Đặng Thanh Thảo - 20:09:2002 QTRR

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

----------o0o----------

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

QUẢN TRỊ RỦI RO


MÃ HỌC PHẦN: BSA3068 2
Giảng viên: TS. Phan Chí Anh

ThS. Nguyễn Khánh Huy

Họ và tên: Đặng Thanh Thảo

Ngày sinh: 20/09/2002

Mã sinh viên: 20050159

Lớp : QH-2020E QTKD CLC3

Hà Nội, 7/2022
Mục lục
Bài 1. ............................................................................................................................ 3

Bài 2. ............................................................................................................................ 6

Bài 3. .......................................................................................................................... 11

Bài 4. .......................................................................................................................... 14

Bài 5. .......................................................................................................................... 21

2
Bài 1.
Một công ty đang dự định đưa ra các mô hình sản xuất với các mô hình như sau

Lợi nhuận dự kiến ($)


Mô hình
Tốt Trung bình Xấu

Lớn x.000 110.000 -232.000

Trung bình 30.000 137.000 -100.000

Nhỏ 200.000 99.000 -37.000

Rất nhỏ 10.000 5.000 -11.000

Trong đó x là hai chữ số cuối cùng của mã số sinh viên.

Mã sinh viên của em là 20050159 nên x sẽ là 59, thay 59 vào bảng ta có:

Lợi nhuận dự kiến ($)


Mô hình
Tốt Trung bình Xấu

Lớn 59.000 110.000 -232.000

Trung bình 30.000 137.000 -100.000

Nhỏ 200.000 99.000 -37.000

Rất nhỏ 10.000 5.000 -11.000

Giám đốc quyết định phương án dựa theo các tiêu chuẩn:

a. Maximax

3
Lợi nhuận dự kiến ($)

Mô hình Tốt Trung Xấu Max

bình

Lớn 59.000 110.000 -232.000 110.000

Trung bình 30.000 137.000 -100.000 137.000

Nhỏ 200.000 99.000 -37.000 200.000

Rất nhỏ 10.000 5.000 -11.000 10.000

Maximax = Max (max)

= Max (110.000; 137.000; 200.000; 10.000)

= 200.000

 Chọn mô hình sản xuất nhỏ theo tiêu chuẩn Maximax.

b. Maximin

Lợi nhuận dự kiến ($)

Mô hình Tốt Trung Xấu Min

bình

Lớn 59.000 110.000 -232.000 -232.000

Trung bình 30.000 137.000 -100.000 -100.000

Nhỏ 200.000 99.000 -37.000 -37.000

Rất nhỏ 10.000 5.000 -11.000 -11.000

4
Maximin = Max (min)

= Max (-232.000; -100.000; -37.000; -11.000)

= -11.000

 Chọn mô hình sản xuất rất nhỏ theo tiêu chuẩn Maximin.

c. May rủi ngang nhau (đồng đều ngẫu nhiên)

Lợi nhuận dự kiến ($)

Mô hình Tốt Trung Xấu Trung bình

bình

Lớn 59.000 110.000 -232.000 -21.000

Trung bình 30.000 137.000 -100.000 22.333

Nhỏ 200.000 99.000 -37.000 87.333

Rất nhỏ 10.000 5.000 -11.000 1.333

May rủi ngang nhau = Max (TB)

= Max (-21.000; 22.333; 87.333; 1.333)

= 87.333

• Chọn mô hình sản xuất nhỏ theo tiêu chuẩn may rủi ngang nhau.

5
Bài 2.
• Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp gồm 4 bước:
1. Xác định rủi ro
2. Đánh giá và phân tích rủi ro
3. Lập kế hoạch giảm thiểu/ dự phòng rủi ro
4. Duy trì quản lỷ rủi ro
• Phân tích quy trình đánh giá và phân tích rủi ro

Đánh giá rủi ro là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả quá trình hoặc phương pháp
tổng thể nơi bạn làm việc:
+ Xác định các mối nguy hiểm và các yếu tố rủi ro có khả năng gây hại (xác định nguy cơ).
+ Phân tích và đánh giá rủi ro liên quan đến mối nguy đó (phân tích rủi ro và đánh giá rủi
ro).
+ Xác định các cách thích hợp để loại bỏ nguy cơ hoặc kiểm soát rủi ro khi nguy cơ có thể
được loại bỏ (kiểm soát rủi ro).
Đánh giá rủi ro là một cái nhìn kỹ lưỡng tại nơi làm việc của bạn để xác định những
điều, tình huống, quy trình, v.v.. có thể gây hại, đặc biệt là cho mọi người. Sau khi xác định
được thực hiện, bạn phân tích và đánh giá mức độ rủi ro và mức độ nghiêm trọng. Khi quyết
định này được đưa ra, bạn có thể quyết định những biện pháp nào nên được áp dụng để loại
bỏ hoặc kiểm soát hiệu quả tác hại.
Tiêu chuẩn CSA Z1002 "Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp - Nhận dạng và loại trừ nguy
cơ và đánh giá và kiểm soát rủi ro" sử dụng các thuật ngữ sau:
Đánh giá rủi ro - quá trình tổng thể xác định rủi ro, phân tích rủi ro và đánh giá rủi ro.
Nhận dạng mối nguy - quá trình tìm kiếm, liệt kê và mô tả các mối nguy hiểm.
Phân tích rủi ro - một quá trình để hiểu bản chất của các mối nguy hiểm và xác định mức
độ rủi ro.
Lưu ý:
(1) Phân tích rủi ro cung cấp cơ sở để đánh giá rủi ro và các quyết định về kiểm soát rủi
ro.

6
(2) Thông tin có thể bao gồm dữ liệu hiện tại và lịch sử, phân tích lý thuyết, ý kiến được
thông báo và mối quan tâm của các bên liên quan.
(3) Phân tích rủi ro hay nói cách khác là ước tính rủi ro.
Đánh giá rủi ro - quá trình so sánh rủi ro ước tính với các tiêu chí rủi ro nhất định để xác
định tầm quan trọng của rủi ro.
Kiểm soát rủi ro - hành động thực hiện các quyết định đánh giá rủi ro.
Làm thế nào để thực hiện được một đánh giá rủi ro?
Đánh giá nên được thực hiện bởi một người có thẩm quyền hoặc nhóm các cá nhân (các
giám sát viên và công nhân làm việc )có kiến thức làm việc tốt về tình huống đang được
nghiên cứu.
Để đánh giá bạn cần:
- Xác định các mối nguy hiểm.
- Xác định khả năng gây hại, chẳng hạn như chấn thương hoặc bệnh tật xảy ra và mức độ
nghiêm trọng của nó.
+ Xem xét các tình huống như bảo trì, tắt máy, mất điện, khẩn cấp, thời tiết khắc nghiệt,
v.v.
+ Xem xét tất cả thông tin về sức khỏe và an toàn có sẵn về mối nguy hiểm như Bảng dữ
liệu an toàn (SDS), tài liệu của nhà sản xuất, thông tin từ các tổ chức có uy tín, kết quả
kiểm tra, báo cáo kiểm tra tại nơi làm việc, hồ sơ về sự cố tại nơi làm việc (tai nạn), bao
gồm thông tin về loại và tần suất của sự xuất hiện, bệnh tật, thương tích, vv
+ Hiểu các yêu cầu luật pháp liên quan
- Xác định các hành động cần thiết để loại bỏ nguy cơ hoặc kiểm soát rủi ro bằng cách sử
dụng hệ thống phân cấp các phương pháp kiểm soát rủi ro.
- Đánh giá để xác nhận nếu nguy cơ đã được loại bỏ hoặc nếu rủi ro được kiểm soát thích
hợp.
- Giám sát để đảm bảo kiểm soát tiếp tục có hiệu lực.
- Giữ bất kỳ tài liệu hoặc hồ sơ có thể cần thiết. Tài liệu có thể bao gồm chi tiết quá trình
được sử dụng để đánh giá rủi ro, phác thảo bất kỳ đánh giá nào hoặc chi tiết cách đưa
ra kết luận.

7
- Khi thực hiện đánh giá, cũng cần tính đến:
- Các phương pháp và quy trình được sử dụng trong chế biến, sử dụng, xử lý hoặc bảo
quản chất, v.v.
- Mức độ phơi nhiễm thực tế và tiềm năng của người lao động (ví dụ: có bao nhiêu công
nhân có thể bị phơi nhiễm, mức độ tiếp xúc đó là gì và sẽ thường xuyên bị phơi nhiễm).
- Các biện pháp và thủ tục cần thiết để kiểm soát sự phơi nhiễm đó bằng các biện pháp
kiểm soát kỹ thuật, thực hành công việc và thực hành vệ sinh và cơ sở vật chất.
- Thời lượng và tần suất của nhiệm vụ (thời gian và tần suất thực hiện một nhiệm vụ).
- Các vị trí mà nhiệm vụ được thực hiện.
- Các máy móc, công cụ, vật liệu, vv được sử dụng trong hoạt động và cách chúng được
sử dụng (ví dụ: trạng thái vật lý của hóa chất hoặc nâng vật nặng trong một khoảng
cách).
- Bất kỳ tương tác nào có thể xảy ra với các hoạt động khác trong khu vực và nếu nhiệm
vụ có thể ảnh hưởng đến những người khác (ví dụ: người dọn dẹp, khách truy cập, v.v.).
- Vòng đời của sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ (ví dụ: thiết kế, xây dựng, sử dụng,
ngừng hoạt động).
- Giáo dục và đào tạo công nhân đã nhận được.
- Làm thế nào một người sẽ phản ứng trong một tình huống cụ thể (ví dụ, điều gì sẽ là
phản ứng phổ biến nhất của một người nếu máy bị hỏng hoặc trục trặc).
- Điều quan trọng cần nhớ là việc đánh giá phải tính đến không chỉ tình trạng hiện tại của
nơi làm việc mà cả bất kỳ tình huống tiềm năng nào.
- Bằng cách xác định mức độ rủi ro liên quan đến mối nguy hiểm, người sử dụng lao động
và ủy ban sức khỏe và an toàn có thể quyết định liệu chương trình kiểm soát có được
yêu cầu hay không và ở mức độ nào.
• Phân tích rủi ro sản xuất ô tô của Vinfast
Rủi ro dự án: Trong giai đoạn khởi đầu, VinFast công bố thông tin có thể sản xuất và
bán ra 250.000 xe/năm trong vòng năm năm tới, tương đương hơn 90% lượng xe bán ra ở
Việt Nam năm 2017 là 272.750 xe theo dữ theo dữ liệu tổng hợp của Hiệp hội Các nhà sản
xuất ôtô Việt Nam (VAMA). Hiện VinFast chỉ tập trung vào thị trường trong nước thì mục

8
tiêu của họ là sẽ chiếm một nửa thị phần ô tô Việt Nam. Đây là một thách thức vô cùng khó
khăn cho một thương hiệu còn non trẻ như VinFast khi mà thị phần này đang phần lớn nằm
trong tay các thương hiệu lớn thế giới như Toyota, Honda, Ford, Hyundai,… Do đó, có thể
thấy khả năng VinFast không thể tiêu thụ hết số lượng xe này trong một năm theo như công
bố là có cơ sở.
Rủi ro cạnh tranh: Tại thị trường Việt Nam, VinFast sẽ phải cạnh tranh với nhiều các
tên tuổi lớn trong ngành ô tô thế giới đến từ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo số liệu của
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), Toyota hiện đang là hãng xe bán chạy
nhất, chiếm 23% thị trường trong tháng 7/2018, Ford xếp thứ hai với 12%. Top 10 xe bán
chạy hàng tháng của VAMA có tới 7 xe Nhật Bản, 2 xe Hàn Quốc và 1 xe Mỹ. Kể từ
1/12018 này, thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN về Việt Nam sẽ về 0%. Điều này tạo điều kiện
cho hàng loạt ô tô từ khu vực ASEAN đổ vào thị trường Việt. VinFast vì thế mà phải cạnh
tranh gay gắt hơn với ôtô nhập khẩu không thuế từ các nước láng giềng. Khi VinFast gia
nhập vào thị trường ô tô đầy cạnh tranh và khắc nghiệt, các rủi ro từ đối thủ cạnh tranh có
thể khiến cho VinFast khó giành được thị phần trong nước và khu vực, khó khăn trong việc
tiêu thụ sản phẩm và thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh của mình.
Rủi ro về thương hiệu: Thách thức lớn nhất của bất kỳ hãng xe mới nào gia nhập thị
trường xe hơi Việt là thắng được tâm lý trọng thương hiệu của người mua, chứng tỏ được
chất lượng và sự an toàn qua thực tế sử dụng và đặc biệt cần xây dựng cho mình một bản
sắc thương hiệu riêng
Rủi ro về khách hàng: Mặc dù lòng tự hào dân tộc được coi là một vũ khí lớn thu hút
người tiêu dùng mua xe VinFast tuy nhiên có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc
sản phẩm của Mặc dù lòng tự hào dân tộc được coi là một vũ khí lớn thu hút người tiêu
dùng mua xe VinFast tuy nhiên có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sản phẩm của
hãng không được chào đón như kì vọng. Người Việt chuộng hàng hiệu. Xe ô tô được xem
là tài sản nên ngoài độ bền thì thương hiệu và tính giữ giá cũng khá quan trọng trong quyết
định mua sản phẩm.
→ Cần tính đến những rủi ro về tâm lí và hành vi người tiêu dùng để có những thay đổi và
kế hoạch kinh doanh phù hợp.

9
Rủi ro nhân lực: Việt Nam hiện đang thiếu rất nhiều kỹ sư về công nghệ xe hơi do từ
trước đến nay, chúng ta chỉ có lắp ráp và dịch vụ sau bán hàng cho nên việc chế tạo xe mới,
đối với đội ngũ công nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Rủi ro tài chính: Tổng vốn đầu tư cho dự án VinFast dự kiến lên tới 4,2 tỷ USD, một
phần từ nguồn tự có của Vingroup và huy động từ công ty thành viên, một phần lớn đến từ
việc huy động bên ngoài là đi vay. Hiện nay, Ngân hàng đầu tư quốc tế tên tuổi Credit
Suisse sẵn sàng thu xếp cho Vingroup khoản tín dụng ban đầu là 800 triệu đôla. Và khoản
tín dụng có thể tăng lên theo nhu cầu phát triển của VinFast. Tuy nhiên, do Vingroup làm
việc tại Việt Nam do đó VinFast sẽ bị ảnh hưởng bởi những vấn đề vĩ mô ở Việt Nam. Rủi
ro tài chính xảy ra khi nếu trong 10, 20 năm tới đây, nền kinh tế có biến động, số tiền vay
vốn nước ngoài lên tới nhiều tỉ đô bị lạm phát, biến động tỉ giá hoặc nếu đang thực hiện dự
án giữa chừng thì hết vốn hoặc Credit Suisse không giải ngân vốn như đã hứa thì VinFast
sẽ phải đối mặt với tình huống khó khăn.

10
Bài 3.
• Khái niệm rủi ro

Rủi ro là một tình huống của thế giới khách quan trong đó tồn tại khả năng xảy ra một
sự sai lệch bất lợi so với kết quả được dự tính hay mong chờ.

Rủi ro = Kết quả theo kế hoạch – Kết quả thực tế

- Rủi ro chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ môi trường khách quan.
- Rủi ro là sự sai lệch và sai lệch có thể bất lợi hoặc có lợi.
- Rủi ro phụ thuộc vào dự tính của con người/ doanh nghiệp.

Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, gây khó khăn trở ngại cho chủ
thể trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc
các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển
của mình.

• Phân loại rủi ro


1) Phân loại rủi ro theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống
Theo phương pháp này, người ta thường tập trung vào 4 nhóm rủi ro chính:
- Rủi ro từ thảm họa: động đất, núi lửa, sóng thần, chiến tranh, khủng bố, …
- Rủi ro tài chính: các khoản nợ xấu, tỷ giá hoái đoái, lãi suất biến động, giá cổ phiếu,

- Rủi ro tác nghiệp: nhân viên bị tai nạn, hệ thống máy tính hư hỏng, …
- Rủi ro chiến lược: rủi ro dự án, rủi ro từ khách hàng, rủi ro từ chuyển đổi, rủi ro từ
đối thủ cạnh tranh duy nhất, rủi ro thương hiệu, rủi ro ngành, rủi ro đình trệ
2) Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro
- Rủi ro do môi trường thiên nhiên
Đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như: động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt,
hạn hán, … gây ra. Nhóm rủi ro này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và tài

11
sản, làm cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị tổn thất nặng nề.
Nên được gọi là thiên tai/ thảm họa.
- Rủi ro do môi trường văn hóa
Rủi ro do môi trường văn hóa là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tạp quán,
tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức… của người khác/ dân tộc khác. Từ đó dẫn đến
những cách ứng xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, làm mất cơ hội kinh
doanh.
- Rủi ro do môi trường xã hội
Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, cấu trúc xã hội, các định chế… là
một nguồn rủi ro quan trọng. Điển hình như kinh doanh tại Nhật Bản, nếu không biết những
chuẩn mực xã hội đặc biệt như: tuổi tác, địa vị xã hội, trong nam khinh nữ, … thì rất khó
thành công.
- Rủi ro do môi trường công nghệ
Thay đổi cong nghệ cho phép tạo ra hàng loạt sản phẩm mới với tính năng, chất lượng vượt
trội chỉ trong một đêm. Nhưng cũng chính những thay đổi công nghệ sẽ làm cho những sản
phẩm hiện hữu bị lạc hậu cũng chỉ sau 1 đêm. Sự thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo
lẫn hủy diệt! Đem đến cả cơ hội lẫn thách thức! Vì vậy, cần đặc biệt chú trọng quản trị rủi
ro trong môi trường này.
- Rủi ro do môi trường hoạt động tổ chức
Rủi ro có thể phát sinh trong: công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hóa doanh nghiệp, tuyển
dụng, đãi ngộ nhân viên, quan hệ khách hàng, đối thủ cạnh tranh, … Rủi ro này có thể tồn
tại dưới dạng: thiếu thông tin hoặc có nhiều thông tin không chính xác dẫn đến bị lừa đảo,
máy móc thiết bị bị sự cố, xảy ra tai nạn lao động, hoạt động khuyến mãi quảng cáo bị sai
lệch, chính sách đãi ngộ nhân viên không phù hợp, sản phẩm bị thu hồi, công nhân đình
công, ….
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, rủi ro này có thể xuất hiện trong: quá trình đàm phán, ký
kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.

12
- Rủi ro do nhận thức của con người
Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức. Một khi nhận diện và phân tích sai
thì dẫn đến kết luận sai. Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau thì rủi ro sẽ vô cùng
lớn.
3) Phân loại rủi ro theo môi trường tác động
- Môi trường bên trong
Môi trường hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Để nghiên cứu rủi ro từ môi trường bên
trong, chúng ta có thể tiếp cận từ các hướng:
+ Theo cách phân tích theo lĩnh vực: Quản trị (Hoạch định, tổ chức, thúc đẩy, nhân sự,
kiểm soát), Marketing (nghiên cứu thị trường, giá, địa điểm, sản phẩm/ dịch vụ), Tài
chính/ Kế toán, Sản xuất, Nghiên cứu và phát triển, Hệ thống thông tin.
+ Theo cách phân tích chuỗi giá trị: quản trị chuỗi cung ứng, quá trình tác nghiệp-
nghiệp vụ, các hoạt động Logistics, các hoạt động đầu ra, bán hàng, marketing, dịch
vụ, các hoạt động hỗ trợ (quản trị nhân sự, phát triển công nghệ, …).
- Môi trường bên ngoài
Được chia thành 2 nhóm:
+ Môi trường vĩ mô: kinh tế, chính trị, chính phủ, luật pháp, văn hóa – xã hội, nhân
khẩu học, địa lý, công nghệ, thông tin, …
+ Môi trường vi mô/ môi trường cạnh tranh: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh
tranh, hiện hữu và tiềm ẩn, sản phẩm thay thế.

13
Bài 4.
1. Trình bày những hiểu biết của anh/ chị về đồng tiền ảo Bitcoin và nền tảng

Blockchain

a. Bitcoin là gì?
Bitcoin (viết tắt là BTC) được biết đến như một loại tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung –
một hình thức tài chính dựa trên công nghệ blockchain và không phụ thuộc vào các bên
trung gian. Đồng Bitcoin được mã hóa dưới dạng một mã nguồn mở dùng để trao đổi trực
tiếp bằng thiết bị kết nối Internet, giao dịch theo hình thức ngang hàng peer-to-peer
(P2P) trong mọi hoạt động giao dịch.
Hình thức giao dịch ngang hàng có nghĩa là việc mua/ bán diễn ra trực tiếp giữa người
gửi và người nhận với mức phí gần như bằng 0, trong quá trình đó không có bất kỳ tổ chức
hay cá nhân nào tham gia với vai trò trung gian
Hiện Bitcoin là đồng tiền đứng vị trí thứ nhất trong danh sách những đồng tiền điện tử
có vốn hóa lớn trên thị trường. Mức lưu trữ giá trị và tốc độ tăng trưởng của Bitcoin những
năm gần đây tăng theo cấp số nhân đã thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều tổ chức lớn,
thậm chí cả Phố Wall. Khối lượng giao dịch với mức giá hơn 42.000 USD/ 1 BTC mỗi
ngày vẫn là con số khổng lồ chứng tỏ nhà đầu tư rất yêu thích và kỳ vọng về nó.
Ngoài ra sự khan hiếm của Bitcoin và việc khai thác khó khăn càng làm tăng giá trị đồng
tiền điện tử lớn nhất trên thế giới hiện nay.
b. Nền tảng blockchain
Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ
thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời
gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối
trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại
việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có
cách nào thay đổi được nó.
Blockchain được đảm bảo nhờ cách thiết kế sử dụng hệ thống tính toán phân cấp với
khả năng chịu lỗi byzantine cao. Vì vậy sự đồng thuận phân cấp có thể đạt được nhờ

14
Blockchain. Vì vậy Blockchain phù hợp để ghi lại những sự kiện, hồ sơ y tế, xử lý giao
dịch, công chứng, danh tính và chứng minh nguồn gốc. Việc này có tiềm năng giúp xóa bỏ
các hậu quả lớn khi dữ liệu bị thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu.
Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế bới Satoshi Nakamoto vào năm 2008 và
được hiện thực hóa vào năm sau đó như là một phần cốt lõi của Bitcoin, khi công nghệ
blockchain đóng vai trò như là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch. Qua việc sử dụng
mạng lưới ngang hàng và một hệ thống dữ liệu phân cấp, Bitcoin blockchain được quản lý
tự động. Việc phát minh ra blockchain cho Bitcoin đã làm cho nó trở thành loại tiền tệ kỹ
thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề double spending (chi tiêu gian lận khi 1 lượng tiền
được dùng 2 lần). Công nghệ này của Bitcoin đã trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt
các ứng dụng khác.
Công nghệ blockchain tương đồng với cơ sở dữ liệu, chỉ khác ở việc tương tác với cơ
sở dữ liệu. Để hiểu blockchain, cần nắm được năm định nghĩa sau: chuỗi khối (blockchain),
cơ chế đồng thuận phân tán (decentralized consensus), tính toán tin cậy (trusted computing),
hợp đồng thông minh (smart contracts) và bằng chứng công việc (proof of work). Mô hình
tính toán này là nền tảng của việc tạo ra các ứng dụng phân tán

2. Trình bày những rủi ro dành cho Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tiền ảo

Bitcoin

• Rủi ro về thị trường


Bitcoin cũng giống như bất cứ khoản đầu tư nào. Giá trị của nó đều có thể bị dao động
nếu thị trường thay đổi. Trong 10 năm tồn tại ngắn ngủi, giá trị của đồng tiền đã chứng kiến
nhiều biến động mạnh và do không bị kiểm soát bởi bất kỳ một chính phủ nào nên giá
Bitcoin có độ tăng giảm cao hơn các loại tài sản truyền thống. Vào năm 2013, có thời điểm
giá Bitcoin giảm 61% theo CFPB thống kê và đến năm 2014 kỷ lục giảm giá lên đến 80%.
Mặc dù Bitcoin đang luôn dẫn đầu và bỏ xa các loại tiền kỹ thuật số khác nhưng vẫn có
rất nhiều cạnh tranh từ các loại tiền điện tử mới sau này. Các đột phá về công nghệ

15
blockchain sẽ giải quyết tốt hơn các vấn đề mà chuỗi khối bitcoin gặp phải. Vì vậy, đây
luôn là một mối nguy cho giá trị của bitcoin sau này.
• Rủi ro bảo mật
Đây chính là rủi ro mà những người đầu tư vào thị trường Bitcoin lo ngại nhất. Đa phần
các cá nhân sở hữu và sử dụng BTC lưu trữ tài sản của mình trên các sàn giao dịch tập
trung. Nếu không làm theo các bước bảo mật tài khoản một cách nghiêm ngặt và lựa chọn
đúng sàn giao dịch Bitcoin uy tín, khả năng bị mất Bitcoin (BTC) là rất cao. Do đó, bạn cần
phải cẩn thận khi mua bán BTC hay bất kỳ loại tiền ảo nào khác.
Các sàn giao dịch Bitcoin hoàn toàn là kỹ thuật số nên cũng như các hệ thống tiền ảo
khác, đều có nguy cơ bị hack hoặc bị phần mềm độc hại xâm nhập và đánh cắp dữ liệu.
Chúng có thể đánh cắp mã khóa riêng tư của chủ sở hữu Bitcoin và có thể chuyển Bitcoin
bị đánh cắp sang một tài khoản khác.
Để ngăn chặn rủi ro lộ thông tin tài khoản của bạn, bạn có thể lưu trữ Bitcoin trên một
ví lạnh (tức máy tính hoặc ổ cứng không có kết nối mạng Internet), hoặc ghi ra giấy và cất
giữ chứ không lưu lại trên máy tính.
Hacker có thể nhắm đến các sàn giao dịch Bitcoin và cướp quyền truy cập vào hàng
nghìn tài khoản kỹ thuật số nơi có lưu trữ Bitcoin. Sàn Mt. Gox tại Nhật Bản đã buộc phải
đóng cửa khi số Bitcoin trị giá hàng triệu đô bị đánh cắp vào năm 2014. Vụ hack này đặc
biệt nổi tiếng và gây chấn động thời gian đó.
Bạn nên biết tất cả các giao dịch Bitcoin sẽ được lưu lại trên mạng lưới vĩnh viễn và
không thể bị thay đổi được. Trong mạng lưới blockchain của Bitcoin, không có bên thứ ba
hoặc bên nào chịu trách nhiệm xử lý thanh toán như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ khi bạn
chuyển tiền nhầm ví hay có trục trặc nào xảy ra. Do đó, sẽ không hề có chỗ bảo vệ hoặc
khiếu nại nếu xảy ra vấn đề. Bạn cần phải tìm hiểu kỹ cách sử dụng blockchain và Bitcoin
để tránh trường hợp mất mát tài sản.
• Rủi ro về mặt luật pháp
Rủi ro tiếp theo khi đầu tư vào Bitcoin là Bitcoin có thể bị coi là đối thủ tiền tệ với chính
phủ. Một số tội phạm với các hoạt động như rửa tiền, mua bán trái phép hoặc trốn thuế có
thể sử dụng Bitcoin để né tránh sự điều tra của chính phủ. Do đó, các nhà nước và chính

16
phủ sẽ luôn tìm cách điều chỉnh, hạn chế sử dụng Bitcoin hoặc áp đặt luật pháp dưới nhiều
hình thức.
Một ví dụ vào năm 2015, Bộ dịch vụ tài chính thuộc Bang New York đã hoàn thiện các
quy định yêu cầu các công ty có giao dịch mua bán, lưu trữ hoặc chuyển nhượng sở hữu
Bitcoin phải lưu lại thông tin khách hàng và phải có nhân viên thực hiện cũng như duy trì
dự trữ vốn. Bộ này yêu cầu các giao dịch từ 10.000 USD trở lên phải được báo cáo và ghi
lại.
Vì vậy, việc thiếu các quy định thống nhất về bitcoin và các loại tiền ảo khác đặt ra câu
hỏi về tính thanh khoản, tính phổ biến và tuổi thọ của chúng.

3. Theo anh/chị, các nhà đầu tư Bitcoin cần sử dụng những biện pháp gì để kiểm soát

và tài trợ rủi ro khi tham gia vào thị trường Bitcoin.

• Bán Khống
Bán khống có nghĩa là thực hiện một vị thế để bán một tài sản khi nhà giao dịch tin rằng
một khoản đầu tư sẽ giảm giá trị. Với tư cách là nhà giao dịch có thể mong muốn kiếm lợi
nhuận bằng cách mua lại với giá thấp hơn - hoặc thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch. Bán
khống tiền điện tử bảo vệ chống lại việc tiếp xúc lâu dài.
Theo Investopedia, bán khống cho phép các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro giảm giá của
một vị thế mua trong cùng một chứng khoán hoặc một chứng khoán có liên quan.
Việc bán thường làm tăng thêm sự phức tạp cho crypto. Do đó, hãy cẩn thận với chiến thuật
này, cho dù bạn đang bán crypto để phòng ngừa rủi ro hay đầu cơ. Bạn có thể bán tiền điện
tử theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:
- Giao dịch ký quỹ, trong đó bạn có thể vay từ một sàn môi giới để thực hiện giao
dịch. Các sàn giao dịch cho phép giao dịch ký quỹ cũng cung cấp đòn bẩy, có thể
làm tăng lợi nhuận hoặc thua lỗ tiềm năng.
- Bán khống truyền thống, nơi bạn vay từ một sàn môi giới, nền tảng tín dụng hoặc
bên thứ ba, sau đó bán crypto và mua lại với giá tốt hơn.
Mặt Trái Của Việc Bán

17
Khả năng thua lỗ là vô hạn khi bán khống. Bạn có thể chứng kiến một loại tiền điện tử có
thể dao động đến mức giá 0 USD, dẫn đến thua lỗ hoàn toàn. Vì vậy, để tránh bị thua lỗ
thảm hại, một nhà giao dịch sẽ đặt giới hạn cắt lỗ ở khoản đầu tư ban đầu của mình.
• Hợp Đồng Tương Lai
Trong tài chính, thuật ngữ hợp đồng tương lai đề cập đến một thỏa thuận bán hoặc mua
một tài sản vào một ngày cụ thể trong tương lai với một mức giá nhất định. Vì có thị trường
thứ cấp của riêng mình, hợp đồng tương lai có thể được bán trước ngày đã thỏa thuận. Điều
này làm tăng tính thanh khoản của các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp. Hợp đồng tương
lai là một phần của một danh mục lớn các công cụ giao dịch được gọi là phái sinh, bao
gồm Hợp Đồng Chênh Lệch (CFD), Quyền Chọn và Hoán Đổi.
Hợp đồng tương lai tiền điện tử hoạt động theo một khái niệm tương tự. Do sự biến động
của tiền điện tử, hầu hết các nhà giao dịch mua khi giá thấp và bán khi giá cao. Tuy nhiên,
việc mua bán như vậy có thể khiến nhà đầu tư bỏ lỡ những khoản lợi nhuận tiềm năng.
Hợp đồng tương lai tiền điện tử cho phép bạn để trạng thái mở, do đó tối đa hóa lợi
nhuận thu được từ các khoản đầu tư tiền điện tử của bạn. Ngày nay, CME cung cấp một số
hợp đồng tương lai Bitcoin với các ngày hết hạn khác nhau, chẳng hạn như trong Lịch
Tương Lai Bitcoin. Tất cả các hợp đồng được thanh toán bằng USD vào ngày hết hạn.
Hợp đồng tương lai bảo vệ các khoản đầu tư của bạn hoặc khóa lợi nhuận của bạn trong
một thị trường đầy biến động như tiền điện tử. Chúng lý tưởng cho các nhà đầu tư muốn
bảo vệ rủi ro của họ trên thị trường tiền điện tử trong một khoảng thời gian hợp lý.
Lợi Ích Của Hợp Đồng Tương Lai Là:
- Giảm thiểu rủi ro giảm giá bằng cách nắm giữ vị thế tương lai ngắn và thu lợi từ việc
tăng giá bằng cách nắm giữ vị thế tương lai dài
- Hợp đồng tương lai cho phép bạn suy đoán về hướng thị trường
- Hợp đồng tương lai giúp bạn dễ dàng tiếp xúc và ổn định biến động giá cả
Rủi ro phòng ngừa thông qua hợp đồng tương lai bao gồm rủi ro đòn bẩy như đã thảo
luận ở trên. Tuy nhiên, rủi ro đòn bẩy vẫn là một trong những quyền chọn phổ biến để
phòng ngừa rủi ro crypto.
• Hoán Đổi Vĩnh Viễn

18
Giao dịch hoán đổi vĩnh viễn là các công cụ phái sinh cho phép bạn mua hoặc bán giá
trị của tài sản cơ sở mà không cần đặt ngày hết hạn cho vị thế bạn thực hiện (bạn có thể
chọn thời điểm thực hiện hoặc thoát khỏi vị thế bất kỳ lúc nào).
Giao dịch hoán đổi vĩnh viễn cung cấp cho bạn nhiều sức mua hơn so với giao dịch giao
ngay. Do đó, chúng đặt bạn vào một vị thế tốt hơn để tận dụng các biến động giá. Giao dịch
hoán đổi vĩnh viễn hoạt động theo cơ chế tỷ lệ funding, trong đó bạn trả phí hoặc giảm giá
để tiếp tục giữ vị thế của mình.
Trước khi sử dụng hoán đổi vĩnh viễn như một chiến lược phòng ngừa rủi ro, bạn cần
xác định cơ chế tỷ lệ cấp vốn và lợi nhuận tiềm năng của tài sản thế chấp của mình. Bạn
cũng cần hiểu về đòn bẩy mà sàn giao dịch bạn chọn cho phép (các công cụ phái sinh có
thể cho phép đòn bẩy lên đến 100 lần).
Chiến lược này đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên thị trường crypto. Giao dịch này
cho phép các nhà giao dịch tận dụng các vị thế mà không có ngày hết hạn. Sự khác biệt
chính là hoán đổi vĩnh viễn được giao dịch gần với giá chỉ số của tài sản cơ sở.
Giao dịch hoán đổi vĩnh viễn cũng tính phí tỷ lệ funding. Điều này khuyến khích các
nhà giao dịch mua các khoản hoán đổi vĩnh viễn khi giá chỉ số tăng. Tỷ lệ funding thường
được thiết kế để đảm bảo ổn định giá cả.
Vì chúng không dựa vào ngày hết hạn, các hợp đồng vĩnh viễn nhanh chóng có hiệu lực
trên BitMEX. Chúng sẽ sớm được chấp nhận bởi các sàn giao dịch crypto lớn, bao gồm
Bybit và Binance.
Hoán Đổi Vĩnh Viễn Là Một Chiến Lược Phòng Ngừa Rủi Ro Có Ưu Điểm Sau:
- Chúng cung cấp tính thanh khoản cao hơn, do đó giúp nhiều nhà giao dịch tham gia
dễ dàng hơn
- Đòn bẩy cao hơn được cung cấp nghĩa là bạn có thể kiếm được nhiều hơn với số vốn
bỏ ra ít hơn
- Chúng lý tưởng cho việc bảo hiểm rủi ro ngắn hạn
Tuy nhiên, do sự biến động của tỷ lệ funding, hoán đổi vĩnh viễn có thể làm cho chi phí
phòng ngừa rủi ro không thể đoán trước được. Tổn thất do tỷ lệ đòn bẩy cao cũng có thể
lớn hơn.

19
• Quyền Chọn
Quyền chọn là một loại phái sinh khác trong crypto. Chúng cho phép các nhà đầu tư có
quyền - nhưng không phải nghĩa vụ - mua hoặc bán một tài sản cơ sở ở một mức giá cụ thể
hoặc trước một ngày nhất định. Bạn có thể sử dụng các quyền chọn như một cách để bảo
vệ tiền điện tử bằng cách hạn chế các khoản lỗ sâu trong một thị trường đang suy giảm.
Quyền chọn bán tăng giá trị khi tài sản cơ sở giảm xuống dưới giá thực hiện của quyền
chọn, ngược lại quyền chọn mua sẽ làm giảm giá trị. Điều này dẫn đến mức độ bảo vệ rủi
ro dựa trên đòn bẩy lớn với chi phí thấp hơn.
Bạn cũng có thể sử dụng các quyền chọn để đầu cơ theo hướng của tiền điện tử. Quyền
chọn như quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán. Quyền chọn mua cung cấp cho bạn quyền
mua cổ phiếu, trong khi quyền chọn bán cho phép bạn bán cổ phiếu.
Ưu Điểm Của Việc Phòng Ngừa Rủi Ro Tiền Điện Tử Bằng Các Quyền Chọn Bao Gồm:
- Hạn chế đi xuống, với vô hạn đi lên
- Khả năng dự đoán cao hơn
Nhược Điểm Của Các Quyền Chọn
Nhược điểm chính của việc sử dụng các quyền chọn là ngày hết hạn. Các quyền chọn dài
hạn có thể đắt đỏ, trong khi một quyền chọn ngắn hạn có thể dẫn đến các quyền chọn hết
hạn trước khi chúng có thể cung cấp cho bạn sự bảo vệ rủi ro mong muốn

20
Bài 5.
Bằng các kiến thức đã học, trình bày những giải pháp Quản trị rủi ro trong cuộc sống
và trong công việc của bản thân.

1. Đừng bao giờ chờ “trời kêu ai nấy dạ”


Bản chất của rủi ro là không thể lường trước được. Nhưng việc chủ động lên kế hoạch
giảm thiểu hậu quả do rủi ro gây ra luôn hiệu quả hơn là bị động chờ rủi ro đến mới bắt tay
vào đối phó.
Đời sống ổn định, cơ thể khỏe mạnh và kinh tế vững chãi luôn là những điểm tựa hiệu
quả giúp chúng ta vượt qua những “sóng gió” khó lường của cuộc sống. Vì vậy, hãy bắt
đầu lập kế hoạch và tiết kiệm cho các mục tiêu đời sống của bạn càng sớm càng tốt, từ việc
mua nhà, đầu tư sức khỏe gia đình, đầu tư vào giáo dục cho con cái hay chuẩn bị tài chính
để nghỉ hưu. Việc lập kế hoạch chủ động sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng, toàn diện về hiện tại
cũng như tương lai. Càng sớm lên kế hoạch bạn càng có nhiều thời gian chuẩn bị, cũng như
tạo hiệu quả tâm lý: giảm lo âu vì nắm thế chủ động trong cuộc sống và an tâm tận hưởng
hạnh phúc ở hiện tại.
2. Không từ bỏ mục tiêu
Lên kế hoạch không hề dễ dàng, theo đuổi mục tiêu đã đề ra lại càng khó khăn hơn.
Cuộc sống với nhiều biến động đôi khi làm chúng ta mệt mỏi và cảm thấy muốn buông
xuôi. Nhưng dù cuộc sống có lúc lên xuống thế nào, đừng từ bỏ mục tiêu đã đề ra. Chúng
ta có thể đi “đường vòng” hay linh hoạt thay đổi kế hoạch, miễn là vẫn bám sát mục tiêu
đã đặt ra thay vì cứ cứng nhắc theo sát kế hoạch ban đầu đã không còn phù hợp và gây
nhiều căng thẳng hơn. Nếu kinh tế không đủ cho con theo học tiếp trường quốc tế? Không
sao, con vẫn có thể được hưởng thụ nền giáo dục chất lượng tại những trường công lập cao
cấp với chi phí phù hợp hơn. Năm nay bạn vẫn chưa tiết kiệm đủ để mua ngôi nhà mơ ước?
Hãy cố gắng nhiều hơn vào năm sau và biết đâu, bạn lại có “cơ duyên” gặp được ngôi nhà
còn tốt hơn.
Một mẹo nhỏ giúp bạn quản lý kế hoạch theo sát mục tiêu đã đề ra: hãy ghi lại nhật ký
đời sống cũng như nhật ký tài chính của gia đình mỗi ngày và xem lại chúng vào cuối tuần.

21
Khi đó, bạn có thể đánh giá được những việc làm, những khoản chi nào là không cần thiết
để điều chỉnh sinh hoạt của cả nhà vào tuần tiếp theo. Dữ liệu và thông tin cụ thể sẽ giúp
ích hiệu quả cho bạn hơn là những đánh giá mang tính ước chừng.
3. Xây dựng những mục tiêu ngắn hạn phục vụ cho mục tiêu dài hạn
Đừng chỉ chăm chăm nhắm tới các mục tiêu dài hạn như chuẩn bị cuộc sống hưu trí hay
tương lai toàn diện của con mà quên đi các mục tiêu cần thực hiện ngay như bảo vệ sức
khỏe để tận hưởng cuộc sống dài lâu hay đầu tư hợp lý vào các ý tưởng kinh doanh nhiều
tiềm năng để gia tăng thu nhập. Đây chính là những bước đệm giúp chúng ta thu về nhiều
hơn trong tương lai. Cũng đừng quên đặt ra “deadline” và các chỉ tiêu thật cụ thể cho các
mục tiêu để đảm bảo chúng được thực hiện nghiêm túc. Ví dụ: tôi cần 2 tháng để rèn luyện
thói quen ngủ trước 11 giờ tối; trong năm nay, tôi sẽ đi bộ 6000 bước mỗi ngày; tôi sẽ đọc
sách cùng con 30 phút mỗi ngày trong tháng này; tôi sẽ có 2 năm và dành ra 15% thu nhập
để thử sức ở việc đầu tư vào các quỹ tiềm năng.
4. Đưa ra các quyết định logic dựa trên dữ liệu thực tế
Hãy đảm bảo các mục tiêu tài chính bạn đề ra luôn theo sát thực tế trước khi đưa ra quyết
định hành động. Nếu muốn vay mua nhà hay cho con học trường quốc tế thì phải căn cứ
vào tình hình tài chính ở thời điểm hiện tại có thể trả khoản đặt cọc cũng như đảm bảo khả
năng thanh toán định kỳ trong tương lai. Lên kế hoạch tài chính cho việc hưu trí nhưng
cũng không thể lơ là vai trò quan trọng của nguồn quỹ bảo vệ sức khỏe. Bạn cần nhận định
đúng tiềm lực tài chính của mình dựa vào tình hình thực tế, cũng như tránh để cảm xúc chi
phối trước khi đưa ra các quyết định. Đừng quên việc cân nhắc cả lợi nhuận có thể thu được
cũng như các khoản lỗ có thể xảy ra trước mọi quyết định đầu tư nhé!
5. Gia tăng các lớp bảo vệ
Trước những biến cố của cuộc sống, có nhiều lớp bảo vệ không bao giờ là thừa thãi. Khi
còn nhỏ, cha mẹ là những người bảo vệ vững chãi cho chúng ta trước những “gió mưa” của
cuộc đời. Nhưng khi ta lớn, ta không chỉ là chỗ dựa cho con cái mà còn quay lại che chở
cho những bậc sinh thành. Nếu có rủi ro nào xảy đến, ai sẽ là “lá chắn” cho chúng ta? Đây
là lúc chúng ta cần “trông cậy” vào sự trợ giúp từ các giải pháp như bảo hiểm, tích lũy. Với
bản chất là “bảo vệ”, chúng chỉ phát huy vai trò vào những lúc cuộc sống của bạn đứng trên

22
bờ biến động. Vì vậy, đừng coi nhẹ vai trò của chúng mà hãy nghiêm túc cân nhắc việc gia
tăng các lớp bảo vệ này ngay từ hôm nay.

23

You might also like