Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

TỤ HIỀN ĐƢỜNG

NGHIÊN CỨU VỀ PHƢƠNG


AN CUNG NGƢU HOÀNG HOÀN 安宮牛黃丸
Đạt Tam Hồ Xuân Đức cẩn tự

Mục tiêu:
1. HIỂU RÕ VỀ NGUỒN GỐC THẬT SỰ VÀ MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU CỦA
PHƢƠNG AN CUNG NGƢU HOÀNG HOÀN THEO CỔ VĂN.
2. HIỂU RÕ DƢỢC VỊ TRONG PHƢƠNG VÀ BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ KHI DÙNG
PHƢƠNG.
3. NGHIÊN CỨU CỔ VĂN, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHÁC VÀ HIỂU
SƠ LƢỢC VỀ CÁC PHƢƠNG THUỐC CÙNG LOẠI.

Mục lục:
NGHIÊN CỨU VỀ PHƢƠNG AN CUNG NGƢU HOÀNG HOÀN.................................. 2
TRÍCH DẪN CỔ VĂN ......................................................................................................... 7
PHỤ PHƢƠNG ................................................................................................................... 15
CHÚ THÍCH ....................................................................................................................... 17

1
NGHIÊN CỨU VỀ PHƢƠNG AN CUNG NGƢU HOÀNG HOÀN

Đạt Tam Hồ Xuân Đức cẩn đề.


1. Nguồn gốc của phƣơng thuốc
An cung ngƣu hoàng hoàn 安宮牛黃丸, hay còn gọi là An cung hoàn, Ngƣu hoàng hoàn,
Cứu mệnh hoàn là một phƣơng dƣợc rất nổi tiếng của Trung y, do danh y kiệt xuất đời
Thanh là Ngô Đƣờng (吳塘) viết lại ở trong cuốn sách Ôn bệnh điều biện 溫病條辨 (sách
hiện đang được Hồ Xuân Đức và TS.BS Nguyễn Hoài Văn hiệu đính, chờ xuất bản).
Nguyên phƣơng này đƣợc ghi chép đầu tiên ở điều 16, mục Phong ôn, ôn nhiệt, ôn dịch,
ôn độc, đông ôn 風溫、溫熱、溫疫、溫毒、冬溫, trang 130, quyển 1 Thƣợng tiêu thiên,
trong bộ sách Ôn bệnh điều biện (sao bản chép tay cổ bản đời Thanh hiện đang được lưu
trữ ở thư viện số Hồ Gia Y Quán).
Trong quá trình điều trị ôn bệnh, Ngô Cúc Thông đã học hỏi các phƣơng thuốc cổ của tiền
nhân, lại nghiên cứu thêm kinh nghiệm dùng phƣơng “Vạn thị Ngƣu hoàng thanh tâm
hoàn” của Diệp Thiên Sĩ; đồng thời nghiên cứu kỹ lƣỡng phƣơng “Chí bảo đan” trong bộ
sách Thái bình huệ dân hòa tễ cục phƣơng của Thái y Trần Sƣ Văn đời Tống, rồi biến hóa
mà lập thành phƣơng An cung ngƣu hoàng hoàn.

2
2. Giới thiệu về tác giả của phƣơng thuốc
Ngô Cúc Thông, tên thật là Đƣờng, tên tự là Phối Hành, tên hiệu là Cúc Thông. Ông
sinh năm 1758, mất năm 1836, hƣởng thọ 78 tuổi, là ngƣời ở Hoài An, thuộc tỉnh Giang
Tô, sinh sống ở thời nhà Thanh, Trung Quốc. Ngô Cúc Thông là đại biểu trọng yếu của
“Ôn bệnh học phái”, xét về thứ bậc thì ông chỉ đứng sau hai vị danh y là Diệp Thiên Sĩ
và Tiết Tuyết; Ngô Cúc Thông cả đời có trứ tác nhiều bộ sách giá trị, trong đó có một bộ
sách chuyên khảo về ôn bệnh học tên là “Ôn bệnh điều biện”.
Ngô Cúc Thông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa cử nhƣng nghèo
túng, thân phụ của ông là Ngô Thủ Nhƣợng, tên tự Tốn Phu, từng đỗ Tú Tài vào năm 1761.
Ngay từ khi còn nhỏ, Ngô Cúc Thông đã thông minh hiếu học, chuyên tâm học khoa cử,
nhƣng đến năm mƣời chín tuổi, thân phụ của ông mắc bệnh hơn một năm rồi qua đời, ông
đau buồn đến nỗi không muốn sống nữa vì cho rằng: Thân phụ mắc bệnh mà không biết
chữa trị, còn mặt mũi nào đứng trong trời đất?. Ông bèn đem phần lớn gia sản, mua một số
lƣợng lớn sách y học, bỏ học khoa cử, từ đó khắc khổ học y. Bốn năm sau, một đứa cháu
trai mắc bệnh ôn nhiệt, nhiều thầy thuốc đều không biết đó là ôn bệnh, đã tiến hành chữa
trị sai lầm, dẫn đến nỗi phát chứng hoàng rồi chết. Lúc ấy, ông vẫn còn là sơ học, y thuật
còn nông cạn, không thể cứu sống nổi đứa cháu yêu quý của mình, ông cảm thấy rất hổ
thẹn. Ông liên tƣởng đến y thánh Trƣơng Trọng Cảnh, chính vì ngƣời trong thân tộc chết
vì bệnh thƣơng hàn rất nhiều mà phẫn chí nghiên cứu bệnh thƣơng hàn, sau cùng trứ tác
đƣợc bộ y thƣ “Thƣơng hàn tạp bệnh luận” để lại cho hậu thế muôn đời; rồi từ đó, ông
có ý niệm phải nghiên cứu sâu về bệnh này. Hơn ba năm sau, tức là lúc ông hai mƣơi sáu
tuổi, để mở rộng tầm mắt, ông đã đến kinh thành. Lúc bấy giờ, ở kinh đô đang tổ chức
tuyển chọn ngƣời để xem xét, đính chính cổ tịch, để biên soạn bộ sách “Tứ khố toàn thƣ”.
Ông đƣợc giới thiệu vào làm việc sao chép y thƣ, cũng nhờ đó nên có dịp đƣợc đọc nhiều
bộ sách cổ quý hiếm. Khi ông xem đến bộ sách “Ôn dịch luận” của Ngô Hựu Khả đời
Minh, thì trong lòng vui sƣớng vô cùng, giống nhƣ là tìm đƣợc của báu, nhƣng sau khi đọc
đi đọc, lại thấy nghị luận của sách tuy rộng rãi, thấy đƣợc những gì ngƣời trƣớc chƣa thấy,
nhƣng pháp độ của sách chƣa tránh khỏi sự chi ly và bác tạp. Ông xem lại lời nghị luận
của các danh gia từ các đời Tấn, Đƣờng trở lại đây, nhƣng rốt cuộc vẫn chƣa thể làm ông
vừa lòng. Cho đến khi, ông xem đến các loại Phƣơng pháp trị liệu bệnh ôn nhiệt ở trong bộ
sách “Lâm chứng chỉ nam y án” của Diệp Thiên Sĩ, ông mới thán phục, cho rằng: “Lời
luận của sách bình hòa, lập pháp tinh tế”, ông đã tiếp thu đƣợc số lƣợng lớn tri thức về ôn
bệnh và có nhiều chỗ, ông rất lấy làm tâm đắc về việc chẩn trị ôn bệnh.
Năm thứ 58, niên hiệu Càn Long (1793) nhà Thanh, bệnh ôn dịch lƣu hành ở kinh
thành, số ngƣời chết vì pháp trị sai lầm không thể đếm hết. Lúc này, công việc của ông
vốn đã rất bộn bề, nhƣng dƣới sự động viên của các bằng hữu, ông đã học hỏi thêm kinh
nghiệm dùng phƣơng Vạn thị Ngƣu hoàng thanh tâm hoàn của Diệp Thiên Sĩ, đồng thời
nghiên cứu Cục phƣơng Chí bảo đan, rồi biến hóa mà lập thành phƣơng An cung ngƣu
hoàng hoàn, cứu giúp đƣợc cho rất nhiều ngƣời khỏi bệnh, về sau nó đƣợc y gia các đời
tôn làm “Ôn bệnh tam bảo chi thủ 溫病三寶之首”, tam bảo đó là “安宫牛黄丸、紫雪
丹、至宝丹”.

3
Từ đây, danh tiếng của Ngô Cúc Thông vang dội khắp kinh thành. Nhƣng do vì sách
“Ôn nhiệt luận” của Diệp Thiên Sĩ ấn hành muộn nên ông chƣa xem đƣợc, vì vậy mà ông
lại cho rằng họ Diệp lập luận giản ƣớc quá, lại liệt kê thuốc trị liệu ít, chỉ có y án thấy rải
rác trong các tạp bệnh; thế là ông sƣu tập sách của danh y các đời, noi theo phép tắc của
Diệp Thiên Sĩ, lấy chỗ tinh vi kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng lâu năm của mình, bỏ ra
sáu năm để viết nên bộ sách “Ôn bệnh điều biện”, sáng lập lên học thuyết “Tam tiêu biện
chứng”; ông luận thuật chín loại chứng trị của ôn bệnh, nhƣ “Phong ôn, ôn nhiệt, ôn dịch,
ôn độc, thấp ôn, thu táo, thử ôn, đông ôn, ôn ngƣợc”, xác lập phép tắc “Thanh nhiệt
dƣỡng âm”, đề xuất trị pháp cụ thể là “Thanh lạc, lƣơng doanh, dục âm”.
Ngoài ra, ông còn có viết bộ sách “Y y bệnh thƣ”, là vì ông rất căm giận bọn lang băm, y
thuật đã kém cỏi, lại rất hay khoe khoang làm hại ngƣời khác; ông viết sách này để sửa cái
tệ của thế y thời đó. Đến lúc cuối đời, ông dồn hết tâm lực, tập hợp các phƣơng pháp trị
nghiệm lâm sàng trong nhiều năm của mình, soạn thành một bộ sách là “Ngô Cúc Thông
y án”, ghi chép tƣơng đối hoàn bị, lời luận thuật trong sách cũng rất rõ ràng, thấu triệt, cho
nên sách có giá trị tham khảo nhất định.
3. Về ý nghĩa tên gọi của An Cung hoàn
Theo lý luận Trung y, tâm là quân chủ chi tạng, tâm chủ huyết mạch, tâm tàng quân hoả;
là một tạng tối quan trọng, không thể để tà khí trực tiếp xâm hại, mà bên ngoài có tâm bao
(màng tim) - cung thành của tâm, chống đỡ, chịu thay. Trong thuốc, Ngƣu hoàng là quân
dƣợc, công chuyên thanh nội hãm tâm bao nhiệt tà, khai khiếu an thần, giúp thần minh an
ổn, nên thuốc mới có tên gọi nhƣ vậy. Ngoài ra, thiên Trƣớng luận, sách “Linh khu” 《靈
樞-脹論》 viết: “膻中者,心主之宮城也。Đản trung giả, tâm chủ chi cung thành dã”.
Trong sách “Ôn bệnh điều biện”, ngay dƣới phƣơng Thanh cung thang (phƣơng dƣợc viết
trƣớc An cung hoàn) có giải nghĩa thế này: “謂之清宮者, 以膻中為心之宮城也 - Vị chi
Thanh cung giả, dĩ Đản trung vi tâm chi cung thành dã - tức là: Thanh cung thang, là
phƣơng dƣợc thanh khai Đản trung, cung thành của quân chủ”.
Trong sách “Ngô Cúc Thông y án” cũng viết: “邪在心包, 宜急急速開膻中 - Tà tại tâm
bao, nghi cấp cấp tốc khai Đản trung - tức là: Tà khí nội hãm Tâm bao, cần gấp gấp thanh
khai Đản trung”. Nhƣ vậy, theo bản ý của Ngô Cúc Thông thì: “An cung” có nghĩa là gấp
gấp thanh khai Đản trung, giúp cho quân chủ an yên tại cung trung.
4. Tổng cƣơng
Trong sách Ôn bệnh điều biện, Ngô Cúc Thông viết:
太陰溫病, 不可發汗, 發汗而汗不出者, 必發斑疹, 汗出過多者, 必神昏譫語... 神昏
譫語者, 牛黃丸, 紫雪丹, 局方至寶丹亦主之.
Thái âm ôn bệnh, nhiệt tà nội hãm tâm bao, không đƣợc dùng pháp phát hãn, nếu dùng
pháp phát hãn mà không ra mồ hôi, nhiệt uất ở bên trong, vong tổn huyết mạch, ắt sẽ phát
4
ban chẩn; nếu ra mồ hôi quá nhiều, tân dịch hƣ tổn, nhiệt tà độc chiếm, mông bế tâm khiếu,
thì ắt sẽ hôn mê, nói nhảm,... Hôn mê nói nhảm (*1), Ngƣu hoàng hoàn, Tử tuyết đan,
Cục phƣơng Chí bảo đan đều có thể chủ trị.
Luận về tổ phƣơng khiển dƣợc, Ngô Cúc Thông viết rằng:
此芳香化穢濁而利諸竅, 咸寒保腎水而安心體, 苦寒通火腑而瀉心用之方也. 牛黃得
日月之精, 通心主之神. 犀角主治百毒,邪鬼瘴氣. 真珠得太陰之精, 而通神明, 合犀
角補水救火. 鬱金草之香, 梅片木之香, 雄黃石之香, 麝香乃精血之香, 合四香以為用,
使閉固之邪熱溫毒深在厥陰之分者, 一齊從內透出, 而邪穢自消, 神明可複也. 黃連
瀉心火, 梔子瀉心與三焦之火, 黃芩瀉膽, 肺之火, 使邪火隨諸香一齊俱散也. 硃砂補
心體, 瀉心用, 合金箔墜痰而鎮固, 再合真珠, 犀角為督戰之主帥也.
Đây là bài thuốc phƣơng hƣơng hoá uế trọc mà thông lợi đều các khiếu, vị hàm tính hàn
giúp bảo thận thuỷ mà an tâm thể, vị khổ tính hàn giúp thông hoả phủ mà tả tâm dụng.
Ngƣu hoàng đắc tinh tuý của nhật nguyệt, thông lợi quân chủ chi thần. Tê giác chủ trị
bách độc, tà quỷ chƣớng khí. Trân châu đắc thái âm chi tinh mà thông thần minh, hợp Tê
giác bổ thuỷ mà cứu hoả. Uất kim có hƣơng của cỏ, Mai phiến (tức là thƣợng đẳng Băng
phiến) có hƣơng của gỗ, Hùng hoàng có hƣơng của đá, Xạ hƣơng có hƣơng của tinh
huyết, tứ hƣơng hợp dụng, khiến ôn tà nhiệt độc bế cố tận cùng ở Thủ quyết âm tâm bao
đƣợc thấu xuất, tà uế tự tiêu, thần minh hồi chuyển. Hoàng liên tả hoả của tâm tạng; Chi
tử tả hoả của tâm và tam tiêu; Hoàng cầm tả hoả của đởm, phế, phối với tứ hƣơng khiến
hoả tà cùng tán. Chu sa bổ tâm thể mà tả tâm dụng, hợp Kim bạc hoá đàm ẩm mà trọng
trấn an thần, lại hợp với Trân châu, Tê giác làm chủ soái thống lĩnh chiến trận đó vậy.
Sau này, khi luận về phƣơng An cung hoàn, Trƣờng đại học Trung Y Dƣợc Hồ Bắc đã đề
xuất một quan điểm phân tích tổ phƣơng rất nổi tiếng nhƣ thế này: “Căn cứ vào bệnh nhân,
bệnh cơ, chủ trị, thì ngoài các dƣợc vị nhƣ Ngƣu hoàng, Mật ong, thì toàn phƣơng có thể
chia ra làm 3 tổ hợp thuốc:
1. Thanh nhiệt giải độc: Tê giác, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử.
2. Khai khiếu hoá đàm: Xạ hƣơng, Băng phiến, Uất kim, Hùng hoàng.
3. Trấn tâm an thần: Trân châu, Chu sa, Kim bạc.
Các vị thuốc cùng dùng sẽ giúp “thanh nhiệt giải độc, khoát đàm khai khiếu, trấn tâm an
thần”. Chủ trị ôn nhiệt bệnh, nhiệt tà nội hãm tâm bao, đàm nhiệt ung bế tâm khiếu, dùng
đều thích hợp”.
Luận về pháp dùng: Trong sách Ôn bệnh điều biện, Ngô Cúc Thông có luận điểm: “Nếu
ôn bệnh sơ khởi dùng: Ngân hoa bạc hà thang, Ngân kiều tán, hay Thanh cung thang để
uống. Mạch hƣ thì Nhân sâm thang để uống. Dƣơng minh ôn bệnh (*2) thì hoà An Cung
hoàn hai viên, trộn bột sinh Đại hoàng uống một nửa, không đỡ thì uống tiếp (tức là
5
phương Ngưu hoàng thừa khí thang). Đờm nhiều, khò khè trong hầu họng thì nƣớc Trúc
lịch, nƣớc Sinh khƣơng để uống. Sốt cao, co giật, hôn mê sâu (*2 - Quyết dƣơng của ôn nhiệt)
thì phối với các phƣơng Tử tuyết đan, Cục phƣơng Chí bảo đan mà trị”.
Phụ: Nói về cách dùng An cung hoàn bây giờ, là thuốc có ba phần độc nếu dùng không
đúng cách. Nhƣ trên đã nói, An cung hoàn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khoát đàm
khai khiếu, trấn tâm an thần khá mạnh.
Theo nghiên cứu của YHCT, An cung hoàn có tác dụng: Chủ yếu dùng cho ngƣời
nhiệt tà nội hãm tâm bao, hôn mê bất tỉnh, sốt cao, nói nhảm, co giật, lƣỡi đỏ hoặc tía
giáng, rêu vàng dày dính, mạch hoạt sác hữu lực.
Theo nghiên cứu của YHHĐ, An cung hoàn có tác dụng: Giúp cho bệnh nhân hôn
mê hồi tỉnh nhanh, kéo dài khả năng sống của tế bào não, chống viêm, chống phù nề, giải
độc, bảo vệ gan; thƣờng dùng điều trị các bệnh nhƣ: “Cao huyết áp, viêm não, nhồi máu
não, chấn thƣơng não, sốt cao hôn mê không rõ nguyên nhân, hôn mê gan, hôn mê do ngộ
độc, trúng độc, viêm phổi,...”
Lƣu ý:
- Chỉ dùng phƣơng An cung hoàn để trị “nhiệt bế tâm khiếu”, không dùng cho
trƣờng hợp “hàn bế tâm khiếu” (triệu chứng nhƣ: Hôn mê nói nhảm, mặt xanh tái, ra mồ
hôi lạnh, tay chân lạnh, lƣỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm) và “thoát chứng” (triệu chứng
nhƣ: Sắc mặt trắng bệch, mắt nhắm miệng mở, hơi thở yếu, ra mồ hôi, tay chân lạnh, tay
duỗi, di niệu, mạch nhỏ - chủ dùng pháp hồi dƣơng cứu nghịch, dùng phƣơng Sâm Phụ
thang).
- Thuốc có tính khai khiếu, thông kinh mạch khá mạnh, phụ nữ có thai không đƣợc
dùng; các dƣợc vị nhƣ Hùng hoàng, Chu sa có độc tính, ngƣời suy chức năng gan thận thì
không dùng; ngƣời già, trẻ nhỏ, phụ nữ cho con bú khi uống phải thận trọng. Trong thời
gian dùng thuốc phải kiêng thức ăn cay nóng để tránh giúp cho trợ hoả, sinh hoả. Thuốc để
trị chứng thực hoả, thanh nhiệt giải độc, khai đàm khoát khiếu, trấn tâm an thần (Ngƣời
thuộc hƣ chứng thì không đƣợc dùng).

6
TRÍCH DẪN CỔ VĂN
(Điều 16, mục Phong ôn, Ôn nhiệt, Ôn dịch, Ôn độc, Đông ôn; trang 130, quyển 1 Thượng
tiêu thiên, trong bộ sách Ôn bệnh điều biện, do Hồ Xuân Đức dịch)
Điều 16: 十六、太陰溫病,不可發汗,發汗而汗不出者,必發斑疹,汗出過多
者,必神昏譫語。發斑者,化斑湯主之;發疹者,銀翹散去豆豉,加細生地、丹皮、
大青葉,倍玄參主之。禁升麻、柴胡、當歸、防風、羌活、白芷、葛根、三春柳。
神昏譫語者,清宮湯主之,牛黃丸、紫雪丹、局方至寶丹亦主之。
溫病忌汗者,病由口鼻而入,邪不在足太陽之表,故不得傷太陽經也。時醫
不知而誤發之,若其人熱甚血燥,不能蒸汗,溫邪鬱於肌表血分,故必發斑疹也。
若其表疏,一發而汗出不止,汗為心液,誤汗亡陽,心陽傷而神明亂,中無所主,
故神昏。心液傷而心血虛,心以陰為體,心陰不能濟陽,則心陽獨亢,心主言,故
譫語不休也。且手經逆傳,世罕知之,手太陰病不解,本有必傳手厥陰心包之理,
況又傷其氣血乎!
化斑湯方。
石膏(一兩)知母(四錢)生甘草(三錢)玄參(三錢)犀角(二錢)白粳
米(一合)。
水八杯,煮取三杯,日三服,渣再煮一鍾,夜一服。
〔方論〕此熱淫於內,治以咸寒,佐以苦甘法也。前人悉用白虎湯作化斑湯
者,以其為陽明證也。陽明主肌肉,斑家遍體皆赤,自內而外,故以石膏清肺胃之
熱,知母清金保肺而治陽明獨勝之熱,甘草清熱解毒和中,粳米清胃熱而保胃液,
白粳米陽明燥金之歲谷也。本論獨加玄參、犀角者,以斑色正赤,木火太過,其變
最速,但用白虎燥金之品,清肅上焦,恐不勝任,故加玄參啟腎經之氣,上交於肺,
庶水天一氣,上下循環,不致泉源暴絕也,犀角咸寒,禀水木火相生之氣,為靈異
之獸,具陽剛之體,主治百毒蠱疰,邪鬼瘴氣,取其咸寒,救腎水,以濟心火,托
斑外出,而又敗毒闢瘟也;再病至發斑,不獨在氣分矣,故加二味涼血之品。
銀翹散去豆豉加細生地丹皮大青葉倍玄參方。
即於前銀翹散內去豆豉,加∶細生地(四錢)大青葉(三錢)丹皮(三錢)玄
參(加至一兩)。
〔方論〕銀翹散義見前。加四物,取其清血熱;去豆豉,畏其溫也。
按∶吳又可有托里舉斑湯,不言疹者,混斑疹為一氣也。考溫病中發疹者,十
之七、八。發斑者十之二、三。蓋斑乃純赤,或大片,為肌肉之病,故主以化斑湯,
專治肌肉;疹係紅點高起,麻、瘄 、痧皆一類,系血絡中病,故主以芳香透絡,辛
涼解肌,甘寒清血也。其托里舉斑湯方中用歸、升、柴、芷、穿山甲,皆溫燥之品,
豈不畏其灼津液乎?且前人有痘宜溫、疹宜涼之論,實屬確見。況溫疹更甚於小兒
之風熱疹乎!其用升、柴,取其升發之義,不知溫病多見於春夏發生之候,天地之
氣,有升無降,豈用再以升藥升之乎?且經謂“冬藏精者,春不病溫”,是溫病之人,
下焦精氣久已不固,安庸再升其少陽之氣,使下竭上厥乎!經謂“無實實,無虛虛,
必先歲氣,無伐天和”,可不知耶?後人皆尤而效之,實不讀經文之過也。
再按∶時人發溫熱之表,二、三日汗不出者,即云斑疹蔽伏,不惟用升、柴、
羌、葛,且重以山川柳發之。不知山川柳一歲三花,故得三春之名,俗轉音三春為
7
山川,此柳古稱檉木,詩所謂“其檉其椐”者是也。其性大辛大溫,生髮最速,橫枝
極細,善能入絡,專發虛寒白疹,若溫熱氣血沸騰之赤疹,豈非見之如仇乎?夫善
治溫病者,原可不必出疹,即有邪鬱二、三日,或三、五日,既不得汗,有不得不
疹之勢,亦可重者化輕,輕者化無,若一派辛溫剛燥,氣受其災而移於血,豈非自
造斑疹乎?再時醫每於疹已發出,便稱放心,不知邪熱熾甚之時,正當謹慎,一有
疏忽,為害不淺。再疹不忌瀉,若裡結須微通之,不可令大洩,致內虛下陷,法在
中焦篇。
清宮湯方。
玄參心(三錢)蓮子心(五分)竹葉捲心(二錢)連翹心(二錢)犀角尖
(磨衝,二錢)連心麥冬(三錢)。
〔加減法〕熱痰盛加竹瀝、梨汁各五匙;咯痰不清,加栝蔞皮(一錢五分);
熱毒盛加金汁、人中黃;漸欲神昏,加銀花(三錢)、荷葉(二錢)、石菖蒲(一
錢)。
〔方論〕此咸寒甘苦法,清膻中之方也。謂之清宮者,以膻中為心之宮城也。
俱用心者,凡心有生生不已之意,心能入心,即以清穢濁之品,便補心中生生不已
之生氣,救性命於微芒也。火能令人昏,水能令人清,神昏譫語,水不足而火有餘,
又有穢濁也。且離以坎為體,玄參味苦屬水,補離中之虛;犀角靈異味鹹,辟穢解
毒,所謂靈犀一點通。善通心氣,色黑補水,亦能補離中之虛,故以二物為君。蓮
心甘苦鹹,倒生根,由心走腎,能使心火下通於腎,又回環上升,能使腎水上潮於
心,故以為使。連翹象心,心能退心熱。竹葉心銳而中空,能通竅清心,故以為佐。
麥冬之所以用心者,本經稱其主心腹結氣,傷中傷飽,胃脈絡絕,試問去心,焉能
散結氣,補傷中,通傷飽,續胃脈絡絕哉?蓋麥冬禀少陰癸水之氣,一本橫生,根
顆聯繫,有十二枚者,有十四、五枚者,所以然之故,手足三陽三陰之絡,共有十
二,加任之尾翳,督之長強,共十四,又加脾之大絡,共十五,此物性合人身自然
之妙也,惟聖人能體物象,察物情,用麥冬以通續絡脈。命名與天冬並稱門冬者,
冬主閉藏,門主開轉,謂其有開合之功能也。其妙處全在一心之用,從古並未有去
心之明文,張隱庵謂不知始自何人,相沿已久而不可改,瑭遍考始知自陶弘景始也,
蓋陶氏惑於諸心入心,能令人煩之一語,不知麥冬無毒,載在上品,久服身輕,安
能令人煩哉!如參、術、芪 、草,以及諸仁諸子,莫不有心,亦皆能令人煩而悉去
之哉?陶氏之去麥冬心,智者千慮之失也。此方獨取其心,以散心中穢濁之結氣,
故以之為臣。
安宮牛黃丸方。
牛黃(一兩)鬱金(一兩)犀角(一兩)黃連(一兩)硃砂(一兩)梅片
(二錢五分)麝香(二錢五分)真珠(五錢)山梔(一兩)雄黃(一兩)黃芩(一
兩)金箔衣。
上為極細末,煉老蜜為丸,每丸一錢,金箔為衣,蠟護。脈虛者人參湯下,
脈實者銀花、薄荷湯下,每服一丸。兼治飛屍卒厥,五癇中惡,大人小兒痙厥之因
於熱者。大人病重體實者,日再服,甚至日三服;小兒服半丸,不知再服半丸。
〔方論〕此芳香化穢濁而利諸竅,咸寒保腎水而安心體,苦寒通火腑而瀉心
用之方也。牛黃得日月之精,通心主之神。犀角主治百毒,邪鬼瘴氣。真珠得太陰
之精,而通神明,合犀角補水救火。鬱金草之香,梅片木之香(按冰片,洋外老杉

8
木浸成,近世以樟腦打成偽之,樟腦發水中之火,為害甚大,斷不可用),雄黃石
之香,麝香乃精血之香,合四香以為用,使閉固之邪熱溫毒深在厥陰之分者,一齊
從內透出,而邪穢自消,神明可複也。黃連瀉心火,梔子瀉心與三焦之火,黃芩瀉
膽,肺之火,使邪火隨諸香一齊俱散也。硃砂補心體,瀉心用,合金箔墜痰而鎮固,
再合真珠,犀角為督戰之主帥也。
紫雪丹方(從本事方去黃金)。
滑石(一斤)石膏(一斤)寒水石(一斤)磁石(水煮二斤,搗煎去渣入後
藥)羚羊角(五兩)木香(五兩)犀角(五兩)沉香(五兩)丁香(一兩)升麻
(一斤)玄參(一斤)炙甘草(半斤)。
以上八味,共搗銼,入前藥汁中煎,去渣入後藥。
朴硝、硝石各二斤,提淨,入前藥汁中,微火煎,不住手將柳木攪,候汁欲
凝,再加入後二味。
辰砂(研細,三兩)麝香(研細,一兩二錢)。
入煎藥拌勻。合成退火氣,冷水調服一、二錢。
〔方論〕諸石利水火而通下竅。磁石、玄參補肝腎之陰,而上濟君火。犀角、
羚羊瀉心、膽之火。
甘草和諸藥而敗毒,且緩肝急。諸藥皆降,獨用一味升麻,蓋欲降先升也。
諸香化穢濁,或開上竅,或開下竅,使神明不致坐困於濁邪而終不克復其明也。丹
砂色赤,補心而通心火,內含汞而補心體,為坐鎮之用。諸藥用氣,硝獨用質者,
以其水鹵結成,性峻而易消,瀉火而散結也。
局方至寶丹方。
犀角(鎊,一兩)硃砂(飛,一兩)琥珀(研,一兩)玳瑁(鎊,一兩)牛
黃(五錢)麝香(五錢)。
以安息重湯燉化,和諸藥為丸一百丸,蠟護。
〔方論〕此方會萃各種靈異,皆能補心體,通心用,除邪穢,解熱結,共成
撥亂反正之功。大抵安宮牛黃丸最涼,紫雪次之,至寶又次之,主治略同,而各有
所長,臨用對證斟酌可也。
Dịch nghĩa: Thái âm ôn bệnh, không thể dùng pháp phát hãn, nếu phát hãn mà hãn
không xuất ra, tất sẽ phát ban chẩn, nếu hãn xuất ra quá nhiều, tất sẽ phát các chứng trạng
thần chí hôn muội, nói năng mê sảng. Phát ban, thì dùng Hoá ban thang chủ trị; phát chẩn,
thì dùng Ngân kiều tán khứ Đậu xị, gia tế Sinh địa, Đan bì, Đại thanh diệp, bội thêm lƣợng
Huyền sâm chủ trị. Cấm kỵ dùng các dƣợc vị nhƣ Thăng ma, Sài hồ, Đƣơng quy, Phòng
phong, Khƣơng hoạt, Bạch chỉ, Cát căn, Tam xuân liễu. Nếu phát các chứng trạng thần chí
hôn muội, nói năng mê sảng, dùng Thanh cung thang chủ trị, Ngƣu hoàng hoàn, Tử tuyết
đan, Cục phƣơng Chí bảo đan cũng chủ trị.
Ôn bệnh kỵ dùng pháp phát hãn, bệnh là từ miệng, mũi hít vào, tà không phải ở biểu
của túc thái dƣơng kinh, cho nên không thể làm thƣơng tổn thái dƣơng kinh đâu vậy. Y giả
thƣờng không biết mà lầm dùng pháp phát hãn, nếu ngƣời nhiệt nhiều thì huyết táo, không
thể chƣng bốc mà thành mồ hôi đƣợc, ôn tà uất ở cơ biểu, huyết phận, cho nên tất sẽ phát
9
ban chẩn vậy. Nếu ở biểu đƣợc sơ thông, khi dùng pháp phát hãn thì sẽ ra mồ hôi không
ngừng, mồ hôi tức là tâm dịch, lầm dùng pháp làm cho ra mồ hôi thì sẽ vong dƣơng, tâm
dƣơng bị thƣơng thì thần minh sẽ loạn, không thể giữ đƣợc ở trong, cho nên phát chứng
trạng thần chí hôn muội vậy. Tâm dịch bị thƣơng mà tâm huyết hƣ, tâm lấy âm làm thể,
tâm âm không thể cứu dƣơng, ắt riêng mình tâm dƣơng cang thịnh, tâm chủ lời nói, cho
nên nói mê sảng không ngừng vậy. Hơn nữa, thủ kinh nghịch truyền, thế nhân ít ngƣời biết
điều đó, thủ thái âm kinh có bệnh không giải, căn bản tất sẽ truyền vào thủ quyết âm tâm
bào kinh, huồng hồ sẽ thƣơng tổn cả khí huyết nữa vậy!
Phƣơng Hóa ban thang.
Dùng Thạch cao 1 lạng, Tri mẫu 4 tiền, sinh Cam thảo 3 tiền, Huyền sâm 3 tiền, Tê
giác 2 tiền, Bạch ngạnh mễ 1 hợp.
Dùng tám chén nƣớc, sắc còn ba chén, uống ba ngày, bã lại sắc một lần cuối, buổi
tối uống một lần nữa.
Phƣơng luận: Nhiệt dâm ở bên trong nhƣ thế, trị pháp dùng dƣợc vị hàm hàn, gia
thêm pháp dùng dƣợc vị khổ cam. Tiền nhân đều dùng Bạch hổ thang để lập Hóa ban
thang, tức là dƣơng minh chứng đó vậy. Dƣơng minh chủ cơ nhục, ngƣời phát bệnh ban
biến thể đều có sắc đỏ, từ ở trong ra ngoài, cho nên dùng Thạch cao để thanh nhiệt của phế
vị, Tri mẫu để thanh kim bảo phế, mà trị nhiệt thiên thắng ở dƣơng minh kinh, Cam thảo
để thanh nhiệt, giải độc, hòa trung, Ngạnh mễ để thanh vị nhiệt mà bảo vị dịch, bạch
Ngạnh mễ là tuế cốc của dƣơng minh táo kim vậy. Bản luận riêng rằng gia thêm Huyền
sâm, Tê giác, bởi vì sắc chính của ban là sắc đỏ, mộc hỏa thái quá, sự biến hóa của nó rất
nhanh, nếu chỉ dùng phẩm vị Bạch hổ táo kim, để thanh túc thƣợng tiêu, sợ sẽ không thắng
đƣợc, cho nên gia Huyền sâm, để khai mở khí của thận kinh, ở trên thì giao với phế, có thể
là thủy thiên nhất khí, trên dƣới tuần hoàn, không đến nỗi nguồn suối bị cạn kiệt đâu vậy,
Tê giác tính vị hàm hàn, bẩm thụ khí tƣơng sinh của thủy, mộc, hỏa, là loài thú rất linh dị,
đều là bản thể của dƣơng cƣơng, chủ trị bách độc cổ chú, tà quỷ chƣớng khí, dùng vị hàm
hàn của nó để cứu thận thủy, cứu tâm hỏa, thác ban xuất ra ngoài, mà lại bại độc trừ ôn đó
vậy; đến khi bệnh phát ban, không chỉ riêng ở tại khí phận, cho nên gia thêm hai dƣợc vị
lƣơng huyết.
Phƣơng Ngân kiều tán khứ Đậu xị, gia tế Sinh địa, Đan bì, Đại thanh diệp, bội
Huyền sâm.
Tức là phƣơng Ngân kiều tán ở trƣớc khứ Đậu xị, gia thêm tế Sinh địa 4 tiền, Đại
thanh diệp 3 tiền, Đan bì 3 tiền, Huyền sâm gia đến 1 lạng.
Phƣơng luận: Ngân kiều tán đã thấy nghĩa ở trƣớc, gia thêm Tứ vật thang, để thanh
huyết nhiệt; khứ Đậu xị là vì sợ tính ôn của nó đó vậy.
Xem rằng: Ngô Hựu Khả có phƣơng Thác lý cử ban thang, không nói là chẩn, tức
lẫn lộn ban chẩn là cùng đồng khí vậy. Xem trong ôn bệnh phát chẩn, có đến bảy, tám
phần, phát ban chỉ hai, ba phần mà thôi. Nói chung, ban thì thuần có sắc đỏ, hoặc mọc
thành từng vầng to, là bệnh ở cơ nhục, cho nên dùng Hóa ban thang chủ trị, để chuyên trị ở
cơ nhục; chẩn thì nổi lên các mụn đỏ, các tên gọi nhƣ ma, sa đều là cùng một loại, liên
quan đến bệnh ở trong huyết lạc, cho nên chủ trị dùng dƣợc vị phƣơng hƣơng để thấu lạc
10
mạch, dùng dƣợc vị tân lƣơng để giải cơ, dùng dƣợc vị cam hàn để thanh huyết phận vậy.
Trong phƣơng Thác lý cử ban thang, dùng Quy, Thăng, Sài, Chỉ, Xuyên sơn giáp, đều là
phẩm vị ôn táo, há có thể không sợ thiêu đốt mất tân dịch hay sao? Hơn nữa, tiền nhân cho
rằng: Bệnh ôn thì nên dùng dƣợc vị tính ôn, bệnh chẩn thì dùng dƣợc vị tính lƣơng, thực là
rất đúng vậy. Huống hồ, ôn chẩn càng nặng đối với phong nhiệt chẩn của tiểu nhi! Dùng
Thăng, Sài vì có ý nghĩa là thăng phát, không biết rằng ôn bệnh đa phần phát sinh vào mùa
xuân, mùa hạ; khí của thiên địa chỉ có thăng mà không giáng, há lại dùng thăng dƣợc để
thăng nữa sao? Hơn nữa, sách “Nội kinh” viết: Mùa đông tàng tinh, mùa xuân không phát
ôn bệnh. Ngƣời mắc ôn bệnh, tinh khí ở hạ tiêu đã không bền cố lâu ngày, đang an yên lại
dùng pháp làm thăng khí của thiếu dƣơng kinh, khiến cho hạ kiệt thƣợng quyết vậy! Sách
“Nội kinh” lại viết: Không thực thực, không hƣ hƣ, tất trƣớc tiên là tuế khí, không công
phạt đến sự thiên hòa vậy, có thể không biết đƣợc sao? Hậu nhân đều tin cậy mà bắt chƣớc
theo, thực là không đọc qua kinh văn đó vậy.
Lại xem rằng: Ngƣời thời nay dùng pháp phát biểu cho bệnh ôn nhiệt, hai, ba ngày
mà mồ hôi không xuất ra, lại bảo rằng có ban chẩn ngầm phục, không chỉ dùng Thăng, Sài,
Khƣơng, Cát, lại trọng dùng Sơn xuyên liễu để thăng phát vậy. Không biết rằng Sơn xuyên
liễu một năm có ba lần nở hoa, cho nên có tên là Tam xuân, tục chuyển âm Tam xuân (sān
chūn) là Sơn xuyên (shān chuān), cây liễu đời cổ gọi là Sanh mộc, ở trong thơ gọi là: “Kỳ
sanh kỳ cƣ” là vì vậy. Tính vị của nó đại tân, đại ôn, sinh phát rất nhanh, cành ngang rất
nhỏ, dễ có thể nhập vào lạc mạch, chuyên phát hƣ hàn bạch chẩn, nếu ôn nhiệt mà khí
huyết bốc lên là thành xích chẩn, há không phải là thấy nhƣ thù địch hay sao? Ôi, ngƣời
giỏi trị ôn bệnh, ban đầu có thể không cần phải làm cho xuất chẩn, tức là có tà uất hai, ba
ngày, hoặc ba đến năm ngày, đã không có mồ hôi, không để cho xuất chẩn, cũng có thể từ
nặng mà hóa nhẹ, từ nhẹ mà hóa không, nếu có một phái dùng dƣợc vị tân ôn cƣơng táo,
khí bị tổn thƣơng rồi đến huyết, há không phải là tự tạo ban chẩn đó sao? Hơn nữa, y giả
thời nay thƣờng đối với chẩn đã xuất ra, lại không có sự cẩn trọng, không biết rằng đó là
lúc tà nhiệt thiêu đốt ở sâu bên trong, phải nên thật cẩn thận, một khi có sự sơ xuất, thì cái
hại không phải là ít. Hơn nữa, chứng chẩn không kỵ dùng pháp tả, nếu lý kết lại mà hơi
đau nhức, không thể làm cho đại tiết, dẫn đến nội hƣ hạ hãm, thì pháp trị đã có ở “Trung
tiêu thiên”.
Phƣơng Thanh cung thang.
Dùng Huyền sâm tâm 3 tiền, Liên tử tâm 5 phân, Trúc diệp quyển tâm 2 tiền, Liên
kiều tâm 2 tiền, Tê giác tiêm, mài nhỏ, 2 tiền, liên tâm Mạch đông 3 tiền.
Pháp gia giảm: Nhiệt đàm thịnh gia Trúc lịch, Lê chấp đều năm thìa; khạc ra đàm
không sạch, gia Qua lâu bì 1 tiền 5 phân; nhiệt độc thịnh gia Kim chấp, Nhân trung hoàng;
dần dần thần chí hôn muội, gia Ngân hoa 3 tiền, Hà diệp 2 tiền, Thạch xƣơng bồ 1 tiền.
Phƣơng luận: Pháp trị dùng dƣợc vị hàm hàn, cam khổ nhƣ thế, là phƣơng để thanh
ở Đản trung vậy. Nói là thanh cung, tức là Đản trung là cung thành của tâm tạng vậy.
Đều là dụng tâm, nói chung, tâm có sự sinh sinh không đƣợc nhƣ ý, tâm có thể nhập tâm,
tức là phẩm vị thanh uế trọc, để bổ sinh khí làm cho sinh sinh không ngừng ở trong tâm, là
chút tia sáng để cứu tính mệnh vậy. Hỏa có thể khiến cho ngƣời ta ngu tối, thủy có thể
khiến cho ngƣời ta thanh tỉnh, phát các chứng trạng thần chí hôn muội, nói năng mê sảng,
11
là do thủy bất túc mà hỏa hữu dƣ, lại có uế trọc vậy. Nếu quẻ Ly là thể của quẻ Khảm,
Huyền sâm vị khổ thuộc thủy, bổ hƣ ở trong quẻ Ly; Tê giác là loài thú linh dị, có vị hàm,
trừ uế giải độc, có thể nói là “linh tê nhất điểm thông”. Hay thông tâm khí, sắc đen bổ thủy,
cũng có thể bổ hƣ ở trong Ly, cho nên dùng hai vật này làm quân. Liên tâm có vị cam khổ
hàm, quay ngƣợc lại căn nguyên của sự sống, từ tâm chạy đến thận, có thể khiến cho tâm
hỏa đi xuống thông với thận, rồi lại quay vòng thăng lên, có thể khiến cho thận thủy tràn
lên tâm, cho nên dùng là sứ. Liên kiều tƣợng tâm (dùng lõi), tâm có thể thoái đƣợc tâm
nhiệt. Trúc diệp tâm tính nhanh nhẹ mà trống rỗng, có thể thông khiếu thanh tâm, cho nên
dùng làm tá. Lại dùng tâm (dùng lõi) của Mạch đông, sách “Bản kinh” gọi là chủ tâm phúc
kết khí, thƣơng tổn trung tiêu, thƣơng tổn do ăn uống no quá, vị mạch lạc tuyệt, khi dùng
thì bỏ lõi, làm sao có thể tán đƣợc khí kết, bổ đƣợc trung tiêu thƣơng tổn, thông đƣợc
thƣơng tổn do no quá, là vị mạch lạc tuyệt đó sao? Nói chung, Mạch đông bẩm thụ khí
thiếu âm của Qúy thủy, từ một gốc mà sinh ra, rễ có hình tròn liên quan đến nhau, có mƣời
hai quả, thậm chí có mƣời bốn, mƣời năm quả, lạc mạch của thủ, túc tam âm, tam dƣơng
kinh, cộng vào có hai mƣơi, lại thêm huyệt Vĩ ế (tức huyệt Cƣu vĩ) của nhâm mạch, huyệt
Trƣờng cƣờng của đốc mạch, cộng vào là mƣời bốn, lại thêm huyệt Đại lạc (tức huyệt Đại
bao) của tì kinh, cộng vào là mƣời năm, cái hay là vật hợp với tính tự nhiên của con ngƣời,
chỉ có thánh nhân là thân thể có tƣợng nhƣ vật, xem xét tình chí của vật, dùng Mạch đông
để thông tục lạc mạch. Mệnh danh cùng với Thiên đông là Môn đông, Đông chủ bế tàng,
Môn chủ khai chuyển, nói là có công năng khai, hợp đƣợc vậy. Cái hay đều là cái dụng
của nhất tâm (lõi), từ xƣa đến nay chƣa cho lời văn nào rõ ràng, Trƣơng Ẩn Am viết rằng:
Không biết bắt đầu là từ ngƣời nào, dựa theo đó đã lâu mà không sửa chữa đƣợc, Đƣờng
tôi xem tất cả thì biết là bắt đầu từ ông Đào Hoằng Cảnh vậy. Nói chung, Đào thị thu rút
mọi tƣ tƣởng vào tâm (lõi), chỉ một lời là khiến cho ngƣời ta phiền muộn, không biết rằng
Mạch đông không có độc, lại là thƣợng phẩm, uống lâu ngày thì thân thể nhẹ nhàng, há có
thể khiến cho ngƣời ta phiền muộn đƣợc sao! Nhƣ các dƣợc vị Sâm, Truật, Kỳ, Thảo, cho
đến các loại nhân, các loại quả, đều không có tâm, cũng đều khiến cho ngƣời ta phiền
muộn mà đều phải bỏ đi sao? Pháp khứ tâm (bỏ lõi) Mạch đông của Đào thị, dẫn đến
ngƣời hiểu biết cũng mắc sai lầm vậy. Riêng phƣơng nhƣ thế giữ lấy tâm, để tán khí uế
trọc kết ở trong tâm, cho nên dùng làm thần.
Phƣơng An cung ngƣu hoàng hoàn.
Dùng Ngƣu hoàng 1 lạng, Uất kim 1 lạng, Tê giác 1 lạng, Hoàng liên 1 lạng, Chu sa
1 lạng, Mai phiến 2 tiền 5 phân, Xạ hƣơng 2 tiền 5 phân, Trân châu 5 tiền, Sơn chi 1 lạng,
Hùng hoàng 1 lạng, Hoàng cầm 1 lạng, dùng Kim bạc làm áo.
Các vị thuốc trên tán thật nhỏ, luyện mật để lâu làm hoàn, mỗi viên hoàn khoảng 1
tiền, dùng Kim bạc làm áo, bọc sáp bảo vệ. Ngƣời mạch hƣ dùng Nhân sâm thang để uống,
ngƣời mạch thực dùng nƣớc sắc Ngân hoa, Bạc hà để uống, mỗi lần uống một viên. Kiêm
trị ngƣời ngất xỉu cứng đờ nhƣng không phải là chết, ác chứng trong ngũ giản (tức chứng
điên giản), ngƣời lớn và trẻ con phát chứng kinh quyết do nhiệt tà. Ngƣời lớn mà bệnh
nặng thể thực, thì mỗi ngày đều uống, thậm chí ngày uống ba lần; trẻ con thì uống nửa
viên, nếu vẫn không có cảm giác gì thì lại uống tiếp nửa viên.

12
Phƣơng luận: Đây là bài thuốc phƣơng hƣơng, hoá uế trọc mà thông lợi đều các
khiếu, vị hàm, tính hàn, giúp bảo thận thuỷ mà an tâm thể, vị khổ, tính hàn giúp
thông hoả phủ mà tả tâm dụng. Ngƣu hoàng đắc tinh tuý của nhật nguyệt, thông lợi thần
của tâm chủ. Tê giác chủ trị bách độc, tà quỷ chƣớng khí. Trân châu đƣợc tinh của thái âm,
mà thông thần minh, hợp với Tê giác thì bổ thuỷ mà cứu hoả. Hƣơng của Uất kim thảo,
Mai phiến (thƣợng đẳng Băng phiến), hƣơng của Hùng hoàng thạch, Xạ hƣơng là hƣơng
của tinh, huyết, hợp tứ hƣơng lại để dùng, khiến cho tà nhiệt ôn độc bế cố ở sâu trong chỗ
của quyết âm, từ ở trong mà đƣợc thấu xuất, mà tà uế tự tiêu, thần minh có thể hồi phục lại
vậy. Hoàng liên tả tâm hoả; Chi tử tả tâm cùng với hoả của tam tiêu; Hoàng cầm tả hoả
của đởm, phế, phối với tứ hƣơng khiến cho tà hoả đều theo các mùi hƣơng mà tán vậy.
Chu sa bổ tâm thể mà tả tâm dụng, hợp với Kim bạc hoá trụy đàm mà trấn cố thần minh,
lại hợp với Trân châu, Tê giác mà làm chủ soái thống lĩnh chiến trận vậy.
Phƣơng Tử tuyết đan (theo sách “Loại chứng phổ tế bản sự phƣơng của danh y
Hứa Thúc Vi đời Tống” thì khứ bỏ Hoàng kim).
Dùng Hoạt thạch 1 cân, Thạch cao 1 cân, Hàn thủy thạch 1 cân, Từ thạch dùng 2
cân nấu nƣớc, giã ra sắc rồi bỏ bã, sau cho vào cùng các vị thuốc, Linh dƣơng giác 5 lạng,
Mộc hƣơng 5 lạng, Tê giác 5 lạng, Trầm hƣơng 5 lạng, Đinh hƣơng 1 lạng, Thăng ma 1
cân, Huyền sâm 1 cân, chích Cam thảo nửa cân.
Dùng tám vị thuốc trên, cùng giã nhỏ rồi cho vào nồi, thêm nƣớc thuốc trƣớc (tức
Từ thạch) vào cùng sắc, bỏ bã rồi cho các vị thuốc sau vào.
Các dƣợc vị Phác tiêu, Tiêu thạch đều 2 cân, để chỗ sạch sẽ, rồi thêm vào trong
nƣớc sắc các vị thuốc trƣớc, dùng lửa nhỏ để sắc, dùng tay cầm gỗ liễu khuấy không
ngừng, chờ khi nƣớc thuốc cô đặc lại, lại thêm vào hai vị thuốc sau.
Dùng Thần sa, nghiền nhỏ, 3 lạng, Xạ hƣơng, nghiền nhỏ, 1 lạng 2 tiền.
Trộn đều với các vị thuốc trƣớc, hợp thành để bỏ bớt hỏa khí, dùng nƣớc lạnh để
uống 1 - 2 tiền.
Phƣơng luận: Các loại thạch dƣợc có tác dụng lợi thủy, hỏa mà thông khiếu ở dƣới.
Từ thạch và Huyền sâm bổ âm của can thận, mà đi lên cứu giúp quân hỏa. Tê giác và Linh
dƣơng có công dụng tả hỏa của tâm đởm.
Cam thảo hòa các vị thuốc mà bại độc, hơn nữa lại hoãn tính cấp của can tạng. Các
vị thuốc đều có tính giáng, dùng riêng một vị Thăng ma, nói chung, muốn giáng thì trƣớc
tiên phải làm cho thăng vậy. Các mùi hƣơng sẽ hóa uế trọc, hoặc khai khiếu ở trên, hoặc
khai khiếu ở dƣới, khiến cho thần minh không đến nỗi nguy khốn vì trọc tà mà cuối cùng
lại không thể tỉnh táo đƣợc. Đan sa có sắc đỏ, bổ tâm mà thông tâm hỏa, ở trong chứa
Thủy ngân mà bổ tâm thể, là tác dụng tọa trấn vậy. Dùng khí của các vị thuốc, dùng chất
của tiêu độc, để kết thành nƣớc muối, tính mạnh mẽ mà dễ tiêu, tả hỏa mà tán kết vậy.
Phƣơng Cục phƣơng Chí bảo đan (xuất xứ từ sách Thái bình huệ dân hòa tễ cục
phƣơng).
Dùng sừng Tê giác 1 lạng, Chu sa, thủy phi, 1 lạng, Hổ phách, nghiền, 1 lạng, Đại
mạo (tức Đồi mồi), 1 lạng, Ngƣu hoàng 5 tiền, Xạ hƣơng, 5 tiền.
13
Đun cùng với An tức hƣơng, trộn đều các vị thuốc rồi làm hoàn, làm một trăm viên
hoàn, bọc sáp để bảo vệ.
Phƣơng luận: Phƣơng nhƣ thế đều hội tụ đủ các loại linh dị, đều có thể bổ tâm thể, thông
tâm dụng, trừ tà uế, giải nhiệt kết, đều có công dẹp loạn để lập lại chính trị.

Nói chung, An cung ngƣu hoàng hoàn tính rất lƣơng mát, rồi đến Tử tuyết đan, rồi
mới đến Chí bảo đan, chủ trị cũng giống nhau, mà các phƣơng đều có sở trƣờng, khi
dùng phải đối chứng thì có thể châm chƣớc vậy.

14
PHỤ PHƢƠNG

1. Ngƣu hoàng thanh tâm hoàn đƣợc ghi chép đầu tiên ở trong quyển 22, sách Đậu chẩn
thế y tâm pháp, của danh y Vạn Toàn đời Minh. Về sau, ở trong quyển 62, sách Cảnh
Nhạc toàn thƣ của Trƣơng Cảnh Nhạc đời Minh, đặt lại tên là Vạn thị Ngƣu hoàng
thanh tâm hoàn. Nguyên phƣơng chép: Hoàng liên, Hoàng cầm, Sơn chi, Uất kim, Thần
sa, Ngƣu hoàng. Các vị tán nhỏ, làm hoàn. Công năng chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, khai
khiếu an thần, trị ôn tà nội hãm, nhiệt nhập tâm bào, phiền nhiệt, thần chí hôn muội, trúng
phong, đàm nhiệt nội bế, thần chí không tỉnh táo, nói lắp, cho đến tiểu nhi kinh phong,
phát nhiệt, co giật.

2. Ngƣu hoàng hoàn đƣợc ghi chép lại rất nhiều trong các y thƣ cổ, nhƣ sách Thái bình
thánh huệ phƣơng của Vƣơng Hoài Ẩn thời Bắc Tống; sách Kỳ Hiệu Lƣơng Phƣơng
của Phƣơng Hiền đời Minh. Tuy nhiên, chỉ có phƣơng chép trong mục Nhiệt luận, quyển
Trung, sách Tố vấn bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập của danh y Lƣu Hà Gian đời Kim
Nguyên có phƣơng danh là Ngƣu hoàng cao, giống với ghi chép trong mục Phụ phƣơng,
ở trang 185, quyển 10 của sách Lâm chứng chỉ nam y án, trong bản gốc đời Thanh.
Nguyên phƣơng chép: Ngƣu hoàng 2 tiền rƣỡi, Chu sa, Uất kim, Đan bì đều 3 tiền, Băng
phiến 1 tiền, Cam thảo 1 tiền. Các vị tán mịn, luyện mật làm hoàn to nhƣ hạt Bách, mỗi
lần uống một hoàn với nƣớc. Công năng: Khai khiếu tỉnh thần. Chủ trị: Nhiệt nhập huyết
thất, phát cuồng không còn nhận biết đƣợc ai.

3. Chí bảo đan đƣợc ghi chép đầu tiên ở trong quyển 1, sách Thái bình huệ dân hòa tễ
cục phƣơng của Thái y viện đời Tống biên soạn năm 1078 và trong quyển 5, sách Tô
thẩm lƣơng phƣơng của Đại gia Tô Thức và Thẩm Quát đời Tống cùng soạn năm 1075,
cả hai sách cùng niên đại, nên chƣa thể tra cứu rõ đƣợc là chép đầu tiên từ ở sách nào.
Nguyên phƣơng chép: sừng Tê giác, Chu sa nghiền, thủy phi, Hùng hoàng nghiền, thủy
phi, Hổ phách nghiền, Đại mội (con Đồi mồi) đều 1 lạng, nƣớc An tức hƣơng 1 lạng,
Ngƣu hoàng 5 tiền, Xạ hƣơng 1 tiền, Long não 1 tiền, Kim bạc và Ngân bạc đều 50 lá. Các
vị tán cực nhỏ, cho An tức hƣơng vào nấu, rồi trộn cùng các vị thuốc khác, làm thành 100
viên hoàn, cho vào lọ dán kín, khi dùng thì uống cùng với nƣớc Sâm. Công dụng: Hóa trọc
khai khiếu, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị: Chứng đàm, nhiệt nội bế tâm bào, không tỉnh táo,
nói mê sảng, ngƣời nóng, phiền táo, đàm thịnh khí thô, lƣỡi đỏ thẫm, rêu lƣỡi vàng bẩn
dính, mạch hoạt sác. Cũng trị cả chứng trúng phong, trúng thử, trẻ con có chứng kinh
quyết thuộc đàm nhiệt nội bế. Cấm kỵ: Bản phƣơng có nhiều dƣợc vị phƣơng hƣơng tân
táo, có cái xấu là làm cho hao âm kiếp dịch, cho nên chứng không tỉnh táo (thần hôn), nói
mê sảng (chiêm ngữ) do dƣơng thịnh âm hƣ thì cấm dùng, phụ nữ có thai dùng thận trọng.

15
4. Tử Tuyết đan hậu nhân đều cho rằng đƣợc chép đầu tiên từ quyển 6, sách Thái bình
huệ dân hòa tễ cục phƣơng đời Tống, nhƣng thực ra phƣơng thuốc này đã đƣợc chép đầu
tiên từ đời Đƣờng, cách đời Tống trên dƣới 300 năm, trong sách Ngoại Đài Bí Yếu
Phƣơng của danh y Vƣơng Đào có trích dẫn nhiều điểm của sách Thiên Kim Dực
Phƣơng của Dƣợc vƣơng Tôn Tƣ Mạc cùng thời, nên dịch giả ngờ phƣơng này do Tôn Tƣ
Mạc chế ra. Nguyên phƣơng chép: Hoàng kim (Vàng), Hàn thủy thạch, Thạch cao, Từ
thạch, Hoạt thạch, Huyền sâm, Linh dƣơng giác, Tê giác, Thăng ma, Trầm hƣơng, Đinh
hƣơng, Mộc hƣơng, Cam thảo. Chế pháp: Mƣời ba vị thuốc trên, lấy nƣớc nấu kỹ năm loại
Kim thạch trƣớc, bỏ bã, để riêng tám vị còn lại, nấu kỹ, bỏ bã, lấy Tiêu thạch và Mang tiêu,
trộn chung vào, dùng lửa nhỏ sắc, dùng cành Liễu ngoáy không ngừng tay, nấu kỹ, cho
vào chậu gỗ, để nửa ngày sau sẽ ngƣng lại, cho thêm Chu sa, Xạ hƣơng đã nghiền mịn, rồi
ngoáy đều, để ngoài trời mùa lạnh, sẽ thành sƣơng có màu sắc nhƣ tuyết. Công năng:
Thanh nhiệt khai khiếu, trấn kinh an thần. Chủ trị: Nhiệt tà nội hãm tâm bào, nhiệt nhiều
làm cho phiền táo, thần chí hôn muội, nói năng mê sảng, chân tay co quắp, miệng khát,
nƣớc tiểu đỏ, đại tiện bế, dùng cả cho tiểu nhi nhiệt thịnh phát chứng kinh quyết.

16
CHÚ THÍCH
*1. Sốt cao, co giật, hôn mê sâu thì phối với các phƣơng Tử Tuyết đan, Cục phƣơng
Chí Bảo đan.
Đặt vấn đề: Quyết tƣợng của ôn nhiệt bệnh.
Điều 17, quyển 1 Thƣợng tiêu thiên, sách Ôn bệnh điều biện viết: Tà nhập tâm bao,
lƣỡi cứng, chân tay quyết nghịch, Ngƣu hoàng hoàn chủ trị, Tử tuyết đan cũng chủ trị.
(Quyết, tức là cùng cực vậy, âm dƣơng đến chỗ cùng cực thì thiên lệch, đều có thể dẫn
đến phát quyết. Quyết tƣợng của thƣơng hàn, là bệnh của túc quyết âm kinh vậy. Quyết
tƣợng của ôn nhiệt, là bệnh của thủ quyết âm kinh vậy. Lƣỡi cuộn lại, âm nang co rút, tuy
cũng liên quan đến hiện cúc của quyết âm kinh, nhƣng cốt yếu thì lƣỡi thuộc thủ kinh, âm
nang thuộc túc kinh vậy. Nói chung, lƣỡi là tâm khiếu, bào lạc thay tâm dụng sự, ở trƣớc
sau thận nang, đều là chỗ can kinh đi qua, tuyệt đối không thể lấy nhị quyết của âm dƣơng
mà lẫn lộn làm một, giống nhƣ Đào Tiết Am từng viết: “Lạnh quá khủy tay, đầu gối,
thƣờng là âm hàn”, dùng dƣợc vị đại nhiệt. Hơn nữa, ở trong Nhiệt quyết chứng 熱厥證
cũng có ba loại:
- Có tà ở tại lạc mạch, mà ít có chứng ở dƣơng minh kinh, ắt dùng dƣợc vị phƣơng hƣơng;
- Có tà công bác dƣơng minh kinh, xung nghịch lên tâm bao, làm cho thần mê, chi
quyết, thậm chí toàn thân đều quyết nghịch, nên từ đó dùng pháp hạ;
- Có tà lâu ngày làm cho âm khuy mà phát tƣợng quyết, dùng pháp dục âm tiềm dƣơng).
1-1. “Nhiệt thâm quyết diệc thâm 热深厥亦深” (bổ sung cho phần 1)
“邪熱越深入,四肢厥冷的症狀越嚴重,皆因陽氣被遏,邪氣內閉所致。屬真熱假寒
證”。Chỉ tà nhiệt đã vào sâu, hiện ra chứng trạng nghiêm trọng là tứ chi quyết lãnh,
nguyên nhân đều là do dƣơng khí bị tổn hại, tà khí nội bế dẫn đến, thuộc chứng chân nhiệt
giả hàn.
Trích dẫn y án trong mục Kinh quyết, quyển 7, sách Lâm Chứng Chỉ Nam Y Án do Hồ
Xuân Đức dịch:
Họ Trƣơng, kinh sợ thái quá, trƣớc lạnh run, sau phát nhiệt, trong tâm cực nhiệt,
làm cho nôn khan, phiền táo, khát muốn uống nƣớc lạnh, nhƣng vẫn không giải đƣợc khát,
chẩn mạch thấy tiểu huyền, lƣỡi có sắc trắng mà không có rêu, chân tay lạnh nhƣ băng.
Nhƣ thế là do nhiệt tà đã nhập vào quyết âm can kinh, có thể nói là “nhiệt thâm quyết
diệc thâm” đó vậy. Bệnh đã nhập vào lý, điều trị thật là khó khăn, chọn dùng Tử Tuyết
đan, để khai thông nhiệt kết thâm phục, chọn dùng dƣợc vị phƣơng hƣơng để tuyên khiếu,
mong là sẽ làm cho táo khí ngừng quấy nhiễu, thì mới có sự chuyển biến đƣợc.
Dùng Tử Tuyết đan 2 tiền.
17
*2. Dƣơng minh ôn bệnh thì dùng 2 viên An cung hoàn, trộn với bột sinh Đại hoàng
uống một nửa, không đỡ thì uống tiếp.
Đặt vấn đề: Cách dùng phƣơng An cung hoàn cho Dƣơng minh ôn bệnh.
(Đây tức là phƣơng Ngƣu hoàng thừa khí thang, ghi chép ở trong điều 17, quyển 2
Trung tiêu thiên, sách Ôn bệnh điều biện. Phân tích thêm về Dƣơng minh ôn bệnh trong
các điều 5, điều 9 và điều 17).
Điều 5 viết: Ôn tà nhập vào dƣơng minh kinh, không có mồ hôi, tiểu tiện bất lợi,
nói mê sảng, trƣớc tiên dùng Ngƣu hoàng hoàn; không đại tiện đƣợc, lại dùng Điều vị thừa
khí thang.
(…Không có mồ hôi mà tiểu tiện bất lợi, ắt đại tiện không thể định thành khuôn đƣợc, có
thể biết nói mê sảng không phải do phân khô táo vậy. Không phải do phân khô táo mà làm
cho nói mê sảng, mà là do liên quan đến chứng bệnh ở tâm bào lạc, cho nên trƣớc tiên
dùng Ngƣu hoàng hoàn để khai thông nội khiếu, uống Ngƣu hoàng hoàn, nội khiếu đƣợc
khai thông, thì có thể ăn đƣợc….
Nói mê sảng của thƣơng hàn, không có phân táo thì không phải là chứng này, một ắt là
hàn tà không kiêm uế trọc, hai ắt là do từ ở thái dƣơng kinh mà truyền đến dƣơng minh
kinh; Nói mê sảng của ôn bệnh, có nguyên nhân do phân táo, có nguyên nhân do tà hãm
tâm bào, một ắt là ôn nhiều kiêm uế trọc, hai ắt do từ tâm, phế tạng ở thƣợng tiêu mà đến,
ngƣời học cần phải hiểu rõ, không thể gặp khó là quên hết đƣợc).
Điều 9 viết: Ôn bệnh nhập vào dƣơng minh kinh, phát các chứng hạ lợi, nói mê
sảng, dƣơng minh mạch thực, hoặc hoạt tật, Tiểu thừa khí thang chủ trị; mạch không thực,
Ngƣu hoàng hoàn chủ trị, Tử tuyết đan cũng chủ trị.
Phát các chứng hạ lợi, nói mê sảng, Kha thị viết: Tràng hƣ, vị thực, cho nên dùng Đại
hoàng để thấm ƣớt vị, không dùng Mang tiêu để nhuận tràng. Bản luận có mạch thực,
mạch hoạt tật, biện mạch không thực, sợ chứng nói mê sảng của tâm bào lạc mà sai lầm
dùng Thừa khí thang để hạ, pháp vẫn chủ dùng dƣợc vị phƣơng hƣơng để khai khiếu.
Điều 17 viết: Ôn bệnh nhập vào dƣơng minh kinh, dùng pháp hạ cũng không
thông,…Tà bế ở tâm bào, làm cho thần chí hôn muội, lƣỡi ngắn, nội khiếu không thông,
uống mà vẫn không giải đƣợc khát, Ngƣu hoàng thừa khí thang chủ trị…
Dùng Ngƣu hoàng hoàn để khai bế trệ của thủ thiếu âm kinh, dùng Thừa khí thang để cấp
tả dƣơng minh kinh, cứu sự tiêu thoát của túc thiếu âm kinh, pháp nhƣ thế là lƣỡng thiếu
âm kinh hợp trị đó vậy.

18
19

You might also like