Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Bước 1: Thu nhập thông tin, xác định vấn đề sức khoẻ

Bước sang ngưỡng cửa của thế kỉ 21, không chỉ riêng nước ta mà nhiều nước trên thế
giới vẫn đang phải đương đầu với thách thức tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Bệnh gặp
nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở những mức độ khác nhau, không những gây ảnh
hưởng đến sự phát triển thể chất, tâm thần vận động của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức lao
động của xã hội sau này, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Suy dinh dưỡng ở trẻ em là
vấn đề sức khỏe cộng đồng luôn được các quốc gia quan tâm. Dinh dưỡng không đầy đủ vẫn
là nguyên nhân dẫn đến một nửa số ca tử vong ở trẻ em (khoảng 300 trẻ em chết vì suy dinh
dưỡng mỗi giờ). Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, 90% trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi trên
thế giới tập trung ở 36 nước, trong đó có Viêt Nam và phổ biến ở khu vực nông thôn và dân
tộc thiểu số.

Trong năm 2020, trên toàn cầu có 149,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể
thấp còi, 45,4 triệu trẻ gầy còm, châu Á là nơi sinh sống của hơn ¾ tổng số trẻ em bị gầy còm
trầm trọng. WHO dự báo số trẻ bị suy dinh dưỡng do hậu quả của covid-19 sẽ tăng 14%
trong năm nay tương đương với 6,7 triệu em, thêm 10000 trẻ em tử vong mỗi tháng vì suy
dinh dưỡng do hậu quả của covid. Theo kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-
2020, ở Việt Nam tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi trên
toàn quốc là 19,6% - được xếp vào mức TRUNG BÌNH theo phân loại của tổ chức y tế thế
giới. Mặc dù tỷ lệ có giảm so với những năm trước đây nhưng nhìn chung nó vẫn còn đang
chiếm tỷ lệ khá cao và chưa đồng đều ở một số khu vực trong nước như giữa đồng bằng miền
núi, nông thôn thành thị. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất (2015) cứ 6 trẻ dưới 5 tuổi thì có
1 trẻ bị suy dinh dưỡng. Cứ 10 trẻ thì có 7 trẻ thiếu kẽm, cứ 2 trẻ thì có 1 trẻ thiếu máu. Hiện
nay, Việt Nam đang trên đà đạt mục tiêu dinh dưỡng toàn cầu là giảm 40% suy dinh dưỡng
thấp còi ở trẻ em đến năm 2025.

Suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam xuất hiện rất sớm ngay từ tháng thứ 4, tỷ lệ suy dinh
dưỡng bắt đầu tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao nhất ở trẻ < 2 tuổi, nguyên nhân chính là do trẻ
dưới 2 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao cho sự phát triển cơ thể, trong khi đó việc cho trẻ ăn
bổ sung lại không hợp lý (thiếu cả về số lượng và chất lượng). Thành phần chủ yếu trong
khẩu phần ăn bổ sung của trẻ ở nông thôn Việt Nam là gạo, ngoài ra có thêm nước mắm, mì
chính. Do vậy, khẩu phần ăn của trẻ thường thiếu protein, lipid, đặc biệt là nghèo về các
vitamin và khoáng chất.
Suy dinh dưỡng trẻ em làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như viêm phổi,
tiêu chảy...) và làm tăng nguy cơ tử vong. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, suy dinh dưỡng ảnh hưởng
rõ rệt đến phát triển trí tuệ, hành vi, khả năng học tập của trẻ, khả năng lao động đến tuổi
trưởng thành. Khi trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng và tăng cân nhanh sau đó, trẻ sẽ có nguy cơ cao
bị mắc các bệnh mạn tính liên quan tới dinh dưỡng như béo phì, tiểu đường...

Việt Nam hiện đã có chương trình phòng chống suy dinh dưỡng Quốc gia với mục
tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. Sau 10 năm triển khai chương trình đã
thu được những thành công đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ hiện còn cao và
không đồng đều giữa các vùng.

Xã Lượng Minh là một xã vùng xa thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, điều
kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí thấp do vậy việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cũng
như các phụ nữ trong thời kỳ mang thai còn chưa được quan tâm vì vậy tình trạng suy dinh
dưỡng ở trẻ dưới 2 tuổi còn chưa được cải thiện nhiều. Sau khi liên hệ với trưởng trạm y tế xã
Lượng Minh chúng tôi nhận thấy năm 2018 tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiếm 20%, riêng 2
bản Cà Moong và bản Sốp Cháo tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiếm trên 40%.... Theo chị Lô
Thị Bông chuyên trách dân số xã Lượng Minh: Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở xã chiếm tỷ lệ
cao là do các bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ thiếu kiến thức trong việc chăm sóc con. Tiếp
nữa là đời sống khó khăn, không có điều kiện quan tâm chế độ dinh dưỡng cho con, bữa ăn
của trẻ rất nghèo nàn chỉ có cơm và rau. Khi đến thăm gia đình chị Vị Thị Nhưn, xã Lượng
Minh, huyện Tương Dương, Tỉnh nghệ An, chị có 2 con, bé đầu 11 tuổi và bé thứ 2 đã 2 tuổi
nhưng chỉ nặng 7kg. Theo lời chị Nhưn: “ Lúc em sinh bé thứ 2 được hơn 1 tháng thì lên núi
làm rẫy. ở nhà anh chăm em, lúc thì nhai khoai lúc thì nhai cơm cho em ăn. Anh ăn gì em ăn
nấy. Em cũng cai sữa cho bé từ lúc hơn 3 tháng tuổi để lên nương làm rẫy. Trường hợp của
chị Nhưn chỉ là 1 trong số trường hợp ở xã Lượng Minh mà thôi.
Cây vấn đề

Nguy cơ mắc các bệnh Tỷ lệ tử vong cao


mạn tính trong tương
lai cao

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 2 tuổi cao


CCccccccccccccccccc

Ăn uống bổ sung không Tỷ lệ bệnh tật cao Cân nặng sơ sinh thấp
đầy đủ và cân đối

Bà mẹ không có Thực hành Chăm sóc y Vệ sinh môi Chăm sóc
kiến thức về cho trẻ ăn bổ tế chưa tốt trương kém bà mẹ khi
cách cho trẻ ăn sung chưa có thai
bổ sung hợp lý hợp lý kém

Truyền Trình độ


Mẹ không Không Bắt trẻ Phong
thông giáo học thức
có thời có đủ ăn kiêng tục tập
dục dinh của bà mẹ
gian chế thức ăn không quán lạc
dưỡng cho thấp
biến thức cho trẻ, hợp lý hậu
các bà mẹ
ăn cho trẻ cai sữa

Các chương Giao thông Kinh tế gia Nhà đông


trình y tế còn không thuận đình còn khó con
ít tiện khăn
Bước 2: Xác định đối tượng và xây dựng mục tiêu

1.Đối tượng

- Nhóm đối tượng ảnh hưởng đến dự án

Đối tượng ưu tiên 1 Đối tượng ưu tiên 2 Đối tượng ưu tiên 3

Các bà mẹ mang thai và bà - Người chăm sóc trẻ tại nhà - Các cơ quan, đoàn
mẹ có con dưới 2 tuổi (Ông, bà, các ông bố,…) thể( lãnh đạo chính quyền

- Giáo viên các trường mầm địa phương, hội phụ nữ,
ban văn hóa xã,…)
non
- Trạm y tế xã, cộng tác
viên dinh dưỡng

Phân tích nhóm đối tượng

Đối tượng ưu tiên 1: Các bà mẹ mang thai và bà mẹ có con dưới 2 tuổi

Hành vi hiện tại Hành vi mong muốn

Không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
tháng đầu.

Không biết cách cho trẻ ăn bổ sung hợp lý Biết cách cho trẻ ăn bổ sung hợp lý (đủ
(thành phần, số lượng bũa ăn) thành phần dinh dưỡng và số lượng bữa ăn)

Không có thời gian chế biến thức ăn cho trẻ Có đủ thời gian chế biến thức ăn cho trẻ

Không có thức ăn sẵn có để chế biến bữa Có thức ăn sẵn có tại địa phương để chế
ăn hợp lý cho trẻ biến thức ăn cho trẻ.

Đối tượng ưu tiên 2: Những người chăm sóc trẻ ( ông,bà, bố, người trông trẻ, giáo viên mần
non…)
Hành vi hiện tại Hành vi mong muốn

Không biết cách cho trẻ ăn bổ sung hợp lý Biết cách cho trẻ ăn bổ sung hợp lý

Không quan tâm nhiều đến trẻ Quan tâm nhiều đến trẻ

Không ủng hộ bà mẹ cho con bú hoàn toàn Ủng hộ các bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đàu. trong 6 tháng đầu

Không có thời gian chế biến thức ăn cho trẻ Có đủ thời gian chế biến thức ăn cho trẻ

Không có thực phẩm sẵn có để chế biến thức Có đủ thực phẩm để chế biến thức ăn cho
ăn cho trẻ trẻ

Đối tượng ưu tiên 3: Cán bộ y tế xã, cộng tác viên dinh dưỡng tại các thôn/xóm, các cơ quan,
đoàn thể.

Hành vi hiện tại Hành vi mong muốn

Không có kiến thức về chế độ ăn bổ sung Có kiến thức đúng về cách cho trẻ ăn bppr
cho trẻ sung hợp lý.

Chưa ủng hộ, động viên các bà mẹ cho con Ủng hộ, động viên các bà mẹ cho con bú
bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu trẻ ăn bổ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ ăn
sung hợp lý bổ sung hợp lý

Chưa nhiệt tình trong công tác truyền Nhiệt tình trong công tác truyền thông giáo
thông, giáo dục dinh dưỡng. dục dinh dưỡng

2.Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

Cải thiện thực hành nuôi dưỡng trẻ dưới hai tuổi tại xã Lượng Minh, huyện Tương Dương
, tỉnh Nghệ An nhằm góp phần hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới hai tuổi thông qua
chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ.

2. Mục tiêu cụ thể:


- Đến cuối năm 2021 100% các bà mẹ mang thai và bà mẹ có con dưới 2 tuổi có kiến
thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ và cách cho trẻ ăn bổ sung hợp lý.

- Đến cuối năm 2021, 90% các bà mẹ thực hành cho con bú sớm ngay trong nửa giờ
đầu sau khi sinh và nuôi con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu

- 95% các bà mẹ có con dưới 2 tuổi thực hành đúng cho trẻ ăn bổ sung hợp lý.
Cây mục tiêu

Giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính Giảm tỷ lệ tử vong
trong tương lai.

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 2 tuổi

Giảm mắc các bệnh Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh
Cho trẻ ăn bổ sung hợp
nhiễm trùng cấp tính ở trẻ thấp
lý

Nâng cao kiến Nâng cao kỹ Đầu tư Cải thiện vệ Quan tâm
thức về cách cho năng thực hành chăm sinh môi chăm sóc bà
trẻ ăn bổ sung hợp cho trẻ ăn bổ sóc y trường mẹ khi có thai
lý cho các bà mẹ sung hợp lý tế kém

Tăng cường Nâng cao Các bà Cải thiện Nâng cao
truyền thông trình độ mẹ giành an ninh trình độ dân
giáo dục học thức thời gian lương trí
dinh dưỡng của bà mẹ chế biến thực hộ
cho các bà thức ăn gia đình

Tăng đầu tư Nâng cấp Cải thiện thu Thực hiện tốt
cho các giao thông nhập/sức kế hoạch hóa
chương trình tới các thôn, mua thực gia đình
y tế bản phẩm
Bước 3. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN GIÁO - GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ DINH
DƯỠNG CHO TRẺ

Xã Lượng Minh, huyện Tương Dương là một địa phương thuộc diện miền núi kém phát
triển trên địa bàn tỉnh Nghệ An vì vậy cơ sở vật chất của địa phương còn gặp nhiều khó khăn
thiếu thốn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, tiêu biểu nhất là vấn đề dinh
dưỡng cho trẻ em dưới 2 tuổi

a) Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ em

Nguyên nhân suy dinh dưỡng hầu hết xuất phát từ ngoại cảnh như hoàn cảnh sống, điều
kiện kinh tế, thói quen ăn uống và sinh hoạt gây nên. Suy dinh dưỡng thường là hậu quả của
các vấn đề sau:
 Bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng của các dưỡng chất: Đây là nguyên nhân
phổ biến gây suy dinh dưỡng ở các nước nghèo.
 Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc sau
một đợt bệnh nặng, người bệnh cảm thấy không ngon miệng, không muốn ăn mặc dù
được cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Ói mửa hay đi chảy kéo dài làm mất
chất dinh dưỡng. Bệnh nhân viêm loét dạ dày hoặc các bệnh lý gan mật thường đối
mặt với chứng khó tiêu, làm người bệnh chán ăn, lâu dần cũng gây nên suy dinh
dưỡng. Các bệnh lý nhiễm trùng tại đường tiêu hóa, hoặc việc phải sử dụng nhóm
thuốc kháng sinh làm mất cân bằng giữa lượng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại
trong đường ruột cũng làm giảm khả năng hấp thu.
 Vấn đề sức khỏe tâm thần: nhiều rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn
uống của người bệnh như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn ói và các rối
loạn ăn uống khác. Nguyên nhân này cũng có thể gặp phải ở trẻ em. Khi bi gia đình
ép buộc ăn uống quá mức, trẻ dễ có tâm lý sợ hãi sinh ra những nỗi ám ảnh về thức
ăn, dần dần sẽ dẫn tới bệnh chán ăn và gây ra suy dinh dưỡng.
 Trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, không bú đủ sữa mẹ
và cho ăn dặm quá sớm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không được bú sữa
mẹ trong 6 tháng đầu đời có thể dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Quan
niệm cho trẻ bú sữa công thức tốt hơn sữa mẹ là không đúng đắn. Những người mẹ
suy dinh dưỡng hoặc không biết cách cho con bú cũng là những nguyên nhân gián
tiếp gây suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.

b) Triệu chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em


Để đánh giá một trẻ suy dinh dưỡng một cách toàn diện, cần theo dõi các chỉ số sau:
 Cân nặng theo tuổi.
 Chiều cao theo tuổi.
 Cân nặng theo chiều cao.
Các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em khác nhau theo từng mức độ và từng thể suy dinh
dưỡng. Có nhiều cách phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Thông thường, suy dinh dưỡng ở trẻ được chia làm 3 loại: suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy
dinh dưỡng thể thấp còi và suy dinh dưỡng thể gầy còm.
 Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: khi cân nặng của trẻ thấp hơn mức tiêu chuẩn của
những trẻ cùng trong một độ tuổi và cùng giới tính. Giá trị cân nặng theo tuổi của trẻ
nằm dưới đường biểu diễn -2SD
 Suy dinh dưỡng thể thấp còi: khi chiều cao của trẻ thấp mức tiêu chuẩn của những
trẻ cùng trong một độ tuổi và cùng giới tính. Giá trị chiều cao theo tuổi của trẻ nằm
dưới đường biểu diễn -2SD. Đây là thể suy dinh dưỡng mãn tính, biểu hiện thấp còi
trên lâm sàng là hậu quả của một quá trình suy dinh dưỡng kéo dài trong những năm
đầu đời, có khi bắt đầu sớm từ tình trạng suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ.
 Suy dinh dưỡng thể gầy còm: khi cân nặng theo chiều cao của trẻ thấp hơn mức
chuẩn của những trẻ cùng giới tính, tức là nằm dưới mức -2SD. Lúc này, cơ và mỡ bị
teo đi nhiều. Đây là thể suy dinh dưỡng cấp tính, xảy ra trong thời gian ngắn.
Có một cách khác để phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ em là dựa vào hình thái, chia làm 3
loại: suy dinh dưỡng thể teo đét, suy dinh dưỡng thể phù, suy dinh dưỡng thể hỗn hợp.
 Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiokor): Đây là thể suy dinh dưỡng nặng. Nhìn bên
ngoài, trẻ có vẻ mặt tròn trịa đầy đặn nhưng tay chân khẳng khiu, teo nhỏ, trương lực
cơ giảm. Trẻ có các triệu chứng như phù, rối loạn sắc tố da với những đốm màu đỏ
sẫm hoặc đen và các biến chứng như thiếu máu kéo dài, còi xương, thiếu vitamin A
gây khô giác mạc, quáng gà. Trẻ hay quấy khóc, tóc thưa dễ rụng, móng tay dễ gãy,
nôn trớ, ỉa chảy cũng có thể là những biểu hiện của bệnh. Bố mẹ nếu thiếu hiểu biết
có thể rất dễ bỏ qua khiến việc điều trị cho trẻ bị chậm trễ. Suy dinh dưỡng thể phù
điều trị khó và tỷ lệ tỷ vong khá cao. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng thể phù là do
trẻ thiếu cung cấp protid, có thể kèm theo thiếu các vi chất dinh dưỡng như vitamin và
các muối khoáng
 Suy dinh dưỡng thể teo đét (Maramus): Đây là thể suy dinh dưỡng nặng, do trẻ
không được cung cấp đủ năng lượng. Trẻ rất gầy, trông như da bạo xương, vẻ mặt già
cỗi, mất toàn bộ lớp mỡ dưới da và thường xuyên gặp phải các chứng rối loạn tiêu
hóa. Trẻ chán ăn, ủ rũ, kém linh hoạt. Suy dinh dưỡng thể teo đét tiên lượng tốt hơn
thể phù vì tổn thương các cơ quan ít hơn.
 Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp: Là sự phối hợp giữa suy dinh dưỡng thể teo
đét và suy dinh dưỡng thể phù. Do trẻ không được cung cấp đủ protid và năng
lượng.

c) Phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

 Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất hai năm. Chỉ cân
nhắc cho trẻ sử dụng sữa công thức khi tình trạng không đủ sữa mẹ không giải quyết
nhanh chóng được.

 Có biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân.

 Hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm một cách kinh tế và đầy đủ.

 Ăn thức ăn phong phú các loại, thường xuyên thay đổi món ăn, kích thích ngon miệng

 Tăng cường các hoạt động thể chất thường xuyên để kích thích sự thèm ăn

d) Phương hướng kế hoạch đẩy lùi phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở địa phương
Tình trạng suy dinh dưỡng thấp coi ở trẻ em là một tình trạng thường diễn ra ở các địa
phương thuộc diện khó khăn như miền núi, biên giới, hải đảo,… ở nước ta.
Đối với xã Lượng Minh, huyện Tương Dương là một dịa phương nghèo miền núi thì vấn
đề suy dinh dưỡng thấp còi là một hiện trạng chung mà địa phương phải ưu tiên giải quyết
nhanh gọn, dứt điểm
Để giải quyết hiện trạng trên cần phải có một kế hoạch phương hướng rõ ràng cụ thể
khách quan, cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các ban nghành, đoàn thể, tổ
chức có thẩm quyền để nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho trẻ em nói riêng và nhân
dân xã Lượng Minh nói chung:
 Tăng cường hoạt động tuyên truyền phòng tránh tình trạng suy dinh dưỡng thấp
còi ở trẻ trên địa bàn xã
 Tạo nhiều sân chơi vui vẻ lành mạnh cho trẻ, mở các khóa học tăng cường củng
cố sức khỏe như: tập bơi, cờ vua, đá bóng,…
 Kêu gọi nguồn hỗ trợ từ các nguồn lực trong và ngoài địa phương, các tổ chức nhà
hảo tâm
 Tăng gia sản xuất, tăng cường đời sống của nhân dân
Bước 4 Xác định nguồn lực, lựa chọn các phương pháp và phương tiện truyền
thông GDSK

I. NGUỒN LỰC

Thực hiện chương trình GDSK về suy dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi cần các nguồn lực bao
gồm:

NGUỒN NHÂN LỰC: ai sẽ tham gia vào các hoạt động GDSK?

1. Trung ương:
- Các chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng.
- Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
2. Địa phương:
- Người GDSK: nhân viên y tế của bệnh viện trường Đại học Y Khoa Vinh, 22 thành viên
tổ 3 lớp 19YD trường Đại học Y khoa Vinh
- Bà mẹ có con suy dinh dưỡng ( dưới 2 tuổi) của xã Lượng Minh
- Sở y tế.

- Trung tâm y tế Dự phòng xã Lượng Minh huyện Tương Dương

- Ngân sách địa phương.


3. Các tổ chức xã hội khác:
- UBND xã Lượng Minh huyện Tương Dương.
- Hội phụ nữ.
- Các trường mần non, nhà trẻ.
- Đoàn thanh niên
- Cán bộ trạm y tế xã Lượng Minh huyện Tương Dương

4. Các tổ chức phi chính phủ:


- UNICEF
- WHO

KINH PHÍ

- Hỗ trợ từ sở y tế
- Kinh phí được trích ra từ quỹ của hội liên hiệp phụ nữ của xã Lượng Minh huyện
Tương Dương
- Kinh phí đóng góp từ các tổ chức trong xã Lượng Minh huyện Tương Dương
-

DỰ TRÙ KINH PHÍ

STT NỘI DUNG KINH PHÍ( VN Đ)

1 Điều tra ban đầu 50.000

2 Xây dựng kế hoạch dự án và chuẩn bị triển khai 0

3 Xây dựng, thử nghiệm, in ấn, phân phối tài liệu, 300.000
lựa chọn kênh truyền thông.

4 Tập huấn cho cán bộ y tế, cộng tác viên TTGD về 100.000
VSATTP

5 Thực hiện tiến hành các chương trình truyền 150.000


thông

6 Điều hành, kiểm tra, giám sát 150.000

Đánh giá kết quả 50.000

Tổng cộng 500.000

CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG BỊ

- Địa điểm tổ chức; Tại UBND xã Lượng Minh huyện Tương Dương
- Các trang thiết bị: Loa, mic, điện, máy chiếu, bàn, ghế…

II: THỬ NGHIỆM CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

A Số lượng: Chọn ngẫu nhiên 100 người trong 5 thôn (20 người 1 thôn)

 Thử nghiệm

+ Thử nghiệm: Treo 1 pano, 1 áp phích ở hội trường


+ Thử nghiệm video: trình chiếu video

-> Đặt câu hỏi để thứ nghiệm pano, áp phích và video:

+ Bạn có hiểu nội dung của pano, áp phích không?

+ Nội dung video có gây hứng thú và hấp dẫn không?

+ Pano, áp phích, video có dễ nhớ không?

+ Bạn học được gì qua video?

+ Bạn thấy nội dung có phù hợp với bạn không?

B. Lựa chọn phương tiện GDSK bao gồm:

Phương tiện bằng lời nói

Phương tiện nghe nhìn(video,...)

Phương tiện bằng chữ viết(tờ bướm…)

Lựa chọn phương pháp GDSK: trực tiếpkết hợp với gián tiếp.

Trực tiếp: tổ chức cuộc nói chuyện GDSK

Gián tiếp: Đài phát thanh, pano, áp phích,tờ bướm, video

Bước 5: Thử nghiệm các phương tiện truyền thông GDSK


1. Khái niệm.

Phương tiện truyền thông là những phương tiện để giúp người giáo dục sức

khỏe chuyển các thông điệp sức khỏe tới đối tượng giáo dục sức khỏe. Có nhiều

loại phương tiện khác nhau được dùng để chuyển tải các thông tin trong giáo dục

sức khỏe ví dụ: các phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti vi; tranh ảnh, pa nô,

áp phích . . .

Phương pháp giáo dục sức khỏe: là cách thức người giáo dục sức khỏe chuyển
các thông điệp sức khỏe tới đối tượng giáo dục sức khỏe để giúp họ thay đổi hành

vi. Phân loại theo cách thức chuyển tải thông tin, người ta chia ra làm 2 phương

pháp chính là phương pháp giáo dục sức khỏe gián tiếp và phương pháp giáo dục

sức khỏe trực tiếp. Trong phương pháp giáo dục sức khỏe trực tiếp, tuỳ theo đối

tượng, chủ đề, mục tiêu giáo dục sức khỏe mà có các phương pháp giáo dục sức

khỏe riêng.

2. Các phương tiện Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

Có nhiều loại phương tiện Truyền thông - Giáo dục sức khỏe. Mỗi người làm

công tác Truyền thông - Giáo dục sức khỏe cần phải hiểu rõ các mặt lợi, mặt hạn

chế của từng phương pháp, phương tiện để lựa chọn và sử dụng cho có hiệu quả.

2. 1. Lời nói

Là phương tiện tốt nhất, đơn giản, không tốn kém, dễ làm, linh hoạt, có thể

thích ứng tuỳ theo sự cảm nhận của đối tượng Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

Tuy nhiên dùng lời nói cũng có mặt hạn chế là người nghe thường dễ quên, khó

72

tiếp thu, không có cơ sở tra cứu.

Vì thế, muốn đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi người nói phải có lượng thông tin

thiết thực vừa đủ và chắc, khi nói cần phải minh hoạ bằng dụng cụ trực quan, lời

nói phải đi đôi với việc làm thực tế, thiết thực.

2.2. Cử chỉ, điệu bộ (ngôn ngữ thân thể).

Các cử chỉ và điệu bộ nhằm minh hoạ cho nội dung của lời nói, vì vậy đòi hỏi

các động tác phải chính xác, thị phạm, thuần thục, mang tính giáo dục cao.

2.3. Các phương tiện trực quan và phương tiện nghe nhìn.

Có tác dụng minh hoạ, bổ khuyết cho lời nói, thích hợp với mọi đối tượng, mọi

nơi. Nhưng phải chuẩn bị công phu, sáng tạo, nhiều khi tốn kém. Các phương tiện

trực quan thường dùng là:

2.3.1. Mô hình, hiện vật, mẫu vật

Là bản sao, kích thước thường nhỏ hơn vật thật, có tính hấp dẫn dễ hiểu hơn
dùng tranh ảnh, nhưng cũng có mặt hạn chế là dễ làm cho đối tượng Truyền thông

Giáo dục sức khỏe hiểu sai về kích thước thật của vật thật.

2.3.2. Bảng đen

Là dụng cụ rẻ tiền, đơn giản nhất trong các phương tiện trực quan và được sử

dụng trong hầu hết các hoàn cảnh.

2.3.3. Áp phích

Được sử dụng rất rộng rãi để Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, dễ thu hút sự

chú ý, thông tin ngắn gọn. Yêu cầu kỹ thuật tối thiểu của một áp phích là: Phải đủ

to: đứng xa 3 m đọc rõ chữ, xa 6 m xem rõ hình.

- ảnh, hình vẽ, lời chú thích phải gọn, thoát ý.

- Mỗi áp phích chỉ khu chú vào một chủ đề.

- Treo tại nơi có nhiều người có thể xem được: nơi tụ họp đông người như cửa

hàng, trường học, chợ ...

- Một áp phích đạt được đúng các yêu cầu trên sẽ phục vụ tốt cho mục tiêu

Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.

2.3.4. Tranh vẽ

Hình ảnh và lời minh hoạ nhằm vào một chủ đề.

Các yêu cầu kỹ thuật chung:

- Tranh vẽ phải rõ ràng càng đơn giản càng tốt, nên loại bỏ những chi tiết rườm

rà không cần thiết để người xem có thể hiểu được.

- Lời minh hoạ cho tranh phải ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể viết

dưới dạng ca dao, viết ngay phía dưới hay bên cạnh của tranh.

- Mầu sắc phải hài hoà, tốt nhất là đen trắng.

- Tranh vẽ người, vật và cảnh phải phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.

73

- Tranh phải mang tính chất khái quát, tính nghệ thuật nhưng không nên quá

trừu tượng.

- Tranh khôi hài và tranh biếm hoạ phải dễ hiểu.


Tranh vẽ có - thể sử dụng cho một nhóm nhỏ, cho cá nhân, nếu có điều kiện có

thể phân phát cho cả cộng đồng.

Tranh vẽ có thể là tranh đơn: từng tờ riêng biệt (truyền đơn); tranh liên hoàn:

nhiều tranh xếp kế tiếp nhau có thể đóng thành sách (sách tranh), hoặc có trụ để

dựng đứng (tranh lật). Nhiều tranh in trên các mặt của tờ giấy được gấp thành

nhiều đoạn gọi là tranh gấp (tờ bướm).

2.3.5. Thư, báo, khẩu hiệu

Báo có thể là báo tường hoặc báo sức khỏe... Khẩu hiệu có thể tự viết hoặc in

sẵn.

2.3.6. Phát thanh

Có thể kết hợp với đài truyền thanh địa phương, đây là một phương tiện thông

tin nhanh, thuận tiện ít tốn kém, rất thích hợp với điều kiện của tuyến cơ sở, thu

hút được sự chú ý nghe của nhiều người trong cùng một tời điểm. Yêu cầu nội

dung phát thanh phải thiết thực, cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với nhiều trình

độ người nghe.

2.3.7. Phim đèn chiếu, phim cuộn

Cán bộ y tế có thể xây dựng một chủ đề Truyền thông - Giáo dục sức khỏe nhất

định, có sẵn lời chú thích trên phim với nội dung phù hợp với thực tế địa phương,

chiếu trong thời gian 10 - 15 phút, ngoài ra có thể kết hợp sử dụng các phương tiện

khác như vô tuyến truyền hình, vi deo..

2.3.8. Kịch, múa rối

Cán bộ y tế cần tham gia chỉ đạo về mặt nội dung vở kịch hay múa rối với nội

dung nhẹ nhàng, hấp dẫn, dễ đi vào lòng người, nhấn mạnh những điểm cần giáo

dục trong khi đạo diễn, diễn viên có thể là người dân địa phương hay cán bộ y tế.

2. 3. 9. Triển lãm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

Người làm công tác truyền thông sử dụng những kết quả đạt được trong công

tác GDSK... những kết quả này sẽ được mô tả bằng các loại biểu đồ, hình vẽ, báo

cáo để triển lãm nhằm khuyến khích mọi người cùng tham gia.
Tuy mỗi phương tiện trên đều có những ưu điểm riêng, nhưng cũng đều có mặt

hạn chế là thông tin chỉ có một chiều.

You might also like