Chu de Tieu Hoa o Dong Vat

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Ngày soạn: Ngày giảng

Giáo viên: Đặng thị Ngân


CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (2 tiết)

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC


- Nêu được khái niệm bản chất của quá trình tiêu hóa.
- Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.
- Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với
chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Phân biệt đặc điểm tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, ĐV có túi
tiêu hóa và ĐV có ống tiêu hóa.
- Phân biệt đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở
thú ăn thịt và thú ăn thực vật từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi.
B. MỤC TIÊU DẠY HỌC
I. Phát triển năng lực:
1. Năng lực sinh học
1.1 Nhận thức sinh học
- Nêu được khái niệm bản chất của quá trình tiêu hóa.
- Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.
- Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với
chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Phân biệt đặc điểm tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, ĐV có túi
tiêu hóa và ĐV có ống tiêu hóa.
- Phân biệt đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở
thú ăn thịt và thú ăn thực vật từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi.
1.2 Tìm hiểu thế giới sống
- Quan sát tiêu hóa ở động vật ngoài thực tế hoặc xem phim, ảnh .
1.3 Vận dụng kiến thức
Biết cách bảo vệ sức khỏe liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Biết cách chăm sóc,
bảo vệ và nuôi dưỡng động vật hợp lí.
2. Năng lực chung
- Năng lực quan sát: Quan sát các hình SGK và rút ra kiến thức về quá trình tiêu
hóa ở các nhóm động vật
- Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm cùng nhau, biết phân công và thực hiện
công việc, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ nhóm được giao.
- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, rèn luyện ngôn ngữ nói và cách diễn đạt.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Biết cách bảo vệ sức khỏe liên
quan đến vấn đề tiêu hóa. Biết cách chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng động vật
hợp lí.
II. Phẩm chất hướng tới:
- Chăm chỉ: tìm tòi, sáng tạo và sáng tạo trong học tập.
- Sáng tạo: sáng tạo lắp mô hình, tranh ảnh trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường.
- Tính trung thực: trung thực trong quá trình học tập.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Phương riện trình chiếu kênh hình, dụng cụ mô hình.
2. Học sinh:
- Đọc sgk bài 15
IV. Chuỗi các hoạt động học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG
SINH
1. Chuyển giao nhiệm vụ học 1. Thực hiện nhiệm
tập vụ học tập
- ĐV có tự tạo vật chất hữu cơ
từ chất vô cơ như thực vật được - HS nhớ lại kiến
không? thức cũ, thảo luận để
- Vậy muốn tồn tại , động vật trả lời.
lấy chất dinh dưỡng từ đâu?
- Tại sao thức ăn cần tiêu hóa?
2. Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2
nhóm khác nhau trả lời.
- GV phân tích báo cáo kết quả
của HS theo hướng tạo mâu
thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt
đến mục hình thành kiến thức.

B. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC GAMESHOW ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH


OLYMPIA
Hoạt động 1. PHẦN THI KHỞI ĐỘNG
1.1. Mục tiêu của hoạt động
- Nêu được khái niệm bản chất của quá trình tiêu hóa.
- Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.
- Phát triển NL giao tiếp & hợp tác.
1.2. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG
SINH
1. Chuyển giao nhiệm vụ và 1. Thực hiện nhiệm I. TIÊU HÓA LÀ
phổ biến luật chơi: vụ học tập: GÌ?
- GV chia lớp thành 4 nhóm - HS thảo luận theo - Tiêu hóa là quá
- GV mời 2 bạn lên dẫn bàn và đưa ra phương trình biến đổi các
chương trình đóng vai MC. án đúng. chất dinh dưỡng có
- GV đóng vai cố vấn. trong thức ăn thành
Luật chơi vòng khởi động: những chất đơn
Cả 4 nhóm thí sinh cùng khởi giản mà cơ thể hấp
động qua lượt thi khỏi động. thụ được.
Thí sinh trả lời bằng cách dơ - Tiêu hóa ở động vật
bảng nhanh nhất. gồm: Tiêu hóa nội
bào (không bào tiêu
Mỗi câu hỏi chỉ có duy nhất 1 hóa) và tiêu hóa
trong 4 thí sinh được ghi điểm ngoại bào (túi
(nhanh nhất và đúng nhất). Mỗi tiêu hóa, ống tiêu
câu trả lời đúng được 5 điểm. hóa).

- Sau mỗi câu hỏi, GV hình


thành kiến thức mới

Hoạt động 2. PHẦN THI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT, PHẦN THI TĂNG TỐC
VÀ VỀ ĐÍCH
1.1. Mục tiêu của hoạt động
- Phân biệt đặc điểm tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, ĐV có
túi tiêu hóa và ĐV có ống tiêu hóa.
- Phát triển NL giao tiếp & hợp tác, phân tích, so sánh.
1.2. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
HỌC SINH
I. Chuyển giao nhiệm vụ học tập. . II. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG

1. Vượt chướng ngại vật 1. Chuyển giao VẬT CHƯA CÓ CƠ


QUAN TIÊU HÓA
nhiệm vụ học
- Động vật: Trùng roi,
- GV phổ biến luật chơi: tập
trùng giày, amip …
Mỗi thí sinh có tối đa 1 lượt lựa - Thức ăn được tiêu hóa
chọn để chọn trả lời một trong các từ Mỗi HS quan nội bào.
hàng ngang này. Cả 4 thí sinh trả lời sát, thảo luận - Quá trình tiêu hóa nội
câu hỏi trong thời gian quy định. Trả theo sự phân bào gồm 3 giai đoạn:
+ Hình thành không bào
lời đúng mỗi từ hàng ngang sẽ được công của nhóm
tiêu hóa.
10 điểm. Ngoài việc mở được từ trưởng, sản
+ Tiêu hóa chất dinh
hàng ngang nếu trả lời đúng, 1 góc phẩm được thư dưỡng phức tạp thành chất
(được đánh số tương ứng với số từ kí của mỗi đơn giản.
hàng ngang) của hình ảnh cũng được nhóm ghi lại. + Hấp thụ chất dinh dưỡng

mở ra. Khi mở hết hình ảnh, các thi đơn giản vào tế bào chất.
III. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG
sinh mới có thể có quyền trả lời
VẬT CÓ TÚI TIÊU HÓA
chướng ngại vật.
- Động vật: Ruột khoang
2. Tăng tốc và giun dẹp.
Có 4 câu hỏi dưới dạng tư duy logic, - Cấu tạo túi tiêu hóa:
câu hỏi bằng hình ảnh. Thời gian + Hình túi và cấu tạo từ

suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 30 giây. nhiều tế bào.


+ Túi tiêu hóa có một lỗ
thông duy nhất (hậu môn).
+ Trên thành túi có nhiều
tế bào tuyến tiết enzim
tiêu hóa vào lòng túi tiêu
hóa.
- Ở túi tiêu hóa, thức ăn
được tiêu hóa ngoại bào
và tiêu hóa nội bào.
- Điểm tiến hóa: tiêu hóa
. TIÊU HÓA NỘI BÀO Ở TRÙNG GIÀY
nội bào kết hợp ngoại bào
IV. TIÊU HÓA Ở
ĐỘNG VẬT CÓ ỐNG
TIÊU HÓA
- Động vật: Động vật có
xương sống và nhiều động
vật không xương sống.
- Ống tiêu hóa được cấu
tạo từ nhiều bộ phận khác
nhau như: Miệng, hầu,
thực quản, dạ dày, ruột,
hậu môn.
- Trong ống tiêu hóa, thức
ăn được tiêu hóa ngoại
bào nhờ hoạt động cơ học
và nhờ tác dụng của dịch
tiêu hóa.

3. Về đích
GV chuẩn bị mô hình hệ tiêu hóa
người, yêu cầu HS ghép lại hoàn
thiện trên tạp dề. Sau khi hoàn thành
xong HS lên trình bày và trả lời câu
hỏi phụ:
1. Hệ tiêu hóa động vật đã tiến hóa
về hình thức?
2. Hệ tiêu hóa động vật đã tiến hóa
về cấu tạo?
3. Những bộ phận diễn ra tiêu hóa
cơ học ở người?
4. Những bộ phận diễn ra tiêu hóa
hóa học ở người?

2. Báo cáo kết


quả hoạt động

4. Đánh giá kết quả thực hiện và thảo luận


nhiệm vụ học tập - Nhóm trưởng

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm phân công HS


trình bày nội dung đã thảo luận. đại diện nhóm

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác trình bày.


bổ sung. - HS trả lời.

- GV kiểm tra sản phẩm thu được.


- GV phân tích câu trả lời của HS - Thư kí nộp sản
theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời phẩm cho GV.
hoàn thiện.
- HS tự ghi nhớ
kiến thức đã
hoàn thiện.
Bộ câu hỏi:
KHỞI ĐỘNG
Câu 1:Tiêu hoá là quá trình:
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể.
C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP.
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà
cơ thể hấp thụ được.
Câu 2: Các động vật sau thuộc động vật đơn bào là?
A. Trùng roi, trùng giày
B. Trùng roi, nhện
C. Trùng roi, bò cạp
D. Trùng roi, mọt ẩm
Câu 3 :Ớ động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức
A. tiêu hoá nội bào.
B. tiêu hoá ngoại bào.
C. tiêu hoá ngoại bào và nội bào
D. túi tiêu hoá.
Câu 4: Khi nói về tiêu hoá nội bào, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đây là quá trình tiêu hoá hoá học ở trong tế bào và ngoài tế bào.
B. Đây là quá trình tiêu hoá thức ăn ở trong ống tiêu hoá.
C. Đây là quá trình tiêu hoá hóa học ở bên trong tế bào nhờ enzim lizoxim.
D. Đây là quá trình tiêu hoá thức ăn ở trong ống tiêu hoá và túi tiêu hoá.
Câu 5: Động vật nào sau đây đã hình thành túi tiêu hóa?
A. Giun dẹp và thủy tức.
B. Trùng giày và trùng roi.
C. Giun đất và giun dẹp.
D. Giun đất và côn trùng.
Câu 6: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
A. Nội bào nhờ enzim thủy phân
B. Ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi.
C. Ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. Ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp.
Câu 7: Khi nói về tiêu hoá ngoại bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá.
B. Quá trình tiêu hoá thức ăn ở ngoài tế bào, trong túi tiêu hoá và ống tiêu hoá.
C. Quá trình tiêu hoá thức ăn chỉ bằng hoạt động cơ học.
D. Quá trình tiêu hoá có sự tham gia của các enzim
Câu 8: Khi nói về tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào, phát biểu nào sau đây
sai?
A. Tiêu hóa nội bào diễn ra bên trong tế bào, còn tiêu hóa ngoại bào diễn ra bên
ngoài tế bào.
B. Cả 2 hình thức đều có sự tham gia của các enzim tiêu hóa.
C. Cả 2 hình thức đều có hoạt động tiêu hóa cơ học.
D. Hoàn tất quá trình tiêu hóa thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng cơ
thể có thể hấp thụ được.
Câu 9: Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở
A. thực quản.
B. dạ dày.
C. ruột non.
D. ruột già.
Câu 10: Ớ các loài chim, diều được hình thành từ bộ phận nào sau đây của ống
tiêu hóa?
A. Thực quản.
B. Tuyến nước bọt.
C. Khoang miệng.
D. Dạ dày
Vượt chướng ngại vật
Câu 1:Trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng của người, tinh bột được biến
đổi thành đường nhờ tác dụng của enzim nào sau đây?

Câu 2: Tên một hoạt động tiêu hóa cơ học ở ĐV có ống tiêu hóa
Câu 3: Nơi thải chất bã của động có ống tiêu hóa
Câu 4: Ở bộ phận nào của ống tiêu hóa không xảy ra tiêu hóa học?
Về đích:
1. Hệ tiêu hóa động vật đã tiến hóa về hình thức?
2. Hệ tiêu hóa động vật đã tiến hóa về cấu tạo?
3. Những bộ phận diễn ra tiêu hóa cơ học ở người?
4. Những bộ phận diễn ra tiêu hóa hóa học ở người?

You might also like