Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN ĐỀ CƯƠNG CÔNG BẰNG HỌC KỲ 2 NĂM

HỌC 2021 – 2022


MÔN: VẬT LÝ 11

Nội dung: mắt và các dụng cụ quang học; dao động cơ học

I. TRẮC NGHIỆM
Bài 1. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 15 cm đến 50 cm. Độ tụ của kính phải đeo sát mắt là
A. 2,0 dp B. – 2,0 dp C. 1,5 dp D. -0,5 dp
Bài 2. Một người cận thị nhìn rõ các vật trong khoảng cách mắt 13,5 cm đến 51,0 cm. Tính độ tụ của
kính phải đeo để người này có thể nhìn vật gần nhất cách mắt 26,0 cm, biết kính đeo cách mắt 1,0 cm.
A. -4,0 dp B. 4,0 dp C. 2,0 dp D. -2,0 dp
Bài 3. Một người mắt bình thường có tiêu cự biến thiên từ 14 mm đến fmax. Biết khoảng cách từ thủy
tinh thể đến võng mạc là 15 mm. Tìm khoảng cực cận của mắt và độ biến thiên độ tụ của mắt khi
chuyển từ trạng thái không điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa.
A. OCc = 200 mm, ΔD = 4,67 dp
B. OCc = 200 mm, ΔD = 4,76 dp
C. OCc = 210 mm, ΔD = 4,67 dp
D. OCc = 210 mm, ΔD = 4,76 dp
Bài 4. Trên một tờ giấy vẽ 2 vạch cách nhau 1mm. Đưa tờ giấy xa mắt dần cho đến khi thấy 2 vạch đó
như nằm trên một đường thẳng. Xác định gần đúng khoảng cách từ mắt tới tờ giấy. Biết năng suất
phân li của mắt người này là 3.10-4rad
A. 3,33 m B. 3 m C. 33 cm D. 0,33 m
Bài 5. Một người mắt bình thường có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20 cm quan sát một vật nhỏ nhờ
một kính lúp trên vành ghi 5x. Kính lúp đặt sát mắt. Hỏi vật đặt trong khoảng nào trước kính.
A. 4,0 cm đến 5,0 cm
B. 3,0 cm đến 5,0 cm
C. 4,0 cm đến 6,0 cm
D. 3,0 cm đến 6,0 cm
Bài 6. Một người có điểm cực cận cách mắt 15 cm và điểm cực viễn ở vô cực, quan sát một vật nhỏ
qua kính lúp có độ tụ +20 dp. Mắt đặt cách kính 10 cm. Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào để có thể
nhìn rõ ảnh của vật?
A. Vật cách mắt từ 2,5 cm đến 5,0 cm
B. Vật cách mắt từ 12,5 cm đến 15,5 cm
C. Vật cách mắt từ 17,5 cm đến 20,0 cm
D. Vật cách kính lúp từ 12,5 cm đến 15,5cm
Bài 7. Một kính lúp có độ tụ 50 dp. Một người có điểm cực cận cách mắt 20 cm. Người này đặt mắt
sau kính lúp 10 cm và đặt vật AB trước kính sao cho mắt ngắm chừng ở vô cực ảnh. Lúc này mắt nhìn
ảnh dưới một góc trông 0,05 rad. Xác định chiều cao của vật.
A. 1,0 cm B. 1,0 mm C. 2,0 cm D. 2,0 mm.
Trang 1
Bài 8. Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 0,8 cm, thị kính có tiêu cự 8,0 cm. Hai kính đặt cách nhau
12,2 cm. Một người bình thường, điểm cực cận cách mắt 25 cm, đặt mắt sát thị kính và quan sát ảnh.
Độ bội giác ảnh khi ngắm chừng trong trạng thái không điều tiết là
A. 13,3 B. 47,7 C. 42,2 D. 26,6
Bài 9. Một người có mắt tốt có điểm cực cận cách mắt 25 cm quan sát một vật trong trạng thái mắt
không điều tiết qua một kính hiển vi với độ bộ giác 150. Kính hiển vi này có thị kính có tiêu cự gấp 10
lần vật kính và độ dài quang học là 15 cm. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là
A. 5,0 cm và 0,5 cm. B. 0,5 cm và 5,0 cm.
C. 0,8 cm và 8,0 cm. D. 8,0 cm và 0,8 cm.
Bài 10. Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự 120 cm, thị kính có tiêu cự 4,0 cm. Người quan sát
có điểm cực viễn cách mắt 50 cm, đặt mắt sát thị kính để quan sát Mặt Trăng. Tính số bội giác của
kính khi quan sát ở trạng thái không điều tiết mắt.
A. 32,4 B. 120 C. 50 D. 42
Bài 11.Vật nặng của một con lắc lò xo di chuyển lên xuống sau khi được kích thích dao động tại thời
điểm t 0 . Đồ thị biểu diễn li độ của vật nặng theo thời gian được cho như hình vẽ.

O t
Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng vận tốc của vật theo thời gian?

O t
v

O t
Hình A Hình B

v
v
O t

O t
Hình C Hình D

A. Hình A. B. Hình B. C. Hình C. D. Hình D.

Trang 2
Bài 12.
Đồ thị hình bên mô tả vật tốc của một chất điểm chuyển động trên một đường thẳng theo thời gian.

O t
Đồ thị nào sau đây biểu diễn độ dịch chuyển của vật theo thời gian từ t 0 đến t T.

Ot
s

O t

Hình A Hình B

s
s
Ot
Ot

Hình C Hình D

A. Hình A. B. Hình B. C. Hình C. D. Hình D.

π
Bài 13. Một vật dao động có phương trình dao động là x 10cos(2 t )(cm)
π−. Vật đi qua vị trí cân bằng
6
lần đầu tiên kể từ lúc t = 0 vào thời điểm là

1s 2s 1
A. 3B. 3C. s
1s
12D. 6

π
Bài 14. Vật dao động điều hòa theo phương trình x 4cos(8 t )(cm)
π−. Thời gian ngắn nhất vật đi từ
6
−2 3cm theo chiều dương đến vị trí có li độ 2 3cm theo chiều dương là

Trang 3
1
A. s
1
12C. s
1
16B. s
1
10D. s 20

Bài 15. Một vật dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 4 cm. Biết rằng trong một chu kỳ dao động

T, khoảng thời gian độ lớn gia tốc không vượt quá 50 cm/s2 . Tần số góc dao động của vật bằng A.
10
2π rad/s B. 5π rad/s C. 5 rad/s D. 5 rad/s Bài 16. Vật dao động điều hòa với phương trình x 5cos t
⎛⎞ππ
⎜⎟
⎝⎠cm. Tìm quãng đường lớn nhất vật
33
đi được trong khoảng thời gian 0,1s

A. 5
B.5 2 C. 53 D. 10
1
Bài 17. Một vật dao động điều hòa với tần số 1 Hz. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong 6giây là
1
10 cm. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong 3 giây là

B. 20cm
A.10 2cm C.10 3cmD.12 3cm

π
Bài 18. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x Acos( t )(cm)
ω−. Tính từ thời điểm t
2
T
= 0 đến thời điểm 4, tỉ số giữa ba quãng đường liên tiếp mà chất điểm đi được trong cùng một khoảng
thời gian là

A. 1: 3 : 2B.1: 3 1: 2 3 −−C. 1: 3 1:1 3 −−D. 1:1:1

Bài 19. Ly độ và tốc độ của một vật dao động điều hòa liên hệ với nhau theo biểu thức 103x2= 105- v2.
Trong đó x và v lần lượt tính theo đơn vị cm và cm/s. Lấy π2= 10. Khi gia tốc của vật là 50 m/s2thì tốc
độ của vật là

A. 50π cm/s. B. 0. C. 50π3cm/s. D. 100π cm/s.

Bài 20.Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, có phương trình và . Biết phương trình dao
động tổng hợp là . Để có giá trị cực đại thì φ có giá trị là

A. B. C. D.

Trang 4
II. TỰ LUẬN

Bài 21.Các vật được nhìn ứng với một góc thị giác nhất định tại điểm nút của mắt (điểm này nằm ngay
sau thể thủy tinh). Góc thị giác nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được hai điểm riêng biệt được gọi là
góc phân li tối thiểu. Ở người bình thường, góc phân li tối thiểu bằng 1’ (tương ứng thị lực 10/10).
Trong các bảng thị lực xa, các chữ thử được thiết kế có kích thước ứng với 5’ khi bệnh nhân ở cách
bảng thị lực 5 mét và khe hở của chữ thử (khoảng cách giữa 2 điểm) sẽ ứng với 1 phút cung.
a. Hãy tính cỡ chữ và nét chữ ứng với thị lực 10/10 trong bảng đo thị lực thực tế.
b. Trên bảng thị lực dòng 1/10 có cỡ chữ là 75mm. Hỏi nếu một người có thị lực 1/10 thì có năng suất
phân li của mắt người này là bao nhiêu?
Bài 22. Một người mắt không có tật có quang tâm mắt nằm cách võng mạc một khoảng bằng 1,6 cm.
Hãy xác định tiêu cự và độ tụ của mắt người đó khi:
a) mắt không điều tiết.
b) mắt điều tiết để nhìn rõ một vật đặt cách mắt 20 cm.
Bài 23.Một người cận thị về già có thể nhìn rõ được những vật ở cách mắt trong khoảng 15 cm – 100
cm. Hỏi người đó cần đeo kính có tụ số bằng bao nhiêu để có thể:
a) nhìn rõ các vật ở rất xa mà không phải điều tiết
b) đọc sách đặt cách mắt một khoảng gần nhất bằng 25cm?
Bài 24. Một người mắt cận thị có khoảng thấy rõ xa nhất là 12cm.
a) Khi mắt không điều tiết thì độ tụ của mắt là 62,5 dp. Hãy tính khoảng cách từ quang tâm đến võng
mạc của mắt.
b) Biết rằng khi mắt điều tiết tối đa thì độ tụ của nó là 67,5 dp. Hãy xác định khoảng nhìn rõ ngắn nhất
của mắt.
Bài 25.Thủy tinh thể của mắt viễn thị tương đương một thấu kính hội tụ L có quang tâm cách võng
mạc là 2,4 cm. Để mắt thấy rõ vật ở vô cực mà không phải điều tiết thì phải đeo kính L1 có tụ số
D=+4 dp và cách mắt 1,0 cm. Xác định viễn điểm của mắt và tiêu cự của thủy tinh thể khi không điều
tiết.
Bài 26. Một người mắt viễn thị muốn quan sát những vật ở xa mà không phải điều tiết thì phải mang
kính L1 có tụ số D1=+0,75 dp; muốn quan sát những vật ở gần thì phải mang kính L2 có tụ số D2= 2,5
dp. Với kính L2, khi mắt điều tiết tối đa thì nhìn rõ được vật cách mắt 30cm. Cho biết kính đeo sát
mắt. Hãy xác định:
a) Viễn điểm và cận điểm của mắt.
b) Khi đeo kính L1, khoảng cách ngắn nhất từ vật tới mắt để nhìn rõ là bao nhiêu?
c) Khi đeo kính L2, khoảng cách xa nhất từ mắt đến vật để nhìn rõ là bao nhiêu?
Bài 27. Một người mắt tốt (có khoảng cách cực cận OCC = 25cm) quan sát các vật qua kính lúp có tiêu
cự là f = 5cm.
a) Khi mắt không phải điều tiết thì quan sát được ảnh của các vật đặt cách kính lúp bao nhiêu? Tính số
bội giác của ảnh.
b) Kính đặt cách mắt một khoảng bằng l = 15 cm và quan sát các vật theo cách ngắm chừng ở cực cận.
Tính Khoảng cách d từ vật tới kính lúp và độ bội giác thu được tương ứng.
c) Đặt kính lúp cách mắt một khoảng L thì thấy, số bội giác thu được của ảnh không phụ thuộc vào
Khoảng cách d từ vật tới kính lúp. Tính L và số bội giác thu được tương ứng.

Trang 5
Bài 28.Kính hiển vi gồm hai thấu kính tiêu cự f1 = 5,0 cm; f2 = 4,0 cm đặt cách nhau 29 cm cho ta độ
bội giác bằng bao nhiêu khi ngắm chừng ở vô cực ?

Bài 29. Kính hiển vi: vật kính có tiêu cự 6 mm, thị kính có tiêu cự f2, khoảng cách giữa hai kính là
14,2 cm. Mắt nhìn rõ vật AB cao 0,1 mm và ngắm chừng ở vô cực dưới góc trông là 0,125 rad. a) Tìm
tiêu cự f2 của thị kính và khoảng cách từ vật đến vật kính. b) Muốn thu ảnh thật trên màn cách thị kính
11,6 cm thì phải dịch chuyển vật khoảng bao nhiêu? Theo chiều nào?
Bài 30.Kính thiên văn gồm vật kính tiêu cự f1 = 1m và thị kính tiêu cự f2 = 5cm được chỉnh sao cho
người mắt tốt quan sát các thiên thể mà không cần điều tiết. Một người mắt cận thị có điểm cực viễn
cách mắt 1m, phải điều chỉnh lại kính như thế nào để quan sát mà không cần điều tiết.
Bài 31.Một thanh kim loại được kẹp cố định một đầu vào cạnh bàn, đầu còn lại gắn với một vật có
khối lượng. Người ta đẩy nhẹ vật nặng xuống rồi thả ra. Vật dao động điều hòa. Đồ thị biểu diễn vị trí
của vật nặng so với sàn nhàn được cho như hình vẽ.

a. Trên đồ thị hãy đánh dấu các vị trí mà tại đó vật nặng có tốc độ cực đại.
b. Xác định tốc độ cực đại của vật.
c. Xác định tần số của dao động.
Bài 32.Pittong trong động cơ của một ô tô thực hiện dao động điều hòa. Gia tốc (tính theo m/s2) của nó
theo li độ x(tính theo m) được cho bởi5
a 6,4.10 x −

a. Xác định tần số của dao động.


b. Pittong có khối lượng m = 700 g có độ dịch chuyển lớn nhất là 8,0 cm.
Xác định hợp lực cực đại tác dụng lên pittong.
Bài 33.Hai điểm sáng dao động điều hòa cùng tần số với cùng biên độ trên một đường thẳng, quanh vị trí cân
bằng O. Các pha của hai dao động ở thời điểm t là α1 và α2. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của α1
và của α2 theo thời gian t.
a. Tính chu kì của 2 dao động.
b. Tính pha ban đầu của 2 dao động.
c. Tính thời điểm gần nhất kể từ t = 0 để hai điểm sáng gặp nhau.
α1, α2 (rad))


3

O
0,3
t (s)

Bài 34. Đồ thị biên dưới biểu diễn mối liên hệ giữa li độ và thời gian của một chất điểm dao động điều
hòa.
Trang 6
x

t s()

134
2

Vẽ các đồ thị sau


a. vận tốc – thời gian. b. gia tốc – thời gian.
c. động năng – thời gian. d. thế năng – thời gian.

Bài 35.
Một lò xo được cố định một đầu vào giá đỡ, đầu còn lại gắn với một vật nặng như hình vẽ.

a. Mô tả trạng thái cân bằng của vật (các lực có liên quan).
x m (10 ) −
b. Kéo nhẹ vật nặng xuống dưới rồi thả nhẹ, vật nặng dao động tự điều hòa với đồ thị li độ – thời gian
được cho như hình vẽ.

4,0

t s() 0, 2 0, 4 0,6 0,8


O

−4,0

Dựa vào đồ thị trên xác định thời điểm: thế năng đàn hồi của lò xo là cực đại; vật đi qua vị trí cân
bằng.
c. Sử dụng một lò xo có chiều dài llần lượt treo các vật nặng Mkhác nhau vào đầu tự do của lò xo.
Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của khối lượng theo chiều dài của lò xo được cho như hình vẽ. Xác định
độ cứng của lò xo.

Trang 7
l m (10 ) −
2

35

O 0,1 0, 2 0,3 0, 4 M kg ( ) 20
Bài 36. Một con lắc lò xo gồm một lò xo nhẹ có độ cứng k và một vật nhỏ có khối lượng m = 100 (g), được
treo thẳng đứng vào một giá cố định. Tại vị trí cân bằng O của vật, lò xo giãn 2,5 cm. Kéo vật dọc theo trục

của lò xo xuống dưới cách vị trí cân bằng O một đoạn 2 cm rồi truyền cho nó vận tốc 40 3 cm/s theo phương
thẳng đứng hướng xuống dưới. Chọn trục toạ độ Ox theo phương thẳng đứng, gốc tại O, chiều dương hướng
lên trên; gốc thời gian là lúc vật bắt đầu dao động. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính độ cứng của lò xo, viết phương trình dao động của vật?
b. Xác định li độ, vận tốc của vật lúc thế năng bằng 2/3 lần động năng ?
c. Tính thế năng, động năng và vận tốc của vật tại vị trí có li độ x = 3 cm ?
Bài 37. Một lò xo mềm treo thẳng đứng, đầu trên cố định còn đầu dưới gắn quả nặng có khối lượng m = 0,15
kg để tạo thành con lắc lò xo thẳng đứng. Chọn trục toạ độ Ox thẳng đứng, gốc O tại vị trí cân bằng, chiều
dương từ trên xuống. Từ vị trí cân bằng, nâng vật lên theo phương thẳng đứng sao cho lò
xo bị nén 1 cm rồi thả nhẹ vật ra để nó dao động điều hoà với cơ năng 30 mJ. Chọn mốc thời gian là lúc thả
vật. Bỏ qua lực cản và khối lượng của lò xo. Lấy g = 10 m/s2.
a. Viết phương trình dao động của vật?
b. Tính giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của lực đàn hồi?
c. Tính thời gian lò xo dãn trong một chu kì dao động?
d. Tính thời gian mà lực đàn hồi tác dụng lên điểm treo và lực kéo về cùng chiều nhau trong 1 chu kỳ? e. Hãy
vẽ đồ thị của độ lớn lực đàn hồi và thế năng đàn hồi theo thời gian?
Bài 38. Xét con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kỳ T = 0,4 s. Lấy g = 10 m/s2và
π2= 10.
a) Tìm độ dãn Δl0 của lò xo tại vị trí cân bằng?
b) Khi đi qua vị trí cân bằng, vật có tốc độ 40π cm/s. Tính biên độ dao động của con lắc? c) Thời gian ngắn
nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí lò xo không biến dạng là bao nhiêu?
Bài 39. Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc đơn thứ nhất thực hiện 10 chu kỳ dao động, con lắc đơn thứ
hai thực hiện 6 chu kỳ dao động. Biết hiệu số chiều dài dây treo của chúng là 48cm. Hãy tính chiều dài của
mỗi con lắc và chu kỳ dao động của chúng? Lấy g = 10 m/s2và π2= 10.
Bài 40. Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là 81cm và 64cm được treo ở trần một căn phòng. Khi các vật
nhỏ của hai con lắc đang ở vị trí cân bằng, đồng thời truyền cho chúng các vận tốc cùng hướng sao cho hai
con lắc dao động điều hòa với cùng biên độ góc, trong hai mặt phẳng song song với nhau. Gọi Δtlà khoảng
thời gian kể từ lúc truyền vận tốc đến lúc hai dây treo song song nhau lần thứ 2. Hãy tính giá trị của Δt?
Trang 8

You might also like