văn bản

You might also like

Download as txt, pdf, or txt
Download as txt, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Câu 3 : công trình kiến trúc Việt Nam tiêu biểu được xây dựng trong giai đoạn

1945-
1975 ở miền Bắc hoặc miền Nam:

LỄ ĐÀI BA ĐÌNH (HÀ NỘI)

(+) : Lễ đài Ba Đình (xây dựng năm 1955)

Lễ đài Ba Đình được xây dựng năm 1955 chủ yếu bằng vật liệu gỗ để sử dụng kịp thời.

-Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh là người thiết kế. Là người nắm rất vững kiến trúc cổ
truyền Việt Nam, lại có nhiều kinh nghiệm thiết kế từ những năm trước cách mạng,
tác phẩm đầu tiên của ông dành cho Thủ đô Hà Nội sau giải phóng là một thành công
lớn về mặt khai thác kiến trúc truyền thống.

-Khối trung tâm lễ đài có hình khối tương đối đồ sộ, phía dưới là một chân đế vững
chắc mang dáng dấo một tam quan, phía trên là phần lễ đài có mái che. Hình ảnh gây
ấn tượng mạnh là bộ mái dốc gồm mái lớn ở giữa, hai bên có các mái nhỏ, các góc mái
đều uốn cong theo kiểu đầu dao trong kiến trúc truyền thống. Hai bên khối trung tâm
có hai lễ đài phụ, phía sau là hai mảng tường cao phía trên có các khẩu hiệu.

-Công trình có một số thành phần kiến trúc xử lý chưa thoả đáng: Phần mái che phẳng
trên lễ đài chính nếu cũng được xử lý theo hình thức mái dốc thì có lẽ toàn bộ hệ
mái công trình sẽ hoàn chỉnh hơn; hai mảng tường sau lễ đài phụ quá cao tạo ra sự
án ngữ tầm mắt, làm giảm hiệu quả nổi bật khối trung tâm. 

(+): Lễ đài Ba Đình (xây dựng năm 1960)

Nếu như ở lễ đài tạm còn mang nặng xu hướng hồi cố, thì lễ đài chính thức (được xây
dựng bằng vật kiệu kiên cố) hoàn thành năm 1960, đã tỏ ra thành công hơn nhiều: Tỏ
rõ là một công trình hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét dân tộc Việt Nam, xứng đáng là
trung tâm của quảng trường Ba Đình trong nhiều năm, đồng thời để lại một hình ảnh
đẹp trong ký ức nhân dân thủ đô cũng như đồng bào cả nước.

-Khối bệ tam quan vẫn được nhắc lại nhưng có dáng dấp vuông vức, gọn gàng hơn. Phía
trên là phần Lễ đài chính có một hàng cột được kết thúc bởi hai mảng tường đặc gợi
nhớ cấu trúc “gian – chái” trong kiến trúc nhà ở cổ truyền, tạo được cảm giác
nghiêm trang mà vẫn gần gũi. Phần kết phía trên là một mái bằng nhưng được xử lý
rất tinh tế bằng các gờ chỉ được xây trát rất công phu ở phần diềm mái. Hai lễ đài
phụ được cấu tạo ở dạng nền dốc bậc, cao vừa phải, càng làm tôn nối khối trung tâm.

-Cũng nhờ việc xử lý thích đáng cao độ các lễ đài phụ khiến người đứng trên quảng
trường có thể thấy được hàng cây phía sau nhô lên khối lễ đài và lan toả khối cây
xanh cạnh quảng trường càng làm công trình hài hoà với cảnh quan thiên nhiên. Ánh
sáng rất được chú ý để tạo ra bóng đổ nhẹ nhàng từ khối tam quan đến hàng cột trên
tầng hai tới phần diềm mái, cùng với gam màu sáng trên toàn bộ công trình tạo ra
một quần thể kiến trúc tuy trang nghiêm mà vẫn thanh thoát. 

You might also like