Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí từ thời kháng chiến

chống Pháp. Được viết vào mùa hè năm 1970, là kết quả của chuyến đi thực tế Lào
Cai của tác giả. “Lặng lẽ Sa Pa” ca ngợi những người lao động thầm lặng có cách
sống đẹp cống hiến sức mình cho đất nước và tiêu biểu là anh thanh niên trên đỉnh
Yên Sơn. Anh có rất nhiều phẩm chất vô cùng tốt đẹp
Truyện kể về anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh
núi Yên Sơn. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh, cô kĩ sư và ông họa sĩ thật vui vẻ. Anh
đã kể cho họ nghe về những suy nghĩ và công việc mà anh đang làm. Họ chỉ gặp
nhau trong 30p ngắn ngủi nhưng đã để lại trong lòng mọi người những ấn tượng
thật tốt đẹp.
Qua lời kể của bác lái xe anh thanh niên hiện lên là: “Một anh thanh niên hai mươi
bảy tuổi. Đây là đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí
tượng kiêm vật lý địa cầu.” Một công việc đòi hỏi cần nhiều kiến thức, sự kiên trì,
tỉ mỉ và nó không dễ dàng. Nhưng cái khó khăn vất vả không phải ở công việc. Thử
thách lớn nhất đối với chàng trai trẻ ấy chính là sự cô độc, anh rất “thèm người”.
Nghe có vẻ lạ vì con người có nhu cầu thèm ăn, thèm mặc,... chứ mấy ai lại “thèm
người”. Cũng dễ hiểu thôi bởi vì anh: “sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây
cỏ và mây mù lạnh lẽo”. Hoàn cảnh sống vô cùng khắc nghiệt, khó khăn, sống giữa
nơi rừng rú, bốn bề là mây phủ, đã vậy anh chỉ có một mình. Hiển nhiên anh thanh
niên sẽ có cảm giác cô đơn.
Anh luôn sống gắn bó với sự nghiệp đất nước, có trách nhiệm với cuộc đời, không
ngừng cống hiến cho đất nước. Khi có chiến tranh, anh xin ra chiến trường. Không
được ra trận, anh tự nguyện khoác ba lô lên đây công tác. Trong khi bạn bè của anh
có người đã lập gia đình thì anh đã gắn bó với công việc tẻ nhạt này 4 năm. Bên
cạnh đó, ở tuổi của anh, đáng lẽ anh phải được đi chơi, giao lưu gặp gỡ và hòa nhập
với bạn bè xung quanh nhưng anh lại phải cô đơn trên một nơi hoang vắng thế này.
Chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng anh quyết định lên cái nơi “khỉ ho cò gáy” này để công
tác thật sai lầm. Nhưng đằng sau đó là cả một sự nhận thức chín chắn và đúng đắn.
Anh là một người có trách nhiệm cao, yêu lao động và luôn hoàn thành công việc,
nhiệm vụ được giao. Dù công việc có phần nhàm chán, tẻ nhạt lại còn cô đơn một
mình nhưng anh chưa bao giờ cảm thấy cô đơn và buồn, anh luôn nghĩ rằng “khi ta
làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của
cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian
khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Công việc của anh gắn liền
với cuộc chiến đấu của chúng ta, liên quan đến vận mệnh của đất nước. Chính vì
vậy dù phải lặp đi lặp lại những con số nhưng anh không cảm thấy nhàm chán.
Từng phút, từng giờ anh làm bạn với đủ loại máy móc: “đo gió, đo mưa, đo nắng,
tính mây”. Phải đi ốp trong khoảng thời gian: “bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối,
lại một giờ sáng.” nhất là những đêm có bão tuyết. Dù khó khăn gian khổ nhưng
anh vẫn hoàn thành tốt công việc. Anh đã dồn tất cả thời gian, tâm sức mình cho
nhiệm vụ. Sự say mê công việc đã giúp anh không cảm thấy cô đơn. Điều này cho
thấy anh là con người sống và chiến đấu hết mình, không bao giờ cho mình được
nghỉ ngơi. Công việc chính là nguồn vui, nguồn hạnh phúc của anh, là sợi dây gắn
kết anh với mọi người. Và công việc ấy càng có ý nghĩa hơn khi anh biết những
cống hiến của mình đang góp phần phục vụ cho quê hương, đất nước.Với anh, hạnh
phúc chính là làm việc, là cống hiến:

“Nếu là con chim chiếc lá


Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Khái niệm về sự hạnh phúc của anh cũng thật đơn giản. Khi kể lại chuyện anh đã
góp phần phát hiện một đám mây khô, nhờ vậy không quân ta đã hạ được nhiều
máy bay Mĩ ở cầu Hàm Rồng. Anh bày tỏ: “từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”.
Hạnh phúc của anh đến từ công việc, không cần phải giàu sang hay được quan to
chức lớn gì. Anh nhận thức được công việc của mình là cao quý. Hạnh phúc là khi
anh được góp công góp sức của mình cho đất nước, cho kháng chiến chống Mỹ.
Bên cạnh đó anh là 1 người biết sắp xếp, tổ chức cuộc sống ngăn nắp chủ động.
Trong suy nghĩ của mọi người cũng như ông hoạ sĩ, nhà của một người con trai độc
thân 27 tuổi sẽ là 1 căn nhà bừa bãi, lộn xộn. Nhưng không: “một căn nhà ba gian,
sạch sẽ” với những vật dụng sắp xếp ngăn nắp, khoa học. Anh trồng hoa “hoa dơn,
hoa thược dược, vàng, tím,…” để cuộc sống tinh thần thêm thú vị, tươi mát. Hay
anh tự nuôi gà vừa để cung cấp thực phẩm hằng ngày lại vừa gợi lên được không
khí gia đình êm ấm, ấm áp.
Mặc dù đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi trong công việc nhưng anh
không ngừng, nỗ lực học hỏi để hoàn thiện mình hơn. Anh đọc sách, trò chuyện,
lấy sách làm bạn tri ân, tri kỉ. Khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng
quýnh” như cầm được vàng. Anh nói với cô gái: “Cô thấy đấy, lúc nào tôi cũng có
người trò chuyện. Nghĩa là sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”. Anh tự lo liệu
xoay sở để thường xuyên có sách đọc. Sách không chỉ giúp anh nâng cao hiểu biết,
nâng cao kiến thức, sách còn giúp anh khuây khoả trong những phút giây rảnh rỗi.
Say mê đọc sách là một thói quen, một đức tính đáng quý ở anh.
Đặc biệt, anh thanh niên còn là người giàu tình cảm, mến khách. Anh luôn khao
khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. Anh mừng lắm khi được gặp bác tài
xế, nhà hoạ sĩ và cô kỹ sư. Anh đếm từng phút, tìm thời gian để nói chuyện vs mng,
anh thèm khao khát nghe chuyện dưới xuôi. Anh còn rất hiếu khách: anh tặng bác
lái xe củ tam thất khi nghe tin vợ bác bị ốm, tặng cô kỹ sư một bó hoa và tặng giỏ
trứng gà cho bác họa sĩ. Những vật ấy không quý giá nhưng là cả tấm lòng mà anh
trao đến cho mọi người.
Anh thanh niên còn hiện lên vẻ đẹp của một người sống khiêm tốn, chân thật. Anh
đã hy sinh cả tuổi trẻ, lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước nhưng anh vẫn thấy
sự cống hiến của mình chẳng đáng là bao so với những người khác. Khi ông hoạ sĩ
muốn vẽ anh: “Ơ bác cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu
với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. Anh thấy công việc và sự đóng
góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh luôn say sưa ca ngợi mọi người. Anh giới thiệu
anh bạn trên đỉnh Phăng -xi -păng, ông kĩ sư ở vườn rau hay cán bộ nghiên cứu sét
Và anh say sưa kể về thành tích của những người ấy. Đức tính khiêm tốn ấy của
anh đã làm cho ông hoạ sĩ, bác lái xe và cô gái hết sức yêu mến và khâm phục.
Phẩm chất khiêm tốn của anh đáng để cho lớp trẻ chúng ta học tập noi theo.
Lặng Lẽ Sa Pa là kết tinh cho tài năng của Nguyễn Thành Long. Truyện khẳng định
vẻ đẹp của con người lao động cũng như ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Trong không khí đất nước đang từng bừng để xây dựng và phát triển đất nước. Là
một thanh niên của thế hệ mới, chúng ta cần phải ra sức học tập, lao động hăng say
để đưa đất nước đi lên và sánh vai cùng với các cường quốc trên thế giới.

You might also like