Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Chương 1
Giới thiệu chung về kỹ thuật điện cao áp

Điện áp cao hiện diện xung quanh chúng ta dưới nhiều hình
thức và sét là hiện tượng tự nhiên duy nhất được biết đến do điện
áp cao gây ra (Hình 1.1). Sét được xem như là sự phóng điện trong
không khí giữa các đám mây mang điện tích với các đối tượng
hoặc vật thể trên mặt đất hoặc giữa các đám mây với nhau hoặc
thậm chí trong nội bộ của các đám mây. Trong hệ thống địa cầu,
sét có tác dụng làm dịch chuyển các điện tích dương lên phía bên
trên của bầu khí quyển để khôi phục hệ thống cân bằng động. Do
đó, sự dịch chuyển của dòng điện giữa tầng điện ly mang điện tích
dương và mặt đất tích điện âm được điều chỉnh bởi hoạt động dông
bão địa cầu.

Hình 1.1: Sét đánh vào đường dây phân phối điện 1
Ngược lại, tất cả các dạng điện áp cao khác đều do con
người tạo ra hoặc tổng hợp để phục vụ cho những mục đích cụ
thể. Điện áp cao nhân tạo được phân thành 03 loại chính tùy theo
mục đích ứng dụng của nó trong công nghiệp và dân dụng. Cho
đến hiện tại, loại đầu tiên và được biết đến nhiều nhất là việc sử
dụng điện áp cao trong truyền tải điện năng đi xa để tránh tình

1
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

trạng cường độ dòng điện cần quá lớn khi sử dụng ở cấp điện áp
thấp sẽ làm cho việc truyền tải năng lượng điện của hệ thống trở
nên không kinh tế. Đối với một giá trị công suất truyền tải nhất
định, điện áp cao hơn sẽ giảm cường độ dòng điện và do đó sẽ
giảm tiết diện cũng như chi phí đầu tư cho dây dẫn. Hơn nữa, tổn
thất do điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào giá trị dòng điện truyền
tải cũng sẽ giảm theo.
Loại thứ hai mà điện cao áp được sử dụng dựa trên đặc tính
là các vật thể bị tích/nhiễm điện sẽ chịu tác động của lực tĩnh điện
dưới tác động của điện áp cao. Các ứng dụng của đặc tính này có
thể được tìm thấy trong các ống tia âm cực, máy gia tốc hạt, in
(hoặc photo) tĩnh điện, sơn tĩnh điện và lọc bụi tĩnh điện giúp loại
bỏ một lượng lớn bụi từ khí thải của các nhà máy công nghiệp và
nhà máy điện nếu không sẽ gây ô nhiễm bầu không khí.
Loại thứ ba là sử dụng điện áp cao để gây ion hóa chất cách
điện, có nghĩa là quá trình chuyển các phân tử hay nguyên tử khí
trung tính thành các ion bởi năng lượng điện trường. Một số ứng
dụng thực tế của loại hình này như hệ thống đánh lửa trong động
cơ đốt trong, đèn chiếu sáng hoạt động theo nguyên lý phóng điện
và máy tạo ozone dùng để loại bỏ mùi hôi từ rác thải đô thị trên
đường vận chuyển đến các nhà máy xử lý rác.
Kỹ thuật điện cao áp bao gồm các lĩnh vực như sau: thiết
kế các hệ thống cung cấp năng lượng có điện áp cao cho nhiều
ứng dụng hàng không vũ trụ và mặt đất; thiết kế nguồn cao áp có
tần số cao để truyền sóng vô tuyến; thiết kế, vận hành và thử
nghiệm cao áp, siêu cao áp và cực cao áp cho các đường dây trên
không, cáp ngầm và các thiết bị điện khác cũng như sự phối hợp
cách điện của chúng; các ứng dụng khác trong công nghiệp, y tế
và phóng điện trong chất khí cũng như các hiện tượng xảy ra ở
điện áp cao khác.
Sự phát triển của công nghệ điện áp cao từ truyền tải năng
lượng điện đến nhiều ứng dụng công nghiệp khác có liên quan đến
các lĩnh vực khác nhau của kỹ thuật điện, chẳng hạn như phân tích
mạch, kỹ thuật đo và đo lường các đại lượng ở trạng thái quá độ.
Ngành vật lý và hóa học cũng đóng vai trò quan trọng trong công
nghệ điện áp cao bởi vì các hiện tượng vật lý và hóa học mà quyết

2
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

định đến các tính chất điện của vật liệu cách điện là nền tảng kiến
thức cơ bản cần có đối với các kỹ sư kỹ thuật điện cao áp.
1.1 Lịch sử phát triển hệ thống truyền tải điện cao áp
Điện năng được đánh giá là một trong những nguồn năng
lượng cung cấp đến người sử dụng tăng trưởng nhanh nhất trên
phạm vi toàn cầu. Nhu cầu về điện dự kiến sẽ tăng cao trong những
năm tới. Tổng sản lượng điện sản xuất trên phạm vi toàn cầu đạt
khoảng 26,7 nghìn tỷ kWh trong năm 2018 (Hình 1.2). Về mặt
nhiên liệu, nhu cầu năng lượng trên thế giới sẽ tăng từ 9,5 tỷ tấn
dầu năm 1996 đến 13,6 tỷ tấn dầu vào năm 2020, trong đó tốc độ
tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 1,4%.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng điện,
các nhà máy điện có công suất lớn đang được xây dựng để sử dụng
hiệu quả năng lượng nước, nhiên liệu truyền thống (hóa thạch) và
nhiên liệu hạt nhân. Hiện tại các nhà máy điện có công suất
khoảng 1.000 MW khá phổ biến (Hình 1.3).
30.000
OECD
Non-OECD
25.000 Tổng
Điện năng sản xuất (TWh)

20.000

15.000

10.000

5.000

0
1974 1979 1984 1989 1994 1999 2004 2009 2014 2019
Năm

Hình 1.2: Tình hình sản xuất điện trên thế giới 2
OECD: các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế; Non-OECD: các nước không thuộc OECD.

3
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Khoảng năm 1910, điện áp truyền tải lên đến 100 kV đã


được sử dụng, và từ khoảng năm 1920 một số hệ thống có điện áp
cao hơn đã được phát triển ở nhiều nơi trên thế giới. Công suất
điện khoảng 50 MW hoặc lớn hơn được truyền tải qua khoảng
cách xấp xỉ 50 km. Trong giai đoạn từ 1930 đến 1950, nhiều nhà
máy thủy điện được xây dựng trên toàn thế giới có thể cung cấp
công suất 250 MW cho đường dây 400 km với điện áp từ 200 kV
đến 300 kV. Năm 1954, điện áp 380 kV được sử dụng như cấp
điện áp tiêu chuẩn quốc tế và trong thập niên 1960, công suất lên
đến 1.000 MW được truyền tải qua khoảng cách 1.000 km lần đầu
tiên với điện áp 550 kV và sau đó là 765 kV hoặc 800 kV. Đường
truyền tải UHV hiện đang vận hành tại Nga ở điện áp 1.150 kV
với công suất truyền tải gần 10.000 MW và 1.0001.200 kV tại
Trung Quốc. Lịch sử phát triển của các cấp điện áp truyền tải được
tổng hợp ở Hình 1.4.

Hình 1.3: Nhà máy điện hạt nhân 1260 MW 3


Một số hệ thống cung cấp điện đầu tiên đã sử dụng điện áp
DC để truyền tải và phân phối điện. Tuy nhiên, với sự ra đời của
máy biến áp, các hệ thống DC đã nhanh chóng được thay thế bằng
các hệ thống AC để truyền tải ở điện áp cao hơn sẽ mang lại lợi
ích kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hệ thống
truyền tải HVDC đã bắt đầu được sử dụng trở lại. Điều này là do
4
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

truyền tải HVDC không bị giới hạn bởi chiều dài đường dây,
không gây ra các vấn đề về độ ổn định và công suất phản kháng
và mang lại nhiều lợi ích kinh tế khi sử dụng kết hợp với truyền
tải HVAC. Độ tin cậy cao của bộ chuyển đổi bán dẫn cùng với các
thuận lợi về mặt kỹ thuật và kinh tế khác làm cho truyền tải HVDC
đôi khi có lợi hơn so với truyền tải HVAC trong một số trường
hợp đặc thù. Nhược điểm của truyền tải HVDC về cơ bản là không
thuận tiện khi phân nguồn tại các điểm dọc theo đường dây và chi
phí xây dựng trạm biến áp quá cao. Kết quả là truyền tải HVDC
chỉ trở nên kinh tế hơn so với HVAC khi chiều dài đường dây đạt
một giá trị đủ lớn (600800 km). Điện áp truyền tải HVDC cao
nhất hiện được sử dụng là ± 1.000 kV tại Trung Quốc.

Hình 1.4: Lịch sử phát triển điện áp truyền tải 4


Thay vì mỗi nhà máy điện hoặc một nhóm nhỏ các nhà máy
điện cung cấp cho các phụ tải riêng của chúng, các đường dây liên
kết được sử dụng để nối các nhà máy điện thành một hệ thống tích
hợp trên phạm vi một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia lân
cận. Sự nối kết này sẽ cải thiện độ tin cậy và hiệu quả kinh tế của
hệ thống điện một cách rõ rệt cũng như tạo nên những lợi ích từ
sự đa dạng về giá trị và thời gian đạt đỉnh của phụ tải. Lưới điện

5
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

EHV bao phủ khu vực Tây Âu hoạt động ở điện áp 400 kVAC và
được kết nối với lưới điện Đông Âu tại các trạm biến áp ở Áo.
Hoa Kỳ và Canada được kết nối với nhau ở các cấp điện áp khoảng
750 kVAC và ± 400 kVDC. Sơ đồ một phần của lưới điện điển
hình được cho trong Hình 1.5 và Hình 1.6 cho thấy một phần trạm
biến áp ngoài trời 110 kV.

Hình 1.5: Sơ đồ minh họa một phần của hệ thống điện tiêu biểu 5
Substation: trạm biến áp; tie lines: đường dây liên kết.

Hình 1.6: Trạm biến áp 110 kV đặt ngoài trời với các thiết bị chính

6
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

1.2 Phân loại điện áp


Theo IEC, điện áp cao là điện áp lớn hơn 1.000 VAC, hoặc
lớn hơn 1.200 VDC. Bảng 1.1 liệt kê các cấp điện áp và giá trị
điện áp AC phổ biến nhất trong mỗi cấp. Các cấp điện áp tiêu
chuẩn trong một quốc gia được quyết định dựa trên những đặc thù
về vận hành hệ thống điện của quốc gia đó. Thông thường, tỉ số
cho phép giữa cấp điện áp truyền tải cao nhất và thấp nhất của hệ
thống truyền tải điện quốc gia có thể đạt đến vài lần. Theo EVN,
điện áp được phân thành các loại khác nhau dựa vào giá trị như
trình bày ở Bảng 1.2. Lưới phân phối trung thế tại nước ta hiện tại
chủ yếu ở cấp 22 kV trong khi cấp 110 kV, 220 kV và 500 kV
hiện hữu trong lưới truyền tải.
Bảng 1.1. Điện áp vận hành tiêu chuẩn tại Châu Âu và Hoa Kỳ 5
Giá trị điện áp (kV)
TT Cấp điện áp
Châu Âu (50 Hz) Hoa Kỳ (60 Hz)
0,22/0,24 0,12 (1 pha)
0,38/0,415 0,208
1 Hạ thế
0,65 0,6
1,0 -
- 2,4
5 6,9
11 12,47
2 Trung thế
22 23
33 34,5
66 69
110 115
132 138
3 Cao thế
156 161
220 230
275 287
380 345
4 Siêu cao thế
400 500
800 765
5 Cực cao thế 1.150 -

7
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Bảng 1.2. Cấp điện áp tại Việt Nam


TT Cấp điện áp Giá trị Ứng dụng
1 Hạ thế U < 1 kV Lưới phân phối hạ thế
2 Trung thế 1  U  35 kV Lưới phân phối trung thế
3 Cao thế 35 < U  220 kV Lưới truyền tải
4 Siêu cao thế U > 220 kV Lưới truyền tải

1.3 Hệ thống cách điện trong thiết bị điện cao áp


Mắc xích yếu nhất trong chuỗi độ tin cậy của thiết bị điện
vẫn là hệ thống cách điện, và ngành khoa học vật liệu đã đóng góp
rất lớn cho sự phát triển của các hệ thống cách điện cải tiến để sử
dụng trong các thiết bị điện áp cao. Hệ thống cách điện trong các
thiết bị điện cao áp bao gồm các loại sau: cách điện khí hở, cách
điện khí kín, cách điện lỏng, cách điện rắn tẩm chất lỏng, cách
điện rắn… Hệ thống cách điện của thiết bị cao áp thông thường
chịu tác động của cả điện áp vận hành một cách liên tục trong thời
gian dài và quá điện áp trong thời gian ngắn. Để cách điện chịu
được nhiều loại điện áp khác nhau, nó được thiết kế một cách cẩn
thận, phối hợp cách điện và thử nghiệm theo tiêu chuẩn. Điện áp
thử nghiệm phải lớn hơn điện áp định mức bởi yêu cầu an toàn.
Điện áp thử nghiệm xung sét lớn gấp khoảng 10 lần điện áp xoay
chiều định mức cho các thiết bị điện áp ở cấp trung thế và cao thế.
Tuy nhiên, tỷ lệ tương ứng chỉ đạt khoảng 3 lần đối với các thiết
bị UHV là do yêu cầu về mặt kinh tế.
Để thiết kế hệ thống cách điện đạt các yêu cầu về kinh tế
và kỹ thuật, cần phải tổng hợp được đầy đủ thông tin thích hợp.
Điều này được áp dụng cho các thiết bị trong hệ thống năng lượng
điện cũng như trong hệ thống điện tử, bất kể công suất. Yêu cầu
này được áp dụng như nhau cho các bộ phận riêng lẻ cũng như đối
với các thiết bị hoàn chỉnh. Qua đó, chúng ta có thể tính toán và
đo lường được quá điện áp. Bằng cách giả định trước biên độ điện
áp và thời gian tác động của điện áp đến các điểm yếu của hệ thống
cách điện, chúng ta có thể xác định được kích thước hình học của
nó, có nghĩa là chiều dày cách điện và độ dài cách điện bề mặt.
Điều này có liên quan đến tính toán điện trường và trong một số
trường hợp có liên quan đến đo lường điện trường. Ngoài ra một

8
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

số thông tin thiết yếu khác cần phải bổ sung bao gồm bản chất vật
lý của sự phóng điện trong các chất cách điện rắn, lỏng và khí
cũng như thiết kế, hiệu quả cung cấp điện và thử nghiệm các thành
phần cách điện.
1.4 Chất cách điện khí/chân không
Không khí ở áp suất khí quyển là chất cách điện phổ biến
nhất. Do đó, hiểu rõ bản chất của sự phóng điện đánh thủng không
khí có tầm quan trọng thiết thực đối với các kỹ sư thiết kế trong
lĩnh vực truyền tải điện và thiết bị điện cao áp. Phóng điện đánh
thủng xảy ra trong không khí là do quá trình ion hóa va chạm. Số
lượng các điện tử tự do tăng theo hàm mũ và nếu điện áp tác dụng
đủ lớn, sẽ gây ra phóng điện đánh thủng. Trong một số chất khí
điện âm, các điện tử tự do bị loại khỏi quá trình ion hóa bằng cách
bị “bắt giữ” bởi các phân tử khí trung tính. Do đó quá trình ion
hóa sẽ giảm dẫn đến độ bền điện của các chất khí điện âm sẽ rất
cao. Chẳng hạn SF6 là một chất khí điện âm điển hình có độ bền
điện rất cao (gấp khoảng 2,5 lần so với không khí).
Điện áp đánh thủng của chất khí tăng tuyến tính với sự gia
tăng khoảng cách giữa các điện cực nhưng độ bền điện sẽ giảm từ
3 MV/m trong điện trường đều với khe hở điện cực nhỏ về khoảng
0,6 MV/m đối với khe hở điện cực khoảng vài mét. Đối với khe
hở rất lớn như trong trường hợp phóng điện sét, độ bền điện trung
bình giảm còn 0,1 đến 0,3 MV/m.
Chất khí có áp suất cao cung cấp một môi trường đáng tin
cậy cho cách điện cao áp. Độ bền điện của chất khí ở áp suất cao
có thể tăng đến 25 MV/m. Nitơ là chất khí đầu tiên được sử dụng
ở áp suất cao vì tính trơ và ổn định hóa học. Tuy nhiên, độ bền
điện của nó chỉ xấp xỉ không khí. Các chất khí cách điện thực tế
quan trọng khác là carbon dioxide (CO2),
dichlorodifluoromethane (CCl2F2) và lưu huỳnh hexafluoride
(SF6). Ngoài ra, các nghiên cứu đang được thực hiện với các hợp
chất khí có khối lượng riêng lớn hơn để làm chất cách điện. Khí
SF6 cho thấy khả năng duy trì tính cách điện cực tốt gấp khoảng
2,5 lần so với N2 và CO2 tại áp suất khí quyển và tỉ lệ này sẽ tăng
theo áp suất. Hơn nữa, khí SF6 cũng thể hiện đặc tính dập tắt hồ
quang tốt hơn so với bất kỳ chất khí khác. Điện áp đánh thủng của
9
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

chất khí ở áp suất cao phụ thuộc mạnh vào vật liệu làm điện cực
và tình trạng bề mặt điện cực. Cho đến thời điểm hiện tại, trong số
các loại chất khí được kiểm chứng, SF6 là chất khí có đặc tính cách
điện và dập tắt hồ quang tốt nhất cho các hệ thống cách điện khí
cao áp. Tuy nhiên, do là một loại khí nhà kính nên SF6 đã bị cấm
sử dụng và chỉ được phép dùng trong lĩnh vực máy cắt điện cao
áp. Do đó, các nghiên cứu đang được tiến hành trên các hợp chất
khí thân thiện với môi trường hơn, chẳng hạn giữa SF6 và khí CO2.
Một cách lý tưởng, chân không là chất cách điện tốt nhất
với độ bền điện có thể đạt đến 10 MV/cm. Giá trị này chỉ bị giới
hạn bởi sự phát xạ điện tử từ bề mặt điện cực. Do phát xạ điện tử
từ điện cực âm, độ bền điện của chân không giảm còn khoảng 100
kV/cm đối với khe hở điện cực khoảng vài cm. Trong điều kiện
chân không cao, nơi áp suất dưới 10-4 torr (1 torr = 1 mmHg), sự
phóng điện đánh thủng không thể xảy ra do quá trình ion hóa va
chạm giống như trong chất khí, và do đó độ bền điện của chân
không khá cao. Do đó, chân không được sử dụng để cách điện
trong các máy cắt trung thế và tụ điện. Ngoài ra, cách điện chân
không còn được sử dụng trong các máy gia tốc hạt, máy tạo tia X,
ống phát xạ điện tử và kính hiển vi điện tử.
1.5 Chất cách điện lỏng
Chất lỏng đang được sử dụng trong các thiết bị điện áp cao
cho mục đích cách điện và truyền nhiệt. Chất lỏng có ưu điểm là
có khả năng tự phục hồi sau khi bị phóng điện. Sự suy giảm cách
điện tạm thời xảy ra do quá áp được phục hồi nhanh chóng bởi sự
dịch chuyển của dòng chất lỏng có độ cách điện cao đến khu vực
bị phóng điện. Tuy nhiên, các sản phẩm tạo thành từ sự phóng
điện trong chất lỏng chẳng hạn như muội than có thể lắng đọng
trên bề mặt cách điện rắn trong các hệ thống cách điện hỗn hợp có
thể dẫn đến phóng điện bề mặt.
Chất lỏng có độ tinh khiết cao với độ bền điện có thể đạt
đến 1 MV/cm. Trong điều kiện vận hành thực tế, độ bền điện giảm
đáng kể do sự hiện diện của tạp chất. Nguyên lý phóng điện trong
trường hợp chất lỏng rất tinh khiết tương tự như phóng điện trong
chất khí nhưng không giống nhau hoàn toàn bởi vì kèm theo các
quá trình điện tử là quá trình gia nhiệt và bay hơi chất lỏng. Đối
10
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

với các chất lỏng thương mại, nguyên lý phóng điện thay đổi theo
sự hiện diện của các tạp chất cơ học và khí hòa tan trong chất lỏng.
Chất lỏng cách điện bao gồm một số loại như sau. Dầu gốc
khoáng được tinh chế từ dầu mỏ là chất lỏng cách điện phổ biến
nhất. Tuy nhiên, askarels, fluorocarbons, silicon và este hữu cơ
bao gồm dầu thầu dầu, dầu đậu nành, dầu hạt cải và dầu hạt hướng
dương cũng đã bắt đầu được sử dụng với số lượng đáng kể. Các
tính chất điện quan trọng của chất lỏng bao gồm độ bền điện, độ
dẫn điện, điểm chớp cháy, hàm lượng khí, độ nhớt, hằng số điện
môi, hệ số tổn hao điện môi, độ ổn định oxy hóa… Vì hệ số tổn
hao điện môi thấp và các đặc tính tuyệt vời khác, polybutanes đang
được sử dụng ngày càng nhiều trong ngành công nghiệp điện.
Askarel và silicon đặc biệt hữu ích trong máy biến thế và tụ điện
và có thể được sử dụng tại nhiệt độ đến 200oC và cao hơn. Dầu
thầu dầu là một chất điện môi tốt cho tụ cao áp vì khả năng kháng
phóng điện vầng quang cao, hằng số điện môi cao, không độc hại
và điểm chớp cháy cao. Một số chất lỏng cách điện sinh học đã
được ứng dụng thành công trong các máy biến áp phân phối như
FR3, Biotemp, Biovol…Ưu điểm của chất lỏng cách điện sinh học
là có độ bền điện cao, nhiệt độ chớp cháy cao, hàm lượng nước
bão hòa cao và phân hủy sinh học hoàn toàn. Tuy nhiên dầu cách
điện sinh học vẫn tồn tại một số nhược điểm như độ nhớt cao và
nhiệt độ đông đặc cao nhưng độ bền oxy hóa lại thấp hơn so với
dầu gốc khoáng.
Trong các ứng dụng thực tế, chất lỏng cách điện thường
được sử dụng ở mức ứng suất điện trường khoảng 5060 kV/cm
khi thiết bị được vận hành liên tục. Mặt khác, trong các ứng dụng
giống như sứ xuyên cao áp, nơi mà chất lỏng chỉ lấp đầy các lỗ
rỗng trong chất cách điện rắn, nó có thể được sử dụng ở ứng suất
điện trường cao tới 100200 kV/cm.
1.6 Chất cách điện rắn
Nếu vật liệu cách điện rắn thực sự đồng nhất và không có
khiếm khuyết, độ bền điện của nó sẽ cao tới 10 MV/cm. Đây là
“độ bền điện bản chất” và chỉ có thể đạt được trong các điều kiện
được kiểm soát cẩn thận tại phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, trong
thực tế, độ bền điện đo được thấp hơn rất nhiều so với giá trị này
11
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

do sự phóng điện đánh thủng xảy ra do tác động của nhiều cơ chế.
Nói chung, sự phóng điện thường xảy ra trên bề mặt hơn bên trong
thể tích cách điện rắn, và phóng điện bề mặt là nguyên nhân
thường gặp nhất gây ra các sự cố xảy ra trong thực tế.
Sự phóng điện trong chất cách điện rắn có thể xảy ra do hư
hỏng cơ học gây ra bởi ứng suất cơ học được tạo ra bởi điện
trường. Hiện tượng này gọi là phóng điện “điện cơ”.
Mặt khác, sự phóng điện cũng có thể xảy ra do suy thoái
hóa học gây ra bởi nhiệt sinh ra do tổn hao điện môi trong vật liệu
cách điện. Quá trình này tích lũy dần và trở nên nghiêm trọng hơn
khi có sự hiện diện của không khí và độ ẩm.
Khi phóng điện xảy ra trên bề mặt của một chất cách điện,
nó có thể là một tia lửa điện hoặc sự hình thành một kênh dẫn điện
trên bề mặt. Khi kênh dẫn điện được hình thành, nó được gọi là
vết rạn nứt “tracking”, và dẫn đến sự xuống cấp của vật liệu. Sự
phóng điện bề mặt thường xảy ra khi chất cách điện rắn được bao
quanh bởi chất cách điện khí hoặc được ngâm trong chất cách điện
lỏng. Sự phóng điện bề mặt, như đã đề cập, là nguyên nhân thường
gặp nhất gây ra hư hỏng trong thực tế. Do đó, sứ cách điện sử dụng
trên đường dây truyền tải phải được thiết kế để có chiều dài cách
điện bề mặt đủ lớn để ngăn cản phóng điện bề mặt do ô nhiễm. Sự
ô nhiễm này tồn tại hầu như ở mọi nơi và đạt đến một mức độ nhất
định tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Đối với sứ treo cao áp,
chiều dài cách điện bề mặt sẽ lớn hơn 20 đến 30 lần so với chiều
dày cách điện của sứ.
Ngoài ra, sự hư hỏng cách điện rắn do sự phóng điện có thể
xảy ra trong bọt khí (khe khí) hay khoang trống bên trong chất
cách điện, được gọi là phóng điện cục bộ, đang nhận được nhiều
sự quan tâm ngày nay, chủ yếu là vì nó quyết định đến đặc tính
của quan hệ giữa tuổi thọ cách điện và ứng suất điện trường tác
động lên vật liệu. Năng lượng tiêu tốn cho phóng điện cục bộ gia
tăng sự thoái hóa cách điện xung quanh bọt khí và giải phóng thêm
các chất khí. Đây là một quá trình diễn ra từ từ và tích lũy cuối
cùng dẫn đến phóng điện đánh thủng. Trong thực tế, không thể
hoàn toàn loại bỏ phóng điện cục bộ và mức độ phóng điện cục bộ
được qui định tùy thuộc vào cấp điện áp hoạt động, loại thiết bị và

12
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

tuổi thọ hoạt động mong muốn của thiết bị. Tuy nhiên, kỹ sư có
thể thử nghiệm tăng điện áp bắt đầu gây phóng điện cục bộ bằng
cách thiết kế cẩn thận sự phân bố điện trường trong hệ thống cách
điện rắn và loại bỏ các bọt khí hay khoang trống bên trong vật liệu,
đặc biệt là từ các hệ thống có ứng suất điện trường cao. Điều này
đòi hỏi kiểm soát chất lượng rất cao trong cả quá trình sản xuất và
lắp ráp. Trong một số ứng dụng, ảnh hưởng của sự phóng điện cục
bộ có thể được giảm thiểu bằng cách tẩm cách điện trong chân
không. Đối với các ứng dụng điện áp cao, nhựa epoxy đúc khuôn
đang giải quyết nhiều vấn đề. Tuy nhiên sự kiểm tra và giám sát
cẩn thận nên được thực hiện trong quá trình đúc. Thiết bị đóng cắt
điện áp cao, sứ xuyên, cáp cao áp và máy biến áp lực là các thiết
bị điển hình mà ảnh hưởng của phóng điện cục bộ cần phải được
xem xét cẩn thận trong quá trình thiết kế.
Cho đến nay, các cơ chế khác nhau gây ra sự phóng điện
trong chất cách điện rắn đã và đang được thảo luận. Chính cường
độ của điện trường quyết định sự bắt đầu của hiện tượng phóng
điện và tốc độ gia tăng của dòng điện trước khi phóng điện. Vì
vậy, điều rất cần thiết là ứng suất điện trường phải được ước tính
đúng và sự phân bố điện trường phải được nhận biết trong một
thiết bị mang điện áp cao. Các phương pháp đặc biệt nên được chú
ý thực hiện trong việc loại bỏ ứng suất điện trường ở những khu
vực được dự kiến là cực đại, chẳng hạn như sự hiện diện của các
điểm nhọn, mép hay cạnh điện cực.
1.7 Tác nhân tác động đến hệ thống cách điện
1.7.1 Ảnh hưởng của tác nhân
Chức năng chính của hệ thống cách điện là cách ly, tức là
ngăn chặn sự dịch chuyển dòng điện giữa các vật dẫn có điện tích
trái dấu. Do đó ứng suất điện gây ra bởi quá điện áp cũng như điện
áp vận hành bình thường phải được xem xét.
Chức năng cách điện trong nhiều trường hợp có thể được
thực hiện bằng chất khí hoặc chất lỏng, nhưng chất cách điện rắn
luôn cần thiết để định vị và tách rời các vật dẫn. Vật liệu cách điện
rắn thường phải chịu ứng suất cơ học có nguồn gốc khác nhau:

13
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

- Trọng lượng của chất cách điện và vật liệu kết cấu.
- Lực gây ra bởi tuyết, băng đá và gió.
- Lực do ngắn mạch.
- Lực ly tâm.
- Rung động do lực từ hoặc do sự không cân bằng của máy
điện.
- Giãn nở nhiệt giữa vật dẫn và chất cách điện.
Sự dịch chuyển tương đối giữa vật dẫn và chất cách điện sẽ
gây ra hiện tượng mài mòn. Ngoài ra, cả chất cách điện trong và
ngoài đều chịu tác động của các tác nhân hóa học là do ảnh hưởng
của điều kiện môi trường như sau:
- Tiếp xúc với các loại vật liệu khác nhau (rắn, lỏng, khí).
- Khí ăn mòn, hơi nước, ôxy và các dung môi khác.
- Bụi, muối và các chất ô nhiễm khác.
- Mưa.
- Bức xạ cực tím (trong ánh sáng mặt trời).
Vật liệu cách điện tốt thường cũng có điện trở nhiệt cao.
Do đó, khi nhiệt sinh ra do tổn hao từ vật dẫn, lõi từ và chất cách
điện được truyền qua chất cách điện để tản ra môi trường xung
quanh thông thường với một gradient nhiệt độ đáng kể. Điều này
có nghĩa là nhiệt độ của chất cách điện sẽ lớn hơn so với nhiệt độ
của môi trường xung quanh. Mặt khác, chất cách điện cũng có thể
được yêu cầu để tải nhiệt ở nhiệt độ thấp. Ngoài ra, hồ quang và
các dạng phóng điện khác có thể tạo nhiệt độ cục bộ rất cao cũng
như bức xạ ion hóa và sự bắn phá bề mặt điện môi bằng các điện
tử năng lượng cao.
Dưới tác động kết hợp của tất cả các tác nhân này, chất cách
điện thường được yêu cầu sẽ bị lão hóa ở mức độ vừa phải, sao
cho tuổi thọ dự kiến đạt từ 30 năm trở lên. Sự kết hợp tác động
của các tác nhân như đã đề cập được minh họa trong Hình 1.7.

14
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Quá điện áp

Chống sét van


Dây chống sét
Điện áp thử Áp lực cơ
nghiệm
Thiết bị điện-
Hệ thống cách điện
(khí, lỏng, rắn)
Điện áp vận hành Áp lực nhiệt

Áp lực hóa học


(môi trường)

Hình 1.7: Tác nhân tác động lên hệ thống cách điện
Một ví dụ điển hình về thiết bị chịu tác động của ứng suất
cơ học lớn trong thời gian hoạt động là các sứ cách điện loại treo
dùng cho đường dây trên không. Ngoài trọng lượng của dây dẫn,
nó còn bị tác động của tuyết, băng và gió. Một dây cáp ngầm phải
chịu áp lực cơ học rất lớn trong quá trình thi công lắp đặt dưới đáy
biển. Các thanh cái và dây quấn máy biến áp có thể bị tác động
của lực điện động lớn trong thời gian ngắn mạch.
Ứng suất nhiệt có nguồn gốc từ tổn hao công suất do hiệu
ứng phát nhiệt của dây dẫn có điện trở và tổn hao điện môi. Ngoài
ra, hồ quang xuất hiện trên bề mặt của một chất cách điện có thể
dẫn đến hình thành ứng suất nhiệt và ứng suất cơ học lớn. Ứng
suất do môi trường gây ra có thể kể đến như: độ ẩm, ôxy và tia
cực tím (ánh sáng mặt trời).
Nhiều loại tác nhân (ứng suất) cùng tác động lên chất cách
điện sẽ làm thoái hóa (lão hóa) chất cách điện hoặc gây phóng
điện. Điều này được minh họa trong Hình 1.8. Một số hình ảnh
minh họa hư hỏng của cách điện dưới tác động của điện áp cao
như minh họa ở Hình 1.9. “Cây điện” là thuật ngữ dùng để chỉ các
kênh dẫn điện có dạng nhánh cây xuất hiện trong cách điện rắn do
phóng điện cục bộ tạo nên (Hình 1.10a). Trong khi đó, “Cây nước”

15
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

là tên gọi của sự xuất hiện các kênh li ti chứa nước có dạng nhánh
cây trong cách điện rắn của cáp trung hoặc cao áp được chôn ngầm
sau một khoảng thời gian sử dụng (Hình 1.10b).

Hình 1.8: Tác nhân tác động lên hệ thống cách điện

Hình 1.9: Hư hỏng cách điện dưới tác động của điện áp cao: Phóng
điện cục bộ (a); Rạn nứt bề mặt (b) và Phóng điện bề mặt (c)6

16
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Hình 1.10: Thoái hóa cách điện XLPE của cáp: “Cây điện” (a) và
“Cây nước” (b) 7
Hệ thống cách điện phải được thiết kế để chịu đựng được
tất cả các loại tác nhân (ứng suất) dự kiến xuất hiện trong quá trình
sản xuất, thử nghiệm, vận chuyển, lắp đặt và vận hành với tuổi thọ
ước tính là 30 năm. Tuy nhiên, thiết bị điện cao áp có thể bị tác
động của các tác nhân không mong muốn, hoặc có thể hoạt động
quá tải hoặc non tải hơn dự kiến. Ngoài ra, sự gián đoạn cung cấp
điện do hư hỏng thiết bị có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế nghiêm
trọng. Bởi vì điều này, cần phải thực hiện các chẩn đoán để đánh
giá tình trạng của hệ thống cách điện. Dựa vào kết quả chẩn đoán,
có thể quyết định là thiết bị có ở trong tình trạng tốt hay không,
cần bảo trì hoặc nên được thay thế. Để có thể chẩn đoán tình trạng
của một thiết bị điện cao áp, kiến thức về các quá trình lão hóa
được thể hiện trong Hình 1.8 là rất cần thiết.
Nói chung, có thể nói rằng kích thước của hệ thống cách
điện được thiết kế dựa trên mức cách điện tiêu chuẩn và mức cách
điện này liên quan chặt chẽ đến mức điện áp lớn nhất của hệ thống.
Khái niệm điện áp này được định nghĩa là điện áp chịu đựng lâu
dài giữa pha với pha hoặc giữa pha và trung tính (nối đất). Các
yếu tố quan trọng trong thiết kế của thiết bị điện là:
- Tác nhân tác động.
- Độ bền vật liệu.
- Phối hợp cách điện.

17
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

1.7.2 Tác nhân điện áp


Các tác nhân điện áp bên ngoài tác động vào các thành phần
trong hệ thống điện có thể được phân thành các loại như sau:
- Điện áp vận hành.
- Quá điện áp do sét.
- Quá điện áp do vận hành.
- Quá điện áp do sự cố.
Quá điện áp là hiện tượng quá độ. Quá điện áp sét, còn
được gọi là quá điện áp khí quyển, được tạo ra trong khí quyển và
không bị ảnh hưởng bởi điện áp vận hành của hệ thống. Ngược
lại, quá áp nội bộ được sinh ra do hoạt động của hệ thống hoặc sự
cố hệ thống và có thể bị ảnh hưởng bởi đặc điểm thiết kế cũng như
cấp điện áp vận hành của hệ thống.
1.7.2.1 Điện áp vận hành
Các định nghĩa sau đây tuân theo quy định của IEC.
- Điện áp danh định của hệ thống ba pha
Là điện áp hiệu dụng dây mà hệ thống được chỉ định để vận
hành đạt các thông số theo qui định trong thời gian dài.
- Điện áp lớn nhất của hệ thống 3 pha
Là điện áp hiệu dụng dây cực đại xảy ra trong điều kiện
hoạt động bình thường tại bất cứ thời điểm nào cũng như
tại bất kỳ điểm nào của hệ thống. Nó không bao gồm quá
điện áp (chẳng hạn như do đóng cắt) và dao động điện áp
tạm thời do điều kiện vận hành bất thường của hệ thống
(chẳng hạn như do ngắn mạch hoặc cắt đột ngột tải có công
suất lớn).
- Điện áp làm việc lớn nhất của thiết bị
Điện áp hiệu dụng dây lớn nhất theo thiết kế có tính đến
cách điện cũng như các đặc tính khác liên quan đến điện áp
này trong các tiêu chuẩn thiết bị. Điện áp này là giá trị tối
đa của hệ thống mà thiết bị có thể chịu đựng trong thời gian
lâu dài. Điện áp cao nhất của thiết bị được gọi là Um.

18
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Rõ ràng là tất cả các hệ thống cách điện phải có khả năng


chịu được điện áp danh định trong một thời gian dài, ví dụ 30 năm
mà không bị xuống cấp hoặc lão hóa. Tuy nhiên, không có phương
pháp đơn giản nào có thể đảm bảo rằng hệ thống cách điện sẽ đáp
ứng yêu cầu này. Thông thường tất cả các thiết bị điện cao áp được
thử nghiệm chịu đựng điện áp cao có tần số 50/60 Hz trong thời
gian là một phút. Thử nghiệm này không nhằm mô phỏng bất kỳ
tình huống chịu tác động cụ thể nào trong thực tế nhưng được xây
dựng dựa trên kinh nghiệm chung mà nếu các thiết bị điện cao áp
vượt qua được kiểm tra này thì có thể chịu được cả điện áp vận
hành, quá áp sự cố và một phần quá áp vận hành với tuổi thọ cách
điện mong muốn.
Bảng 1.3 cho thấy mối quan hệ giữa điện áp cao nhất của
thiết bị và điện áp chịu đựng trong một phút theo khuyến nghị
trong IEC Publ. 71-1.
Nghiên cứu sâu hơn về các đặc tính lão hóa của cách điện
thường là dựa trên các thử nghiệm chịu đựng điện áp xoay chiều
trong thời gian dài. Tuổi thọ của vật liệu cách điện phụ thuộc vào
nhiều thông số và các thông số quan trọng là ứng suất điện trường,
nhiệt độ, độ ẩm, ô nhiễm, khí ăn mòn, bức xạ UV và phóng điện
cục bộ. Bởi vì lý do kinh tế, ảnh hưởng của các yếu tố này có thể
không được nghiên cứu trên các thiết bị hoàn chỉnh nhưng đòi hỏi
nghiên cứu kỹ tác động của các yếu tố này đến các tính chất của
vật liệu được sử dụng trong các thiết bị điện cao áp.
Bảng 1.3. Mức cách điện cơ bản 5
Điện áp làm việc Điện áp Điện áp chịu đựng ngắn
TT lớn nhất của thiết xung sét hạn tần số công nghiệp
bị (kVrms) (kVp) (kVrms)
1 3,6 20 10
2 7,2 40 20
3 12 60 28
4 17,5 75 38
5 24 95 50
125
145
6 36 145 70
170

19
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Điện áp làm việc Điện áp Điện áp chịu đựng ngắn


TT lớn nhất của thiết xung sét hạn tần số công nghiệp
bị (kVrms) (kVp) (kVrms)
7 52 250 95
8 72,5 325 140
9 123 450 185
550 230
10 145 550 230
650 275
11 170 650 257
750 325
12 245 360 850
395 950
460 1.050
13 300 750 850
950
850 950
1.050
14 362 850 950
1.050
950 1.050
1.175
15 420 950 1.050
1.175
1.050 1.175
1.300
1.425
16 525 1.050 1.175
1.300
1.425
1.175 1.300
1.425
1.550
17 765 1.300 1.425
1.550
1.800
1.425 1.550/1.800/2.100
1.550 1.800/1.950/2.400

20
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

1.7.2.2 Quá điện áp


Quá điện áp được định nghĩa là điện áp pha hay dây mà có
giá trị tức thời thay đổi theo thời gian và có giá trị cực đại vượt
2
quá giá trị đỉnh ( U m 2 hoặc U m ) được xác định từ điện áp
3
lớn nhất của thiết bị.
Quá điện áp luôn là hiện tượng thoáng qua. Có thể chia
thành hai nhóm: quá điện áp ít dao động với thời gian tồn tại ngắn
và quá điện áp dao động lớn với thời gian tồn tại dài. Tuy nhiên,
ranh giới giữa hai nhóm này không tồn tại rõ ràng.
- Quá điện áp pha (p.u)
Tỷ số giữa giá trị cực đại pha của quá điện áp với giá trị
tương ứng của điện áp cao nhất của thiết bị.
- Quá điện áp dây (p.u)
Tỷ số giữa giá trị cực đại dây của quá điện áp với giá trị
tương ứng của điện áp cao nhất của thiết bị.
1.7.2.3 Quá điện áp do sét
Quá điện áp sét được định nghĩa là điện áp pha-đất hoặc
pha-pha tại một vị trí nhất định trên hệ thống do sét đánh gây ra.
Quá áp như vậy thường là một chiều và tồn tại trong thời gian rất
ngắn.
Với mục đích phối hợp cách điện, quá điện áp nội bộ và
quá điện áp do sét được phân loại theo hình dạng của chúng, bất
kể nguồn gốc. Mặc dù, tồn tại độ lệch đáng kể giữa dạng sóng tiêu
chuẩn với các dạng sóng xảy ra trên các hệ thống thực tế, sóng
tiêu chuẩn được coi là đủ để mô tả loại quá điện áp dựa trên hình
dạng và giá trị cực đại của nó. Đối với các thử nghiệm trong phòng
thí nghiệm, hình dạng của quá áp do sét được tiêu chuẩn hóa như
trong Hình 1.11. T1 là thời gian đầu sóng và T2 là thời gian điện
áp giảm còn một nửa so với giá trị đỉnh. Dựa trên tiêu chuẩn quốc
tế, các giá trị thời gian này được cho như bên dưới với dung sai
tương ứng là 30% và 20%.
T1 = 1,2 s và T2 = 50 s

21
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Hình 1.11: Xung sét tiêu chuẩn 8


Xung sét tiêu chuẩn thường được tạo ra trong phòng thí
nghiệm từ máy phát cao áp Marx để sử dụng cho mục đích thử
nghiệm quá áp thiết bị điện (Hình 1.12a). Nguyên lý hoạt động
của máy phát Marx là dựa vào sự xả điện tích của tụ qua mạch RC
sau khi nạp đầy sẽ tạo ra xung (Hình 1.12b). Trong một số thiết bị
có tính cảm, thử nghiệm cần được thực hiện với tốc độ tăng xung
là 12 MV/s, và điều này có thể được thực hiện với xung cắt như
trong Hình 1.13. Để tạo xung cắt, khe hở cầu (Hình 1.13b) được
nối song song với đầu ra của máy phát Marx ở Hình 1.12a. Khi sự
phóng điện diễn ra trong khe hở cầu do quá áp sẽ tạo nên xung cắt
tác động lên thiết bị cần thử nghiệm.

Hình 1.12: Thử nghiệm xung sét: Máy phát cao áp Marx (a) và Mạch
tạo xung sét (b)9
22
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Hình 1.13: Xung cắt đầu sóng: Dạng sóng (a) và Khe hở cầu (b) 8
1.7.2.4 Quá điện áp nội bộ
Quá điện áp nội bộ là quá điện áp pha-pha hoặc quá điện
áp pha-đất ở một vị trí nhất định trên hệ thống do ngắn mạch hoặc
đóng cắt hệ thống tạo nên. Quá áp như vậy thường ít dao động và
tồn tại trong thời gian ngắn. Xung quá điện áp nội bộ được minh
họa tại Hình 1.14. Xung quá áp nội bộ cũng được sinh ra từ máy
phát Marx (Hình 1.12) nhưng có sự điều chỉnh giá trị các điện trở
R’ và R’2 cho phù hợp.
Hình dạng và biên độ của sóng quá áp được xác định bởi
đặc điểm của hệ thống tại thời điểm xảy ra sự cố và giá trị tức thời
của điện áp hệ thống. Quá điện áp như vậy có thể dao động hoặc
đơn cực.

Hình 1.14: Xung quá điện áp nội bộ tiêu chuẩn 8

23
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Đối với thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các tiêu chuẩn
khuyến nghị xung tiêu chuẩn có dạng đơn cực được tạo thành từ
hai hàm mũ như đối với xung sét. Tuy nhiên, ở đây thời gian đầu
sóng (Tp) và thời gian xung giảm còn nửa giá trị so với đỉnh (T2)
là 250 s và 2.500 s tương ứng. Ngoài ra, thời gian điện áp trên
90% biên độ (Td) được sử dụng làm giá trị đặc trưng.
1.8 Đặc tính chịu đựng điện áp của cách điện
Điện áp đủ cao đặt lên hệ thống cách điện sẽ dẫn đến sự
phóng điện, tức là làm cho toàn bộ hoặc một phần của chiều dày
cách điện trở nên dẫn điện. Nếu chỉ một phần của chiều dày cách
điện trở nên dẫn điện, hiện tượng này được gọi là phóng điện cục
bộ. Sự phóng điện cục bộ có thể gây ra sự suy giảm chất lượng
của chất cách điện rắn và lỏng một cách từ từ.
Khi sự phóng điện xảy ra trên toàn bộ chiều dày của cách
điện, nó được gọi là phóng điện đánh thủng.
Thuật ngữ “discharges” để chỉ sự phóng điện diễn ra ở
phạm vi nhỏ một cách tổng quát.
Thuật ngữ “sparkover” để chỉ tia lửa điện xuất hiện xuyên
qua khe hở điện cực chứa chất cách điện khí hoặc lỏng (Hình
1.15a).
Thuật ngữ “flashover” được sử dụng khi xảy ra phóng điện
trên bề mặt của chất cách điện rắn trong môi trường chất cách điện
khí hoặc lỏng (Hình 1.15b).
Thuật ngữ “puncture” được sử dụng khi sự phóng điện
đánh thủng xuyên qua chất cách điện rắn (Hình 1.15c).
Thuật ngữ “creepage discharges” để chỉ sự phóng điện rò
trên bề mặt cách điện rắn.
Thuật ngữ “corona” hay phóng điện vầng quang để chỉ sự
phóng điện diễn ra xung quanh vị trí có điện trường cao trên bề
mặt vật dẫn trong chất khí.
Thuật ngữ “partial discharges” hay phóng điện cục bộ để
chỉ hiện tượng phóng điện diễn ra trong một phần của hệ thống

24
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

cách điện. Phóng điện cục bộ thường bao gồm phóng điện vầng
quang, phóng điện rò và phóng điện bên trong chất cách điện rắn.
Khả năng của vật liệu cách điện chịu được điện áp lớn nhất
mà không bị phóng điện đánh thủng được gọi là độ bền điện. Có
thể hiểu là điện áp cực đại mà chất cách điện chịu đựng được
nhưng không bị phóng điện đánh thủng. Độ bền điện được ký hiệu
là EBDS có đơn vị là kV/mm hoặc kV/m.

Hình 1.15: Các dạng phóng điện đánh thủng: Phóng điện đánh thủng
không khí (a); Phóng điện bề mặt (b) và Phóng điện đánh thủng chất
cách điện rắn (c) 10
1.8.1 Hàm phân phối xác suất
Khi độ bền điện của chất cách điện khí (ví dụ: khe hở không
khí) được xác định bằng thí nghiệm, phóng điện đánh thủng không
gây bất kỳ thay đổi vĩnh viễn nào đối với chất cách điện khí. Sau
đó, thí nghiệm tương tự có thể được lặp lại nhiều lần trên cùng
một đối tượng và người ta mong đợi sẽ thu được kết quả tương tự
sau mỗi lần thí nghiệm. Tuy nhiên, điều mong muốn này sẽ không
xảy ra. Ví dụ, nếu điện áp được tăng liên tục theo từng bước nhỏ
cho đến khi xảy ra hiện tượng phóng điện, sẽ thu được điện áp
đánh thủng khác nhau ở mỗi lần thí nghiệm. Do đó, điện áp đánh
thủng thay đổi ngẫu nhiên và phải được đặc trưng bởi một hàm
phân phối xác suất. Hình 1.16 trình bày ví dụ về hàm phân phối
xác suất như vậy.
Hình 1.16a trình bày hàm phân phối xác suất tích lũy, cho
biết xác suất xảy ra hiện tượng phóng điện đánh thủng ở điện áp
nhỏ hơn hoặc bằng giá trị tham chiếu. Nếu cho một xung điện áp

25
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

với một giá trị đỉnh nhất định, hàm phân phối tích lũy sẽ đưa ra
xác suất mà giá trị điện áp này có thể gây ra phóng điện.

Hình 1.16: Phân phối chuẩn: Hàm phân phối tích lũy (a) và Mật độ
xác suất (b) 8
Hình 1.16b trình bày hàm mật độ xác suất tương ứng. Theo
lý thuyết thống kê, người ta có thể mô tả một biến ngẫu nhiên bằng
số trung bình (giá trị 50% của nó), mà trong kỹ thuật cao áp thường
được gọi là điện áp phóng điện 50%, và độ lệch chuẩn. Cả giá trị
50% và độ lệch chuẩn đều được tính toán chính xác bằng các công
thức toán học, nhưng xác định các đại lượng này bằng thực
nghiệm sẽ luôn kèm theo một mức độ không chắc chắn nhất định.
Điều này là do thực tế người ta chỉ có thể thực hiện được một số
lần thí nghiệm hạn chế.
Ngoài ra, thí nghiệm rất khó thực hiện trên vật liệu cách
điện rắn bởi vì phóng điện đánh thủng sẽ làm mất vĩnh viễn độ
bền điện của mẫu thí nghiệm. Do đó, người ta phải dựa vào các
thí nghiệm được thực hiện trên một số mẫu vật thí nghiệm khác
nhau. Tương tự, cách điện lỏng cũng có vấn đề, bởi vì sự phóng
điện liên tiếp có thể dẫn đến sự suy giảm từ từ chất lượng cách
điện của chất lỏng do gia tăng sự tích lũy các sản phẩm tạo ra từ
hiện tượng phóng điện chẳng hạn như muội than, khí hòa tan, bọt
khí... Hơn nữa, rõ ràng là vì lý do kinh tế, người ta không thể thực

26
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

hiện một số lượng lớn các thí nghiệm phóng điện trên các đối
tượng thử nghiệm đắt tiền chẳng hạn như máy biến áp hoặc cáp
điện. Do đó, thông tin về sự phân tán giá trị điện áp phóng điện
cho các đối tượng như vậy phải dựa trên các thử nghiệm được tiến
hành trên các mô hình nhỏ sử dụng cùng loại cách điện, trong khi
điện áp phóng điện 50% hoàn toàn không thể ước tính từ lý thuyết
được.
Chính vì vậy, mức cách điện tiêu chuẩn của một đối tượng
như đề cập ở trên thường được đặc trưng bởi “điện áp chịu đựng
định mức (xung sét, xung nội bộ và điện áp ngắn hạn tần số công
nghiệp)” như được mô tả trong IEC 71-1. Đó là điện áp thử
nghiệm mà đối tượng phải tuân theo được qui định trong các tiêu
chuẩn cho loại thiết bị đó. Ví dụ, máy biến áp phải chịu tác động
liên tiếp của ba xung sét (1,2/50 s) có cực tính âm, và giá trị của
xung được quy định trong tiêu chuẩn hoặc hợp đồng. Các xung
điện áp này phải không được dẫn đến phóng điện đánh thủng trong
máy biến áp. Các mức cách điện tiêu chuẩn tương ứng với các cấp
điện áp của hệ thống được nêu trong Bảng 1.3.
Từ những gì được đề cập, người ta hiểu rằng rất khó để có
được đầy đủ thông tin về độ bền điện thực cho tất cả các loại cách
điện của thiết bị trong thực tế. Tuy nhiên, vấn đề này có thể giải
quyết bằng cách sử dụng hàm phân phối xác suất để mô tả đặc tính
chịu đựng điện áp của mẫu cách điện hoặc hệ thống cách điện của
thiết bị. Xung quanh giá trị 50% của điện áp đánh thủng, người ta
thường sử dụng phân phối Gauss (phân phối chuẩn) để xác định
giá trị điện áp này bởi vì ở đây kết quả thử nghiệm thường khớp
với loại phân phối này. Ngoài ra, phương pháp thống kê giá trị cực
chẳng hạn như phân phối Weibull cũng có thể được sử dụng để
xác định giá trị điện áp đánh thủng 50%. Cả hai trường hợp đều
cho kết quả tương tự nhau (Hình 1.17). Tuy nhiên, tại “đuôi” của
các phân phối (nghĩa là nơi có xác suất rất thấp hoặc rất cao), phân
phối chuẩn không khớp dữ liệu (Hình 1.17). Ở đây, tốt hơn là áp
dụng phân phối Weibull bởi vì loại phân phối này đã khớp dữ liệu
thực nghiệm tại các vùng xác suất này. Như vậy, có thể thấy rằng
phân phối Weibull đã thể hiện được tính hiệu quả khi sử dụng để
mô hình hóa tập hợp dữ liệu điện áp đánh thủng.

27
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Hình 1.17: So sánh phân phối chuẩn và phân phối Weibull 8
1.8.2 Sự phụ thuộc thời gian của phóng điện
Điện áp phóng điện thường giảm khi thời gian chịu đựng
quá điện áp tăng. Do đó, rất có ý nghĩa khi có thể mô tả đặc điểm
phụ thuộc thời gian của điện áp xung (xung sét và xung nội bộ)
khi tác động lên hệ thống cách điện. Vì vậy, IEC đã xây dựng
phương pháp xác định đường cong điện áp-thời gian cho các xung
điện áp có hình dạng không đổi như trình bày ở Hình 1.18.
Đường cong điện áp-thời gian phóng điện (U-t) đối với các
xung có hình dạng không đổi được xây dựng từ mối liên hệ trực
tiếp giữa giá trị điện áp phóng điện với thời gian phóng điện miễn
là sự phóng điện còn xảy ra ở đầu sóng hoặc tại đỉnh sóng. Khi sự

28
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

phóng điện diễn ra ở đuôi sóng, giá trị đỉnh sóng và thời gian
phóng điện được sử dụng và được xác định như minh họa ở Hình
1.18. Phương pháp này giúp đường cong điện áp-thời gian có thể
được thiết lập bằng cách sử dụng vôn kế đỉnh và dao động ký.

Hình 1.18: Đặc tính điện áp-thời gian của phóng điện xung 8
Voltage: điện áp; time: thời gian; U-t characteristic: đặc tính U-t.
1.9 Phối hợp cách điện
Phối hợp cách điện giữa các thiết bị điện cao áp là sự lựa
chọn phù hợp giữa mức cách điện của các thiết bị bảo vệ và mức
cách điện của các thiết bị cần bảo vệ để giảm biên độ của quá áp
xảy ra và để giảm đến mức chấp nhận được thiệt hại về mặt kinh
tế và vận hành do khả năng xảy ra hư hỏng cách điện hoặc gián
đoạn sự cung cấp điện gây ra bởi sự cố phóng điện (Hình 1.19a).
Thiết bị bảo vệ chính thông thường là chống sét van (Hình
1.19b). Đây là một thiết bị giảm quá điện áp mà qua đó có thể
ngăn chặn quá áp do sét (và quá áp nội bộ đến một mức độ) vượt
quá một mức nhất định. Bằng việc đặt các chống sét van tại các vị
trí quan trọng trong hệ thống, có thể hạn chế biên độ quá áp và
ngăn chặn sự phóng điện đánh thủng các thiết bị do bị tác động
của điện áp vượt quá độ bền điện của nó. Do đó, các chống sét van
đã được áp dụng trong việc bảo vệ các trạm biến áp cũng như các
máy biến áp riêng rẽ.

29
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

Đối với bảo vệ quá áp cách điện của đường dây trên không,
các phương pháp khác cũng được sử dụng bên cạnh chống sét van
bởi vì quá tốn kém và quá thiếu kinh nghiệm để đặt các chống sét
van gần nhau dọc theo đường dây để giảm quá điện áp một cách
hiệu quả. Do quá áp nội bộ sẽ liên quan đến điện áp hệ thống nên
đường dây có thể được thiết kế để chịu được các quá áp này. Tuy
nhiên, quá điện áp do sét thường đạt đến một biên độ mà không
phụ thuộc vào điện áp hệ thống và không thể ngăn ngừa hoàn toàn
sự phóng điện do quá điện áp sét gây ra. Do đó, các đường dây
được thiết kế sao cho số lần phóng điện do sét xảy ra ở mức tối
thiểu và qua đó sẽ giảm được thiệt hại về mặt kỹ thuật và kinh tế
về mức thấp nhất cũng như giảm thời gian ngừng cung cấp điện
do sự cố phóng điện gây ra.

Hình 1.19: Phối hợp cách điện: U-t của thiết bị điện (a) và Chống sét
van (b) 11
Peak: giá trị đỉnh; F.O: phóng điện đánh thủng; busbar insulation:
cách điện thanh cái; line insulation: cách điện đường dây;
transformer: máy biến áp; L.A.: chống sét van.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. So sánh ưu và nhược điểm giữa truyền tải HVAC và HVDC.

30
Giáo trình kỹ thuật cao áp-Nguyễn Văn Dũng

2. Về mặt cách điện, đội ngũ kỹ sư sẽ gặp trở ngại gì khi nâng
điện áp của hệ thống truyền tải điện nước ta từ 500 kV lên
1.000 kV?
3. Trình bày tóm tắt các nguyên nhân gây ra lão hóa hệ thống
cách điện.
4. So sánh ưu và nhược điểm của các chất cách điện rắn, lỏng và
khí.
5. Tại sao thời gian trễ trong phóng điện chỉ tồn tại ở xung sét
thay vì AC hoặc DC?
6. Trình bày một số ứng dụng của điện áp cao trong dân dụng và
công nghiệp.
7. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phân phối chuẩn và
phân phối Weibull.
8. Trình bày tóm tắt lịch sử phát triển điện cao áp của thế giới.
9. Hãy cho biết các nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng cách điện
trong thiết bị điện cao áp và đưa ra biện pháp để hạn chế các
hư hỏng này.
10. Trình bày cấu tạo và công dụng của chống sét van.
11. Trình bày nguyên lý hoạt động của máy phát điện cao áp
Marx.
12. Trình bày hiện tượng cây nước và cây điện xuất hiện trong
cách điện rắn.
13. Tổng hợp tài liệu và viết báo cáo ngắn gọn về lịch sử phát
triển điện cao áp của hệ thống truyền tải năng lượng điện của
nước ta.

31

You might also like