HƯỚNG DẪN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN THEO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG-Vũ Viết Anh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 59

❖ Người Thực Hiện:

Vũ Viết Anh
SĐT/Zalo: 0822 4411 09
Email: thelaanh789@gmail.com

Đầu tư cổ phiếu là trò chơi của xác suất,


trong đó người chơi sẽ tìm ra những cổ phiếu
nào có sác suất cao. Sau đó nắm giữ và chờ
đợi xem quyết định của mình là đúng hay sai.

Không thể chỉ mất vài giờ để bạn đạt được


thành công: đó là một nỗ lực bền bỉ nhằm
đạt được sự tiến bộ bằng cách kiểm tra kết
quả giao dịch của bạn, chỉnh sửa phương
pháp và tiến bộ cùng bước.

(Mark Minervini)

Tài liệu được biên soạn dành cho những NĐT mới và những NĐT muốn đầu tư
theo phương pháp đà tăng trưởng.

1
Lời Mở Đầu
Hiện tại những nhà đầu tư mới tham gia thường rất lạc lõng trên lập trường,
vì họ chưa biết bắt đầu như thế nào. Nên tôi đã tiến hành viết và biên soạn tập tài
liệu nhỏ này nhằm giúp mọi người có thể dễ dàng tiếp cận thị trường một cách đơn
giản nhất. Ngoài những kiến thức cơ bản ra thì tôi còn dựa trên những kỹ năng
mình đã học từ bậc thầy phù thủy chứng khoán Mark Minervini để giới thiệu cho
NĐT. Ông được coi là người vô cùng thành công với phương pháp đầu tư theo đà
tăng trưởng dựa trên đồ thị kỹ thuật, cũng như việc phát hiện dòng tiền một cách
thông minh và khả năng quản lý quỹ đầu tư hợp lý.

Được biết, phương pháp này của Mark đã giúp ông biến tài khoản từ vài ngàn
đôla lên đến hàng triệu đôla, với tỷ suất sinh lời trung bình hằng năm là 220%.
Được biết có một khoảng thời gian ông đã biến tài khoản 100.000 đôla tăng vọt
thành hơn 30 triệu đôla chỉ trong 5 năm. Điều này tương ứng với tỷ suất sinh lời
gộp lên đến 33.500%.

Chương III của tập tài liệu này được tôi viết dựa trên những nguyên tắc đầu
tư của Mark, nhưng đã có chỉnh sửa một số phần để phù hợp với thị trường chứng
khoán Việt Nam. Vì cơ bản, thị trường Việt Nam vẫn còn quá trẻ so với thị trường
thế giới khi mà đa phần những cổ hiện tại mới lên sàn được khoảng gần chục năm.
Còn số ít thì lên sàn được khoàng 20 năm như REE, SAM nên việc điều trỉnh là
điều tất yếu.

Tài liệu này gồm 3 Chương:

Chương I: Giới thiệu về cổ phiếu

Chương II: Thực trạng những sai lầm trong đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam

Chương III: Hướng dẫn đầu tư chứng khoán theo đà tăng trưởng (phần này
được mình viết dựa trên nguyên tắc đầu tư của Mark Minervini)

2
MỤC LỤC

Lời Mở Đầu............................................................................................................ 2
Chương I: GIỚI THIỆU VỀ CỔ PHIẾU ........................................................... 5
I. Khái Niệm.................................................................................................. 5
II. Làm Thế Nào Để Đầu Tư Cổ Phiếu ........................................................ 6
1. Cần ít nhất bao nhiêu tiền để đầu tư cổ phiếu? ................................. 6
2. Tại sao phải lấy phí giao dịch? ............................................................. 7
3. Mở tài khoản chứng khoán tại đâu là tốt nhất? ................................. 8
III. Một Số Quan Điểm Đầu Tư Cổ Phiếu Thường Gặp.......................... 9
1. Tập chung mua, bán cổ phiếu nhằm tích lũy kinh nghiệm ............... 9
2. Tự tin vào khả năng của bản thân ..................................................... 10
3. Sử dụng đòn bẩy tài chính (margin).................................................. 10
4. Đa dạng hóa danh mục đầu tư ........................................................... 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHỮNG SAI LẦM TRONG ĐẦU TƯ CỔ
PHIẾU TẠI VIỆT NAM .................................................................................... 14
I. Đầu Tư Tài Chính Nhiều Hơn Đầu Tư Thời Gian ............................. 14
II. Đầu Tư Theo Cảm Xúc Quyết Định Mua Bán .................................... 15
III. Ham Những Cổ Phiếu Giá Rẻ ............................................................... 17
IV. Thiếu Tư Duy Độc Lập ........................................................................... 18
V. Đa Dạng Hóa Quá Mức.......................................................................... 19
VI. Thường Xuyên Thay Đổi Phương Pháp Đầu Tư ................................ 20
VII. Tâm Lý Làm Giàu Trong Chốc Lát ..................................................... 21
CHƯƠNG III: HƯỚNG DẪN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN THEO ĐÀ
TĂNG TRƯỞNG ................................................................................................ 24
I. Luôn Tuân Thủ Kế Hoạch..................................................................... 24
1. Xây dựng kế hoạch tổng quát ............................................................ 24
2. Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp .............................................. 26
3. Thực tế kế hoạch diễn ra như thế nào? ............................................. 29
II. Muốn Có Lợi Nhuận, Đầu Tiên Phải Nghĩ Đến Rủi Ro ..................... 29
1. Khi nào nên cắt lỗ ................................................................................ 29
3
2. Xác định mức dừng lỗ ......................................................................... 32
3. Xác định quy mô vị thế cho một giao dịch ........................................ 34
III. Quan Sát Những Cổ Phiếu Đang Ở Giai Đoạn 2 Tăng Giá ............ 36
IV. Nên Mua Cổ Phiếu Khi Nào? ............................................................. 38
1. Mẫu hình thu hẹp sự biến động (VCP – Volatility Contracton
Pattern) ........................................................................................................ 38
2. Mẫu hình 3-C (Cup Completion Cheat) ........................................... 42
3. Mẫu hình chiếc cốc tay cầm ............................................................... 46
V. Quan Sát Cổ Phiếu Sau Khi Mua ......................................................... 47
1. Chuỗi tăng giá liên tục ........................................................................ 47
2. Nếu mọi thứ diễn ra không đúng kế hoạch ....................................... 48
3. Nâng lệnh dừng lỗ ............................................................................... 50
VI. Xác định thời điểm bán cổ phiếu, chốt lợi nhuận ............................ 51
1. Bán khi cổ phiếu đang tăng mạnh ..................................................... 51
2. Bán khi cổ phiếu suy yếu .................................................................... 57
Phần Kết Luận .................................................................................................... 58

4
Chương I: GIỚI THIỆU VỀ CỔ PHIẾU
I. Khái Niệm

Cổ phiếu được hiểu đơn giản là giấy tờ có giá xác nhận quyền sở hữu cổ phần
của doanh nghiệp. Rất nhiều công ty quyết định chon phương án phát hành cổ phiếu
để phục vụ cho kế hoạch tăng trưởng của mình.
Cổ phiếu là đại diện cho quyền sở hữu doanh nghiệp của mỗi cổ đông, vì thế
doanh nghiệp không có trách nhiệm phải hoàn trả lại số tiền góp vốn đó cho những
chủ sở hữu cổ phiếu doanh nghiệp của mình.
Ví dụ: Công ty VNM phát hành 1.000 cổ phiếu (1.000 tờ giấy có giá). Nếu bạn sở
hữu 10 cổ phiếu VNM thì tức bạn là chủ sở hữu 1% công ty công ty VNM. Nếu bạn
sở hữu 600 cổ phiếu VNM, tức là bạn là người sở hữu 60% công ty này. Với 60%
cổ phần, bạn có quyền hành tối cao trong công ty.

❖ Tại sao nên đầu tư vào cổ phiếu?


Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì giá cổ phiếu cũng sẽ tăng trưởng theo, từ
đó nhà đầu tư sẽ ăn phần chênh lệch và có lãi. Ngoài ra, sở hữu cổ phiếu còn có
quyền nhận được cổ tức mà doanh nghiệp chi trả, trích một phần từ khoản lợi nhuận
của doanh nghiệp đó.

Ví dụ: khi bạn bỏ ra 10 triệu để mua cổ phiếu, mỗi cổ phiếu giá 10.000 đồng, nghĩa
là bạn sở hữu 1000 cổ phiếu của 1 doanh nghiệp XXX. Cuối kỳ doanh nghiệp thống
kê còn dư ra 25% lợi nhuận, nên họ quyết định dành 5% lợi nhuận để chi trả cổ
tức cho các cổ đông của mình. Còn 20% lợi nhuận còn lại sẽ để tái đầu tư vào hoạt
động sản xuất kinh doanh.

5
II. Làm Thế Nào Để Đầu Tư Cổ Phiếu
❖ Đầu tư cổ phiếu bao gồm 4 bước:

Mở tài khoản tại công ty


Bước 1: Mở tài chứng khoán uy tín, chất
khoản chứng khoán lượng, phí giao dịch thấp

Chuyển khoản hoặc nộp


tiền trực tiếp tại công ty
Bước 2: Nộp tiền
chứng khoán (thường là Nhà đầu tư
vào tài khoản
chuyển khoản) có thể đặt
lệnh mua,
bán cổ phiếu
tại bất kỳ
Dùng tài khoản đã đăng
Bước 3: Đăng nhập nơi nào có
ký, sau đó đăng nhập lên
vào tài khoản internet
internet

Đặt lệnh mua cổ phiếu có


Bước 4: Đặt lệnh
khả năng tăng giá, sau đó
mua bán cổ phiếu
bán ra hưởng chênh lệch

1. Cần ít nhất bao nhiêu tiền để đầu tư cổ phiếu?

Trên thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ được phép đặt lệnh mua bán, với khối
lượng tính tròn đến chữ số hàng chục như 10,20,30..,100,110,120,… Điều đó có
nghĩa mức tối thiểu mà nhà giao dịch được phép đặt lệnh trên thị trường là 10 cổ
phiếu. Còn cần bao nhiêu tiền để đầu tư thì còn phụ thuộc vào các mệnh giá khác
nhau của mỗi cổ phiếu
Nếu tính dư giả thì chỉ cần khoảng 1 đến 2 triệu đồng, là nhà giao dịch có thể
mua được cổ phiếu và trở thành cổ đông của công ty đứng sau nó. Điều đó có nghĩa
bất cứ ai cũng có thể trở thành một nhà đầu tư chứng khoán, mà không nhất thiết
phải cần nhiều tiền hay có bằng cấp. Tuy nhiên khi mới tham gia thị trường, chúng
ta nên bắt đầu với số vốn nhỏ để tập làm quen, về sau nếu có đủ kinh nghiệm thì
có thể đầu tư với số vốn lớn hơn.

6
Với 2 triệu đồng, bạn có thể mua được khoảng:
• 10 cổ phiếu VJC của công ty Cổ Phần hàng không VietJet
• 40 cổ phiếu BMP của công ty Cổ Phần nhựa Bình Minh
• 50 cổ phiếu FPT của công ty Cổ Phần FPT
• 100 cổ phiếu KDC của công ty Cổ Phần tập đoàn KIDO
• 200 cổ phiếu STB của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Sài Gòn Thương
Tín

Cách tính số tiền mua, bán cổ phiếu

Tổng giá trị = Giá cổ phiếu X Khối lượng cổ phiếu


Lấy ví dụ về cổ phiếu DXG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh

Mua 100 cổ phiếu DXG thì cần:

100 x 21,750 = 2,175,000 Đồng


Cộng thêm phí giao dịch 0,15% trên số tiền đó.

2,175,000 x 0.15% = 3,262 đồng


Tổng cộng là 2,178,262 đồng.

Mua 10 cổ phiếu DXG thì cần:

10 x 21,750 = 217,500 Đồng


Cộng thêm phí giao dịch 0,15% trên số tiền đó.

217,500 x 0.15% = 0,326 Đồng

Tổng cộng là 217,826 đồng.

Như vậy, chỉ cần có hơn 200 nghìn đồng là chúng ta có thể trở thành cổ đông của
DXG được rồi.

2. Tại sao phải lấy phí giao dịch?


Mỗi lần mua hoặc bán cổ phiếu, công ty chứng khoán sẽ thu phí ít nhất là
0,15% trên tổng số tiền giao dịch đó.

Ví dụ: Bạn có 10 triệu đồng, và muốn mua cổ phiếu Địa ốc Đất Xanh (DXG), thì
công ty chứng khoán sẽ thu của bạn ít nhất 0.15% khoản tiền giao dịch ấy, tương
7
đương là 15 nghìn đồng

Hiện nay ở Việt Nam thường thì đa phần công ty chứng khoán lấy phí chỉ có
0,2%-0,4%. Riêng có công ty cổ phần chứng khoán VPS hiện nay đang miễn phí
phí giao dịch cơ sở và phái sinh, cũng như duy trì mức lãi cho vay margin thấp nhất
trong tất cả các công ty chứng khoán khác là 9,8%.

3. Mở tài khoản chứng khoán tại đâu là tốt nhất?

Công ty chứng khoán VPS nằm trong Top 10 chiếm thị phần CK cơ sở
lớn nhất, và Top 1 thị phần về phái sinh. Với mục tiêu cung cấp các sản phẩm
và dịch vụ tài chính vượt trội mang đẳng cấp quốc tế, VPS đã quy tụ được đội ngũ
chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm trên thị trường tài chính, cùng
với việc trang bị một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhất.

Hiện tại, VPS đang áp dụng rất nhiều chính sách ƯU ĐÃI dành cho NĐT mở
TK mới. Cụ thể, khi mở TK mới Khách hàng sẽ nhận được những ưu đãi sau:

• Miễn phí giao dịch cơ sở.


• Miễn phí giao dịch phái sinh dài hạn.
• Ký quỹ phái sinh cực thấp.
• Lãi suất vay Margin chỉ 9,8%/ năm. (thấp nhất thị trường)
• Miễn lãi T+2.
• Hệ thống giao dịch qua Webtrade, Hometrade, Smart Pro, Smart One tiện
lợi, ổn định, chính xác

8
Để mở tài khoản chứng khoán tại Công ty CP chứng khoán Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) – VPS.
• Bạn có thể liên hệ trực tiếp đến qua Sđt/Zalo: 0822441109 (Vũ Viết Anh)
• Hoặc truy cập đường link: https://forms.gle/B8BgfQFc47Kdi3wu7

III. Một Số Quan Điểm Đầu Tư Cổ Phiếu Thường Gặp

1. Tập chung mua, bán cổ phiếu nhằm tích lũy kinh nghiệm

Sau khi mở tài khoản tại các công ty chứng khoán, nhà đầu tư thường nạp 1
phần nhỏ tài sản của mình vào tài khoản, sau đó đặt lệnh mua bán cổ phiếu. Họ
làm như vậy là để tập làm quen với thị trường, nhằm đúc kết ra kinh nghiệm đầu
tư. Từ đó sẽ trở nên thành thạo hơn sau mỗi giao dịch và nâng cao khả năng thành
công.
Ưu điểm: Giúp cho những nhà đầu tư mới tham gia, nhanh chóng làm quen với
thị trường cổ phiếu. Từ đó đúc kết ra được những kinh nghiệm đầu tư cho chính
bản thân mình.
Hiện nay, đa phần những nhà đầu tư mới tham gia thị trường đều bắt đầu giao
dịch trước, sau đó mới học hỏi kiến thức. Vì nếu học trước, thì những kiến thức
đó chỉ đơn giản là lý thuyết khô khan, đọc mà không hiểu. Nên nếu kết hợp học
tập với thực hành sẽ giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu kiến thức sách vở một cách
nhanh hơn.
Nhược điểm: Trên thực tế, tỷ lệ những nhà đầu tư thành công trên quan điểm này
đa phần là rất thấp. Vì họ là những người mới chập chững vào nghề, kiến thức
cũng như kinh nghiệm vẫn chưa có. Trong khi đầu tư cổ phiếu là một lĩnh vực vô
cùng khắc nhiệt khiến cho 90% nhà đầu tư gặp cảnh thua lỗ. Nên cách này chỉ
giúp họ làm quen được với thị trường, chứ không đem lại lợi nhuận gì. Không
những vậy, họ còn dễ lún sâu vào thất bại khi chưa học được cách quản trị cảm
súc.
Bài học rút ra là bạn chỉ nên nạp một chút tiền vừa đủ để tập làm quen với
thị trường. Và bạn phải sẵn sàng hi sinh số tiền đó, vì chắc chắn trước sau cũng sẽ
mất, nên đây là cách giúp nhà đầu tư không lâm vào khủng hoảng tài chính cũng
như tâm lý.

9
2. Tự tin vào khả năng của bản thân
Khi nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu, dù cho tất cả các kiến
thức và kỹ năng đều xuất sắc, nhưng nếu thiếu tự tin thì thương vụ đầu tư đó rất
dễ thất bại. Cụ thể hơn là khi họ đối diện với bảng điện tử, họ sẽ nghi ngờ bản thân
rằng: “mình thực sự có quyết định đúng hay không”. Từ đó sẽ đưa ra những quyết
định mua, bán đi lệch hướng và rất dễ thua lỗ.
Ưu điểm: Chìa khóa dẫn đến thành công ở bất cứ điều gì, đó là sự tự tin vào năng
lực của bản thân.
Khi đưa ra một quyết định mua, bán cổ phiếu, nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn
luôn tuân thủ theo những nguyên tắc đầu tư đã đề ra trước đó. Chỉ cần cổ phiếu đã
thỏa mãn tất cả các tiêu chí trong nguyên tắc, họ sẽ quyết định ngay, không do dự
hay nghi ngờ. Bởi cơ hội thường là rất ít, nên nếu chúng ta suy nghĩ quá nhiều, thì
chắc chắn sẽ đặt ra một câu hỏi “phương pháp đầu tư của mình có hiệu quả hay
không” ? Từ đó sẽ bị tâm lý chi phối và đưa ra những quyết định sai lầm.
Không thể chỉ mất vài giờ để đạt được thành công, đó là một nỗ lực bền bỉ
nhằm đạt được sự tiến bộ bằng cách kiểm tra kết quả giao dịch của bạn, chỉnh sửa
phương pháp và tiến bộ từng bước.
Cho nên việc tự tin vào khả năng của bản thân là một sức mạnh to lớn của các
nhà đầu tư chuyên nghiệp. Vì nếu thiếu tính cách này, chúng ta sẽ không bao giờ
đúc kết được một chút kinh nghiệm nào, mà chỉ lún sâu vào thất bại.
Nhược điểm: Tự tin là một tính cách tốt, nhưng nếu tự tin quá mức thì tác hại của
nó lại lớn hơn rất nhiều.
Trên thị trường cổ phiếu thì không có gì là chắc chắn cả. Ngay cả nhà đầu tư
tài ba nhất thế giới Warren Buffett cũng đã không ít lần gặp thất bại. Điển hình
như những vụ đầu tư vào Berkshire Hathaway hay mua công ty may mặc
Waumbec,… Điều đó cho thấy, cho dù bạn là ai thì vẫn không thể chắc chắn mình
luôn luôn thành công được. Bởi đầu tư cổ phiếu chính là trò chơi của xác suất,
trong đó người chơi sẽ tìm ra những cổ phiếu nào có sác suất cao. Sau đó nắm
giữ nó và chờ đợi xem quyết định của mình là đúng hay sai. Vậy nên nếu nhà đầu
tư luôn tự tin vào khả năng của mình, ngay cả khi đã lỗ hàng chục phần trăm mà
vẫn không cắt lỗ thì đó là một sai lầm.
Để tránh tình trạng thị trường đi ngược lại với quyết định của mình, thì chúng
ta cần một phương án dự phòng, đó là phương án giúp NĐT tạo cho mình đường
lui khi mọi dự đoán trước đó là sai lầm.
3. Sử dụng đòn bẩy tài chính (margin)
Margin hay đòn bẩy tài chính là vay tiền của công ty chứng khoán để đầu tư
vào chứng khoán. Nhà đầu tư dùng đòn bẩy nhằm gia tăng lợi nhuận tuy nhiên phải
chịu mức rủi ro cao hơn.

10
Margin (giao dịch ký quỹ ) được gọi là đòn bẩy tài chính. Khi sử dụng dịch
vụ ký quỹ bạn có thể được mua số lượng cổ phiếu cao hơn nhiều so số tiền thực sự
bạn có.

VD:

• Nhà đầu tư A sử dụng 2 tỷ của chính mình để mua cổ phiếu Vinamilk


(VNM) trị giá 2 tỷ. Như vậy NĐT A không sử dụng đòn bẩy.
• NĐT B có sử dụng đòn bẩy, và sử dụng 2 tỷ của chính mình để mua cổ
phiếu Vinamilk trị giá 3 tỷ đồng. Nhưng tiền vốn thật chỉ có 2 tỷ đồng và
vay của công ty chứng khoán 1 tỷ đồng.
Nếu giá của cổ phiếu VNM tăng lên 20%:

• NĐT A sẽ lời 400 triệu đồng (20% X 2 tỷ = 400 triệu, tương ứng với
mức sinh lời so với vốn gốc là 400 triệu / 2 tỷ = 20%)
• NĐT B sẽ lời 600 triệu đồng (20% X 3 tỷ =600 triệu, tương ứng với
mức sinh lời so với vốn gốc là 600 triệu / 2 tỷ =30%).

Ngược lại, nếu giá cổ phiếu VNM giảm 20%:

• NĐT A sẽ lỗ 400 triệu (tương ứng lỗ 20% so với vốn gốc 2 tỷ).
• NĐT B sẽ lỗ 600 triệu (tương ứng lỗ 30% so với vốn gốc 2 tỷ).

Dựa trên ví dụ trên, ta có ưu nhược điểm của margin như sau:

• Ưu điểm: có thể giúp hồi vốn, gia tăng tài sản nhanh nếu mua bán tốt, tuy
nhiên cần tuân thủ nguyên tắc bảo toàn vốn và đưa ra sự lựa chọn một cách
có hệ thống, không được vội vàng.
• Nhược điểm: có khả năng mất tiền nhanh hơn so với nếu đầu tư không đủ
thông minh

Như vậy, nhà đầu tư chỉ nên sử dụng Margin khi đã làm chủ được các khoản
đầu tư của mình, và thường xuyên tạo ra những khoản lợi nhuận. Từ đó mới
được phép xem xét vay tiền về để đầu tư, còn nếu như vẫn chưa tạo ra được
những khoản lợi nhuận ổn định thì tốt nhất nên sử dụng chính đồng tiền của
mình để đầu tư. Điều đó sẽ giúp ta tránh được rủi ro lớn khi mọi thứ không diễn
ra đúng kế hoạch.

Tuy nhiên việc vay margin thường đi kèm với lãi suất cho vay, nên nhà đầu tư
cần xem xét mở tài khoản công ty chứng khoán uy tín, lãi xuất cho vay thấp
(điển hình nhất là công ty chứng khoán VPS khi lãi suất cho vay thấp nhất thị
trường 9,8%/năm).

11
Mọi ý kiến cần tư vấn cũng như yêu cầu hỗ trợ mở tài khoản tại VPS có thể liên
hệ đến Sđt/Zalo: 0822441109 (Vũ Viết Anh)

4. Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Đa dạng hóa danh mục đầu tư hiểu đơn giản là bỏ trứng vào nhiều rổ. Đây là
cách thông dụng hay gặp nhất. Vì thị trường cổ phiếu không bao giờ có từ “chắc
chắn sẽ thành công”, mà nó là trò chơi của xác suất. Nên nếu chúng ta tập trung tất
cả nguồn lực vào một mã cổ phiếu nào đó thì đó là một canh bạc.

VD:

• NĐT A có vốn 100 tr và sử dụng tất cả nguồn vốn mua 1 mã XYZ. Không
may anh ta thua lỗ 10%. Tương ứng với 10 tr
• NĐT B có vốn 100 tr và sử dụng 25% tài sản đó mua 1 mã XYZ. Sau một
thời gian anh ta cắt lỗ 10%. Tương ứng với 2,5 tr

Nhược lại khi NĐT A lãi 10% thì được 10 tr, còn NĐT B chỉ lãi có 2,5tr.

Vậy chúng ta có nên đa dạng hóa hay không? Câu trả lời là có !

Ưu điểm : điểm mấu chốt để quyết định thành công trên thị trường cổ phiếu là còn
tiền. Nên nếu bạn hết tiền, thì bạn chẳng có gì để làm những điều tiếp theo cả, do
đó muốn có lợi nhuận, hãy nghĩ đến rủi ro trước. Một trong những cách giảm
thiểu rủi ro đó là đa dạng hóa ở mức vừa phải.

Chắc chắn vẫn có thắc mắc là nếu như đa dạng hóa, thì việc sinh sôi lợi nhuận
cũng sẽ chậm đi như ví dụ trên? Câu trả lời là đúng vậy. ! Nhưng trong trường hợp
dưới đây, nó sẽ giúp chúng ta tránh được tình huống nguy hiểm khi cổ phiếu sụt
giảm không thể kiểm soát.

Giả sử mức lỗ mà chúng ta chấp nhận được trong mỗi giao dịch là 7%. Nếu
như nhà đầu tư đặt toàn bộ vị thế vào một mã, ngay hôm sau chúng đột ngột giảm
mạnh 3 phiên liên tiếp, mà ta không kịp thoát hàng thì sẽ mất khoảng 25% giá trị
tài sản. Còn nếu chúng ta tham gia với ¼ vị thế thì chỉ thiệt hại có 6,25% giá trị tài
sản. Như vậy với đa dạng hóa sẽ giúp nhà đầu tư tránh được thảm họa với những
khoảng trống giảm giá lớn.

Lưu ý : bí quyết giao dịch thành công là kiếm tiền một cách bền vững, và khi
kết hợp lại sẽ tạo nên một tỷ suất sinh lợi lớn. Điều này có được bằng sách lược và
tài trí của nhà đầu tư, chứ không phải đánh bạc với những quy mô vị thế quá lớn
và chấp nhận quá nhiều rủi ro. Vì chỉ cần gặp 1 khoản lỗ cũng có thể mất rất nhiều
thời gian để lấy lại được.

12
Nhược điểm: Đa dạng hóa là cách tốt nhất để phân tán rủi ro, nhưng nếu đa dạng
hóa quá mức sẽ dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát, từ đó các giao dịch của
nhà đầu tư mất dần độ hiệu quả. Vì họ sẽ rất khó khăn khi phải theo dõi một lượng
lớn cổ phiếu, vị thế của nhà đầu tư ở mỗi cổ phiếu cũng trở nên quá nhỏ, rất khó
để đạt sự tăng trưởng mạnh.
Bài học : Nhà đầu tư sẽ không bao giờ đạt được thành tích giao dịch siêu hạng,
nếu đa dạng hóa quá mức và dựa vào đa dạng hóa để phòng vệ.

13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHỮNG SAI LẦM TRONG
ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM

Trên thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu xuất phát từ những
mẹo do bạn bè mách bảo, từ các cú điện thoại của nhà môi giới hay những đề
xuất của một nhà phân tích nào đó.
Cũng có thể, họ mua cổ phiếu khi thị trường đang trong giai đoạn nóng bỏng và
đến lúc thị trường đóng băng, họ bắt đầu hoảng loạn, bán tháo số cổ phiếu đang
nắm giữ để rồi hứng chịu một khoản thua lỗ. Đó là câu chuyện rất điển hình về
những sai lầm trong đầu tư cổ phiếu.
Đầu tư cổ phiếu luôn là phương thức đầu tư hiệu quả với những khoản lợi nhuận
lớn. Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu cũng là nơi chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nếu
không có sự tỉnh táo hợp lý thì chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến bạn trắng
tay sau một phiên giao dịch. Cho nên, dù bạn là một nhà đầu tư lâu năm, hay là
một tay chơi mới thì cũng nên biết những sai lầm sau đây:

I. Đầu Tư Tài Chính Nhiều Hơn Đầu Tư Thời Gian


Đa phần nhà đầu tư rất lười học tập, nghiên cứu kiến thức mà họ chỉ chăm
chăm cầm hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ đồng để mua một thứ mà mình
không biết gì về nó. Lý do là họ đã dành sự tin tưởng cho những trang báo uy tín
hay những kênh truyền thông đại chúng. Đôi khi, họ đầu tư có lãi làm cho sự ảo
tưởng tăng lên gấp nhiều lần, sau đó họ nạp thêm tiền, vay thêm vốn. Nhưng
“đường dài mới biết ngựa khôn”, sớm muộn gì thua lỗ cũng sẽ tới.
Đầu tư cổ phiếu là một quá trình dài, và nó chỉ dành cho những người thực sự
hiểu nó, chứ không dành cho những kẻ không có trách nghiệm với đồng tiền của
mình. Nhiều người nói “tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu”. Nhưng
những khoản đầu tư của họ lại không bao giờ quay trở lại điểm hòa vốn. Điều đó
cho thấy kinh nghiệm không bao giờ đi cùng thời gian, mà muốn có kinh nghiệm
thì phải có nỗ lực.
Trên thị trường cổ phiếu, có một khái niệm gọi là cá mập (còn được gọi là lái hay
tay khỏe) và nhỏ lẻ. Nếu bạn không biết cá mập sẽ bơi ở đâu, thì bạn (nhỏ lẻ) sẽ bị
ăn thịt. Những người được gọi là cá mập có thể là cá nhân hoặc tổ chức, nhưng nói
chung đây là những người có rất nhiều tiền. Họ có thể gom lượng lớn cổ phiếu và
có thể điều khiển tăng giảm cổ phiếu đó. Nếu bạn là một nhà đầu tư thông minh,
bạn sẽ mua những cổ phiếu mà cá mập gom hàng, để ăn theo khi chúng tăng giá.
Nhưng nếu bạn không đủ trí tuệ, bạn sẽ bị cá mập hút sạch vốn.

14
Khái niệm cá mập và nhỏ lẻ không hề xa lạ với nhà đầu tư. Mà nói chính xác hơn
thì nhà đầu tư đã rất cố gắng để ăn theo cá mập nhưng bất thành. Vậy họ đã dùng
phương pháp gì để ăn theo cá mập mà trở lên thất bại? Phương pháp họ dùng không
phải là kiến thức hay kinh nghiệm, mà đó là lời đồn. Bản chất của nhà đầu tư đa
phần là lười học, lười nghiên cứu nhưng lại ảo tưởng. Những kiểu người này
thường xuyên nghe tư vấn từ người khác, xem tin tức trên các trang báo uy tín hay
trên tivi để quyết định giao dịch. Nhưng họ đâu có biết những tin tức trên đó phần
lớn là bẫy do cá mập tạo ra để lùa nhỏ lẻ vào thịt. Vì thế nên với những nhà đầu tư
chuyên nghiệp thường rất ít khi xem tin tức, bởi đó là những thông tin nhiễu loạn
bên ngoài. Còn những người thuộc dân không chuyên thì lại làm ngược lại.
Muốn thành công thì bạn phải làm việc chăm chỉ, chấp nhận đầu tư thời gian học
tập, nghiên cứu. Bởi những thứ bạn học từ sách vở chính là những kinh nghiệm
thực tế mà những người đi trước để lại. Chứ không phải cứ cầm tiền đi giao dịch
là đúc kết được kinh nghiệm. Thị trường cổ phiếu vốn rất khắc nhiệt, nó chỉ dành
cho những người biết mình là ai để thay đổi, còn những kẻ khác sớm hay muộn
cũng bị loại khỏi cuộc chơi.
Tuy nhiên vẫn có một số người cho rằng học tập vẫn không thực sự đem lại hiệu
quả khi đầu tư. Sự thật đúng là như vậy! Nhưng để trở thành một nhà đầu tư vĩ đại
không đồng nghĩa bạn sẽ tạo ra kết quả vĩ đại ngay lập tức. Vì những thứ bạn học
nó chỉ là kiến thức và cái bạn thiếu đó là kinh nghiệm. Có kiến thức không đồng
nghĩa là có được kinh nghiệm, nhưng nếu không có kiến thức thì kinh nghiệm của
bạn sẽ bằng 0. Vì kiến thức chính là nền tảng của kinh nghiệm. Từ những kiến thức
bạn học được, bạn sẽ đầu tư dựa trên những kiến thức đó, có thể là sẽ gặp rất nhiều
khó khăn. Nhưng khi bạn giải quyết được những khó khăn đó bằng chính năng lực
của mình, thì đó là lúc kinh nghiệm được hình thành. Cho nên muốn thành công,
thì chỉ đọc vài quyển sách thôi thì chưa đủ. Mà ta phải vận dụng nó vào thực tế,
kiên trì với nó dù gặp khó khăn vì thành công không bao giờ đến ngay lập tức.

II. Đầu Tư Theo Cảm Xúc Quyết Định Mua Bán

Trên thị trường cổ phiếu, muốn đầu tư hiệu quả thì phương pháp đầu tư đúng đắn
chiếm 70%, còn quản trị được cảm xúc chiếm 30%. Tuy cảm xúc chiếm tỷ lệ không
quá cao, nhưng để có được 30% này thì còn khó hơn 70% kia rất nhiều. Hay nói
cách khác, cái khó nhất mà nhà đầu tư gặp phải không phải phương pháp đầu tư
mà là cảm xúc. Vì thế một nhà đầu tư được coi là giỏi, không phải là phương pháp
của họ mà là khả năng quản kiềm chế được tâm lý.

15
Có thể nhà đầu tư đều biết, cắt lỗ là cách tốt nhất nhằm kiểm soát rủi ro. Nhưng họ
lại để cảm xúc quyết định rằng nên “chờ đợi thêm một chút nữa” như: Đây là thị
trường giá lên cơ mà,… Nhỡ may khi cắt lỗ xong cổ phiếu tăng trở lại thì sao,…
Thôi không cắt lỗ nữa, cứ mua thêm vào sẽ kiếm được nhiều tiền hơn khi cổ phiếu
tăng trở lại,… Và đôi khi cảm xúc còn biến những nhà đầu tư ngắn hạn trở thành
nhà đầu tư dài hạn bất đắc dĩ. Thật sự thì đây là lúc cái tôi trong mỗi người được
trỗi dậy, họ sợ khi mình bán ra cố phiếu sẽ tăng giá ngược lại. Thực ra những suy
nghĩ trên chính là tâm lý chung của nhà đầu tư, vì trong họ vốn luôn có lòng tham
và nỗi sợ hãi.
Trên thị trường cổ phiếu, nỗi sợ hãi và lòng tham luôn là cảm xúc số 1 khiến các
nhà giao dịch tự hủy hoại tính kỷ luật. Nỗi sợ hãi bỏ lỡ cơ hội, khiến họ không mua
những cổ phiếu tăng trưởng, chỉ vì giá nó quá cao. Nỗi sợ hãi thua lỗ, khiến họ bán
quá sớm và chốt lợi nhuận nhỏ mà không có lý do rõ ràng. Và nỗi sợ hãi phạm phải
sai lầm, khiến các nhà giao dịch không dám đưa ra những quyết định quan trọng.
Bên cạnh nỗi sợ hãi khiến người ta rụt rè thì lòng tham lại khiến người ta mất sạch
vốn. Lòng tham khiến các nhà giao dịch phá vỡ mọi nguyên tắc đầu tư được xây
dựng trước đó. Họ sẵn sàng mua cổ phiếu cho dù tín hiệu mua chưa tới, sẵn sàng
nghe theo những lời khuyên hấp dẫn từ mô giới, thay vì phương pháp đầu tư của
mình. Và khi thua lỗ, họ cũng không sử dụng lệnh dừng lỗ, chỉ vì lý do “chưa bán
là chưa lỗ”.
Có nhiều người sở hữu những phương pháp đầu tư vô cùng hiệu quả. Nhưng đến
lúc giao dịch họ lại đánh mất nó, nói đúng hơn thì cổ phiếu chưa xác nhận tín hiệu
mua thì họ đã mua mất rồi. Những kiểu nhà đầu tư làm như vậy là vì muốn mua
đáy bán đỉnh, nhưng đa phần là mua đỉnh bán đáy. Họ sợ nếu mua theo phương
pháp đầu tư thì sẽ chậm chân, khoản lãi sẽ ít đi nên mới mua trước. Đó là một suy
nghĩ theo cảm xúc, vô cùng nguy hiểm.
Có thế bạn vi phạm nguyên tắc nhưng vẫn thành công, tuy nhiên “chỉ lần này nữa
thôi”, sẽ khiến những giao dịch khác của bạn cũng đi không đi đúng hướng. Việc
bạn may mắn được tưởng thưởng nhờ 1 lần, sẽ thúc đẩy bạn vi phạm nhiều nguyên
tắc hơn nữa. Đến một ngày nào đó, bạn sẽ nhận lấy một hậu quả thảm khốc giống
như bịt mắt qua đường. Bạn không thể kiếm tiền chỉ bởi một lần giao dịch nên
đừng nghĩ đến những thứ hư vô, hãy nghĩ một cách tổng thể, lâu dài. Nên nhớ đừng
bao giờ đưa mình vào thế buộc phải giao dịch, cho dù chỉ thiếu một tín hiệu nhỏ
cũng không được phá lệ.
Đầu tư cổ phiếu là một trò chơi đòi hỏi những ai có cái đầu lạnh như băng, luôn vô
cảm với các khoản lãi, lỗ mới thành công được. Còn những ai mới thấy lãi mà đã
vui sướng, hay thấy lỗ mà cảm thấy đau buồn thì xin hãy cẩn thận. Vì những người
này đang để tâm lý tri phối và đó sẽ là một tai họa.
16
Như đã nói ở trên, muốn đầu tư hiệu quả thù phương pháp đầu tư chiếm tỷ lệ 70%
còn cảm xúc chiếm 30%. Nhưng nếu bạn không làm chủ được cái 30% thì chắc
chắn bạn sẽ mất luôn 70% còn lại.
III. Ham Những Cổ Phiếu Giá Rẻ

Hiểu theo phương pháp đầu tư giá trị của Warren Buffett, thì cổ phiếu giá rẻ
là cổ phiếu có mức giá giao dịch hiện tại thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của
công ty. Tuy nhiên người ta lại không hiểu đúng nghĩa, mà nghĩ cổ phiếu giá rẻ là
những cổ phiếu đang bị giảm giá mạnh so với đỉnh của nó. Từ sự thiếu hiểu biết,
mà nhà đầu tư đã mua phải những mã tưởng rẻ nhưng thực chất là đắt.
Khi đầu tư vào cổ phiếu, nếu một cái gì đó bất ngờ trở nên rẻ hơn, đó
chưa chắc đã là món hời. Nó có thể là một cái bẫy nếu như bạn mua đơn thuần
chỉ vì cho rằng nó rẻ. Một cổ phiếu “rẻ” vẫn có thể tiếp tục giảm giá vì những
thông tin không tốt. Nếu mua cổ phiếu này và tin rằng mình đã có món hời lớn, thì
bạn chắc chắn sẽ đối diện với khoản lỗ lớn nếu cổ phiếu tiếp tục giảm giá. Khi bạn
mua cổ phiếu vì nghĩ rằng nó rẻ, rất khó để bán đi nếu cổ phiếu này chuyển động
chống lại bạn vì nó còn rẻ hơn nữa.
Đây là một trong những vấn đề của sự nhận thức. Rất khó để kháng cự lại cám
dỗ cổ phiếu giá rẻ, đặc biệt là khi nó là một tên tuổi lớn, tăng trưởng mạnh trong
quá khứ. Khi cổ phiếu dẫn dắt thị trường đạt đỉnh, cổ phiếu này trông có vẻ rẻ hơn
trong gia đoạn giảm giá, nhưng thực sự nó vẫn còn rất đắt. Nói một cách chính xác,
thì cổ phiếu đắt hay rẻ còn phụ thuộc vào giá trị nội tại của công ty. Nên việc xác
định được cổ phiếu nào là đắt, cổ phiếu nào là rẻ là một việc vô cùng phức tạp,
nhưng nhà đầu tư lại nghĩ nó một cách đơn giản “chỉ cần giá cổ phiếu giảm mạnh,
mà công ty vẫn làm ăn có lợi nhuận thì đó là cổ phiếu giá rẻ”.
Một công ty được xem là vĩ đại, tham gia vào thị trường mới, tung ra một sản
phẩm mới đầy triển vọng khiến cho lợi nhuận tăng vượt trội so với đối thủ cạnh
tranh. Tất cả tạo nên một câu chuyện tuyệt vời về sự tăng trưởng của công ty. Khi
báo cáo tài chính công bố, mọi chuyện vẫn rất tốt vì doanh thu và lợi nhuận đều
tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Nhưng ngay lập tức giá cổ phiếu giảm giá một cách nhanh tróng. Bạn thấy
điều này không bình thường và thật vô lý. Công ty đang tăng trưởng mạnh và những
thống kê tài chính đều rất tốt, và thậm trí các mặt báo đang đều khen ngợi công ty
hết mức. Lúc này, bạn vội kết luận thị trường đã sai lầm, và nghĩ mình phát hiện
một cơ hội đầu tư tuyệt vời. Nên bạn đã mua cổ phiếu này ngay lập tức.
Nhưng bạn không hề biết sự thật đằng sau việc giảm giá đó. Vì có những
thông tin quan trọng mà bạn không hề biết nhưng các nhà đầu tư tổ chức lớn lại
biết rõ (chính những nhà đầu tư lớn này đã khiến cho cổ phiếu giảm giá). Trong
bối cảnh bạn là nhỏ lẻ luôn thiếu thông tin đầy đủ, nên bạn không phải là người ra
quyết định đúng đắn.
17
Trong trường hợp này, chắc chắn là công ty đang gặp vấn đề nghiêm trọng
khiến cho câu chuyện tăng trưởng bị lu mờ. Chúng ta chỉ có thể biết được điều này
là gì khi mọi chuyện đã rõ như ban ngày, nhưng lúc đó là quá muộn. Trong khi
quyết định giao dịch phải được thực hiện ngay từ bây giờ. Vào lúc này bạn phải tự
hỏi bản thân: “ Nếu công ty này vĩ đại, doanh thu, lợi nhuận và các yếu tố khác
đều tốt hơn so với quá khứ. Thì lý do nào khiến giá cổ phiếu giảm mạnh đến
thế.”
Trên thị trường cổ phiếu, không có sự thật nào mà không có người tin. Đó là
lý do mà bạn không nên mua theo những câu chuyện tốt đẹp của công ty. Mà thay
vào đó việc cổ phiếu có tăng trưởng mạnh hay không lại phụ thuộc vào những nhà
đầu tư tổ chức. Cho dù công ty có tốt đẹp đến mấy, lợi nhuận và doanh thu
tăng trưởng thế nào đi chăng nữa. Mà không có những “tay chơi lớn” sẵn sàng
mua vào thì cổ phiếu của những công ty hàng đầu cũng chẳng đáng giá hơn
tờ giấy là mấy. Hãy học cách kiếm tiền từ đôi mắt, đừng nghe bằng đôi tai.

IV. Thiếu Tư Duy Độc Lập

Các nhà giao dịch thường bị chệch hướng khỏi chiến lược đầu tư của mình và
đưa ra những quyết định sai lầm vì họ bị đánh bại bởi những lực tác động bên
ngoài. Thi trường tài chính là nơi chứa đầy những lời kêu gọi, tuyên truyền như
xem tivi, đọc các bình luận giao dịch, tìm kiếm internet và các tư vấn thị trường sẽ
làm bạn bị đắm trong những thông tin mà mọi người nói.
Bạn nên biết rằng: “ Bất kể các nhà quản lý quỹ đang làm gì, hoặc bạn bè của
bạn giao dịch ra sao đều không thích hợp với bạn”. Bạn bè của bạn có thể kiếm
nhiều tiền, trong khi bạn vẫn đang chờ đợi một cổ phiếu thiết lập tín hiệu giao dịch
theo kế hoạch của mình. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn được phép nghi
ngờ phương pháp giao dịch của mình và làm điều gì đó quá sớm vì mất kiên nhẫn.
Vấn đề không phải là xem mọi người đang làm gì trên thị trường, mà hãy quan sát
cổ phiếu bạn đang giao dịch và đừng giao dịch với bất cứ điều gì bạn không biết.
Có rất nhiều sự cuốn hút bên ngoài làm sao nhãng suy nghĩ của bạn khi giao
dịch. Công việc của bạn là phải giữ suy nghĩ được thông suốt và tập trung vào
những vấn đề nằm trong tầm hiều biết. Dấu hiệu của một nhà giao dịch chuyên
nghiệp là chỉ hoạt động trong tầm hiểu biết của mình và lờ đi những thứ khác.
Warren Buffett từng nói: “Hãy tập trung vào vòng tròn năng lực của bạn”.
Để đầu tư thành công, bạn phải tự học cách đưa ra quyết định. Bạn phải đóng
mình trước những cuốn hút bên ngoài, đang làm sao nhãng suy nghĩ của bạn trên
thị trường tài chính. Để làm điều này, bạn phải có các chiến lược và các quy tắc
giao dịch cho riêng mình, từ đó bạn sẽ không nóng vội tuân theo các bí quyết giao
dịch hoặc bình luận của người khác về một cổ phiếu cụ thể.

18
Tư duy độc lập nghĩa là cô lập bản thân tránh khỏi những tiếng nói bên ngoài
làm bạn đánh mất kỷ luật giao dịch. Theo cách nói của tiến sĩ Wane Dyer: “hãy
độc lập với ý kiến tốt của người khác”. Nếu bạn không tuân thủ kỷ luật, bạn sẽ sớm
nhận ra mình đã bị trệch hướng khỏi chiến lược giao dịch và trở nên lạc lối.
Đầu tư cổ phiếu không cần nhiều người, càng không cần sự trợ giúp của những
không tin bên ngoài vì nó sẽ làm tư duy bạn bị sao nhãng. Hãy tư duy độc lập, mặc
cho thị trường hay tài khoản của người khác tăng giảm ra sao? Mà thứ bạn quan
tâm là luôn tuân thủ kỷ luật giao dịch, nếu bạn bị lệch hướng thì sẽ mất rất nhiều
thời gian mới quay trở lại được.

V. Đa Dạng Hóa Quá Mức

Quan điểm truyền thống cho rằng đa dạng hóa là cách tốt nhất để bảo vệ bạn
tránh được rủi ro nhưng vẫn thu được tỷ suất sinh lợi khá tốt. Vì khi một cổ phiếu
sụt giảm, và một cổ phiếu khác tăng lên sẽ làm cân bằng rủi ro và làm giảm biến
động của danh mục. Nhưng khi mua dàn trải trên nhiều lĩnh vực với nhiều cổ phiếu
khác nhau, thì bạn chỉ đạt được mức lợi nhuận trung bình. Nếu may mắn tỷ suất
sinh lợi của bạn sẽ theo sát các chỉ số thị trường hoạt động tốt nhất. Tất nhiên bạn
có thể thành công lớn khi tiến hành đa dạng hóa trong một thị trường tăng giá mạnh
và có được tỷ suất sinh lợi cao nhất. Nhưng đa dạng hóa không thể làm điều này
mãi mãi vì sẽ có năm thành công và năm thất bại. Muốn đạt được thành tích giao
dịch siêu hạng, bạn chỉ cần tập trung vào những cổ phiếu tốt nhất vào đúng thời
điểm.
Nếu muốn đạt được thành tích siêu hạng (thường tạo ra tỷ suất lợi nhuận hằng
năm từ 50% trở lên) thì bạn cần phải đánh bại thị trường. Nói một cách khác, trong
một năm bạn phải tạo ra một tỷ suất sinh lợi vượt trội với những cổ phiếu tiềm
năng. Nên nếu bạn đa dạng hóa quá mức, bạn sẽ không thể đánh bại được thị trường
và cũng không có được những khoản lợi nhuận khổng lồ. Nói như vậy không có
nghĩa là tôi bắt bạn dồn tất cả tiền vào 1 cổ phiếu. Vì đầu tư cổ phiếu là một trò
chơi xác suất và không có gì chắc chắn là bạn sẽ thắng hay thua. Nếu bạn dùng
toàn bộ vị thế vào một mã thì rất có thể bạn sẽ mất một nửa hoặc tất cả số tiền của
mình. Cho nên bạn chỉ có thể đạt được thành tích giao dịch siêu hạng khi tập trung
vào một nhóm cổ phiếu tiềm năng.
Buffett cho rằng, phân tán đầu tư và đa dạng hóa đầu tư đang phổ biến trên
thị trường là hành vi được thực hiện bởi những người muốn bao che cho sự ngu
ngốc của mình. Cách làm của Buffett hoàn toàn trái ngược với quan điểm của người
thầy Graham, thầy cho rằng trong danh mục đầu tư cần có hàng trăm cổ phiếu, mục
đích là để giảm thiểu một số cổ phiếu không lợi nhuận hoặc thua lỗ. Buffett cũng
tiếp thu quan điểm của Graham, nhưng sau này ông phát hiện cách làm này thường
khiến cho mọi người không ghi nhớ và nắm chắc được đầy đủ thông tin của các

19
loại cổ phiếu mình đang có. Tiếp đó Buffett đã học hỏi được một số quan điểm của
Fisher, bỏ phần lớn tiền bạc và sức lực vào số lượng nhỏ cổ phiếu tiềm năng. Sau
đó ông bắt đầu chiến dịch đầu tư tập trung, và trở nên vĩ đại như bây giờ.
Cách tốt nhất để tạo ra tỷ suất sinh lợi lớn trong đầu tư cổ phiếu là hãy
đầu tư năng động vào thời điểm bạn chính xác (là khi mọi thứ đang hoạt động
tốt, di chuyển theo đúng kỳ vọng của bạn) và hãy đầu tư ít lại khi giao dịch
đang trở lên yếu kém. Điều này có nghĩa bạn phải tập trung vào những cổ phiếu
hàng đầu trong danh mục theo dõi. Bạn không thể làm điều này nếu quan sát hàng
tá cổ phiếu. Với một danh mục tập trung, bạn có thể theo dõi từng cái tên, đóng
hoặc mở vị thế rất nhanh. Còn đa dạng hóa quá mức sẽ khiến bạn phải theo dõi
hàng chục mã cổ phiếu, như thế sẽ mất rất nhiều thời gian để quan sát và mất dần
độ hiệu quả.
VD:
• TH1: Đa dạng hóa cho 20 cổ phiếu. muốn có lợi nhuận 10% so với tổng vốn
ban đầu, thì bạn phải khiến tất cả 20 cổ phiếu này phải sinh lời ít nhất 10%.
• TH2: Đa dạng hóa cho 4 cổ phiếu, muốn có lợi nhuận 10% so với tổng vốn
ban đầu, thì bạn phải khiến cho 4 cổ phiếu này sinh lời ít nhất 10%.
(2 TH trên đã bỏ qua yếu tố thua lỗ)
Việc khiến cho 4 cổ phiếu tăng 10% là điều không quá khó khăn, nhưng khiến
20 cổ phiếu tăng 10% thì ngay cả những nhà đầu tư tài ba nhất thế giới cũng không
làm được. Ngược lại thì đa dạng hóa sẽ giúp nhà đầu tư khó bị mất vốn, nhưng nó
không thể giúp bạn có bước tiến lớn nếu muốn gia tăng lợi nhuận. Đôi khi nó còn
khiến bạn không thể phát hiện một lượng lớn những cổ phiếu chuẩn bị tụt dốc, chỉ
vì bạn không có 20 bộ não. Ở ví dụ trên tôi không đề cập đến trường hợp tập trung
vào 1 cổ phiếu, vì điều đó là quá nguy hiểm nếu cổ phiếu giảm mạnh mà ta không
thể thoát hàng.

VI. Thường Xuyên Thay Đổi Phương Pháp Đầu Tư

Phương pháp của bạn là thứ chỉ phù hợp với riêng bạn. Mặc dù điều này không
phải lúc nào cũng đúng, nhưng luôn đúng trong dài hạn. Vì thế bạn phải trung thực
với nó để nó hiến dâng thành quả.
Chắc chắn rằng bạn sẽ không thể thành công nếu như liên tục thay đổi các
phương pháp giao dịch: đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng, giao dịch theo dao động,
hay giao dịch trong ngày,… Nếu bạn cố gắng thử tất cả các phương pháp, chắc
chắn bạn sẽ kết thúc theo kiểu “chết vì đống nghề tầm thường”. Để có được thành
công, bạn phải chọn một và hy sinh những chiến lược khác. Bạn sẽ gặt hái được
thành quả từ chu kỳ thị trường khi phong cách giao dịch của bạn đánh bại những
phong cách giao dịch khác. Bạn sẽ không bao giờ chiến thắng bằng cách chấp nhận

20
nhiều phong cách giao dịch khác nhau mỗi lần bạn rơi vào khó khăn. Để trở lên vĩ
đại ở bất cứ điều gì, bạn phải tập trung chuyên môn hóa, bạn phải tránh cái gọi là
“trôi dạt phong cách”.
Trôi dạt phong cách xuất hiện từ việc không xác định rõ ràng chiến lược và
mục tiêu của bạn. Kết quả là, bạn không thể giữ được phương pháp của mình nếu
như không có sự kiên định. Nếu bạn là một nhà giao dịch ngắn hạn, bạn sẽ nhận ra
rằng bạn đang bán cổ phiếu vì muốn nhanh tróng có được lợi nhuận, thay vì xem
xét khả năng cổ phiếu có tiếp tục tăng nữa hay không? Trong chuỗi liên tục giá cổ
phiếu, một nhà giao dịch có thể thành công ở vùng giá này trong khi một người
khác có thể hoạt động tốt ở một vùng giá khác. Cả hai đều thành công! Tuy nhiên
nếu bạn là một nhà đầu tư dài hạn, sẽ có nhiều lần bạn nhận ra mình chỉ hưởng
được một khoản lãi nhỏ và từ bỏ chuỗi tăng giá lớn hơn.
Hầu hết các nhà đầu tư không thể tuân thủ chiến lược hoặc phương pháp đầu
tư của mình trong dài hạn. Ngay sau khi chiến lược hiện tại gặp vấn đề (vì mọi
chiến lược giao dịch đều có vấn đề), họ từ bỏ và thay đổi. Trong đầu tư cổ phiếu
luôn tồn tại 2 dạng là nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư nghiệp dư.
Nếu là một nhà đầu tư nghiệp dư, họ sẽ cảm thấy vui vẻ lúc khởi đầu và sẽ
cảm thấy chán nản khi mọi thứ gặp khó khăn. Những người này thường xuyên thay
đổi phương pháp hoặc cố làm một điều gì đó hoàn toàn khác. Đó chỉ là học cho vui
trong phút chốc, nhưng khi gặp khó khăn họ lại nhanh tróng thay đổi một lần nữa
và mãi mãi không có cho mình một chiến lược đầu tư rõ ràng.
Tuy nhiên, một nhà đầu tư chuyên nghiệp lại có hành động hoàn toàn khác.
Khi bị chững lại, họ sẽ thực hiện từng bước một, nhận ra những giai đoạn này là
một phần trong quá trình học hỏi và là điều tất yếu sẽ sảy ra. Họ quyết tâm học hỏi
nhiều hơn nữa, và thực hành nhiều hơn nữa (không có nghĩa là nạp thêm tiền, nếu
gặp vẫn đề liên tục thường họ đầu tư ít đi để bảo toàn vốn). Những nhà đầu tư
chuyên nghiệp luôn coi giai đoạn này là một cơ hội để mài giũa kinh nghiệm. Trong
giai đoạn yên tĩnh, thành tích có thể kém nhưng bài học được rút ra trong thời gian
này và những kiến thức lĩnh hội cũng như rèn luyện tính kỷ luật sẽ giúp họ nhanh
tróng bứt phá sau này. Những người này sẽ lặp đi lặp lại toàn bộ quá trình học hỏi
và mãi giũa chuyên môn cho đến khi đạt được thành công. Nếu bạn chỉ là kẻ học
đòi, cứ chuyển từ cái này sang cái khác, sử dụng hàng tá chiến lược, bạn sẽ không
bao giờ có thành công lớn.
Chìa khóa là hãy tập trung vào một phong cách giao dịch cụ thể, một khi bạn
đã xác định được phong cách và mục tiêu của mình, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn
trong việc tuân thủ kế hoạch và đạt được thành công. Đến lúc nào đó, bạn sẽ được
tưởng thưởng vì việc trung thành với nét độc đáo của chính mình.

VII. Tâm Lý Làm Giàu Trong Chốc Lát

21
Buffett là một thiên tài đầu tư, ông có một khả năng đặc biệt mà nhiều người
khó có thể học được, đó là thái độ kiên nhẫn. Hầu hết mọi người đều hỏi làm thế
nào để nhanh chóng trở lên giàu có, nhìn từ góc độ này triết lý phương pháp đầu
tư của Buffett khác hẳn với suy nghĩ của những người muốn làm giàu qua một đêm.
Buffett gần như đã bỏ ra thời gian và tài năng trong suốt cuộc đời để có được
vị trí và sự giàu có ngày hôm nay, ông không bao giờ nghĩ mình có bản lĩnh làm
giàu trong chốc lát. Theo quan điểm của ông, không ai có thể dự đoán trước được
tương lai, không ai có thể dự báo được chính xác sự lên xuống hàng ngày giá cổ
phiếu. Là một nhà đầu tư, đầu tiên chúng ta phải hiểu được những gì đang được
thực hiện.
Mọi người thường cho rằng, thị trường cổ phiếu là miền đất hứa tạo ra của
cải, trên báo trí cũng thường xuất hiện một số nhân vật nhờ chơi cổ phiếu mà trở
nên giàu có. Hầu hết nhà đầu tư mới chơi đều có ảo tưởng sẽ làm giàu nhanh chóng,
nhưng ý tưởng này là không thực tế, vì nó thường có xu hướng ngược lại. Trong
thị trường cổ phiếu, để có được tiền nhà đầu tư phải hiểu biết, bình tĩnh và biết chờ
đợi.
Tâm lý làm giàu thường kích thích lòng tham nhà đầu tư đi mua cổ phiếu, khi
cổ phiếu tăng giá, họ muốn tăng hơn nữa mà không chịu chốt lời. Sự mong đợi, kỳ
vọng của họ là vô tận và như vậy nhiều nhà đầu tư cứ miệt mài theo đuổi và đặt kỳ
vọng quá cao vào giá cổ phiếu nên đã bỏ lỡ thời điểm để bán ra.
Tương tự như vậy, khi giá cổ phiếu giảm họ không cắt lỗ mà mong đợi cổ
phiếu sẽ phục hồi trở lại rồi mới bán. Nhưng khi cổ phiếu quay trở lại điểm hòa
vốn, họ lại muốn tăng cao hơn và tưởng tượng ra những điều không thực tế. Điều
này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nắm bắt các nguyên tắc cơ bản và sự phán
đoán thị trường của nhà đầu tư. Bằng cách này, nhà đầu tư thường chỉ đuổi theo
ranh giới lên và xuống của cổ phiếu, còn nguồn vốn của chính mình sẽ phải chịu
tổn thất rất lớn.
Tâm lý ham muốn làm giàu trong chốc lát khiến cho mọi người thường có
tâm trạng bất an, chỉ sợ cổ phiếu trong tay giảm giá, còn khi trong tay không có gì
thì lại bồn chồn khó chịu. Với tâm lý làm giàu nhanh chóng, sau khi mua cổ phiếu
nhà đầu tư luôn hy vọng giá cổ phiếu ngay lập tức tăng lên. Nhưng nếu giá cổ phiếu
có xu hướng ngược lại, thậm chí chỉ giảm nhẹ họ cũng cảm thấy lo lắng, bất lực và
hoảng hốt bán ra. Trong một thời gian dài mà thường xuyên có những quyết định
vội vã, không sáng suốt thì chỉ khiến cho các công ty môi giới kiêm bội tiền. Còn
nhà đầu tư không những không có lợi nhuận mà còn làm hao tổn nguồn vốn của
mình.
Tâm lý làm giàu nhanh chóng còn mang tính chất như một canh bạc. Chính
điều này là những hạt giống ươm mầm sự thất bại trong tương lai của nhà đầu tư.
Nếu nhà đầu tư có tâm lý đánh bạc khi bước vào thị trường cổ phiếu thì cuối cùng
sớm muộn cũng sẽ thất bại. Trong những giai đoạn thị trường chứng khoán sụt
giảm, những người như vậy thường mất mát rất lớn. Bởi lẽ sau khi kiếm được lợi
22
nhuận, họ bị mù quáng, tiếp tục lao vào tăng nguồn vốn đầu tư cổ phiếu, và khi thị
trường hạ nhiệt họ sẽ chịu tổn thất lớn vì nắm giữ quá nhiều cổ phiếu.
Người có tâm lý đánh bạc khi bị tổn thất trong thị trường cổ phiếu thường sẽ
không từ bất cứ điều gì, tiếp tục đem tất cả tiền vào đầu tư. Với hy vọng khi cổ
phiếu tăng trở lại sẽ giúp họ quay trở lại điểm hòa vốn. Nhưng một khi mọi thứ
không như họ dự đoán thì tai họa đó là rất lớn.

23
CHƯƠNG III: HƯỚNG DẪN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
THEO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG

I. Luôn Tuân Thủ Kế Hoạch


Muốn thành công trên thị trường cổ phiếu, đầu tiên bạn phải biết xây dựng
một kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì. Sau đó, bạn phải biết cách thực hiện tất
cả các quyết định giao dịch theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên hầu hết các nhà đầu tư
chẳng hề có bất cứ kế hoạch nào khi tham gia vào thị trường. Hoặc tệ hơn, họ có
một kế hoạch tồi tệ dựa trên những khái niệm sai lầm hoặc những ý tưởng không
thực tế về hoạt động đầu tư. Họ nhận được những mẹo vặt từ nhà môi giới, hoặc
nghe nói từ tivi, hay từ một ai đó mách nước về một cổ phiếu chuẩn bị cất cánh.
Nhưng trên thực tế đó là những nguyên nhân khiến hàng tỷ đồng có đi mà không
có về.
Thị trường cổ phiếu chưa bao giờ dễ dàng tham gia như bây giờ, bạn không
cần bằng cấp hay trải qua các khóa huấn luyện. Việc bạn cần làm là mở một tài
khoản chứng khoán và bắt đầu đặt lệnh tại bất cứ đâu có internet. Điều này khiến
một số người nhầm tưởng giao dịch cổ phiếu là một điều dễ dàng. Hoặc họ nghĩ
rằng, giành chiến thắng trên thị trường này là điều không quá khó. Đó là lý do mà
nhiều người đổ gần như toàn bộ tiền bạc của mình vào đầu tư, trong khi bản thân
chẳng có chút kiến thức gì. Đôi khi họ ăn may và có lãi, rồi cảm thấy mọi thứ thật
dễ dàng nên tăng vốn, vay thêm tiền. Nhưng thứ mà họ nghĩ là khi cổ phiếu tăng
giá sẽ được bao nhiêu tiền, chứ không hề nghĩ sẽ ứng phó ra sao nếu bi kịch sảy ra.
1. Xây dựng kế hoạch tổng quát
Khi mới bước vào nghề giao dịch tài chính, hầu như chúng ta không hề có
một chút kế hoạch nào. Đơn giản là vì lúc mới tham gia mọi thứ còn khá bỡ ngỡ,
chưa hiểu bất cứ điều gì. Sau một thời gian biết được một chút kiến thức, chúng ta
bắt đầu áp dụng châm ngôn “mua đáy, bán đỉnh” và cố gắng thực hiện thật tốt. Để
làm điều này, mọi người thường mua những cổ phiếu giảm mạnh và đang có xu
hướng hồi phục. Vì họ nghĩ rằng “có giảm ắt có tăng”, “mua với giá càng rẻ thì rủi
ro càng thấp”… Sau đó, họ phát hiện cổ phiếu bật tăng trở lại và cho rằng đáy đã
được hình thành. Rồi dốc toàn bộ vốn liếng vào đầu tư, với quan niệm chúng an
toàn và tăng giá là điều hiển nhiên.
Trên thực tế, không có cổ phiếu nào là an toàn cả. Nếu bạn khẳng định có một
cổ phiếu nào đó an toàn, cũng giống như bạn nói với mọi người rằng, có một chiếc
xe đua an toàn. Đúng ra, thì chẳng có chiếc xe đua nào an toàn và tất cả cổ phiếu
cũng vậy. Mọi thứ đều có rủi ro, cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro là khả năng hiểu
biết của bản thân. Nếu bạn là một người bình thường đi chiếc xe đua an toàn, để
đua với những tay đua cừ khôi khác thì chắc hẳn bạn sẽ thấy rủi ro. Cổ phiếu cũng
vậy, cùng một mã cổ phiếu có người kiếm được tiền, nhưng cũng có không ít người
mất toàn bộ của cải. Đó là lý do mà thị trường cổ phiếu không có một mã nào an
24
toàn cả, mà rủi ro nhiều hay ít đều dựa vào năng lực bản thân chứ không phải những
thứ bên ngoài.
Nếu bạn vẫn giữ quan điểm một công ty có tên tuổi hoặc một doanh nghiệp
lâu năm, với đội ngũ lãnh đạo tuyệt vời giàu kinh nghiệm sẽ sớm khiến cho cổ
phiếu tăng trở lại, thì rất có thể bạn đã lầm. Khi bị giảm mạnh, thậm chí những
công ty tốt, có tên tuổi cũng có thể thất bại trong việc tăng giá. Điển hình nhất là
cổ phiếu HNG của “công ty nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai”. Sau khi đạt đỉnh
vào năm 2015 thì cổ phiếu này đã giảm từ mức 32.000 VNĐ xuống còn 9.000
VNĐ. Điều đó nghĩa là công ty đã bị mất khoảng 70% giá trị. Hiện tại thì HNG
đang hồi phục và lấy lại được 1/3 giá trị đã mất. Như vậy nếu nhà đầu tư nắm giữ
cổ phiếu này, mà không chịu cắt lỗ vì nghĩ rằng “chưa bán là chưa lỗ”, thì bạn sẽ
mất khoản một nửa nguồn vốn suốt 3 năm qua.

Danh sách những công ty được cho là an toàn nhưng cuối cùng bị thất bại là
nhiều vô số kể. Có nhiều người mới tham gia thị trường mua những cổ phiếu thuộc
nhóm Blue chip như VNM, VIC, HPG, HSG,… vì cho rằng chúng là những mã
trụ, an toàn nhất. Tuy nhiên như đã nói ở trên thì không có bất kỳ cổ phiếu nào an
toàn cả, cho dù những mã này có tăng giá thì những người mới tham gia vẫn dính
phải khoản lỗ lớn. Lý do là vì họ không có một kế hoạch cụ thể.
Điều quan trọng nhất trong thị trường cổ phiếu là phải có một kế hoạch ứng
phó với rủi ro. Kế hoạch này sẽ đưa ra những quy tắc nền tảng cho hoạt động giao
25
dịch của bạn. Điều đó nghĩa là bạn sẽ biết giao dịch cái gì, tại sao, khi nào và làm
như thế nào. Có kế hoạch không đảm bảo bạn sẽ luôn luôn thành công ở mỗi giao
dịch, nhưng nó sẽ giúp bạn quản trị rủi ro, tối thiểu hóa thua lỗ, bảo vệ lợi nhuận
khi có và xứ lý tất cả những sự kiện bất ngờ. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn
chiến thắng theo thời gian.
Có một quy trình, dù đó là gì, miễn là bạn phải có một quy trình. Sau đó, bạn
sẽ có một nền tảng để làm việc và chỉnh sửa cho đến khi hoàn thiện.
Những thành phần chính của kế hoạch giao dịch:
• Điểm mở vị thế nhằm xác định những yếu tố quyết định giúp bạn mua
vào
• Bạn sẽ xử lý rủi ro như thế nào khi giao dịch chống lại bạn
• Bạn sẽ bảo vệ lợi nhuận ra sao
• Bạn xác định quy mô vị thế (số lượng cổ phiếu mua vào) như thế nào
2. Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp
Cách tốt nhất để đảm bảo thành công trên thị trường cổ phiếu là có một kế
hoạch ứng phó khẩn cấp, nghĩa là luôn nghĩ đến những giả thiết có thể xảy ra và
đưa ra những giải pháp hợp lý. Nên nhớ trên thị trường tài chính có rất nhiều yếu
tố bất ngờ có thể xuất hiện mà không ai biết trước được. Nghiệm vụ của bạn là phải
xây dựng một chiến lược cụ thể để đề phòng những chuyện không tốt có thể xảy
ra.
Vd: Sẽ làm gì khi cổ phiếu diễn biến ngược lại so với những gì mình dự đoán?
Khi nào nên bán để chốt lời? Nên đầu tư bao nhiêu thì đủ?...
Trong vai trò một nhà đầu tư cổ phiếu, mục tiêu của bạn là luôn ở trong tư thế
sẵn sàng chiến đấu với những sự kiện bất ngờ có thể xảy ra. Để làm điều này bạn
phải xây dựng khả năng xử lý tình huống ứng phó khẩn cấp. Nên nhớ sự chuẩn bị
càng tốt thì độ quản trị rủi ro càng cao.
Một trong những khác biệt giữa nhà đầu tư chuyên nghiệp và dân nghiệp dư
là sự chuẩn bị chu đáo. Khi một điều gì đó trở lên phi lý thì tâm lý của dân nghiệp
dư là hoảng loạn, từ đó dễ bị cảm xúc chi phối quyết định giao dịch. Còn với nhà
đầu tư chuyên nghiệp, họ sẽ sử lý chúng dựa trên những tiêu trí đã lưu trong kế
hoạch. Trước khi tiến hành giao dịch, bạn cần phải chuẩn bị ứng phó với tất cả tình
huống có thể nảy sinh. Một khi xuất hiện những tình huống bất ngờ mới, bạn nên
cập nhập chúng vào trong bảng kế hoạch ứng phó khẩn cấp. Bằng cách đó, bạn có
thể dần hoàn thiện và thích nghi với những tình huống bất ngờ.
Nên nhớ muốn đầu tư cổ phiếu thành công thì đầu tiên phải bảo toàn vốn, cho
nên kế hoạch ứng phó khẩn cấp thường xử dụng cho những trường hợp đóng một

26
giao dịch khi gặp thua lỗ hay bảo vệ lợi nhuận. Trước khi tham gia vào thị trường
tài chính, chúng ta nên nghĩ đến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Từ đó
đưa ra giải pháp xử lý một cách hợp lý, chứ đừng để nước đến chân rồi mới nhảy.
Mặc dù chẳng ai mong muốn những điều này xảy ra, nhưng thị trường luôn khắc
nhiệt, nếu nhà đầu tư không có một kế hoạch cụ thể thì rất dễ thất bại.
Bạn nên có kế hoạch ứng phó khẩn cấp cho một số tình huống sau:
• Đâu là mức giá nên cắt lỗ nếu mọi thứ chống lại bạn
• Cổ phiếu phải diễn biến như thế nào để bạn quyết định mua vào sau khi
cắt lỗ
• Tiêu chí nào giúp bạn nên bán cổ phiếu đảm bảo lợi nhuận
Cụ thế hơn kế hoạch được liệt kê như sau:
• Mức dừng lỗ ban đầu. Đây được cho là tiêu chí quan trọng nhất trong
kế hoạch ứng phó khẩn cấp. Nên nhớ mục tiêu của kế hoạch này của
bảo toàn vốn. Vì thế trước khi mua cổ phiếu, chúng ta nên tính trước
điểm cắt lỗ tối đa, khi mọi thứ chống lại giao dịch của mình. Điều khó
khăn nhất ở tiêu chí này là nhà đầu tư không muốn bị lỗ trên thị trường,
họ luôn nghĩ chưa bán là chưa lỗ. Nhưng nếu chúng ta không chấp nhận
khoản lỗ nhỏ thì rất có thể nó sẽ biến thành khoản lỗ lớn. Đến đây thì
không ít nhà đầu tư ngắn hạn bất đắc dĩ phải trở thành nhà đầu tư dài
hạn, với hy vọng cổ phiếu sẽ quay trở lại điểm hòa vốn. Nhưng điều
này thường không thể xảy ra.
Vì thế thời điểm giá chạm vào mức cắt lỗ, tôi sẽ bán cổ phiếu ngay lập
tức, cho dù các chỉ số đang rất tích cực. Nếu chỉ vì một lý do nào đó
khiến tôi không làm điều này thì chứng tỏ kế hoạch ứng phó khẩn cấp
của tôi không cụ thể, hoặc tôi đã vi phạm kế hoạch. Khi thoát khỏi cổ
phiếu, tôi có thể đánh giá lại tình hình với một cái đầu sáng suốt hơn.
Vì thế mức dừng lỗ đầu tiên của bạn phải được xác định thật rõ ràng
trước khi bắt đầu giao dịch.
• Tiêu chí để mở lại vị thế. Sau khi bạn mua cổ phiếu thì bỗng nhiên mọi
thứ chống lại bạn khiến lệnh dừng lỗ được kịch hoạt. Nhưng điều đó
không có nghĩa là bạn phớt lờ chúng đi, mà ngược lại nhà đầu tư cần
theo dõi lại tình hình một cách sáng suốt. Vì rất có thể lần trước đó
chúng ta mua vẫn còn quá sớm. Điều này thường xảy ra khi thị trường
biến động mạnh. Thông thường một cổ phiếu cơ bản tốt có thể hồi phục
trở lại sau khi trải qua một đợt điều chỉnh mạnh. Đa phần tín hiệu mua
ở lần thứ hai còn mạnh hơn lần đầu tiên, vì lúc này cổ phiếu đã loại bỏ
được những nhà giao dịch yếu ớt.
27
Đa phần nhà đầu tư luôn do dự về việc cắt lỗ, vì họ nghĩ cổ phiếu sẽ
sớm tăng trở lại. Nhưng bạn nên biết bảo toàn vốn là tiêu chí ưu tiên
hàng đầu của kế hoạch này, đừng chỉ vì một khoản lỗ nhỏ mà sau này
trở thành khoản lỗ lớn. Nói như vậy không có nghĩa là sau khi cắt lỗ
nhà đầu tư phải từ bỏ cổ phiếu đó. Mà ngược lại, nếu cổ phiếu này có
tất cả những đặc điểm của một cổ phiếu tiềm năng, hãy tìm kiếm điểm
mở lại vị thế. Lần giao dịch đầu tiên thất bại và đôi khi phải mất hai đến
ba giao dịch mới bắt được sóng tăng trưởng mạnh. Lưu ý trong giao
dịch tài chính không có gì là chắc chắc cả, nếu bạn cứ nhất quyết giao
dịch thành công ngay một lần duy nhất thì điều đó là sai lầm. Đó là sự
khác biệt giữa nhà giao dịch chuyên nghiệp và các nhà giao dịch nghiệp
dư.
Các nhà giao dịch nghiệp dư thường sợ hãi sau một hoặc hai lần giao
dịch thất bại, nhưng nhà giao dịch chuyên nghiệp lại tỏ ra thản nhiên và
nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Họ đánh giá mỗi giao dịch dựa
trên thước đo rủi ro so với lợi nhuận: họ xem mỗi giao dịch như là một
cơ hội mới.
• Bán khi có lãi. Khi một cổ phiếu bạn đang nắm giữ có lợi nhuận khá
lớn, thường lớn hơn nhiều lần so với mức cắt lỗ ban đầu. Bạn không
nên để khoản lãi này bỗng nhiên trở thành khoản lỗ, bằng cách nâng
lệch dừng lỗ ban đầu. Ví dụ mức dừng lỗ ban đầu của bạn là 5%, nếu
cổ phiếu đạt mức lãi 10% thì đừng bao giờ biến nó chở thành khoản lỗ.
Bạn hãy nâng mức cắt lỗ từ 5% nên điểm hòa vốn ngay lập tức. Đa
phần nhà đầu tư không đồng ý với quan điểm này, vì họ không muốn
cổ phiếu đã từng có lãi của mình bỗng nhiên mất hết. Nhưng sẽ còn tiếc
nuối hơn nếu như toàn bộ lợi nhuận trở thành thua lỗ.
Khi bạn mua cổ phiếu thường có hai cách cơ bản để bạn bán và chốt lợi
nhuận. Cách thứ nhất là bán khi cổ phiếu đang tăng mạnh, sau khi đã
đạt được mục tiêu kỳ vọng. Cách thứ hai là bán cổ phiếu khi đang suy
yếu, vì khi cổ phiếu đảo chiều sẽ giảm đến mức nào đó sẽ là lời cành
báo để bán ra.
Bán khi cổ phiếu đang tăng mạnh là kỹ năng mà các nhà giao dịch
chuyên nghiệp mất rất nhiều thời gian mới đạt được. Điều quan trọng
là phải phát hiện được cổ phiếu đang tăng giá quá nhanh trong chu kỳ
cuối trước khi kiệt sức.
Vai trò quan trọng của kế hoạch ứng phó khẩn cấp là cho phép bạn đưa ra
những quyết định hợp lý trong bối cảnh gặp phải áp lực giao dịch. Kế hoạch ứng

28
phó khân cấp mang cho bạn tâm lý vững chắc, không phải suy nghĩ nhiều với
những tình huống bất ngờ. Một chiến lược giao dịch tốt nên có kế hoạch phản ứng
với tình hình xấu nhất có thể sảy ra. Nếu không chuẩn bị tốt, bạn sẽ có những quyết
định sai lầm tại những thời điểm cần phải xử lý nhanh và chính xác.
Kế hoạch ứng phó khẩn cấp là một quá trình liên tục. Một khi bạn có kinh
nghiệm ứng phó với những vấn đề mới, bạn sẽ hình thành nên phương pháp xử lý
cho những tình huống khẩn cấp tương tự. Và sau đó trở thành một phần của kế
hoạch. Bạn không bao giờ có được tất cả câu trả lời cho mọi câu hỏi, nhưng bạn có
thể quyết định tham gia trở lại xu hướng chính sau khi những tình huống khẩn cấp
qua đi.
3. Thực tế kế hoạch diễn ra như thế nào?
Kế hoạch không nên bị giới hạn trong từng chiến lược cụ thể. Bất kể bạn là
nhà đầu tư giá trị, một nhà đầu tư theo đà tăng trưởng, hay một nhà đầu tư trong
ngày, bạn cần có một kế hoạch tấn công và một kế hoạch phòng thủ. Tấn công là
mua cổ phiếu khi nào, mua với vị thế là bao nhiêu. Phòng thủ là cắt lỗ ở mức giá
nào, khi nào bán để chốt lợi nhuận.
Thị trường cổ phiếu rất đa dạng nên những yếu tố bất ngờ thường xảy ra mà
không ai lường trước được. Nếu bạn không có một kế hoạch thì khi gặp những
trường hợp đó, bạn sẽ bị phân tâm và đưa ra những quyết định không sáng suốt.
Nên nhớ kế hoạch phải cụ thể, không được mơ hồ. Vì thị trường vốn đã không cụ
thể, nếu kế hoạch cũng như vậy thì mọi thứ sẽ thất bại.

II. Muốn Có Lợi Nhuận, Đầu Tiên Phải Nghĩ Đến Rủi Ro

Không ai có thể triệt tiêu được toàn bộ rủi ro, nhưng chúng ta lại hoàn toàn có
thể giảm thiểu và kiểm soát chúng. Trong giao dịch, biết được số tiền bị mất khi
bạn sai, còn quan trọng hơn biết được mức lãi khi bạn đúng. Vì nếu không có
lợi nhuận bạn vẫn có thể đầu tư, nhưng nếu không có vốn thì bạn chẳng thể làm
được gì. Còn nếu bạn kiêu ngạo và không quan tâm đến rủi ro của mình, bạn sẽ
không bao giờ trở nên thành công được. Tuy nhiên đa phần người ta chỉ quan tâm
đến lợi nhuận chứ không quan tâm đến rủi ro, mà thực chất quản trị được rủi ro
mới là yếu tố chính quyết định thắng lợi.

1. Khi nào nên cắt lỗ

29
Khi nhà đầu tư tìm thấy một cổ phiếu yêu thích, họ đều nghĩ đến việc mua
vào và mua bao nhiêu để có được lợi nhuận lớn từ giao dịch này. Tất cả chỉ ngửi
thấy mùi lợi nhuận, cho dù ai cũng biết quản trị rủi ro mới là tiêu chí quan trọng
nhất, nhưng mỗi khi ngồi lên bàn giao dịch mọi người đều quên mất điều này. Họ
yêu thích cổ phiếu này bao nhiêu, họ càng mong muốn mua vào bấy nhiêu (đôi khi
còn hơn thế nữa). Lòng tham dẫn tới sự mù quán, mất kiên nhẫn và đánh mất
tính kỷ luật đầu tư nên đa phần nhà đầu tư nhảy vào mua khi kế hoạch chưa
cho phép. Họ sợ rằng đợi đến khi mọi tiêu chí giao dịch thỏa mãn thì cổ phiếu
đã tăng quá cao rồi. Nên mới quyết định mua trước để gia tăng lợi nhuận. Đó
là một quan niệm sai lầm từ nhiều khía cạnh. Để đạt được thành tích giao dịch
siêu hạng và sống sót trong thị trường con gấu (thị trường giá giảm), bạn phải kiểm
soát rủi ro thật tốt. Đây chính là điểm mở đầu cho việc xác định mức cắt lỗ.

Với mỗi lần mua cổ phiếu bạn phải xác định mức giá cắt lỗ nếu như mọi
thứ chống lại bạn. Khi tham gia vào thị trường cổ phiếu, ta không nên quá tập
trung vào vấn đề lợi nhuận, mà rủi ro mới là quan trọng nhất. Phương trâm “hãy
nghĩ đến rủi ro đầu tiên” là phương trâm mà không nhà đầu tư thành công nào
không sử dụng cả. Điều đó có nghĩa rủi ro là thứ luôn ẩn chứa trong giao dịch và
bản thân bạn luôn phải chuẩn bị cho tâm thế đối diện với nó. Nếu muốn đạt được
tỷ suất lợi nhuận lớn khi đầu tư cổ phiếu bạn phải xác định mức độ rủi ro phải gánh
chịu, từ đó tạo ra một mức giá cắt lỗ để bảo toàn vốn. Nếu không thị trường sẽ lấy
đi tất cả lợi nhuận bạn đã có hoặc cả vốn của bạn nữa.

Nhà đầu tư cần tự rèn luyện tính kỷ luật đến khi không cần phải suy nghĩ nên
làm gì mỗi khi thị trường chống lại mình. Để làm cách này chúng ta phải xây dựng
một kế hoạch ứng phó khẩn cấp cho những tình huống xấu nhất có thê xảy ra. Bằng
cách xác định mức giá đóng lệnh trước khi tham gia giao dịch. Đó là mức giá cắt
lỗ được xác định trước để kết thúc giao dịch mà không cần phải suy nghĩ. Cho dù
tín hiệu có tốt đến mấy, nhưng nếu như giá cổ phiếu chạm tới mức cắt lỗ, nhà đầu
tư cần bán tất cả ngay lập tức. Tuy nhiên bán xong không có nghĩa là chúng ta phớt
lờ cổ phiếu đó, mà nếu các tín hiệu vẫn còn tốt thì ta nên tìm thời điểm quay trở
lại. Vì rất có thể lần cắt lỗ vừa rồi chỉ là cảnh báo giả của thị trường, nhưng cho dù
là giả hay là thật thì chỉ cần chạm tới mức kết thúc nhà đầu tư cần bán ngay không
cần suy nghĩ, sau đó sẵn sàng quay trở lại tìm điểm mua kế tiếp.

Tuy nhiên đa phần nhà đầu tư không sử dụng lệnh dừng lỗ hoặc cố gắng không
sử dụng nó. Khi cổ phiếu họ vừa cắt lỗ, thì bỗng nhiên đảo chiều tăng trở lại, lúc
này họ cảm thấy việc sử dụng lệnh dừng lỗ thật là ngu ngốc. Nhưng nên nhớ giao
dịch cổ phiếu là một trò chơi xác suất, không ai biết chắc chắn điều gì có thể xảy
cả. Cho dù mọi tín hiệu đều tốt chứng tỏ cổ phiếu sẽ tăng giá, nhưng việc nó giảm
giá là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu giá chạm tới mức cắt lỗ, mà nhà đầu tư
30
vẫn hy vọng nó đảo chiều tăng trở lại và quyết tâm không bán. Thì chỉ cần cổ phiếu
giảm thêm vài phiên giao dịch nữa thôi họ sẽ mất hơn nửa số vốn (cho dù tín hiệu
có tốt đến mấy, nhưng cổ phiếu hoàn toàn có khả năng giảm). Chi bằng ta tạm thời
chấp nhận khoản lỗ nhỏ để bảo toàn vốn, nếu cổ phiếu vẫn sở hữu các tiêu chí tích
cực, thì việc quyết định tìm điểm mua trở lại vẫn chưa muộn.

Điểm khác nhau lớn nhất giữa cắt lỗ và không chịu cắt lỗ:

Cắt lỗ: Nếu cổ phiếu cẫn tiếp tục giảm thì chúng ta chỉ mất phần nhỏ vốn và
vẫn đủ khả năng giao dịch với nguồn lực như cũ.

Vd: cắt lỗ ở mức 5%, thì chỉ cần giao dịch sau có lãi 6% là quay trở lại điểm
hòa vốn.

Không cắt lỗ: Nếu cổ phiếu tiếp tục giảm thì chúng ta sẽ mất gần như một
nửa nguồn vốn (thường là hơn thế nữa), để quay trở lại điểm hòa vốn như ban đầu
là rất khó.

Vd: Lỗ ở mức 50% thì giao dịch sau phải lãi ít nhất 100% mới quay lại điểm
hòa vốn.

Qua 2 ví dụ trên bạn thấy việc kiếm lãi 5% so với 100% để trở lại điểm hòa
vốn thì cái nào dễ hơn. Đừng bao giờ nghĩ đến lợi nhuận trước mà hãy nghĩ đến rủi
ro đầu tiên, nếu không thị trường sẽ lấy hết tiền của bạn.

Sử dụng lệnh dừng lỗ là một tiêu trí quan trọng trong kế hoạch phòng thủ để
bảo vệ nguồn vốn, nhưng đa phần nhà đầu tư biết nhưng không sử dụng đến. Mỗi
khi thua lỗ chạm đến mức phải cắt, họ cố gắng phớt lờ và tự cho rằng khi nào quay
trở lại điểm hòa vốn mới thoát ra. Nhưng cố phiếu cứ giảm dần và khoản lỗ ngày
càng trở lên lớn hơn, đối với nhà giao dịch sẽ rất khó khăn để bán khi gặp một
khoản lỗ lớn.

Trước khi tham gia giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư cần phải đưa ra một mức
giá cắt lỗ nếu mọi thứ chống lại mình. Tuy nhiên đa phần họ không sử dụng mức
giá này, mà họ sử mức cắt lỗ theo cảm xúc. Đó là thời điểm mà bạn không thể chấp
nhận thêm bất cứ khoản lỗ nào nữa nên mới bán ra. Lệnh dừng lỗ theo cảm xúc
không phải là một phần trong kế hoạch phòng thủ. Mà nó chỉ đơn giản là nhà giao
dịch đã thua lỗ quá nhiều, không thể lỗ hơn được nữa nên mới cắn răng bán ra. Lúc
này niềm tin sẽ mất dần, mọi mơ mộng ngày trước dần như tan biến khi nguồn vốn
đã mất hơn phân nửa. Lý do họ không sử dụng “lệnh dừng lỗ theo kế hoạch” là
hy vọng cổ phiếu sẽ tăng trở lại và bán ra lúc này là điều ngu ngốc. Nhưng sẽ

31
ngu ngốc hơn khi cổ phiếu còn giảm nữa (vì không ai có thể chắc chắc cổ phiếu
sẽ tăng trở lại).

Mỗi khi nhà đầu tư gặp phải sai lầm, họ chẳng bao giờ thừa nhận cho dù điều
đó đã rõ như ban ngày. Các nhà giao dịch nghiệp dư trở thành nhà đầu tư ngắn hạn
khi họ đúng, và trở thành nhà đầu tư dài hạn khi họ sai. Một khi giao dịch chống
lại họ và trở thành khoản lỗ, tất cả đều biến thành nhà đầu tư dài hạn. Đó chính là
hành động của một nhà đầu tư thiếu tự chủ. Những người mà sẵn sàng chấp nhận
lãi nhỏ nhưng lại chậm cắt lỗ (do đó mới nhận phải những khoản lỗ lớn).

Không ai có thể biết chắc cổ phiếu sẽ giảm bao nhiêu, và có tăng trở lại hay
không. Một mức điều chỉnh 10% - 15%, có thể chỉ là khởi đầu cho đợt sụt giảm
mạnh 50% - 60%, thậm chí lớn hơn. Theo thời gian tỷ lệ giao dịch chiến thắng của
bạn trong mỗi giao dịch sẽ vào khoảng 50%. Nhiều người cho rằng tỷ lệ thành công
này là quá thấp, nhưng thực chất 50% là quá đủ để giúp bạn chiến thắng thị trường
(với điều kiện bạn phải kiểm soát tốt những khoản lỗ nhỏ).

2. Xác định mức dừng lỗ

Bạn chỉ nên sử dụng mức dừng lỗ tối đa là 10% so với giá mua ban đầu
(thường là thấp hơn thế). Đừng bao giờ nghĩ đến việc dừng lỗ 10% là quá ít, vì nếu
bạn tăng lệnh dừng lỗ lên thì sẽ rất khó để quay trở lại điểm hòa vốn. Hãy quan sát
những con số sau để hiểu rõ hơn:

Khi khoản lỗ là 5%, bạn cần lãi 5,26% để quay trở lại điểm hòa vốn.
Khi khoản lỗ là 10%, bạn cần lãi 11% để quay trở lại điểm hòa vốn.
Khi khoản lỗ là 40%, bạn cần lãi 67% để quay trở lại điểm hòa vốn.
Khi khoản lỗ là 50%, bạn cần lãi 100% để quay trở lại điểm hòa vốn.
Khi khoản lỗ là 90%, bạn cần lãi 900% để quay trở lại điểm hòa vốn.
Là một nhà đầu tư bạn nghĩ mình có thể dễ dàng kiếm được khoản lãi 67%,
100% hay 900% được không? Mặc dù mức lỗ tối đa tôi cho phép mình được vi
phạm nhưng thực chất là ít hơn rất nhiều.

Mức giá cắt lỗ không phải là con số tùy tiện, mà nó được tính toán cụ thể. Rủi
ro bạn ránh chịu phải được điều chỉnh dựa trên lợi nhuận bạn kiếm được. Theo
Mark Minervini “Lỗ là một hàm của lợi nhuận kỳ vọng”. Để xác định được mức
dừng lỗ, trước tiên bạn phải hiểu được chính khả năng giao dịch của mình.
Bằng cách ghi chép những mức giá mua, mức giá bán cho từng giao dịch cụ
thể. Rất nhanh sau đó bạn sẽ có được những thông tin như mức lãi trung bình,
mức lỗ trung bình cũng như tỷ lệ giao dịch chiến thắng và tỷ lệ giao dịch thua
32
lỗ. Đây là kỷ luật của các nhà giao dịch thành công, họ muốn nhìn thấy sự thật của
chính bản thân mình, từ đó phát hiện ra điểm yếu dần cải thiện tình hình.

Sau khi bạn đã ghi chép mức giá mua, mức giá bán của mỗi giao dịch. Bạn
thống kê những thông số sau:

Năm Quý Mức lãi Mức lỗ Tỷ lệ chiến Mức lãi Mức lỗ Số lần
TB TB thắng lớn nhất lớn nhất giao dịch

Mức độ rủi ro đặt cược không phải là con số tùy tiện. Rủi ro gánh chịu phải
được điều chỉnh dựa trên lợi nhuận bạn kiếm được. Lỗ là một hàm của lợi nhuận.
Nên nhớ tỷ lệ giao dịch chiến thắng theo thời gian sẽ về khoảng 50%, nếu bạn chấp
nhận “thua lỗ > lợi nhuận” thì chẳng bao lâu sẽ mất sạch vốn.

Với tỷ lệ chiến thắng 50% (nghĩa là số giao dịch lãi = số giao dịch lỗ), muốn
thắng thị trường bạn phải duy trì tỷ lệ lợi nhuận / rủi ro là 2:1. Với tỷ lệ này bạn có
thể bạn có thể cho phép bản thân lỗ 2 lần và chỉ cần lãi 1 lần nhưng vẫn quay trở
lại điểm hòa vốn. Tuy nhiên nếu tỷ lệ chiến thắng là 40%, để duy trì tỷ lệ 2:1 như
cũ khoản lỗ của của bạn chỉ được phép bằng 1/3 mức lãi trung bình.

Để xác định mức giá cắt lỗ, ta có công thức sau:

Tỷ Lệ Chiến Thắng * Mức Lãi Trung Bình


Mức Dừng Lỗ = ---------------------------------------------------------
2 * Tỷ Lệ Thua Lỗ

Lưu ý: Các thông số được lấy là thông số được thống kê theo năm gần nhất.

VD:

- Tỷ lệ chiến thắng 50%


- Mức lãi trung bình 10%
• Mức dừng lỗ = (50 * 10) / (2 * 50) = 5 %
- Tỷ lệ chiến thắng 40%
- Mức lãi trung bình 15%
• Mức dừng lỗ = (40 * 15) / (2 * 60) = 5%
33
Giựa vào công thức trên, nhà đầu tư có thể tự tìm ra cho mình mức giá cắt lỗ
hợp lý để duy trì tỷ lệ lợi nhuận / rủi ro 2:1. Với tỷ lệ này cho dù bạn có tỷ lệ chiến
thắng hay mức lãi trung bình là bao nhiêu đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn có lãi.
Tuy nhiên, mức cắt lỗ tối đa phải nằm trong phạm vi 10% trở xuống, không
được phép hơn.

Lý giải cho việc này như sau: Tôi chỉ mua cổ phiếu khi nó vừa phá vỡ khỏi
nền giá để bắt đầu cho đợt tăng giá kéo dài. Việc điều chỉnh đến hơn 10% thực sự
là quá lớn, rất có thể xu hướng tăng đã vi phạm. Nếu tôi để mức giá cắt lỗ trên 10%
là hết sức rủi ro, vì lúc này sẽ có 2 TH không tốt sảy ra như sau:

• TH1: Cổ phiếu cần thêm thời gian để thắt chặt lại nền giá, thường là
trên 15 ngày, để chuẩn bị cho xu hướng tăng trở lại. Trong khoảng thời
gian này bạn sẽ mất khá nhiều thời gian, và không ai chắc nó có tăng
trở lại nữa hay không.
• TH 2: Xu hướng tăng đã bị vi phạm và cổ phiếu không thể tăng trở lại.
Những cổ phiếu vừa thoát khỏi nền giá mà bổng nhiên quay đầu là rất
nguy hiểm. Đặc biệt là chỉ cần giảm 7% - 10% cũng đủ khiến cho các
chỉ báo kỹ thuật ở mức báo động rồi, chứ đừng nói là hơn 10%.

Còn một vấn đề nữa, nếu nhà đầu tư là một người mới tham gia thị trường
thì không có được các con số thống kê. Vậy cách duy nhất để đưa ra mức giá
cắt lỗ trong trường hợp này là 4%. Nếu mức giá cắt lỗ lớn hơn 4% sẽ khiến cho
họ mất rất nhiều tiền, bởi kinh nghiệm chưa có nên việc đầu tư đa phần là thua lỗ.
Còn nếu mức giá cắt lỗ thấp hơn 4%, thì chỉ cần một rung lặc hơi nhẹ, cũng đủ
khiến chúng ta thoát hàng. Giả sử khi vừa cắt lỗ, cổ phiếu bỗng nhiên tăng trở lại,
lúc này tiền chưa kịp về, nhà đầu tư sẽ không kịp soay sở tham gia vào vị thế cũ.
4% sẽ giúp chúng ta không bị lỗ quá nhiều, nhưng vẫn tránh được rung lắc thị
trường và đủ thời gian ứng phó với những cổ phiếu tăng trở lại.

Mức dừng lỗ đã có, nhưng trên thực tế khoản lỗ cho mỗi lần đầu tư của tôi
còn thấp hơn nhiều.

3. Xác định quy mô vị thế cho một giao dịch

Ngoài đưa ra mức dừng lỗ trước khi giao dịch thì việc xác định nên mua bao
nhiêu cổ phiếu cũng có ý nghĩa không kém. Quy tắc đầu tiên là không bao giờ được
phép đặt cược toàn bộ tài sản vào một cổ phiếu, vì điều này đồng nghĩa có quá
nhiều rủi ro. Nên nhớ, bạn không buộc phải kiếm tiền trong một giao dịch. Ngay
cả khi chỉ có 1% thua lỗ thì tai họa cũng rất lớn. Giả sử bạn mua một cổ phiếu nào
đó, theo nguyên tắc thì sau 3 ngày cổ phiếu mới về đến tài khoản. Nghĩa là phải

34
sau 3 phiên giao dịch bạn mới có thể bán cổ phiếu đó, nhưng trong khoản thời gian
này thị giá của nó giảm sàn liên tiếp. Đợi đến lúc bạn kịp cắt lỗ thì tài khoản của
bạn cũng đã mất ít nhất 20% rồi.

Ngược lại, nếu bạn muốn đạt được thành tích giao dịch siêu hạng, việc đa
dạng hóa quá mức cũng gây ra nhiều tác dụng tiêu cực. Đa dạng hóa là chiến lược
phân bổ nguồn vốn đầu tư vào nhiều mã chứng khoán khác nhau nhằm giới hạn rủi
ro. Chiến lược này dựa trên sự an toàn khi thực hiện bình quân nhóm và tạo ra một
tỷ suất sinh lời nhất định. Đa dạng hóa mang lại một lợi thế tâm lý cho từng công
cụ giao dịch riêng biệt vì biến động ngắn hạn của công cụ giao dịch này có thể bị
triệt tiêu bằng công cụ giao dịch khác.

Quy mô vị thế tối ưu được xác định dựa trên việc bạn sẵn sàng mất đi bao
nhiêu tiền trong tài khoản nếu như giao dịch này chống lại bạn. Mức độ thua lỗ
cho mỗi lần giao dịch không nên vượt quá 1.2% – 2.5% tổng tài sản. Trên thực
tế, mỗi lần đầu tư tôi thường giới hạn khoản lỗ tối đa của mình là 1.2%. Điều này
giúp tôi giảm thiểu được tổn thất trong những tình huống xấu nhất, như việc cổ
phiếu giảm sàn liên tiếp. Khi lựa chọn mức độ rủi ro đặt cược, bạn nên hoạt động
theo nguyên tắc nghĩ đến rủi ro đầu tiên. Nếu bạn tuân thủ theo các bước xác định
quy mô vị thế dưới đây, bạn sẽ không bao giờ đặt cược quá nhiều rủi ro cho một vị
thế. Sau đó tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro nhiều hay ít, bạn có thể di
chuyển từ 1.2% - 2.5% theo khả năng của mình.

Hướng dẫn xác định quy mô vị thế giao dịch:

• Mức độ rủi ro đặt cược cho mỗi lần giao dịch không nên vượt qua 1.2%
- 2.5% tổng tài sản
• Mức dừng lỗ tối đa là 10%
• Khoản lỗ trung bình không nên nhiều hơn 5% - 6% tổng tài sản
• Đừng bao giờ đặt cược 50% tài sản vào một vị thế
• Danh mục đầu tư không nên nhiều hơn 9-10 cổ phiếu
• Quy mô vị thế = Mức dừng lỗ / 1.2%

VD 1:

• Mức dừng lỗ 6%
 Quy mô vị thế = 6% / 1.2% = 5
• Mức dừng lỗ 3%
 Quy mô vị thế = 3% / 1.2% = 3

VD 2:

35
• Tổng tài sản 90 triệu
• Quy mô vị thế 3
• Mức dừng lỗ 3%
 Giải ngân 30 triệu cho một lượt giao dịch.

Giả sử phải bán ở mức dừng lỗ 3%

 Thiệt hại = 3% x 30 triệu = 0.9 triệu


 Tỷ lệ thiệt hại so với tổng tài sản = 0.9 / 90 = 1%

III. Quan Sát Những Cổ Phiếu Đang Ở Giai Đoạn 2 Tăng Giá

Trong đầu tư cổ phiếu, có nhiều người ưa thích những cổ phiếu giảm giá,
nhưng cũng có người thích những cổ phiếu đang tăng mạnh. Cả hai đều đúng dựa
trên phương pháp đầu tư của họ. Khi kiểm tra đồ thị giá và khối lượng của một cổ
phiếu, chúng ta có thể biết liệu giá cổ phiếu đang diễn ra bình thường hay đang
phát ra những tín hiệu cảnh báo. Phân tích giá và khối lượng có thể giúp nhà giao
dịch xác định liệu một cổ phiếu đang ở giai đoạn tích lũy hay phân phối (đang ở
vùng mua, hay vùng bán). Đồ thị có thể cảnh báo cho một nhà phân tích kỹ thuật
sắc sảo về những nguy hiểm lớn, và cũng chỉ ra khi nào xuất hiện những cơ hội
đầu cơ có khả năng thắng lợi cao.

Nguyên tắc quan trọng nhất của bất kỳ thị trường nào chính là quy luật cung
cầu. Khi bạn biết hành động giá nào là sai, tự khắc bạn sẽ biết hành động giá nào
là đúng nhằm lọc ra các cổ phiếu có tiềm năng tăng giá mạnh, và cải thiện khả năng
thành công. Khi bạn học được cách đọc đồ thị chính xác và xác định các đặc điểm
của những cổ phiếu siêu hạng, rủi ro và lợi nhuận cũng trở lên dễ dàng.

Giống như tất cả các cổ phiếu khác, những cổ phiếu siêu hạng phải trải qua 4
giai đoạn rõ ràng. Chu kỳ để một cổ phiếu hoàn tất cả 4 giai đoạn này thường là
vài năm hoặc thậm chí cả thập niên. Nhưng quan trọng nhất là bạn chỉ quan tâm
vào giai đoạn thứ 2, bởi đây là giai đoạn mà cổ phiếu tăng mạnh nhất. Cụ thể cổ
phiếu sẽ có 4 giai đoạn bao gồm như sau:

• Giai đoạn 1: Củng cố


• Giai đoạn 2: Tăng giá
• Giai đoạn 3: Đạt đỉnh
• Giai đoạn 4: Giảm giá

Tôi không dạy bạn cách nhận biết cả 4 giai đoạn này, mà chỉ tập chung vào
giai đoạn thứ 2, bởi đây mới là nơi ta kiếm được tiền. Để làm điều này, chúng ta

36
phải dựa gần như hoàn toàn vào các chỉ báo kỹ thuật, đặc biệt là chỉ báo trung bình
động MA. Đây là chỉ báo mà hầu như tất cả nhà đầu tư đều biết, nó biểu thị mức
giá trung bình trong một khoảng thời gian nào đó. Từ đó xem xét được xu hướng
tăng hay giảm của một cổ phiếu.

Dưới đây là 5 tiêu chí cần thiết được xem là cổ phiếu đang ở giai đoạn 2
tăng giá (được thực hiện bởi Mark Minervini):

• Giá cổ phiếu phải nằm trên đường trung bình động 50 ngày, đường
trung bình động 150 ngày và đường trung bình động 200 ngày. (MA
50; MA 150; MA 200).
• Đường trung bình động 50 ngày phải nằm trên đường trung bình động
150 ngày, và đường trung bình động 150 ngày phải nằm trên đường
trung bình động 200 ngày.
• Đường trung bình động 200 ngày phải dốc lên trên ít nhất là 1 tháng (lý
tưởng là 4 – 5 tháng)
• Giá cổ phiếu hiện tại phải ít nhất cao hơn 30% so với đáy thấp nhất 52
tuần (thậm chí nếu cao hơn 100%, 200% thì càng tốt)
• Giá cổ phiếu hiện tại ít nhất phải nằm trên trong 25% vùng đỉnh 52 tuần
(càng gần với đỉnh càng tốt)

Cổ phiếu ACB bước sang giai đoạn 2 tăng giá, tăng khoảng hơn 200% kể từ khi thoát
ra khoải giai đoạn 1 củng cố

37
Lưu ý, những tiêu chí trên là sự khẳng định gần như chắc chắn cổ phiếu đang
ở giai đoạn tăng giá. Nên khi những tiêu trí trên được thỏa mãn thì đa phần cổ phiếu
cũng đã bước sang giai đoạn 2 được một thời gian rồi. Như vậy, trong khoảng thời
gian đó bạn nên xem xét sự gia tăng đáng kể về khối lượng, vì đó là tín hiệu cho
thấy những tay lớn đang nhúng tay vào. Quan sát những cổ phiếu đang ở xu hướng
tăng, giúp tôi thu hẹp và tập trung vào những ứng viên tiềm năng. Điều này giúp
bạn xác định được những cổ phiếu có khả năng mang lại tỷ suất cao. Nên nhớ việc
này mới chỉ giúp bạn theo dõi cổ phiếu, chứ chưa cho phép bạn mua vào.

IV. Nên Mua Cổ Phiếu Khi Nào?

1. Mẫu hình thu hẹp sự biến động (VCP – Volatility Contracton


Pattern)

Sau khi xác định những cổ phiếu đang ở giai đoạn 2 tăng giá, đó mới là bước
đầu tiên cho chiến dịch tấn công. Bước tiếp theo là tìm điểm mua bằng cách quan
sát những giai đoạn tắc nghẽn hoặc củng cố đợt tăng giá trước – đây được gọi là
mẫu hình VCP. Mark Minervini cho rằng mẫu hình VCP là sự thu hẹp biến động
ở một số khu vực nhất định trong nền giá, mà ở đó khối lượng giảm đi đáng kể.
Xác định đúng mẫu hình VCP là chìa khóa để mua cổ phiếu ở mức giá tốt với thời
gian hợp lý.

Trên thị trường cổ phiếu Việt Nam, theo như tôi quan sát thì mỗi cổ phiếu
tăng trưởng thường có khoảng 2, 3 hoặc 4 mẫu hình thu hẹp giá. Quá trình thu hẹp
luôn đi theo sự sụt giảm đáng kể của khối lượng, một tín hiệu cho thấy nền được
giá hoàn tất. Cụ thể ban đầu cổ phiếu giảm khoảng 30%, sau đó hồi phục trở lại rồi
tiếp tục giảm 15%, và cuối cùng giảm 6%. Đây được gọi là sự thu hẹp về giá, sự
thu hẹp này được diễn ra từ trái qua phải, và khối lượng nên ít nhất có thể trong
giai đoạn thắt chặt cuối cùng.

38
Cổ phiếu PNJ thực hiện thắt chặt nền giá, trước đợt tăng giá 170% tiếp theo

Theo nguyên tắc chung, mỗi lần thu hẹp liên tiếp thường thu hẹp khoảng 1
nửa so với lần trước đó. Độ biến động lớn nhất từ đỉnh tới đáy ở lần đầu tiên, là lúc
mà nhà đầu tư đổ sô đi bán chốt lợi nhuận, nên mới có sự sụt giảm mạnh. Khi người
bán trở nên ít đi, sự điều chỉnh giá sẽ không quá lớn nên biến động sẽ ngày giảm
dần sang phía bên phải. Như vậy nền giá sẽ được thắt chặt.

Theo Mark Minervini: “Sự thắt chặt của giá từ đỉnh cao nhất đến đáy thấp
nhất và mức độ thay đổi giá ít đi từ ngày này sang ngày khác, từ tuần này sang
tuần khác chính là giai đoạn hoàn tất nền giá kiến tạo. Vùng thắt chặt nên đi
kèm với sự sụt giảm mạnh về khối lượng giao dịch”. Trong một số trường hợp,
khối lượng gần như bị cạn kiệt đến mức thấp nhất từ khi bắt đầu giai đoạn 2 tăng
giá. Đây là tín hiệu tích cực, nhất là khi đang ở giai đoạn thắt chặt giá cuối cùng.
Vì điều này chứng tỏ nguồn cung ngừng đổ vào thị trường, những người nắm dữ
cổ phiếu lúc này đa phần là những tay lớn, và dân chuyên nghiệp. Còn dân không
chuyên đã bị đợt điều chỉnh mạnh vừa rồi hất ra khỏi cuộc chơi, để chuẩn bị cho
giai đoạn tăng giá tiếp theo.

39
Cổ phiếu FPT thực hiện thắt chặt nền giá với dấu chân kỹ thuật 31W 13/5 3T. Nghĩa là
điều chỉnh 31 tuần, đợt điều chỉnh giảm đầu tiên 13%, đợt điều chỉnh giảm cuối
cùng 5%, với 3 lần thu hẹp.

Khi một cổ phiếu đang trên đà tăng mạnh, tài khoản nhà đầu tư nắm giữ cổ
phiếu cũng tăng một lượng đáng kể, nên họ bắt đầu mang đi chốt lời. Đó là lý do
mà khoảng thời gian này, giá cổ phiếu bị giảm đáng kể thường vào khoảng 30%,
đôi khi khối lượng bán cũng tăng theo. Cùng lúc đó, dân nghiệp dư nhảy vào cuộc
chơi và trở thành người mua dính bẫy. Họ là những người mua giá cao, nhưng đang
ở trong giai đoạn điều chỉnh mạnh nên bị lỗ hàng trục phần trăm. Lúc này tâm lý
bị rối loạn, cắt lỗ thì không giám nên chỉ mong muốn quay trở về mức giá ban đầu.
Sau một đợt tăng giá nhẹ, họ sướng run lên vì đã quay trở lại điểm hòa vốn, nên
bán ngay lập tức. Cùng thời điểm ấy, một số nhà giao dịch lướt sóng ngắn hạn bắt
đáy thành công, có một chút lãi ngắn hạn nên cũng chốt lời. Hai lực bán đó đã
khiến cho cổ phiếu điều chỉnh dần về phía bên phải nền giá. Lúc này các Tay Lớn
đã mua hết cổ phiếu của những ai bán ra. Khiến cho nguồn cung ngừng đổ vào thị
trường, và trở nên cạt kiệt làm cho giá cổ phiếu không biến động nhiều. Đó là lý
do mà trong giai đoạn thắt chặt nền giá, giá và khối lượng cổ phiếu thường bị thu
hẹp đáng kể.

40
Nếu cổ phiếu còn nằm trong tay những nhà đầu tư nhỏ lẻ, thì chỉ cần biến
động nhẹ mọi thứ sẽ trở nên không thể kiểm soát. Vì thế trước đợt tăng giá tiếp
theo, các Tay Lớn sẽ cố gắng hấp thụ khối lượng người bán để làm chủ hoàn toàn
thị trường. Bạn cũng có thể nhận ra dấu hiệu nguồn cung ngừng đổ vào thị
trường bằng sự sụt giảm mạnh về khối lượng giao dịch, và sự tĩnh lặng về giá
ở phía bên phải. Ngược lại, nếu giá và khối lượng không tỏ ra yên tĩnh ở khu
vực củng cố, thì giao dịch này sẽ trở nên rủi ro hơn.

Mẫu hình VCP cho thấy quy luật cung cầu đang hoạt động, khi cổ phiếu trải
qua quá trình thay đổi một cách có trật tự từ các nhà đầu tư yếu sang các nhà đầu
tư mạnh. Trong suốt quá trình hoạt động, nguồn cung ngày càng đổ ít vào thị trường
cho thấy phần lớn cổ phiếu đã bị các Tay Lớn kiểm soát. Mẫu hình này biểu hiện
cho xu hướng tăng dài hạn và thường xuất hiện khoảng 2, 3 hoặc 4 lần trong giai
đoạn 2. Cổ phiếu sắp chuyển sang giai đoạn tăng tốc gần như phải gặp các đặc
điểm của mẫu hình VCP. Đây là điều bạn nên nhìn trước khi mua ở phía bên phải
nền giá.

Sau khi xác định được những cổ phiếu đang trong giai đoạn thắt chặt nền giá,
thì việc tiếp theo cần làm là xác định mua ở đâu. Theo Mark Minervini điểm mua
tối ưu cho một cổ phiếu được gọi là điểm Pivot.

❖ Mua cổ phiếu dựa trên điểm Pivot

Điểm mua Pivot xảy ra khi cổ phiếu tạo nên điểm phá vỡ để thiết lập đỉnh cao
mới, hoặc nằm dưới đỉnh cao nhất của cổ phiếu. Cụ thể, sau khi nền giá được hoàn
thiện, điểm Pivot được coi như xác định thời điểm mua chính xác. Khi điểm Pivot
trùng với đường kháng cự, cổ phiếu có thể đi xuyên qua ngưỡng kháng cự rất
nhanh. Khi cổ phiếu vượt qua đường này, cơ hội tăng giá cho một cổ phiếu thường
là rất lớn. Nên nhớ trong giai đoạn thắt chặt nền giá cuối cùng, khối lượng cổ phiếu
thường là rất thấp, nên chỉ cần một lượng cầu nhỏ cũng đủ làm cho cổ phiếu tăng
mạnh.

Điểm Pivot tốt nhất nên đi kèm với khối lượng thấp, càng thấp càng tốt.
Điều đó càng chứng tỏ nhà đầu tư tổ chức đã hoàn toàn làm chủ thị trường,
để phục vụ cho đợt tăng giá mới. Sau đó, chỉ cần có một ngày mà cổ phiếu
tăng giá mạnh với khối lượng cao, thì điểm mua được kích hoạt. Nên nhớ trong
giai đoạn này Pivot, khối lượng giao dịch phải thấp, càng thấp càng an toàn vì chỉ
cần có một lượng cầu nhỏ cũng đủ khiến cho cổ phiếu tăng giá mạnh. Đó là lý do
tại sao nhà đầu tư nên nhìn thấy khối lượng giao dịch thu hẹp đáng kể tại phần thắt
chặt nhất của vùng củng cố.

41
Hình ảnh vừa rồi là ví vụ về cổ phiếu FPT với dấu chân kỹ thuật 31W 13/5
3T. Nghĩa là điều chỉnh 31 tuần, đợt điều chỉnh giảm đầu tiên 13%, đợt điều chỉnh
giảm cuối cùng 5%, với 3 lần thu hẹp. Trước khi xuất hiện điểm mua vài ngày,
chúng ta có thể thấy khối lượng giao dịch của cổ phiếu là rất thấp. Sau đó là một
phiên tăng giá mạnh với khối lượng lớn và gần như vượt qua đỉnh cao nhất trước
đó. Đó chính là lúc nhà đầu tư đặt lệnh mua cổ phiếu.

2. Mẫu hình 3-C (Cup Completion Cheat)

Mẫu hình 3-C (Cup Completion Cheat) hay còn gọi là mẫu hình chiếc cốc
gian lận. Tôi yêu thích mẫu hình 3-C này hơn mẫu hình VCP, vì mẫu hình VCP
mất rất nhiều lần thắt chặt giá cũng thời gian để hoàn thành chu kỳ. Còn với cheat
(1 phần của mẫu hình 3-C) giúp tôi tìm ra điểm mua sớm nhất cho bất kỳ cổ phiếu
nào. Cheat là chìa khóa giúp nhận ra khi nào cổ phiếu đã tạo đáy và khi nào bắt
đầu một xu hướng mới của giai đoạn 2. Giao dịch theo mẫu hình 3-C giúp bạn có
điểm pivot tốt để xác định thời điểm nào xu hướng tăng cổ phiếu sẽ diễn ra.

Cũng giống như điểm Pivot, một cheat đúng nghĩa nên có sự thu hẹp khối
lượng và thắt chặt giá. Tuy nhiên để đảm bảo mẫu hình 3-C đi đúng hướng, cổ
phiếu nên tăng giá ít nhất 25% - 100% hoặc hơn nữa trong 3 – 36 tháng giao dịch
trước khi xuất hiện mô hình chiếc cốc. Tiếp theo cổ phiếu nên giao dịch trên đường
trung bình động 200 ngày đang dốc lên. Mức độ điều chỉnh từ đỉnh tới đáy của
“tất cả các mẫu hình” không vượt quá 50%, nếu vượt quá rất có thể xu hướng
tăng đã bị bẻ gãy. Mẫu hình 3-C thường diễn ra từ 7 -25 tuần trước khi quay trở
lại xu hướng cũ.

42
Theo Mark Minervini thì có 4 bước để một cổ phiếu chuyển sang tăng giá
từ một tín hiệu giao dịch Cheat:

• Xu hướng giảm. Cổ phiếu bước vào giai đoạn điều chỉnh trung hạn sau
một thời gian tăng giá của giai đoạn 2. Thông thường đợt điều chỉnh
này đi kèm với khối lượng lớn.
• Xu hướng tăng. Giá sẽ cố hồi phục và phá vỡ xu hướng giảm. Cũng
giống như VCP đây chưa phải là lúc mua, vì đây chỉ là bước chắt lọc
nhà đầu tư. Giá sẽ bắt đầu tăng phía bên phải, thường tăng được 1/3
những gì đã mất. Tuy nhiên lượng cung vẫn còn lớn nên cổ phiếu
thường đi ngang trong ngắn hạn, chứ không tăng được nữa. Đôi khi còn
quay đầu giảm trở lại.
• Tạm dừng. Cổ phiếu sẽ tạm dừng vài ngày hoặc vài tuần và thiết lập
vùng ổn định (giai đoạn Cheat), với mức độ điều chỉnh dưới 10%. Đôi
khi sẽ có một giảm ngược lại và bật tăng trở lại. Trường hợp này sẽ rủ
bỏ tất cả những nhà đầu tư yếu bóng vía. Trong giai đoạn này cổ phiếu
nên đi kèm với khối lượng thấp giống như điểm Pivot.
• Phá vỡ. Khi cổ phiếu vượt lên trên vùng ổn định với khối lượng tăng,
bạn nên mua cổ phiếu lúc này vì có thể cổ phiếu đã tạo đáy thành công.

Cổ phiếu SSI xuất hiện mẫu hình 3-C và điều chỉnh trong 3 tuần. Sau đó quay trở lại giai
đoạn 2 tăng 60%

43
Cổ phiếu CTG xuất hiện mẫu hình 3-C và điều chỉnh trong 3 tuần. Sau đó quay trở lại giai
đoạn 2 tăng 65%

❖ Mẫu hình Cheat nằm ở đáy

Mẫu hình Cheat nằm ở đáy xuất hiện ở khu vực 1/3 cuối cùng của nền giá.
Việc mua ở khu vực 1/3 nền giá rủi ro hơn so với phần ở giữa, nhưng nếu bạn đúng
tiềm năng lợi nhuận sẽ lớn hơn rất nhiều. Trong giai đoạn này, cổ phiếu bị thắt chặt
giá ở dưới đáy, nên thường không cần thêm bất kỳ đợt điều chỉnh nào nữa. Cho
nên bạn chỉ được phép tham gia vào những cổ phiếu có mô hình Cheat nằm ở đáy
với khối lượng thấp. Vì nếu lượng cung quá lớn thì đó không phải là Cheat. Cuối
cùng là điểm phá vỡ khỏi Cheat, điểm này phải có sự thay đổi đáng kể về giá, và
khối lượng tăng càng nhiểu càng tốt.

Trong mô hình Cheat ở đáy tôi thường tham gia 1 phần nhỏ vị thế, sau
đó tôi chờ cổ phiếu tiếp tục tăng giá đến khi xuất hiện điểm Pivot khác hoặc
vượt qua đỉnh cũ mà không có biến động nào, tôi sẽ tham gia nốt vị thế còn lại

44
Cổ phiếu BMP xuất hiện mẫu hình Cheat ở đáy với khối lượng thấp. Tôi thường tham gia
1 phần nhỏ vị thế vào giai đoạn này, sau đó khi giá tăng lên và xuất hiện thêm các điểm
Vipot khác, tôi tham gia nốt vị thế còn lại.

Mẫu hỉnh Cheat xuất hiện ở đáy cổ phiếu GAS với khối lượng thấp. Sau đó là điểm phá
vỡ với khối lượng cao để kích hoạt lệnh mua, về sau cổ phiếu này 130% từ thời điểm này

45
3. Mẫu hình chiếc cốc tay cầm

Jiler là người đầu tiên giải thích rõ cho mẫu hình “tách có quai” và sau này
được biết đến với mẫu hình “chiếc cốc tay cầm”. Mẫu hình chiếc cốc tay cầm là
mẫu hình đáng tin cậy nhất và lặp lại nhiều nhất của các siêu cổ phiếu trước khi
tăng giá mạnh đột ngột. Jiler gọi mẫu hình tách có quai này là “mẫu hình hình trong
mơ”. Lưu ý, trên đồ thị kỹ thuật thì sự thu hẹp biến động là nguyên tắc quan trọng
nhất của nền giá trong tất cả các mẫu hình, bao gồm cà mẫu hình này.

Cổ phiếu BVH thực hiện mô hình chiếc cốc tay cầm, với điểm mua là nơi có sự thay đổi
mạnh về giá và khối lượng

46
Cổ phiếu GAS thực hiện mô hình chiếc cốc tay cầm, sau đó tăng 150% trong vòng 190
ngày giao dịch

V. Quan Sát Cổ Phiếu Sau Khi Mua

1. Chuỗi tăng giá liên tục

3 mẫu hình được liệt kê phía trên là 3 mẫu hình phổ biến thường gặp trong
quá trình đầu tư cổ phiếu. Thật ra điểm chung của 3 mẫu hình này vẫn là quy luật
cung, cầu và sự thắt chặt nền giá. Trong giao dịch, điều mà nhà đầu tư quan tâm
không phải là cổ phiếu đang thực hiện mẫu hình nào? Mà quan trọng là cổ phiếu
đang ở chu kỳ nào của đợt điều chỉnh, liệu có thể hồi phục được không? Muốn trả
lời được câu hỏi này thì nhà đầu tư phải hiểu được bản chất chung của 3 mẫu hình
trên. Hay nói cách khác 3 mẫu hình: VCP, 3-C, chiếc cốc tay cầm thực chất chỉ là
1 mẫu hình thắt chặt giá và khối lượng.

Sau khi mua thành công cổ phiếu dựa trên tính kỷ luật đầu tư, thì chúng ta
phải xem mọi thứ có đang diễn ra theo đúng kế hoạch hay không. Dưới đây là
những biểu hiện cho thấy cổ phiếu bạn vừa mua là quyết định sáng suốt:

• Chuỗi tăng giá liên tục sau khi xuất hiện điểm phá vỡ

47
• Số ngày tăng nhiều hơn số ngày giảm
• Sau mỗi đợt điều chỉnh tự nhiên, cổ phiếu ngay lập tức bật tăng trở lại
• Khối lượng cao ở những ngày tăng giá, khối lượng thấp ở những ngày
giảm giá
Trên đó mới chỉ là những đặc điểm cho thấy mọi thứ đang diễn ra theo đúng
kế hoạch. Còn muốn biết cổ phiếu có tăng giá kéo dài được hay không thì phải dựa
vào những tiêu trí khác.

Một cổ phiếu vừa “thoát khỏi nền giá đầu tiên” muốn tăng giá kéo dài phải
có 3 đặc điểm sau:
• Đà tăng trưởng. Cổ phiếu phải tăng giá 12 ngày trong 15 ngày giao dịch
• Khối lượng. Khối lượng tăng ít nhất 25% trong 15 ngày giao dịch
• Giá. Giá cổ phiếu phải tăng ít nhất 20% trong 15 ngày giao dịch

3 đặc điểm trên chỉ phù hợp khi cổ phiếu thoát khỏi nền giá đầu tiên, nếu xuất
hiện ở những nền giá khác thì không có ý nghĩa gì. Còn nếu suất hiện ở nền giá
cuối cùng thì đó là báo động khẩn cấp cho việc bán ra.

2. Nếu mọi thứ diễn ra không đúng kế hoạch

Như đã nói từ trước, thị trường tài chính không bao giờ chắc chắn đúng. Vì
đó là trò chơi của xác suất, mà người chơi cần đưa ra quyết định và xem đó là đúng
hay sai dựa trên số vốn bỏ ra. Cho nên về lâu dài thì bạn chỉ cần đúng một nửa,
nhưng cân bằng được lợi nhuận và rủi ro một cách hợp lý thì chúng ta là người
chiến thắng.

Ở những phần trên tôi có hướng dẫn cách giúp nhà đầu tư xác định mức độ
rủi ro lớn nhất phải gánh chịu. Nhưng vẫn còn một biện pháp khác giúp bạn nhận
biết trước sai lầm của mình khi mọi thứ đang diễn ra không đúng với kế hoạch, từ
đó giảm thiểu thêm mức độ rủi ro.

❖ Quan sát đường trung bình động 20 ngày

Khi một cổ phiếu xuất hiện điểm phá vỡ thoát ra khỏi nền giá và bắt đầu cho
xu hướng tăng, thì đồ thị nên nằm trên đường trung bình động 20 ngày. Nếu như
giá cổ phiếu đóng cửa dưới đường trung bình động 20 ngày thì đó là 1 cảnh báo
xấu. Bản thân của việc đóng cửa dưới 20 ngày không phải là xấu, vì xuyên suốt
giai đoạn 2 tăng giá cổ phiếu đã đóng cửa dưới đường này không biết bao nhiêu
lần. Nhưng khi vừa xuất hiện điểm phá vỡ mà gặp trường hợp này thì rất có thể cổ
phiếu sẽ sớm quay đầu trở lại.

48
Có hai nguyên nhân cơ bản khiến cho điều này sảy ra: thứ nhất, thời điểm bạn
mua vẫn còn sớm nên phải cần thêm một thời gian để cổ phiếu điều chỉnh lại; thứ
hai, xu hướng tăng đã bị tác động bởi một yếu tố nào đó. Cho dù là nguyên nhân
nào trong hai nguyên nhân trên thì sớm muộn bạn cũng phải lâm vào tình trạng cắt
lỗ. Chi bằng bán đi một nửa vị thế, sau đó nếu cổ phiếu chạm vào mức cắt lỗ tối đa
thì bạn sẽ bán hết phần còn lại, như vậy có thể giảm thiểu được rủi ro. Nhưng nếu
chỉ vi phạm có đường trung bình động 20 ngày thôi thì chưa thể khẳng định được
gì, mà ta cần quan sát thêm những tiêu trí khác.

❖ Có 3 đáy thấp hơn đi kèm khối lượng tăng mạnh

Một tín hiệu cảnh báo khác là cổ phiếu có 3 đáy thấp hơn ngay sau khi xuất
hiện điểm phá vỡ. Nguy hiểm hơn là trong 3 đáy thấp hơn đi kèm với khối lượng
giao dịch tăng mạnh. Điều đó cho thấy nền giá chưa được thắt chặt, do vẫn còn
một số nhà đầu tư nghiệp dư còn sót lại hoặc một số lý do khác. Tuy nhiên nếu vào
ngày thứ 3, người mua đổ vào khiến giá cũng như khối lượng tăng mạnh thì bạn
không phải lo nhiều. Nhưng nếu đến ngày thứ 3 mà không hề có bất kỳ sự hỗ trợ
giá nào, thì rất có thể xu hướng tăng đã bị thất bại.

Một đợt giảm giá nhẹ với nhiều đáy thấp hơn đi kèm khối lượng thấp thì
không đáng lo. Nhưng khi có 3 hoặc nhiều đáy thấp hơn, đi kèm với khối lượng
lớn lại là tín hiệu xấu cho rằng xu hướng tăng đã bị vi phạm. Bạn nên quan sát
xem trong khoảng thời gian này giá cổ phiếu có đóng cửa dưới đường trung bình
động 20 ngày hay không? Nếu có thì rất có thể đây là một giao dịch thất bại.

Như đã nói từ trước, điểm mua cổ phiếu chính là điểm phá vỡ ra khỏi nền giá
mà tại đó có sự thay gia tăng đáng kể về giá và khối lượng. Giả sử bạn mua một cổ
phiếu vừa thoát khỏi mẫu hình VCP với thanh khoản khá tốt. Nhưng vài ngày sau,
cổ phiếu bỗng nhiên quay đầu với khối lượng lớn hơn điểm phá vỡ, thì đó là điềm
xấu. Còn nguy hiểm hơn là những phiên giao dịch về sau không có bất kỳ hành
động hỗ trợ giá nào.

❖ Tổng hợp những vi phạm

Sự xuất hiện đồng thời nhiều tình huống vi phạm được minh họa như sau:
điểm phá vỡ với khối lượng thấp và không hình thành các phiên tăng điểm sau đó,
có 3 đáy thấp hơn liên tiếp và cổ phiếu bị bán tháo với khối lượng lớn khiến cho
giá đóng cửa dưới đường trung bình động 20 ngày, cho thấy kỳ vọng của tôi về khả
năng tăng giá không trở thành hiện thực. Nếu có quá nhiều vi phạm sảy ra tôi sẽ
bán ngay lập tức trước khi chạm vào mức cắt lỗ.

49
Mark Minervini đã chỉ ra những sai phạm cho thấy cổ phiếu bạn mua là
sai lầm (quan sát ngay sau khi xuất hiện điểm phá vỡ):

• Xuất hiện điểm phá vỡ ra khỏi nền giá với khối lượng thấp, nhưng sau
đó giảm ngược với khối lượng cao
• 3 hoặc nhiều đáy thấp liên tiếp mà không hề có hành động giá hỗ trợ
• Số ngày giảm nhiều hơn số ngày tăng
• Giá đóng cửa dưới đường trung bình động 20 ngày
• Xóa sạch toàn bộ khoản lãi trước đó

Phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của những vi phạm này, mà tôi sẽ quyết
định giảm tỷ trọng ra sao. Nhưng chỉ cần giảm vào mức dừng lỗ, tôi sẽ bán ngay
toàn bộ mà không cần suy nghĩ.

3. Nâng lệnh dừng lỗ

Khi một cổ phiếu tăng giá mạnh và tạo ra một khoản lãi lớn so với giá mua,
bạn nên thiết lập trạng thái bảo vệ lợi nhuận. Điều đó có nghĩa “đừng bao giờ để
một khoản lãi lớn trở thành khoản lỗ”. Giả sử bạn mua cổ phiếu, sau đó bạn có lãi
gấp vài lần so với lệnh dừng lỗ ban đầu, thì tốt nhất bạn nên nâng lệnh dừng lỗ lên
điểm hòa vốn. Làm như thế sẽ giúp bạn bảo toàn được nguồn vốn ban đầu. Thông
thường tôi thường nâng lệnh dừng lỗ nên bằng điểm hòa vốn khi tôi có một khoản
lãi gấp 2 lần mức dừng lỗ ban đầu. Trong một số trường hợp có thể nâng lệnh dừng
lỗ nên bằng với mức lãi trung bình khi khoản lãi của tôi bằng 2 lần mức lãi trung
bình ban đầu.

Về cơ bản sẽ có 3 lệnh dừng lỗ:

• Lệnh dừng lỗ ban đầu (được xác định trước khi giao dịch)
• Lệnh dừng lỗ thứ 2 = Điểm hòa vốn (được sử dụng khi khoản lãi >=2
lần lệnh dừng lỗ ban đầu)
• Lệnh dừng lỗ thứ 3 = Mức lãi TB (được sử dụng khi khoản lãi >= 2 lần
Mức lãi TB)

VD: Mua cổ phiếu với giá 10.000 VND, với Mức Lãi TB 6% và lệnh dừng lỗ
ban đầu là 3%

 Lệnh dừng lỗ 3%, vậy lệnh dừng lỗ ban đầu = 9.700 VND
 Giả sử bạn có lãi 6%, vậy lệnh dừng lỗ thứ 2 = 10.000 VND
 Giả sử bạn có lãi 12%, vậy lệnh dừng lỗ thứ 3 = 10.600 VND

50
Bạn sẽ không vui khi chứng kiến một khoản lãi quay trở lại điểm hòa vốn,
nhưng sẽ tồi tệ hơn nếu nó biến thành khoản lỗ. Nên nhớ mục tiêu quan trọng nhất
của đầu tư cổ phiếu là bảo toàn vốn, “phòng thủ trước, tấn công sau”. Bạn phải vừa
cho cổ phiếu đủ không gian hoạt động, nhưng cũng phải vừa kiểm soát chúng bằng
cách nâng lệnh dừng lỗ. Có như thế bạn mới tránh được những sóng gió bất thường
của thị trường tài chính.

VI. Xác định thời điểm bán cổ phiếu, chốt lợi nhuận
Trong giao dịch, hầu hết chúng ta đều cố gắng tìm tòi học hỏi trên sách vở,
báo trí, công ty chứng khoán hay nghe lời của một ai đó, để tìm ra câu trả lời: “khi
nào nên mua cổ phiếu?” Mọi người chỉ quan tâm đến việc mua vào, vì họ thấy cổ
phiếu tăng giá có lợi nhuận trước mắt nên nghĩ mình đã thành công. Nhưng thực
chất khi bạn chưa bán, thì điều đó không thể khẳng định được gì (không đúng trong
thua lỗ). Thật ra khi bạn đang thua lỗ hay đang có lợi nhuận thì bạn đều bị phân
tâm bởi một thứ gọi là “cảm xúc”. Lúc lỗ không giám bán ra vì sợ mất tiền, lúc lãi
không giám chốt lời vì sợ cổ phiếu còn tăng nữa. Đó là tâm lý chung của con người,
ai ai cũng vậy. Cho nên việc bạn cần làm là phải xây dựng được một kế hoạch hoàn
hảo bằng những tiêu trí chuẩn xác. Để phục vụ cho việc bán, chốt lợi nhuận sau
này.

1. Bán khi cổ phiếu đang tăng mạnh

❖ Đếm nền giá

Mỗi người đều có một phương pháp đầu tư riêng, cho nên cùng một lúc có
“người bán ra, người mua vào”, cả hai đều không sai dựa trên phương pháp của họ.
Nhưng phương pháp mà tôi đang giới thiệu, muốn áp dụng nó thì bạn phải nhìn
một cách tổng thể để xác định từng tiêu trí cần thiết. Khi bán cổ phiếu bạn phải
có một góc nhìn toàn cảnh, nghĩa là bắt đầu từ một bức tranh lớn (quan sát xu
hướng dài hạn). Từ đó bạn có thể hiểu được các hành động giá của thị trường,
nếu không bạn sẽ trở nên sợ hãi mỗi khi mọi thứ chống lại mình.

Sau khi nhìn nhận một cách tổng thế, điều chúng ta cần làm là “đếm nền giá”.
Đây là cách xác định xem cổ phiếu đang nằm ở đâu của chu kỳ sống, từ đó đưa ra
các quyết định hợp lý. Phương pháp này sẽ giúp bạn xem thời điểm hiện tại đang
ở giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối của xu hướng tăng. Nếu là giai đoạn đầu thì bạn
vẫn giữ nguyên không bán, còn nếu ở giai đoạn cuối thì phải bán ngay lập tức. Đây
là nghiệm vụ hết sức quan trọng vì nó giúp bạn có được quyết định về khả năng
tiếp diễn của xu hướng tăng có còn tồn tại nữa hay không?

51
Khi cổ phiếu đang ở giai đoạn đầu xu hướng tăng giá, bạn nên cho nó thêm
thời gian để tăng giá mạnh hơn. Còn nếu như cổ phiếu đang ở giai đoạn cuối của
xu hướng tăng, thì bạn phải thật cẩn thận vì đó là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư lớn
đang bắt đầu thoát hàng. Các cổ phiếu ở chu kỳ cuối của xu hướng tăng thường
có những cách sử lý khác so với chu kỳ đầu. Đơn giản là lúc này nhà đầu tư tổ
chức đang chốt lời một cách chậm rãi, và đăng tin tốt lên các trang báo để kích
thích nhà đầu tư không chuyên vào mua. Cho nên lượng cầu lúc này tăng mạnh,
và lượng cung cũng ít đi do một số người nắm giữ cổ phiếu này nghĩ còn tăng
nữa nên không bán. Do đó, ở chu kỳ cuối của giai đoạn 2 thường tăng rất mạnh,
và việc bạn cần làm là thật cẩn thận thay vì hạnh phúc trên khoản lợi nhuận
của mình.

Còn một lý do nữa giải thích cho giá cổ phiếu tăng vọt ở giai đoạn cuối, là lúc
này xu hướng tăng đã quá rõ ràng nên mọi người đổ xô vào mua, khiến cho lượng
cầu tăng mạnh. Khi ấy, nhà đầu tư tổ chức sẽ càng dễ dàng thoát hàng thành công,
dẫn đến việc cổ phiếu sẽ nằm trong tay lượng lớn những nhà đầu tư không chuyên,
thay vì lượng ít nhà đầu tư chuyên nghiệp như trước. Chỉ cần một biến động nhỏ
cũng đủ khiến cho họ sợ hãi, hoặc tâm lý chốt lời trong chốc lát sẽ cùng lúc bán ra.
Khiến cho giá giảm mạnh và không có bất kỳ hành động hỗ trợ giá nào (vì không
còn nhà đầu tư tổ chức), => giai đoạn 2 kết thúc. Cho nên việc bạn cần làm là phải
bán cổ phiếu ngay ở những nền giá cuối cùng, trước khi tầm kiểm soát rơi vào tay
số đông.

Sau một thời gian tăng mạnh, cổ phiếu thực hiện điều chỉnh giảm giá tạm
thời và hình thành điểm mua thì đó chính là nền giá. Tại thị trường chứng khoán
Việt Nam (theo như tôi quan sát) thì xuyên suốt giai đoạn 2 tăng giá của cổ phiếu,
thường chỉ có khoảng 3-4 nền giá. Như vậy, nền giá thứ 3 và thứ 4 là những nền
giá đang ở cuối chu kỳ, tốt nhất bạn đừng nên mua cổ phiếu ở giai đoạn này. Mà
nên mua cổ phiếu ở nền giá thứ nhất hoặc thứ 2, để đảm bảo cho chuỗi tăng giá dài
hạn.

52
❖ Mẫu hình đỉnh cao trào
Nhiều cổ phiếu dẫn dắt sẽ tạo đỉnh cao trào sau khi có cú bứt tốc gọi là hiện
tường thổi bùng lên. Lý do đằng sau của những đợt tăng giá mạnh này là các “tay
lớn” cần người mua hấp thụ các lô bán lớn của họ. Do đó nhà đầu tư tổ chức thường
bán ra vào lúc cổ phiếu tăng mạnh vì có quá nhiều người mua sẵn sàng. Như đã
giải thích ở trên, khi cổ phiếu tăng giá đến giai đoạn cuối cùng của xu hướng tăng,
nhà đầu tư nhỏ lẻ thường xâu đầu vào mua. Vì lúc này xu hướng tăng đã quá rõ
ràng, ai ai cũng có lãi, báo trí, tivi hay mô giới đưa các tin tốt lạc quan khiến cho
lượng cầu tăng mạnh. Đây là lúc cổ phiếu được chuyển giao từ nhà đầu tư tổ chức
sang nhà đầu tư cá nhân. Một khi tầm kiểm soát nằm vào tay số đông, thì chỉ cần
một biến động nhỏ cũng đủ khiến cho cổ phiếu sụp đổ hoàn toàn.
Điển hình nhất là khi chỉ số Vn-Index liên tiếp tăng điểm từ cuối năm 2017 –
đầu năm 2018. Lúc này cả thị trường toàn thấy tin tốt, lạc quan, ai ai cũng thấy đầu
tư cổ phiếu thật dễ dàng. Khi lên các trang diễn đàn chứng khoán toàn thấy mọi
người khoe lãi, khuyến nghị đầu tư. Lượng người giao dịch quá đông khiến công
ty chứng khoán thu được nhiều phí giao dịch và nhiều bản hợp đồng ký quỹ mà
kiếm bội tiền. Nhưng khi thị trường đạt đỉnh khoảng 1.200 điểm, mọi thứ bắt đầu
rơi vào tình trạng tụt dốc. Và những bài báo, lời khuyến nghị cũng từ đó mà biến
mất. Tất cả đều phạm phải sai lầm là quá hạnh phúc trên khoản lợi nhuận của mình,
mà không nhìn nhận thị trường một cách tổng thể.
Trong trường hợp cổ phiếu đang ở sau nền giá thứ 2, thứ 3 và thứ 4 thì nhà
đầu tư cần xem tốc độ tăng và độ dốc của cổ phiếu. Nếu tăng quá mạnh và
53
thường xuyên tạo ra các khoản trống lớn nhất từ trước đến nay thì tốt nhất
chúng ta nên bán ra. Vì đây là lúc cổ phiếu được chuyển giao từ tay lớn sang các
nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tăng quá mạnh là khi cổ phiếu tăng khoảng 25%-50% trong 20
ngày giao dịch, đôi khi còn tăng nhiều hơn. Càng tăng mạnh ở những nền giá cuối
thì càng chứng minh rõ đây là giai đoạn kết thúc của xu hướng tăng.
Tuy nhiên đây cũng là lúc mà tâm lý nhà đầu tư trở lên khó sử nhất. Vì lúc
này giá cổ phiếu tăng mạnh, các khoản lãi của họ cũng tăng lên gấp nhiều lần, nên
việc bán ra là không hề dễ dàng. Nhưng nên nhớ trên thị trường cổ phiếu, việc tốt
nhất có thể làm là luôn luôn tỉnh táo chứ không phải thích thú trên khoản lợi nhuận
của mình. Nếu bây giờ do dự thì rất có thể nhà đầu tư sẽ đánh mất cơ hội để bán
khi thị trường quay đầu.
❖ Bán khi cổ phiếu tăng mạnh
Giả sử cổ phiếu bạn đang nắm dữ đang ở những nền giá cuối cùng, thì việc
tiếp theo cần làm là đếm số ngày tăng giá so với số ngày giảm giá. Điều này rất
quan trọng vì trong giai đoạn tăng giá nhanh, cảm xúc của bạn dễ trở nên biến
động. Ví dụ đợt tăng giá cuối cùng chính là hiện tượng thổi bùng lên, khi cổ phiếu
tăng giá rất nhanh và dường như không có cơ hội giảm giá. Điều đó có nghĩa là
bạn đang kiếm được rất nhiều tiền, nên việc bán ra là không hề dễ dàng. Nhưng
cho dù thế nào, thì chỉ cần cổ phiếu vi phạm các nguyên tắc bán, chúng ta vẫn phải
bán cho dù bán xong vẫn còn tăng.
Khi đếm số ngày tăng so với số ngày giảm, bạn sẽ xác định xem liệu ở đâu có
số ngày tăng áp đảo số ngày giảm. Quan sát có 70% ngày tăng giá, hoặc số ngày
tăng nhiều hơn số ngày giảm trong giai đoạn 15 ngày giao dịch, thì hãy thật
cẩn thận. Khi một cổ phiếu tăng giá kéo dài, hãy tìm kiếm 6 ngày tăng giá trong
10 ngày giao dịch. Tại thời điểm này, chắc chắn cổ phiếu sẽ nằm cao hơn đáng kể
so nền giá. Bây giờ bạn nên nhìn thấy những ngày tăng giá mạnh nhất hoặc chênh
lệnh đỉnh đáy theo ngày lớn nhất kể từ khi bắt đầu xu hướng tăng. Cú bứt tốc cuối
cùng trong đà tăng trưởng thường là tín hiệu cho thấy giá đã chạy nhanh quá mức,
nên sự tồn tại sẽ không được lâu dài. Bạn cũng lên theo dõi các khoảng trống kiệt
sức, vì đây cũng là một tín hiệu cho thấy sắp có cú sụp đổ.
Theo Mark Minervini thì đây là lúc tốt nhất để bán cổ phiếu khi vẫn còn
tăng mạnh:
• Đỉnh cao mới sau nền giá thứ hai hoặc thứ ba.
• Giá chạy nhanh theo hiện tượng thổi bùng lên (tăng khoảng 25%-50%
trong 20 ngày giao dịch, đôi khi còn tăng nhiều hơn) để thiết lập đỉnh
cao trào.

54
• Đối với các cổ phiếu tăng giá kéo dài, có 70% ngày tăng giá, hoặc số
ngày tăng nhiều hơn số ngày giảm trong giai đoạn 15 ngày giao dịch.
• Một khi cổ phiếu tăng giá kéo dài sẽ có khoảng 6-10 ngày tăng giá
nhanh trong khi chỉ có 2-3 ngày giảm giá.
Ngoài ra:
• Quan sát ngày tăng mạnh nhất trong giai đoạn tăng giá nhanh kể từ
khi bắt đầu xu hướng tăng.
• Quan sát chênh lệch đỉnh đáy.
• Quan sát các khoảng trống kiệt sức.

Cổ phiếu CTG đầu năm 2018: Sau khi tăng giá kéo dài hơn 400 ngày đã xuất hiện đỉnh cao
trào tăng 45% trong 9 ngày giao dịch, trong đó có 9 ngày tăng so với 15 ngày giao dịch và
liên tiếp tạo ra các khoảng trống kiệt sức.

55
Cổ phiếu HPG đầu năm 2018: Sau khi tăng giá kéo dài đã xuất hiện mẫu hình cao trào
tăng 33% trong 20 ngày giao dịch, bên cạnh đó còn có 12 ngày tăng giá trong 15 ngày giao
dịch

Một cổ phiếu được xác nhận đã vào giai đoạn cuối của phương pháp đếm nền
giá khi có 10 ngày tăng giá trong 11 ngày giao dịch. Khi bạn tìm kiếm tín hiệu bán,
ngoài việc đặt biết chú ý đến ngày tăng giá mạnh nhất, bạn cũng nên chú ý đến
ngày có khối lượng giao dịch lớn nhất. Hành động giá vào những ngày này như thế
nào? Liệu khối lượng lớn có xuất hiện vào những ngày giảm giá? Nếu như vậy bạn
nên nghĩ đến việc nhà đầu tư tổ chức đang tất toán vị thế của họ. Tại thời điểm này
nếu bạn chưa bán, thì bạn nên tróng bán đi trước khi quá muộn. Nên nhớ, việc
thanh lý vị thế của các tổ chức lớn chỉ diễn ra trong những ngày tăng giá mạnh. Họ
thường bán cổ phiếu khi mọi thứ vẫn còn tốt đẹp vì lúc này lượng cầu rất nhiều.
Nhưng lượng cung lớn sớm muộn cũng áp đảo lượng cầu nhỏ lẻ của các nhà đầu
tư cá nhân, và khi đó giá cổ phiếu sẽ giảm rất nhanh. Nếu bạn chờ cho đến khi nhìn
thấy hành động giá tiêu cực mới đưa ra quyết định, thì mọi chuyện có thể đã quá
muộn.

Khi cổ phiếu tăng giá kéo dài và phần lớn các ngày gần nhất là tăng giá, bạn sẽ
cảm thấy tự mãn. Đây là lúc bạn nên giữ cảm xúc được tĩnh lặng và bắt đầu
chuẩn bị cho những tiêu trí bán có thể xuất hiện 1 hoặc vài ngày:

• Giá đảo chiều với khối lượng lớn


56
• Khối lượng tăng mạnh, nhưng giá tăng không đáng kể
• Giá giảm với khối lượng lớn nhất từ khi khởi đầu xu hướng tăng

2. Bán khi cổ phiếu suy yếu

Với những cổ phiếu thỏa mãn tiêu trí bán khi đang tăng mạnh tôi thường bán
một nửa vị thế, còn phần còn lại tôi sẽ bán khi chúng trở lên suy yếu. Bây giờ chúng
ta hãy nhớ lại những kiến thức trước về việc bán cổ phiếu để bảo toàn vốn bằng
cách đưa ra lệnh dừng lỗ. Giả sử lệnh dừng lỗ ban đầu của tôi là -5%, sau khi tôi
lãi gấp 2 lần lệnh dừng lỗ ban đầu thì lệnh dừng lỗ mới được nâng nên tại điểm hòa
vốn là 0%. Tiếp theo tôi lãi gấp 2 lần mức lãi trung bình 10%, thì mức dừng lỗ tiếp
tục được nâng lên là 10%. Và cuối cùng lệnh dừng lỗ của tôi sẽ dựa vào đường
trung bình động 50 ngày. Vì xuyên suốt quá trình nâng lệnh dừng lỗ, giá cổ phiếu
tăng dẫn đến đường trung bình động 50 ngày cũng tăng theo, và thường tăng rất
sát mỗi khi lệnh dừng lỗ được nâng lên. Nên sau khi cổ phiếu tăng vượt quá 2 lần
mức lãi trung bình, tôi đã lựa chọn đường trung bình động 50 ngày là lệnh dừng lỗ
động (trailing stop) nhằm bảo vệ lợi nhuận. Chỉ cần cổ phiếu đi xuống dưới đường
50 ngày tôi sẽ bán ngay lập tức mà không hề do dự.

Đường trung bình động 50 ngày đi lên và đuổi kịp lệnh dừng lỗ

57
Phần Kết Luận
Thành công lớn trong cuộc sống là kết quả của chuỗi thành công nhỏ được
kết nối với nhau theo thời gian. Giao dịch chứng khoán cũng không nằm ngoài quy
luật đó. Đừng bao giờ nghĩ rằng thị trường chứng khoán là nơi làm giàu một cách
nhanh tróng. Hãy bắt đầu với một số vốn nhỏ để làm quen, nếu thành công ở một
số giao dịch thì mở rộng thêm danh mục đầu tư và trở lên năng động hơn. Ngược
lại, khi mọi thứ đang trở lên khó khăn hãy cắt bớt vị thế đầu tư. Đây là cách giữ
cho bản thân tránh khỏi những rắc rối khi sai và kiếm được số tiền lớn khi đúng.

Hiện tại, VPS đang áp dụng rất nhiều chính sách ƯU ĐÃI dành cho NĐT mở
TK mới. Cụ thể, khi mở TK mới Khách hàng sẽ nhận được những ưu đãi sau:

• Miễn phí giao dịch cơ sở.


• Miễn phí giao dịch phái sinh dài hạn.
• Ký quỹ phái sinh cực thấp.
• Lãi suất vay Margin chỉ 9,8%/ năm. (thấp nhất thị trường)
• Miễn lãi T+2.
• Hệ thống giao dịch qua Webtrade, Hometrade, Smart Pro, Smart One tiện
lợi, ổn định, chính xác

Để mở tài khoản chứng khoán tại Công ty CP chứng khoán Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) – VPS:
• Bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Sđt/Zalo: 0822441109 (Vũ Viết Anh)
• Hoặc truy cập đường link: https://forms.gle/B8BgfQFc47Kdi3wu7

58
59

You might also like