Nhóm 1 - K20404C - Tiểu luận

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 57

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
~~~~~~ * ~~~~~~

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

“TÌM HIỂU NGUỒN THU TỪ THUẾ”

Bộ Môn: Thuế
Mã Học Phần: 212TC05
Giảng viên giảng dạy: PGS.TS. Nguyễn Anh Phong
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Hoàng Thị Bảo Ngọc - K204040231
Lương Đinh Thảo My - K204040230
Trương Tuệ Minh - K204041235
Trần Thị Ngọc Thy - K204041250
Phạm Thị Thanh Na - K204041236

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022

1
PHẦN MỞ ĐẦU 4
Mục tiêu nghiên cứu: 5
Đối tượng nghiên cứu: 5
Phương pháp nghiên cứu: 5
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN THU TỪ THUẾ 6
1.1 Khái niệm: 6
1.2 Vai trò 6
CHƯƠNG 2: CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGUỒN THU TỪ THUẾ 7
2.1 Thuế giá trị gia tăng: 7
2.1.1: Khái niệm 7
2.1.2: Vai trò 7
2.1.3: Thuế suất thuế giá trị gia tăng 7
2.1.4: Tỷ trọng thuế giá trị gia tăng 10
Kết luận: 10
2.2: Thuế thu nhập doanh nghiệp: 12
2.2.1: Khái niệm 12
2.2.2: Vai trò 12
2.2.3: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 12
2.2.4: Tỷ trọng thuế thu nhập Doanh nghiệp 14
Kết luận: 14
2.3: Thuế thu nhập cá nhân 15
2.3.1: Khái niệm: 15
2.3.2: Vai trò: 15
2.3.3: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân 15
2.3.4: Tỷ trọng thu thuế: 21
Kết luận: 21
2.4: Thuế Xuất - Nhập khẩu 23
2.4.1: Khái niệm 23
2.4.2: Vai trò 23
2.4.3: Biểu mức thuế xuất - nhập khẩu 23
2.4.4: Tỷ trọng thuế thu được 25
Kết luận: 27
2.5: Thuế tiêu thụ đặc biệt 29
2.5.1: Khái niệm 29
2.5.2: Vai trò 29
2.5.3: Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 29

2
2.5.4: Tỷ trọng của thuế 32
Kết luận: 33
2.6: Thuế Tài nguyên 34
2.6.1:.Khái niệm 34
2.6.2: Vai trò 34
2.6.3: Thuế suất thuế tài nguyên 34
2.6.4: Tỷ trọng thuế Tài nguyên: 37
Kết luận: 37
2.7: Thuế bảo vệ môi trường 38
2.7.1: Khái niệm: 38
2.7.2: Vai trò: 38
2.7.3: Thuế suất thuế bảo vệ môi trường 38
2.7.4. Tỷ trọng của thuế qua các năm (tỷ đồng) 51
Kết luận: 51
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN TỔNG THỂ 52
3.1: Nguồn thu thuế ở Việt Nam 52
3.1.1: Tỷ trọng nguồn thu từ thuế 52
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
4.1: Kết luận: 53
4.2: Kiến nghị và đề xuất: 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

3
PHẦN MỞ ĐẦU
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền
kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các
nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài,
bán tài nguyên quốc gia, thu khác.... Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có
rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu
quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát
triển thì khoản thu này càng tăng. Ở Việt Nam, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ
yếu của Ngân sách Nhà nước từ năm 1990. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số
thuế trong tổng thu ngân sách.
Nguồn thu về thuế là sự huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào
ngân sách Nhà nước. Thuế là khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của nhà
nước đối với các tổ chức cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí vì mục đích chung. Một
nền tài chính lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc
dân.Việc các chủ thể nộp thuế – thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp
luật đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân
sách nhà nước, từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi ngày càng tăng. Doanh thu từ
thuế được sử dụng để trang trải cho các hoạt động đầu vào cần thiết để sản xuất các
hàng hóa và dịch vụ công của chính phủ, ngoài ra còn có một phần được dành để chi
đầu tư phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam có các nguồn thu từ thuế phải kể đến như: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường. Các nguồn thu từ thuế đã đóng góp
vào ngân sách nhà nước một nguồn vốn lớn và ổn định.

4
Mục tiêu nghiên cứu:
Thu thập và tổng hợp các nguồn thu từ thuế đóng góp vào Ngân sách nhà nước. Phân
tích tỷ lệ thuế suất của từng loại thuế thay đổi theo từng năm trong giai đoạn 2015 -
2019, cùng với đó nhận xét quy mô, cơ cấu của chúng. Cuối cùng đưa ra kết luận
chung về nguồn thu từ thuế nhận xét và kiến nghị.

Đối tượng nghiên cứu:


Nguồn thu từ thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước, gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất khẩu nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường.

Phương pháp nghiên cứu:


Sử dụng dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi Bộ Tài chính và Tổng Cục Thống Kê và
tham khảo các ý kiến của nhiều nhận định từ các tài liệu trong mục tài liệu tham khảo.

5
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN THU TỪ THUẾ

1.1 Khái niệm:


Thuế là một khoản thu bắt buộc vào quỹ nhà nước, nguồn thu này từ cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp. Nộp thuế là một nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của chủ thể thuộc đối
tượng phải đóng thuế do pháp luật quy định.
Các nguồn thu từ thuế là các nguồn thu từ những loại thuế của các chủ thể thuộc đối
tượng thu thuế theo quy định của Pháp luật.
Ví dụ: Nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng, từ thuế xuất - nhập khẩu, từ thuế thu nhập
doanh nghiệp,...

1.2 Vai trò


Nguồn thu về thuế có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, điều tiết nền kinh tế vĩ
mô, tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý. Nhà nước có thể sử dụng nguồn thuế thu được để
tài trợ, trợ cấp cho một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những ngành nghề, mặt
hàng cần khuyến khích phát triển hoặc cần cung cấp đến vùng sâu vùng xa ở miền núi,
hải đảo. Nhà nước cũng có thể sử dụng nguồn thu từ thuế để đầu tư trực tiếp cho các
công trình trọng điểm của cả nước hoặc của từng vùng, đầu tư vào những việc tư nhân
không muốn làm hoặc không có khả năng làm.
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò này của thuế càng nổi bật bởi thuế là nguồn thu
chủ yếu của ngân sách nhà nước. Vai trò tạo nguồn thu của thuế xuất phát từ yêu cầu
và quyền lực của nhà nước đối với xã hội

6
CHƯƠNG 2: CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGUỒN THU TỪ THUẾ

2.1 Thuế giá trị gia tăng:

2.1.1: Khái niệm


Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Theo Điều 2 Luật thuế GTGT 2008

2.1.2: Vai trò


Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với
nền kinh tế. Vai trò của thuế giá trị gia tăng được thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu
sau:
– Thuế giá trị gia tăng có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
– Thuế giá trị gia tăng là khoản thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Ở Việt Nam,
thuế giá trị gia tăng hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 20 – 30% trong tổng thu từ thuế,
phí và lệ phí.
– Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thông qua áp dụng mức thuế suất 0%.
Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ không những không phải chịu thuế giá trị
gia tăng ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu
trước. Điều này có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh
tranh về giá của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

2.1.3: Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Giai đoạn 2015-2020

Thuế suất Đối tượng chịu thuế

0% Áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ xuất


khẩu bao gồm cả hàng hóa/ dịch vụ bán
ra nước ngoài/ bán trong khu phi thuế
quan và tiêu dùng bên ngoài Việt Nam/
trong khu phi thuế quan, hàng gia công
chuyển tiếp hoặc xuất khẩu tại chỗ (theo

7
quy định), hàng hóa bán cho cửa hàng
miễn thuế, một số dịch vụ xuất khẩu,
hoạt động xây dựng và lắp đặt công trình
cho doanh nghiệp chế xuất, dịch vụ hàng
không, hàng hải và vận tải quốc tế.

5% Áp dụng cho các ngành và lĩnh vực của


nền kinh tế có liên quan với việc cung
cấp các loại hàng hóa và dịch vụ thiết
yếu, bao gồm: nước sạch; phân bón;
dụng cụ giảng dạy; sách; thực phẩm
chưa qua chế biến; thuốc chữa bệnh và
trang thiết bị y tế; thực phẩm chăn nuôi;
một số sản phẩm và dịch vụ nông
nghiệp; dịch vụ khoa học và công nghệ;
mủ cao su sơ chế, đường và các phụ
phẩm; một số hoạt động văn hóa, nghệ
thuật, thể thao và nhà ở xã hội.

10% Đây được coi là mức thuế suất "phổ


thông" áp dụng cho các đối tượng chịu
thuế GTGT nhưng không được hưởng
mức thuế suất 0% hoặc 5%. Nếu không
xác định được một mặt hàng thuộc loại
hàng hóa nào theo biểu thuế quy định,
thì doanh nghiệp phải tính và nộp thuế
GTGT theo mức thuế suất cao nhất cho
loại hàng hóa mà doanh nghiệp cung
cấp.
Nguồn: Sổ tay kế toán PWC từ 2015-2020
Năm 2021
Trong năm này, Chính phủ vẫn duy trì mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như trên.
Tuy nhiên, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh, bảo đảm an sinh xã hội gắn với yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 tạo tiền
đề phục hồi nền kinh tế, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ về giá một số mặt hàng quan
trọng thiết yếu (điện, xăng dầu, nước sạch, viễn thông…), việc giảm thuế giá trị gia
tăng (GTGT) cho các hàng loạt sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa theo quy định tại Nghị
định số 92/2021/NĐ-CP ban hành ngày 27/10/2021 của Chính phủ, sẽ góp phần kích
cầu tiêu dùng từ nay cho đến cuối năm.

8
Theo đó, các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT bao gồm:
- Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải
đường bộ khác, bao gồm cả vận tải hành khách bằng taxi truyền thống và taxi công
nghệ, vận tải hành khách bằng xe máy);
- Dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du
lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;
- Sản phẩm và dịch vụ xuất bản;
- Dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc;
tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí;
- Dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác (không bao
gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức
trực tuyến);
- Dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí.
Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên sẽ được khấu trừ giảm 30% mức thuế suất thuế
GTGT.
Cụ thể: Thuế GTGT phải đóng = Mức thuế suất theo quy định (5% hoặc 10%) x 70%.
Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được
giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ quy định.
Thời gian áp dụng giảm thuế GTGT kể từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Năm 2022
Ngày 28.01.2022, Chính phủ ban hành Nghị định 15 quy định chính sách miễn, giảm
thuế theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội. Theo đó, từ ngày 1/2 đến hết ngày 31/12,
thuế giá trị gia tăng các hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm từ 10% xuống còn 8% để hỗ trợ
người dân gặp khó khăn cho dịch COVID-19, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh phục hồi và phát triển.Nghị định nêu rõ: Giảm thuế giá trị gia tăng đối với
các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa,
dịch vụ sau:

a- Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh
doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng
(không kế khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại
Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II
ban hành kèm theo Nghị định này.

9
c- Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục
III ban hành kèm theo Nghị định này.

d- Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định trên
được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh
thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai
thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối
tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo
Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế
giá trị gia tăng.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo
Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu
thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo
quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

2.1.4: Tỷ trọng thuế giá trị gia tăng

Kết luận:
Thông qua tỷ trọng, quy mô của thuế giá trị gia tăng đang có xu hướng tăng dần trong
giai đoạn 2017-2019. Mặc dù có sự sụt giảm từ năm 2018 với 464,251 tỷ đồng xuống
còn 371,967 tỷ đồng ở năm 2019, nhưng nhìn chung con số vẫn cao hơn ở năm 2017.
Ngoài ra, cơ cấu về thuế suất qua các năm 2015 tới 2022 không có quá nhiều sự thay

10
đổi, đa phần vẫn là ba thuế suất 0%, 5%, 10%, chỉ có những sự thay đổi nhỏ về mặt
thuế suất trong những năm gần đây vì lý do thúc đẩy nền kinh tế khi đứng trước đại
dịch lớn. Cụ thể ở năm 2021 theo Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ban hành ngày
27/10/2021 của Chính phủ đã có các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên sẽ được khấu
trừ giảm 30% mức thuế suất thuế GTGT cầu tiêu dùng từ nay cho đến cuối năm.
Theo đó, các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT bao gồm:
- Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải
đường bộ khác, bao gồm cả vận tải hành khách bằng taxi truyền thống và taxi công
nghệ, vận tải hành khách bằng xe máy);
- Dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du
lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;
- Sản phẩm và dịch vụ xuất bản;
- Dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc;
tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí;
- Dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác (không bao
gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức
trực tuyến);
- Dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí.
Hoạt động thúc đẩy nền kinh tế bằng giảm thuế vẫn tiếp tục được Chính phủ chủ
trương thực hiện khi vào ngày 28.01.2022, Chính phủ ban hành Nghị định 15 quy định
chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội. Theo đó, từ ngày 1-2
đến hết ngày 31-12-2022, thuế giá trị gia tăng các hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm từ 10%
xuống còn 8% để hỗ trợ người dân gặp khó khăn cho dịch COVID-19, tuy nhiên vẫn
còn trừ vài nhóm hàng hóa dịch vụ.

11
2.2: Thuế thu nhập doanh nghiệp:

2.2.1: Khái niệm


Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế đánh trực tiếp lên thu nhập của một
tổ chức, một pháp nhân. Thuế thu nhập doanh nghiệp thu trên thu nhập của doanh
nghiệp sau khi đã trừ những chi phí để tạo ra thu nhập trong kỳ tính thuế. Như vậy
doanh nghiệp chỉ khi có lãi mới phải nộp thuế TNDN.
2.2.2: Vai trò
Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Điều tiết kinh tế, điều hoà thu nhập xã hội nên thường gắn liền với chính sách kinh tế
xã hội của Nhà nước ⇒ Pháp luật thuế thu nhập ở các nước thường có những quy định
về chế độ ưu đãi, miễn, giảm thuế để đảm bảo chức năng khuyến khích của thuế thu
nhập hoặc thực hiện việc áp dụng đánh thuế đối với một số khoản thu nhập chịu thuế
để thực hiện các mục tiêu điều tiết.

2.2.3: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thời gian Các xác định Phần trăm Văn bản hướng
áp dụng thu thuế dẫn

Trước Tất cả doanh nghiệp trừ các 25% Thông tư


01/07/2013 trường hợp ở dưới 123/2012/TT-BT
C ngày 27/7/2012
Các hoạt động tìm kiếm, thăm 32 % -
dò, khai thác dầu khí tại Việt 50%
Nam

Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, 50%


khai thác các mỏ tài nguyên
quý hiếm (trừ dầu khí)

Các mỏ tài nguyên quý hiếm 40%


có từ 70% diện tích được giao
trở lên ở địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó
khăn

Từ ngày Doanh nghiệp được thành lập 20% Thông tư số


01/07/2013 theo quy định của pháp luật 141/2013/TT-BT

12
Việt Nam, kể cả hợp tác xã, C ngày
đơn vị sự nghiệp có thu có tổng 16/10/2013
doanh thu năm không quá 20 tỷ
đồng.

Tổng doanh thu năm trên 20 tỷ 25%


đồng

Doanh nghiệp mới thành lập kể 25%


từ ngày 01/07/2013 (trừ trường
hợp thuộc diện được hưởng ưu
đãi về thuế).

Từ ngày Doanh nghiệp được thành lập 20% Thông tư số


01/01/2014 theo quy định của pháp luật 78/2014/TT-BTC
– Việt Nam, kể cả hợp tác xã, ngày 18/06/2014;
31/12/2015 đơn vị sự nghiệp có thu có tổng
doanh thu năm không quá 20 tỷ
đồng.

Tổng doanh thu năm trên 20 tỷ 22%


đồng

Trường hợp doanh nghiệp mới 25%


thành lập trong năm không đủ
12 tháng thì trong năm đó
doanh nghiệp thực hiện kê khai
tạm tính quý theo thuế suất
22% (trừ trường hợp thuộc
diện được hưởng ưu đãi về
thuế).

Từ ngày Tổng doanh thu tính thuế của 20% Thông tư số


01/01/2016 doanh nghiệp được đăng ký và 96/2015/TTBTC
trở đi hoạt động tại Việt Nam có ngày 22/06/2015
doanh thu trên kỳ tính thuế
không vượt quá 20 tỷ đồng

Doanh nghiệp kinh doanh 32% -


ngành nghề tìm kiếm, thăm dò, 50%
khai thác dầu khí tại Việt Nam

13
40-50%
Doanh nghiệp kinh doanh
ngành nghề tìm kiếm, thăm dò,
khai thác các mỏ tài nguyên
quý hiếm như: bạch kim ,
vàng, bạc

2.2.4: Tỷ trọng thuế thu nhập Doanh nghiệp

Kết luận:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Mặc dù
nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng bởi kinh tế thế
giới và có sự điều chỉnh giảm mức động viên thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ
25% xuống 20% nhưng số thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn đảm bảo tăng
trưởng qua các năm. Số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thuế và đang hoạt động (tính
đến 31/12 hàng năm) đều tăng lên.

14
2.3: Thuế thu nhập cá nhân

2.3.1: Khái niệm:


Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu điều tiết vào thu nhập chịu thuế của cá nhân
trong kỳ tính thuế.

2.3.2: Vai trò:


- Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước và Đảm bảo công bằng xã hội.
- Luật Thuế thu nhập cá nhân hướng tới nhiều mục đích kinh tế - xã hội khác
nhau, các mục đích cơ bản là tạo thuận lợi cho Nhà nước trong việc bảo đảm
được nguồn thu ngân sách theo kế hoạch hằng năm; góp phần tạo nên sự công
bằng xã hội giữa các đối tượng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế; gián tiếp
phát huy tính tích cực, tự giác của người dân trong việc chấp hành Luật này,
đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.3.3: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân


Thuế suất từ năm 2015 - 2022 không có sự thay đổi với 7 bậc thuế

Năm 2015:

Bậc Phần thu nhập tính Phần thu nhập tính Thuế
thuế thuế/năm thuế/tháng suất (%)
(triệu đồng) (triệu đồng)

1 Đến 60 Đến 5 5

2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10

3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15

4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20

5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25

15
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30

7 Trên 960 Trên 80 35

Năm 2016:

Bậc Phần thu nhập tính thuế/năm Phần thu nhập tính Thuế suất
thuế (triệu đồng) thuế/tháng (%)
(triệu đồng)

1 Đến 60 Đến 5 5

2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10

3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15

4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20

5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25

6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30

7 Trên 960 Trên 80 35

Năm 2017:

Bậc Phần thu nhập tính thuế/năm Phần thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất
thuế (triệu đồng) (triệu đồng) (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15

16
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Năm 2018:

Bậc Phần thu nhập tính Phần thu nhập tính Thu
thuế thuế/năm thuế/tháng ế
suất
(triệu đồng) (triệu đồng)
(%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Năm 2019:

Bậc Phần thu nhập tính thuế/năm Phần thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất
thuế (triệu đồng) (triệu đồng) (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30

17
7 Trên 960 Trên 80 35

Năm 2020:

Bậc Phần thu nhập tính thuế/năm Phần thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất
thuế (triệu đồng) (triệu đồng) (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Năm 2021:

Bậc Phần thu nhập tính thuế/năm Phần thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất
thuế (triệu đồng) (triệu đồng) (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Năm 2022:

Bậc Phần thu nhập tính thuế/năm Phần thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất
thuế (triệu đồng) (triệu đồng) (%)

18
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

● Giảm trừ gia cảnh:


Giai đoạn năm 2013 - 2015:
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối
với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm
trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng(108 triệu
đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Giai đoạn năm 2020 đến hiện nay:
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối
với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm
trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng(132 triệu
đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
.

19
Theo các chuyên gia, mức giảm trừ gia cảnh đang gặp nhiều bất hợp lý khi áp dụng
đồng loạt trên toàn quốc trong khi mức chi tiêu cho người dân tại khu vực là không
đồng đều. Điểm bất cập cơ bản trong sắc thuế TNCN là thời gian điều chỉnh mức
giảm trừ gia cảnh còn lâu và dài quá. Đợt gần nhất mức giảm trừ gia cảnh được điều
chỉnh từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng cũng phải mất đến 7 năm. Quy
định này được cho là nếu không sửa đổi kịp thời sẽ thiệt thòi cho người nộp thuế vì tỷ
lệ lạm phát những năm gần đây không cao, chỉ khoảng 2 - 4%/năm nên thời gian điều
chỉnh mức giảm trừ gia cảnh sẽ từ 5 - 7 năm mới được thực hiện. Đặc biệt, chỉ trong
vòng 1 năm qua, giá xăng đã tăng cao hơn 50% lên đỉnh lịch sử kéo theo nhiều hàng
hóa thiết yếu khác đều đi lên. Vì vậy quy định cho giảm trừ gia cảnh 11 triệu
đồng/tháng đối với người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/người/tháng là không đảm bảo
cho nhiều gia đình trong sinh hoạt hàng ngày.

Các chuyên gia cũng có ý kiến cần thay đổi lại quy định lạm phát trên 20% mới điều
chỉnh tỷ lệ tính thuế theo mức độ lạm phát là quá chậm. Các chuyên gia đề xuất chỉ
cần 5% hoặc 10%, hay 2 - 3 năm thay đổi mức giảm trừ gia cảnh một lần, hoặc có thể
dựa vào mức lương cơ sở để thay đổi mức giảm trừ gia cảnh và có thể xem xét tại các
kỳ họp thường niên.

20
2.3.4: Tỷ trọng thu thuế:
Thuế TNCN có xu hướng tăng dần do tình hình kinh tế có mức tăng trưởng khá trong
những năm gần đây. Đến năm 2020, thuế TNCN đã trở thành sắc thuế quan trọng thứ
ba trong hệ thống chính sách thu NSNN của Việt Nam dưới góc độ là công cụ huy
động nguồn lực cho NSNN (chiếm khoảng 7,64% tổng thu NSNN).

Kết luận:

Thuế TNCN tại Việt Nam hiện quy định theo lũy tiến gồm 7 bậc, từ bậc 1 với thuế
suất 5% đến cao nhất có thuế suất 35%.Đây là ngưỡng thuế rất cao so với nhiều nước
trong khu vực. Chẳng hạn, Singapore hiện có 10 bậc thuế nhưng mức cao nhất chỉ là
22%, đồng thời ngưỡng chịu thuế rất cao, chỉ ai có thu nhập trên 20.000 SGD/năm
(tương đương 340 triệu đồng/năm) mới bắt đầu tính thuế…

Các chuyên gia kiến nghị, cần tăng mức khởi điểm thu nhập đóng thuế; các bậc thuế
cần giãn ra chứ không lại khuyến khích người ta trốn thuế. Nên bỏ bớt 3 bậc thuế
trong biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng cho tiền lương tiền công là 15% - 25% và
35%. Rút số bậc thuế từ 7 xuống còn 4 để người dân dễ nhớ và áp dụng. Đồng thời
khoảng cách giữa các bậc thuế cũng nên giãn ra như mức thuế suất 5%, 10% thì giữ
nguyên, còn 20% áp dụng cho thu nhập từ 40 triệu đồng/tháng trở lên, 30% áp dụng
cho thu nhập từ 80 triệu đồng/tháng trở lên.

Bên cạnh đó, hiện nay mức thu nhập vãng lai vẫn duy trì ở ngưỡng 2 triệu đồng/lần
vẫn bị trừ thuế 10% trong khi mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng hằng năm. Từ

21
năm 2017, thu nhập vãng lai được Bộ Tài chính đề nghị tăng từ mức 2 triệu đồng lên 5
triệu đồng mới khấu trừ thuế suất 10%, nhưng đến nay vẫn chưa được nâng lên khiến
số lượng người chưa đến thu nhập chịu thuế vẫn phải đóng thuế.

22
2.4: Thuế Xuất - Nhập khẩu

2.4.1: Khái niệm


Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất,
nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và
các nước trên thế giới.
Nếu như trước đây, nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) chủ yếu đến từ thuế nội
địa, thì sau khi đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có thêm nguồn thu lớn từ
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan đến hàng hóa XNK như thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế chống bán phá giá.

2.4.2: Vai trò


Giống như bất kỳ loại thuế nào, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng thể hiện ba vai
trò cơ bản: Một là, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; hai là, điều tiết hoạt động
kinh tế; ba là, hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng cơ
bản của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là đánh vào các hàng hoá xuất, nhập khẩu và
sau đó được cấu thành trong giá cả của hàng hoá xuất, nhập khẩu nên loại thuế này
còn có một vai trò khá đặc thù, đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu
hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa trong nước với hàng hoá ngoại nhập.

2.4.3: Biểu mức thuế xuất - nhập khẩu


Ngày 15 tháng 11 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số
điều của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và
mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Theo đó, Việc ban hành Nghị định 101/2021/NĐ-CP nhằm góp phần ổn định kinh tế
vĩ mô, kiểm soát lạm phát; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh trong nước trước ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.
Các nội dung được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP tập trung vào 4
nhóm sau:
Thứ nhất, điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu của một số nhóm mặt hàng
như: thép, lúa mì, ngô,... để góp phần phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
theo yêu cầu của Chính phủ. Đây là những nhóm mặt hàng có giá cả tăng cao trong
giai đoạn vừa qua, tác động đến chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất trong
nước.Cụ thể, Chính phủ đã điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số
sản phẩm thép xây dựng, thép tấm với mức giảm thuế suất từ 5% đến 10%; giảm mức
thuế suất thuế nhập khẩu MFN của lúa mì từ 3% xuống 0% và mặt hàng ngô từ 5%
xuống 2% để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi trong nước trước sức ép của việc tăng giá
nguyên liệu...

23
Thứ hai, sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu và thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số
mặt hàng tài nguyên khoáng sản như đá để bảo vệ, thúc đẩy khai thác, sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước, hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên thô,
chưa qua chế biến và góp phần đơn giản biểu thuế, hạn chế gian lận thương mại.

Tuy nhiên, để hạn chế các tác động đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho cho
doanh nghiệp có thời gian hợp lý điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh và xử lý
hàng tồn kho, việc điều chỉnh được thực hiện theo lộ trình, trong đó đối với các mặt
hàng đá và sản phẩm làm từ đá được thực hiện theo lộ trình 3 giai đoạn theo 3 năm
(2022-2024) và mức tăng thuế suất của mỗi lần điều chỉnh không quá 5%.

Thứ ba, sửa đổi, điều chỉnh một số nội dung của Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất,
lắp ráp xe ô tô trong nước. áp dụng kể từ ngày 16/11/2017 đến ngày 31/12/2022. Đây
là Chương trình lần đầu được áp dụng ở Việt Nam, phù hợp với các cam kết quốc tế.
Việc triển khai Chương trình đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược
phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tư mở rộng sản xuất, gia tăng tỷ
lệ nội địa hóa và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong nước. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đang phải đối mặt với sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt của ô tô nhập khẩu trong bối cảnh cắt giảm hàng rào thuế
quan theo các Hiệp định FTA. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều
lĩnh vực phải ngừng hoạt động trong thời gian dài, trong đó lĩnh vực vận tải, vận
chuyển hành khách công cộng gần như đình trệ cùng với thu nhập của người dân giảm
sút đã làm cho doanh số bán ra của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước
sụt giảm mạnh.

Theo đó, để tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất,
thúc đẩy phát triển ngành CNHT ô tô trong nước, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP đã
điều chỉnh một số nội dung của Chương trình ưu đãi thuế đối với sản xuất, lắp ráp ô
tô, trong đó đã sửa đổi, bổ sung quy định về kỳ xét ưu đãi thuế (Doanh nghiệp được
lựa chọn kỳ xét ưu đãi thuế 6 tháng hoặc 12 tháng); điều chỉnh điều kiện về sản lượng
để tham gia Chương trình ưu đãi thuế cho phù hợp với bối cảnh mới. Đặc biệt, trên cơ
sở các kết quả đạt được từ việc thực hiện Chương trình giai đoạn vừa qua, tại Nghị
định số 101/2021/NĐ-CP, Chính phủ đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện
Chương trình này đến 31/12/2027 để các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô chủ động
xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh trong các năm tiếp theo. Qua đó, góp phần
thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển theo định hướng của Đảng và
Nhà nước.

Thứ tư, điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số
mặt hàng hạt giống dùng để gieo trồng, lốp chuyên dùng cho khai thác than hầm lò,
điều chỉnh điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 10% đối với mặt hàng gel làm
giảm sẹo.... nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý, khắc phục các bất cập phát sinh trên
thực tiễn. Cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp

24
Cát tự nhiên, chưa nhuộm màu trừ 0% lên 10% hoặc 30%
cát chứa kim loại thuộc nội dung
phía dưới (mã hàng 25.05)

Đá hoa, các loại đá khác có trọng 0%, 2%, 3% được điều chỉnh thành
lượng riêng dự kiến từ 2.5% trở lên 17% và 30%
và các loại đá khác, (mã hàng 25.15),
(mã hàng 25.16)

Đồ trang sức, bộ phận đồ trang sức 25%, 30% xuống còn 0% và 1%


có kim loại quý, (mã hàng 71.13)

Đồ kỹ nghệ, bộ phận đồ kỹ nghệ 30% xuống còn 0% và 1%


vàng hoặc bạc, có kim loại quý, (mã
hàng 71.14), (mã hàng 71.15)

Chì chưa gia công (mã hàng 78.01) 15% xuống còn 0%

2.4.4: Tỷ trọng thuế thu được

Thu từ hoạt động XNK năm 2017 chiếm 15.4% trên tổng thu NSNN 1 287 573
tỷ đồng, tức 198 286,242 tỷ đồng.

25
Thu từ hoạt động XNK năm 2018 chiếm 14.2% trên tổng thu NSNN 1 424 914
tỷ đồng, tức 202 337,788 tỷ đồng.

Thu từ hoạt động XNK năm 2019 chiếm 13.8% trên tổng thu NSNN 1 551 074
tỷ đồng, tức 214 048,212 tỷ đồng.

Thu từ hoạt động XNK năm 2020 chiếm 11.8% trên tổng thu NSNN 1 507 845
tỷ đồng, tức 177 925,71 tỷ đồng.

26
Thu từ hoạt động XNK năm 2021 chiếm 13.8% trên tổng thu NSNN 1 365 530
tỷ đồng, tức 188 443,14 tỷ đồng.

Kết luận:
Kết quả phân tích cho thấy, mặc dù hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì đà
tăng trưởng và trạng thái xuất siêu trong bối diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tuy
nhiên mức độ tăng trưởng xuất khẩu có dấu hiệu giảm sút và không bền vững (vào
năm 2020 khoản thu từ hoạt động XNK chỉ chiếm 11.8% trên tổng thu NSNN). do tác
động của đại dịch COVID-19, các chính sách đóng cửa biên giới quốc gia cũng như

27
hạn chế lưu thông hàng hóa, dịch vụ đã làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Chính vì vậy, việc đưa ra các chính sách nhằm cải thiện các hoạt động xuất khẩu, đảm
bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định xã hội và nâng cao phúc lợi cho người dân
là cần thiết. Cụ thể như ban hành mới các chính sách tài chính, tiền tệ như hạ lãi suất,
giảm thuế, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay.

28
2.5: Thuế tiêu thụ đặc biệt

2.5.1: Khái niệm


Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt, mang
tính chất xa xỉ do các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ. Các cơ sở trực tiếp sản xuất
ra hàng hoá đó sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế
vì thuế được cộng vào giá bán.

2.5.2: Vai trò


Điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu. Đồng thời điều tiết
mạnh tới thu nhập của người tiêu dùng. Từ đó tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà
nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đồng thời cũng là công cụ để Nhà nước điều tiết thu nhập của
người tiêu dùng đóng góp vào ngân sách nhà nước với những hàng hóa, dịch vụ xa xỉ,
đắt tiền, chưa thật sự cần thiết, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của người dân.

2.5.3: Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

STT Hàng hóa/ dịch vụ Thuế suất (%)

I Hàng hóa

1 Xì gà/ thuốc lá

Từ 1/1/2016 đến hết ngày 31/12/2018 70

Từ 1/1/2019 75

2 Rượu

a) Rượu từ 20 độ trở lên

Từ 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2016 55

Từ 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2017 60

Từ 01/01/2018 65

b) Rượu dưới 20 độ

Từ 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2017 30

29
Từ 01/01/2018 35

3 Bia

Từ 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2016 55

Từ 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2017 60

Từ 01/01/2018 65

4 Xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi

a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy


định tại điểm 4đ, 4e và 4g

Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống 45

Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 50

Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 60

b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại 30


quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g

c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại 15


quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g

d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy 15


định tại điểm 4đ, 4e và 4g

e) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, Bằng 70% mức
năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng thuế suất áp dụng
không quá 70% số năng lượng sử dụng cho 4a, 4b, 4c và
4d

f) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức


thuế suất áp dụng
cho 4a, 4b, 4c và
4d

g) Xe ô tô chạy bằng điện

Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 25

Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 15

30
Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 10

Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10

5 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh 20


trên 125 cm3

6 Tàu bay 30

7 Du thuyền 30

8 Xăng 7 - 10

9 Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 10

10 Bài lá 40

11 Vàng mã, hàng mã 70

II Dịch vụ

1 Kinh doanh vũ trường 40

2 Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê 30

3 Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng 35

4 Kinh doanh đặt cược 30

5 Kinh doanh gôn (golf) 20

6 Kinh doanh xổ số 15

31
2.5.4: Tỷ trọng của thuế

32
Kết luận:

Có thể thấy, thuế suất của các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phần lớn không có
sự thay đổi qua các năm. Ngoại trừ một số mặt hàng có sự thay đổi theo chiều hướng
tăng như: các mặt hàng thuốc lá tăng lên 70% từ ngày 01/01/2016 và 75% từ ngày
01/01/2019; Rượu từ 20 độ trở lên tăng từ mức thuế suất 55% lên thuế suất 65%, rượu
dưới 20 độ áp dụng thuế suất 35%; bia tăng thuế suất theo lộ trình: từ ngày 01/7/2015
tăng lên 55%, từ ngày 01/01/2017 tăng lên 60%; từ ngày 01/01/2018 tăng lên 65%.

Để giải thích cho vấn đề tăng thuế suất trên, Chính phủ cho rằng các sản phẩm trên
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người sử dụng và cộng đồng, là nguyên nhân nảy sinh
các vấn đề xã hội như: mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm và tai nạn giao thông.

Chưa dừng lại ở đó, Sáng 6/1/2022, thảo luận tại tổ, ĐBQH Lê Hoàng Anh cho biết,
nhiều cử tri và tổ chức có ý kiến về việc cần sửa ngay và bổ sung Thuế tiêu thụ đặc
biệt để nâng mức thuế đối với một số sản phẩm hàng hóa, đặc biệt đối với thuốc lá và
đồ uống có cồn.

Theo đại biểu Lê Hoàng Anh, hiện Việt Nam đang đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 75% với
thuốc lá. Một năm, có khoảng 15 triệu người Việt hút thuốc, dành 31.000 tỷ đồng để
chi cho sản phẩm này. Ước tính, chi phí y tế các loại bệnh liên quan đến thuốc lá là
24.000 tỷ đồng. Trong khi đó, nếu tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá lên
85% hoặc đánh thuế trực tiếp lên 5.000 đồng/bao như một số ĐBQH đề xuất thì có thể
thu lại vài chục nghìn tỷ.

Tương tự, với đồ uống có cồn, theo ĐBQH Lê Hoàng Anh, Việt Nam thuộc nhóm các
quốc gia tiêu thụ mạnh bia nhiều nhất thế giới trong 3, 4 năm gần đây. Thiệt hại kinh
tế mang đến do bia khoảng 65.000 tỷ. Chi phí y tế cho 6 loại ung thư liên quan đến
rượu bia là khoảng 26.000 tỷ. Giải quyết tai nạn giao thông do rượu bia gây ra khoảng
50.000 tỷ. Thiệt hại gây ra do đồ uống có cồn cũng rất nặng nề. Vì vậy, đại biểu cũng
đề xuất tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt với bia và rượu trên 20 độ lên 85%.

33
2.6: Thuế Tài nguyên

2.6.1:.Khái niệm

Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải
nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài nguyên
là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên của đất nước.

2.6.2: Vai trò


Vai trò của thuế tài nguyên là hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác
và sử dụng, đồng thời tạo nguồn ngân sách Nhà nước và điều hòa quyền lợi của các
tầng lớp dân cư về sử dụng tài nguyên.

2.6.3: Thuế suất thuế tài nguyên

Năm 2015 Nhà nước ta áp dụng mức thuế suất cũ, bởi vì nhận ra còn nhiều mặt hạn
chế nên nhằm tăng cường hiệu quả khai thác, sử dụng đồng thời bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, ngày 10/12/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết
1084/2015/UBTVQH13, thay thế Nghị quyết 712/2013/UBTVQH13 về Biểu mức
thuế suất thuế tài nguyên.

Nghị quyết này sẽ được áp dụng kể từ ngày 01/07/2016, mức thuế suất mới đối với
các nhóm tài nguyên thiên nhiên được quy định như sau:

● Nhóm khoáng sản kim loại


Biểu thuế suất mới áp dụng với các loại khoáng sản kim loại hầu như tăng, mức tăng
từ 2-5%, cụ thể như sau:

Loại khoáng sản Thuế suất cũ Thuế suất mới

Sắt 12% 14%

Măng gan 11% 14%

Ti-tan 16% 18%

Vàng 15% 17%

Đất hiếm 15% 18%

34
Bạch kim, bạc, thiếc 10% 12%

Wolfram, antimon 18% 20%

Chì, kẽm 10% 15%

Đồng 13% 15%

Khoáng sản kim loại khác (gồm cả


coban, molipden, thủy ngân, manhê, 10% 15%
vanadi)

Một số loại khoáng sản được giữ nguyên mức thuế suất hiện hành: Niken (10%),
nhôm, bauxite (12%).
● Nhóm khoáng sản không kim loại:
Mức thuế suất áp dụng đối với nhóm khoáng sản này đều tăng, thậm chí có những loại
khoáng sản tăng tới mức trần khung thuế suất, cụ thể:
Loại khoáng sản Thuế suất cũ Thuế suất mới

Đất khai thác để san lấp, xây dựng


4% 7%
công trình

Đá, sỏi 7% 10%

Đá nung vôi và sản xuất xi măng 7% 10%

Đá hoa trắng 9% 15%

Cát, cát làm thủy tinh 11% 15%

Đất làm gạch 10% 15%

Granite 10% 15%

Sét chịu lửa 10% 13%

Dolomite, Quartzite 12% 15%

Cao lanh 10% 13%

Mica, thạch anh kỹ thuật 10% 13%

35
Pirite, phosphorite 7% 10%

Apatit 5% 8%

Secpentin 3% 6%

Than antraxit hầm lò 7% 10%

Than antraxit lộ thiên 9% 12%

Than nâu, than mỡ 9% 12%

Than khác 7% 10%

Kim cương, rubi, sapphire 22% 27%

Emerald, alexandrite, opan quý 20% 25%


màu đen

A-dít, rodolite, pyrope, berin, 15% 18%


spinen, topaz

Thạch anh tinh thể màu tím xanh,


vàng lục, da cam; cryolite; opan 15% 18%
quý màu trắng, đỏ lửa; fenspat;
birusa; nefrite.

Khoáng sản không kim loại khác 5% 10%

● Các tài nguyên thiên nhiên khác


Để bảo vệ nguồn tài nguyên nước, khuyến khích sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả,
Nghị quyết quy định tăng mức thuế suất đối với nhóm nước thiên nhiên. Cụ thể, nước
khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng
hộp tăng từ mức sàn 8% lên mức trần 10%. Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy
điện tăng từ 4% lên mức trần 5%...
Mức thuế suất tài nguyên đối với sản phẩm của rừng tự nhiên; hải sản tự nhiên; nước
thiên nhiên; yến sào thiên nhiên; dầu thô và khí thiên nhiên, khí than và một số tài
nguyên khác được giữ nguyên mức thuế suất.

36
→ Nhìn chung nghị quyết mới, thuế suất của các loại tài nguyên đều có xu hướng tăng
mạnh. Một trong những lý do khiến phải thay đổi nghị quyết do là thời điểm này Việt
Nam đã và đang thực hiện 10 hiệp định thương mại tự do và vừa kết thúc đàm phán
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP). Một trong những yêu cầu khi thực hiện các hiệp định thương mại quốc
tế là phải tiến tới xóa bỏ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vì vậy cần phải tăng thuế tài
nguyên để bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

2.6.4: Tỷ trọng thuế Tài nguyên:

Kết luận:
Số thu về thuế tài nguyên chủ yếu từ dầu thô và khí thiên nhiên khai thác từ các hợp
đồng dầu khí, chiếm từ 82% đến 83% trên tổng số thu về thuế tài nguyên. Số thuế tài
nguyên khai thác nội địa chiếm tỷ trọng khoảng 16- 17% tổng thu ngân sách nhà
nước. Mặc dù tỷ trọng số thu thuế tài nguyên còn nhỏ so với tổng số thu thuế và phí
nội địa, nhưng tỷ trọng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên bên cạnh các ưu điểm thì hạn
chế của chính sách thuế về tài nguyên vẫn còn rất nhiều lỗ hổng. Thực tế cho thấy,
Luật Thuế tài nguyên được sửa đổi, bổ sung trong nhiều năm qua, tới nay vẫn có
những nội dung mâu thuẫn với Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật bảo vệ
và phát triển rừng, dẫn tới phải sửa đổi, bổ sung bằng các văn bản dưới luật.

37
2.7: Thuế bảo vệ môi trường

2.7.1: Khái niệm:


Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo vệ môi trường năm 2010 đưa ra khái niệm
như sau:
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi
chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

2.7.2: Vai trò:


Thuế bảo vệ môi trường góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô
nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế hoặc hạn chế tiêu
dùng sản phẩm (xăng, dầu, than…). Từ đó, tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm xã hội, giảm ô
nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý ô nhiễm.

2.7.3: Thuế suất thuế bảo vệ môi trường


Năm 2015
Theo Luật thuế Bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12

Số thứ tự Hàng hóa Đơn vị Mức thuế


tính 2015
(đồng/1 đơn vị hàng hóa)

I Xăng, dầu, mỡ nhờn

1 Xăng, trừ etanol Lít 1.000-4.000

2 Nhiên liệu bay Lít 1.000-3.000

3 Dầu diezel Lít 500-2.000

4 Dầu hỏa Lít 300-2.000

5 Dầu mazut Lít 300-2.000

6 Dầu nhờn Lít 300-2.000

38
7 Mỡ nhờn Kg 300-2.000

II Than đá

1 Than nâu Tấn 10.000-30.000

2 Than an-tra-xít Tấn 20.000-50.000


(antraxit)

3 Than mỡ Tấn 10.000-30.000

4 Than đá khác Tấn 10.000-30.000

III Dung dịch kg 1.000-5.000


Hydro-chloro-fluoro-ca
rbon (HCFC)

IV Túi ni lông thuộc diện kg 30.000-50.000


chịu thuế

V Thuốc diệt cỏ thuộc loại kg 500-2.000


hạn chế sử dụng

VI Thuốc trừ mối thuộc kg 1.000-3.000


loại hạn chế sử dụng

VII Thuốc bảo quản lâm kg 1.000-3.000


sản thuộc loại hạn chế
sử dụng

VIII Thuốc khử trùng kho kg 1.000-3.000


thuộc loại hạn chế sử
dụng

39
Theo Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số
1269/2011/UBTVQH12 về Biểu thuế bảo vệ môi trường (BVMT) được Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 10/3/2015, thuế BVMT đối với một số mặt hàng
xăng dầu có điều chỉnh kể từ ngày 01/5/2015 như sau:

- Xăng (trừ etanol): tăng từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít.

- Nhiên liệu bay: tăng từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít.

- Dầu diezel: tăng từ 500 đồng/lít lên 1.500 đồng/lít.

- Dầu mazut, dầu nhờn: tăng từ 300 đồng/lít lên 900 đồng/lít.

- Mỡ nhờn: tăng từ 300 đồng/kg lên 900 đồng/kg

Năm 2016

Số Hàng hóa Đơn vị Mức thuế


thứ tự tính (đồng/1 đơn vị
hàng hóa)

I Xăng, dầu, mỡ nhờn

1 Xăng, trừ etanol Lít 3.000-4000

2 Nhiên liệu bay Lít 3.000

3 Dầu diezel Lít 1.500-2.000

4 Dầu hỏa Lít 300-2.000

5 Dầu mazut Lít 900-2.000

6 Dầu nhờn Lít 300-2.000

7 Mỡ nhờn Kg 900-2.000

II Than đá

40
1 Than nâu Tấn 10.000-30.000

2 Than an-tra-xít (antraxit) Tấn 20.000-50.000

3 Than mỡ Tấn 10.000-30.000

4 Than đá khác Tấn 10.000-30.000

III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon kg 1.000-5.000


(HCFC)

IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 30.000-50.000

V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500-2.000

VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000

VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế kg 1.000-3.000
sử dụng

VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử kg 1.000-3.000
dụng

Năm 2017

Số Hàng hóa Đơn vị Mức thuế


thứ tự tính (đồng/1 đơn vị
hàng hóa)

I Xăng, dầu, mỡ nhờn

1 Xăng, trừ etanol Lít 3.000-4000

41
2 Nhiên liệu bay Lít 3.000

3 Dầu diezel Lít 1.500-2.000

4 Dầu hỏa Lít 300-2.000

5 Dầu mazut Lít 900-2.000

6 Dầu nhờn Lít 300-2.000

7 Mỡ nhờn Kg 900-2.000

II Than đá

1 Than nâu Tấn 10.000-30.000

2 Than an-tra-xít (antraxit) Tấn 20.000-50.000

3 Than mỡ Tấn 10.000-30.000

4 Than đá khác Tấn 10.000-30.000

III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon kg 1.000-5.000


(HCFC)

IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 30.000-50.000

V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500-2.000

VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000

VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế kg 1.000-3.000
sử dụng

42
VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử kg 1.000-3.000
dụng

Năm 2018

STT Hàng hóa Đơn vị Mức thuế


tính (đồng/1 đơn vị hàng hóa)

I Xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch, trừ nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên
liệu sinh học và xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch, bao gồm

1 Xăng, trừ etanol lít 3.000-8.000

2 Nhiên liệu bay lít 3.000-6.000

3 Dầu diesel lít 1.500-4.000

4 Dầu hỏa lít 300-2.000

5 Dầu mazut kg 900-4.000

6 Dầu nhờn lít 900-4.000

7 Mỡ nhờn kg 900-4.000

III Dung dịch kg 4.000-20.000


Hydro-chloro-fluoro-carbon
(HCFC)

IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 40.000-200.000

43
V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế kg 500-2.000
sử dụng

VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế kg 1.000-3.000


sử dụng

VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc kg 1.000-3.000


loại hạn chế sử dụng

VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại kg 1.000-3.000


hạn chế sử dụng

Năm 2019
Ngày 26/9/2018, UBTVQH ban hành Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 về biểu thuế
bảo vệ môi trường.
Xăng, trừ etanol: 4.000 đồng/lít;

- Nhiên liệu bay: 3.000 đồng/lít;

- Dầu diesel: 2.000 đồng/lít;

- Dầu mazut: 2.000 đồng/lít;

- Dầu nhờn: 2.000 đồng/lít;

- Mỡ nhờn: 2.000 đồng/kg;

- Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có


trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC: 5.000 đồng/kg;

- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế: 50.000 đồng/kg.


Biểu thuế 2019 theo nghị quyết 579/2018/UBTVQH14

44
TT Hàng hóa Đơn vị Mức thuế
tính (đồng/đơn vị
hàng hóa)

I Xăng, dầu, mỡ nhờn

1 Xăng, trừ etanol lít 4.000

2 Nhiên liệu bay lít 3.000

3 Dầu diesel lít 2.000

4 Dầu hỏa lít 1.000

5 Dầu mazut lít 2.000

6 Dầu nhờn lít 2.000

7 Mỡ nhờn kg 2.000

II Than đá

1 Than nâu tấn 15.000

2 Than an - tra - xít (antraxit) tấn 30.000

3 Than mỡ tấn 15.000

4 Than đá khác tấn 15.000

III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), kg 5.000


bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp
chứa dung dịch HCFC

45
IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 50.000

V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500

VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000

VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử kg 1.000
dụng

VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000

Năm 2020 (1/1/2020-31/7/2020)

TT Hàng hóa Đơn vị Mức thuế


tính (đồng/đơn vị
hàng hóa)

I Xăng, dầu, mỡ nhờn

1 Xăng, trừ etanol lít 4.000

2 Nhiên liệu bay lít 3.000

3 Dầu diesel lít 2.000

4 Dầu hỏa lít 1.000

5 Dầu mazut lít 2.000

6 Dầu nhờn lít 2.000

46
7 Mỡ nhờn kg 2.000

II Than đá

1 Than nâu tấn 15.000

2 Than an - tra - xít (antraxit) tấn 30.000

3 Than mỡ tấn 15.000

4 Than đá khác tấn 15.000

III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), kg 5.000


bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp
chứa dung dịch HCFC

IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 50.000

V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500

VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000

VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử kg 1.000
dụng

VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000

Năm 2020 (1/8/2020 - 31/12/2020)

TT Hàng hóa Đơn vị Mức thuế


tính (đồng/đơn vị
hàng hóa)

47
I Xăng, dầu, mỡ nhờn

1 Xăng, trừ etanol lít 4.000

2 Nhiên liệu bay lít 2.100

3 Dầu diesel lít 2.000

4 Dầu hỏa lít 1.000

5 Dầu mazut lít 2.000

6 Dầu nhờn lít 2.000

7 Mỡ nhờn kg 2.000

II Than đá

1 Than nâu tấn 15.000

2 Than an – tra – xít (antraxit) tấn 30.000

3 Than mỡ tấn 15.000

4 Than đá khác tấn 15.000

III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon kg 5.000


(HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có
trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC

IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 50.000

V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500

VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000

48
VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế kg 1.000
sử dụng

VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử kg 1.000
dụng

Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 ngày 27/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc


hội quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 2.100 đồng/lít
(giảm 30% so với mức thuế cũ), được áp dụng từ ngày 1/8/2020 đến hết ngày
31/12/2020.
Năm 2021
Nghị quyết 1148/2020/UBTVQH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Theo đó, sửa đổi,
bổ sung quy định về mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay tại Nghị quyết
579/2018/UBTVQH14 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết
979/2020/UBTVQH14) như sau:
- Từ 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021, tiếp tục giảm mức thuế bảo vệ môi trường
đối với nhiên liệu bay từ 3.000 đồng/lít xuống 2.100 đồng/lít.

TT Hàng hóa Đơn vị Mức thuế


tính (đồng/đơn vị
hàng hóa)

I Xăng, dầu, mỡ nhờn

1 Xăng, trừ etanol lít 4.000

2 Nhiên liệu bay lít 2.100

3 Dầu diesel lít 2.000

4 Dầu hỏa lít 1.000

5 Dầu mazut lít 2.000

6 Dầu nhờn lít 2.000

49
7 Mỡ nhờn kg 2.000

II Than đá

1 Than nâu tấn 15.000

2 Than an – tra – xít (antraxit) tấn 30.000

3 Than mỡ tấn 15.000

4 Than đá khác tấn 15.000

III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon kg 5.000


(HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có
trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC

IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 50.000

V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500

VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000

VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế kg 1.000
sử dụng

VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử kg 1.000
dụng

Năm 2022
Và theo Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14, từ ngày 1/1/2022 sẽ thu thuế bảo vệ
môi trường đối với nhiên liệu bay là 3.000đ/kg, Tuy nhiên vào ngày 31/12/2021, tổng
cục thuế có quy định cụ thể mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là
1.500 đồng/lít cho đến hết năm 2022, mức thuế này được coi là bảo đảm trong khung
mức thuế bảo vệ môi trường đã được quy định tại Luật Thuế bảo vệ môi trường. Việc
giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay sẽ góp phần gián tiếp
khuyến khích phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn khác như thương mại, du lịch,
dịch vụ…

50
Mới đây nhất, ngày 10-3, Bộ Tài chính đã giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với
xăng 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn 1.000
đồng/kg; dầu hỏa 700 đồng/lít. Đề nghị nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-4
đến hết ngày 31-12-2022.

2.7.4. Tỷ trọng của thuế qua các năm (tỷ đồng)

Kết luận:
Nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2015-2019 đã có sự tăng trưởng
vượt bậc khi nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường năm 2019 đã tăng gấp 3 lần năm
2015. Dường như Chính phủ đã dành nhiều sự quan tâm tới môi trường khi đã có
nhiều lần điều chỉnh giá sao cho hợp lý với nền kinh tế cũng như là không để ảnh
hưởng quá nhiều tới môi trường. Tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến phản ảnh rằng thuế thì
vẫn cứ tăng trong khi môi trường lại ngày càng ô nhiễm. Các chuyên gia cho rằng liên
quan đến sự buông lỏng trong việc bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý.
“Nhiều mặt hàng, sản phẩm gây ô nhiễm môi trường mà không được tính đến, không
xem xét đánh thuế để có đủ chi phí cho việc bảo vệ môi trường. Chưa kể vì không tính
đến, không xem xét nên cũng không có động thái tuyên truyền phù hợp, không có biện
pháp, tiêu chuẩn quy trình bảo vệ hợp lý”.

51
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN TỔNG THỂ

3.1: Nguồn thu thuế ở Việt Nam

3.1.1: Tỷ trọng nguồn thu từ thuế


Đơn vị tính: tỷ đồng
Thuế
Thuế Thuế Thuế Thuế Thuế tài Thuế Thuế tài
Năm BVMT GTGT XNK TTĐB nguyên TNCN TNDN nguyên
2015 27.020 29.111 56.723 430.468 29.111
2016 43.142 27.081 65.235 472.991 27.081
2017 44.665 309.308 198.286 107.561 32.822 78.775 472.606 32.822
2018 47.050 464.251 202.337 133.165 38.195 94.364 553.256 38.195
2019 63.075 371.967 214.048 155.365 36.769 109.401 615.482 36.769

Nhận xét: Từ năm 2017 - 2019 các thuế tăng trưởng qua các năm. Thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn.
Ngoài ra: từ năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã và đang tác động mạnh mẽ, sâu
rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội cả trong nước và trên thế giới. Đặc biệt, đợt
dịch lần thứ tư bùng phát đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước ta (GDP năm
nay tăng 2,58%, thấp hơn mục tiêu đề ra từ đầu năm là khoảng 6-6,5%); sức chống
chịu cũng như nguồn lực của doanh nghiệp và người dân giảm sút mạnh, tạo sức ép

52
rất lớn đến nguồn thu NSNN. Tuy vậy, kết quả thu NSNN năm 2021 vẫn vượt dự toán.
Đến ngày 30-12-2021 đạt 1.545.060 tỷ đồng, đạt 115,03%; thuế, phí vượt năm 2020
khoảng 7%.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1: Kết luận:


Khi nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình, nhà
nước đã đặt ra chế độ thuế do người dân đóng góp để hình thành quỹ tiền tệ của mình.
Pháp luật thuế được ban hành nhằm phát huy được những thế mạnh đồng thời đáp ứng
tình hình phát triển kinh tế nước ta. Đem lại nhiều lợi ích tích cực cho nền kinh tế Việt
Nam như: khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư và thay đổi cơ cấu kinh
tế; tiết kiệm chi phí, giúp tăng trưởng phát triển về kinh tế, xã hội. Từ đó nguồn nhân
lực được thúc đẩy, hiệu suất làm việc cũng tăng lên đồng thời tính cạnh tranh được
đảm bảo sự công bằng. Tuy nhiên để việc thực thi pháp luật thuế được nghiêm chỉnh
và phát huy được hiệu quả cần có sự phối hợp toàn diện của các cấp các ngành, cá
nhân, tổ chức có liên quan. Một chính sách thuế phù hợp thì mới có thể tạo động lực
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước, thuế được coi
là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh
tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.

Một số đánh thuế tỷ lệ phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân,
nhưng phần lớn các loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm. Hầu hết các quốc
gia đều đánh thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp. Các quốc
gia hoặc tiểu đơn vị cũng thường áp thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế
quà tặng, thuế bán hàng, thuế lương hoặc thuế quan. Theo nghĩa về kinh tế, thuế
chuyển sự giàu có từ các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp cho chính phủ. Điều này có
tác dụng vừa có thể làm tăng và giảm tăng trưởng kinh tế và phúc lợi kinh tế. Bên
cạnh đó Thuế còn mang những tính chất ràng buộc, những Nghị định mới được ban
hành nhằm lấp đầy những lỗ hổng từ quy định cũ nhằm mục đích hướng Đất nước ta
ngày một hoàn thiện và phát triển tốt hơn nữa.

4.2: Kiến nghị và đề xuất:


Hệ thống thuế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua. Tuy
nhiên, trong xu hướng hội nhập ngày càng sâu hơn nữa vào nền kinh tế thế giới, hệ
thống thuế Việt Nam đang gặp những thách thức lớn. Việt Nam cần tăng thu thuế để
đáp ứng chi tiêu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội, nhưng tỷ trọng động viên vào
thuế từ GDP đã ở mức cao so với khu vực, xu hướng giảm thuế trực thu tăng sức ép
lên các loại thuế gián thu, trong khi đó thuế suất các sắc thuế đang ở mức trung bình
của các nước trong khu vực nên cũng không còn nhiều không gian để tăng nữa.

53
Để đảm bảo thu thuế và không tạo thêm áp lực cho người nộp thuế, phân tích cũng
đưa đến một số đề xuất sau:

Thứ nhất, Việt Nam nên tiếp tục giữ ổn định tỷ lệ động viên thuế trong giai đoạn tới.

Thứ hai, thuế suất của các sắc thuế hiện tại đã ở mức trung bình phù hợp với các nước
trong khu vực, nên trong quá trình cải cách các sắc thuế hạn chế thay đổi các mức thuế
suất cơ bản theo hướng tăng vì sẽ tạo tâm lý tiêu cực cho chủ thể chịu thuế.

Thứ ba, để đảm bảo tỷ lệ động viên thuế từ GDP trong xu hướng chung phải giảm các
sắc thuế trực thu, Việt Nam có thể mở rộng đối tượng chịu thuế của một số loại thuế
gián thu, trong đó thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt là hai sắc thuế khả thi mà nhiều
nước đi trước đã lựa chọn cải cách. Việc mở rộng đối tượng chịu thuế này ngoài mục
đích tăng nguồn thu còn đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh trong các ngành nghề khác nhau thuộc nền kinh tế.

Cuối cùng, hệ thống quản lý thu thuế kém hiệu quả là tồn tại của Việt Nam cũng như
của các quốc gia đang phát triển nói chung. Việc hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế,
tăng hiệu quả của thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế luôn là
biện pháp tăng thu thuế hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào trong đó có Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Pham Kim Oanh (2021), Thue bao ve moi truong la gi ? |online|. Available at
<https://luathoangphi.vn/thue-bao-ve-moi-truong-la-gi/#:~:text=Theo%20quy%20%C
4%91%E1%BB%8Bnh%20t%E1%BA%A1i%20kho%E1%BA%A3n,%C4%91%E1
%BB%99ng%20x%E1%BA%A5u%20%C4%91%E1%BA%BFn%20m%C3%B4i%2
0tr%C6%B0%E1%BB%9Dng> [accessed 11 Nov 2021]

Le Thi Diem Quynh (2021), Giam 30% thue gia tri gia tang hang loat hang hoa, dich
vu tu 01/11/2021 |online|. Available at
<https://dangkykinhdoanh.gov.vn/en/News/599/5626/giam-30--thue-gia-tri-gia-tang-h
ang-loat-hang-hoa--dich-vu-tu-01-11-2021.aspx> [accessed 15 Nov 2021]
Minh Phương (2020), Ti trong thu thue trong tong thu ngan sach cua Viet Nam duy tri
on dinh
https://dangcongsan.vn/kinh-te/ti-trong-thu-thue-trong-tong-thu-ngan-sach-cua-viet-na
m-duy-tri-on-dinh-570091.html

Thanh Tra Tinh Thua Thien Hue (2022), Giam thue gia tri gia tang tu 10% den 8%
doi voi mot so nhom hang hoa, dich vu |online|. Available at

54
<https://thanhtra.thuathienhue.gov.vn/?gd=11&cn=158&tc=12427> [accessed 3 Feb
2022]

Vo Trung Tin (2014), Thue bao ve moi truong - hinh thuc thuc hien nguyen tac “nguoi
gay o nhiem phai tra tien” trong phap luat moi truong |online|. Available at
<http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208181#:~:text=Thu%E1%B
A%BF%20BVMT%20g%C3%B3p%20ph%E1%BA%A7n%20h%E1%BA%A1n,ph
%C3%AD%20x%E1%BB%AD%20l%C3%BD%20%C3%B4%20nhi%E1%BB%85
m> [accessed 1 Aug 2014]

Nghị quyết 1148/2020/ UBTVQH14 (2020) |online|. Available at


<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-quyet-1148-2020-
UBTVQH14-sua-doi-Bieu-thue-bao-ve-moi-truong-460985.aspx > [accessed 21 Dec
2020]

Nghị quyết số: 579/2018/UBTVQH14 (2018) |online|. Available at


<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-579-2018-UBTVQ
H14-Bieu-thue-bao-ve-moi-truong-374960.aspx#:~:text=Ng%C3%A0y%2026%2F9
%2F2018%2C,b%E1%BA%A3o%20v%E1%BB%87%20m%C3%B4i%20tr%C6%B
0%E1%BB%9Dng)%3A > [accessed 26 Sep 2018]

Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13 (2015) |online| . Available at


<https://thutucxuatnhapkhau.vn/nghi-quyet-888a-2015-ubtvqh13/ > [accessed 27
April 2015]

Nghị quyết số: 979/2020/UBTVQH14 (2020) |online|. Available at


<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-979-2020-UBTVQ
H14-sua-doi-579-2018-UBTVQH14-Bieu-thue-bao-ve-moi-truong-449001.aspx >
[accessed 27 July 2020]

Le Minh Truong (2021), Kien thuc co ban ve thue gia tri gia tang |online|. Available at
<https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-co-ban-ve-thue-gia-tri-gia-tang---vat-.aspx#:~:text
=Theo%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20c%E1%BB%A7a%20Lu%E1%B
A%ADt,th%E1%BB%A5%20h%C3%A0ng%20h%C3%B3a%2C%20d%E1%BB%8
Bch%20v%E1%BB%A5 > [accessed 19 Sep 2021]

Minh Khanh (2022), Thoi diem du chinh de tang thue thu nhap dac biet voi thuoc la,
ruou bia |online|. Available at
https://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/thoi-diem-du-chin-de-tang-thue-tieu-thu-dac-biet-voi
-thuoc-la-ruou-bia-post916523.vov [accessed 6 Jan 2022]

55
Huy Thang (2022), Bo Tai chinh ‘chot’ de xuat giam thue bao ve moi truong 2000đ/lit
xang |online|. Available at
<https://baochinhphu.vn/bo-tai-chinh-chot-de-xuat-giam-thue-bao-ve-moi-truong-200
0-dong-lit-xang-102220310183945857.htm#:~:text=Theo%20%C4%91%C3%B3%2
C%20%C4%91%E1%BB%81%20ngh%E1%BB%8B%20gi%E1%BA%A3m,ng%C3
%A0y%2031%2F12%2F2022> [accessed 11 Mar 2022]

Tin Law (2021), Mức thuế suất thuế TNDN và Ưu đãi thuế suất thuế TNDN năm 2021
|online|. Available at
<https://tinlaw.vn/tin-tuc/ke-toan-thue/muc-thue-suat-thue-tndn-va-uu-dai-thue-suat-th
ue-tndn-moi-nhat>

Thạc sĩ Đinh Thùy Dung (2021), Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Vai trò của thuế
thu nhập doanh nghiệp:
<https://luatduonggia.vn/thue-thu-nhap-doanh-nghiep-va-vai-tro-cua-thue-thu-nhap-d
oanh-nghiep/> [accessed 29 Aug 2021]

Bộ Tài Chính:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn

Tổng cục Thống kê:


https://www.gso.gov.vn/

Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế
tài nguyên
<https://gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/z1/vVPBUsIwEP0VLxwz2TRpmx4RESogAlIgF
yZNQ1ulLUgG9O9tRWe8QHUYzWSSbObtvs3mLRZ4jkUu92ksTVrkcl3aC-EsW6N
eK-gFAODZFviDdnDTbzowJIBnR0Cn2WVuH4CzDoDProf33daIgE-x-Ik_nBhNqP
MPsMBC5WZjEryII3Olitzo3DRgJ5el3QCljElUA6o1ST7uq-NyL_NQ5t_ssJzbqAFS
E73iXCGmLYpYRDkKCSjkeislrVVk2Y6sWDcqjfBCUYd7YWQjJwwJYtxiyANNE
ClRxNWMa8_5qtLpZ4jzRZhVfBWEeX6fB5PhGB5uwSfD0Wg8CGhvSj8B5z6ijmR
RJumeTLJr4dk-1Qc8zYuXrJTG5Jc16NYykAsZasLTPw3vwYXh77CI10V4bLr0absV
zVLZlZpfDZ7_o7Q32XSacfqGnsf88LhK4mw5aFO72nbv4qNL1w!!/dz/d5/L2dBISE
vZ0FBIS9nQSEh/>

Luật Hoàng Anh (2021) Khái niệm về thuế tài nguyên và vai trò của nó là gì?
<https://luathoanganh.vn/hoi-dap-thue/thue-tai-nguyen-la-gi-lha3972.html> [accessed
18 Aug 2021]

56
ThS. Nguyễn Thị An (2021), Trường Đại học Tài chính - Kế toán - Bài đăng Tạp chí
Tài chính kỳ 1 tháng 10/2021.

<https://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/chinh-sach-thue-doi-voi-tai-nguyen-khoa
ng-san-o-viet-nam-hien-nay-va-mot-so-khuyen-nghi-341042.html#:~:text=Theo%20t
h%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%2C%20ngu%E1%BB%93n%20thu,%2D17%25
%20t%E1%BB%95ng%20thu%20NSNN.> [accessed 6 Nov 2021]

Khắc Niệm (2021), Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2022 từ tiền lương, tiền công
<https://luatvietnam.vn/thue-phi/thue-thu-nhap-ca-nhan-565-23087-article.html>
[accessed 26 Jan 2021]

Báo Thanh niên (2022), Thuế thu nhập cá nhân quá lỗi thời.
<https://thanhnien.vn/thue-thu-nhap-ca-nhan-qua-loi-thoi-post1430223.html>
[accessed 17 Feb 2022]

Châu Thanh (2022), Mức giảm trừ gia cảnh năm 2022.
<https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/39480/muc-gi
am-tru-gia-canh#:~:text=M%E1%BB%A9c%20gi%E1%BA%A3m%20tr%E1%BB%
AB%20gia%20c%E1%BA%A3nh%20n%C4%83m%202022%20kh%C3%B4ng%20
%C4%91%E1%BB%95i%20so,132%20tri%E1%BB%87u%20%C4%91%E1%BB%
93ng%2Fn%C4%83m>

Học kế toán thực hành (2015), Những quy định mới về giảm trừ gia cảnh năm 2015
<http://hocketoanthuchanh.vn/Tin-tuc-ke-toan/nhung-quy-dinh-moi-ve-giam-tru-gia-c
anh-nam-2015.html>

57

You might also like