Onlinetoan11 NC 15 08 IN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

CHƯƠNG 2 TỔ HỢP VÀ XÁC SUẤT

BÀI 1. CÁC QUY TẮC ĐẾM CƠ BẢN

A TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Định nghĩa 1 (Quy tắc cộng). Một công việc X được thực hiện theo một trong k phương
án A1 , A2 , . . . , Ak , trong đó

1 Phương án A1 có n1 cách thực hiện;

2 Phương án A2 có n2 cách thực hiện;

3 ...

4 Phương án Ak có nk cách thực hiện.

k
Khi đó số cách hoàn thành công việc X là n( X ) = n1 + n2 + · · · + nk = ∑ ni cách.
i =1

Định nghĩa 2 (Quy tắc nhân). Giả sử một nhiệm vụ X nào đó được hoàn thành lần lượt
qua k giai đoạn A1 , A2 , . . . , Ak :

1 Giai đoạn A1 có n1 cách làm;

2 Giai đoạn A2 có n2 cách làm;

3 ...

4 Giai đoạn Ak có nk cách làm.


k
Khi đó công việc X có số cách thực hiện là n( X ) = n1 · n2 · n3 · · · nk = ∏ ni cách.
i =1

Định nghĩa 3 (Quy tắc bù trừ). Đối tượng x cần đếm được chứa trong một đối tượng X
gồm x và x đối lập nhau. Nếu X có m cách chọn, x có n cách chọn. Vậy x có (m − n) cách
chọn.
Về mặt thực hành, đề cho đếm những đối tượng thỏa a và b. Ta cần làm:

Bài toán 1: Đếm những đối tượng thỏa a.

Bài toán 2: Đếm những đối tượng thỏa a, không thỏa b.

Do đó, kết quả bài toán = kết quả bài toán 1 − kết quả bài toán 2.

169
170 CHƯƠNG 2. TỔ HỢP VÀ XÁC SUẤT

Nếu bài toán chia ra từng trường hợp không trùng lặp để hoàn thành công việc
thì dùng qui tắc cộng, nếu bài toán chia ra từng giai đoạn thực hiện thì ta dùng
quy tắc nhân. Trong nhiều bài toán, ta không chỉ kết hợp giữa hai quy tắc này lại
với nhau để giải mà cần phân biệt khi nào cộng, khi nào nhân, khi nào trừ.

“Nếu cho tập hợp hữu hạn bất kỳ A và B giao nhau khác rỗng. Khi đó thì số phần
tử của A ∪ B bằng số phần tử của A cộng với số phần tử của B rồi trừ đi số phần
tử của A ∩ B, tức là n( A ∪ B) = n( A) + n( B) − n( A ∩ B)”. Đó là quy tắc cộng mở
rộng. Do đó khi giải các bài toán đếm liên quan đến tìm số sao cho các số đó là số
chẵn, số lẻ, số chia hết ta nên ưu tiên việc thực hiện (chọn) chúng trước và nếu
chứa số 0 nên chia 2 trường hợp nhằm tránh trùng lặp với nhau.
! Dấu hiệu chia hết:
Gọi N = an an−1 . . . a1 a0 là số tự nhiên có n + 1 chữ số (an 6= 0). Khi đó:
. .
+ N .. 2 ⇔ a0 .. 2 ⇔ a0 ∈ {0; 2; 4; 6; 8}.
. .
+ N .. 5 ⇔ a0 .. 5 ⇔ a0 ∈ {0; 5}.
. .
+ N .. 4 (hay 25) ⇔ a1 a0 .. 4 (hay 25).
. .
+ N .. 8 (hay 125) ⇔ a2 a1 a0 .. 8 (hay 125).
. .
+ N .. 3 (hay 9) ⇔ a0 + a1 + · · · + an .. 3 (hay 9).

B DẠNG TOÁN VÀ BÀI TẬP

1 VÍ DỤ

{ DẠNG 1.1. Bài toán sử dụng quy tắc cộng

VÍ DỤ 1. Trong một cuộc thi tìm hiểu về đất nước Việt Nam, ban tổ chức công bố
danh sách các đề tài bao gồm: 8 đề tài về lịch sử, 7 đề tài về thiên nhiên, 10 đề tài về
con người và 6 đề tài về văn hóa. Hỏi mỗi thí sinh có bao nhiêu cách chọn đề tài? ĐS:
31

L Lời giải

Mỗi thí sinh có các 4 phương án chọn đề tài:

Chọn đề tài về lịch sử có 8 cách chọn.

Chọn đề tài về thiên nhiên có 7 cách chọn.

Chọn đề tài về con người có 10 cách chọn.

Chọn đề tài về văn hóa có 6 cách chọn.

Theo quy tắc cộng, có 8 + 7 + 10 + 6 = 31 cách chọn đề tài. 


1. CÁC QUY TẮC ĐẾM CƠ BẢN 171

VÍ DỤ 2. Giả sử từ tỉnh A đến tỉnh B có thể đi bằng các phương tiện: ô tô, tàu hỏa
hoặc máy bay. Mỗi ngày có 10 chuyến ô tô, 5 chuyến tàu hỏa và 3 chuyến máy bay. Hỏi
có bao nhiêu cách lựa chọn chuyến đi từ tỉnh A đến tỉnh B? ĐS: 18

L Lời giải

Để đi từ A đến B có 3 phương án lựa chọn:

Đi bằng ô tô có 10 cách chọn.

Đi bằng tàu hỏa có 5 cách chọn.

Đi bằng máy bay có 3 cách chọn.

Theo quy tắc cộng, có 10 + 5 + 3 = 18 cách chọn. 

{ DẠNG 1.2. Bài toán sử dụng quy tắc nhân

VÍ DỤ 1. An đến nhà Bình để cùng Bình đến chơi nhà Cường. Từ nhà An đến nhà
Bình có 4 con đường đi, từ nhà Bình đến nhà Cường có 6 con đường đi. Hỏi An có bao
nhiêu cách chọn đường đi từ nhà mình đến nhà Cường? ĐS: 24

L Lời giải

Để đi từ nhà An đến nhà Cường cần thực hiện 2 giai đoạn

Đi từ nhà An đến nhà Bình có 4 cách.

Đi từ nhà Bình đến nhà Cường có 6 cách.

Theo quy tắc nhân, có 4 · 6 = 24 cách chọn đường đi. 

VÍ DỤ 2. Lớp 11A có 30 học sinh. Tập thể lớp muốn bầu ra một lớp trưởng, một lớp
phó và một thủ quỹ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn một ban cán sự lớp như trên, biết
rằng một bạn chỉ có thế làm tối đa một vai trò? ĐS: 24360

L Lời giải

Để bầu ra một ban cán sự lớp cần thực hiện 3 giai đoạn

Bầu lớp trưởng có 30 cách

Bầu phó có 29 cách

Bầu thủ quỹ có 28 cách

Theo quy tắc nhân, có 30 · 29 · 28 = 24360 cách chọn. 


172 CHƯƠNG 2. TỔ HỢP VÀ XÁC SUẤT

{ DẠNG 1.3. Bài toán sử dụng quy tắc bù trừ

VÍ DỤ 1. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm năm chữ số khác nhau mà không bắt đầu bởi
12? ĐS: 26880

L Lời giải

Gọi a1 a2 a3 a4 a5 là số cần lập.


Để lập được số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau, ta thực hiện các bước lần lượt:

Chọn a1 có 9 cách.

Chọn a2 có 9 cách.

Chọn a3 có 8 cách.

Chọn a4 có 7 cách.

Chọn a5 có 6 cách.

Do đó có 9 · 9 · 8 · 7 · 6 = 27216 số có năm chữ số khác nhau. Để lập được số tự nhiên có 5 chữ số


khác nhau bắt đầu bằng 12, ta thực hiện các bước lần lượt:

Chọn a1 a2 có 1 cách.

Chọn a3 có 8 cách.

Chọn a4 có 7 cách.

Chọn a5 có 6 cách.

Do đó có 1 · 8 · 7 · 6 = 336 số có năm chữ số khác nhau. Theo quy tắc bù trừ, có 27216 − 336 = 26880
số có năm chữ số khác nhau không bắt đầu bởi 12. 

VÍ DỤ 2. Trong một hộp có 6 bi đỏ, 5 bi trắng và 4 bi vàng. Có bao nhiêu cách lấy 3
viên bi từ hộp này sao cho chúng không đủ ba màu? ĐS: 335

L Lời giải

Số cách lấy 3 bi bất kỳ từ 15 bi là C315 = 455.


Số cách lấy 3 bi từ 15 bi mà đủ ba màu là 6 · 5 · 4 = 120.
Theo quy tắc bù trừ, số cách lấy 3 viên bi không đủ ba màu là 455 − 120 = 335. 

1 BÀI TẬP ÁP DỤNG

BÀI 1. Một hộp có 12 viên bi trắng, 10 viên bi xanh và 8 viên bi đỏ. Một em bé muốn chọn 1 viên
bi để chơi. Hỏi có bao nhiêu cách chọn? ĐS: 30 cách
Lời giải.
Để chọn 1 viên bi để chơi có các phương án

+ Chọn 1 viên bi trắng có 12 cách.

+ Chọn 1 viên bi xanh có 10 cách.


1. CÁC QUY TẮC ĐẾM CƠ BẢN 173

+ Chọn 1 viên bi đỏ có 8 cách.

Theo quy tắc cộng, số cách để chọn 1 viên bi để chơi là 12 + 10 + 8 = 30 cách. 


BÀI 2. Chợ Bến Thành có 4 cổng ra vào. Hỏi một người đi chợ:

a) Có mấy cách vào và ra chợ? ĐS: 16

b) Có mấy cách vào và ra chợ bằng 2 cổng khác nhau? ĐS: 12

Lời giải.

a) Để vào và ra chợ ta thực hiện liên tiếp các bước

Vào chợ có 4 cách.


Ra chợ có 4 cách

Theo quy tắc nhân, có 4 · 4 = 16 cách vào và ra chợ.

b) Để vào và ra chợ bằng 2 cổng khác nhau ta thực hiện liên tiếp các bước

Vào chợ có 4 cách.


Ra chợ bằng cổng khác có 3 cách

Theo quy tắc nhân, có 4 · 3 = 12 cách vào và ra chợ bằng hai cổng khác nhau.


BÀI 3. Có 8 quyển sách Toán, 7 quyển sách Lí, 5 quyển sách Hóa. Một học sinh chọn 1 quyển
trong bất kỳ 3 loại trên. Hỏi có bao nhiêu cách chọn? ĐS: 20 cách
Lời giải.
Để chọn 1 quyển sách trong 3 loại sách, ta có các phương án

+ Chọn 1 quyển sách Toán có 8 cách.

+ Chọn 1 quyển sách Lí có 7 cách.

+ Chọn 1 quyển sách Hóa có 5 cách.

Theo quy tắc cộng, số cách để chọn 1 viên bi để chơi là 8 + 7 + 5 = 20 cách. 


BÀI 4.
Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ bên cạnh. Hỏi có bao
nhiêu cách đóng - mở 5 công tắc để có được dòng điện đi A B
từ A đến B. ĐS: 12 cách
Lời giải.
Để dòng điện đi từ A đến B có 2 phương án

Phương án 3 công tắc phía trên đóng. Khi đó có 22 = 4 trạng thái của các công tắc phía dưới.

Phương án 2 công tắc phía dưới đóng. Khi đó có 23 = 8 trạng thái của các công tắc phía trên.

Theo quy tắc cộng, có 4 + 8 = 12 cách để dòng điện đi từ A đến B. 


BÀI 5. Đề thi học kỳ môn Hóa gồm hai phần: trắc nghiệm và tự luận. Trong ngân hàng đề thi có
15 đề trắc nghiệm và 8 đề tự luận. Hỏi có bao nhiêu cách ra đề? ĐS: 120 cách
Lời giải.
Để tạo được một đề thi, cần thực hiện hai bước liên tiếp

Chọn đề trắc nghiệm có 15 cách.


174 CHƯƠNG 2. TỔ HỢP VÀ XÁC SUẤT

Chọn đề tự luận có 8 cách.

Theo quy tắc nhân, có 15 · 8 = 120 cách ra đề. 


BÀI 6. Một ca sĩ có 30 cái áo và 20 cái quần, trong đó có 18 cái áo màu xanh và 12 cái áo màu đỏ;
12 quần xanh và 8 quần đỏ. Có bao nhiêu cách chọn một bộ quần áo khác màu để người ca sĩ này
đi trình diễn? ĐS: 240 cách
Lời giải.
Để chọn một bộ quần áo khác màu, ta có các phương án

Áo màu xanh và quần màu đỏ có 18 · 8 = 144 cách.

Áo màu đỏ và quần màu xanh có 12 · 8 = 96 cách.

Theo quy tắc cộng, số cách chọn quần áo là 144 + 96 = 240 cách. 
BÀI 7. Trong lớp 11A có 39 học sinh trong đó có học sinh tên Chiến, lớp 11B có 32 học sinh trong
đó có học sinh tên Tranh. Có bao nhiêu cách chọn một tổ gồm 2 học sinh khác lớp mà không có
mặt Chiến và Tranh cùng lúc? ĐS: 1247 cách
Lời giải.
Để chọn một tổ gồm 2 học sinh khác lớp, có 39 · 32 = 1248 cách.
Trong đó có 1 cách chọn tổ có mặt cả Chiến và Tranh.
Do đó số cách chọn một tổ không có mặt Chiến và Tranh cùng lúc là 1248 − 1 = 1247 cách. 
BÀI 8. Trong lớp 11A có 50 học sinh, trong đó có 2 học sinh tên Ưu và Tiên. Có bao nhiêu cách
chọn ra 2 học sinh đi thi mà trong đó có mặt ít nhất 1 trong 2 học sinh tên Ưu và tên Tiên? ĐS: 97
cách
Lời giải.
Có 3 phương án chọn.

Phương án 1: Chọn chỉ có Ưu 1 cách, chọn một bạn khác Tiên có 48 cách nên có 1 · 48 = 48
cách trong trường hợp này

Phương án 2: Chọn chỉ có Tiên 1 cách, chọn một bạn khác Tiên có 48 cách nên có 1 · 48 = 48
cách trong trường hợp này

Phương án 3: Có cả Ưu và Tiên: 1 cách trong trường hợp này.

Vậy số cách chọn thỏa yêu cầu đề bài là 48 + 48 + 1 = 97 cách thỏa yêu cầu. 
BÀI 9. Có 20 bông hoa trong đó có 8 bông hồng, 7 bông cúc, 5 bông đào. Chọn ngẫu nhiên 4
bông, hỏi có bao nhiêu cách chọn để trong đó hoa được chọn có đủ cả ba loại? ĐS: 2380 cách
Lời giải.
Có 3 phương án chọn.
8·7
Phương án 1: Chọn 2 bông hồng, 1 bông cúc, 1 bông đào có · 7 · 5 = 980 cách trong
2!
trường hợp này.
7·6
Phương án 2: Chọn 1 bông hồng, 2 bông cúc, 1 bông đào có 7 · · 5 = 840 cách trong
2!
trường hợp này.
8·7
Phương án 3: Chọn 1 bông hồng, 1 bông cúc, 2 bông đào có 8 · 7 · = 560 cách trong
2!
trường hợp này.

Vậy số cách chọn thỏa yêu cầu đề bài là 980 + 840 + 560 = 2380 cách thỏa yêu cầu. 

You might also like