Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ

Phần 1 – Đọc hiểu văn bản


Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên
 
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biến một bên và em một bên.
 
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên….
 1981.
(Trích Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)
Câu 1.  Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Nghệ thuật
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: “Anh như con
tàu, lắng sóng từ hai phía. Biển một bên và em một bên.” 
So sánh
Ẩn dụ: biển là lí tưởng, em là tình yêu
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về bốn câu thơ cuối?

-Kể cả khi thành phố đã lên đèn, cuộc sống trên đất liền càng trở nên tấp nập, nhộn nhịp
hơn còn tác giả thì lại đang ở giữa biển khơi rộng mênh mông, không bờ bến nhưng tác
giả không cảm thấy cô đơn vì trong anh vẫn có lí tưởng và tình yêu

-Cuộc sống của người lính biển ở đảo xa, không có cái nhộn nhịp và rực rỡ của phố thị,
xung quanh họ chỉ có mênh mông biển nước. Nhưng tâm hồn và cuộc sống của người
linh không cô độc vì bên cạnh người lính luôn có lí tưởng và tình yêu.
-Qua đó, cho thấy được tình yêu biển, yêu nước của những người lính
Câu 4. Anh/chị nhận xét như thế nào về tình cảm và lí tưởng của nhân vật trữ tình được thể
hiện trong đoạn trích?
-Tình cảm và lí tưởng của người lính dành cho em và lí tưởng dành cho đất nước. Tình
cảm và lí tưởng ấy luôn song hành và hài hòa với nhau. Đó là một lí tưởng sống đẹp và
một tình yêu cũng rất đẹp.

Phần 2 – Làm văn


Câu 1. Viết đoạn văn trả lời cho câu hỏi: phải chăng đời người chỉ có ý nghĩa khi biết sống có
lí tưởng?
-Dẫn đề: “Tuổi trẻ không có lí tưởng cũng như buổi sáng không có bình minh” – Belinskij
Đời người chỉ đẹp khi có lí tưởng sống, chỉ có ý nghĩa khi có ý tưởng
-Thân đoạn:
+Giải thích: Lí tưởng là mục tiêu, ước mơ, lẽ sống mà mỗi người đặt ra cho cuộc đời của
mình. Sống có lí tưởng là…
+Bàn luận:
 Lí tưởng như ngọn đèn soi đường, nó sẽ soi sáng con đường chúng ta đi, nó không chỉ giúp
chúng ta lạc lối mà nó còn hướng ta đến những lối sống đẹp.

 Cuộc sống sẽ có ý nghĩa và hạnh phúc hơn khi có lí tưởng bởi ta đã xác định được hướng
đi cụ thể.

 Sống có lí tưởng là sống hướng đến mọi người, tìm được tiếng nói ở giữa cộng đồng
+Dẫn chứng: Lê Thanh Thúy, một bệnh nhân bị ung thư nhưng thay vì tuyệt vọng cô ấy đã
sống vì lí tưởng của cô ấy, hướng đến người khác bằng cách lập quỹ cho những nạn nhân bị
ung thư. Cuộc sống của Thúy trong những ngày cuối đời không còn đau đớn vì bệnh tật hay
sợ hãi với cái chết. Lí tưởng còn nối dài sự sống của Thúy

+Phê phán những người sống không có lí tưởng.


+Đánh giá của lí tưởng: xác định được lí tưởng sống là điều quan trọng của đời người, lí
tưởng chỉ đẹp khi nó biết hướng đén cộng đồng, mọi người và con người biết nổ lực thực hiện
nó.
Caai 2. Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh sông nước tràng giang và tâm trạng nhà thơ được thể
hiện trong đoạn thơ sau:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngã
Củi một cành khô lạc mấy dòng

Mở bài
Theo Nguyễn Văn Siêu: Văn chương có loại đáng thờ và có loại không đáng thờ. Loại không
đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.
Bởi đích đến của một tác phẩm văn học bao giờ cũng là con người và vì con người. Trong ý
nghĩa đó, Tràng Giang của Huy Cận là một thi phẩm đáng thờ, vì nó đã đẹp ở lời lại càng hay
về nghĩa. Qua tác phẩm, ta cảm nhận rõ vẻ đẹp sông nước của tràng giang chúng ta
nhận ra biết bao nỗi niềm của người trí thức trẻ đối với cuộc đời và quê hương:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngã
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Thân bài
1.Tổng
-Tên thật là Cù Huy Cận, quê của ông là một vùng bán sơn địa ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà
Tĩnh như nhà thơ đã từng viết:
Tôi sinh ra ở miền sơn cước
Có núi làm xương cốt tháng ngày
Đất bãi tơi làm da thịt mát
Gió sông như những mảnh hồn bay
-Nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Trước cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận vừa
hồn nhiên nhất vừa buồn nhất trong các nhà thơ Mới.
-Triền miên trong buồn thương nhưng Huy Cận không mất hút vào cõi siêu hình hay chán
chường, tuyệt vọng – như không ít nhà thơ Mới. Cái buồn ấy không xuất phát từ bi kịch cá
nhân nhà thơ mà gắn nhiều hơn với tâm trạng xã hội, với ý thức về thân phận nô lệ của cả một
thế hệ.
-Hoàn cảnh sáng tác: được viết vào một chiều mùa thu 1939, khi nhà thơ đứng ở bờ nam bến
Chàm nhìn ngắm sông Hồng dưới bóng hoàng hôn. Lúc đầu có tên là Chiều trên sông viết
theo thể Lục Bát, sau đổi là Tràng Giang, thể thất ngôn. Bài thơ được in trong tập Lửa thiêng
-Nhan đề và lời đề từ
+ Nhan đề Tràng Giang: từ Hán Việt – điệp vần ang
Không giang sông nước mênh mang, trải dài
Mang màu sắc cổ điển – hiện đại
+Lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
=>Thâu tóm cảm xúc chủ đạo của toàn bài: sầu vũ trụ và sầu nhân thế

2.Phân
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
-Cấu trúc câu thơ được cấu tạo theo lối đầu cuối hô ứng
+Sóng gợn: sóng nhẹ, nhấp nhô, gối đầu lên nhau và khi cộng hưởng từ láy điệp điệp
những cơn sóng miên man, vô tận
-Không gian ấy như vỗ sâu vào lòng người một nỗi buồn điệp điệp – một nỗi buồn ngàn
trùng, triền miên, lớp lớp…
-Ở đây, HC đã đem cái nhìn của một nhà thơ hiện đại để nhìn cảnh vật, thơ xưa thường tả
cảnh để ngụ tình, nhưng Huy Cận thì ngược lại, lấy chính cái chủ thể, tình cảm, cảm xúc của
mình để cảm nhận cảnh. Vậy nên, lòng người vốn đã sầu, lại gặp cảnh tĩnh lặng, mênh mông
lại càng trịu nặng hơn, sầu hơn. Như ca dao đã viết: Sóng bao nhiêu gợn/Dạ em sầu bấy nhiêu
-Điệp vần ang + từ láy điệp điệp làm cho âm điệu câu thơ như ngân xa, da diết càng làm gia
tăng cái cô quạnh của cảnh sông nước và mối sầu nặng trĩu trong hồn người – mối sầu vũ trụ,
sự cô đơn nhỏ bé của con người trước không gian bao lâu.

Con thuyền xuôi mái nước song song


Thuyền về nước lại sầu trăm ngã
-Điểm lên trên cành sông nước ngàn trùng là hình ảnh con thuyền, vốn tưởng là một tín hiệu
của con người, của những hoạt động >< con thuyền xuôi mái – không buồn khua động nước,
cứ lặng lẽ trôi đi như hoàn toàn chìm khúc giữa mênh mông sông nước  Dòng tràng giang
như một bức tranh tĩnh vật, cô quạnh và lạnh lẽo.
-Cụm từ nước song song là một cấu tứ lạ, nó đối thanh với buồn điệp điệp, nó càng làm gia
tăng cái tĩnh lặng của con thuyền và dòng sông.
-Nước đẩy thuyền trôi, đấy là một quy luật, là sự gắn kết tự nhiên của thuyền và nước. Thế
nhưng thuyền về >< nước lại, cảnh vật chia lìa, mất đi sự liên kết dù đấy là sự kết nối tự
nhiên của thuyền và nước
-Thuyền về nhưng về đâu? Không rõ! Sự vô định của con thuyền hay cũng chính là của kiếp
người giữa dòng đời trăm ngã. Thuyền về càng làm cho mặt sông thêm trống vắng và nỗi cô
đơn và sầu muộn như trải rộng đến vô tận. (Liên hệ: “Chiều tối”: Cánh chim thì chở nặng
bóng chiều, nó cũng không có hướng về khác với câu thơ của bác: “Chim mỏi về rừng tìm
chốn ngủ”).
- Hình ảnh con thuyền cứ khuất dần rồi xa mờ hẳn, nước đành chia sầu trăm ngã, không gian
được mở rộng hơn và không có lấy một điểm tựa nào.
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
- Củi – một hình ảnh thơ hiện đại, được đảo ra đầu câu và dặt trong sự đối lập với mấy dòng
 sự cô đơn, phiêu linh và đã mất đi sự sống khi phải trôi lạc qua mấy dòng, qua bao ghềnh
thác. Ban đầu là một cành cây mang trên mình sự sống, nhưng sau khi trải qua mấy dòng
nước thì sự sống kia héo tàn dần, mất hỏng để rồi để lại chỉ còn là 1 cành củi khô.
-Hình ảnh thơ độc đáo có sức ám ảnh sâu sắc qua bao thế hệ người đọc. Một cành củi khô trôi
nổi dập dềnh giữa muôn vàn con sóng phải chăng đó là sự hóa thân của một kiếp người lữ
thứ, luôn lạc lõng bơ vơ mà không tìm được hướng đi của đời mình. Sự vô định ấy đang dần
làm héo úa tâm hồn và những ước mơ trong họ
=>Liên hệ CLV
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
3. Hợp
Nghệ thuật:
+ Kết hợp hài hòa hai yếu tố cổ điển và hiện đại
+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt và từ láy gợi hình, gợi cảm
+ Hình ảnh thơ quen thuộc miêu tả được chất bình dị mà thơ của sông nước
đồng thời càng gợi nỗi buồn tha thiết mênh mông trong lòng nhà thơ.
+ Sử dụng linh hoạt nhiều phép tu từ: ẩn dụ, đảo ngữ, điệp ngữ

Nội dung: Tràng giang là một bài thơ tả cảnh nhưng qua cảnh vật người ta thấy được tâm trạng con
người, một tâm trạng buồn mênh mông. Đó chính là nỗi cô đơn của cả một thế hệ, vừa nhận ra cái
tôi của mình trước một cuộc đời nhưng lại sớm rơi vào bế tắc. Dù vậy, buồn nhưng không bi quan,
trái lại qua cảm xúc của thi nhân ta còn nhận thấy lắng sâu một tình yêu quê hương tha thiết, nồng
nàn.

KẾT BÀI
Trong bài thời gian của nhà thơ Văn Cao có viết:
Thời gian qua kẻ tay
Làm khô những chiếc lá…
Riêng những câu thơ còn xanh
Riêng những bài hát còn xanh
Những gì là văn, là thơ, là sáng tạo nghệ thuật đích thực thì sẽ còn sống mãi với thời gian. Trong ý
nghĩa đó, Tràng Giang của Huy Cận sẽ có sức sống bền vững vì những sáng tạo và những giá trị mà nó
mang đến.

You might also like