Chương 2 Bài 1 LMT Uel

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ
MÔI TRƯỜNG
BÀI 1: PHÁP
LUẬT VỀ
ĐÁNH GIÁ
MÔI TRƯỜNG
• 1. Pháp luật về tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường
• 1.1. Khái niệm
▪ Định nghĩa
• Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, khái niệm tiêu chuẩn được giải thích: “Tiêu chuẩn là
quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này”.
• Cũng theo Luật này, quy chuẩn kỹ thuật được giải thích: “Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới
hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và
các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe
con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của
người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác”
• Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới
hạn của thông số về chất lượng MT, hàm lượng của chất ÔN có trong
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, chất thải,
các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được CQNN có thẩm quyền ban hành
theo quy định của PL về TC và QCKT. (K10 Điều 3)

• Tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của
thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ÔN có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được CQNN có thẩm quyền hoặc tổ
chức công bố theo quy định của PL về TC và QCKT. (K11 Điều 3)
▪ Phân loại:
• Căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tượng áp dụng, tiêu chuẩn môi
trường và quy chuẩn môi trường được chia thành: Tiêu chuẩn và quy chuẩn
chất lượng môi trường; Tiêu chuẩn và quy chuẩn thải; Tiêu chuẩn bổ trợ.
• Căn cứ vào chủ thể công bố và ban hành tiêu chuẩn môi trường và quy
chuẩn môi trường được chia thành: Tiêu chuẩn quốc gia (tiêu chuẩn Việt
Nam); tiêu chuẩn cơ sở; tiêu chuẩn quốc tế; quy chuẩn quốc gia; quy chuẩn địa
phương.
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
• Quy chuẩn KT quốc gia (QCVN)
• Quy chuẩn KT địa phương (QCĐP)
Tiêu chuẩn môi trường:
• Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)
• Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)
• Tiêu chuẩn quốc tế
Quy chuẩn môi trường:

-QCKTMT quốc gia


• + Bộ TN & MT: xây dựng dự thảo
• + Bộ khoa học & công nghệ: thẩm định dự thảo
• + Bộ TNMT: hoàn chỉnh dự thảo & ban hành

- QCKTMT địa phương:


• + UBND cấp tỉnh: Xây dựng dự thảo
• + Bộ TNMT: thẩm định
• + UBND cấp tỉnh: Hoản chỉnh dự thảo và ban hành
• CSPL: Điều 102 Luật BVMT
Tiêu chuẩn môi trường:

- TCMT quốc gia


• Bộ TNMT: xây dựng dự thảo
• Bộ KH và CN: thẩm định và công bố

- TCMT cơ sở:
TCKT, CQNN, Đơn vị sự nghiệp, TC XH-NN=> tự xây dựng và công bố
• Lưu ý: tiêu chuẩn cơ sở không trái với quy chuẩn KT và quy định PL có liên
quan
• Toàn bộ hoặc một phần TCMT trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn
trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn KTMT.
• CSPL: Điều 104 Luật BVMT
❖ Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn môi trường và quy
chuẩn kỹ thuật môi trường
▪ Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn môi trường (từ Điều 10
đến điều 25 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật)
▪ Xây dựng, công bố và áp dụng Quy chuẩn môi trường (từ Điều 26
đến Điều 39 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).
2, Quan trắc MT

Định nghĩa:

• Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống
về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải
nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng
môi trường và tác động xấu đến môi trường. (K25 Điều 3)

• Bao gồm:

quan trắc chất thải; và

quan trắc môi trường


Hệ thống quan trắc MT (K1 Điều 107)

1. Quan trắc môi trường quốc gia

2. Quan trắc môi trường cấp tỉnh

3. Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực quy định tại
Điều 109;

4. Quan trắc môi trường tại dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

5. Quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên
Trách nhiệm quan trắc môi trường (Điều 109)

• Bộ Tài nguyên và Môi trường

• Bộ Khoa học và Công nghệ

• Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

• Bộ Y tế

• Bộ Quốc phòng

• Ủy ban nhân dân cấp tỉnh


❖ Các tổ chức tham gia hệ thống quan trắc MT (K2 Đ107)

❖ Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường (Đ110)

❖ Quan trắc nước thải (Đ111)

❖ Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp (Đ112)

❖ Quản lý số liệu quan trắc môi trường (Đ113)


3, Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về MT
Định nghĩa:
• Cơ sở dữ liệu môi trường là tập hợp thông tin về môi trường được xây dựng, cập nhật, lưu trữ
và quản lý đáp ứng yêu cầu truy nhập, cung cấp, sử dụng thống nhất từ trung ương đến địa
phương, phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cung cấp dịch vụ công về môi
trường. (điểm a K2 Điều 115)
• Thông tin về môi trường bao gồm: K1 Điều 114
• TT về chất ÔN, dòng thải các chất ÔN ra MT, nguồn ÔN; công tác BVMT của
dự án đầu tư, cơ sở, khu SX, KD, DV tập trung, cụm công nghiệp;
• TT về ch.thải rắn, ch.thải nguy hại, nước thải, khí thải và các loại ch.thải khác;
• TT về QĐ phê duyệt KQ thẩm định, báo cáo ĐTM, trừ BMTM, BMKD, thông tin thuộc BMNN; nội
dung cấp phép, Đký, ch.nhận, xác nhận; KQkiểm tra, thanh tra về BVMT đối với dự án đầu tư, cơ
sở, khu SX, KD, DV tập trung, cụm công nghiệp theo quy định;
• TT về chỉ tiêu thống kê MT, chất lượng MT, ÔNMT;
• TT về di sản TN, hệ sinh thái tự nhiên, loài SV và nguồn gen; khu bảo tồn TN và cơ sở bảo tồn đa
dạng sinh học; vùng đất ngập nước quan trọng.
4, Báo cáo MT

Chỉ tiêu thống kê về môi trường (Đ117)

Chỉ tiêu thống kê về MT là một bộ phận của hệ thống chỉ tiêu thống kê Việt Nam, nhằm đo lường,
đánh giá hoạt động BVMT để hướng tới phát triển bền vững, phù hợp với hệ thống chỉ tiêu phát triển
bền vững của Liên hợp quốc.

Bao gồm:

• chỉ tiêu thống kê môi trường quốc gia

• chỉ tiêu thống kê môi trường của ngành tài nguyên và môi trường

Báo cáo môi trường gồm:

Báo cáo công tác BVMT (Đ118)

Báo cáo công tác BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (Đ119)

Báo cáo hiện trạng môi trường (Đ120)


5, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

Định nghĩa:

• Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là việc sắp xếp, định hướng phân bố
không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ
xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước
cho thời kỳ xác định. (K4 Điều 3)

• Chủ thể lập QHBVMTQG: Bộ Tài nguyên và Môi trường

• QĐPL và các căn cứ: Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia trong cùng giai
đoạn phát triển; Kịch bản biến đổi khí hậu trong cùng giai đoạn phát triển
6, Đánh giá MT chiến lược (ĐMC)

• ❖ Định nghĩa:

• Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính,
làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch. (K5
Điều 3)

• Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược: Điều 25

• Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược: Điều 26

• Nội dung đánh giá môi trường chiến lược: Điều 27

Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược: Điều 26

ĐMC phải được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch đó.

Kết quả thực hiện ĐMC của CL tại K1, K3 Điều 25 phải được tích hợp trong hồ sơ trình phê duyệt chiến lược.

Kết quả thực hiện ĐMC của CL tại K2, K3 Điều 25 được lập thành báo cáo riêng kèm theo hồ sơ trình thẩm định
quy hoạch
6, Đánh giá MT chiến lược (ĐMC)

• ĐMC thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng CL, QH đó.

• Kết quả thực hiện ĐMC của CL tại K1, K3 Điều 25 phải được tích hợp
trong hồ sơ trình phê duyệt chiến lược.

• Kết quả thực hiện ĐMC của CL tại K2, K3 Điều 25 được lập thành báo
cáo riêng kèm theo hồ sơ trình thẩm định quy hoạch.

• CQ chủ trì thẩm định QH => thẩm định kết quả ĐMC trong quá trình thẩm
định QH.

• CQ phê duyệt CL => xem xét kết quả ĐMC trong quá trình phê duyệt.
7. Đánh giá tác động MT (ĐTM)

❖ Định nghĩa:

• Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận
dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra
biệnpháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. (K7 Điều 3)
1. Đối tượng phải thực hiện ĐTM: Điều 30
2. Thực hiện ĐTM: Điều 31
3. Nội dung báo cáo ĐTM: Điều 32
4. Tham vấn trong ĐTM: Điều 33
5. Thẩm định báo cáo ĐTM: Điều 34
6. Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM: Điều 35
7. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM: Điều 36
8. Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả
thẩm định báo cáo ĐTM: Điều 37
Thực hiện đánh giá tác động MT (ĐTM): Điều 31

• ĐTM do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn

có đủ điều kiện thực hiện.

• ĐTM phải được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo
nghiêncứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với BCNC khả thi của dự án.

• Kết quả thực hiện ĐTM phải được thể hiện bằng báo cáo ĐTM

• Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo


❖ Báo cáo đánh giá tác động MT (ĐTM): Điều 32
• Nội dung chính của báo cáo: K1 Điều 32
• Phải tổ chức tham vấn, ngoại trừ:Dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật nhà nước
❖ Thẩm định báo cáo ĐTM: điều 34-35-36
• Thực hiện thông qua: hội đồng thẩm định + tổ chức khảo sát thực tế,
lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và chuyên gia (Trường hợp cần thiết) • Thẩm quyền
thẩm định báo cáo:
✓ Bộ Tài nguyên và Môi trường
✓ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
✓ Bộ, cơ quan ngang bộ #
✓ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
8. Đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập kế hoạch
bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền quy định xem xét, xác
nhận trước khi triển khai dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ.
- Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của những dự án sau:
+Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;

+Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;

+Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường
trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
❖ Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch
bảo vệ môi trường được xác nhận
Chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận có trách nhiệm:

- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

- Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân
dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.

- Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra.

- Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong trường
hợp: thay đổi địa điểm; không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được
xác nhận. Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc
đối tượng phải lập báo cáo ĐTM thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo ĐTM và
gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
❖ Trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
Cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường có trách nhiệm:

- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế
hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

- Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án, phương
án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá
trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
9. GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG, ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG

• Định nghĩa: Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép
xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm
nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, Điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định
của pháp luật. (Khoản 8 Điều 3 LBVMT)

Thẩm quyền cấp giấy phép (Điều 41)

• Bộ TNMT

• Bộ QP, Bộ CA: đối với bí mật nhà nước, quốc phòng, an ninh.

• UBND cấp tỉnh

• UBND cấp huyện


❖ Đối tượng:

Đối tượng phải có GPMT: Điều 39

-Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III: có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra
môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý chất
thải khi đi vào vận hành chính thức . Trừ TH thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp

-Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối
tượng quy định tại Khoản 1 Điều 39.
Đối tượng phải ĐKMT: Điều 49
-Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có
GPMT;
-Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có
hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có
giấy phép môi trường.
Đối tượng được MIỄN đăng ký môi trường: Khoản 2 Điều 49

-Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;

-Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ,
được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định
của chính quyền địa phương;

-Đối tượng khác.


❖Thời hạn cấp giấy phép:
-<= 45 ngày: Bộ TNMT Bộ QP, Bộ CA
-<= 30 ngày: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện
❖Thời hạn của giấy phép
a) 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
b) 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này
có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
c) 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b
khoản này;
d) Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định
tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở,
chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ
sở).

You might also like