Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ LUYỆN TẬP 30-6

Câu I (2,5 điểm)


Một vật nhỏ hình hộp chữ nhật khối lượng 𝑚 = 5 kg đặt nằm yên trên mặt sàn phẳng nằm ngang.
Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 𝜇 = 0,2. Tác dụng vào vật một lực 𝐹⃗ có độ lớn 𝐹 không đổi.
Coi vật là một chất điểm, hệ số ma sát nghỉ cực đại bằng hệ số ma sát trượt. Lấy 𝑔 = 10 m/s2 .
1) Lực 𝐹⃗ có phương nằm ngang và có độ lớn 𝐹 = 9 N, tính gia tốc của vật.
2) Lực 𝐹⃗ có phương hợp với mặt phẳng ngang một góc 𝛼 = 30o hướng từ dưới lên và có độ lớn
𝐹 = 11,9 N.
a) Tính gia tốc của vật.
b) Chọn mốc thời gian (𝑡 = 0) là lúc bắt đầu tác dụng lực 𝐹⃗ vào vật. Từ thời điểm 𝑡 = 𝑡1 đến
thời điểm 𝑡 = 𝑡1 + 2 (s) vật đi được quãng đường 𝑠 = 3 m. Tính 𝑡1 .
3) Lực 𝐹⃗ hợp với mặt sàn một góc 𝛽 hướng chếch từ dưới lên và có độ lớn 𝐹 = 11,9 N. Với giá
trị nào của 𝛽 thì vật trượt trên sàn với gia tốc có độ lớn cực đại? Tính độ lớn gia tốc cực đại
đó.

Câu II (2,5 điểm)


Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 1). Các nguồn điện có các suất
điện động 𝐸1 = 6 V, 𝐸2 = 12 V và các điện trở trong 𝑟1 = 𝑟2 = 3 Ω.
Biến trở có thể thay đổi giá trị điện trở 𝑅𝑥 từ 0 đến 20 Ω. Ampe kế
(A) có điện trở không đáng kể và vôn kế (V) có điện trở vô cùng
lớn. Bỏ qua điện trở các dây dẫn trong mạch điện.
1) Điều chỉnh giá trị điện trở của biến trở là 𝑅𝑥 = 6 Ω. Tính số chỉ
ampe kế và số chỉ vôn kế.
2) Thay vôn kế (V) bằng một điện trở có giá trị 𝑅 = 1 Ω.
a) Tìm 𝑅𝑥 để công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt cực đại. Tính
công suất cực đại đó.
b) Thay biến trở bằng một bộ gồm 𝑛 bóng đèn dây tóc giống nhau có chỉ số 3 V − 3 W. Tính
giá trị cực đại của 𝑛 với điều kiện các đèn sáng bình thường.

Câu III (2,0 điểm)


Một khối 𝑛 mol khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo chu trình
1-2-3-4-1 trong hệ tọa độ áp suất – thể tích (𝑝 − 𝑉) như hình vẽ
(Hình 2). Trong đó các quá trình 1-2 và 3-4 là các quá trình đẳng
tích, các quá trình 2-3 và 4-1 là các quá trình đẳng áp. Nhiệt độ
của khối khí ở các trạng thái 1 và 3 tương ứng là 𝑇1 và 𝑇3 . Các
điểm 1 và 3 nằm trên một đường thẳng đi qua gốc tọa độ O.
1) Chứng minh rằng nhiệt độ của khối khí ở trạng thái 2 bằng
nhiệt độ của khối khí ở trạng thái 4.
2) Tính công của khối khí thực hiện trong một chu trình.
Câu IV (1,0 điểm)
Đặt một vật dạng đoạn thẳng AB trước một thấu kính hội tiêu cự 𝑓 thì tạo ra ảnh thật A’B’ bởi
thấu kính. Biết đầu A của vật AB nằm trên trục chính của thấu kính và cách thấu kính 20,86 cm,
AB có phương hợp với trục chính một góc 𝛼 = 5o . Ảnh A’B’ có phương hợp với trục chính của
thấu kính một góc 𝛽 = 8o .
1) Vẽ hình biểu diễn sự tạo ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính.
2) Tính tiêu cự 𝑓 của thấu kính.
Trang 1/2
Câu V (2,0 điểm)
Trên một mặt sàn nằm ngang nhẵn, cách điện
có một ống MN hình trụ mỏng, cách điện, chiều
dài ℓ = 2 m trượt tịnh tiến với vận tốc 𝑣⃗1 có
phương vuông góc với ống và có độ lớn không
đổi 𝑣1 = 8 mm/s. Bên trong ống có một quả
cầu nhỏ P1 khối lượng 𝑚 = 1 g và tích điện
𝑞 = 2.10−5 C có thể chuyển động không ma sát
dọc theo ống. Bên ngoài ống có một quả cầu
nhỏ P2 không tích điện, chuyển động trên mặt
sàn với vận tốc 𝑣⃗2 theo phương song song với
ống và có độ lớn không đổi 𝑣2 . Ban đầu quả cầu P1 ở đầu M của ống còn quả cầu P2 nằm trên
đường thẳng vuông góc với ống tại N và cách N một khoảng 𝑑 = 4 m. Hệ thống nằm trong một
từ trường đều có các đường sức từ thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới và cảm ứng từ có độ lớn
𝐵 = 0,1 T (Hình 3). Biết rằng quả cầu P1 sau khi rời ống sẽ va chạm với quả cầu P2. Chuyển động
trong ống của quả cầu P1 không ảnh hưởng đến chuyển động của ống.
1) Khi rời khỏi ống tại N quả cầu P1 có vận tốc 𝑣⃗ đối với sàn, hãy xác định hướng và độ lớn của
vận tốc 𝑣⃗.
2) Tính độ lớn vận tốc 𝑣2 của quả cầu P2.

--------------------- HẾT ---------------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Hướng dẫn chung


1. Phần nào thí sinh làm bài theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa phần đó.
2. Không viết công thức mà viết trực tiếp bằng số các đại lượng, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
3. Ghi công thức đúng mà:
3.1. Thay số đúng nhưng tính toán sai thì cho nửa số điểm của câu.
3.3. Thay số từ kết quả sai của ý trước dẫn đến sai thì cho nửa số điểm của ý đó.
4. Nếu sai hoặc thiếu đơn vị 3 lần trở lên thì trừ 0,5 điểm.
5. Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.
Câu I
1) Lực 𝐹⃗ nằm ngang, tính gia tốc

𝑁 = 𝑚𝑔 = 5.10 = 50 N
𝐹ms = 𝜇𝑁 = 0,2.50 = 10 N
Do 𝐹 < 𝐹ms nên vật không chuyển động, gia tốc bằng không.
Trang 2/2
2) Lực 𝐹⃗ hướng lên chếch 30o
a) Tính gia tốc
Chọn chiều dương từ trái sang phải

Theo phương thẳng đứng


𝑁 = 𝑚𝑔 − 𝐹. sin 𝛼 = 50 − 11,9. sin 30o = 44,05 N
Theo phương ngang
𝐹. cos 𝛼 − 𝐹ms = 𝑚𝑎
𝐹. cos 𝛼 − 𝜇𝑁 11,9. cos 30o − 0,2.44,05
𝑎= = = 0,3 m/s2
𝑚 5
b) Xác định thời điểm 𝑡1
Các quãng đường vật đi được đến thời điểm 𝑡1 và đến thời điểm 𝑡2 = 𝑡1 + 2 (s) lần lượt là
1 1
𝑠1 = 𝑎𝑡12 = . 0,3. 𝑡12 = 0,15. 𝑡12
2 2
1 2
𝑠2 = 𝑎𝑡2 = 0,15(𝑡1 + 2)2
2
Quãng đường vật đi từ 𝑡1 đến 𝑡2
𝑠 = 𝑠2 − 𝑠1
3 = 0,15(𝑡1 + 2)2 − 0,15. 𝑡12
𝑡1 = 4 s
3) Gia tốc cực đại
Lập luận tương tự ý 2.a nhưng thay 𝛼 bởi 𝛽, ta viết được biểu thức tính gia tốc
𝐹. cos 𝛽 − 𝜇(𝑚𝑔 − 𝐹. cos 𝛽) 𝐹(cos 𝛽 + 𝜇 sin 𝛽) − 𝜇𝑚𝑔
𝑎= =
𝑚 𝑚
Áp dụng bất đẳng thức Bu-nhi-a-cốp-xki
cos 𝛽 + 𝜇 sin 𝛽 ≤ √(1 + 𝜇 2 )(cos2 𝛽 + sin2 𝛽) = √1 + 𝜇 2
𝐹√1 + 𝜇 2 − 𝜇𝑚𝑔 11,9. √1 + 0,22 − 0,2.5.10
𝑎≤ = ≈ 0,427 m/s2
𝑚 5
𝑎max = 0,427 m/s 2
Dấu “=” xảy ra khi
sin 𝛽
cos 𝛽 =
𝜇
tan 𝛽 = 𝜇 = 0,2
𝛽 = 11,3o
Câu I Yêu cầu cần đạt Điểm
9−10
Tính được 𝑁 = 50 N và 𝐹ms = 10 N (hoặc tính được 𝑎 = 5 = −0,2 m/s 2 ) 0,25
1
Lập luận và chỉ ra được 𝑎 = 0 0,25
Vẽ được hình biểu diễn đúng và đủ các lực 0,25
a
Tính được gia tốc 𝑎 = 0,3 m/s2 0,25
2
Viết đúng biểu thức tính các quãng đường 𝑠1 = 0,15. 𝑡12 và 𝑠2 = 0,15(𝑡1 + 2)2 0,25
b
Tính được 𝑡1 = 4 s 0,25
𝐹(cos 𝛽+𝜇 sin 𝛽)−𝜇𝑚𝑔
3 Lập được biểu thức tính gia tốc 𝑎 = 0,5
𝑚
Trang 3/2
Tính được 𝑎max = 0,427 m/s2 0,25
Tính được 𝛽 = 11,3o 0,25

Câu II
1) Số chỉ ampe kế và số chỉ vôn kế
Quy ước chiều dòng điện như hình vẽ dưới đây

Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch


𝐸2 − 𝐸1 12 − 6
𝐼= = = 0,5 A
𝑅𝑥 + 𝑟1 + 𝑟2 6 + 3 + 3
Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N
𝑈MN = 𝐸1 + 𝐼𝑟1 = 6 + 0,5.3 = 7,5 V
Số chỉ ampe kế bằng |𝐼| = 0,5 A
Số chỉ vôn kế bằng |𝑈MN | = 7,5 V
2) Thay vôn kế bằng điện trở 𝑅 = 10 Ω
a) Công suất cực đại trên biến trở
Quy ước dòng điện như hình vẽ dưới đây

𝐸1 − 𝐼1 𝑟1 = (𝐼1 + 𝐼2 )𝑅
𝐸2 − 𝐼2 (𝑟2 + 𝑅𝑥 ) = (𝐼1 + 𝐼2 )𝑅
Hay
6 − 3𝐼1 = 𝐼1 + 𝐼2 10,5
{ ⇒ 𝐼2 =
12 − (3 + 𝑅𝑥 )𝐼2 = 𝐼1 + 𝐼2 3,75 + 𝑅𝑥
Công suất tỏa nhiệt trên biến trở
2

2
10,5 10,5
𝑃= 𝐼22 𝑅𝑥 =( ) 𝑅𝑥 =
3,75 + 𝑅𝑥 3,75
+ √𝑅𝑥
√𝑅𝑥
( )
Áp dụng bất đẳng thức Cô-si ta suy ra 𝑃max khi
3,75
= √𝑅𝑥 ⇒ 𝑅𝑥 = 3,75 Ω
√𝑅𝑥
𝑃max = 7,35 W
b) Số đèn cực đại
Theo kết quả của ý a) thì công suất cực đại mà bộ đèn nhận được là 𝑃max = 7,35 W, để đèn sáng
bình thường thì số đèn 𝑛 phải thỏa mãn
𝑛𝑃đ ≤ 𝑃max
Trang 4/2
7,35
𝑛≤ = 2,45
3
𝑛max = 2

Câu II Yêu cầu cần đạt Điểm


Quy ước chiều dòng điện 0,25
1 Tính được cường độ dòng điện 𝐼 = 0,5 A 0,25
Tính được hiệu điện thế 𝑈MN = 7,5 V 0,25
10,5
Viết được biểu thức dòng điện qua 𝑅𝑥 : 𝐼2 = 3,75+𝑅 0,5
𝑥
10,5 2
a Viết được biểu thức công suất 𝑃 = (3,75+𝑅 ) 𝑅𝑥 0,25
2 𝑥
Tính được 𝑃max = 7,35 W 0,25
Tính được 𝑅𝑥 = 3,75 Ω 0,25
b Tính được số đèn cực đại 𝑛max = 2 0,5

Câu III
1) Chứng minh 𝑇2 = 𝑇4

Hoặc

Từ hình vẽ, với các tam giác đồng dạng ta có


𝑝4 𝑝2
=
𝑉2 𝑉4
𝑝2 𝑉2 = 𝑝4 𝑉4
𝑛𝑅𝑇2 = 𝑛𝑅𝑇4 ⇒ 𝑇2 = 𝑇4
2) Công mà khí thực hiện
𝐴 = (𝑝3 − 𝑝1 )(𝑉3 − 𝑉1 ) = 𝑝3 𝑉3 + 𝑝1 𝑉1 − 𝑝3 𝑉1 − 𝑝1 𝑉3
Với 𝑝1 𝑉1 = 𝑛𝑅𝑇1 , 𝑝3 𝑇3 = 𝑛𝑅𝑇3 , 𝑝1 𝑉3 = 𝑝4 𝑉4 = 𝑛𝑅𝑇2 , 𝑝3 𝑉1 = 𝑝2 𝑉2 = 𝑛𝑅𝑇2 , suy ra
𝐴 = 𝑛𝑅(𝑇3 + 𝑇1 − 2𝑇2 )
Các quá trình đẳng tích 1-2 và 3-4 có
𝑝1 𝑝2 𝑝3 𝑝4
= và =
𝑇1 𝑇2 𝑇3 𝑇4
Với 𝑇4 = 𝑇2 , 𝑝3 = 𝑝2 và 𝑝1 = 𝑝4 suy ra
𝑝1 𝑝2 𝑝2 𝑝1
= và =
𝑇1 𝑇2 𝑇3 𝑇4
𝑇2 = √𝑇1 𝑇3
Cuối cùng
𝐴 = 𝑛𝑅(𝑇1 + 𝑇3 − 2√𝑇1 𝑇3 )
Câu III Yêu cầu cần đạt Điểm
Lập luận và chỉ ra được 𝑝2 𝑉2 = 𝑝4 𝑉4 0,5
1
Kết hợp phương trình trạng thái chỉ ra được 𝑇2 = 𝑇4 0,25
Viết được công thức tính công 𝐴 = 𝑝3 𝑉3 + 𝑝1 𝑉1 − 𝑝3 𝑉1 − 𝑝1 𝑉3 0,25
Biến đổi được thành 𝐴 = 𝑛𝑅(𝑇3 + 𝑇1 − 2𝑇2 ) 0,25
2 𝑝 𝑝 𝑝 𝑝
Viết được 𝑇1 = 𝑇2 và 𝑇3 = 𝑇4 0,25
1 2 3 4

Tính được 𝑇2 = √𝑇1 𝑇3 0,25

Trang 5/2
Tính được 𝐴 = 𝑛𝑅(𝑇1 + 𝑇3 − 2√𝑇1 𝑇3 ) 0,25

Câu IV
1) Vẽ hình

2) Tính tiêu cự 𝑓
Với 𝐴𝑂 = 𝑑, 𝑂𝐴′ = 𝑑′, công thức thấu kính
𝑑𝑓
𝑑′ =
𝑑−𝑓
Từ hình vẽ ta có
𝑂𝐼 𝑂𝐼
tan 𝛼 = và tan 𝛽 = ′
𝑑 𝑑
tan 𝛼 𝑑 ′ 𝑓
= =
tan 𝛽 𝑑 𝑑 − 𝑓
Suy ra
𝑑 20,86
𝑓= = = 8 cm
tan 𝛽 tan 8o
+ 1 + 1
tan 𝛼 tan 5o

Câu IV Yêu cầu cần đạt Điểm


1 Vẽ hình đúng 0,25
Viết được công thức thấu kính 0,25
tan 𝛼 𝑑′ 𝑓
2 Lập được công thức liên hệ giữa 𝛼 và 𝛽: tan 𝛽 = = 𝑑−𝑓 0,25
𝑑
Tính được tiêu cự 𝑓 = 8 cm 0,25
Câu V
1) Vận tốc quả cầu P1 khi rời ống
Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên quả cầu P1 có hướng dọc theo ống từ M đến N và có độ lớn
𝐹L = 𝐵𝑣1 𝑞
Gia tốc của quả cầu P1 đối với ống
𝐹L 𝐵𝑣1 𝑞 0,1.8.10−3 . 2.10−5
𝑎= = = = 1,6.10−5 m/s
𝑚 𝑚 10−3
Vận tốc của P1 đối với ống
𝑣0 = √2𝑎ℓ = √2. 1,6.10−5 . 2 = 0,008 m/s = 8 mm/s
Vận tốc của P1 đối với sàn
𝑣⃗ = 𝑣⃗0 + 𝑣⃗1
Độ lớn
𝑣 = √𝑣02 + 𝑣12 = √82 + 82 = 8√2 mm/s
Dễ thấy 𝑣0 = 𝑣1 nên 𝑣⃗ hợp với 𝑣⃗1 một góc 45o .
2) Tính 𝑣2
Quả cầu P1 rời ống tại thời điểm
𝑣0 0,008
𝑡1 = = = 500 s
𝑎 1,6.10−5
Trang 6/2
khi ống đã đi quãng đường
𝑠1 = 𝑣1 𝑡1 = 0,008.500 = 4 m
Tức là P1 rời ống ngay tại vị trí ban đầu của P2. Còn P2 đã đi quãng đường
𝑠2 = 𝑣2 𝑡1
Sau khi rời ống, P1 chỉ còn chịu tác dụng của lực Lo-ren-xơ theo phương ngang, nó chuyển động theo
quỹ đạo tròn bán kính 𝑅 và chu kì 𝑇
𝑚𝑣 10−3 . 0,008
𝑅= = =4m
𝐵𝑞 0,1.2.10−5
2𝜋𝑚
𝑇= = 103 𝜋 s
𝐵𝑞

1 1
Từ hình vẽ ta thấy để P1 gặp được P2 thì P1 phải đi thêm 4 vòng, hoặc 4 + 𝑘 vòng, với 𝑘 = 0, 1, 2, …
Còn P2 phải đi thêm quãng đường
1
𝑅√2 − 𝑣2 𝑡1 = 𝑣2 ( + 𝑘) 𝑇
4
𝑅√2
𝑣2 = = 4,4 mm/s; 1,3 mm/s; 0,7 mm/s; ….
1
𝑡1 + (4 + 𝑘) 𝑇

Câu V Yêu cầu cần đạt Điểm


Xác định được lực Lo-ren-xơ tác dụng lên P1: 𝐹L = 𝐵𝑣1 𝑞 0,25
Tính được gia tốc và vận tốc của P1 đối với ống: 𝑎 = 1,6.10−5 m/s2 , 𝑣 = 8 mm/s 0,25
1
Tính được độ lớn vận tốc đối với sàn 𝑣 = 8√2 mm/s 0,25
Chỉ ra được hướng của 𝑣⃗ hợp với 𝑣⃗1 góc 45o 0,25
Tính được quãng đường ống đi được đến khi P1 rời ống 𝑠1 = 4 m 0,25
Tính được bán kính quỹ đạo và chu kì của P1: 𝑅 = 4 m, 𝑇 = 103 𝜋 s 0,25
2 Vẽ hình quỹ đạo chuyển động của các quả cầu 0,25
𝑅√2
Tính được 𝑣2 = 1 0,25
𝑡1 +( +𝑘)𝑇
4

----------------- HẾT -----------------

Trang 7/2

You might also like