũng có thể xảy ra ngay cả ở liều điều trị cảm cúm
E. Cả 4 câu trên đều đúng

40.Thuốc nào được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vì có thể làm đứt gót chân

A. Aminoglycosides D. Fluoroquinolon [nhóm quinolones]


B. Cephalosporin E. Sulfonamide
C. Tetracyclin

41.Suy tủy do Chloramphenicol là phản ứng có hại loại

A. Loại A D. Loại D
B. Loại B E. Loại E
C. Loại C

42.Trong tình huống bệnh nhân bị rung giựt nhãn do tương tác thuốc giữa phenytoin và chloramphenicol. Cách xủ
lý nào sau đây đuợc xem là phù hợp

A. Ngưng sử dụng Chloramphenicol


B. Ngưng sử dụng Phenytoin
C. Ngưng sử dụng Chloramphenicol và giảm liều Phenytoin
D. Ngưng sử dụng Phenytoin và giảm liều Chloramphenicol
E. Ngưng sử dụng cả 2 thuốc

43.Loại kháng sinh không thể sử dụng đơn độc do dễ bị đề kháng

A. Tobramycin D. Fosfomycin
B. Ceftriaxon E. C và D đúng
C. Rifampicin
44.Phối hợp kháng sinh đuợc cho là đối kháng

A. Fluoquinolon + beta lactamin D. Penicillin + Macrolid


B. Vancomycin + Aminoglycosid E. Fosfomycin + Aminoglycosid
C. Rifampicin + Fluoquinolon

45.Phối hợp kháng sinh đuợc cho là đối kháng

A. Vancomycin + Fosfomycin D. Betalactamin + Amikacin


B. Ciprofloxacin + Amikacin E. Amoxicilin + Tetracyclin
C. Ciprofloxacin + Rifampicin
31

46.Kháng sinh đuợc thải trừ chủ yếu qua mật là

A. Gentamycin D. Erythromycin
B. Tetracyclin E. Cefaclor
C. Ofloxacin

DỊ ỨNG THUỐC

1.Thuốc nào sau đây có tỉ lệ gây dị ứng cao nhất tại Việt Nam

A. Thuốc an thần [1,3%]


B. Corticoid [+ kháng Histamin: 3,4%]
C. Kháng sinh [63%]
D. Thuốc kháng lao [6,5%]
E. Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs) [4,0%]

Vitamin [11,6%]

2.Về đặc điểm dị ứng thuốc, các phát biểu sau là đúng, ngoại trừ

A. Không phụ thuộc vào liều sử dụng


B. Có thể đưa đến tăng bạch cầu ưa kiềm [acid  di ứng hoặc nhiễm KST]
C. Biểu hiện lâm sàng của phản ứng dị ứng không liên quan đến tác dụng dược lý
D. Có thể xảy ra phản ứng chéo giữa những chất có cấu trúc hóa học tương tự
E. Phản ứng dị ứng biến mất khi ngưng thuốc

Tỉ lệ rất thấp

Không phụ thuộc vào liều

Hiếm khi xuất hiện lần đầu [ngoại trừ giả dị ứng]

Chuyên biệt với 1 số loại thuốc

3.Đặc điểm của phản ứng dị ứng thuốc

A. Phản ứng xảy ra với tỉ lệ thấp


B. Phản ứng có [không] liên quan đến tác dụng dược lý
C. Phản ứng [không] phụ thuộc vào liều sử dụng
D. Giảm [tăng] bạch cầu ưa acid
E. Duy trì một thời gian [ngừng] sau khi ngưng thuốc
32

4.Phát biểu nào không đúng về các yếu tố nguy cơ của dị ứng thuốc

A. Trẻ em dễ [ít] bị dị ứng hơn người lớn


B. Đường uống thường xảy ra nhất [Vit B đường tiêm có nguy cơ dị ứng cao hơn]
C. Không phụ thuộc vào giới
D. Có thể xảy ra phản ứng chéo
E. Sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc ngắt quãng

[slide] =___=

5.Người có tiền sử dị ứng với sulfamid sẽ có nguy cơ dị ứng chéo với

A. Chlorothiazid [lợi tiểu thiazid] D. A và B đúng


B. Chlorpropamide [lợi tiểu trị đái tháo đường] E. A, B và C đúng
C. Furosemide [lợi tiểu quai]
Phản ứng chéo

Aspirin vs NSAIDs
Penicillin vs Cephalosporin
Sulfamid: kháng khuẩn, lợi tiểu quai, tiểu thiazid, tiểu đường
Opioid: morphin, codein, hydromorphone, Fentanyl, Methadone

6.Những cơ chế nào sau đây gây giả dị ứng

A. Do sự bất thường trong chuyển hóa acid arachidonic


B. Tác động trực tiếp trên tế bào mast
C. Tác nhân vật lý
D. Cả 3 đều sai
E. Cả 3 đều đúng

Giả dị ứng không qua cơ chế miễn dịch IgE, biểu hiện lâm sàng giống nhau, cách điều trị giống nhau

7.Người ta phân chia phản ứng dị ứng và giả dị ứng dựa vào

A. Cớ chế của phản ứng dị ứng (có liên quan đến cơ chế miễn dịch hay không)
B. Thời gian khởi phát (nhanh hay chậm)
C. Biểu hiện lâm sàng khác nhau
D. B và C đúng
E. Tất cả đều sai

8.Phản ứng dị ứng (Allergy) và giả dị ứng (pseudoallergy) khác nhau thế nào

A. Phản ứng dị ứng có liên quan đến cơ chế miễn dịch


B. Thời gian khởi phát của phản ứng dị ứng nhanh hơn
C. Có biểu hiện lâm sàng khác nhau
D. Giả dị ứng không có biểu hiện lâm sàng
E. Cách xử trí (điều trị) khác nhau
33

9.Tỉ lệ dị ứng chéo giữa Penicillin và Cephalosporin là

A. 5 – 10% D. 30 – 40%
B. 10 – 20% E. 40 – 50%
C. 20 – 30%

10.Đối với người có tiền sử dị ứng Penicillin, khi test da vẫn có thể âm tính với Penicillin ở tỉ lệ

A. 2% D. 15%
B. 5% E. 20%
C. 10%

11.Eczema (viêm da dị ứng – type 4) là một loại phản ứng dị ứng có đặc điểm

A. Thời gian khởi phát chậm D. A và B đúng


B. Qua trung gian tế bào Lympho T E. A và C đúng
C. Qua trung gian các kháng thể

12.Trong điều trị shock phản vệ, adrenalin có thể được dùng dưới dạng

A. Tiêm IV, tiêm dưới da D. A và B


B. Tiêm truyền E. A, B và C
C. Dạng khí dung
Tiêm tĩnh mạch, dưới da. Tiêm cách 10-20 phút cho đến khi tình trạng ổn định. Có thể pha loãng trong Glucose
5% (tiêm truyền). Hoặc dùng Adrenalin tác dụng kéo dài dưới dạng dịch treo.

13.Thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị shock phản vệ

A. Aminophyllin D. Hydrocortison
B. Dyphenhydramin E. Natri cromolyn
C. Epinephrine
Gồm 3 thuốc: Adrenalin, Diphehydramin [kháng Histamin], Methylprenisolon [Corticoid]

14.Liều của Adrenalin trong điều trị cấp cứu được tính toán dựa theo

A. Diện tích cơ thể (cm2) D. Tuổi


B. Trọng lượng cơ thể E. Các câu trên đều đúng
C. Chiều cao

15.Sự phân liều Adrenalin trong điều trị shock phản vệ dựa theo

A. Tuổi của bệnh nhân D. A và B đúng


B. Cân nặng của bệnh nhân E. A, B và C đúng
C. Giới tính
34

16.Phát biểu không đúng trong giải thích cơ chế các phản ứng dị ứng theo Gell và Coombs

A. Chất trung gian hóa học đuợc phóng thích từ tế bào mast hoặc tế bào ưa kiềm
B. Bệnh nhân thiếu máu tiêu huyết ở trẻ sơ sinh là do phản ứng kết tủa phức hợp miễn dịch
C. Kháng thể IgM và IgG tham gia các phản ứng type II và III
D. Phản ứng type I là phản ứng qua trung gian thể dịch với sự tham gia của kháng thể IgE
E. Phản ứng type IV qua trung gian tế bào lympho T

Phân loại theo cơ chế của quá trình miễn dịch (Gell và Coombs)

Type I: phản ứng kiểu phản vệ. Thông qua trung gian thể dịch IgE. Tế bào mast nhận diện kháng thể, phóng thích
histamin và các chất trung gian hóa học. Gây hen suyễn, nổi mày đay,… và shock phản vệ. Nhanh

Type II: phản ứng độc tế bào. Thông qua trung gian thể dịch IgM và IgG, bổ thể. Phản ứng KN – KT hoạt hóa hệ
thống bổ thể làm vỡ tế bào. Mô đích là tế bào máu. [truyền sai nhóm máu, yếu tố Rhesus,… primaquin,
quinidin,…]. Nhanh

Type III: phản ứng tạo phức hợp miễn dịch. Trung gian thể dịch là IgG. Phức hợp miễn dịch được tạo thành do
phản ứng KN – KT, lắng đọng ở nội mô mạch máu gây các biểu hiện lâm sàng tùy theo vị trí tổn thương. [viêm
màng tim, viêm màng phổi, lupus ban đỏ, viêm da, xơ cứng bì, viêm đa khớp dạng thấp, viêm mạch miễn dịch (hội
chứng Stevens-Johson)… KS beta-lactam, sulfomid, streptomycin,…]. Nhanh

Type IV: phản ứng muộn qua trung gian tế bào. Thông qua trung gian tế bào lympho T. Không phụ thuộc cơ địa,
ai tiếp xúc nhiều sẽ bị nhiều. KN gắn vào tế bào lympho T, kích hoạt lympho T giải phóng lymphokinase, tạo phản
ứng viêm. Biểu hiện: viêm da tiếp xúc, chàm, sần ngứa, u hạt. [sulfonamid, phenothiazin, streptomycin,
tetracyclin, penicillin,…]. Chậm

17.Dị ứng Penicillin có thể xảy ra theo cơ chế nào

A. Type I D. Type I, II và III


B. Type II E. Type I, II, III và IV
C. Type I và II

18.Trong điều trị nhiễm trùng Salmonella, thuốc nào sau đây có thể dược đề nghị thay thế đối với bệnh nhân bị dị
ứng với Ceftriaxone

A. Quinolon D. A và B đúng
B. Chloramphenicol E. A, B và C đúng
C. TMP-SMX [Trimethoprim +
Sulfamethoxazol]

19. Hội chứng Steven Johnson thường xảy ra đối với những chất nào

A. Probenecid D. Colchicin
B. Nor-amidopyrin E. Allopurinol
C. Aspirin
Do thuốc thì thường là do KS nhóm Penicillin, Sulfamid
35

THÔNG TIN THUỐC

1.Thông tin thuốc trong phạm vi rộng cần trả lời bằng kiến thức tổng quát, có thể kiếm qua

A. Nguồn thông tin cấp 1 D. Các nghiên cứu cơ bản


B. Nguồn thông tin cấp 2 E. B và C
C. Nguồn thông tin cấp 3
Cấp 1 và 2: phạm vi hẹp, chứng cứ mới, vấn đề còn mâu thuẫn

2.Các nhược điểm của nguồn thông tin cấp 1, ngoại trừ

A. Phạm vi giới hạn


B. Nghiên cứu đều có những hạn chế
C. Khó hiểu khi bệnh nhân muốn tìm hiểu thông tin
D. Cung cấp dữ liệu không cập nhật về thuốc mới
E. Dữ liệu ít hay gây còn tranh luận

3.Các nguồn thông tin cấp 2 bao gồm

A. Pubmed D. A và B [+ tripdatabase]
B. Cochrane E. B và C
C. Drug Facts and Comparisons

4.Thông tin từ các nguồn sau được xem là nguồn thông tin cấp 3, ngoại trừ

A. Goodman and Gilman’s Pharmacological Basics of Therapeutics


B. Lexicomp
C. X
D. X
E. X

Uptodate, lexicomp, micromedex, Goodman (handbook)

5.Ưu điểm của nguồn thông tin cấp 3

A. Cung cấp dữ liệu về loại thuốc mới


B. Là các công bố mới, cập nhật nhất
C. Phù hợp để trả lời về có tính tổng quát, cơ bản
D. Thông tin phản ánh quan điểm của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực
E. C và D [+ nhanh chóng, dễ sử dụng cho bệnh nhân]

6.Chiến lược tìm thông tin thuốc

A. Nguồn thông tin cấp 1  2  3 D. Nguồn thông tin cấp 3  1  2


B. Nguồn thông tin cấp 3  2  1 E. Nguồn thông tin cấp 2  1  3
C. Nguồn thông tin cấp 1  3  2
36

7.Nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (RCT)

A. Các đối tượng chỉ cần được chia làm 2 bên có số lượng như nhau
B. Tất cả các đối tượng cơ hội như nhau vào 1 trong 2 nhóm can thiệp hoặc đối chứng
C. Các đối tượng được đánh số chẵn lẻ, số chẵn vào nhóm can thiệp và số lẻ vào nhóm đối chứng
D. Người nghiên cứu cần phải biết được quy đinh phân nhóm
E. Các câu trên đều sai

8.Một nghiên cứu nhằm tìm hiểu liên quan giữa biểu hiện bệnh lý trên một dân số hiện nay và sự phơi nhiễm với
các chất trong quá khứ gọi là

A. Báo cáo hàng loạt ca D. Nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng
B. Nghiên cứu đoàn hệ E. Các câu trên đều sai
C. Nghiên cứu bệnh - chứng

9.Có định nghĩa Thuốc = Hoạt chất + Thông tin nhằm nhấn mạnh

A. Dược sỹ có trách nhiệm thông tin thuốc


B. Thành phần không thể thiếu của thuốc là bao bì
C. Hoạt động quảng cáo, giới thiệu thuốc phải tác động vào việc kê đơn, dùng thuốc bằng bất cứ giá nào
D. A và B đúng
E. A và C đúng

10.Tính chất và yêu cầu của thông tin thuốc

A. Thông tin đáng tin cậy nhất được lấy từ các bài báo tạp chí chuyên môn (journal articles)
B. Thông tin đáng tin cậy nhất được lấy từ sách giáo khoa (textbooks) và sách tham khảo (reference books)
C. Thông tin cần được định hướng cho đối tượng cần đến
D. A và C đúng
E. B và C đúng

11.Các phát biểu sau đây về thông tin thuốc cho công chúng là đúng, ngoại trừ

A. Chỉ nêu dữ liệu về thuốc đã được chứng minh khoa học


B. Dùng ngôn ngữ thông dụng nhưng không gây sự hiểu sai lạc về các dữ liệu khoa học
C. Không cần nói rõ những hạn chế của thuốc
D. Giúp có sự hiểu biết khi mua thuốc không cần đơn (OTC)
E. Không giới thiệu quảng cáo thuốc phải mua theo đơn

12.Thông tin thuốc trong bệnh viện

A. Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và kinh tế


B. Giúp Hội đồng thuốc và điều trị đánh giá, xây dựng danh mục thuốc
C. Đảm bảo sự tuân thủ qui chế dược chính
D. Giáo dục bệnh nhân tránh tình trạng làm dụng thuốc và tự chữa bằng thuốc thiếu khoa học
E. Tất cả đều đúng
37

13.Các phát biểu sau về thông tin thuốc trong bệnh viện là đúng, ngoại trừ

A. Dược sĩ phải nắm rõ và cập nhật các vấn đề về quản lý thuốc (quy định, quy chế, giá cả, chế độ thuốc
độc,…)
B. Dược sĩ phải nắm vững các vấn đề khoa học đối với thuốc (thuốc mới, sinh dược học, dược lực học,…)
C. Dược sĩ phải tham gia huấn luyện, đào tạo về nghiệp vụ thông tin
D. Dược sĩ góp phần soạn thảo tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc
E. Dược sĩ không nên thu thập thông tin kê thuốc liên quan mật thiết đến bệnh nhân (giới tính, tuổi,
nghề nghiệp,…)

14.Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Một thông tin cần cung cấp cho Hội đồng Thuốc và Điều trị là so sánh giá cả của thuốc sẽ được dùng trong
bệnh viện với các thuốc khác cùng loại
B. Thông tin người điều dưỡng quan tâm thường liên quan đến đường cho thuốc
C. Khi trả lời một câu hỏi liên quan đến thông tin thuốc bước đầu tiên là xác định người hỏi thực sự
muốn biết điều gì
D. Trong vài trường hợp, người Dược sĩ cần thu thập thông tin phản hồi từ bệnh nhân (như bệnh án) để trả lời
câu hỏi về chế độ dùng thuốc của người này
E. Thông tin về nồng độ đỉnh trong huyết tương của kháng sinh thuộc lĩnh vực dược lực học

15.Trong quy trình tìm kiếm thông tin thuốc, trước tiên nên tìm thông tin ở

A. Tạp chí chuyên ngành (nguồn cấp 1)


B. Medline (nguồn cấp 2)
C. Sách giáo khoa (nguồn cấp 3)
D. Nhật báo (như báo Tuổi trẻ,…)
E. Báo của ngành (như Thuốc và Sức khỏe, Sức khỏe và Đời sống,…)

16.Tùy theo đối tượng, thông tin thuốc nhằm để

I. Nâng cao dân trí về thuốc và sức khỏe


II. Giúp hiểu biết và sử dụng thuốc ở bệnh nhân trong bệnh viện
III. Giải đáp về thuốc cho bác sĩ, dược sĩ
A. Chỉ I đúng D. I và III đúng
B. Chỉ II đúng E. I, II và III đúng
C. I và II đúng

17.Phát biểu sau đây đúng, ngoại trừ

A. Thông tin theo y học có chứng cứ (EBM) có nghĩa là thông tin về tác dụng của thuốc phải được chứng
minh bằng thử nghiệm lâm sàng
B. Một mục tiêu của thông tin thuốc là đảm bảo tuân thủ quy chế dược chính
C. Thông tin thuốc chỉ nhằm nâng cao sự hiểu biết về thuốc chứ không nhằm thay đổi thái độ về sử
dụng thuốc [cần thay đổi thái độ…]
D. Khi tìm trên Internet, cần đánh giá mức độ tin cậy của thông tin đó
E. Đơn vị thông tin thuốc có nhiệm vụ truyền đạt hiểu biết đúng đắn về thuốc cho nhiều đối tượng sử dụng
thuốc phục vụ người bệnh.
38

ĐỘC CHẤT HỌC LÂM SÀNG

1.Giá trị SpO2 có ý nghĩa là

A. Áp suất của Oxy tại các phế nang


B. Khả năng gắn kết với Oxy của tại mô
C. Áp suất Oxy tại bề mặt phế nang
D. Là tỉ lệ phần trăm Hemoglobin của máu kết hợp với Oxy [= độ bão hòa oxy trong máu = tỉ lệ
HbO2/(HbO2 + Hb); bình thường là >95%]
E. Là độ bão hòa Oxy tại mô

2.Phạm vi tác động của than hoạt trong điều trị ngộ độc

A. Khi thuốc còn ở dạ dày D. A và B đúng


B. Khi thuốc đến ruột E. A, B và C đúng
C. Khi thuốc đã vào vòng tuần hoàn chung

3.Điều nào không đúng đối với chất hấp phụ than hoạt

A. Là chất giải độc đa năng


B. Không dùng cho giải độc kim loại nặng [hấp thụ kém]
C. Không nên kết hợp với các chất nhuận tẩy [một liều thuốc tẩy xổ sẽ làm tăng tốc độ qua ruột, ngăn than
hoạt lọt vào khí quản]
D. Có thể dùng liều lặp lại làm tăng độ thanh thải 1 số chất [ko nên dùng nhiều lần, mất cân bằng điện
giải]
E. Than hoạt làm cho phân có màu đen

4.Than hoạt có thể dùng điều trị ngộ độc các thuốc sau, ngoại trừ

A. Phenobarbital D. Lithium
B. Carbamazepin E. Aspirin
C. Digoxin

5.Than hoạt có thể sử dụng để hấp thu các chất sau

A. Ethanol D. Kali
B. Cyanid E. B và C đúng
C. Malathion

6.Phát biểu về Siro Ipeca đúng, ngoại trừ

A. Hoạt chất có tác dụng gây nôn là Alkaloid [emetin + cephaelin]


B. Có tac động lên thần kinh trung ương
C. Áp dụng trong điều trị ngộ độc các chất acid kiềm [ngộ độc cấp với các chất hấp thu chậm]
D. Có tác động trên hệ tiêu hóa
E. Sử dụng khi bệnh nhân còn tỉnh táo
39

7.Không dùng siro Ipeca trong điều trị ngộ độc cho đối tượng nào (Chống chỉ định)

A. Mất ý thức D. Cả 3 đều đúng


B. Người bị động kinh E. Cả 3 đều sai
C. Nhiễm độc acid, kiềm [chất ăn mòn, xăng
dầu]
Thời gian nhiễm độc trên 3h, trẻ em dưới 6 tháng tuổi

8.Điều kiện để áp dụng thẩm phân trong điều trị ngộ độc

A. Đối với chất có trọng lượng phân tử thấp < 500 Dalton
B. Các chất có liên kết protein thấp
C. Thể tích phân bố > 5 L/kg [<1 L/kg]
D. A và B đúng
E. A, B và C đúng

9.Bệnh nhân nhập viện do ngộ độc amitriptyline (T1/2 = 10 – 50 giờ, liên kết protein 90%, Vd = 18 L/kg). Giải
pháp nào sau đây có thể áp dụng cho bệnh nhân

A. Than hoạt D. A và B đúng


B. Thẩm tích máu E. A, B và C đúng
C. Thẩm phân màng bụng

10.Chất nào sau đây gây độc đối với các hợp chất đại phân tử của tế bào gan

A. Sản phẩm N-acetyl benzoquinoimin [NAPQI]


B. Sản phẩm acid mercapturic
C. Các chất chứa nhóm thiol (-SH)
D. Sản phẩm sulfat hóa của paracetamol
E. Sản phẩm glucuronate hóa của paracetamol

11.Điều trị đúng với toán đồ Rumack Mathew

A. Đánh giá ngộ độc Paracetamol sau 4 giờ


B. Đánh giá ngộ độc Paracetamol loại phóng thích kéo dài
C. Giới hạn khả năng có thể xuất hiện tác động ngộ độc đối với gan từ 150 – 200 mcg/ml huyết tương
D. A và B đúng
E. A và C đúng

12.Điều kiện áp dụng toán đồ Rumack-Mathew trong việc theo dõi và điều trị ngộ độc Paracetamol

A. Ngay khi mới ngộ độc


B. Sau khi ngộ độc ít nhất 4 giờ
C. Bệnh nhân uống Paracetamol với liều duy nhất
D. A và C đúng
E. B và C đúng
40

13.Có thể dùng chất nào dưới đây giải độc Acetaminophen

A. Methionin D. A và B đúng
B. Acetyl cystein E. A, B và C đúng
C. Vit B6
Cysteamin: hiệu quả nhưng nhiều tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, chóng mặt, độc với tim  ko sử dụng nữa

Methionine: an toàn nhưng ko hiệu quả cho lắm

NAC: an toàn + hiệu quả. NAC thay thế glutathione, và tăng tổng hợp glucathion, tăng lượng paracetamol chuyển
hóa theo con đường sulfat.

14.Phát biểu nào đúng trong việc dùng N-acetyl cystein để giải độc Paracetamol

A. Liều khởi đầu 140 mg/kg và duy trì 70 mg/kg


B. Liều đường chích bằng ½ đường uống
C. Liều trẻ em bằng ½ liều người lớn
D. Liều đuợc tính toán dựa vào trọng lượng cơ thể người bệnh
E. Liều đuợc tính toán dược vào lượng Paracetamol đã ngộ độc

15.Ở người bình thường, Paracetamol sẽ được chuyển hóa trong cơ thể cao nhất là ở gan

B. Liên hợp sulfat E. A và B


C. Liên hợp glucoronid F. B và C
D. Hệ thống cytochrom P450

16.Khi ngộ độc Paracetamol, sử dụng N-acetyl cystein để giải độc

A. N-acetyl cystein chuyển thành Glutathion


B. N-acetyl cystein tăng cảm ứng CYP 2E1
C. N-acetyl cystein làm tăng sự đào thải NAPQI qua nước tiểu
D. A và C đúng
E. B và C đúng

17.Bệnh não Wemicke do ethanol

A. Do thiếu Vitamin B6 D. Do sự giảm Glucose huyết


B. Do làm giảm hấp thu Magnesi E. Do gia tăng lượng ceton trong máu
C. Kết quả của việc thiếu Vitamin B1
[Thiamin]

18.Đặc điểm của hội chứng Wernicke-Korukoff do ethanol

A. Rối loạn vận động mắt D. Hạ huyết áp


B. Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa E. A và C
C. Lú lẫn
Mất điều vận tiểu não
41

19.Rửa dạ dày khi ngộ độc ethanol được áp dụng khi

A. Uống Ethanol lớn hơn 1 g/kg trong vòng 30 phút


B. Tình trạng tâm thần bất thường
C. Giảm thân nhiệt
D. Mất cân bằng acid-base
E. B và C

20.Các đặc điểm của nhiễm ceton do rượu, ngoại trừ

A. Thường xảy ra ngay sau khi uống rượu [2 – 3 ngày sau khi uống]
B. Thường ở người nghiện rượu mãn tính
C. Nhiễn ceton-acid do rượu: tăng anion gap
D. Do gia tăng phân hủy lipid
E. Do giảm chuyển hóa ceton

21.Thuốc nào sau đây không nên sử dụng với thức uống có rượu

A. Metronidazole D. A và B đúng
B. Vitamin B1, B6 E. A, B và C đúng
C. Acid folic

22.Sử dụng Flagy cho những người đang uống rượu có thể đưa đến tình trạng nôn mửa, đau đầu, đỏ mặt do cơ chế

A. Metronidazol ức chế enzym ADH [Alcolhol dehydrogenase]


B. Metronidazol ức chế enzym ALDL [Aldehyd dehydrogenase]
C. Rượu làm tăng phản ứng phụ của Metronidazol
D. A và C đúng
E. Các câu trên đều sai

23.Nguyên tắc giải độc Methanol bằng Antizol

A. Sự chuyển hóa Acetyl-CoA thành CO2 và H2O trong chu trình Krebs
B. Sự chuyển hóa Acid fomic thành CO2 và H2O dưới xúc tác của acid folic
C. Sự tương tranh với aldehyd dehydrogenase (ALDL)
D. Sự tương tranh với alcol dehydrogenase (ADH)
E. Tất cả đều sai

Antizol (Fomepizol – 4-mthylpyrazol)

24.Etanol được dùng trong giải độc ethylen glycol và Metanol vì lý do sau

A. Ngăn sự tạo thành chất có hại [ức chế ADH, ngăn tạo formic acid]
B. An thần cho bệnh nhân
C. Tăng sự chuyển hóa Metanol và Ethylen glycol
D. Tăng sự đào thải Metanol và ethylen glycol
E. Tất cả đều sai
42

25.Khi ngộ độc và hôn mê do Benzodiazepin, thuốc có thể sử dụng là

A. Glucose D. Thiamin
B. Flumazenil E. Không câu nào đúng
C. Naloxon

26.Antidose của các Dextromethorphan

A. Flumazenid D. Atropin
B. Naloxone E. Pyridoxine
C. Natri thiosulfat

27.Kiềm hóa nước tiểu thường được sử dụng cho trường hợp ngộ độc

A. Aspirin D. Cocain
B. Amphetamin E. Tất cả các chất trên
C. Morphin
Nhưng ko được dùng Na bicarbonat để kiềm hóa khi ngộ độc Aspirin.

28.Antidose nào có thể dùng để giải độc Digoxin

A. K+ D. Digibind [Digoxin immune Tab]


B. Ca2+ E. Phenytoin
C. Mg2+

29.Bé trai 2 tuổi nuốt hết vỉ thuốc có chứa sắt. Bé bị đau bụng, nôn mửa ra máu. Antidose nào có thể giải độc

A. Dimercaprol D. Na2EDTA
B. Deferoxamine E. Than hoạt
C. Penicillamine

30.Một bệnh nhân bị chở đến bệnh viện X trong tình trạng hôn mê. Khoa cấp cứu đã sử dụng Glucose 50% (50
ml), Thiamine 100 mg IV, Naloxone 1 mg. Sau một thời gian điều trị bệnh nhân đã dần hồi phục. thuốc nào sau
đây là nguyên nhân của vụ ngộ độc trên

A. Methanol D. Heroin
B. Amitrypillin E. Haloperidol
C. Cocain

31.Có thể dùng chất nào giải độc Cyanide

A. Thiosulfat Natri D. A và C đúng


B. Naloxon E. A, B và C đúng
C. Xanh methylen [hiện nay thay = Vit.B12 IV]
43

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG

Bệnh nhân nam 55 tuổi, đang điều trị đau nửa đầu trong thời gian dài bằng thuốc Ergotamin liều 2 mg x 2
lần/ngày. Được chỉ định thêm Erythromycin do bệnh nhiễm trùng hô hấp trên. Khi sử dụng Erythromycin được 1
năm, ông cảm thấy 2 tay như mất cảm giác và lan dần đến 2 chân. Người nhà chở đến bệnh viện. Các BS xác định
tình huống trên là hậu quả của tương tác thuốc

A. Giải thích cơ chế tương tác giữa Ergotamin và Erythromycin


B. Hệ quả lâm sàng của tương tác này
C. Hãy nêu các biện pháp xử lý

BN nam 39 tuổi, nặng 70 kg bị động kinh toàn thể hóa vài tháng sau khi bị thương ở đầu (do tai nạn giao thông).
BN được điều trị khởi đầu với Phenobarbital. BS mong muốn BN sẽ đạt nồng độ thuốc trong huyết tương là 20
mcg/mL

Các thông số dược động của Phenobarbital

Khoảng trị liệu: 10 – 30 mcg/mL

Sinh khả dụng (F): 98%

Vd: 0,7 L/kg

T1/2: 5 ngày

Cl: 0,1 L/ngày/kg

BS muốn nhanh chóng đưa thuốc đạt đến nồng độ mong muốn (20 mcg/mL) bằng cách bổ sung 1 liều cao (loading
dose). Hảy tính liều thuốc cần dùng dựa trên các thông số dược động

Khi nồng độ Phenobarbital đạt mong muốn trong huyết tương (20 mcg/mL), hãy tính liều tiêm để có thể duy trì
nồng độ thuốc này ở trạng thái ổn định

Vì lý do kinh tế, BS muốn chuyển sang dùng 1 biệt dược khác tương đương sinh học với thuốc BN đang sử dụng.
Hãy cho biết điều kiện để đánh giá hai biệt dược là tương đương sinh học

Tình trạng động kinh của BN vẫn chưa kiểm soát tốt với Phenobarbital, BS quyết định phối hợp thêm
Carbamazepine. Về tường tác thuốc, cần lưu ý gì khi phối hợp 2 thuốc này.

You might also like