Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾTHANH HÓA

Bộ môn Dược

ĐÁP ÁN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN DƯỢC LÂM SÀNG LẦN 1
Hệ: CĐ Dược VLVH K6B
Thời gian làm bài: 60 phút
Ngày thi: chiều 30/10/2021
Đề số 1:
Câu 1. Trình bày các kỹ năng cần có của dược sỹ lâm sàng khi hướng dẫn điều trị.
(5,0 điểm)

Nội dung Điểm


Để hướng dẫn điểu trị tốt, người dược sĩ lâm sàng cần có các kỹ năng sau: 0,5
- Kỹ năng giao tiếp với người bệnh.
- Kỹ năng thu thập thông tin
- Kỹ năng đánh giá thông tin.
- Kỹ năng truyền đạt thông tin.
Kỹ năng giao tiếp với người bệnh 0,5
Để thực hiện được kỹ năng này, DSLS phải tạo lập mối quan hệ gần gũi
với bệnh nhân bởi vì để điều trị tốt không thể không có sự hợp tác từ phía
bệnh nhân.
Muốn làm được như vậy phải làm cho bệnh nhân hiểu được lý do điều trị, 0,5
phương thức điều trị và những việc mà họ cần làm để tham gia vào điều trị
thành công.
Khi bệnh nhân hiểu về bệnh thì họ sẽ tự giác chấp hành y lệnh và nhiều
trường hợp giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân thất bại do quan hệ cởi mở với
thầy thuốc.
Nguyên nhân thất bại trong điều trị rất phức tạp, trong dó việc bệnh nhân 0,5
tự ý bỏ thuốc hoặc sử dụng không đúng liều, không đủ thời gian là rất
thường gặp. Những nguyên nhân này có thể liên quan đến tác dụng phụ
của thuốc, cũng có thể do giá thành thuốc quá cao so với điều kiện kinh tế.
Thất bại điều trị cũng có thể do phác đồ cũ không còn phù hợp do bệnh
tiến triển nặng thêm (với người cao tuổi, do tuổi tác ngày một cao nên mắc
kèm nhiều bệnh hơn, ví dụ xuất hiện thêm bệnh tiểu đường hoặc xơ vữa
động mạch cũng làm cho huyết áp không thể bình ổn với mức liều cũ
được nữa...).
Kỹ năng thu thập thông tin 0,5
Các thông tin cần thu thập liên quan đến đặc điểm của bệnh nhân (tuổi,
giới, thói quen, nghề nghiệp,..). Thông tin thu thập phải tỷ mỷ và chính
xác. Thường thì quá trình này được làm từ lần khám bệnh đầu tiên trước
khi bắt đầu thiết lập chế độ điều trị nhưng cũng có thể chưa khai thác hết
hoặc lại xuất hiện những tình huống mới liên quan đến bệnh.
Độ tin cậy của các thông tin thu thập được phụ thuộc vào sự cởi mở của 0,5
bệnh nhân; do đó tạo lập mối quan hệ thân thiện, gần gũi và tin cậy là
nhiệm vụ quan trọng DSLS. Cách đặt câu hỏi cũng rất quan trọng vì nhờ
đó ta có được các thông tin cần thiết, điều này phụ thuộc vào trình độ
chuyên môn của người phỏng vấn.
Kỹ năng đánh giá thông tin 0,5
Phải đánh giá được các thống tin liên quan đến việc dùng thuốc trong quá
trình điều trị để tìm ra nguyên nhân thất bại (nếu gặp).
- Do tác dụng phụ của thuốc?
- Do chưa ý thức được tầm quan trọng của việc phải dùng thuốc đều đặn
...
Nếu đánh giá được đúng những thông tin liên quan dến việc thất bại điểu 0,5
trị thì sẽ có hướng giải quyết đúng.
Kỹ năng truyền đạt thông tin 0,5
Các thông tin cần truyền đạt là những thông tin có liên quan đến hướng
dẫn dùng thuốc và theo dõi điều trị
Để thực hiện mục đích hướng dần diều trị tốt, người DSLS phải giải thích 0,5
chính xác và tỷ mỷ cách thức thực hiện y lệnh bao gồm việc dùng thuốc và
các dấu hiệu cần nhận biết về tiến triển theo chiều hướng xấu của bệnh.
Muốn làm tốt việc này, người DSLS phải tạo lập được lòng tin từ phía
bênh nhân và phương pháp kiểm tra khả năng nhận thức của bệnh nhân
với các thông tin được truyền đạt; thường thì nên đề nghị bệnh nhân hoặc
người nhà bệnh nhân nhắc lại (với bệnh nhân nhỏ tuổi hoặc bị bệnh tâm
thần...).
Tổng điểm 5,0

Câu 2: Trình bày đặc điểm bệnh lý liên quan tới sử dụng thuốc và những vấn đề
cần chú ý khi sử dụng thuốc ở người cao tuổi. (5,0 điểm)
Nội dung Điểm
Đặc điểm bệnh lý liên quan tới sử dụng thuốc: 0,5
- Tình trạng đa bệnh lý làm tăng phản ứng bất lợi của thuốc
Người cao tuổi mắc nhiều bệnh một lúc, do đó phải dùng nhiều thuốc
đồng thời. Điều này dẫn dến nguy cơ gặp tương tác thuốc - thuốc và tác
dụng không mong muốn của thuốc: tỷ lệ gặp ADR ở lứa tuối 60- 70 gấp
đôi so với lứa tuổi 30- 40.
- Tình trạng bệnh lý gây thay đổi đáp ứng của thuốc 0,5
Các tổn thương mạn tính của những quá trình bệnh lý kéo dài suốt cả
cuộc đời là nguyên nhân làm thay đổi đáp ứng vớí thuốc liên quan đến
tuổi tác. Người cao tuổi nhậy cảm hơn với một số tác dụng bất lợi, ví dụ:
dễ bị tụt huyết áp hơn, dễ bị trầm cảm hơn...
- Bệnh lý ảnh hưởng đến dược động học 0,5
Có rất nhiều biến đổi bệnh lý dẫn đến thay đổi số phận của thuốc trong
cơ thể như: các tổn thương mắc phải ở ống tiêu hoá (loét dạ dày, viêm ruột
mạn tính...), viêm tụy, suy tim, suy thận, suy gan... làm thay đổi hấp thu,
phân bố, chuyển hoá, thải trừ thuốc.
Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc cho người cao tuổi 0,5
- Những rối loạn do thuốc gây ra ở người cao tuổi
Tình trạng đa bệnh lý buộc người cao tuổi phải dùng nhiều thuốc; tình
trạng suy kiệt và giảm sức đề kháng đòi hỏi quá trình dùng thuốc phải kéo
dài. Hậu quả của việc dùng nhiều thuốc, kéo dài lại dẫn đến những rối
loạn bệnh lý nghiêm trọng và vòng luẩn quẩn này chính là khó khăn lớn
nhất cho thầy thuốc khi điều trị.
- Những tình trạng bệnh lý ảnh hưỏng đến sử dụng thuốc 0,5
Người cao tuổi là nhóm bệnh nhân có đặc điểm bệnh lý khác biệt với
thanh niên. Ngay trong cùng một quần thế cao tuổi, sự lão hoá cũng không
giống nhau ở từng lớp tuổi. Do đó cần xem xét nhiều khía cạnh trước khi
kê đơn.
Tình trạng đa bệnh lý dẫn đến rối loạn hoạt động của nhiều cơ quan trong 0,5
cơ thể và chính điều này làm ảnh hương đến sử dụng thuốc cho người cao
tuổi.
Những rối loạn hay gặp là: 0,5
Rối loạn tiêu hoá (táo bón), do đó người cao tuổi hay dùng thuốc nhuận
tràng, điều này làm giảm háp thu các thuốc dùng đồng thời.
Giảm trí nhớ: hay quên dùng thuốc, nhầm lẫn liều.
Mắt kém: đọc đơn thuốc kém, dọc lẫn, nhất là khi gặp những đơn ghi chữ 0,5
nhỏ, khó đọc.
Run tay: làm cho việc đếm giọt với những thuốc uống theo giọt khó khăn
hoặc lúng túng khi gặp các chai thuốc khó mở.
Thích lạm dụng thuốc, dùng kéo dài quá quy định do tâm lý sợ bệnh tật. 0,5
Loãng xương: nên ngại vận động do đau, hay nằm kể cả khi uống thuốc 0,5
nên dễ bị loét thực quản với các thuốc kích ứng mạnh.
Ít khát do phản xạ khát giảm ở tuổi già: do đó ít uống nước, gây tăng khả
năng lắng đọng thuốc ở thận, gây sỏi thận (co-trimoxazol, các sulfamid,
vitamin c liều cao...).
Tổng điểm 5,0

You might also like