Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

1.MÁY BIẾN ÁP .

Máy biến áp thuộc hảng ABB ,Có công suất 40 MVA - 115/24/11kV loại ba pha, có bộ
điều chỉnh điện áp dưới tải phía 110kV, làm mát tự nhiên (ONAN) và làm mát cưỡng bức
bằng quạt gió (ONAF).

Cấu tạo và công dụng các bộ phận phụ của MBA.

- Bộ điều áp dưới tải: MBA được trang bị l bộ điều áp dưới tải phía cao áp 110kV của
hãng ABB sản xuất, loại UZFRN 380/3000. Bộ điều áp dưới tải kiểu UZ hoạt động theo
nguyên lý chuyển mạch chọn Tap, được đặt trong thùng dầu riêng lắp đặt phía ngoài
thùng MBA và có bình dầu phụ riêng, có 19 nấc phân áp với mức 1,78% mỗi nấc.Dùng
để điều chỉnh điện áp ra trong phạm vi nào đó khi máy biến áp vẩn mạng điện với dòng
tải nào đó.

- Thiết bị làm mát : MBA được làm mát bằng dầu tuần hoàn tự nhiên và bằng không khí
nhờ 6 cánh tản nhiệt loại MENK 29/3, 1500/1000,A= 120 . Ngoài ra MBA còn được làm
mát cưỡng bức nhờ quạt gió.MBA được trang bị 3 quạt gió lắp bên hông các cánh tản
nhiệt. Các động cơ quạt được cung cấp cùng một nguồn điện xoay chiều 3 pha, 380V,
50HZ qua aptomat riêng biệt.Tác dụng làm tăng khả năng tản nhiệt cho MBA.

- Bình dầu phụ: Bao gồm bình dầu phụ cho MBA và bình dầu phụ cho bộ OLTC.Các
bình dầu phụ đặt ở vị trí cao hơn MBA, có khả năng chịu đựng được sự thay đổi thể tích
của dầu khi nhiệt độ tăng hoặc giảm. Để dầu MBA khỏi bị ôxy hóa do tiếp xúc trực tiếp
với không khí, trong bình dầu phụ có đặt một túi cao su mềm để cách ly dầu và không khí
bên ngoài. Túi cao su đặt trong phần bình dầu phụ ngăn MBA: Túi được bắt chặt vào
bình dầu phụ và thông với bên ngoài qua bộ thở chứa silicagen. Hệ thống này duy trì áp
lực khí quyển trên bề mặt dầu và “thở” theo sự thay đổi mức dầu trong MBA.

- Máy biến dòng chân sứ MBA: Dưới chân sứ đầu vào của các cuộn dây cao áp, trung
áp, hạ áp đều có đặt các máy biến dòng dùng cho bảo vệ và đo lường.

Các đồng hồ chỉ thị nhiệt độ, Đồng hồ báo mức dầu.

-Rơle hơi: Rơle hơi được lắp trên ông nối giữa thùng MBA và bình dầu phụ với
chiều mũi tên trên rơle hướng về phía bình dầu phụ. Đây là loại rơle có 2 phao đặt trong
một buồng dầu kín, trong đó phao nằm trên đi báo tín hiệu và phao dưới đi cắt MBA.
Nguyên lý hoạt động như sau:

Điều kiện bình thường : rơle hơi chứa đầy dầu.

- Khi có hư hỏng nhẹ hay bắt đầu có sự cố: lúc này nhiều bọt khí được tạo ra, chảy
qua ống nối đến bình dầu phụ và đọng lại trong buồng rơle hơi, do đó làm mức dầu giảm
xuống, phao trên có gắn nam châm vĩnh cữu chìm xuống và hút tiếp điểm lưỡi gà, đi
đóng tiếp điểm báo tín hiệu.

-Khi có sự cố tạo ra luồng khí mạnh di chuyển đến bình dầu phụ, phao dưới bị đè
xuống và khép tiếp điểm cắt MBA.

-Khi mức dầu giảm thấp: đầu tiên phao trên tác động đi báo tín hiệu, nếu mức dầu
cứ tiếp tục giảm thì phao dưới tác động đi cắt MBA.

- Van xả áp lực : Van xả áp lực (pressure relief valve) dùng loại 125T do hãng COMEM
(Italy) sản xuất, 01 van đặt trên thùng dầu chính MBA. Van có tác dụng giới hạn áp lực
trong thùng dầu MBA ở mức cho phép. Khi áp lực vượt qua 0,7 bar, van tư động mở ra
làm giảm áp suất trong thùng, đồng thời đóng tiếp điểm đi cắt 2 phía MBA. Khi van tác
động tín hiệu nhận biết qua tiếp điểm điện và qua thanh cờ. Sau mỗi lần tác động, các tín
hiệu này được reset lại bằng cần reset ở mặt trên nắp van.

CÔNG TÁC KIỂM TRA MBA TRONG VẬN HÀNH BÌNH THƯỜNG
 MBA khi làm việc bình thường, toàn bộ hệ thống relay bảo vệ phải ở trạng thái
sẵn sàng làm việc.
 Nhân viên vận hành phải căn cứ vào các đồng hồ đặt ở bảng điều khiển để kiểm
tra MBA và ghi thông số vào sổ vận hành mỗi giờ một lần.
 Mỗi ca ít nhất một lần, nhân viên vận hành phải tiến hành kiểm tra các mục sau :

- Kiểm tra tiếng kêu của MBA phải bình thường.

- Kiểm tra mức dầu ở các bình dầu phụ phải đủ.

- Kiểm tra nhiệt độ dầu và nhiệt độ cuộn dây MBA.

- Kiểm tra tình trạng sứ đầu vào không bị rạn nứt hav chảy dầu trên các đầu sứ
phải nhìn thấy được.

- Kiểm tra màu sắc của các hạt Silicagel ở các bộ thử.

- Kiểm tra hệ thống làm mát.

+Tình trạng động cơ quạt mát làm việc tốt.

+ Vị trí các van phù hợp với tình trạng vận hành.

+ Các mặt bích không rò rỉ dầu.

+ Kiểm tra sự tuần hoàn dầu của hệ thông làm mát bằng đồng hồ tại thiết bị
làm mát.
- Kiểm tra vị trí van của đường ống tới bình dầu phụ phải mở.

- Kiểm tra tình trạng thanh cái và các điểm tiếp xúc ỏ các đầu cốt.

- Kiểm tra trang bị phòng chữa cháy đầy đủ.

XỬ LÝ MBA KHI VẬN HÀNH KHÔNG BÌNH THƯỜNG.


 Báo cáo tình trạng MBA không bình thường

Trong khi vận hành nếu thấy MBA có những hiện tượng không bình thường như :
chảy dầu, mức dầu trong binh dầu phụ thấp, máy bị nóng... phải tìm mọi biện pháp để
giải quyết, đồng thời phải báo cáo ngay với KSĐH hệ thống điện (A3), Trưởng Trạm và
ghi chép đầy đủ vào sổ vận hành.

 Đối với các trường hợp sau đây phải tách MBA ra khỏi vận hành:

- Máy có tiếng kêu mạnh, không đều và rung mạnh bên trong.

- Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện định mức.

- Dầu tràn ra ngoài bình dầu phụ hoặc van an toàn làm việc.

- Mức dầu hạ thấp hơn mức qui định ở binh dầu phụ và tiếp tục hạ thấp.

- Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.

- Các sứ đầu vào bị vờ, rạn nứt và phóng điện bề mặt hoặc cạn dầu.

 Xử lý khi MBA bị quá tải hoặc nhiệt độ tăng cao

Khi MBA bị quá tải hoặc nhiệt độ tăng cao, nhân viên vận hành phải xin ý kiến
cấp trên tìm biện pháp điều chỉnh và giảm bớt phụ tải của máy.

 Xử lý khhi nhiệt độ dầu trong MBA tăng lên đến mức báo tín hiệu

Khi nhiệt độ dầu trong MBA tăng lên đến mức báo tín hiệu, nhân viên trực ca phải
tìm nguyên nhân và biện pháp giảm bớt nhiệt độ bằng cách:

- Kiểm tra phụ tải MBA và nhiệt độ môi trường làm mát.

- Kiểm tra thiết bị làm mát: Các quạt làm mát.

- Nếu nhiệt độ MBA tăng cao do thiết bị làm mát bị hỏng mà có điều kiện cắt máy
để sửa chữa thì xin cắt để sửa chữa. Khi điều kiện vận hành không cho phép cắt máy cắt
thì chỉ ngừng riêng biệt thiết bị làm mát đồng thời nhân viên trực ca có thể điều chỉnh
giảm bớt phụ tải MBA trong khi vận hành không có thiết bị làm mát.
 Xử lý khi mức dầu hạ dưới mức qui định

Nếu mức dầu hạ hơn mức qui định nhiều thì bổ sung dầu vào MBA.

Trước khi bổ sung dầu phải sửa chữa những chỗ rò rì, bị chảy dầu. Dầu bổ sung
phải là dầu mới đã được thí nghiệm đạt tiêu chuẩn. Cho phép dùng dầu MBA để bổ sung
vào dầu của sứ đầu vào khi cần.

Nếu vì nhiệt độ tăng cao làm mức dầu trong MBA tăng quá cao hơn mức qui định
thì báo cáo với Trưởng trạm để tháo bớt dầu ra khỏi máy.

 Xử lý khi MBA bị tách khỏi vận hành do bảo vệ hơi/ so lệch làm việc

MBA tự cắt do bảo vệ hơi hay bảo vệ so lệch làm việc thì cần phải kiểm tra, thí
nghiệm máy và phân tích khí để tìm nguyên nhân. Chỉ cho phép đóng MBA vào làm việc
trở lại sau khi tìm rõ nguyên nhân và khắc phục các hư hỏng. Trong trường hợp đó phải
được sự đồng ý của Lãnh đạo Công ty.

Trong trường hợp MBA bị cắt do bảo vệ khác không có liên quan hư hỏng bên
trong máy thì cho phép chỉ cần kiểm tra sơ bộ bên ngoài máy và nếu không phát hiện
thấy hiện tượng bất thường gì thì xin ý kiến Lãnh đạo Công ty và KSĐH A3 cho đóng
điện lại MBA.

 Xử lý khi rơle hơi báo tín hiệu

Khi rơle hơi báo tín hiệu, trực chính phải kiểm tra bên ngoài MBA và lấy khí để
phân tích.

Khi kiểm tra bên ngoài thấy có dấu vết hư hỏng sứ, thùng dầu, kiểm tra thấy khí
cháy được hay khí có sản phẩm phân hủy của cách điện phải báo cáo với KSĐH A3 và
Lãnh đạo Công ty để xin dừng máy.

Nếu kiểm tra không có hiện tượng trên thì có thể tiếp tục làm việc nhưng phải theo
dõi thường xuyên. Nếu có xuất hiện khí trong rơle và bảo vệ tiếp tục báo tín hiệu thì phải
báo cáo ngay với Lãnh đạo Công ty xin ý kiến để dừng máy kiểm tra.

2. MÁY CẮT

 . Máy cắt điện (MC) loại GL312F1 là loại máy cắt điện cao áp do hãng
ALSTOM chế tạo, cấp điện áp định mức 145 kV, khí SF6 dùng để cách điện
và dập hồ quang.
 . Cấu tạo MC gồm 3 cột cực được lắp trên cùng một khung đỡ, dùng chung
một tủ điều khiển và một bộ truyền động lò xo để đóng mở chung cho cả 3
cực MC. Trên mặt trước của tủ điều khiển, thông qua ô kính, có thể quan
sát thấy chỉ thị đóng cắt, và chỉ thị lò xo đóng của MC. Đồng hồ áp suất khí
SF6 của MC được bố trí trên giàn đỡ ba cột cực máy cắt (gần pha giữa)
xem hình 01.
Điều 3.1. Cấu tạo MC kiểu GL312F1:

A - Trụ cực máy cắt


B - Khung đế.
C –Tủ điều khiển v2 Bộ
truyền động kiểu FK3-1.
Một MC ba pha sẽ bao
gồm 3 trụ cực (mỗi trụ
cực một bộ truyền động)
và một tủ phân phối
chung.

Hình 1 Các bộ phận


1 - Buồng ngắt

2 - Sứ đỡ

3 –Đồng hồ giám sát khí SF6

4 - Ống để nối trụ cực với bộ truyền


động.

5 - Đầu cực.

Hình 2: Trụ cực máy cắt.

Nguyên lý dập hồ quang: Buồng ngắt là một dạng buồng thổi nhiệt, sử dụng năng
lượng của hồ quang và hiệu ứng tự động nén khí phụ. Môi trường là khí SF6 ở áp lực
cao. Buồng ngắt được thiết kế để làm tăng cách điện tạo điều kiện thuận lợi cho việc dập
hồ quang.

KIỂM TRA MÁY CẮT TRONG VẬN HÀNH

Điều 5.1. Các hạng mục sau khi thao tác máy cắt
Sau mỗi lần thao tác MC phải kiểm tra các hạng mục sau:

- MC đã đóng hoặc cắt tốt chưa?

- MC có hiện tượng khác thường không (xì khí ?, áp lực khí …?), lò xo đóng đã
được căng chưa?

- Ghi số lần thao tác của MC vào sổ ghi thông số vận hành.

- Kiểm tra động cơ tích năng đã dừng sau thời gian lên dây cót (khi MC đóng) và
lò xo đã ở vị trí tích năng đầy đủ sẵn sàng cho quá trình đóng tiếp theo.

Điều 5.2. Công việc kiểm tra trong vận hành:


- Nhân viên vận hành ít nhất 1 lần trong ca trực 8 giờ, phải kiểm tra các hạng mục
sau đây:
+ Trị số dòng điện, điện áp có vượt quá định mức không.
+ Tính nguyên vẹn của các trụ sứ, không có hiện tượng phóng điện, nứt vỡ...
+ Kiểm tra áp lực khí SF6.
+ Số lần thao tác máy cắt.
+ Các đầu cốt đấu nối nhất thứ.
+ Tủ phân phối.
+ Kiểm tra tình trạng và tính năng của các lò xo đóng cắt.
+ Kiểm tra mạch sấy.

+ Vị trí của máy cắt có tương ứng với đèn báo tín hiệu trong bảng không.

- Khi kiểm tra MC đang vận hành, phải thực hiện nghiêm túc qui trình an toàn. Ghi
đầy đủ thông số, chi tiết vào sổ vận hành. Báo cáo ngay cấp chỉ huy nếu có các hiện
tượng bất thường.
Điều 5.3. Ghi chép trong vận hành:
- Tất cả các phát hiện trong vận hành, những công việc đã làm và kết quả thí
nghiệm phải ghi vào sổ theo dõi máy cắt. Phải ghi chép các thông số sau:
+ Số lần thao tác.
+ Thời điểm đưa vào vận hành, thời gian vận hành.
+ Số lần cắt ngắn mạch và lũy kế dòng cắt ngắn mạch.
- Các thông số này cần theo dõi trong suốt quá trình vận hành máy cắt để làm cơ sở
quyết định việc bảo dưỡng, đại tu máy cắt.
QUI ĐỊNH VỀ AN TOÀN KHI VẬN HÀNH MÁY CẮT

Điều 6.1. Quy định chung về an toàn khi vận hành MC


- Tất cả các công việc trên máy cắt cần tiến hành theo quy trình này và Qui trình kỹ
thuật an toàn thiết bị của Nhà máy điện và Trạm biến áp. Các công nhân sửa chữa cần
qua đào tạo, hiểu biết về nguyên lý cấu tạo và đặc điểm của máy cắt khí SF6.

- Không được trèo lên sứ đỡ, buồng dập hồ quang nếu chưa cắt dao cách ly và tiếp
đất 2 đầu cực của trụ cực, giải phóng năng lượng lò xo đóng và cắt.
- Cách giải phóng năng lượng lò xo như sau: Sau khi MC được cô lập khỏi lưới, ta
cắt nguồn cung cấp cho động cơ căng lò xo, tiến hành đóng - cắt MC vài lần cho đến khi
MC không thể đóng cũng như cắt được thì thôi.

- Khi MC bị xì khí SF6, nhân viên vận hành không được đứng dưới luồng khí xì để
tránh bị ngạt và các bụi phân hủy của khí SF6 sau khi dập hồ quang.

- Khung giá của máy cắt, vỏ tủ điều khiển và truyền động phải nối đất chắc chắn
trong quá trình vận hành.

Điều 6.2. Qui định an toàn khi thao tác máy cắt
- Chỉ thao tác máy cắt theo yêu cầu của trưởng nhóm công tác, trực chính vận hành
và theo đúng qui định an toàn.
- Chỉ thao tác đóng, cắt máy cắt từ xa khi không có người tại máy cắt, không còn đồ
vật vướng trên máy cắt và sứ.
- Khi không thao tác được trong phòng điều khiển không được làm việc tại máy cắt
khi chưa thông qua kỹ sư điều hành hệ thống điện Miền Trung (A3).
- Không lắp tay quay để căng lò xo bằng tay khi động cơ đang hoạt động hoặc chưa
cắt nguồn cung cấp cho động cơ.
- Không được thao tác cơ cấu truyền động khi cơ cấu này chưa nối với trụ cực.
- Không được thao tác MC khi áp suất khí nhỏ hơn mức Pme (Ngưỡng áp lực khí
SF6 giảm thấp cấp 2). Xem giá trị Pme ở “Điều 2.1”.
Điều 6.3. Quy định an toàn khi bảo dưỡng MC khí SF6
- Không được ăn, uống, hút thuốc, cất giữ thực phẩm ở nơi có khí SF6.
- Không tiếp xúc trực tiếp với khí SF6 hoặc sản phẩm phân hủy của khí SF6 ở dạng
bột.
- Chỉ những người bảo dưỡng mới được mang vác các dụng cụ phục vụ cho công
tác bảo dưỡng và nên ở trong một khu vực nhất định.
- Tiến hành công việc một cách tỉ mỉ, chu đáo.
* Người bảo dưỡng MC khí SF6 phải được trang bị các bảo hộ lao động sau:
- Mặt nạ phòng độc thích hợp, bộ thở có kính chống được hơi độc.
- Quần áo bảo hộ chống bụi khí SF6.
- Bao tay, giày ống cao su.
- Sau khi hoàn tất công việc, rửa sạch mặt nạ phòng độc, bộ thở, kính chống hơi
độc, giày ống, bao tay cao su bằng nước sạch.
Điều 6.4. Nếu không thao tác được máy cắt thì phải tiến hành kiểm tra:
- Áp lực khí SF6;
- MCB cấp nguồn cho mạch điều khiển và MCB cấp nguồn cho động cơ tích năng;
- Trạng thái tích năng của lò xo, cơ cấu của bộ truyền động;
- Tình trạng sẵn sàng làm việc của mạch đóng, mạch cắt;
- Nếu không xác định được nguyên nhân hỏng hoặc không khắc phục được phải
báo cáo Trạm trưởng để xử lý.
- Khi đĩa an toàn trên nắp buồng dập hồ quang bị bật ra, NVVH không được phép
thao tác MC và báo cáo ĐĐV A3 để tiến hành tách MC ra khỏi vận hành để sửa chữa.
Điều 6.5. Các trường hợp sau đây phải tách máy cắt ra khỏi vận hành.
- Bể sứ gây phóng điện bề mặt.

- Cháy cuộn cắt.

- Có tiếng kêu lạ trong máy cắt.

- Hư hỏng máy cắt.

- Hư hỏng mạch điều khiển bảo vệ.

- Các số liệu thử nghiệm không đạt tiêu chuẩn vận hành

Điều 6.6. Các hiện tượng bất thường và cách xử lý


1. Máy cắt không đóng.
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp
Tác động dự đoán lý do khắc phục
1. Lò xo đóng 1. Nguồn điện đến mạch phụ 1. Kiểm tra nguồn điện đến mạch phụ
nén lại nhưng trợ bị cắt. trợ, kiểm tra các áptômát, cầu chì cấp
máy cắt không nguồn, thay thế nếu cần thiết.
đóng 2. Đấu nối bị lỏng. Dây dẫn 2. Kiểm tra và sửa chữa nếu cần.

3. Không có nguồn điện đến 3. Kiểm tra mạch điện có liên tục
đầu cực các cuộn đóng. không đúng logic không.
4. Cơ cấu đóng không vận 4. Thử riêng cơ cấu đóng, sau đó thay
hành. thế nếu cơ cấu này không vận hành
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp
Tác động dự đoán lý do khắc phục
5. Các tiếp điểm của công 5. Kiểm tra và điều chỉnh thanh
tắc phụ không đổi trạng thái truyền cơ học nối với công tắc phụ.
khi MC đóng
6. Công tắc tơ chống đóng 6. Kiểm tra và thay thế các công tắc
lại hoặc các tiếp điểm của tơ nếu cần
công tắc tơ này bị hỏng
7. Lệnh đóng bị sai logic 7. Kiểm tra lại mạch logic và rơle giải
hoặc chưa giải trừ rơle sự cố trừ sự cố.
8. Cháy cuộn đóng. 8. Kiểm tra và thay thế cuộn đóng.
9. Hệ thống bảo vệ rơle chưa 9. Giải trừ tác động của bảo vệ rơle.
được giải trừ
10. Áp lực khí SF6 giảm 10. Kiểm tra và nạp bổ sung khí SF6.
thấp.
2. Lò xo đóng 1. Nguồn điện đến mạch phụ 1. Kiểm tra nguồn điện đến mạch phụ
không nén tự trợ bị cắt. trợ, kiểm tra các áptômát, cầu chì cấp
động nguồn, thay thế nếu cần thiết.
2. Đấu nối bị lỏng. Dây dẫn 2. Kiểm tra và sửa chữa nếu cần.
hư.
3. Mô tơ nén lò xo không 3. Kiểm tra và thay thế.
hoạt động
4. Các công tắc giới hạn 4. Kiểm tra thanh truyền cơ học nối
không hoạt động công tắc giới hạn, điều chỉnh
5. Cơ cấu vận hành bị hỏng 5. Kiểm tra và liên lạc với trung tâm
phần cơ dịch vụ để sửa chữa.
3. Cơ cấu đóng Cơ cấu vận hành hỏng phần Kiểm tra liên lạc với các trung tâm
hoạt động cơ dịch vụ để sửa chữa
nghe tiếng MC
đóng lại nhưng
các tiếp điểm
MC không
đóng lại
2. Máy cắt không cắt
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp
Tác động dự đoán lý do khắc phục
1. Cơ cấu cắt 1. Nguồn điện đến mạch phụ 1. Kiểm tra nguồn điện đến
không cắt. trợ bị cắt. mạch phụ trợ, kiểm tra các
áptômát, cầu chì cấp nguồn, thay
thế nếu cần thiết.
2. Lệnh cắt bị sai logic. 2. Kiểm tra hiệu chỉnh lại mạch
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp
Tác động dự đoán lý do khắc phục
logic
3. Cháy cuộn cắt. 3. Kiểm tra và thay thế cuộn cắt.
2. Không nghe 2. Đấu nối bị lỏng. Dây dẫn 2. Kiểm tra và sửa chữa nếu cần.
tiếng máy cắt cắt hư
3. Không có nguồn điện đến 3. Kiểm tra mạch điện có liên
đầu cực các cuộn cắt. tục không đúng lôgic không.
4. Cơ cấu cắt không vận hành. 4. Thử riêng cơ cấu cắt, sau đó
thay thế nếu cơ cấu này không
vận hành
5. Các tiếp điểm của công tắc 5. Kiểm tra và điều chỉnh thanh
phụ không đổi trạng thái khi truyền cơ học nối với công tắc
MC đóng phụ.
3. Máy cắt đóng hoặc cắt sai.
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp
Tác động dự đoán lý do khắc phục
Sự cố về điện Lệnh đóng hoặc cắt sai lôgicKiểm tra và điều chỉnh các
mạch logic
Sự cố về phần cơ. Hỏng phần cơ của cơ cấu vận Kiểm tra và liên lạc với các
hành trung tâm dịch vụ để sửa chữa.

3. DAO CÁCH LY

Điều 3.1: DCL hiệu COELME dùng để đóng cắt mạch điện không tải, mỗi pha gồm 2
lưỡi dao nằm về 2 phía. Tiếp điểm của DCL được phủ một lớp kim loại đặc biệt chịu
được tác động của hồ quang trong quá trình thao tác.
Điều 3.2: DCL hiệu COELME, kiểu CBD-E, CBD-EE là loại DCL lắp ngoài trời, cắt
giữa tâm, 02 trụ xoay, quay ngang một góc 900.
Điều 3.3: DCL hiệu COELME được nhận biết như sau:
- CBD-E: Cho các DCL có trang bị 1 dao nối đất.
- CBD-EE: Cho các DCL có trang bị 2 dao nối đất.
- Lưu ý: DCL 171-1, 171-7, 172-1, 172-7 có 2 dao tiếp địa về 2 phía
DCL 112-1, 112-2,131-1 có 1 dao tiếp địa về phía MC
Cấu tạo :
+ Các bộ phận cơ bản của DCL:
- Lưỡi dao - Ngàm đực
- Ngàm cái - Chân đế
- Dao tiếp địa - Thanh truyền động dọc
- Ngàm cố định DTĐ - Trụ sứ đỡ
- Khung giá đỡ - Thanh truyền động ngang của DCL
- Thanh truyền động ngang của DTĐ
+ Mỗi pha của DCL CBD-E, CBD-EE gồm có: Hai đế xoay được lắp chặt trên một
khung giá đỡ, hai trụ sứ đỡ được ghép chặt với hai đế xoay, hai đầu nối tiếp xúc hình trụ
và hai lưỡi dao làm bằng hợp kim nhôm, có thể quay ngang một góc 90 0, trên hai lưỡi dao
có lắp một ngàm cái và một ngàm đực. DCL CBD-E, CBD-EE còn trang bị thêm dao nối
đất.
+ Tại điểm tiếp xúc giữa hai ngàm dao có phủ một lớp kim loại đặc biệt có khả năng
chịu tác động của hồ quang trong quá trình thao tác.
Điều 3.5: Nguyên lý hoạt động:
+ Ba pha của DCL CBD-E, CBD-EE được điều khiển bởi một bộ truyền động
chung (DCL 3 pha), hoặc bộ truyền động riêng (DCL 1 pha), bộ truyền động này đã được
cách điện với các lưỡi dao (phần cao áp) qua các sứ đỡ, phần điều khiển của bộ truyền
động được đặt trong tủ bằng kim loại. Có thể thao tác DCL bằng điện tại chỗ/từ xa bằng
động cơ hoặc quay tay cơ khí. Dao nối đất điều khiển tại chỗ bằng cánh tay đòn (dao nối
đất phía máy cắt, máy biến áp).
+ Ba lưỡi dao nối đất liên động với nhau nằm về một phía của DCL được điều khiển
bằng bộ truyền động cơ khí có cánh tay đòn bằng kim loại để thao tác. Giữa 03 pha của
DCL và dao nối đất được liên động với nhau về mặt cơ khí và điện.
+ Trục quay của DCL sẽ quay trong quá trình đóng hoặc mở của DCL. Việc giới
hạn hành trình trong lúc đóng, mở được thực hiện bởi các liên động cơ khí và liên động
điện. Tủ truyền động có trang bị các tiếp điểm phụ dùng cho mạch điện chỉ thị trạng thái
và liên động điện.
VẬN HÀNH
Điều 5.1: Quy tắc an toàn:
- Các cán bộ kỹ thuật, nhân viên vận hành phải nắm vững hướng dẫn vận hành này
và hiểu rõ những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra khi vận hành, cụ thể:
+ Chỉ có nhân viên vận hành đã qua huấn luyện và kiểm tra đạt kết quả mới được
thao tác DCL.
+ Trước khi thực hiện những công việc như vận hành, bảo trì, sửa chữa, vệ sinh
công nghiệp phải tuân thủ theo những quy định an toàn điện và những lưu ý của nhà chế
tạo.
- Các trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng của DCL phải được sử dụng đúng chức
năng.
Điều 5.2: Chuẩn bị đưa DCL vào vận hành:
- DCL sau khi lắp mới, đại tu phải được kiểm tra, thí nghiệm hiệu chỉnh đạt yêu cầu
của nhà sản xuất và có đầy đủ các biên bản thí nghiệm kèm theo.
- Kiểm tra các điều kiện an toàn.
- Thao tác thử bằng tay quay tại chỗ.
- Thao tác thử bằng điện tại chỗ.
- Thao tác thử bằng điện từ xa, kiểm tra trạng thái của DCL sau thao tác, các tín hiệu
chỉ đúng trạng thái.
Điều 5.3: Vận hành DCL ở chế độ bình thường:
- 01 lần /01 ca trực nhân viên vận hành phải kiểm tra DCL:
+ Cách điện đỡ: Không có nhiễm bẩn, phóng điện, nứt bể…
+ Đầu cốt nối dây và tiếp xúc của 2 lưỡi dao: phóng điện, nóng đỏ, đổi màu.
+ Hệ thống nối đất thiết bị.
+ Tủ truyền động: Quan sát các thiết bị bên trong không có các dấu hiệu bất thường.
+ Kiểm tra độ kín tủ truyền động.
- Khi phát hiện các bất thường, ca trực phải:
+ Ghi vào sổ nhật ký vận hành.
+ Báo cáo Trưởng trạm để có biện pháp xử lý.
Điều 5.4: Xử lý các bất thường DCL trong vận hành:
a. Mạch điện điều khiển:
- Khi không thao tác được DCL, tiến hành kiểm tra:
+ Các điều kiện liên động nhất thứ.
+ Khóa chuyển mạch MLD(REMOTE-LOCAL) ở tủ truyền động đúng vị trí.
+ Aptomat cấp nguồn động cơ, điều khiển.
+ Tình trạng động cơ, Contactor CA, CC.
+ Cần quay tay còn ở vị trí thao tác.
+ Tình trạng mạch nhị thứ.
- Tìm hiểu nguyên nhân, xử lý và báo cáo Trưởng trạm, ghi vào sổ nhật ký vận
hành.
b. Đóng hoặc mở không hết hành trình:
- Trường hợp đóng: Tiếp điểm phụ DCL đã thay đổi trạng thái, động cơ đã ngừng
quay nhưng các lưỡi dao chưa thẳng. Được phép đóng tiếp bằng tay quay nhưng phải lập
tức ngừng thao tác khi thấy nặng tay.
- Trường hợp mở: Tiếp điểm phụ DCL đã thay đổi trạng thái, động cơ đã ngừng
quay nhưng các lưỡi dao chưa song song. Được phép cắt tiếp bằng tay quay nhưng phải
lập tức ngừng thao tác khi thấy nặng tay.
- Tìm hiểu nguyên nhân, xử lý và báo cáo Trưởng trạm, ghi vào sổ nhật ký vận
hành.
c. Tiếp điểm phụ DCL không chuyển trạng thái:
Khi DCL đã hoàn tất hành trình đóng hay mở nhưng khối tiếp điểm phụ vẫn chưa
thay đổi trạng thái. Tiến hành kiểm tra:
- Trục khối tiếp điểm phụ bị lỏng, không tiếp xúc.
- Vị trí tương ứng giữa tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ lệch.
- Tìm hiểu nguyên nhân, xử lý và báo cáo Trưởng trạm, ghi vào sổ nhật ký vận
hành.
Điều 5.5: Các lưu ý khi làm việc với DCL:
- Thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn và BHLĐ trong vận hành và sửa chữa.
- Không được lắp cần quay tay để thao tác đóng, mở bằng tay khi động cơ đang hoạt
động hoặc chưa cô lập nguồn điện cung cấp cho động cơ.
- Không được cố tình thao tác dao nối đất khi liên động cơ khí hay liên động điện
chưa thỏa mãn.
- Không được làm việc trên DCL nếu một phía của DCL còn mang điện.
- Khi đang đóng hay mở DCL, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường phải lập tức
ngừng khẩn cấp bằng cách cắt áp tô mát cấp nguồn động cơ tại tủ truyền động.
- Khi vệ sinh, bảo dưỡng sữa chữa DCL yêu cầu người làm việc không được trèo
lên sứ DCL.
4. MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP (TU)
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

Điều 3.1: Cấu tạo:

- Biến điện áp có cấu tạo gồm 2 phần chính: Bộ điện từ ở phía dưới và bộ chia điện

áp kiểu tụ ở phía trên.

- Bộ điện từ: Là một thùng có vỏ làm bằng kim loại, thùng này được chế tạo đảm

bảo độ kín. Trong có chứa bộ phận điện từ, bao gồm máy biến áp cảm ứng (có mạch từ,

cuộn dây sơ cấp và các cuộn dây thứ cấp), cuộn kháng bù và các phần tử phụ.
- Bộ chia điện áp kiểu tụ: Phía trên của bộ đện từ là các trụ sứ rỗng nối tiếp chồng

nhau, số lượng các sứ phụ thuộc vào cấp điện áp. Phía trong có chứa các tụ điện, các tụ

điện này được chế tạo từ nhiều lá nhôm, giữa có giấy cách điện thấm điện môi, điện môi

này được đổ đầy bằng loại dầu có điện trở suất cao và độ tổn hao điện môi thấp. Các tụ

điện này được ép chặt xuống bằng lò xo nén phía trên, làm cho các tụ điện được ổn định.

Giám sát mức dầu bên trong bộ chia điện áp thông qua mắt nhìn chỉ thị mức dầu ở bên

ngoài.

- Vỏ sứ cách điện được làm bằng gốm có độ bền, độ cách điện cao, chịu được tác

động của môi trường và thường có màu nâu hoặc xám.

- Cuộn dây của biến áp cảm ứng và cuộn kháng được làm bằng dây đồng tráng men,

lót giữa các lớp dây bằng giấy cách điện, quấn phân bổ xung quanh lõi từ.

- Các đầu thứ cấp được đưa ra hộp nối bên ngoài tiện lợi cho việc đấu nối. Lõi từ

được làm bằng các lá thép silic mỏng.

- Mô tả cấu tạo chung của máy biến điện áp GE T&D:

1 – Đầu cực sơ cấp 16 – Miếng đệm thùng dầu

2 – Nắp trên 17 – Hộp đấu dây thứ cấp

3 – Hộp che bảo vệ 18 – Miếng đệm cho hộp thứ cấp

4 – Nắp dưới 19 – Nối đất

5 – Tấm đáy của nắp dưới 20 – Mạch giảm chấn

6 – Miếng đệm cho sứ

7 – Mặt bích cuối

8 – Sứ cách điện

9 – Tụ điện
Điều 3.2: Nguyên lý làm việc:
Biến điện áp làm việc dựa vào nguyên lý biến đổi mạch điện xoay chiều từ mạch sơ

cấp sang mạch thứ cấp. Khi đưa vào cuộn sơ cấp điện áp cao Up, dòng điện xoay chiều

chạy trong cuộn sơ cấp tạo ra một từ thông khép vòng trong lõi thép và cảm ứng sang các

cuộn thứ cấp. Biến điện áp làm việc ở chế độ hở mạch thứ cấp hoặc có tải với trở kháng

cao.

VẬN HÀNH

Điều 4.1: Kiểm tra trong vận hành:

- Kiểm tra tiếng kêu.

- Cách điện: Không rạn nứt, bể, phóng điện, nhiễm bẩn…
- Kiểm tra tình trạng các đầu cốt nhất thứ: Không nóng đỏ, đổi màu.

- Các điểm nối đất.

- Mức dầu (quan sát chỉ thị mức dầu trên TU).
- Tình trạng hộp đấu dây.

- Mạch áp thứ cấp: Kiểm tra tình trạng của các hàng kẹp, đầu cốt thứ cấp không bị

lỏng.

Điều 4.2: Vấn đề an toàn khi vận hành biến điện áp:

- TU phải được nối đất đế kim loại và một đầu cuộn dây thứ cấp nhằm đảm bảo an
toàn.
- Không được để ngắn mạch 2 đầu thứ cấp biến điện áp, nếu đầu ra thứ cấp bị ngắn

mạch, do tổng trở đầu ra rất nhỏ  dòng ngắn mạch thứ cấp lớn  cháy cuộn dây biến

điện áp.
- Trước khi thực hiện những công việc như vận hành, bảo trì, sửa chữa, vệ sinh công
nghiệp phải tuân thủ theo những quy định an toàn điện và những lưu ý của nhà chế tạo.
- Khi không sử dụng đầu NHF (đầu lấy tín hiệu cao tần) để truyền tín hiệu sóng cao

tần, phải nối đầu này với đất.

- Tăng cường theo dõi giá trị điện áp nhị thứ của TU: Yêu cầu sử dụng đồng hồ vạn

năng kiểm tra điện áp thứ cấp định kỳ 01 lần/tháng, độ lệch điện áp giữa các pha ∆U <

3%.

- Kiểm tra soi phát nhiệt: Sử dụng máy chụp ảnh nhiệt để soi kiểm tra phát nhiệt

định kỳ 01 lần/3 tháng.

+ So sánh đánh giá sự khác biệt giữa các pha, giữa các vùng trên thiết bị, giữa các

thời điểm vận hành để có đánh giá tình trạng thiết bị.

+ Trường hợp có sự sai lệch nhiệt độ đối với cùng vị trí của các pha khác nhau: Nếu

trên 100C là có bất thường cần phải đánh giá nguyên nhân; nếu trên 300C phải đăng ký cô

lập thiết bị để kiểm tra, xử lý kịp thời.

Điều 4.3: Các hư hỏng thường gặp và cách xử lý:

- Khi phát hiện mất áp cuộn dây thứ cấp phải kiểm tra mạch áp.
- Các hiện tượng như: Điện áp thứ cấp chập chờn, các hàng kẹp đấu nối mạch thứ
cấp tiếp xúc không tốt phải nhanh chóng sửa chữa.
Điều 4.4: Các hiện tượng sau đây phải lập tức báo KSĐH A3 cho phép tách khỏi vận

hành:

- Có tiếng kêu bất thường.

- Đầu cốt nhất thứ bị nứt vỡ.


- Cách điện bị vỡ, rạn nứt, phóng điện bề mặt.

- Có hiện tượng chảy dầu ở hộp đấu dây.

- Có mùi khét và bốc khói ở hộp đấu dây.

- Khi phát hiện điện áp TU ghi nhận cao hơn 120% Uđm và khẳng định TU có hiện

tượng bất thường (điện áp hệ thống vẫn bình thường).

- TU bị cháy, nổ (lập tức tách khỏi vận hành và báo KSĐH A3).

5. MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN ( TI )


CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

Điều 3.1: Cấu tạo:

- Biến dòng điện được chế tạo lắp đặt ngoài trời, bên trong bao gồm cuộn dây sơ

cấp, mạch từ và cuộn dây thứ cấp.

- Vỏ cách điện được làm bằng sứ. Bên trong đổ đầy dầu cách điện, phía ngoài có

mắt chỉ thị mức dầu. Cấu trúc kín hoàn toàn với không khí bên ngoài.

- Cuộn dây thứ cấp được quấn bằng dây đồng tráng men, quấn phân bổ xung quanh

lõi từ, các đầu thứ cấp được đưa ra hộp nối bên ngoài.

- Cuộn dây sơ cấp được chế tạo từ kim loại đồng được tôi bằng phương pháp tôi

điện, gồm một thanh đi thẳng hoặc một số vòng quấn quanh lõi từ.

- Lõi từ được chế tạo từ các lá thép silic mỏng, mạch từ có dạng hình xuyến, có khe

hở dùng cho cuộn làm chức năng bảo vệ.

- Các đầu ra nhất thứ có thể được chế tạo từ vật liệu đồng hoặc nhôm.
- Mô tả cấu tạo chung của máy biến dòng điện GE T&D

1 – Nắp che

2 – Vỏ bọc bảo vệ bên ngoài

3 – Thùng dầu
1 – Nắp che

2 – Đầu cực sơ cấp

3 – Vỏ bọc bảo vệ bên ngoài

4 – Thùng dầu

5 – Cách điện

6 – Đế

7 – Hộp đấu dây thứ cấp

8 – Thiết bị xả dầu

9 – Vị trí nâng
Bản vẽ hộp đấu dây thứ cấp

Điều 3.2. Nguyên lý làm việc:

Biến dòng điện làm việc dựa vào nguyên lý biến đổi điện từ (biến đổi dòng điện

xoay chiều từ mạch sơ cấp sang mạch thứ cấp). Khi đưa cuộn sơ cấp nối tiếp vào phụ tải

có dòng Ip và điện áp cao Up, dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn sơ cấp tạo ra một từ

thông khép vòng trong lõi thép và cảm ứng sang các cuộn thứ cấp. Biến dòng điện làm

việc ở chế độ ngắn mạch thứ cấp hoặc có tải với trở kháng thấp.
VẬN HÀNH

Điều 4.1: Kiểm tra trong vận hành:

- Kiểm tra tiếng kêu.

- Cách điện: Không rạn nứt, bể, phóng điện, nhiễm bẩn…
- Kiểm tra tình trạng các đầu cốt nhất thứ: Không nóng đỏ, đổi màu.

- Các điểm nối đất.


- Mức dầu (quan sát chỉ thị).
- Tình trạng hộp đấu dây.

- Đo nhiệt độ đầu cốt theo quy định.


- Mạch dòng thứ cấp: Mạch dòng phải kín (thông qua các đồng hồ đo đếm và các rơ le

bảo vệ), kiểm tra tình trạng của các hàng kẹp, đầu cốt thứ cấp không bị lỏng, phóng

điện, cháy dây.

Điều 4.2: Vấn đề an toàn khi vận hành biến dòng điện:

- Không được vận hành vượt quá giá trị dòng điện cho phép phía nhất và nhị thứ của

nhà sản xuất (1,2Ipn). Phụ tải (tính theo tổng trở) của mạch thứ cấp của biến dòng gồm cả

dây nối không được vượt quá 36 (30x1,2).

- TI phải được nối đất đế kim loại và một đầu cuộn dây thứ cấp nhằm đảm bảo an
toàn.
- Mạch thứ cấp TI không được để hở mạch vì TI là nguồn dòng có tổng trở đầu ra

rất lớn, điện áp hở mạch thứ cấp rất lớn gây phóng điện phá hỏng TI và nguy hiểm đến

người khi tiếp xúc với mạch nhị thứ. Các cuộn dây thứ cấp không sử dụng phải được nối

tắt.
- Trước khi thực hiện những công việc như vận hành, bảo trì, sửa chữa, vệ sinh công
nghiệp phải tuân thủ theo những quy định an toàn điện và những lưu ý của nhà chế tạo.
Điều 4.3: Các hư hỏng thường gặp và cách xử lý:

- Khi phát hiện một cuộn dây thứ cấp mất dòng phải kiểm tra dòng trên 3 cuộn dây
còn lại để so sánh đối chiếu nhằm đánh giá đúng tình trạng của mạch, tránh thay đổi
phương thức vận hành (do phán đoán sai theo đồng hồ chỉ thị).
- Các hiện tượng như: Dòng thứ cấp chập chờn, các hàng kẹp đấu nối mạch thứ cấp
tiếp xúc không tốt phải nhanh chóng sửa chữa.
Điều 4.4: Các hiện tượng sau đây phải lập tức báo KSĐH A3 cho phép tách khỏi vận

hành:

- Có tiếng kêu bất thường.

- Đầu cốt nhất thứ bị nứt vỡ, nóng đỏ, đổi màu.

- Cách điện bị vỡ, rạn nứt, phóng điện bề mặt.

- Có hiện tượng chảy dầu ở hộp đấu dây.

- Có mùi khét và bốc khói ở hộp đấu dây.

- TI bị cháy, nổ (lập tức tách khỏi vận hành và báo KSĐH A3

6.CHÔNG SÉT

Tác dụng của hệ thống nối đất là tản dòng điện sự cố vào đất và để giử mức điện thế thấp

trên các phần tử thiết bị điện được nối đất .

Các dạng sự cố thường xảy ra như : rò điện do cách điện ,xảy ra các loại ngắn

mạch ,chạm đất 1 pha ,dòng điện sét .

Theo chức năng của các loại nối đất được chia làm 3 loại :
-Nối đất an toàn :nhằm đảm bảo an toàn cho con người.Nối đất an toàn là nối đất tất cả

các thiết bị kiệm loại của thiết bị điện hay các kết cấu kim loại mà khi cách điện bị hư

hỏng thì nó xuất hiện điện áp xuống hệ thống nối đất.

-Nối đất chông sét :đảm bảo an toàn cho TBĐ .Nối từ bộ phận thu sét xuống đất.

CẢ HAI LOẠI NỐI ĐẤT TRÊN GỌI LÀ NỐI ĐẤT BẢO VỆ .

-Nối đất làm việc :nhằm đảm bảo điều điện làm việc bình thường của TBĐ và một số bộ

phận của TBĐ đả được qui định sẳn ,đây là loại nối đất bắt buộc đảm bảo điều kiện vân

hành của hệ thống .

Trong rất nhiều trường hợp 2 hoặc 3 nhiệm vụ nối đất trên được thực hiện trên cùng một

hệ thống nối đất .

Các loại nối đất thường được thực hiện bằng một hệ thống nhửng cọc thép đóng vào đất

hoặc nhửng thanh ngang hoặc hệ thống thành –cọc nối liền nhau chôn trong đất ở một độ

sâu nhất định.

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CHỐNG SÉT VAN


Điều 3.1: Cấu tạo:

- Chống sét van 110kV:


- Bộ đếm chống sét van loại 3EX5 050, có đồng hồ đo dòng rò:

Điều 3.2. Nguyên lý làm việc:

- CSV loại 3EL2 096-2PJ31-4DA1 của hãng SIEMENS là CSV oxit kim loại

không có khe hở. Các điện trở ô xít kim loại là các điện trở có đặc tính phi tuyến

cao và rất nhạy. Trong điều kiện làm việc bình thường, giá trị điện trở của CSV đạt

được vài trăm mê ga ôm và dòng điện rò đi qua rất nhỏ. Khi có sét đánh vào hoặc

có quá điện áp nội bộ, xuất hiện một điện áp xung có giá trị lớn đặt lên bộ CSV,

khi đó giá trị điên trở phi tuyến giảm xuống tới vài ôm, cho nên dòng phóng dễ
dàng đi qua CSV và truyền xuống đất, làm cho giá trị quá điện áp giảm xuống tới

giá trị của mức điện áp hãm (điện áp dư).

- Dòng phóng đi qua CSV có giá trị lên đến 1kA với quá điện áp nội bộ và có

giá trị lên đến 20kA với quá điện áp khí quyển.

- CSV là lí tưởng cho việc bảo vệ tối ưu các thiết bị trạm biến áp trong các

vùng có sét và bảo vệ chống quá áp thao tác sinh ra từ lưới truyền tải.

- Điện áp của CSV được chọn theo nguyên tắc: Điện áp làm việc liên tục

(UC) của CSV phải đảm bảo lớn hơn điện áp làm việc cực đại của hệ thống trong

điều kiện làm việc bình thường (điện áp pha).

VẬN HÀNH

Điều 4.1: Yêu cầu vận hành:

- Thiết bị phải được lắp đặt theo đúng thiết kế và các thông số kỹ thuật đo

được khi thí nghiệm phải nằm trong khoảng cho phép của nhà chế tạo.

- Nối đất CSV phải chắc chắn (hiệu quả bảo vệ của CSV sẽ không đảm bảo

nếu tăng chiều dài của dây nối đất, vì còn điện áp rơi dọc theo chiều dài dây nối

đất. Do đó, cần phải nối đất CSV càng ngắn càng tốt, phải nối trực tiếp. Chiều dài

dây nối đất không nên vượt quá 1m đối với CSV trung áp và 3m đối với CSV cao

áp). Dây nối đất phải được bọc vỏ cách điện.


- Tình trạng cách điện: Nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị rạn nứt, bể, rách,

nám…

- Chỉ số bộ đếm CSV phải được nhân viên vận hành trạm theo dõi, ghi vào sổ

theo quy định.

Điều 4.2: Kiểm tra CSV trong vận hành:

- Tình trạng cách điện: Không có hiện tượng phóng điện, rạn nứt, bể, rách,
nám…
- Tình trạng các đầu cốt, dây dẫn: Không bị đổi màu.
- Tình trạng nối đất: Đấu nối chắc chắn, không bị tưa, đứt dây, vỏ bọc không

bị rạn nứt…

- Kiểm tra chống sét van, ghi số lần hoạt động của bộ đếm trong mỗi ca trực

và sau mỗi lần có giông sét vào sổ nhật ký vận hành.

- Kiểm tra dòng rò xoay chiều các chống sét van trong vận hành: 02 lần/tuần;

đảm bảo dòng rò ≤ 1,5mA.

- Giá trị dòng rò xoay chiều cho phép đánh giá được tình trạng chất lượng

tương ứng của các chống sét, đối với phần lớn các chống sét cấp điện áp ≤ 110kV,

lúc ban đầu thường có giá trị dòng điện rò xoay chiều trong vận hành luôn < 1mA

thì việc đánh giá là như sau:

+ Khi dòng rò ≤ 1,5mA: Chống sét trong tình trạng bình thường.
+ Khi dòng rò nằm trong phạm vi từ 1,5÷3mA: Chống sét hoặc đang trong

tình trạng bị nhiễm bẩn bề mặt hoặc có dấu hiệu suy thoái về chất lượng các phần

tử bên trong. Cần tiến hành các biện pháp vệ sinh, bảo dưỡng. Nếu dòng rò không

giảm cần thực hiện thêm nhiều hạng mục thí nghiệm khác để đánh giá chất lượng

các phần tử MOV trước khi quyết định tiếp tục sử dụng trên lưới hoặc loại ra khỏi

vận hành.

+ Khi dòng rò > 3mA: Chống sét cần được loại khỏi vận hành và thay mới

ngay lập tức.

+ Ngoài ra, cần kết hợp sử dụng máy chụp ảnh nhiệt để soi kiểm tra phát nhiệt

dọc thân của các chống sét. Cần lưu ý và theo dõi chống sét khi nhiệt độ nóng vượt

quá 300C so với nhiệt độ các chống sét khác.

- Khi phát hiện các bất thường, ca trực phải:

+ Ghi vào sổ nhật ký vận hành.

+ Báo cáo Trưởng trạm để có biện pháp xử lý.

Điều 4.3: Vấn đề an toàn trong vận hành và sửa chữa CSV:

- Thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn và BHLĐ trong vận hành và sửa

chữa.

- Không làm hở mạch các điểm nối đất của CSV.


- Không được kiểm tra dây tiếp đất bằng cách dùng tay lay chuyển dây tiếp

đất khi thiết bị đang mang điện.

- Không kê thang lên trụ sứ để trèo lên CSV trong công tác kiểm tra, bảo

dưỡng.

- Khi công tác trên CSV phải hết sức lưu ý an toàn do thân sứ cao và trơn,

không để các vật dụng cứng (chìa khoá, kìm, đầu dây đeo an toàn…) va đập vào

trụ sứ.

- Việc kiểm tra và thí nghiệm định kỳ chỉ được phép tiến hành khi CSV đã

được tách khỏi lưới và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết. Những

công việc trên phải do người có kinh nghiệm, được huấn luyện và nắm rõ những

nguy hiểm liên quan đến công việc thực hiện.

Điều 4.4: Các hư hỏng thường gặp và cách xử lý:

- Nổ CSV.

+ Nguyên nhân: Do điện trở phi tuyến bị nhiễm ẩm, lão hoá hoặc biên độ

sóng điện áp quá cao.

+ Xử lý: Đề nghị thay mới.

- Các lỗ giải tỏa áp suất khí bị rơi miếng che hoặc nám khói.

+ Nguyên nhân: Do chịu đựng dòng xả cao hơn dòng xả định mức.
+ Xử lý: Thí nghiệm lại CSV. Đối chiếu kết quả thí nghiệm với yêu cầu của

nhà sản xuất để quyết định tiếp tục vận hành hay thay mới.

- Cách điện bị rạn nứt, bể, rách, nám.

+ Nguyên nhân: Do phóng điện bề mặt, do tác động cơ học bên ngoài.

+ Xử lý: Đề nghị thí nghiệm, thay mới.

You might also like