Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÀI TIỂU LUẬN


LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC

TÊN ĐỀ TÀI: CHỌN MỘT CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC, VỚI CHỦ ĐỀ
ĐÓ ANH/CHỊ HÃY XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TẬP TRUNG VÀO NGƯỜI HỌC TRÊN 3 LĨNH VỰC ( NHẬN THỨC, KỸ
NĂNG, THÁI ĐỘ).

Họ và tên học viên: LÊ NGUYỄN TRỌNG TÍN


Ngày sinh: 16/07/1996
GVHD: TS. LÊ CHI LAN
Lớp: NVSP KHÓA 76

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chúng ta thử hình dung : “Nếu ta đổ nước vào chiếc bình miệng hẹp một
cách ào ạt, nước sẽ tràn ra ngoài hầu như toàn bộ. Tuy nhiên nếu ta đổ giọt kế tiếp
giọt, chiếc bình sẽ được chứa đầy nước ...” Quá trình dạy học diễn ra trong trường
học cũng dựa trên nguyên tắc tương tự như vậy. Vấn đề đặt ra là: Làm cách nào để
tiến hành điều khiển quá trình dạy học diễn ra một cách hiệu quả? Môn học “Lý
luận dạy học” sẽ giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi đó.
Quá trình dạy học là một quá trình rất phức tạp và chứa đựng nhiều mâu
thuẫn. Chỉ khi ta nghiên cứu, phát hiện ra bản chất, mục đích và những yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình đó dựa trên các cơ sở khoa học thì mới có thể hiểu rõ được
những quy luật, nguyên tắc chi phối nó để từ đó tổ chức và chỉ đạo quá trình dạy
học một cách đúng đắn, hợp quy luật.
Trong bài tiểu luận này, tôi sẽ xây dựng mục tiêu dạy học theo hướng tập
trung vào người học trên ba lĩnh vực (nhận thức, kỹ năng, thái độ) áp dụng vào
chuyên ngành Tai Mũi Họng tôi đang theo đuổi.
II. NỘI DUNG:
1. Lí luận dạy học:
a. Khái niệm
Lý luận dạy học có thể hiểu là môn khoa học nghiên cứu bản chất, mục
đích, các quy luật và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học nhằm tìm ra
cơ sở khoa học của việc dạy tốt, học tốt, trên cơ sở đó đưa ra hệ thống những
biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng của dạy và học => Có thể nói lý
luận dạy học là là lí thuyết của dạy và học.
Lý luận dạy học nghiên cứu những vấn đề chung nhất của quá trình dạy học
được gọi là Lý luận dạy học đại cương (general didactics).
Lý luận dạy học nghiên cứu quá trình dạy học cho một ngành học, môn học
cụ thể được gọi là Lý luận dạy học bộ môn (special didactics).
b. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của lý luận dạy học là Quá trình dạy học diễn ra
trong nhà trường. Lý luận dạy học đại cương sẽ nghiên cứu những vấn đề
chung nhất về bản chất, mục tiêu của quá trình dạy học, các nguyên tắc cần
tuân thủ trong dạy học, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học như nội
dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, các điều kiện dạy
1
học, kiểm tra đánh giá trong dạy học ... cũng như những mối quan hệ giữa
chúng.
c. Chức năng, nhiệm vụ
Nghiên cứu bản chất của quá trình dạy học, mối quan hệ biện chứng của
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học để từ đó tìm ra các quy luật,
nguyên tắc chung chi phối quá trình đó nhằm đưa ra được các biện pháp phù
hợp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
2. Quá trình dạy học
Quá trình dạy học là quá trình trong đó có sự phối hợp thống nhất giữa hoạt
động chỉ đạo của Thầy thông qua hoạt động dạy với hoạt động lĩnh hội tự giác,
tích cực, tự lực và sáng tạo của Trò thông qua hoạt động học nhằm đạt mục tiêu
dạy học.
3. Mục tiêu dạy học
a. Khái niệm
Mục tiêu: Là kết quả dự kiến sẽ đạt được sau một quá trình hoạt động nào
đó.
Mục tiêu dạy học: Là trạng thái phát triển nhân cách dự kiến dựa trên yêu
cầu phát triển của xã hội mà người học cần đạt tới sau quá trình học tập, nghiên
cứu.
Mục tiêu dạy học không phải là bản tóm tắt của nội dung dạy học mà nó là
cơ sở định hướng cho toàn bộ hoạt động tổ chức và quản lí đào tạo ở mọi loại
hình và phương thức đào tạo, là cơ sở để thiết kế nội dung chương trình đào
tạo cho các ngành nghề cụ thể phù hợp với từng loại hình trường và hệ đào tạo
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời, mục tiêu dạy học còn là tiêu
chuẩn cho việc đánh giá toàn bộ quá trình dạy học từ vấn đề tổ chức cho đến
chất lượng đào tạo.
Mỗi một quá trình hoạt động đều gồm các thành phần đầu vào, đầu ra và hệ
thống: Đầu vào (input) biến đổi trong hệ thống (system) đầu ra (output). Tương
tự với hệ thống giáo dục => Đây là quá trình thuận.
Quá trình nghịch gồm 3 bước :
(1) Xác định mục đích (purpose)

2
(2) Từ mục đích, xác định mục tiêu (target) xác định đầu ra (output) từ đầu
ra, thiết kế hệ thống (system) phù hợp tương ứng cuối cùng mới xác định
đầu vào (input)
(3) Hệ thống đi vào giai đoạn vận hành, hành động (action)
=> Quá trình nghịch-thuận ba bước này được gọi vắn tắt là quá trình Mục
đích - Mục tiêu - Hành động (Purpose-Target- Action).
Áp dụng trong giáo dục:
- Ban đầu người ta xác định mục đích đào tạo (mẫu mô hình nhân cách
cần đào tạo ra), từ đó xác định các mục tiêu cụ thể (chuẩn đầu ra của
chương trình). Từ chuẩn đầu ra đó, người ta xác định hệ thống đào tạo
(nội dung-phương pháp-phương tiện-cách kiểm tra đánh giá) và từ đó
xác định đầu vào (đối tượng đào tạo)
- Cuối cùng là hành động – thực hiện công tác đào tạo.
b. Phân bậc nhận thức:
Thang Bloom do nhóm nghiên cứu Benjamin Bloom đưa ra năm 1956 như
trên. Đến năm 2001, Anderson và Krathwohl đề nghị chỉnh sửa hệ thống
Bloom thành:
-  Nhớ lại (remember)
-  Hiểu (understand)
-  Ứng dụng (apply)
-  Phân tích (analyze)
-  Đánh giá (evaluate)
-  Sáng tạo (create)
c. Đặc điểm của mục tiêu dạy học: SMART
- S (SPECIFIC) : Cụ thể
- M (MEASURABLE): Đo lường được
- A (ATTAINABLE): Có thể đạt được
- R (REALISTIC): Thực tiễn
- T (TIME BOUND): Có giới hạn thời gian
d. Cách thiết kế mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học là những phát biểu mà thông tin được cụ thể, chính xác,
không sai lầm, mơ hồ, chung chung về kết quả đạt được theo mong muốn

3
của người đề ra. Nên được xác lập bằng những từ cụ thể, rõ ràng, ít gây mơ hồ
hay nhầm lẫn.
Ví dụ: trình bày được, liệt kê được, giải thích được, phân tích được, so sánh
được, thiết kế được, lắp ráp được, sửa chữa được, đọc được, hình thành được
thái độ...
Sau bài học này / tiết học này / buổi học này / môn học này... người học (học
sinh / sinh viên / học viên) có khả năng:
-Về mặt kiến thức: (động từ cụ thể)
-Về mặt kĩ năng: (động từ cụ thể)
-Về mặt thái độ: (động từ cụ thể)
e. Các loại mục tiêu dạy học:

f. Mục tiêu chuyên biệt:


Mục tiêu chuyên biệt (Objective – Special goal) là mục tiêu được
xác định cho từng bài học cụ thể của người giáo viên, trong đó phải xác
định rõ ràng năng lực mà người học phải đạt được sau khi kết thúc quá
trình học tập theo ba lĩnh vực Tri thức, Kĩ năng và Thái độ dưới những
điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể, để có thể thực hiện được những công việc của
một nhiệm vụ nào đó.

4
g. Phương pháp xác định mục tiêu
* Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp chuyên gia đơn giản: Xây dựng mục tiêu sau đó xin ý kiến
chuyên gia về yêu cầu sử dụng và yêu cầu đào tạo. Chuyên gia có thể
chọn từ các nhà quản lí, khoa học và sư phạm.
- Phương pháp chuyên gia khoa học: Xây dựng mục tiêu sau đó chọn mẫu
và phân loại ý kiến chuyên gia, dùng toán thống kê xử lí kết quả nhận
được. Thực hiện lấy ý kiến chuyên gia nhiều vòng (Phương pháp
Đenphin).
* Phương pháp nghiên cứu phân tích
- Phân tích yêu cầu xã hội để tìm ra nhu cầu đào tạo
- Phân tích ngành nghề để tìm ra chức năng, hoạt động, nhiệm vụ nghề
nghệp.
- Phân tích học viên để tìm ra đặc điểm tâm lý, sinh lí, trình độ
=> Tiến hành xác định mục tiêu dạy học trên cơ sở đã phân tích.
* Phương pháp phân tích xếp loại
- Xác định chức năng, hoạt động và nhiệm vụ của người cần đào tạo
trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể.
- Qua phân tích tâm lý – Sư phạm để xác định tri thức, kĩ năng và thái độ
cần đạt được.
=> Tiến hành xác định hệ thống mục tiêu của trường, của môn học và mục
tiêu chuyên biệt.
4. Xây dựng mục tiêu dạy học cá nhân chuyên ngành Tai Mũi Họng
Sau khi học môn Tai Mũi Họng, người học sẽ có những kỹ năng về:
a. Kiến thức
1) Trình bày được Dịch tễ học, Nguyên nhân, Triệu chứng các bệnh Tai
Mũi Họng thường gặp trong cộng đồng.
2) Biết cách chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt các bệnh Tai
Mũi Họng
3) Đề nghị các xét nghiệm Cận lâm sàng phù hợp
4) Trình bày được nguyên tắc điều trị các bệnh Tai Mũi Họng thường
gặp

5
5) Nắm vững các bước thực hiện một số phẫu thuật Tai Mũi Họng cơ
bản
6) Nêu được các biện pháp tuyên truyền phòng và phát hiện bệnh sớm
7) Trình bày được các bước tiến hành một Nghiên cứu khoa học, hiểu
rõ được giá trị các phép thống kê sử dụng trong Nghiên cứu khoa
học, hiểu được giá trị của các bằng chứng và ý nghĩa của các khuyến
cáo.
b. Kỹ năng
1) Thực hiện được chẩn đoán và nguyên tắc xử trí các bệnh Tai Mũi
Họng thường gặp
2) Phát hiện được những tình huống liên quan đến các chuyên khoa
khác để hội chẩn và có kế hoạch phối hợp xử trí kịp thời ( như ngoại
lồng ngực, ngoại thần kinh, mắt, nội khoa, ngoại khoa …)
3) Diễn giải được ý nghĩa một số Cận lâm sàng cơ bản trong Tai Mũi
Họng
4) Thực hiện được một số phẫu thuật Tai Mũi Họng cơ bản
5) Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện được báo cáo ca lâm sàng,
báo cáo tổng quan, hay trình chuyên đề tại khoa và bệnh viện
6) Giao tiếp tốt với bệnh nhân, thân nhân người bệnh, tư vấn trước và
sau điều trị, phẫu thuật…
7) Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.
c. Thái độ
1) Biết cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trong quá trình điều trị bệnh.
2) Đặt sinh mạng và sức khoẻ của người bệnh lên trên hết.
3) Hiểu được tầm quan trọng của hội chẩn: bao gồm hội chẩn khoa, hội
chẩn liên khoa, hội chẩn viện, hội chẩn liên viện … khi gặp ca lâm
sàng khó hoặc phức tạp.
4) Khẩn trương trong thăm khám, chẩn đoán và xử trí các trường hợp
cấp cứu.
5) Biết xem xét vấn đề 1 cách toàn diện: từ nguyên nhân, tổn thương
bệnh học, thay đổi giải phẫu, ảnh hưởng chức năng, nguyên lý điều
trị.
6) Tích cực trong việc tuyên truyền phòng và phát hiện bệnh sớm.

6
5. Những bất lợi về việc thiếu xác định mục tiêu khi tiến hành dạy học:
Nếu thiếu một trong các mục tiêu trên trong khi tiến hành dạy học thì sẽ nảy sinh
ra nhiều bất lợi không chỉ cho học viên mà còn ảnh hường đến giảng viên
a. Về giảng viên:
- Giảng viên sẽ mơ hồ, lúng túng, không lập được kế hoạch cũng
những phương pháp dạy học cho sinh viên để đạt được chất lượng
tốt nhất.
- Giảng dạy sẽ lang mang, không có trọng tâm, không truyền thụ
những kỹ năng cần thiết cho học sinh
- Không đổi mới phương pháp dạy học
- Không có mục tiêu để kiểm tra, đánh giá học viên sau mỗi cuối khoá
học.
 Chất lượng giảng dạy không đạt hiệu quả cao, giáo viên sẽ
dạy theo hình thức chấp vá.
b. Về học sinh:
- Khó tiếp cận vấn đề học tập kiến thức kĩ năng
- Không lên kế hoạch học tập
- Không nhận thức được vấn đề và kỹ năng cốt lõi, cần thiết để vận
dụng vào cuộc sống.
- Thụ động trong học tập, không có sự chuẩn bị.
 Học viên không hứng thú, không thấy tầm quan trọng của
môn học, học đối phó cho qua môn.

III. KẾT LUẬN:


Lí luận dạy học là hệ thống lí luận về hoạt động Dạy và hoạt động Học
được tiến hành trong sự thống nhất biện chứng với nhau.
Quá trình dạy học: Hoạt động chỉ đạo của Thầy ở đây được hiểu là người
Thầy giữ vai trò tổ chức (organization), hướng dẫn (orientation and regulation) và
kiểm tra quá trình dạy học.
Mục tiêu dạy học là những phát biểu mà thông tin được cụ thể, chính xác,
không sai lầm, mơ hồ, chung chung về kết quả đạt được theo mong muốn của
người đề ra. Nên được xác lập bằng những từ cụ thể, rõ ràng, ít gây mơ hồ hay
nhầm lẫn.

7
Mục tiêu dạy học là sự mô tả trạng thái của người học sau một khoá học
hoặc một môn học hoặc một bài học … mong muốn đạt được về kiến thức, kỹ
thuật, kỹ xảo.
Việc xây dựng mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể là rất cần thiết trong quá
trình dạy học theo hướng tập trung vào người học trên ba lĩnh vực: nhận thức, kỹ
năng, thái độ. Bên cạnh hạn chế những bất lợi không chỉ cho học sinh mà còn cho
giảng viên khi dạy học mà không có mục tiêu.
Với mục tiêu dạy học trong chuyên ngành Tai Mũi Họng của tôi, tôi tin
rằng sẽ mang lại hiệu quả giảng dạy cũng như kiến thức chất lượng tốt nhất cho
học viên của tôi.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. TS. Lê Chi Lan, Bài giảng Lý luận dạy học đại học, trường Đại học Sài Gòn
2. ThS. Tiêu Kim Cương, Bài giảng môn học Lý luận dạy học đại học, trường Đại
học Bách khoa Hà Nội.

You might also like