Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

7 NGÀY CẤP TỐC VỀ ĐÍCH 2022|TYHH

QUYẾT! KHÔNG MẤT ĐIỂM LÝ THUYẾT - NGÀY 3


(Thầy Phạm Thắng | TYHH)

Câu 1: Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức chung là
A. Cn(H2O)m. B. CnH2O. C. CxHyOz. D. Cn(H2O)n.

Câu 2: Trong phân tử cacohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức
A. cacboxyl. B. ancol. C. anđehit. D. amin.

Câu 3: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho
A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ.

Câu 4: Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là:
A. 0,01%. B. 1%. C. 0,1%. D. 0,001%.

Câu 5: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Glucozơ. B. Chất béo. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ.

Câu 6: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. HCOOH. B. CH3OH. C. CH3COOH. D. C2H5OH.

Câu 7: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có tính oxi hóa?
A. Cu(OH)2, to. B. H2 (Ni, to). C. Cu(OH)2. D. Ag2O/NH3.

Câu 8: Fructozơ và glucozơ phản ứng với chất nào sau đây tạo ra cùng một sản phẩm?
A. H2/Ni, to. B. Cu(OH)2 (to thường).
C. Dung dịch brom. D. O2 (to, xt).

Câu 9: Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là:


A. H2. B. [Ag(NH3)2]OH. C. Dung dịch Br2. D. Cu(OH)2.

Câu 10: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong?
A. Amilopectin. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Fructozơ.

Câu 11: Cacbohidrat có thành phần khoảng 30% trong mật ong là
A. fructozơ. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. tinh bột.

Câu 12: Cacbohiđrat nào sau đây có độ ngọt cao nhất?


A. amilopectin. B. saccarozơ. C. fructozơ. D. glucozơ.

Câu 13: Công thức phân tử của sobitol là


A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. C6H14O6. D. C6H10O5.

Câu 14: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3/NH3 (to) không xảy ra phản ứng tráng bạc?
A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Fructozơ. D. Metylfomat.
Câu 15: Số nguyên tử hiđro trong phân tử saccarozơ là
A. 20. B. 22. C. 24. D. 18.

Câu 16: Cacbohiđrat nào có nhiều trong cây mía, củ cải đường, cây thốt nốt?
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.

Câu 17: Saccarozơ (C12H22O11) phản ứng được với chất nào tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm?
A. O2 (to). B. AgNO3/NH3 (to). C. H2 (to, Ni). D. Cu(OH)2.

Câu 18: Cacbohiđrat nào sau đây được dùng để pha chế thuốc và có tham gia phản ứng thủy phân?
A. Saccarozơ. B. Amilozơ. C. Frutozơ. D. Glucozơ.

Câu 19: Chất không tan được trong nước ở nhiệt độ thường là:
A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.

Câu 20: Phân tử tinh bột được tạo nên từ nhiều gốc
A. β-glucozơ. B. α-fructozơ. C. α-glucozơ. D. β-fructozơ.

Câu 21: Chất nào sau đây không tan trong nước?
A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ.

Câu 22: Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ phản ứng
A. thủy phân. B. quang hợp. C. hóa hợp. D. phân hủy.

Câu 23: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ có thể dùng


A. dung dịch I2. B. dung dịch H2SO4, t0.C. Cu(OH)2. D. dung dịch NaOH.

Câu 24: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu
A. nâu đỏ. B. hồng. C. vàng. D. xanh tím.

Câu 25: Số nguyên tử hiđro trong một mắt xích của tinh bột là
A. 22. B. 12. C. 10. D. 20.

Câu 26: Số nguyên tử oxi trong một mắt xích của xenlulozơ là
A. 6. B. 8. C. 10. D. 5.

Câu 27: Qua nghiên cứu phản ứng este hóa xenlulozơ, người ta thấy mỗi mắt xích glucozơ (C6H10O5) có bao
nhiêu nhóm hiđroxyl?
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 28: Trong các loại hạt và củ sau, loại nào thường có hàm lượng tinh bột lớn nhất?
A. Khoai tây. B. Sắn. C. Ngô. D. Gạo.

Câu 29: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?


A. [C6H7O2(OH)3]n. B. [C6H8O2(OH)3]n. C. [C6H7O3(OH)3]n. D. [C6H5O2(OH)3]n.

Câu 30: Các chất đồng phân với nhau là


A. glucozơ và fructozơ. B. tinh bột và xenlulozơ.
C. saccarozơ và glucozơ. D. saccarozơ và fructozơ.
Câu 31: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?
A. Glucozơ và fructozơ. B. Axit axetic và metyl fomat.
C. Metyl axetat và etyl fomat. D. Xenlulozơ và tinh bột.

Câu 32: Trong tinh bột chứa khoảng 20% phần có khả năng tan trong nước, đó là:
A. amilopectin. B. amilozơ. C. glucozơ. D. fructozơ.

Câu 33: Ở động vật, tinh bột được dự trữ dưới dạng glicogen ở trong:
A. Dạ dày. B. Máu. C. Gan. D. Ruột.

Câu 34: Nhóm chất nào sau đây hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam?
A. glucozơ, fructozơ, xenlulozơ. B. glucozơ, fructozơ, saccarozơ.
C. glucozơ, tinh bột, xenlulozơ. D. fructozơ, tinh bột, xenlulozơ.

Câu 35: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch
NH3 5% vào cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch chất X vào, rồi ngâm
phần chứa hóa chất trong ống nghiệm vào cốc đựng nước nóng (khoảng 50 - 600C) trong vài phút, trên
thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc trắng sáng. Chất X không thể là
A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. fomanđehit.

Câu 36: X, Y và Z là những cacbohiđrat. X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng. Y là loại đường phổ
biến nhất, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Sự dư thừa Z trong máu người là
nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Tên gọi của X, Y, Z lần lượt là
A. tinh bột, saccarozơ và fructozơ. B. tinh bột, fructozơ và glucozơ.
C. tinh bột, saccarozơ và glucozơ. D. xenlulozơ, saccarozơ và fructozơ.

Câu 37: Thủy phân saccarozơ, thu được hai monosaccarit X và Y. Chất X có trong máu người với nồng độ
khoảng 0,1%. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y bị thủy phân trong môi trường kiềm. B. X là fructozơ.
C. Y không tan trong nước. D. X có phân tử khối bằng 180.

Câu 38: Cho dãy các chất: xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ, fructozơ. Phát biểu nào sau đây không đúng về các
chất trên?
A. có 3 chất tan trong nước tạo dung dịch hòa tan được Cu(OH)2.
B. có 2 chất bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng.
C. có 3 chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. có 2 chất bị khử bởi H2 tạo thành sobitol.
Câu 39: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(1) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(2) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 0,01%.
(3) Trong dung dịch glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức mà xanh lam.
(4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được một
loại monosaccarit duy nhất.
(5) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói.
(6) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(2) Có thể phân biệt glucozơ và frucozơ bằng phản ứng tráng gương.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.

Câu 40: Tiến hành các thí nghiệm sau:


(a) Cho glucozơ tác dụng với AgNO3 dư (trong dung dịch NH3, to)
(b) Hòa tan Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo thành sobitol.
(d) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch amoni gluconat.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Tự học – Tự lập – Tự do!


---------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) -----------

You might also like