Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 63

Chuyên đề 5

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA


DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Người soạn : Lê Văn Thịnh


Cựu Trưởng phòng Giám định 1
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Bộ Xây dựng

Phần thứ nhất


TỔNG QUAN VỀ
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY


DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Khái niệm về quản lý chất lượng
Chất lượng không tự sinh ra; chất lượng không phải là một kết quả ngẫu
nhiên, nó là kết qủa của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ
với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách
đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi
là quản lý chất lượng. Phải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về quản lý
chất lượng mới giải quyết tốt bài toán chất lượng.
Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không
chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình công ty, qui mô
lớn đến qui mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản
lý chất lượng đảm bảo cho công ty làm đúng những việc phải làm và những việc
quan trọng. Nếu các công ty muốn cạnh tranh trên thị trường quốc tế, phải tìm
hiểu và áp dụng các khái niệm về quản lý chất lượng có hiệu quả.
Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và
kiểm soát một tổ chức về chất lượng
Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng thường bao gồm lập chính
sách, mục tiêu, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng.
Đối với các dự án thì quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ
thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng
mà khách hàng đặt ra. Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng. khống chế chất
lượng và đảm bảo chất lượng.
2. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Xây dựng thì nội dung quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc;
khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây
2

dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa
chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin
công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật
này và quy định khác của pháp luật có liên quan.Với phạm vi bài này thì chỉ đề
cập về quản lý chất lượng.
Như đã biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 59/2015/NĐ-
CP thì dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công
trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Trong khi đó công trình xây
dựng lại là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu
xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể
bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên
mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Bởi vậy, nội dung quản lý chất lượng dự
án đầu tư xây dựng sẽ rộng hơn rất nhiều do với quản lý chất lượng công trình
xây dựng. Nhưng mục đích cuối cùng của quản lý chất lượng dự án đầu tư xây
dựng là để có những sản phẩm đầu tư xây dựng hay chính là công trình xây
dựng có chất lượng. Để công trình có chất lượng thì phải thực hiện quản lý chất
lượng từ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình đến thi công xây dựng
công trình.

II. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY


DỰNG
1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng ( Khoản 1 Điều 3 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
Quản lý chất lượng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham
gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác
có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và
khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an
toàn của công trình.
2. Phân loại công trình xây dựng ( Điều 8 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
2.1. Căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành
các loại như sau:
a) Công trình dân dụng;
b) Công trình công nghiệp;
c) Công trình giao thông;
d) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật;
e) Công trình quốc phòng, an ninh.
Danh mục chi tiết các loại công trình được quy định tại Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
3

2.2. Đối với công trình không được quy định trong các mục từ mục I đến
mục V của Phụ lục I Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp
với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành xác định loại của công trình.
3. Phân cấp công trình xây dựng ( Điều 8 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
3.1.Công trình, hạng mục công trình được phân cấp căn cứ trên quy mô,
loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây
dựng sau đây:
a) Quản lý phân hạng năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây
dựng và công bố thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây
dựng công trình;
b) Yêu cầu về cấp công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và xác định số bước
thiết kế xây dựng công trình;
c) Phân định trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tác
nghiệm thu trongquá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công
trình của các cơ quan chuyên môn về xây dựng;
d) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng;
đ) Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
e) Quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng; quản lý công tác
bảo trì công trình xây dựng;
g) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công
trình xây dựng;
h) Các quy định khác có liên quan.
3.2. Phân cấp công trình để thiết kế xây dựng công trình và để quản lý các
nội dung khác được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy
định của pháp luật có liên quan.
3.4. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý công trình xây dựng
chuyên ngành hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng nêu tại Khoản 3
Điều này.
4. Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng ( Điều 4
Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
4.1. Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy
định của Nghị định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư
xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài
sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.
4.2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép
đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết
kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu
của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
4

4.3. Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng
lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây
dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý
chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
4.4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù
hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô
và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo
quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động
xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
4.5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản
lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định
thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện
giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về
chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
4.6. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Điểm
4.3, Khoản 4.4 và Khoản 4.5 chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do
mình thực hiện.
5. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa chủ
đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng ( Điều 5 Nghị
định 46/2015/NĐ-CP)
5.1. Trường hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng:
a) Chủ đầu tư được ủy quyền cho ban quản lý dự án thực hiện một phần
hoặc toàn bộ trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng công trình
theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư phải chỉ đạo, kiểm tra và chịu
trách nhiệm về các công việc đã ủy quyền cho ban quản lý dự án thực hiện;
b) Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo
nhiệm vụ và quyền hạn được chủ đầu tư ủy quyền.
5.2. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi
công xây dựng công trình:
a) Chủ đầu tư được quyền giao nhà thầu này thực hiện một hoặc một số
trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng công trình xây dựng thông
qua hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát thực hiện hợp đồng
xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà
thầu giám sát thi công xây dựng công trình với các nhà thầu khác và với chính
quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án;
b) Các nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng
công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về những trách nhiệm
được giao.
5.3. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết các trách nhiệm quản lý chất lượng
công trình xây dựng của chủ đầu tư; phân định trách nhiệm giữa các chủ thể có
liên quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp áp dụng
5

loại hợp đồng tổng thầu, hợp đồng liên danh và các trường hợp áp dụng đầu tư
theo hình thức đối tác công tư.
6. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng ( Điều 9 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
6.1. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hình thức
sau:
a) Giải thưởng quốc gia về chất lượng công trình xây dựng do Thủ tướng
Chính phủ quy định;
b) Giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao và các giải thưởng chất
lượng khác.
6.2. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng quy định tại Khoản 1
Điều này là một trong các căn cứ để xếp hạng, đánh giá năng lực và kết quả thực
hiện công việc của tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động đầu tư xây dựng và
được xem xét thưởng hợp đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 146 Luật Xây
dựng.
6.3. Các nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng quy
định tại Khoản 1 Điều này được xem xét ưu tiên khi tham gia đấu thầu trong
hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Giải thưởng là căn
cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là các giải thưởng mà nhà thầu đạt được
trong thời gian 3 năm gần nhất tính đến khi đăng ký tham gia dự thầu. Chủ đầu
tư có trách nhiệm quy định nội dung nêu trên trong hồ sơ mời thầu.
6.4. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết các hình thức, điều kiện, tiêu chí, trình
tự, thủ tục đăng ký và xét tặng giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng.
7. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc công trình xây dựng,
kiểm định xây dựng và chứng nhận hợp quy ( Điều 10 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
7.1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc công trình xây dựng,
kiểm định xây dựng, chứng nhận hợp quy là các hoạt động tư vấn xây dựng có
điều kiện. Các tổ chức khi tham gia thực hiện các hoạt động trên phải có đăng
ký và được công nhận theo quy định. Các cá nhân tham gia thực hiện phải có
chứng nhận, chứng chỉ hành nghề phù hợp.
7.2. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về các hoạt động quy định tại Khoản
7.1.
8. Điều 19. Chỉ dẫn kỹ thuật ( Khoản 2 Điều 3 và Điều 19 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
8.1. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công
trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công
trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
6

8.2. Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công
trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu
thiết kế hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật
được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ
sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công
trình.
8.3. Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp
dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng
công trình.
8.4. Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt,
cấp I và cấp II. Đối với công trình di tích và các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ
thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng
công trình.

III. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
1. Trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng ( Điều 11 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
1.1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
1.2. Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
1.3. Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng.
1.4. Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.
2. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng ( Điều 12 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
2.1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ
việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa,
cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác
có liên quan đến hoạt động xây dựng.
2.2. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập. Trường hợp chưa
lựa chọn được nhà thầu thiết kế, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư được
thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
2.3. Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:
a) Mục đích khảo sát xây dựng;
b) Phạm vi khảo sát xây dựng;
c) Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;
d) Khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng (dự kiến) và dự toán chi
phí cho công tác khảo sát xây dựng;
đ) Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
2.4. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường
hợp sau:
7

a) Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác
thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi
nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát
xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
c) Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu
khảo sát, thiết kế có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi
công xây dựng công trình.
2.5. Khi lập nhiệm vụ khảo sát phải xem xét nhiệm vụ khảo sát và kết quả
khảo sát đã thực hiện ở bước thiết kế trước và các kết quả khảo sát có liên quan
được thực hiện trước đó (nếu có).
3. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng ( Điều 13 Nghị định 46/2015/NĐ-
CP)
3.1. Nhà thầu khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù
hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được
áp dụng và trình chủ đầu tư phê duyệt.
3.2. Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng:
a) Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
b) Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng;
c) Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng;
d) Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng áp dụng;
đ) Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo
sát xây dựng;
e) Tiến độ thực hiện;
g) Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ
thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát; biện pháp bảo vệ
môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát và phục hồi hiện trường
sau khi kết thúc khảo sát.
3.3. Chủ đầu tư kiểm tra và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây
dựng. Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra
phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc phê duyệt.
4. Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng ( Điều 14 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
4.1. Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và
chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây
dựng; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức
thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo
sát xây dựng.
8

4.2. Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ
chức giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân
lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so
với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây
dựng;
b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vị trí
khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo
sát và mẫu thí nghiệm; kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện
trường; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường trong
quá trình thực hiện khảo sát.
4.3. Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà
thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy
định của hợp đồng xây dựng.
5. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng ( Điều 15 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
5.1. Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng.
5.2. Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng.
5.3. Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây
dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.
5.4. Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện.
5.5. Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích.
5.6. Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có).
5.7. Kết luận và kiến nghị.
5.8. Các phụ lục kèm theo.
6. Nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng ( Điều 16 Nghị
định 46/2015/NĐ-CP)
6.1. Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:
a) Chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực
hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và nội dung của báo cáo khảo
sát so với quy định của nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo
sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng;
thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn
bản đến nhà thầu khảo sát nếu đạt yêu cầu.
Trường hợp báo cáo kết quả khảo sát xây dựng chưa đạt yêu cầu, chủ đầu
tư gửi nhà thầu khảo sát ý kiến không chấp thuận nghiệm thu bằng văn bản,
trong đó nêu các nội dung chưa đạt yêu cầu mà nhà thầu khảo sát phải chỉnh sửa
hoặc phải thực hiện khảo sát lại;
9

b) Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm
tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc quyết định nghiệm thu.
6.2. Chủ đầu tư phê duyệt trực tiếp vào báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
sau khi thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo này và chịu trách nhiệm về kết
quả phê duyệt của mình.
6.3. Nhà thầu khảo sát chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng
do mình thực hiện. Việc nghiệm thu và phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây
dựng của chủ đầu tư không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về chất
lượng khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện.
6.4. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành
công trình và được lưu trữ theo quy định tại Điều 33 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

IV. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
1. Trình tự quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình ( Điều 17 Nghị
định 46/2015/NĐ-CP)
1.1. Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
1.2. Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng.
1.3. Thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng.
1.4. Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
1.5. Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
2. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình ( Điều 18 Nghị định 46/2015/NĐ-
CP)
2.1. Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập
nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
2.2. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công
trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể thuê tổ
chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết
2.3. Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình bao gồm:
a) Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình;
b) Mục tiêu xây dựng công trình;
c) Địa điểm xây dựng công trình;
d) Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
đ) Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử
dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
10

2.4. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình được bổ sung, sửa đổi cho phù
hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng ( Điều 20 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
3.1. Nội dung quản lý chất lượng của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:
a) Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện
thiết kế; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ
trì thiết kế;
b) Chỉ sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình;
c) Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ
chức, cá nhân khác đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện công việc
kiểm tra nội bộ chất lượng hồ sơ thiết kế;
d) Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định, phê duyệt theo quy
định của Luật Xây dựng; tiếp thu ý kiến thẩm định và giải trình hoặc chỉnh sửa
hồ sơ thiết kế theo ý kiến thẩm định;
đ) Thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quy định.
3.2. Nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng
công trình do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế của
cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn
về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết
kế về chất lượng thiết kế xây dựng côngtrình do mình thực hiện.
3.3. Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này
phải đảm nhận thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ
yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với
bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng
thiết kế trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.
3.4. Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình quan trọng quốc gia, công
trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề
xuất với chủ đầu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra,
tính toán khả năng làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế, đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình.
4. Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình ( Điều 21 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
4.1. Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết
kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự
toán xây dựng công trình vàquy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có);
4.2. Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các
tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải
có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết
11

kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và
dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp nhà thầu thiết kế
là tổ chức.
4.3. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập
hồ sơ theo khuôn khổ thống nhất, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra
cứu và bảo quản lâu dài.
5. Thẩm định, thẩm tra, phê duyệt, nghiệm thu, lưu trữ thiết kế xây dựng
công trình ( Điều 22 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
5.1. Công tác thẩm định, thẩm tra, phê duyệt, nghiệm thu, điều chỉnh thiết
kế và chỉ dẫn kỹ thuật, thành phần của hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được
thực hiện theo quy định Luật Xây dựng và Nghị định về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình ( xem chuyên đề 1)
5.2. Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình là thành phần của hồ sơ hoàn thành
công trình và phải được lưu trữ theo quy định tại Điều 33 Nghị định
46/2015/NĐ-CP.

V. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH


1. Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng ( Điều 23 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn
mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện
và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng,
chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử
dụng.
Trình tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thể được quy định như sau:
1.1. Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử
dụng cho công trình xây dựng.
1.2. Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng
công trình.
1.3. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và
nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
1.4. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công
trình.
1.5. Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong
quá trình thi công xây dựng công trình.
1.6. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công
trình xây dựng (nếu có).
1.7. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào
khai thác, sử dụng.
12

1.8. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
1.9. Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình
và bàn giao công trình xây dựng.
2. Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng
cho công trình xây dựng ( Điều 24 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
2.1. Trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây
dựng đã là hàng hóa trên thị trường:
a) Tổ chức thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng và cung cấp cho bên
giao thầu (bên mua sản phẩm xây dựng) các chứng chỉ, chứng nhận, các thông
tin, tài liệu có liên quan tới sản phẩm xây dựng theo quy định của hợp đồng xây
dựng, quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của
pháp luật khác có liên quan;
b) Kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của sản phẩm phù hợp với yêu
cầu của hợp đồng xây dựng trước khi bàn giao cho bên giao thầu;
c) Thông báo cho bên giao thầu các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo
quản sản phẩm xây dựng;
d) Thực hiện sửa chữa, đổi sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng theo
cam kết bảo hành sản phẩm xây dựng và quy định của hợp đồng xây dựng.
2.2. Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện
và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng theo yêu cầu riêng của thiết kế:
a) Trình bên giao thầu (bên mua) quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng
trong quá trình sản xuất, chế tạo và quy trình thí nghiệm, thử nghiệm theo yêu
cầu của thiết kế;
b) Tổ chức chế tạo, sản xuất và thí nghiệm, thử nghiệm theo quy trình đã
được bên giao thầu chấp thuận; tự kiểm soát chất lượng và phối hợp với bên
giao thầu trong việc kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất, vận
chuyển và lưu giữ tại công trình;
c) Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu trước khi bàn giao cho bên giao thầu;
d) Vận chuyển, bàn giao cho bên giao thầu theo quy định của hợp đồng;
đ) Cung cấp cho bên giao thầu các chứng nhận, chứng chỉ, thông tin, tài
liệu liên quan theo quy định của hợp đồng xây dựng, quy định của pháp luật về
chất lượng sản phẩm, hàng hóa và của pháp luật khác có liên quan.
2.3. Bên giao thầu có trách nhiệm như sau:
a) Quy định số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản
phẩm, cấu kiện, thiết bị trong hợp đồng với nhà thầu cung ứng; nhà thầu sản
xuất, chế tạo phù hợp với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho
công trình;
13

b) Kiểm tra số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản
phẩm, cấu kiện, thiết bị theo quy định trong hợp đồng; yêu cầu các nhà thầu
cung ứng, sản xuất; chế tạo thực hiện trách nhiệm quy định tại Khoản 1, Khoản
2 Điều này trước khi nghiệm thu, cho phép đưa vật liệu, sản phẩm, cấu kiện,
thiết bị vào sử dụng cho công trình;
c) Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất theo
quy trình đã thống nhất với nhà thầu.
2.4. Nhà thầu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về
chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị do mình cung ứng, chế tạo, sản
xuất; việc nghiệm thu của bên giao thầu không làm giảm trách nhiệm nêu trên
của nhà thầu.
3. Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình (Điều 25
Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
3.1. Nhà thầu thi công công trình xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và
quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.
3.2. Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan hệ thống
quản lý chất lượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình của
nhà thầu. Hệ thống quản lý chất lượng công trình của nhà thầu phải phù hợp với
quy mô công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ
phận, cá nhân đối với công tác quản lý chất lượng công trình của nhà thầu.
3.3. Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:
a) Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc
các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
b) Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện,
thiết bị được sử dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy
định cụ thể các biện pháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công
trình;
c) Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai
đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm
thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
d) Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của
hợp đồng.
3.4. Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng
và quy định của pháp luật có liên quan,
3.5. Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo,
sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình
theo quy định tại Điều 24 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và quy định của hợp đồng
xây dựng.
14

3.6. Thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản
phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi
công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng.
3.7. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng,
thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện
sai khác giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trường trong
quá trình thi công. Tự kiểm soát chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầu của
thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các
công việc xây dựng phải được lập theo quy định và phù hợp với thời gian thực
hiện thực tế tại công trường.
3.8. Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát
thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực
hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
3.9. Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá
trình thi công xây dựng (nếu có).
3.10. Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực
hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế
hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
3.11. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.
3.12. Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.
3.13. Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi
công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây
dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
3.14. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao
động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây
dựng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư.
3.15. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài
sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu,
bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.
4. Giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 20 Nghị định 46/2015/NĐ-
CP)
4.1. Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây
dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng. Nội dung giám sát thi
công xây dựng công trình gồm:
a) Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản
lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình,
cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;
b) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại
Điều 107 của Luật Xây dựng;
15

c) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình
so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị
thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng
của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
d) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện
pháp thi công đã được phê duyệt;
đ) Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình quy định tại
Khoản 3 Điều 25 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh
sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù
hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa
thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát
thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với
các nội dung nêu trên;
e) Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị
lắp đặt vào công trình;
g) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu
khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của
công trình;
h) Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các
công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát
các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc
công trình;
i) Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn,
quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;
k) Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất
hợp lý về thiết kế;
l) Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất
lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công
không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những
vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp
xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
m) Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn
công;
n) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình,
hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định
46/2015/NĐ-CP;
o) Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công,
nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng,
nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định;
kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
16

p) Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;


q) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
4.2. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công
trình hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện
giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.
4.3.Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị
công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa
khóa trao tay, trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng được quy định
như sau:
a) Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng đối với
phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Tổng thầu
được tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định
thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định tại Khoản 1
Điều này và phải được quy định trong hợp đồng xây dựng giữa tổng thầu với
chủ đầu tư;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây
dựng của tổng thầu. Chủ đầu tư được quyền cử đại diện tham gia kiểm tra,
nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của
công trình và phải được thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra,
nghiệm thu theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 25 Nghị định 46/2015/NĐ-
CP.
4.4. Tổ chức thực hiện giám sát quy định tại Khoản 2 và Điểm a Khoản 3
Điều này phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và có đủ nhân sự thực hiện
giám sát tại công trường phù hợp với quy mô, yêu cầu của công việc thực hiện
giám sát. Tùy theo quy mô, tính chất, kỹ thuật của công trình, cơ cấu nhân sự
của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giám sát trưởng và
các giám sát viên. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng của tổ chức
nêu trên phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với
chuyên ngành được đào tạo và cấp công trình.
4.5. Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách:
a) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà
thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản
phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;
b) Tổ chức giám sát thi công xây dựng không được tham gia kiểm định
chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát;
c) Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết
bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm
có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.
4.6. Bộ Xây dựng hướng dẫn về hoạt động giám sát thi công xây dựng công
trình.
17

5. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng
công trình ( Điều 28 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
5.1. Nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước, nhà
thầu lập thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế một bước hoặc hai
bước có trách nhiệm thực hiện giám sát tác giả theo quy định của hợp đồng xây
dựng.
5.2. Nội dung thực hiện:
a) Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của
chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu giám sát thi công xây dựng
công trình;
b) Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc,
phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng, điều chỉnh thiết kế phù
hợp với thực tế thi côngxây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết
kế theo yêu cầu của chủ đầu tư;
c) Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý khi phát
hiện việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng;
d) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu
tư. Trường hợpphát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ
điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
6. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu
lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng (Điều 29 Nghị
định 46/2015/NĐ-CP)
6.1. Thí nghiệm đối chứng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong hợp đồng xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật đối
với công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp,
công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng và môi trường;
b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị và chất lượng thi công xây
dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật
hoặc thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
6.2. Kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công
trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong hợp đồng xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật theo yêu
cầu của thiết kế;
b) Khi công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình xây dựng có
biểu hiện không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng đầu tư
theo hình thức đối tác công tư;
18

d) Trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo
quy định của pháp luật về giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu của cơ quan chủ
trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố khi xảy ra sự cố công trình xây dựng;
đ) Theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây
dựng hoặc yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần thiết.
6.3. Trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1, Điểm d và Điểm đ Khoản 2
Điều này, cơ quan yêu cầu được phép chỉ định tổ chức tư vấn theo quy trình chỉ
định thầu rút gọn quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
ngày 26 tháng 06 năm 2014 về Quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu để thực hiện.
6.4. Nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà
thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan
phải chịu chi phí thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí
nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình nếu kết quả thí nghiệm, kiểm
định chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với các trường hợp còn lại,
chi phí thực hiện các công việc này được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng
công trình.
7. Nghiệm thu công việc xây dựng ( Điều 27 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
7.1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây
dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người giám sát thi công xây
dựng công trình và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi
công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển
bước thi công. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản cho một hoặc
nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công.
7.2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế
bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn
được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được
thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm
thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
7.3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc
xây dựng và xác nhận bằng biên bản, tối đa không quá 24 giờ kể từ khi nhận
được thông báo nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công của
nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông
báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
8. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây
dựng (Điều 30 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
8.1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và nhà
thầu thi công xây dựng có thể thỏa thuận về việc nghiệm thu giai đoạn thi công
xây dựng hoặc một bộ phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau:
19

a) Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần
phải thực hiệnkiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển
sang giai đoạn thi công tiếp theo;
b) Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.
8.2. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có liên quan thỏa thuận về
thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu, thành phần tham gia
nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản,
9. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa
vào sử dụng (Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
9.1. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công
trình xây dựng.
9.2. Điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình
xây dựng:
a) Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu theo quy định tại
Điều 27, Điều 30 Nghị định 46/2015/NĐ-CP . Kết quả thí nghiệm, kiểm tra,
chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
b) Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng
đến an toàn khai thác, sử dụng công trình;
c) Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu
về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa
cháy; được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp giấy
xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường và văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm
quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan, nếu có.
9.3. Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu từng phần công trình
hoặc nghiệm thu có điều kiện để đưa công trình vào sử dụng trong trường hợp
còn một số tồn tại về chất lượng nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu
lực, tuổi thọ, công năng của công trình và bảo đảm công trình, đủ điều kiện khai
thác an toàn. Biên bản nghiệm thu phải nêu rõ các các tồn tại về chất lượng cần
khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian
hoàn thành các công việc này. Chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu hoàn thành
công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công
việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành.
9.4. Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng:
a) Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định;
b) Đối với các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định
46/2015/NĐ-CP , phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều
32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp
thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư nêu tại Điểm a Khoản này. Riêng công
trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủđầu
20

tư chỉ được quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp
thuận kết quả nghiệm thu nêu trên.
9.5. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm
nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được lập thành
biên bản.
10. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng (Điều 32 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
10.1. Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định tại Khoản 2 Điều này kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công
và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 4 Điều
123 Luật Xây dựng bao gồm:
a) Công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức
tạp theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định hàng năm;
b) Công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước
ngoài ngân sách;
c) Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục
II Nghị định này ngoài các công trình đã nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này;
d) Công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường ngoài các công trình quy
định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này được cơ quan có thẩm quyền kiểm
tra theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Riêng đối với công trình đường dây, trạm biến áp có cấp điện áp từ
35KV trở xuống, công trình cấp IV sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách,
chủ đầu tư tự tổ chức nghiệm thu theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo về kết quả nghiệm thu nêu trên cho cơ quan
chuyên môn về xây dựng theo phân cấp tại Điểm c Khoản 2 Điều này để tổng
hợp, theo dõi.
10.2. Thẩm quyền kiểm tra:
a) Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng được thành lập
và hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm tra đối
với công trình quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng và Bộ quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân
biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định tại
Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP đối với công trình cấp I,
công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo
tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên, công trình do Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình
xây dựng chuyên ngành quyết định đầu tư, công trình do các Tập đoàn kinh tế
nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư, trừ các công trình quy định tại
Điểm a Khoản này;
21

c) Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra
các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của Sở theo
quy định tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP , trừ các công trình
quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.
Căn cứ điều kiện thực tế của các địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
thể ủy quyền thực hiện kiểm tra đối với một số công trình cấp III, IV thuộc trách
nhiệm của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành nêu trên
cho Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
thực hiện;
d) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công
trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng nêu tại
Khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có
trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có
cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình;
đ) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra
đối với các công trình quốc phòng, an ninh.
10.3. Nội dung kiểm tra bao gồm kiểm tra sự tuân thủ các quy định về công
tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu tham
gia hoạt động xây dựng trong khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình
theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
10.4. Trình tự kiểm tra:
a) Đối với công trình quy định tại Khoản 1 Điều này, sau khi khởi công
chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại
Khoản 2 Điều này các thông tin sau: Tên và địa chỉ liên lạc của chủ đầu tư, tên
công trình, địa điểm xây dựng, quy mô và tiến độ thi công dự kiến của công
trình;
b) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này thông báo cho
chủ đầu tư kế hoạch kiểm tra; tổ chức thực hiện kiểm tra và thông báo kết
quả kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng công trình chậm nhất sau 7 ngày,
kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra;
c) Tối thiểu trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước
10 ngày đối với các công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ
chức nghiệm thu theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 31 Nghị định
46/2015/NĐ-CP , chủ đầu tư phải gửi văn bản đề nghị kiểm tra công tác nghiệm
thu hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng tới cơ quan có thẩm
quyền quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này thực hiện kiểm
tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm
thu của chủ đầu tư trong thời hạn 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I
hoặc 10 ngày đối với các công trình còn lại kể từ khi kết thúc kiểm tra. Trường
22

hợp chủ đầu tư phải thực hiện các yêu cầu quy định tại Điểm đ Khoản này thì
thời hạn nêu trên được tính từ khi chủ đầu tư hoàn thành các yêu cầu này;
đ) Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền được quyền yêu cầu
chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và
thực hiện thí nghiệm đối chứng, thử tải, kiểm định chất lượng bộ phận, hạng
mục hoặc toàn bộ công trình theo quy định tại Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-
CP;
e) Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù
hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra.
10.5. Chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi
công và khi hoàn thành thi công xây dựng do chủ đầu tư lập dự toán, thẩm định,
phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
10.6. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về kiểm tra công tác nghiệm thu
trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình.
11. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng (Điều 33 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
11.1. Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng phải được chủ đầu tư tổ chức
lập đầy đủ trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận
hành.
11.2. Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được lập một lần chung cho
toàn bộ dự án đầu tưxây dựng công trình nếu các công trình (hạng mục công
trình) thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm. Trường
hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác, sử
dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho riêng
từng công trình (hạng mục công trình) này.
11.3. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ hoàn thành công trình
xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình tự lưu trữ
các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện. Riêng công trình nhà ở và
công trình di tích, việc lưu trữ hồ sơ còn phải tuân thủ theo quy định của pháp
luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa.
11.4. Bộ Xây dựng hướng dẫn về danh mục và thời hạn lưu trữ hồ sơ hoàn
thành công trình.
12. Bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng (Điều 34 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
12.1. Việc bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng được thực
hiện theo quy định tại Điều 124 Luật Xây dựng.
12.2. Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, từng phần công trình, hạng
mục công trình đã hoàn thành và được nghiệm thu theo quy định có thể được
bàn giao đưa vào khai thác theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đơn vị khai thác sử
dụng.
23

12.3. Trường hợp áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư, cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng dự án, nhà đầu tư phải xem xét
việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao quy định tại hợp đồng dự án và các quy
định của văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
13. Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng (Điều 35 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
13.1. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách
nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực
hiện.
13.2. Thời gian bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng
mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi nghiệm thu theo quy định tại
Khoản 1 và Khoản 3 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và được quy định như
sau:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với công trình, hạng mục công trình cấp đặc
biệt và cấp I;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình, hạng mục công trình cấp
còn lại;
c) Riêng đối với nhà ở, thời gian bảo hành theo quy định của pháp luật về
nhà ở.
13.3. Thời gian bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ
được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian bảo
hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn
thành công tác lắp đặt thiết bị.
13.4. Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận
với nhà thầu về thời gian bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công
trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành
chung cho công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nhưng không ít hơn
thời gian bảo hành quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
13.5. Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm
khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục
thì thời gian bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên
cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được
nghiệm thu.
13.6. Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu
tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo
hành công trình xây dựng; thời hạn bảo hành công trình xây dựng, thiết bị công
trình, thiết bị công nghệ; mức tiền bảo hành; việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền
bảo hành và việc thay thế tiền bảo hành công trình xây dựng bằng thư bảo lãnh
bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương. Các nhà thầu nêu trên chỉ được
hoàn trả tiền bảo hành công trình hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành sau khi kết
24

thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc
bảo hành.
13.7. Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước, mức tiền bảo hành tối thiểu
được quy định như sau:
a) 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
b) 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;
c) Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham
khảo các mức tối thiểu nêu tại Điểm a và Điểm b Khoản này để áp dụng.
14. Thực hiện bảo hành công trình xây dựng (Điều 36 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
14.1. Trong thời gian bảo hành công trình xây dựng, khi phát hiện hư hỏng,
khiếm khuyết của công trình thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công
trình thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công
trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành.
14.2. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo
hành phân công việc do mình thực hiện sau khi nhận được thông báo yêu cầu
bảo hành của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đối
với các hư hỏng phát sinh trong thời gian bảo hành và phải chịu mọi chi phí liên
quan đến thực hiện bảo hành.
14.3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị có
quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh
không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả
kháng; Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà
thầu không thực hiện bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để
thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành. Chủ đầu tư hoặc người quản lý,
sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định về vận hành,
bảo trì công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.
14.4. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo
hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị.
14.5. Xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng:
a) Khi kết thúc thời gian bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng công trình
và nhà thầu cung ứng thiết bị lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi chủ
đầu tư. Chủ đầu tư có tránh nhiệm xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây
dựng cho nhà thầu bằng văn bản;
b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tham
gia xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công
xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị khi có yêu cầu của Chủ đầu
tư.
14.6. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình,
nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và
25

các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần
công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.

VI. BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG


1.Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng (Điều 37 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
1.1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.
1.2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.
1.3. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.
1.4. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình.
1.5. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
2. Quy trình bảo trì công trình xây dựng (Điều 38 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
2.1. Nội dung chính của quy trình bảo trình công trình xây dựng bao gồm:
a) Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và
thiết bị công trình;
b) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;
c) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp
với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào
công trình;
đ) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các
trường hợp công trình bị xuống cấp;
e) Quy định thời gian sử dụng của công trình;
g) Quy định về nội dung, thời gian đánh giá định kỳ đối với công trình phải
đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật
có liên quan;
h) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;
i) Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có
yêu cầu thực hiện quan trắc;
k) Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định
các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá
trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
2.2. Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư
quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế
triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội
26

dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi
nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ
đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào
công trình;
c) Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng
thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn
khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình, bảo trì cho các đối tượng nêu tại
Điểm a, Điểm b Khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;
d) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định
tại Điểm b Khoản 1Điều 126 Luật Xây dựng. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc
người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng
lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do
nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt;
đ) Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng
chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình
tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng, có thể tổ
chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lập quy trình bảo
trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ
thời gian sử dụng còn lại của công trình.
2.3. Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công
trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng của các công
trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về
bảo trì công trình xây dựng của Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
2.4. Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì
của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng
công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đó cho công trình
mà không cần lập quy trình bảo trì riêng.
2.5. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình được quyền điều
chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý có thể ảnh
hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng
công trình và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
b) Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi
những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do lỗi của mình gây ra và
có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của
chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có quyền thuê nhà
thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi quy trình
bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảo trì ban đầu không thực hiện
27

các việc này. Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì công trình
xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện;
d) Đối với công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì để thực hiện bảo
trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ sở hữu hoặc người
quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung đã
được sửa đổi;
đ) Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm phê
duyệt những nội dung điều chỉnh của quy trình bảo trì, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác.
3. Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng (Điều 39 Nghị định 46/2015/NĐ-
CP)          
3.1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì
công trình xây dựng hằng năm trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và
hiện trạng công trình.
3.2. Nội dung chính của kế hoạch bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
a) Tên công việc thực hiện;
b) Thời gian thực hiện;
c) Phương thức thực hiện;
d) Chi phí thực hiện.
3.3. Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực
hiện. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định việc sửa đổi,
bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.
3.4. Việc sửa chữa công trình, thiết bị tùy theo mức độ chi phí, thủ tục được
thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 5 trăm
triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chủ sở hữu hoặc người quản lý
sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau:
Tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc
thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi phí,
dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành;
b) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí thực hiện từ 5
trăm triệu đồng trở lên từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chủ sở hữu hoặc
người quản lý sử dụng công trình tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo
cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về
đầu tư xây dựng công trình;
c) Đối với công việc sửa chữa công trình không sử dụng vốn từ nguồn ngân
sách nhà nước, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình
tham khảo, áp dụng các nội dung nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này.
28

4. Thực hiện bảo trì công trình xây dựng (Điều 40 Nghị định 46/2015/NĐ-
CP)
4.1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự tổ chức thực hiện
việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình
được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện
năng lực thực hiện.
4.2. Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện
kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt
vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.
4.3. Bảo dưỡng công trình được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hằng năm
và quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt.
4.4. Sửa chữa công trình bao gồm:
a) Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ
phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định
kỳ theo quy định củaquy trình bảo trì;
b) Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi bộ phận công trình,
công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va
đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công
trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai
thác công trình.
4.5. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì được thực
hiện trong cáctrường hợp sau:
a) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt;
b) Khi phát hiện thấy chất lượng công trình có những hư hỏng của một số
bộ phận công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn
cho việc khai thác, sử dụng;
c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ
cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng
nhưng chưa có quy trình bảo trì;
d) Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công
trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải
tạo, nâng cấp công trình;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
4.6. Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện
trong các trường hợp sau:
a) Các công trình quan trọng quốc gia, công trình khi xảy ra sự cố có thể
dẫn tới thảm họa;
b) Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường
khác có khả năng gây sập đổ công trình;
29

c) Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng;
Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định về
danh mục các công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử
dụng.
4.7. Trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu thì ngoài việc chịu trách
nhiệm bảo trì phần công trình thuộc sở hữu riêng của mình, các chủ sở hữu có
trách nhiệm bảo trì cả phần công trình thuộc sở hữu chung theo quy định của
pháp luật có liên quan.
4.8. Đối với các công trình chưa bàn giao được cho chủ sở hữu hoặc người
quản lý, sử dụng công trình, Chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì
công trình xây dựng và thực hiện việc bảo trì công trình xây dựng theo các nội
dung quy định tại Điều này và Điều 39 Nghị định 46/2015/NĐ-CP . Chủ đầu tư
có trách nhiệm bàn giao hồ sơ bảo trì công trình xây dựng cho Chủ sở hữu hoặc
người quản lý, sử dụng công trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai
thác, sử dụng.
5. Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng (Điều 41 Nghị
định 46/2015/NĐ-CP)
5.1. Việc kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất được chủ
sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện bằng trực quan, bằng
các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết bị kiểm tra
chuyên dụng khi cần thiết.
5.2. Công tác bảo dưỡng công trình được thực hiện từng bước theo quy
định tại quy trìnhbảo trì công trình xây dựng. Kết quả thực hiện công tác bảo
dưỡng công trình phải được ghi chép và lập hồ sơ; chủ sở hữu hoặc người quản
lý, sử dụng công trình có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành công tác bảo
dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
5.3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ
chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ
sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật về quản lý công trình xây
dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
5.4. Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành không ít hơn 6
tháng đối với công trình từ cấp II trở xuống và không ít hơn 12 tháng đối với
công trình từ cấp I trở lên.
5.5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thỏa thuận với nhà
thầu sửa chữa công trình về quyền và trách nhiệm bảo hành, thời gian bảo hành,
mức tiền bảo hành đối với các công việc sửa chữa trong quá trình thực hiện bảo
trì công trình xây dựng.
5.6. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ
chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ
sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật.
30

5.7. Trường hợp công trình có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định
chất lượng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thuê tổ
chức có đủ điều kiện năng lực để thực hiện. Trường hợp cần thiết chủ sở hữu
hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá
báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo kết quả quan trắc.
5.8. Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng:
a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm quy trình bảo trì công trình
xây dựng, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình và các hồ
sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ cho bảo trì công trình xây dựng;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công
trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước khi
bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
5.9. Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng nêu tại Khoản
8 Điều này;
b) Kế hoạch bảo trì;
c) Kết quả kiểm tra công trình thường xuyên và định kỳ;
d) Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình;
đ) Kết quả quan trắc, kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có);
e) Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình
khai thác, sử dụng (nếu có);
g) Các tài liệu khác có liên quan.
6. Chi phí bảo trì công trình xây dựng (Điều 42 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
6.1. Kinh phí bảo trì công trình xây dựng được hình thành từ các nguồn sau
đây:
a) Ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương)
phân bổ hàng năm đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
b) Nguồn thu phí sử dụng công trình xây dựng ngoài ngân sách nhà nước;
c) Nguồn vốn của chủ đầu tư, chủ sở hữu đối với các công trình kinh
doanh;
d) Nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân;
đ) Các nguồn vốn hợp pháp khác.
6.2. Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng được tính
trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
31

b) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng đối với công
trình đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì được tính
trong chi phí bảo trì công trình xây dựng;
c) Chi phí điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng nằm trong chi
phí bảo trì công trình xây dựng. Nhà thầu lập quy trình bảo trì công trình xây
dựng có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện điều chỉnh quy trình bảo trì công
trình xây dựng trong trường hợp việc phải thực hiện điều chỉnh này do lỗi của
mình gây ra.
6.3. Dự toán bảo trì công trình xây dựng:
a) Dự toán bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là dự toán bảo trì)
được xác định theo công việc bảo trì cụ thể và là căn cứ để chủ sở hữu hoặc
người quản lý, sử dụng công trình quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng;
b) Dự toán bảo trì được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác
định theo kế hoạch bảo trì và đơn giá xây dựng theo quy định của cấp có thẩm
quyền phục vụ bảo trì công trình xây dựng để thực hiện khối lượng công việc
đó;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ
chức lập, thẩm định và phê duyệt dự toán bảo trì đối với các công trình sử dụng
nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách để thực hiện
bảo trì công trình xây dựng.
Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn khác, khuyến khích chủ sở hữu
hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự
toán chi phí bảo trì;
d) Các cơ quan quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 51 Nghị định
46/2015/NĐ-CP căn cứ phương pháp lập định mức xây dựng phục vụ bảo trì
công trình xây dựng do Bộ Xây dựng hướng dẫn, tổ chức xây dựng và công bố
các định mức xây dựng phục vụ bảo trì cho các công trình phù hợp với đặc thù
của Bộ, địa phương và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
6.4. Chủ sở hữu công trình hoặc người quản lý, sử dụng công trình phê
duyệt dự toán bảo trì công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý
chi phí trong hoạt động xây dựng.
6.5. Quản lý, thanh toán, quyết toán chi phí bảo trì công trình xây dựng:
a) Đối với công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước,
chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm quản lý,
thanh toán, quyết toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng theo quy định của
Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Đối với công trình xây dựng không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà
nước để thực hiện bảo trì, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng
công trình chịu trách nhiệm quản lý kinh phí thực hiện bảo trì và thanh toán,
quyết toán chi phí bảo trì công trình xây dựng.
32

6.6. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 8 Điều 40 Nghị định
46/2015/NĐ-CP , chi phí bảo trì công trình xây dựng được tính trong tổng mức
đầu tư xây dựng công trình.
7. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá
trình khai thác, sử dụng (Điều 43 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
7.1. Công trình quan trọng quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức
tạp, ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an
toàn của công trình trong quá trình khai thác sử dụng.
7.2. Nội dung đánh giá bao gồm an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong
quá trình khai thác, sử dụng của công trình. Việc đánh giá an toàn phòng cháy
và chữa cháy, an toàn hạt nhân và các nội dung đánh giá an toàn khác được thực
hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
7.3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tổ chức đánh
giá định kỳ về an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình, gửi kết quả đánh
giá đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm 7.4 để theo dõi và kiểm tra.
7.4. Thẩm quyền kiểm tra công tác đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận
hành trong quá trình khai thác, sử dụng công trình:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng và Bộ quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra đối với công trình cấp I trở lên
theo chuyên ngành quản lý quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 Nghị định
46/2015/NĐ-CP;
b) Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra
đối với công trình trên địa bàn từ cấp II trở xuống theo chuyên ngành quản lý
quy định tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện kiểm tra đối với các công
trình quốc phòng, an ninh.
7.5. Chi phí thực hiện việc đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai
thác sử dụng bao gồm chi phí kiểm định chất lượng, chi phí thuế chuyên gia và
các chi phí cần thiết khác do chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình
chi trả và được tính vào chi phí bảo trì công trình xây dựng.
7.6. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng
chuyên ngành, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định về đối tượng công trình,
tần suất đánh giá, quy trình đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành của công
trình trong quá trình khai thác, sử dụng.
8. Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn
cho khai thác, sử dụng (Điều 44 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
8.1. Khi phát hiện công trình, hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm,
không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người
quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện các việc sau đây:
a) Kiểm tra lại hiện trạng công trình;
33

b) Tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết);
c) Quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế sử dụng công
trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn
nếu công trình có nguy cơ sập đổ;
d) Báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất;
đ) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử
dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình khi cần thiết.
8.2. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin bộ phận công trình hoặc công
trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng
thì chính quyền địa phương có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn chủ sở hữu hoặc
người quản lý, sử dụng công trình tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh
giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình hoặc
công trình, nếu cần thiết;
b) Yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện
các biện pháp khẩn cấp nêu tại Điểm c Khoản 1 Điều này trong trường hợp chủ
sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không chủ động thực hiện để
đảm bảo an toàn;
c) Trường hợp công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng có dấu
hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ sập đổ thì cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản
lý, sử dụng thực hiện ngay các biện pháp an toàn, bao gồm hạn chế sử dụng
công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản nếu cần thiết
để bảo đảm an toàn;
d) Xử lý trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công
trình theo quy định của pháp luật khi không thực hiện theo các yêu cầu của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 45 Nghị
định 46/2015/NĐ-CP.
8.3. Riêng đối với chung cư cũ, chung cư có dấu hiệu nguy hiểm, không
đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử
dụng công trình thực hiện các quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP và các
quy định khác của pháp luật về nhà ở.
8.4. Mọi công dân đều có quyền thông báo cho chủ sở hữu hoặc người
quản lý, sử dụng côngtrình, cơ quan quản lý nhà nước hoặc các phương tiện
thông tin đại chúng biết khi phát hiện bộ phận công trình, công trình xây dựng
xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai
thác, sử dụng để xử lý kịp thời.
8.5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền khi tiếp nhận được thông tin về bộ phận công trình,
công trình xây dựng xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo
an toàn cho việc khai thác, sử dụng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp an
34

toàn nêu tại Điểm c Khoản 1 Điều này. Trường hợp không xử lý kịp thời, gây
thiệt hại về người và tài sản thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
9. Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp
(Điều 45 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
9.1. Công trình hết thời hạn sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử
dụng công trình phải thực hiện các công việc sau:
a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công
trình;
b) Gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công
năng và an toàn sử dụng trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng
công trình;
c) Tự quyết định việc tiếp tục sử dụng sau khi thực hiện các công việc nêu
tại Điểm a, Điểm b Khoản này trừ các công trình quy định tại Điểm d Khoản
này;
d) Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết
quả sửa chữa công trình (nếu có) với các cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều này
để được xem xét và chấp thuận việc kéo dài thời hạn sử dụng đối với công trình
quy định tại Phụ lục II Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
9.2. Trách nhiệm thông báo và thẩm quyền xử lý đối với công trình
hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp:
a) Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với các
công trình cấp đặc biệt thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình cấp I, cấp II trên địa
bàn;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các công trình còn lại trên địa bàn;
d) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định về trách nhiệm thông báo và
thẩm quyền xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng
tiếp đối với công trình quốc phòng, an ninh;
đ) Riêng đối với nhà ở, thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về
nhà ở.
9.3. Việc quyết định thời hạn tiếp tục sử dụng của công trình được căn cứ
vào tình trạng kỹ thuật, yêu cầu sử dụng cụ thể, loại và cấp của công trình.
9.4. Các trường hợp không tiếp tục sử dụng đối với công trình hết thời hạn
sử dụng:
a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không có nhu cầu sử
dụng tiếp;
b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đã thực hiện các quy
định tại Khoản 1 Điều này nhưng công trình không đảm bảo an toàn.
35

9.5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm phá
dỡ công trìnhquy định tại Điểm 9.4.

VII. SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG


1. Phân cấp sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng
công trình (Điều 46 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
Cấp sự cố được chia thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình và thiệt
hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp II và cấp III như sau:
1.1. Sự cố cấp I bao gồm:
a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên;
b) Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên hoặc hư hỏng có
nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên.
1.2. Sự cố cấp II bao gồm:
a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 người đến 5 người;
b) Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, cấp III hoặc hư hỏng có
nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II và cấp III.
1.3. Sự cố cấp III bao gồm các sự cố còn lại ngoài các sự cố công trình xây
dựng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
2. Báo cáo sự cố công trình xây dựng (Điều 47 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
2.1. Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng phương pháp nhanh nhất chủ đầu tư
phải báo cáo tóm tắt về sự cố cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ
quan cấp trên của mình,Ủy ban nhân dân cấp xã ngay sau khi nhận được thông
tin phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh về sự cố.
2.2. Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố
bằng văn bản tớiỦy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi
xảy ra sự cố. Đối với tất cả các loại sự cố, nếu có thiệt hại về người thì chủ đầu
tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2.3. Sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tin về
sự cố, Ủy bannhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố cho Bộ Xây
dựng và Bộ quản lý côngtrình xây dựng chuyên ngành đối với các sự cố sự cố
cấp I và các sự cố khác có thiệt hại về người.
2.4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quyền yêu cầu chủ đầu
tư và các bên liên quan cung cấp thông tin về sự cố.
2.5. Trường hợp sự cố công trình xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng,
chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng có trách nhiệm thực hiện theo quy định
tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
3. Giải quyết sự cố công trình xây dựng (Điều 48 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
36

3.1. Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình
có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm
an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp
tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy
định tại Điều 47 Nghị định này. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên
có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và
thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.
3.2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công
trình xây dựng và thực hiện các công việc sau:
a) Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối
với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo mức độ và
phạm vi sự cố;
b) Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở
đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các
công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh,
quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác
giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn;
c) Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ
thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên
có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố;
d) Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật;
đ) Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
thể phân cấp choỦy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố
công trình xây dựng cấp III.
3.3. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây
dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng trong quá trình khai thác, sử dụng
có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Sau khi khắc phục sự cố, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2
Điều này quyết định việc tiếp tục thi công hoặc đưa công trình vào sử dụng.
3.4. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và
chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh
hưởng của sự cố.
4. Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng (Điều 49 Nghị định
46/2015/NĐ-CP)
4.1. Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình
xây dựng được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ
chức giám định nguyên nhân sự cố cấp I đối với công trình xây dựng chuyên
ngành theo trách nhiệm quản lý quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 Nghị
định 46/2015/NĐ-CP, trừ trường hợp khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính
phủ;
37

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định nguyên nhân các sự
cố cấp II, cấp III trên địa bàn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể đề nghị Bộ quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp hoặc tổ chức thực hiện giám định
nguyên nhân sự cố nêu trên khi cần thiết;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối
với công trìnhquốc phòng, an ninh.
4.2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này thành lập Tổ
điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố. Tổ điều tra sự cố bao gồm đại
diện các đơn vị của cơ quan chủ trì giải quyết sự cố, các cơ quan có liên quan và
các chuyên gia về những chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến sự cố.
Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố chỉ
định tổ chức kiểm định thực hiện giám định chất lượng công trình phục vụ đánh
giá nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục.
Đối với sự cố có hậu quả nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập Ủy ban hoặc Tổ điều tra sự cố do Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với
các cơ quan có liên quan để giám định nguyên nhân sự cố.
4.3. Nội dung thực hiện giám định nguyên nhân sự cố:
a) Thu thập hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và thực hiện các
công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân sự cố;
b) Đánh giá mức độ an toàn của công trình sau sự cố;
c) Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan;
d) Lập hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố, bao gồm: Báo cáo giám định
nguyên nhân sự cố và các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện giám định
nguyên nhân sự cố.
4.4. Chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
a) Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra trong quá trình thi công
xây dựng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định
nguyên nhân sự cố công trình xây dựng. Sau khi có kết quả giám định nguyên
nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân
gây ra sự cố công trình xây dựng phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức
giám định nguyên nhân sự cố nêu trên. Trường hợp sự cố công trình xảy ra do
nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chứcgiám định
nguyên nhân sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng có liên quan;
b) Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra trong quá trình khai thác,
sử dụng công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách
nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng.
Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân
định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng phải có
trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố nêu trên.
Trường hợp sự cố công trình xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng
38

thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố do chủ sở
hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chi trả.
5. Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (Điều 50 Nghị định 46/2015/NĐ-CP)
Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ
sự cố bao gồm các nội dung sau:
5.1. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố với các nội dung: Tên công trình,
hạng mục công trình xảy ra sự cố; địa điểm xây dựng công trình, thời điểm xảy
ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố; tình trạng công trình khi xảy ra sự cố;
sơ bộ về tình hình thiệt hại về người và vật chất; sơ bộ về nguyên nhân sự cố.
5.2. Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến
sự cố.
5.3. Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố.
5.4. Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.

Phần thứ hai


CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

I. LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY


DỰNG
1.Kế hoạch quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
Ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án thì Chủ đầu tư trực tiếp hoặc giao cho
Ban quản lý dự án/Tư vấn quản lý dự án soạn toàn bộ kế hoạch quản lý chất
lượng dự án bao gồm các nội dung cơ bản sau
1.1. Tổng quan
a) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
b) Căn cứ soạn thảo
c) Thẩm quyền phát hành và và sửa đổi kế hoạch quản lý chất lượng chất
lượng dự án.
1.2. Mục tiêu chính sách quản lý chất lượng
a) Mục đích
b) Mục tiêu
c) Chương trình quản lý
d) Biện pháp để đạt được mục tiêu
1.3. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm quản lý chất lượng dự án
a) Xác định giới hạn
39

b) Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng dự án


c) Trách nhiệm của từng cá nhân trong sơ đồ tổ chức
1.4. Kế hoạch quản lý chất lượng công trình xây dựng
a) Kế hoạch quản lý chất lượng
b) Hồ sơ quản lý chất lượng công trình
c) Hội họp và lập báo cáo
d) Phiếu yêu cầu nghiệm thu đối với chủ đầu tư/nhà thầu giám sát thi công
xây dựng
đ) Phiếu yêu cầu nghiệm thu đối với các công tác ngoài công trường
e) Kế hoạch kiểm tra
1.5. Quản lý vật liệu, thiết bị lắp đặt tại công trình
a) Quy định về việc mua, nhập mua vật liệu và thiết bị
b) Kiểm tra hạn sử dụng vật liệu, thiết bị
c) Cách nhận biết vật liệu, thiết bị được phép sử dụng
1.6. Bản vẽ sử dụng trong thi công xây dựng
a) Yêu cầu chung
b) Thiết kế kỹ thuật
c) Thiết kế bản vẽ thi công/thiết kế chi tiết
d) Bản vẽ hoàn công
1.7. Biện pháp thi công
a) Phương án và biện pháp thi công
b) Danh mục hồ sơ nghiệm thu và kiểm tra
c) Quy trình kiểm tra
c) Báo cáo kết quả thí nghiệm kiểm tra
1.8. Quản lý công tác thí nghiệm
a) Yêu cầu đối với Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng ngoài công
trường
b)Yêu cầu đối với Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng tại hiện
trường
c) Qui trình kiểm tra, thí nghiệm
d) Các công tác xây dựng cần thí nghiệm và các thiết bị thí nghiệm tương
ứng
1.9. Nghiệm thu
40

a) Kế hoạch nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận-giai đoạn xây dựng,
hạng mục công trình và công trình.
b) Công tác trắc địa
c) Quy trình nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận-giai đoạn xây dựng,
hạng mục công trình và công trình.
d) Thử nghiệm tại hiện trường
2. Kế hoạch quản lý chất lượng công trình
2.1. Kế hoạch quản lý chất lượng công trình
Kế hoạch quản lý chất lượng công trình được thiết lập để thực thi trong
dự án nhằm đảm bảo các hạng mục công trình đều đáp ứng yêu cầu của hợp
đồng xây dựng và được thực hiện theo đúng qui định về quản lý chất lượng công
trình của nhà nước Việt Nam.
2.2. Hồ sơ quản lý chất lượng công trình.
Các hồ sơ, số liệu ghi chép, thư tín và công tác chọn lựa thầu phụ đều
được thiết lập như đã đề cập trong kế hoạch quản lý chất lượng dự án để kiểm
soát chất lượng các hạng mục chung. Phương pháp quản lý này giúp kiểm soát
chất lượng công việc thông qua các danh mục nghiệm thu, bảng báo cáo công
tác không đạt yêu cầu và các biện pháp khắc phục …. Biểu mẫu của các bảng
báo cáo và phương pháp khắc phục này được đề cập tương tự trong Kế hoạch
quản lý chất lượng dự án.
2.3. Tổ chức cuộc họp và lập báo cáo.
Các cuộc họp sẽ được tổ chức trong thời gian thực thi dự án như đã đề cập
trong Kế hoạch quản lý chất lượng dự án và kết quả cuộc họp sẽ được thông báo
đến các thành viên tham dự và các cá nhân liên quan.
Báo cáo chất lượng công trình sẽ được đề cập trong báo cáo tháng và trình
nộp cho Ban quản lý dự án/Tư vấn quản lý dự án xem xét vào mỗi đầu tháng.
2.4. Yêu cầu nghiệm thu.
Nhà thầu thi công xây dựng phải gửi yêu cầu nghiệm thu đến chủ đầu
tư/Nhà thầu giám sát thi công xây dựng trong vòng 24 giờ trước khi cho tiến
hành nghiệm thu công trình.
Kỹ sư giám sát công trường phải hướng dẫn kỹ sư thi công cách ghi chú
mẫu yêu cầu nghiệm thu cho mỗi giai đọan thi công. Các hồ sơ ghi chép liên
quan đến công tác hướng dẫn và danh sách tham dự huấn luyện phải đựợc lưu
giữ.
2.5. Yêu cầu nghiệm thu ngoài công trường thi công.
Đề nghị nghiệm thu cho các công tác thí nghiệm ngoài công trường dự án
phải được thông báo đến Tư vấn bằng văn bản và danh mục nghiệm thu phải
tuân theo những qui tắc trong hợp đồng.
41

2.6. Kiểm tra.


Chủ đầu tư phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên hệ thống quản lý chất
lượng dự án nói chung và chất lượng công trình xây dựng nói riêng, đồng thời
kiểm tra cả về các điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động.
Ban quản lý dự án/Nhà thầu quản lý dự án và nhà thầu giám sát thi công xây
dựng công trình chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng, an toàn, môi
trường đối với các nhà thầu tổng thầu/ nhà thầu chính cũng như của các nhà thầu
phụ.

II. LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG


1. Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng của ban quản lý
dự án và của tư vấn quản lý dự án
1.1. Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban
quản lý dự án khu vực
a) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ
chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, số lượng, quy mô các dự án
cần phải quản lý và gồm các bộ phận chủ yếu sau:
- Ban giám đốc, các giám đốc quản lý dự án và các bộ phận trực thuộc để
giúp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thực hiện
chức năng làm chủ đầu tư và chức năng quản lý dự án;
- Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban
quản lý dự án khu vực phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 54
Nghị định này; cá nhân đảm nhận các chức danh thuộc các phòng, ban điều hành
dự án phải có chuyên môn đào tạo và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công
việc do mình đảm nhận.
b) Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự
án khu vực do người quyết định thành lập phê duyệt, trong đó phải quy định rõ
về các quyền, trách nhiệm giữa bộ phận thực hiện chức năng chủ đầu tư và bộ
phận thực hiện nghiệp vụ quản lý dự án phù hợp với quy định của Luật Xây
dựng năm 2014 và pháp luật có liên quan.
1.2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức sự nghiệp trực
thuộc chủ đầu tư, có tư cách pháp nhân độc lập, được sử dụng con dấu riêng,
được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định
để thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án được chủ đầu tư giao; chịu trách nhiệm
trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình.
b) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải có đủ điều kiện năng
lực theo quy định tại Khoản 3 Điều 64 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, được phép
thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công
việc thuộc nhiệm vụ quản lý dự án của mình.
42

c) Chủ đầu tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại
Khoản 2 Điều 64 của Luật Xây dựng năm 2014.
1.3. Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
a) Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc
toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
b) Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải thành lập văn phòng
quản lý dự án tại khu vực thực hiện dự án và phải có văn bản thông báo về
nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi
chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.
c) Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản
lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các
nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.
2. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu giám sát thi công xây dựng
Để giúp chủ đầu tư kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình
nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường, nhà
thầu giám sát thi công xây dựng cần có hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống
quản lý chất lượng của nhà thầu giám sát thi công xây dựng phải được trình bày,
thuyết minh ngay trong hồ sơ dự thầu và phải được thông báo cho chủ đầu tư
biết trước khi thi công xây dựng. Tài liệu thuyết minh hệ thống quản lý chất
lượng phải thể hiện rõ nội dung:
2.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm giám sát thi công xây dựng,
trong đó nêu rõ quyền và nghĩa vụ của từng các bộ phận, cá nhân này trong
công tác giám sát thi công xây dựng công trình, bao gồm:
a) Kỹ sư giám sát trưởng
Là người phụ trách toàn quyền do Nhà thầu giám sát thi công xây dựng cử
đến với các trách nhiệm cụ thể sau: đặt ra các trình tự giám sát và các chế độ có
liên quan. Công tác cụ thể của kỹ sư giám sát trưởng chủ yếu là :
- Giữ gìn quan hệ mật thiết với chủ đầu tư ;
- Xác định cơ cấu giám sát công trình và chức năng các nhân viên ;
- Quan hệ với người phụ trách các nhà thầu xây dựng, xác định các vấn đề
phối hợp công tác và các tài liệu cần cung cấp ;
- Soạn thảo đề cương và trình tự giám sát từng công tác xây dựng;
- Giúp chủ công trình kiểm tra các điều kiện khởi công ;
- Xác nhận nhà thầu phụ mà nhà thầu chính chọn;
- Thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công khi chủ đầu tư yêu cầu;
- Thẩm tra danh mục vật liệu và thiết bị (chủng loại, quy cách, chất lượng)
do nhà thầu thi công xây dựng đề xuất;
43

- Đôn đốc, kiểm tra nhà thầu thi công xây dựng chấp hành nghiêm chỉnh
hợp đồng thi công xây dựng công trình và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp
dụng;
- Kiểm tra sự phù hợp chất lượng vật liệu, cấu kiện và thiết bị với yêu cầu
của hợp đồng;
- Kiểm tra biện pháp an toàn phòng cháy, nổ;
- Kiểm tra tiến độ công trình và chất lượng thi công, nghiệm thu công
việc, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình và toàn bộ công trình; ký chứng
từ thanh toán;
- Đôn đốc, theo dõi việc thực hiện hợp đồng thi công xây dựng và tài liệu
hồ sơ kỹ thuật ;
- Cung cấp cho chủ đầu tư tất cả tài liệu phân tích về đền bù và tranh
chấp, đề xuất ý kiến có tính quyết định về phía giám sát ;
- Giúp chủ đầu tư tổ chức thực hiện nghiệm thu từng phần và toàn bộ
công trình xây dựng với sự tham gia của các nhà thầu thi công xây dựng, cung
ứng thiết bị, nhà thầu thiết kế (nếu chủ đầu tư yêu cầu).
- Giúp chủ đầu tư lập hồ sơ hoàn thành công trình;
- Đưa ra chủ trương đối với vấn đề kỹ thuật quan trọng;
- Đôn đốc, chỉnh lý văn bản hợp đồng và tài liệu hồ sơ kỹ thuật ;
- Báo cáo định kỳ các việc có liên quan cho chủ đầu tư .
b) Kỹ sư giám sát chuyên ngành
Là người chấp hành cụ thể của kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận giám sát
thi công tại công trường. Công tác chủ yếu là từ chuyên ngành của mình xem xét
nhà thầu thi công xây dựng có làm theo thiết kế hay không, có thi công theo yêu
cầu của hợp đồng hay không, đồng thời kiểm tra nhà thầu thi công xây dựng có
làm theo các nghĩa vụ mà hợp đồng qui định hay không.
Kỹ sư giám sát chuyên ngành còn có tác dụng cầu nối giữa kỹ sư giám sát
phụ trách bộ phận giám sát thi công tại công trường với các kỹ sư giám sát khác.
Vì vậy, kỹ sư giám sát chuyên ngành có tác dụng vô cùng quan trọng trong công
tác giám sát hiện trường thi công.
Dưới sự uỷ thác và yêu cầu của kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận giám sát
thi công, kỹ sư giám sát chuyên ngành có thể đảm nhiệm một phần hoặc toàn bộ
chức trách dưới đây:
- Phối hợp công tác với các nhà thầu thi công xây dựng, kiểm tra chi tiết
kế hoạch thi công, kiểm tra tất cả các chỉ thị cần thiết của kỹ sư giám sát phụ
trách bộ phận giám sát thi công đã tới các nhà thầu thi công xây dựng chưa;
- Kiểm tra toàn bộ sự phù hợp yêu cầu vật liệu mà công trình với hợp
đồng, kiểm tra vật liệu đưa vào hiện trường khi cần thiết;
44

- Kiểm tra và ra yêu cầu sửa chữa các khuyết tật (nếu có) của thiết bị công
nghệ, vật tư, vật liệu trong thi công:
- Kiểm tra sự phù hợp định vị cao độ, vị trí các hạng mục công trình với
thiết kế và yêu cầu hợp đồng;
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng làm rõ một số chi tiết của công tác
trên khi cần thiết;
- Tính khối lượng công việc hoàn thành để thanh toán;
- Bảo quản tất cả các ghi chép về trắc đạc và thí nghiệm, theo dõi tiến độ
thực tế
- Cung cấp tất cả các kênh quan hệ tranh chấp và bồi thường thiệt hại,
cung cấp tình hình sự thật có liên quan;
- Kiểm tra công trình đã hoàn thành;
- Theo qui định thời gian, báo cáo với kỹ sư giám sát phụ trách bộ phận
giám sát thi công các việc trên.
c) Các kỹ sư, nhân viên giám sát khác
Đối với các công trình qui mô lớn rất cần các kỹ sư, nhân viên giám sát
khác. Họ làm việc dưới quyền Kỹ sư giám sát chuyên ngành. Công tác cụ thể
của họ chủ yếu là :
- Luôn nắm chắc tin tức tiến triển toàn diện của công trình, kịp thời báo
cáo kỹ sư giám sát chuyên ngành ;
- Thường xuyên đi xem xét công trình, ghi chép chi tiết tình hình triển
khai .
Các kỹ sư, nhân viên giám sát có tác động rất quan trọng đối với việc làm
tốt công tác giám sát hiện trường công trình. Họ có thể phát hiện và sửa chữa kịp
thời những sai sót của nhà thầu, để có thể giảm nhẹ công việc của kỹ sư giám sát
chuyên ngành.
2.2. Sổ tay nghiệp vụ giám sát bao gồm các công việc mà kỹ sư phụ trách,
kỹ sư giám sát chuyên ngành và các kỹ sư, nhân viên khác phải thực hiện nêu tại
các điểm a, điểm b và điểm c khoản này.
2.3. Quy trình tập hợp, lập và kiểm tra hồ sơ hoàn thành công trình.
3. Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu thi
công xây dựng
1.1. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng phải
được trình bày, thuyết minh ngay trong hồ sơ dự thầu và phải được thông báo
cho chủ đầu tư biết trước khi thi công xây dựng.
1.2.. Tài liệu thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng phải thể hiện rõ nội
dung:
45

a) Sơ đồ tổ chức các bộ phận, cá nhân của nhà thầu thi công xây dựng
chịu trách nhiệm quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô của
từng công trường xây dựng; quyền và nghĩa vụ của các bộ phận, cá nhân này
trong công tác quản lý chất lượng công trình.
Phương thức tổ chức lực lượng lao động của nhà thầu thi công xây dựng:
Bộ máy tổ chức hợp lý, có đủ quyền lực để điều khiển và kiểm soát chất lượng,
có hệ thống đảm bảo chất lượng hoạt động có hiệu quả. Đội ngũ công nhân lành
nghề, tự giác thực hiện công việc, kỷ luật lao động chặt chẽ. Mỗi hạng mục công
trình và toàn bộ công trình có người chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, có kế
hoạch đảm bảo chất lượng ...
Kế hoạch, chương trình bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ
lao động của nhà thầu thi công xây dựng. Đây là vấn đề hết sức quan trọng cho
sự phát triển, tăng trưởng của nhà thầu thi công xây dựng. Nhận thức và thực
hiện tốt vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, nâng cao
nghiệp vụ cho cán bộ là điều kiện không thể thiếu trong Hệ thống đảm bảo chất
lượng công trình xây dựng. Các lớp bồi dưỡng có người lãnh đạo, đối tượng là
nhân viên kỹ thuật, đội trưởng, tổ trưởng, người thao tác, nhất là thao tác những
công việc đặc biệt. Trọng điểm bồi dưỡng là công nghệ mới, qui phạm/qui trình
thi công mới, qui trình thao tác kỹ thuật thi công mới yêu cầu thực thi tại công
trường.
b) Kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng
công trình bao gồm:
- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm
xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào
công trình.
- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn công tác thi công xây
dựng.
- Hình thức giám sát, quản lý chất lượng nội bộ và tổ chức nghiệm thu nội
bộ.
- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc
các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế.
c) Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình
thi công xây dựng, nghiệm thu; hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng
công trình; quy trình và hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư; phát hành
và xử lý các văn bản thông báo ý kiến của nhà thầu thi công xây dựng, kiến nghị
và khiếu nại với chủ đầu tư và với các bên có liên quan.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
1. Khái niệm về đảm bảo chất lượng
Theo ISO 9000 thì “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế
hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng
46

minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ đáp ứng
các yêu cầu về chất lượng”
Đảm bảo chất lượng nhằm cả hai mục đích : trong nội bộ tổ chức nhằm
tạo lòng tin cho lãnh đạo và đối với bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho khách hàng
và những người khác có liên quan. Nếu những yêu cầu về chất lượng không
phản ánh đầy đủ những nhu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩm sẽ không tạo
dựng được lòng tin thỏa đáng nơi người tiêu dùng.
Khi xem xét vấn đề đảm bảo chất lượng cần chú ý :
-Đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng không có nghĩa là
chỉ đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu của các tiêu chuẩn (quốc gia hay quốc tế) bởi
vì trong sản xuất kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp không có quyền và
không thể đưa ra thị trường các sản phẩm không đạt yêu cầu của các tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm cụ thể . Nhưng như thế cũng chỉ mới đáp ứng được các yêu
cầu mang tính pháp lý chứ chưa thể nói đến việc kinh doanh có hiệu quả được.
-Đối với việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cũng tương tự, toàn bộ
sản phẩm xuất sang nước khác phải đáp ứng được yêu cầu của người đặt hàng
nước ngoài.
-Những nhà lãnh đạo cấp cao phải ý thức được tầm quan trọng của đảm
bảo chất lượng và phải đảm bảo cho tất cả mọi người trong tổ chức tham gia tích
cực vào hoạt động đó và cần thiết phải gắn quyền lợi của mọi người vào hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
2. Các nguyên tắc cần phải tuân thủ để đảm bảo chất lượng:
2.1.Chấp nhận việc tiếp cận từ đầu với khách hàng và nắm chắc yêu cầu
của họ.
Phải nhận dạng một cách rõ ràng điều gì khách hàng yêu cầu và loại đảm
bảo mà họ đòi hỏi. Khách hàng nhiều khi chỉ nêu yêu cầu một cách mơ hồ, hoặc
chỉ thể hiện một ước muốn được thỏa mãn nhu cầu từ sản phẩm hoặc dịch vụ
nào đó. Các nhà sản xuất cùng với bộ phận Marketing của họ phải làm sao nắm
bắt được một cách rõ ràng, cụ thể những đòi hỏi của khách hàng và từ đó cụ thể
hóa chúng thành những đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp
dự định cung cấp cho khách hàng. Ngày nay, người ta không thể nào làm theo
kiểu cũ là cứ sản xuất rồi sau đó sẽ tìm cách làm cho khách hàng vừa lòng với
sản phẩm hoặc dịch vụ của mình sau.
2.2.Khách hàng là trên hết.
Triết lý nầy phải được mọi người trong doanh nghiệp chấp nhận và cùng
nhau nổ lực hết sức mình để thực hiện nó. Điều nầy có nghĩa là mọi nhân viên,
bao gồm cả bộ phận bán hàng và hậu mãi, cũng như các nhà cung cấp của doanh
nghiệp và các hệ thống phân phối đều có trách nhiệm đối với chất lượng. Việc
đảm bảo chất lượng chỉ có thể thành công nếu mọi người cùng nhau tích cực
thực hiện nó. Toàn bộ công ty, thông qua các tổ nhóm chất lượng, phải cùng
47

nhau phối hợp công tác thật ăn ý tất cả vì mục tiêu đảm bảo chất lượng của
doanh nghiệp.
2.3. Cải tiến liên tục chất lượng bằng cách thực hiện vòng tròn Deming
(PDCA).
Yêu cầu và mong đợi của khách hàng thay đổi không ngừng và có xu thế tăng lên
dần, do đó, cho dù doanh nghiệp thực hành triết lý khách hàng trên hết, có các biện pháp
nghiên cứu thị trường phù hợp, tổ chức thiết kế sản phẩm có chất lượng và thực hiện đảm bảo
chất lượng cũng không hoàn thiện một cách hoàn toàn. Chính vì thế, doanh nghiệp phải cải
tiến chất lượng liên tục để có thể lúc nào cũng thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách đầy đủ
nhất. Việc áp dụng liên tục, không ngừng vòng tròn Deming sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến
chất lượng sản phẩm liên tục theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn chất lượng sản phẩm .
Vòng tròn DEMING
I. Khái niệm.
Năm 1950, Tiến sĩ W. Edward Deming đã giới thiệu cho người Nhật chu
trình PDCA: lập kế hoạch – thực hiện – kiểm tra – điều chỉnh (Plan-Do-
Check-Act), và gọi là Chu trình Shewart để tưởng nhớ Tiến sĩ Walter A.
Shewart – người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở
Mỹ từ những năm cuối của thập niên 30, nhưng người Nhật lại quen gọi nó là
chu trình hay vòng tròn Deming.

Hình 5- Biểu thị vòng tròn Deming


Nội dung của các giai đoạn của vòng tròn này có thể tóm tắt như sau:
P (Plan) : lập kế hoạch, định lịch và phương pháp đạt mục tiêu.
D (Do): Đưa kế hoạch vào thực hiện.
C (Check): Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
A (Act): Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều
chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.
Với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim
đồng hồ), chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý là sự cải
tiến liên tục và không bao giờ ngừng. Cải tiến ở đây phải hiểu theo nghĩa
rộng, không đơn thuần liên quan đến giải quyết vấn đề, bởi vì nhiều khi giải
quyết được vấn đề nhưng không giải quyết được toàn bộ quá trình, giải quyết
vấn đề của bộ phận nầy đôi khi lại gây ra thiệt hại cho nơi khác.
48

Vòng tròn PDCA lúc đầu được đưa ra như là các bước công việc tuần
tự cần tiến hành của việc quản trị nhằm duy trì chất lượng hiện có. Nhưng do
hiệu quả mà nó đem lại, ngày nay nó được sử dụng như một công cụ nhằm cải
tiến không ngừng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
II. Các giai đoạn của vòng tròn Deming
Trong thực tế, chu trình Deming đề cập đến công việc theo tiến trình
vận động của nó chứ không đề cập đến các vấn đề cụ thể tại các thời điểm cụ
thể. Tùy theo các tình huống cụ thể, người ta tìm cách vận dụng chu trinh
PDCA cho phù hợp. Nói chung, có thể chia vòng tròn nầy thành 6 khu vực với
6 tổ hợp biện pháp tương ứng đẫ được kiểm định trong thực tiễn.
Vai trò của lãnh đạo được đặt ở vị trí trung tâm nói lên tầm quan trọng
của nó trong việc thực hiện chu trình Deming. Không có tham gia của lãnh
đạo thì rất khó đạt được sự chuyển biến theo hướng cải tiến. Theo Deming,
quá trình cải tiến đi từ trên xuống thay vì từ dưới lên. Lãnh đạo chính là động
lực thúc đẩy chu trình tiến triển đi lên theo hình xoắn ốc, quá trình sau lập lại
quá trình trước nhưng ở một mức cao hơn giống như qui luật “phủ định của
phủ định” trong triết học duy vật biện chứng.
2.1.Xác định các mục tiêu và nhiệm vụ
Các mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trên cơ sở chiến lược của
doanh nghiệp. Không xác định được chiến lược của tổ chức thì không thể xác
định được những nhiệm vụ của nó.
Chiến lược hay chính sách của doanh nghiệp được ban lãnh đạo cao
nhất xác dịnh dựa vào những thông tin cần thiết, chính xác bên trong và bên
ngoài bằng những luận chứng logic. các cán bộ của bộ máy phải tiến hành thu
thập các số liệu, phân tích và tạo điều kiện để thực hiện chiến lược.
Mặt khác. cũng cần xác định nhiệm vụ trên cơ sở những vấn đề đang
đặt ra cho doanh nghiệp, sao cho đảm bảo hoạt động chung cho tất cả các bộ
phận.
Sau khi xác định được chiến lược thì các nhiệm vụ phải được lượng hóa
(khối lượng, tiêu chuẩn, thời hạn hoàn thành…) bằng các con số và chỉ tiêu cụ
thể. Các nhiệm vụ đề ra cần phải nhằm vào một mục tiêu nhất định, rõ ràng
đối với mọi người.
Các chính sách và nhiệm vụ phải được thông tin, hướng dẫn thực hiện
cho đúng đối tượng. Càng ở cấp thấp càng gần được thông tin một cách rõ
ràng, cụ thể hơn. Đây chính là quá trình triển khai chính sách và nhiệm vụ.
2.2. Xác định các phương pháp đạt mục tiêu
Sau khi đã xác dịnh được mục tiêu và nhiệm vụ cần phải lựa chọn
phương pháp, cách thức để đạt mục tiêu đó một cách tốt nhất. Xác định
phương pháp có thể xem như tương đương với việc tiêu chuẩn hóa, nghĩa là
khi xác định một phương pháp, ta phải tiêu chuẩn hóa nó rồi sau đó áp dụng
49

phương pháp đó trong lý luận và thực tiễn. Mọi người cần thiết phải hiểu rõ
quá trình để làm chủ nó, đồng thời xây dựng phương pháp giải quyết vấn đề
một cách tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm.
2.3.Huấn luyện và đào tạo cán bộ
Các cán bộ chịu trách nhiệm về việc đào tạo và giáo dục cấp dưới của
mình. Trên cơ sở những định mức, tiêu chuẩn đã xác dịnh, người thừa hành
phải được hướng dẫn sử dụng chúng một cách cụ thể. Được đào tạo, huấn
luyện, con người có đủ nhận thức, khả năng tự đảm đương công việc của
mình. Việc đào tạo và huấn luyện cán bộ sẽ tạo điều kiện hình thành những
con người đáng tin cậy, có thể trao quyền cho họ. Quản trị trên tinh thần nhân
văn, dựa trên niềm tin vào con người và những phẩm chất tốt đẹp của họ. Hệ
thống quản trị lý tưởng là một hệ thống trong đó tất cả mọi người đều được
đào tạo tốt, có thể tin vào mọi người và không cần phải kiểm tra thái quá.
Cũng cần phải nhận thức rằng lòng tin phải đến từ hai phía: từ trên xuống và
từ dưới lên. Lãnh đạo tin tưởng nhân viên của mình được đào tạo, huấn luyện
đầy đủ nên có thể giao công việc cho họ thực hiện mà không cần phải kềm
cặp, kiểm tra quá mức. Nếu không làm được điều nầy, nhân viên sẽ mất đi tính
sáng tạo và họ chỉ tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ mà lãnh đạo phân
công bằng các phương pháp mà lãnh đạo qui định, mặc dù họ biết rõ có thể có
cách khác làm tốt hơn.
Mặt khác, nhân viên cũng phải tin tưởng ở lãnh đạo của mình rằng họ
cũng được đào tạo và am hiểu vấn đề nên sẳn sàng cung cấp các nguồn lực
cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Có làm được điều nầy, lãnh đạo sẽ rảnh tay
hơn tập trung vào các vấn đề chiến lược như mở rộng thị trường, phát triển
sản phẩm.v.v. còn nhân viên sẽ thực sự bắt tay vào thực hiện công việc với sự
tự tin, chủ động và sáng tạo.
2.4. Thực hiện công việc.
Sau khi đã xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn hóa các phương pháp để
hoàn thành nhiệm vụ đó, người ta tổ chức bước thực hiện công việc. Nhưng
trong thực tế các tiêu chuẩn, quy chế luôn luôn không hoàn hảo, và điều kiện
thực hiện công việc lại luôn thay đổi. Do đó nếu luôn tuân theo các tiêu chuẩn,
quy chế một cách máy móc thì các khuyết tật, hư hỏng vẫn luôn xuất hiện. Cần
phải luôn đổi mới, cập nhật các tiêu chuẩn, quy chế và chỉ có kinh nghiệm,
trình độ, ý thức của người thực hiện mới có thể bù trừ được sự thiếu hoàn hảo
của các tiêu chuẩn, quy chế. Chính vì vậy trong quá trình thực hiện công việc
cần chú ý đến nguyên tắc tự nguyện và tính sáng tạo của mỗi thành viên để
không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả công việc ở từng bộ phận và của
chung toàn hệ thống.
2.5. Kiểm tra kết quả thực hiện công việc.
Không thể tiến hành quản trị được nếu thiếu sự kiểm tra. Mục tiêu của
kiểm tra là để phát hiện những sai lệch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để
có thể điều chỉnh kịp thời và ngăn ngừa sự sai lệch đó.
50

Trước hết cần kiểm tra các yếu tố nguyên nhân. Tức là cần kiểm tra
từng quá trình thiết kế, cung ứng vật tư, sản xuất và cần thấy rõ các yếu tố
nguyên nhân không phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra. Việc kiểm tra này được
thực hiện bởi những cán bộ cấp thấp. Cần thiết phải kiểm tra quá trình hay
công việc khi nó đang tiến hành cũng như dựa vào các kết qua khi hoàn tất
công việc. Nếu thiếu các kết quả hay các kết quả bị sai lệch có nghĩa là trong
quá trình đã xảy ra một cái gì đó bất thường và đang có những khó khăn nhất
định.
2.6. Thực hiện những tác động quản trị thích hợp.
Khi thực hiện những tác động điều chỉnh, điều quan trọng là phải áp
dụng những biện pháp để tránh lặp lại những sai lệch đã phát hiện, cần loại
bỏ được các yếu tố nguyên nhân đã gây nên những sai lệch. Sửa chữa và ngăn
ngừa những sai lệch lặp lại đó là hai hành động khác hẳn nhau, kể cả đối với
những biện pháp đem áp dụng. Khi loại bỏ những nguyên nhân gây sai lệch,
cần phải đi đến cội nguồn của vấn đề và áp dụng những biện pháp ngăn ngừa
chúng lặp lại.
Vòng tròn Deming trong thực tế là một công cụ hữu ích để giúp chúng
ta hoạch định, thực hiện, kiểm soát công việc tốt hơn. Tuy nhiên, rất có thể khi
chúng ta thực hiện xong một chu trình P-D-C-A thì khi so sánh kết quả đạt
được với các mục tiêu đề ra ban đầu, chúng ta thấy mình chưa đạt được kết
quả mong muốn. Và chính những dữ liệu và kinh nghiệm rút ra từ chu trình
trước sẽ là những yếu tố cần thiết giúp chúng ta xây dựng chu trình P-D-C-A
mới và vòng tròn được lập lại. Sau mỗi vòng tròn, kết quả công việc của chúng
ta sẽ tốt hơn, được cải tiến nhiều hơn.
Vòng tròn Deming có thể được áp dụng trong mọi lĩnh vực một cách có
hiệu quả.
  2.4. Nhà sản xuất và nhà phân phối có trách nhiệm đảm bảo chất lượng.
Khi một doanh nghiệp đưa sản phẩm hoặc dịch vụ vào tiêu thụ trong thị
trường, họ phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm của họ
làm ra.
  2.5.Quá trình kế tiếp chính là khách hàng của quá trình trước. 
Trong phạm vi nhà máy, doanh nghiệp, chúng ta phải triệt để thực hiện
triết lý trên, vì khi ta quan niệm và chấp nhận công đoạn kế tiếp chính là khách
hàng của mình thì trách nhiệm đảm bảo chất lượng phải được thực thi một cách
nghiêm túc. Đến lượt công đoạn sau từ địa vị khách hàng trở thành nhà cung
ứng cho công đoạn kế tiếp họ cũng sẽ thực hiện nguyên lý giao cho khách hàng
sản phẩm có chất lượng tốt nhất và cứ thế, mọi chi tiết, mọi cơ phận của sản
phẩm hoàn chỉnh sẽ không có khuyết tật và sản phẩm cuối cùng cũng sẽ là sản
phẩm không có khuyết tật.
  Đảm bảo chất lượng bao gồm mọi việc từ lập kế hoạch sản xuất cho đến
khi làm ra sản phẩm , bảo dưỡng, sữa chữa và tiêu hủy. Vì thế cần xác định rõ
51

ràng các công việc cần làm ở mỗi giai đoạn để đảm bảo chất lượng trong suốt
đời sống sản phẩm, bao gồm cả việc đảm bảo các chức năng sản phẩm được sử
dụng có hiệu năng cao và cần thường xuyên kiểm tra lại những gì đã thực hiện
được.
3. Phạm vi đảm bảo chất lượng
Phạm vi đảm bảo chất lượng có thể bao gồm các công việc như sau :
3.1. Thiết kế chất lượng : quyết định chất lượng cần thiết cho sản phẩm
bao gồm cả việc xét duyệt thiết kế sản phẩm và loại trừ các chi tiết không cần
thiết.
3.2. Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất và kiểm
soát tồn kho.
3.3. Tiêu chuẩn hóa
3.4. Phân tích và kiểm soát các quá trình sản xuất
3.5. Kiểm tra và xử lý các sản phẩm có khuyết tật
3.6. Giám sát các khiếu nại và kiểm tra chất lượng.
3.7. Quản lý thiết bị và lắp đặt nhằm đảm bảo các biện pháp an toàn lao
động và thủ tục, phương pháp đo lường.
3.8.Quản lý nguồn nhân lực : phân công, giáo dục, huấn luyện và đào tạo.
3.9. Quản lý các tài nguyên bên ngoài
3.10. Phát triển công nghệ : phát triển sản phẩm mới, quản lý nghiên cứu
và phát triển và quản lý công nghệ.
3.11. Chẩn đoán và giám sát : thanh tra các hoạt động kiểm soát chất
lượng và giám sát các nguyên công kiểm soát chất lượng .
  Ngày nay, quan điểm về đảm bảo chất lượng đã thay đổi, người ta coi
một sản phẩm được làm ra phải phù hợp với các đặc tính và phải kiểm tra cách
thức chế tạo ra sản phẩm, theo dỏi chúng được dùng như thế nào đồng thời phải
có dịch vụ hậu mãi thích hợp. Đảm bảo chất lượng còn được mở rộng ra đến độ
tin cậy của sản phẩm vì trừ một số sản phẩm khi thiết kế đã chú ý đến việc đề ra
các biện pháp tiêu hủy, nói chung sản phẩm nào cũng đòi hỏi sử dụng lâu bền.
4. Các biện pháp đảm bảo chất lượng
4.1. Trong quá trình thiết kế sản phẩm
  Một thiết kế có chất lượng, chắc chắn, phù hợp với điều kiện sản xuất sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng trong
khâu thiết kế, nhà sản xuất phải đảm bảo việc thu thập đầy đủ, chính xác các yêu
cầu của khách hàng. Muốn thế, bản thân quá trình thu thập thông tin về nhu cầu
khách hàng phải được đảm bảo chất lượng. Các yêu cầu này phải được chuyển
thành các đặc tính của sản phẩm để làm sao thỏa mãn được khách hàng nhiều
nhất với chi phí hợp lý.
52

Với nguyên tắc trên thì để đảm bảo chất lượng thiết kế công trình xây dựng
thì phải thực hiện các biện pháp mà đã nêu ở các phần trên .
4.2. Trong quá trình sản xuất
  Sau khi có được các thiết kế đảm bảo chất lượng, trong quá trình sản xuất
phải đảm bảo việc khai thác một cách hiệu quả nhất các thiết bị, dây chuyền
công nghệ đã lựa chọn để sản xuất ra các sản phẩm có những tính năng kỹ thuật
phù hợp với thiết kế, đảm bảo mức chất lượng của sản phẩm phù hợp với yêu
cầu của thị trường.
Trong thi công xây dựng công trình việc quản lý chất lượng thi công xây
dựng công trình đã được quy định một cách chặt chẽ như sau: chủ đầu tư phải tổ
chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Nghị
định 15/2013/NĐ-CP; tổ chức thực hiện theo các quy định về chứng nhận đủ
điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn
vận hành, sử dụng công trình theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo các quy định tại Thông tư
10/2013/TT-BXD.
4.3. Trong quá trình sử dụng sản phẩm
a) Thỏa mãn các khiếu nại khi cung cấp sản phẩm chất lượng thấp.
Khi nhà sản xuất cung cấp sản phẩm có chất lượng thấp, thông thường
khách hàng chỉ khiếu nại đối với sản phẩm đắt tiền, còn những sản phẩm rẻ tiền
đôi khi người tiêu dùng bỏ qua. Vì thế, những thông tin về chất lượng thấp của
sản phẩm nào đó không đến được nhà sản xuất khi người tiên dùng lẳng lặng tìm
mua sản phẩm tương tự của hảng khác. Các nhà sản xuất phải sử dụng nhiều
biện pháp khác nhau để có thể thu thập được những khiếu nại, những điểm
không hài lòng của khách hàng. ngay cả đối với những sản phẩm rẻ tiền.
Tuy nhiên, việc giải quyết những phiền hà, khiếu nại của khách hàng có
hiệu quả hay không, triệt để hay không tùy thuộc vào thái độ và cách tổ chức
của nhà sản xuất. Các nhà sản xuất có trách nhiệm thường xuyên triển khai
những biện pháp đáng tin cậy để đảm bảo nghe được những ý kiến phản hồi của
khách hàng. Họ luôn luôn cố gắng thỏa mãn một cách đầy đủ nhất mọi yêu cầu
của khách hàng và luôn luôn coi khách hàng là luôn luôn đúng.
Các nhà thầu thi công xây dựng luôn phải thu nhận các ý kiến phản hồi
của các khách hàng, đó chính là chủ đầu tư hoặc chủ quản lý, chủ sử dụng công
trình. Khắc phục những khiếm khuyết do khách hàng phát hiện để chất lượng
công trình được đảm bảo theo yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng và
khai thác, sử dụng theo tuổi thọ công trình.
b) Ấn định thời gian bảo hành:
Bảo hành là một hoạt động cần thiết và quan trọng để đảm bảo chất lượng
trong quá trình sử dụng. ấn định thời gian bảo hành chính xác và hợp lý sẽ khiến
cho người tiêu dùng thỏa mãn nhiều hơn. Song thông thường mọi khách hàng
đều biết rằng một phần chi phí cho việc bảo hành đã được tính trong giá cả sản
53

phẩm. Do đó. có thể nói rằng bảo hành, bảo dưỡng kỹ thuật là sự thỏa thuận
giữa người kinh doanh và người tiêu dùng. Thuận lợi cho người tiêu dùng càng
nhiều thì uy tín của nhà kinh doanh và lợi nhuận của họ càng cao.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công
trình phải thực hiện bảo hành công trình, thiết bị với thói hạn theo quy định tại
Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
c) Lập các trạm bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và cung cấp phụ tùng thay
thế.
Đây là việc không kém phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng
của sản phẩm khi sử dụng. Độ tin cậy, tuổi thọ của sản phẩm chỉ được xác định
trong quá trình tiêu dùng. Không thể sản xuất ra các sản phẩm có trục trặc trong
quá trình khai thác, sử dụng, vì vậy cần thiết phải lập các trạm bảo dưỡng và sửa
chữa định kỳ và thường xuyên ở mọi nơi để:
- Đảm bảo uy tín cho chính nhà sản xuất.
- Đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
- Thu thập các thông tin thị trường
d) Cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng:
Việc sử dụng không đúng, vận hành trong những điều kiện bất thường,
kiểm tra bảo dưỡng định kỳ không đầy đủ có thể làm nảy sinh những trục trặc
trong quá trình sử dụng, thậm chí có thể làm hư hỏng sản phẩm. Đối với các sản
phẩm có thời gian sử dụng dài cần phải có tài liệu hướng dẫn sử dụng. hướng
dẫn kiểm tra định kỳ thật chi tiết. Đây là trách nhiệm của nhà sản xuất. Tài liệu
cần in cả bằng tiếng địa phương và nêu rõ quyền lợi mà người tiêu dùng được
thụ hưởng khi sử dụng sản phẩm và trách nhiệm của nhà sản xuất khi phát sinh
những trục trặc.
Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt nên việc hướng
dẫn khai thác, vận hành công trình bao gồm cả thiết bị lắp đặt trong công trình
( thiết bị công trình và thiết bị công nghệ) là hết sức cần thiết. Nhà thầu thiết kế
chịu trách nhiệm trong việc soạn thảo quy trình bảo trì và vận hành, khai thác
công trình xây dựng.
5. Các biện pháp kiểm soát chất lượng
5.1. Khái niệm
Trong giai đoạn sản xuất chưa phát triển, lượng sản phẩm sản xuất chưa
nhiều, thường trong phạm vi một gia đình. Người mua và người bán thường biết
rõ nhau nên việc người bán làm ra sản phẩm có chất lượng để bán cho khách
hàng gần như là việc đương nhiên vì nếu không họ sẽ không bán được hàng.
Điều nầy cũng có nghĩa là nhu cầu của khách hàng luôn được thỏa mãn một
cách tốt nhất.
54

Công nghiệp phát triển, các vấn đề kỹ thuật và tổ chức ngày càng phức
tạp đòi hỏi sự ra đời một số người chuyên trách về hoạch định và quản trị chất
lượng sản phẩm .
Sự xuất hiện các công ty lớn làm nảy sinh các loại nhân viên mới như:
-Các chuyên viên kỹ thuật giải quyết các trục trặc về kỹ thuật
-Các chuyên viên chất lượng phụ trách việc tìm ra các nguyên nhân hạ
thấp chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn hóa, dự báo phế phẩm và phân tích nguyên
nhân hàng hóa bị trả lại. Họ sử dụng thống kê trong kiểm tra chất lượng sản
phẩm .
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong giai đoạn này thường được thực
hiện chủ yếu trong khâu sản xuất và tập trung vào thành phẩm nhằm loại bỏ
những sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
không thể nào kiểm tra được hết một cách chính xác các sản phẩm. Rất nhiều
trường hợp người ta loại bỏ nhầm các sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, mặt
khác, cũng rất nhiều trường hợp, người ta không phát hiện ra các sản phẩm kém
chất lượng và đưa nó ra tiêu thụ ngoài thị trường.
Thực tế này khiến cho các nhà quản trị chất lượng phải mở rộng việc
kiểm tra chất lượng ra toàn bộ quá trình sản xuất - kiểm soát chất lượng.
Phương châm chiến lược ở đây là phải tìm ra các nguyên nhân, các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng , giải quyết tốt các điều kiện cho sản xuất từ gốc mới có
kết quả cuối cùng là chất lượng sản phẩm. Người ta phải kiểm soát được các yếu
tố :
- Con người (Men)
- Phương pháp sản xuất, qui trình kỹ thuật (Methods)
- Nguyên vật liệu (Materials)
- Thiết bị sản xuất (Machines)
- Phương pháp và thiết bị đo lường (Mesurement)
- Môi trường (Environment)
- Thông tin (Information)
Người ta gọi là phải kiểm soát 5M, E, I. Ngoài ra, người ta còn chú ý tới
việc tổ chức sản xuất ở công ty, xí nghiệp để đảm bảo năng suất và tổ chức kiểm
tra theo dõi thường xuyên.
Trong giai đoạn nầy, người ta đã đạt được nhiều kết quả trong việc đưa
vào áp dụng các biện pháp, các công cụ quản lý, thí dụ :
- áp dụng các công cụ toán học vào việc theo dõi sản xuất.
- Kiểm tra thiết bị, kiểm định dụng cụ đo.
- Theo dõi năng suất lao động của công nhân, của máy móc.
5.2. Biện pháp kiểm soát chất lượng công trình xây dựng
55

5.2.1. Kiểm tra điều kiện năng lực của các nhà thầu tham gia xây dựng
công trình
Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện
năng lực theo quy định tại các Điều của Chương IV của Nghị định 12/2009/NĐ-
CP và các quy định pháp luật có liên quan để khảo sát xây dựng, lập dự án đầu tư
xây dựng công trình, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng, lập thiết kế xây dựng
công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình,
thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình xây dựng và các công việc tư vấn
xây dựng khác.
Sau khi lựa chọn được nhà thầu, chủ đầu tư phải kiểm tra sự phù hợp năng
lực của các nhà thầu với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.
5.2.2. Kiểm tra việc triển khai thực hiện
5.2.3. Kiểm tra vật tư, vật liệu, thiết bị
5.2.4. Kiểm tra thiết bị thi công
5.2.5. Kiểm tra các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng mà nhà
thầu thi công xây dựng thuê thực hiện.
Thực hiện kiểm tra theo Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số
11/2008/QĐ-BXD ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và
TCXDVN 297-2003- Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng-Tiêu chuẩn
công nhận
5.2.6. Kiểm tra môi trường
a) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo
đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường
xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu
dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải
thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định.
Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp
che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.
b) Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra
giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra
giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi
công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư,
cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và
yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.
5.2.7. Thống nhất việc trao đổi thông tin
Quản lý việc trao đổi thông tin dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ
thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp lý các tin
tức cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như việc truyền đạt thông tin, báo
cáo tiến độ dự án.
56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.


2. Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014
3. Luật Đầu tư công 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014
4. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/22/2013
5. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 28/6/2015 của Chính phủ về Quản lý
dự án đầu tư xây dựng
6. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
7. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý
Chi phí đầu tư xây dựng
8. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về Quy
định chi tiết về Hợp đồng xây dựng
8. Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng- Quy
định chi tết một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Phụ lục I
PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015
của Chính phủ)
57

I. CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG


1. Nhà ở: Nhà chung cư và các loại nhà ở tập thể khác; nhà ở riêng lẻ.
2. Công trình công cộng.
a) Công trình giáo dục: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường phổ thông các
cấp; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy
nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường khác;
b) Công trình y tế: Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung
ương đến địa phương; các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực;
trạm y tế, nhà hộ sinh; nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà
dưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; các cơ sở y tế khác;
c) Công trình thể thao: Công trình thể thao ngoài trời, công trình thể thao
trong nhà và công trình thể thao khác;
d) Công trình văn hóa: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc
bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; công trình vui chơi, giải trí và các công
trình văn hóa tập trung đông người khác; các công trình di tích; bảo tàng, thư
viện, triển lãm, nhà trưng bày, tượng đài ngoài trời và các công trình khác có
chức năng tương đương; pa nô, biển quảng cáo độc lập;
đ) Công trình tôn giáo, tín ngưỡng.
Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà
nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người
chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự
của các tổ chức tôn giáo;
Công trình tín ngưỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và
những công trình tương tự khác;
e) Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc: Công trình đa năng,
khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp; trung tâm thương mại, siêu thị; chợ;
cửa hàng, nhà hàng ăn uống, giải khát và công trình tương tự khác; nhà phục vụ
thông tin liên lạc: bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin;
g) Nhà ga: hàng không, đường thủy, đường sắt; bến xe ô tô; cáp treo vận
chuyển người;
h) Trụ sở cơ quan nhà nước: Nhà làm việc của Quốc hội, Chính phủ, Chủ
tịch nước, nhà làm việc của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên
môn trực thuộc các cấp; trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
II. CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
1. Công trình sản xuất vật liệu xây dựng: Nhà máy sản xuất xi măng; mỏ
khai thác vật liệu xây dựng và các công trình sản xuất vật liệu/sản phẩm xây
dựng khác.
58

2. Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo: Nhà máy luyện kim mầu; nhà
máy luyện, cán thép; nhà máy chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp; nhà
máy chế tạo máy công cụ và thiết bị công nghiệp; nhà máy chế tạo thiết bị nâng
hạ; nhà máy chế tạo máy xây dựng; nhà máy chế tạo thiết bị toàn bộ; nhà máy
sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, tàu thủy, đầu máy tầu
hỏa...); nhà máy chế tạo thiết bị điện- điện tử; nhà máy sản xuất công nghiệp hỗ
trợ.
3. Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản: Mỏ than hầm lò; mỏ
than lộ thiên; nhà máy sàng tuyển, chế biến than; nhà máy chế biến khoáng sản;
mỏ quặng hầm lò; mỏ quặng lộ thiên; nhà máy tuyển quặng, làm giầu quặng;
nhà máy sản xuất alumin.
4. Công trình dầu khí: Các công trình khai thác trên biển (giàn khai thác và
tàu chứa dầu); nhà máy lọc dầu; nhà máy chế biến khí; nhà máy sản xuất nhiên
liệu sinh học; kho xăng dầu; kho chứa khí hóa lỏng; tuyến ống dẫn khí, dầu;
trạm bán xăng dầu; trạm chiết khí hóa lỏng; nhà máy sản xuất dầu nhờn; nhà
máy tái chế dầu thải.
5. Công trình năng lượng: Nhà máy nhiệt điện; nhà máy cấp nhiệt; nhà máy
cấp hơi; nhà máy cấp khí nén; công trình thủy điện; nhà máy điện nguyên tử;
nhà máy điện gió; nhà máy điện mặt trời; nhà máy điện địa nhiệt; nhà máy điện
thủy triều; nhà máy điện rác; nhà máy điện sinh khối; nhà máy điện khí biogas;
nhà máy điện đồng phát; đường dây điện và trạm biến áp.
6. Công trình hóa chất:
a) Công trình sản xuất sản phẩm phân bón; công trình sản phẩm hóa chất
bảo vệ thực vật; công trình sản xuất sản phẩm hóa dầu; công trình sản xuất sản
phẩm hóa dược; công trình sản xuất sản phẩm hóa chất cơ bản và hóa chất khác;
công trình sản xuất sản phẩm nguồn điện hóa học; công trình sản xuất sản phẩm
khí công nghiệp; công trình sản xuất sản phẩm cao su; công trình sản xuất sản
phẩm tẩy rửa; công trình sản xuất sản phẩm sơn, mực in;
b) Công trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; công trình sản xuất tiền
chất thuốc nổ; kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
7. Công trình công nghiệp nhẹ:
a) Công trình công nghiệp thực phẩm: Nhà máy sữa; nhà máy sản xuất
bánh kẹo, mỳ ăn liền; kho đông lạnh; nhà máy sản xuất dầu ăn, hương liệu; nhà
máy sản xuất rượu, bia, nước giải khát; nhà máy chế biến khác;
b) Công trình công nghiệp tiêu dùng: Nhà máy xơ sợi; nhà máy dệt; nhà
máy in, nhuộm; nhà máy sản xuất các sản phẩm may; nhà máy thuộc da và sản
xuất các sản phẩm từ da; nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa; nhà máy sản
xuất đồ sành sứ, thủy tinh; nhà máy bột giấy và giấy; nhà máy sản xuất thuốc lá;
các nhà máy sản xuất các sản phẩm tiêu dùng khác;
59

c) Công trình công nghiệp chế biến nông, thủy và hải sản: Nhà máy chế
biến thủy hải sản; nhà máy chế biến đồ hộp; các nhà máy xay xát, lau bóng gạo;
các nhà máy chế biến nông sản khác.
III. CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Công trình cấp nước: Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch; trạm
bơm (nước thô, nước sạch hoặc tăng áp); bể chứa nước sạch; tuyến ống cấp
nước (nước thô hoặc nước sạch).
2. Công trình thoát nước: Tuyến cống thoát nước mưa, cống chung; tuyến
cống thoát nước thải; hồ điều hòa; trạm bơm nước mưa; công trình xử lý nước
thải; trạm bơm nước thải; công trình xử lý bùn.
3. Công trình xử lý chất thải rắn:
a) Công trình xử lý chất thải rắn thông thường: trạm trung chuyển; bãi chôn
lấp rác; khu liên hợp xử lý/khu xử lý; cơ sở xử lý chất thải rắn;
b) Công trình xử lý chất thải nguy hại.
4. Công trình chiếu sáng công cộng: mạng lưới điện chiếu sáng, cột đèn.
5. Công trình khác:
a) Công trình thông tin, truyền thông: Cột thông tin, công trình thu phát
sóng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông (cáp chôn trực tiếp dưới lòng
đất, cáp trong cống bể, cáp dưới đáy biển, cáp dưới đáy sông, cáp treo); công
trình xây dựng lắp đặt cột bê tông (loại cột như trên) để treo các loại cáp thông
tin;
b) Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng;
c) Công viên, cây xanh;
d) Bãi đỗ ô tô, xe máy: bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe nổi;
đ) Cống, bể kỹ thuật, hào và tuy nen kỹ thuật.
IV. CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
1. Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc các loại; đường ô tô, đường
trong đô thị; đường nông thôn, bến phà.
2. Công trình đường sắt: đường sắt cao tốc và cận cao tốc; đường sắt đô thị,
đường sắt trên cao, đường tầu điện ngầm (Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt
chuyên dụng và đường sắt địa phương.
3. Công trình cầu: cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân
sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.
4. Công trình hầm: Hầm đường ô tô; hầm đường sắt; hầm cho người đi bộ.
5. Công trình đường thủy nội địa: Công trình sửa chữa/đóng mới phương
tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà, ...); cảng bến thủy nội địa; âu tầu; đường thủy
chạy tàu (trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo, trên kênh đào).
60

6. Công trình hàng hải: bến cảng biển; công trình sửa chữa/đóng mới
phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà...); luồng hàng hải (chạy tàu 1 chiều);
công trình chỉnh trị (đê chắn sóng/chắn cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ).
7. Các công trình hàng hải khác: bến phà/cảng ngoài đảo, bến cảng chuyên
dụng, công trình nổi trên biển; hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông/biển;
đèn biển, đăng tiêu.
8. Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo
bay).
V. CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Công trình thủy lợi: hồ chứa nước; đập ngăn nước (bao gồm đập tạo hồ,
đập ngăn mặt, giữ ngọt, điều tiết trên sông, suối.v.v..tràn xả lũ; cống lấy nước,
cống tiêu nước, cống xả nước; kênh, đường ống dẫn nước; đường hầm thủy
công; trạm bơm tưới-tiêu và công trình thủy lợi khác.
2. Công trình đê điều: đê sông; đê biển; đê cửa sông và các công trình trên
đê, trong đê và dưới đê.
3. Công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và
các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác.
VI. CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG, AN NINH
Công trình quốc phòng, an ninh là công trình được đầu tư xây dựng bằng
nguồn vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, phục vụ quốc
phòng, an ninh. Công trình quốc phòng, an ninh không thuộc các loại công trình
đã nêu từ Mục I đến Mục V của Phụ lục này do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
quy định.
 

Phụ lục II
DANH MỤC CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CÓ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN AN TOÀN CỘNG ĐỒNG
61

(Ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015
của Chính phủ)
Mã số Loại công trình Cấp công trình
I CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
I.1 Nhà ở Nhà chung cư, nhà ở tập thể, ký Cấp III trở lên
túc xá, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở
lên
I.2 Công trình công cộng  
I.2.1 Công trình giáo dục   Cấp III trở lên
I.2.2 Công trình y tế   Cấp III trở lên
I.2.3 Công trình thể thao Công trình thể thao ngoài trời Cấp III trở lên
(không bao gồm sân thể thao),
công trình thể thao trong nhà
I.2.4 Công trình văn hóa Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà Cấp III trở lên
văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu
phim, rạp xiếc, vũ trường
Bảo tàng, thư viện, triển lãm Cấp III trở lên
Công trình vui chơi, giải trí và Cấp III trở lên
các công trình văn hóa tập trung
đông người khác
I.2.5 Công trình thương mại,Công trình đa năng, khách sạn; Cấp III trở lên
dịch vụ và trụ sở làmtrụsở làm việc của các tổ chức xã
việc của các tổ chức xãhội, sự nghiệp và doanh nghiệp
hội - nghề nghiệp, đơn
Trung tâm thương mại, siêu thị Cấp III trở lên
vị sự nghiệp và doanh
nghiệp Nhà phục vụ thông tin liên lạc: Cấp II trở lên
bưu điện, bưu cục
Cửa hàng, nhà hàng ăn uống, giải Cấp II trở lên
khát và công trình tương tự khác
I.2.6   Cáp treo vận chuyển người Mọi cấp
I.2.7 Nhà ga Nhà ga hàng không Mọi cấp
Nhà ga đường thủy, nhà ga đường Cấp III trở lên
sắt, bến xe ô tô
II CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
II.1 Công trình sản xuất vật  Cấp III trở lên
liệu xây dựng
II.2 Công trình luyện kim và  Cấp III trở lên
cơ khí chế tạo
II.3 Công trình khai thác mỏ  Cấp III trở lên
62

và chế biến khoáng sản


II.4 Công trình dầu khí   Cấp III trở lên
II.5 Công trình năng lượng   Cấp III trở lên
II.6 Công trình hóa chất   Cấp III trở lên
II.7 Công trình công nghiệp  Cấp III trở lên
nhẹ
III CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
III.1 Cấp nước   Cấp II trở lên
III.2 Thoát nước   Cấp II trở lên
III.3 Xử lý chất thải rắn   Cấp II trở lên
III.4 Công trình thông tin,Tháp thu, phát sóng viễn thông, Cấp III trở lên
truyền thông truyền thanh, truyền hình, cột
BTS
Đường cáp truyền dẫn tín hiệu Cấp II trở lên
viễn thông
III.5 Bãi đỗ xe ô tô, xe máy Bãi đỗ xe ngầm Cấp II trở lên
Bãi đỗ xe nổi Cấp II trở lên
III.6 Công cáp; hào và tuy nenTuy nen kỹ thuật Cấp II trở lên
kỹ thuật
IV CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
IV.1 Đường bộ Đường ô tô cao tốc Mọi cấp
Đường ô tô, đường trong đô thị Cấp I trở lên
Bến phà Cấp II trở lên
Đường sắt   Mọi cấp
Cầu Cầu đường bộ, cầu bộ hành, cầu Cấp III trở lên
đường sắt, cầu phao
Hầm Hầm đường ô tô, hầm đường sắt, Cấp III trở lên
hầm cho người đi bộ
  Hầm tàu điện ngầm (Metro) Mọi cấp
IV.2 Công trình đường thủyCảng, bến thủy nội địa Cấp III trở lên
nội địa
Đường thủy có bề rộng (B) và độ Cấp III trở lên
sâu (H) nước chạy tầu (bao gồm
cả phao tiêu, công trình chỉnh trị)
IV.3 Công trình hàng hải   Cấp II trở lên
IV.4 Công trình hàng không Khu bay (bao gồm cả các công Mọi cấp
trình bảo đảm hoạt động bay)
63

V CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


V.1 Công trình thủy lợi Công trình cấp nước Cấp II trở lên
Hồ chứa nước Cấp III trở lên
Tường chắn Cấp III trở lên
Đập ngăn nước và các công trình Mọi cấp
thủy lợi chịu áp khác
V.2 Công trình đê điều   Mọi cấp
 

You might also like