ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 14

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH

TRƯỜNG MẦM NON 14


————————

HỘI THI TÌM HIỂU


LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG ĐẢNG BỘ
VÀ NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH 45 NĂM
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

CHỦ ĐỀ: NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA ĐẢNG BỘ VÀ


NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH QUA 45 NĂM XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN

Họ và tên: TẠ THỊ MỸ LỆ
Ngày sinh: 17/05/1996
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non 14

QUẬN BÌNH THẠNH – 2021


MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt

Danh mục biểu bảng

LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................1

NỘI DUNG.........................................................................................................................2

1. Lịch sử hình thành.....................................................................................................2

2. Sơ lược về quận Bình Thạnh....................................................................................3

2.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................3

2.2. Dân số...................................................................................................................4

2.3. Hành chính..........................................................................................................4

2.4. Kinh tế..................................................................................................................4

2.5. Văn hóa – Xã hội.................................................................................................4

3. Bình Thạnh qua 45 năm............................................................................................5

3.1. Thành tựu nổi bật của Đảng bộ và Nhân dân quận Bình Thạnh...................5

3.1.1. Về giao thông....................................................................................................6

3.1.2. Về giáo dục.......................................................................................................7

3.1.3. Kinh tế.............................................................................................................10

4. Giải pháp hướng đến xây dựng quận Bình Thạnh phát triển bền vững............12
LỜI NÓI ĐẦU
Lời đầu tiên, tôi muốn nói đến mục đích tôi ở đây để tìm hiểu và sưu tầm
những thành tựu của quận Bình Thạnh dưới góc nhìn và trong sự hiểu biết của cá
nhân tôi qua 45 năm quận nhà được xây dựng và phát triển.
Việc sưu tầm tư liệu của Đảng bộ và Nhân dân quận Bình Thạnh có ý nghĩa
rất quan trọng, đặc biệt trong việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào, động
viên cán bộ, công chức, người lao động cùng người dân địa phương và cho các thế
hệ mai sau tiếp tục ra sức xây dựng quận Bình thạnh phát triển bền vững. Đồng
thời giúp Đảng bộ và Nhân dân quận rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu,
để nghiên cứu vận dụng trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển quận nhà.
Tiếp tục tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về lịch sử
đấu tranh, xây dựng của Đảng bộ và Nhân dân quận Bình Thạnh từ những năm
thành lập đến nay cùng những thành tựu qua 45 năm xây dựng và phát triển. Đẩy
mạnh tuyên truyền về Gia Định xưa và nay bằng những việc làm thiết thực gắn với
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các chi, đảng bộ, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên tham gia hội thi
trực tuyến trả lời câu hỏi trắc nghiệm với tinh thần phấn khởi, sôi nổi và đạt kết
quả cao.
Qua đó, vì hiểu rõ được tầm quan trọng trong việc tìm hiểu về các thành tựu
của quận nhà mà tôi làm bài viết này. Sẽ còn nhiều thiếu sót nhưng tôi mong rằng
dù bạn là ai? Có phải người ở quận Bình Thạnh hay không? Khi xem qua bài viết
qua dưới góc nhìn của cá nhân tôi bạn có thể hiểu và có cái nhìn khái quát hơn về
quận Bình Thạnh – Thành phố Hồ Chí Minh.

1
NỘI DUNG
1. Lịch sử hình thành
- Địa bàn quận Bình Thạnh ngày nay, gần tương ứng với vùng đất của 5
thôn: Bình Hòa, Bình Lợi Trung, Thạnh Đa, Phú Mỹ và Bình Quới Tây,
thuộc tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An,
được Trịnh Hoài Đức ghi nhận trong danh sách các xã thôn trong Gia Định
thành thông chí.
- Năm 1836, tổng Bình Trị được tách làm 3 tổng mới: Bình Trị Thượng,
Bình Trị Trung và Bình Trị Hạ. Các thôn Bình Lợi Trung, Thạnh Đa, Phú
Mỹ và Bình Quới Tây thuộc về tổng Bình Trị Thượng, còn thôn Bình Hòa
thuộc về tổng Bình Trị Hạ, đều thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình,
tỉnh Gia Định
- Năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố
Sài Gòn (ville saigon). Tòa tham biện hạt Sài Gòn chuyển từ trung tâm
thành phố Sài Gòn đặt tại làng Bình Hòa, tại vị trí ngày nay là trụ sở Ủy
ban Nhân dân quận Bình Thạnh.

Tòa bố Gia Định nay là UBND quận Bình Thạnh


- Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp
quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975,
ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập.
Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng
bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn - Gia Định, xã Bình Hòa
Xã và xã Thạnh Mỹ Tây cũ được tách ra khỏi quận Gò Vấp để thành lập
2
quận Bình Hòa và quận Thạnh Mỹ Tây cùng trực thuộc thành phố Sài Gòn
- Gia Định. Đồng thời quận Bình Hòa chuyển 10 ấp cũ thành 10 phường
trực thuộc, từ Bác Ái 1 đến Bác Ái 10. Tương tự, quận Thạnh Mỹ Tây
chuyển 10 ấp cũ thành 10 phường trực thuộc, từ Nhất Trí 1 đến Nhất Trí
10.
- Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia
Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng
5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia
Định). Theo đó, sáp nhập quận Bình Hòa và quận Thạnh Mỹ Tây cũ để
thành lập quận mới có tên là quận Bình Thạnh. Lúc này, các phường cũ đều
giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số.
Quận Bình Thạnh có 28 phường, đánh số từ 1 đến 28 (địa bàn quận Bình
Hòa cũ có 14 phường từ 1-14, địa bàn quận Thạnh Mỹ Tây cũ có 14
phường từ 15-28).
- Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia
Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Bình Thạnh trở thành quận trực
thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Sơ lược về quận Bình Thạnh
2.1. Vị trí địa lý
- Quận Bình Thạnh nằm về phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

 Phía đông giáp thành phố Thủ Đức với ranh giới là sông Sài Gòn
 Phía tây giáp quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp
 Phía nam giáp Quận 1 với ranh giới là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
 Phía bắc giáp thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn) và Quận 12 (qua sông
Vàm Thuật).

- Quận có diện tích 20,78 km², dân số năm 2019 là 499.164 người, mật độ dân số
đạt 24.021 người/km².
- Ngoài sông Sài Gòn, trên địa bàn quận Bình Thạnh còn nhiều kênh rạch lớn nhỏ
như: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... đã tạo thành
một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các
khu vực, thông thương với các địa phương khác.

3
2.2. Dân số
- Dân số là 490.380 người (2017), gồm 21 dân tộc, đa số là người Kinh. Mật độ
dân số đạt 22.370 người/km².
- Trong cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, quận Bình Thạnh đã triển
khai nhiều hình thức tuyên truyền, trong đó, tập trung vào giai đoạn trước, trong
thời gian điều tra như tuyên truyền bằng xe loa, pano, áp phích, băng rôn, tài liệu
hỏi - đáp... Toàn quận có 1.406 địa bàn điều tra (1.263 địa bàn thường, 143 địa bàn
đặc thù).
- Quận tuyển chọn được 1.295 điều tra viên, 40 tổ trưởng tham gia ghi phiếu
phỏng vấn. Kết quả điều tra, toàn quận có 151.745 hộ với 495.955 nhân khẩu
(trong đó có 231.905 nhân khẩu nam, 264.050 nhân khẩu nữ). 
2.3. Hành chính
- Quận Bình Thạnh được chia thành 20 phường gồm: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 12, 13,
14, 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28. Trong đó, phường 14 là nơi đặt trụ sở Ủy
ban nhân dân và các cơ quan hành chính của quận.
2.4. Kinh tế
- Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng
kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển
dịch. Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng
rất nhỏ. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở
thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay
đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của quận.
- Hiện nay trên địa bàn quận Bình Thạnh đã hình thành một số khu đô thị mới như
khu đô thị Đại Phúc River View, khu đô thị Bình Thạnh City Garden, khu đô thị
Vinhomes Central Park,...
- Cao ốc The Landmark 81 cao nhất Thành phố và Việt Nam nằm trong khu đô thị
Vinhomes Central Park, quận Bình Thạnh.
2.5. Văn hóa – Xã hội
- Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành
phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành Thành phố
Hồ Chí Minh ngày nay. Cho đến nay với cộng đồng người dân đến từ 21 dân tộc
anh em, Bình Thạnh là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa khác nhau, hầu như có
mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp.

4
Lăng Ông Bà Chiểu – quận Bình Thạnh
- Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa phong phú vừa đa dạng. Những lớp
dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá, sinh nhai, trong hành trang của
mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống và tồn tại. Mặt khác, trong
buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những người Bình Thạnh xưa
đã phải chống chọi với bao nổi gian nguy, khắc nghiệt của thiên nhiên, sinh hoạt
văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa vốn có, những lớp dân
cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá,
chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như một truyền
thống văn hóa.
- Tuy nhiên, với nhiều thành phần dân cư từ nhiều nơi khác nhau nên tình hình an
ninh trật tự luôn đặt trong tình trạng đề cao cảnh giác. Do đó mà lực lượng công an
quận Bình Thạnh luôn phải tăng cường các công toát kiểm soát an ninh khu vực để
đảm bảo mang lại cuộc sống yên bình cho người dân. 

3. Bình Thạnh qua 45 năm

3.1. Thành tựu nổi bật của Đảng bộ và Nhân dân quận Bình Thạnh

- Suốt chặng đường 45 năm, từ ngày quận Bình Thạnh chính thức trở thành một
phần của Thành phố mang tên Bác, Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn đã nổ lực
không ngừng xây dựng và phát triển quận nhà, để dần trở thành là một trong
những quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vượt qua bao khó khăn thử thách của thời kỳ đổi mới, Bình Thạnh luôn giữ vững
ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Hệ thống chính trị

5
được xây dựng vững chắc, thường xuyên củng cố và trụ vững trong lòng dân. Phát
triển đô thị, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá là tiền đề để thúc đẩy kinh tế quận nhà
vươn lên, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của Thành phố.

Quận Bình Thạnh qua 45 năm


- Nhờ tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân Bình Thạnh được cải
thiện, cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo; hầu hết con em trong độ
tuổi đều được đến trường học tập; 100% đường giao thông trong nội bộ khu
dân cư được bê tông hoá. Với mức phát triển kinh tế - xã hội của quận hiện
nay chưa thể gọi là cao để thoả nguyện với mục tiêu dân giàu, nước mạnh
song rõ ràng đó là sự phát triển có hiệu quả trong suốt quá trình phấn đấu, nỗ
lực không ngừng của Đảng bộ và nhân dân quận Bình Thạnh
3.1.1. Về giao thông

- Giao thông của quận cũng rất đáng quan tâm vì Bình Thạnh là giao điểm giữa
quốc lộ 1A và quốc lộ 13 và được xem là trung tâm đầu mối giao thông trọng điểm
khu vực phía Nam. Nơi đây có Bến xe Miền Đông - một trong những điểm giao
thông chủ chốt cho toàn khu vực. Hơn nữa, đây còn là cửa ngõ tuyến đường sắt
Bắc - Nam đi vào thành phố. 

6
- Không chỉ đường bộ mà tại toàn khu vực Bình Thạnh, hệ thống kênh rạch trên
địa bàn như Thị Nghè, Cầu Bông, Vạn Thành, Thanh Đa, Hồ Tàu,... tạo điều kiện
để các xuồng, ghe nhỏ đi vào quận. Nhờ đó mà hoạt động thông thương giữa quận
Bình Thạnh Hồ Chí Minh với các tỉnh thành khác cũng như kinh doanh buôn bán
tại địa phương diễn ra sôi nổi. 

3.1.2. Về giáo dục


Hiện nay, trên địa bàn quận Bình Thạnh có đủ các bậc học gồm: Mầm non, Tiểu
học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Cao đẳng – Đại học
- Bậc Mầm non: gồm 25 trường Mầm non công lập trên địa bàn quận. Là bậc
học đang được sự quan tâm đặc biệt của ngành Giáo dục cũng như của Xã
hội. Với sự phát triển kinh tế cũng như nhận thức của xã hội người dân có
điều kiện hơn trong việc chăm sóc trẻ cũng như nhận biết được tầm quan
trọng của bậc học này với tương lai của trẻ. Chính vì hiểu được những điều
trên mà quận Bình Thạnh đang từng bước phát triển ngành mầm non tại địa
bàn quận trở nên tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu đến trường của trẻ

7
Trường Mầm non 14 – quận Bình Thạnh
- Bậc Tiểu học: gồm 24 trường Tiểu học trên địa bàn quận. Đây là cấp học
rất được sự quan tâm của các bậc phụ huynh là giai đoạn thứ nhất của giáo
dục bắt buộc giai đoạn chuyển tiếp giữa hoạt động chơi mà học sang giai
đoạn học – học. Là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, thời
gian hình thành nhân cách và năng lực (trí tuệ và thể chất). Đây là những lý
do khiến cho bậc học chuyển tiếp này nhận được sự quan tâm của các lãnh
đạo quận nhằm giúp đưa bậc học phát triển nhưng không gây ra gánh nặng
tâm lý cho học sinh.

Trường Tiểu học trên địa bàn quận

8
- Bậc trung học Cơ sở (THCS): gồm 15 trường THCS trên địa bàn.

Trường THCS trên địa bàn quận


- Bậc Trung học Phổ thông (THPT): gồm 9 trường trên địa bàn

Trường THPT trên địa bàn quận


- Bậc Cao đẳng – Đại học (CĐ – ĐH) : hiện tại trên địa bàn quận có 9 trường
ĐH. Không chỉ trường đại học mà trên địa bàn quận còn có các trường cao

9
đẳng, trung cấp, cơ sở đào tạo nghề,.... nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực
trong thời buổi công nghệ hiện đại 4.0 như ngày nay. 

Trường Đại Học trên địa bàn quận


3.1.3. Kinh tế
Trước đây Bình Thạnh được xem là quận ven với cấu trúc nửa đô thị, nửa nông
thôn; nay trong quá trình phát triển đã chuyển dịch theo hướng thương mại - dịch
vụ - sản xuất. Có thể thấy trong nhiều năm qua, Bình Thạnh đã có những bước tiến
vững chắc, mạnh mẽ.

- Với những lợi thế sẵn có, Bình Thạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế
trọng điểm, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh chóng.

- Thương mại - dịch vụ ngày càng rõ thế mạnh hàng đầu và tăng trưởng
mạnh. Chính vì sự phát triển không ngừng về mọi mặt mà không ít các chủ
đầu tư, nhà thầu trong và ngoài nước lựa chọn mảnh đất vàng này để thực
hiện các dự án. Điều này khiến cho giá nhà đất Bình Thạnh tương đối cao
so với nhiều khu vực lân cận. Những tòa nhà cao tầng mọc lên cùng các dự
án đổ về Bình Thạnh đã biến nơi đây trở thành một viên kim cương mà bất
kể ai cũng muốn được sở hữu.

Như vậy, có thể dễ dàng hiểu được tại sao nhiều người lại chọn quận Bình Thạnh
làm nơi gây dựng sự nghiệp

10
Hiện nay, trên địa bàn toàn quận đã hình thành các khu đô thị mới như khu đô thị
Đại Phúc Riverview, Bình Thạnh City Garden, Vinhomes Central Park,... Đây là
điểm mấu chốt thu hút nguồn nhân lực trên cả nước tập trung về Bình Thạnh để
mưu sinh và lập nghiệp. Do đó, toàn khu vực đã có rất nhiều khu vui chơi, mua
sắm,... mọc lên để thỏa mãn nhu cầu giải trí của người dân. 

Không chỉ vui chơi mà ăn uống cũng là một trong những vấn đề được mọi người
quan tâm. Ở Bình Thạnh ăn gì ngon mà giá cả không quá đắt? Nếu bạn đang tìm
kiếm địa điểm ăn uống tại Bình Thạnh thì đừng bỏ qua những cái tên sau: Xôi gà,
cơm tấm, bún riêu, phở,… Như chúng ta đã thấy quận Bình Thạnh giờ đây không
thiếu các món ăn ngon, hợp vệ sinh mà ngay cả các khu vui chơi cũng không
ngừng mọc lên và phát triển.

11
4. Giải pháp hướng đến xây dựng quận Bình Thạnh phát triển bền vững

Để hướng đến mục tiêu xây dựng Bình Thạnh phát triển bền vững, chúng ta có thể
kể đến một số giải pháp sau:

- Đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành, phân cấp, phân quyền để phát
huy vai trò của các thành viênUBND trong thực hiện nhiệm vụ, nâng cao
chất lượng tham mưu của các phòng ban.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin;
tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy, trong đó tập trung vào việc triển khai
thực hiện mô hình chính quyền đô thị.

- Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra các đơn vị
phải tập trung quyết liệt, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ; nâng
cao ý thức trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ.

- Tăng cường công tác đối thoại, tiếp công dân, giải quyết tốt đơn thư khiếu
nại tố cáo.
- Thực hiện tốt các bước chuẩn bị cho việc bầu cử đại biểu Quốc hội và
HĐND thành phố; tăng cường công tác kiểm tra giám sát.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện tốt công tác dân vận chính
quyền.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đô thị, trật tự xây dựng và vệ
sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.
- Tập trung thu thuế, thu ngân sách Nhà nước, chống thất thu ngân sách,
kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách, chống lãng phí; thực hiện tốt công tác
chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách, hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ; đảm bảo người
dân đón Tết Nguyên đán vui tươi, tiết kiệm, an toàn…
- Các ngành, các cấp của quận cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất,
kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, quản lý trật tự đô thị, vệ sinh
môi trường, tập trung chăm lo Tết, tình hình an ninh trật tự, phòng cháy
chữa cháy.

12

You might also like