Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

CÂU HỎI ÔN TẬP KỸ THUẬT TRUYỀN THANH

Chương 1:
1.1 Âm thanh, tín hiệu âm tần, tín hiệu âm thanh là gì?
1.2 Trình bày quá trình biến đổi âm thanh sang tín hiệu âm tần
1.3 Trình bày quá trình biến đổi tín hiệu âm tần sang âm thanh.
1.4 Trình bày phân loại hệ thống âm thanh theo dãi tần số
1.5 Trình bày phân loại hệ thống âm thanh theo kỹ thuật ghi âm
1.6 Trình bày phân loại hệ thống âm thanh theo dạng tín hiệu ghi âm
1.7 Trình bày các yêu cầu của hệ thống âm thanh HiFi
1.8 Trình bày các yêu cầu của hệ thống âm thanh HiFi
Chương 2:
2.1 Cho mạch điện như hình vẽ:

a) Đây là mạch gì? Nêu đặc điểm nhận dạng?


b) Vẽ dạng sóng tại các điểm A, B, C, D, E, F

c) Trình bày chức năng các linh kiện trong mạch.

2.2 Cho mạch điện như hình vẽ:

a) Đây là mạch gì? Nêu đặc điểm nhận dạng?

b) Vẽ dạng sóng tại các điểm A, B, C, D, E, F

c) Trình bày chức năng các linh kiện trong mạch.

2.3 Cho mạch điện như hình vẽ:


a) Đây là mạch gì?

b) Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch.

c) Nêu nhược điểm của mạch.

2.4 Cho mạch điện như hình vẽ:


a) Đây là mạch gì?

b) Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch.

c) Nêu ưu điểm của mạch.

2.5 Cho mạch điện như hình vẽ :

a) Đây là mạch gì?

b) Trình bày chức năng các linh kiện trong mạch.

c) Nêu ưu khuyết điểm của mạch.

2.6 Cho mạch điện như trong hình vẽ:


a) Đây là mạch gì?

b) Trình bày chức năng các linh kiện trong mạch.

c) Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch.


2.7 Cho mạch điện như trong hình vẽ:

a) Đây là mạch gì?

b) Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch.

c) Nêu ưu khuyết điểm của mạch.


Chương 3:
3.1 Trình bày nguyên lý ghi âm từ tính.
3.2 Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của đầu từ
3.3 Trình bày chức năng của đầu từ ghi, đầu từ đọc và đầu từ xóa
3.4 Trình bày các cách xóa băng từ
3.5 Trình bày cấu tạo băng từ
TRẢ LỜI

1.1 Âm thanh là tập hợp các dao động cơ học (sóng cơ) lan truyền trong không khí mà
tai người cảm nhận được. Các dao động này có tần số nằm trong khoảng từ 20Hz đến
20KHz. Nói chung âm thanh là những gì mà tai người nghe được.

Một số loài vật có thể nghe được những âm thanh nằm ngoài dải tần số trên (siêu âm).

Sóng âm cũng có thể lan truyền trong nhiều môi trường khác nhau (nước, gỗ, bê
tông ..), môi trường chân không không truyền được sóng âm.

Vì là sóng cơ học nên sóng âm mang đầy đủ các tính chất của sóng như: phản xạ, giao
thoa, cộng hưởng..

Tín hiệu âm tần: Là những tín hiệu điện có tần số từ 20Hz đến 20KHz

Tín hiệu âm thanh: Là tập hợp nhiều tín hiệu âm tần có tần số khác nhau (âm thanh đơn
tần) được ghi ở dạng tín hiệu điện để lưu trữ, xử lý, truyền và phát đi.
1.2

Việc chuyển đổi âm thanh sang tín hiệu âm tần được thực hiện bởi một thiết bị gọi là
Micro. Micro làm nhiệm vụ biến đổi âm thanh thành những dao động cơ học rồi biến
những dao động cơ học đó thành tín hiệu điện có tần số là tần số âm thanh (âm tần).

Dưới tác động nén dãn áp suất không khí do âm thanh tạo ra, màng micro sẽ dao động
kéo theo sự thay đổi về vị trí tương đối của cuộn dây và nam châm, làm xuất hiện trong
cuộn dây của micro suất điện động cảm ứng, đó chính là các tín hiệu âm tần.

1.3
Là quá trình ngược lại với quá trình biến đổi âm thanh thành tín hiệu âm tần.

Thiết bị làm nhiệm vụ này gọi là loa, cấu tạo của loa cơ bản cũng giống như Micro. Khi có
dòng tín hiệu âm tần chạy qua cuộn dây của loa thì cuộn dây sẽ dao động, làm cho màng
loa cũng dao động và phát ra âm thanh.

1.4

Phân loại theo dải tần số

Dải âm trầm (Bass): 20 Hz  1KHz

Dải băng trung âm: 1kHz  4kHz

Dải âm cao (treble): 4kHz trở lên.

1.5

Âm thanh mono: Là tín hiệu âm thanh được thu đơn hướng (1 micro) đặt ở hướng
chính.

Âm thanh stereo: Là hệ thông gồm 2 âm thanh thu ở bên trái (L) và bên phải (R) của
nguồn phát ra âm thanh bằng 2 micro khác nhau. Hai tín hiệu này được xử lý ghi, truyền
và phát độc lập nhau.

Âm thanh vòng (Surround): Để tạo hiệu ứng âm thanh gần giống như phòng hoà nhạc
người ta tìm cách thu âm các thành phần phản xạ phía sau phòng hoà nhạc bằng các
micro surround PR và SR và tạo thành hệ thống âm thanh vòng. (gồm 4 kênh: L, R, SL,
SR)
Trong các hệ thống âm thanh hiện đại (AC3) còn có thêm kênh trung tâm (center) và
kênh siêu trầm phụ (Sub woofer).
1.6

Hệ thống âm thanh tương tự: Dạng tín hiệu để lưu trữ, truyền tải của hệ thống âm thanh
tương tự từ tín hiệu tương tự, tức là tín hiệu có biên độ liên tục theo thời gian.

Hệ thống âm thanh số: trong hệ thống âm thanh số là tín hiệu số được lấy mẫu từ tín hiệu
tương tự ở hai dạng có nén hoặc không nén.

Ví dụ: Nhạc nén MP3, AC3.


1.7

Hệ thống HiFi là hệ thống âm thanh chất lượng cao nên có một số yêu cầu riêng như sau:

Số kênh  2

Ngõ vào line-in và ngõ ra line-out với mức biên độ là OdB  0,736V

Có đáp tuyến tần số đồng đều trong khoảng 20Hz  20kHz

Độ méo HD  10% ( Với sản phẩm thương mại là 10%)


1.8

Các nguyên tắc:

- Về nguyên tắc khi nối các tín hiệu phải đồng mức với nhau.

- Một hệ thống HiFi thường được thiết lập từ những modun rời

- Thiết lập phát âm (đầu âm): Tín hiệu ra ở dạng tín hiệu line out (OdB) nên không
thể phát âm thanh trực tiếp được.

- Thiết bị điều chỉnh âm sắc (Equalizer) dùng để chỉnh đáp tuyến tần số có ngõ vào
và ngõ ra ở mức OdB.

- Thiết bị khuếch đại công suất (Power Amplifier) dùng để khuếch đại công suất ngõ
vào ở mức OdB, ngõ ra nối trực tiếp vào hệ thống loa.
- Hệ thống loa: Gồm tối thiểu 2 loa L và R. Mỗi thùng có thể có từ 2  5 loa gồm:
bass (trầm) có đường kính lớn nhất dùng để phát âm trầm; loa trung có đường kính kế
tiếp (8  10cm) dùng để phát âm trung. Các loa trebble có kích thước nhỏ dùng để phát
các âm cao.

- Ngoài ra còn có bộ lọc phân tần hoặc các mạch phụ để nâng cao hiệu quả phát âm
của hệ thống loa.

Trong hệ thống có thể thêm bộ Mixer dùng để trộn các tín hiệu âm thanh.

Chương 2:
2.1

a) Đây là mạch khuếch đại công suất âm thanh ghép kiểu OTL

Đặc điểm nhận dạng: mạch dùng nguồn đơn Vcc, có điện áp điểm giữa bằng Vcc/2, có tụ
xuất âm C8 ra loa

b) Vẽ dạng sóng tại các điểm A, B, C, D, E, F

Dạng sóng tại B, C, E, F:

Dạng sóng tại A, D:

c) Chức năng các linh kiện trong mạch.


Q1: tầng khuếch đại ngõ vào, IC/ Q1 phân cực thường thấy nhỏ hơn 1mA

R1: Trở hạn biên độ tín hiệu vào.

R2, R3: cầu phân áp, phân cực Q1 dẫn, R2, R3 thường có giá trị lớn để đảm bảo trở kháng
vào của mạch nhằm tránh tổn thất tín hiệu ngõ vào.
R4C2: Hạ điện áp nguồn Vcc để lấy áp cấp cho tầng khuếch đại vào Q1

Q2: Tầng khuếch đại thúc (Drive), đây là tầng khuếch đại công suất hạng A, dòng I C lấy từ
4 – 8mA

R5: ổn nhiệt cho Q2

R6, R7: Lập thành cầu phân áp lấy một phần áp ra hồi tiếp về ngõ vào để ổn định và xác
định độ lợi của mạch.

R8, C6: Hồi tiếp boostrape, mạch này dùng để cân bằng biên độ đẩy kéo ở ngõ ra.

C5: Hồi tiếp nghịch ở tần số cao để dập dao động tự kích trong mạch

Q3, Q4: Cặp transistor bổ phụ, với cách sử dụng hai transistor khác loại thì trong mạch
không cần biến thế đảo pha.

R11, R12: Ổn nhiệt cho cách ghép darlington

Cách ghép darlington làm tăng hệ số khuếch đại dòng điện và cho công suất lớn. Q 5, Q6
phải có cánh tản nhiệt.

R14, R15: lấy trị số bằng nhau nhằm làm cân bằng dòng đẩy kéo ở mạch ra , đây là hai điện
trở công suất.

C7, R16: Mạch Zobel để ổn định trở kháng ra (hay còn gọi là cân bằng trở kháng loa), lọc
nhiểu tần số cao .

C8: tụ đưa tín hiệu ra loa, có giá trị lớn để có trở kháng nhỏ và đáp ứng tần số thấp tốt
(10 F).

D1,D2: Lấy áp DC phân cực cho Q3Q4, đồng thời bù nhiệt cho Q3Q4
2.2

a) Đây là mạch khuếch đại công suất âm thanh ghép kiểu OCL

Đặc điểm nhận dạng: mạch dùng nguồn đôi Vcc, có điện áp điểm giữa bằng 0V xuất ra
trực tiếp tại loa
b) Vẽ dạng sóng tại các điểm A, B, C, D

Dạng sóng tại điểm B, C, D:

Dạng sóng tại điểm A:

c) Chức năng các linh kiện trong mạch.


R1: ổn định tổng trở ngõ vào

R2: Giảm biên độ tín hiệu để giảm méo

C1: Tụ liên lạc

R3: Phân cực cho Q1

R5: Hồi tiếp âm, ổn định nhiệt cho cặp Q1Q2.

R17, C2: Giảm áp DC và lọc nguồn cho tầng vi sai.

R6, R7, C3: Hồi tiếp, xác định hệ số hồi tiếp  xác định độ lợi của mạch.

Q3: khuếch đại thúc, khuếch đại công suất ở chế độ A.

C4/100P: chống dao động tự kích khi ở tần số cao.

VR: Điều chỉnh mức phân cực, chống méo xuyên tâm ngỏ ra.

D1D2D3: Lấy điện áp phân cực cho transistor đẩy kéo, làm giảm hiện tượng méo zero, bù
nhiệt cho các transistor công suất.

Q4Q5: cặp transistor bổ phụ làm tầng khuyếch đại đẩy kéo.

R11, R13: ổn nhiệt cho 2 cặp Darlington (Q4Q6, Q5Q7)


Q6Q7: khuếch đại công suất.

R14, R15: cân bằng dòng đẩy kéo và ổn định điểm làm việc.

R16 C0: Mạch Zobel ổn định tổng trở loa ở tần số cao và tránh dao động tự kích.

2.3

a) Đây là mạch điều chỉnh âm sắc thụ động.

b) Nguyên lý hoạt động của mạch.

Mạch thụ động dùng các kinh kiện thụ động như trở, tụ, cuộn cảm làm thay đổi nút âm
sắc bằng tính chất cộng hưởng. Mạch tích cực dùng các phần tử không đường thẳng
như IC, transistor có trở kháng thay đổi theo tần số đã chọn.

Đối với âm bổng (treble) VR1 bị nối tắt tụ C1, C2 có dung kháng nhỏ. Làm mạch bass bị
nối tắt: Nếu điều chỉnh VR2 về bên trên thì âm treble ra càng mạnh và ngược lại điều
chỉnh VR2 về bên dưới thì âm treble ra càng yếu.

Đối với âm bass thì tụ C3,C4 có dung kháng lớn làm ngăn cản tín hiệu qua mạch treble,
còn tụ C1,C2 thì xem như hở mạch đối với âm trầm. Sự điều chỉnh âm bass với VR1 cũng
tương tự như trên.

c) Nhược điểm của mạch điều chỉnh âm sắc thụ động: Làm suy giảm tín hiệu, phụ thuộc
vào tải nên dễ gây méo phi tuyến ở ngõ ra.
2.4

a) Đây là mạch điều chỉnh âm sắc tích cực.

b) Nguyên lý hoạt động của mạch.

C1, C5, C6, C7 sẽ dẫn tất cả các tần số của dải AF

Tụ C6 hồi tiếp âm để nâng cao độ trung thực.

Đối với âm bổng thì VR1 bị nối tắt do tụ C2C4 có dung kháng nhỏ do đó làm biến trở VR1
mất tác dụng, vì vậy điều chỉnh VR1 chỉ có tác động đối với âm bass . Khi điều chỉnh VR1
về phía boost thì âm bass đưa vào cực B của Q là lớn nhất, đồng thời tín hiệu hồi tiếp trở
về đối với mạch bass cũng nhỏ nhất, tín hiệu ra mạnh nhất. Ngược lại khi điều chỉnh VR1
về phía Cut thì tín hiệu tới đưa vào KĐ là nhỏ nhất đồng thời tín hiệu hồi tiếp về là mạnh
nhất, nên tín hiệu âm bass ra gần như triệt tiêu.

Đối với âm bass thì dung kháng tụ C3 rất lớn nên tín hiệu ra rất nhỏ, do đó biến trở VR2
chỉ có tác dụng đối với âm trebb. Khi điều chỉnh VR3 về phía boost tín hiệu vào là lớn
nhất nhưng tín hiêuh hồi tiếp âm trở về là nhỏ nhất nên âm trebb ra lớn nhất, ngược lại
khi điều chỉnh về phía cut thì âm trebb ra nhỏ nhất.

Ta thấy sự điều chỉnh bass-trebb phụ thuộc vào sự hồi tiếp âm qua tụ từ cực C về cực B
của transistor.

c) Ưu điểm của mạch:


Không bị suy giảm tín hiệu và méo phi tuyến ở ngõ ra như mạch điều chỉnh âm sắc thụ
động.
2.5

a) Đây là mạch khuếch đại công suất dùng biến thế xuất âm

b) Chức năng các linh kiện trong mạch.

R1, R2: cầu phân áp phân cực cho hai BJT Q1 Q2

R3: điện trở hồi tiếp âm dòng điện nhằm ổn định nhiệt cho BJT

Q1 Q2 là 2 transistor cùng loại có tham số giống nhau, tạo thành cặp transistor khuếch
đại đẩy kéo.

T1: Đưa tín hiệu xoay chiều đến Q1 Q2

T2: Truyền tín hiệu đã khuếch đại ra loa.

Cuộn thứ của T1 và sơ của T2 gồm 2 nửa đối xứng.

c) Ưu khuyết điểm của mạch.


Hiệu suất cao, khắc phục được hiện tượng méo phi tuyến do các thành phần hài bậc
cao. Nếu hai vế hoàn toàn đối xứng nhau thì các thành phần hài bậc chẵn trong dòng
collector của Q1,Q2 bị triệt tiêu nhau nên các thành phần hài này không xuất hiện rõ ở
ngõ ra

Dòng ( điện áp ) bị méo dạng ở vùng trị số nhỏ, nơi chuyển từ giá trị dương sang giá trị
âm ( hoặc từ giá trị âm sang giá trị dương) gọi là méo xuyên âm. Muốn khắc phục hiện
tượng này phải phân cực Q1, Q2 ở giá trị thích hợp.

Thực tế thì rất khó đảm bảo hoạt động 2 vế thật đối xứng nên người ta thêm vào đó
biến áp và linh kiện vừa cồng kềnh vừa dể gây méo phi tuyến và méo tần số.

Khuếch đại công suất có biến áp thường có chất lượng không cao.
2.6

a) Đây là mạch khuếch đại công suất âm thanh ghép kiểu OTL

b) Chức năng các linh kiện trong mạch.

Nguồn +Vcc và mass (nguồn đơn)

Q1,Q2: Khuyếch đại đẩy kéo (công suất). Đây là cặp transistor bổ phụ đối xứng. Transistor
bổ phụ (Complementary transistor) là 2 transistor có thông số giống hệt nhau nhưng
khác loại, 1 cái là PNP, 1 cái là NPN

C0: tụ liên lạc, cách ly nguồn 1 chiều Vcc/2 và thông tín hiệu(thường khoảng 1 đến 10 F).

R: Tải của Q3

D: phân cực và ổn định nhiệt chế độ hoạt động cho Q 1, Q2.

Q3: Drive, làm việc chế độ A

c) Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch.


Khi B/Q3 ở bán kỳ âm  Q3 dẫn yếu C/Q3 có áp lớn  Q1 phân cực thuận, Q2 phân cực
ngược. Q1 dẫn tạo dòng nạp tụ C0 qua loa  đẩy màng loa.
Khi B/Q3 ở bán kỳ +  Q3 dẫn mạnh  C/Q3 thấp  Q2 dẫn, Q1 tắt, lúc này tụ C0 xả dòng
qua loa tạo động lực hút (kéo) màng loa.

Như vậy, trong 2 bán kỳ tín hiệu, loa được đẩy kéo làm rung màng loa và phát ra loa âm
thanh theo tần số tín hiệu.
2.7

a) Đây là mạch khuếch đại công suất âm thanh ghép kiểu OCL

b) Nguyên lý hoạt động của mạch.

Cặp transistor công suất Q1,Q2 hoạt động theo chế độ đẩy kéo, mỗi transistor thay nhau
dẫn trong 1 bán kỳ của tín hiệu.

Cách dùng nguồn đối xứng cho phép loại bỏ được tụ ở ngõ ra.

Điểm giữa 2 transistor công suất gọi là điểm đất giả, khi không có tín hiệu ở ngõ vào,
điện thế điểm này bằng không.

Ở bán kỳ dương của tín hiệu vào Q1 dẫn đồng thời Q2 tắt, dòng từ +Vcc qua Q1 và loa. Ở
ban kỳ âm của tín hiệu vào Q2 dẫn đồng thời Q1 tắt, dòng từ -Vcc qua Q2 và loa.

c) Ưu khuyết điểm của mạch.

Công suất ra lớn.

Tránh hiện tượng méo phi tuyến.

Tránh hiện tượng méo xuyên tâm.

Hai nguồn cung cấp và mạch phức tạp  giá thành đắt.

Do xuất âm không dùng tụ nên phải có mạch bảo vệ loa


CHƯƠNG 3
3.1
Âm thanh được micro thu vào. Micro là thiết bị làm nhiệm vụ biến đổi các rung động âm
thanh thành các rung động cơ học rồi biến các rung động cơ học đó thành dòng điện thay
đổi theo nhịp điệu âm thanh được thu vào. Các tín hiệu từ micro qua một mạch khuếch
âm sẽ đến tác động vào bộ phận gọi là đầu từ ghi. Đó là một kiểu nam châm điện được
cấu tạo một cách đặc biệt.

Trên đầu từ có một khe hở từ rất hẹp khoảng vài m (2m đến 10m ). Trong khe hở từ
sẽ xuất hiện một từ trường thay đổi tuỳ theo tần số và biên độ của các rung động điện
thanh.

Người ta cho một băng từ đi qua đầu từ với một tốc độ rất đều đặn. Băng từ được làm
bằng một loại chất dẻo trên đó có phủ một lớp bột từ. Từ trường thay đổi theo tần số âm
thanh do đầu từ tạo ra sẽ là cho bột từ nhiểm từ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nhịp độ rung
động của tín hiệu điện thanh.

Như vậy băng từ sẽ bị nhiểm từ trên toàn bộ bề mặt và sẽ giữ mãi âm thanh được ghi và
dưới dạng các độ nhiểm từ mạnh hay yếu trên toàn bộ chiều rộng đã đã được nhiểm từ
(đường âm thanh).
Ngoài phạm vi đường âm thanh đó tính chất của các hạt bột từ không thay đổi.
3.2
Đầu từ gồm một lõi làm bằng vật liệu từ tính trên đó có quấn hai cuộn dây đối xứng và
ngược chiều nhau nhằm giảm nhỏ nguồn nhiểu tạp âm từ bên ngoài. Lõi từ có khe công
tác khi chạy sẽ áp sát vào băng từ. Chính giữa khe này người ta đặt một màng mỏng bằng
vật liệu không từ tính, do đó phần lớn các đường sức từ đều đi qua băng từ. Sau lõi từ có
khe từ nhằm nâng cao từ trể của lõi từ, ở những khe sau có đặt một băng giấy để tránh
hiện tượng bảo hoà từ.

Để tránh nhiểu tạp âm ngoài một cách hiệu quả, đầu từ còn được bọc bằng vỏ kim loại
cẩn thận. Võ bọc kim thường làm bằng Pecmaloi hoặc đồng có độ dày khoảng 1mm.

Tất cả các loại đầu từ gồm đầu từ ghi, đầu từ đọc, đầu từ xoá, đầu từ hổn hợp đều có kết
cấu cơ bản như trên, nhưng khác nhau ở những phần sau:

Vật liệu và hình dạng lõi từ.

Số vòng và cỡ dây quấn

Kích thướt của khe từ công tác và có hay không khe ở phía sau

3.3

Đầu từ ghi có nhiệm vụ biến đổi những dao động điện ở tần số âm thanh trở thành dao
động từ trong khi một băng từ chuyển động và áp sát vào mặt công tác của đầu từ.
Đầu từ đọc biến đổi những dòng từ của hạt từ phóng qua khe công tác khi băng từ di
chuyển qua thành những dao động điện giống như những dao động điện khi ghi vào băng
từ.

Đầu từ xoá có nhiệm vụ biến đổi dòng siêu âm của bộ dao động siêu âm thành từ năng
trong khi băng từ chuyển động theo mặt công tác của đầu từ, nhằm xoá những tín hiệu đã
ghi lên băng từ.
3.4

Có ba cách xoá băng: Làm mất các vệt từ trên băng

Dùng nam châm vĩnh cửu là đầu xoá

Dùng điện một chiều đưa vào cuộn dây đầu xoá (dùng trong các máy củ)

Hoặc dùng dòng cao tần (RF) 30kHz đến 160kHz đưa vào đầu xoá (thông dụng hơn cả).
3.5

Băng từ được chứa trong hộp băng cassette rất mỏng.

Đế băng từ làm bằng Polyvinyl hiện đang sử dụng nhiều. Loại băng từ này không chắc
bền lắm (chịu tải 3kg/mm2), nhưng có độ co dãn chỉ vào khoảng 25% ở vào mức tối đa.
Đế băng loại này dễ hấp thụ nhiệt độ nhưng không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm.

Đế băng làm bằng Polyester: Loại băng từ chất lượng cao, bền chắc hơn các loại băng từ
khác, chỉ bị đứt khi chịu lực 40kg/mm2. Vì vậy có thể làm ra loại băng từ rất mỏng, nên
băng từ mềm có thể áp sát vào đầu từ rất tốt. Chất Polyester chịu được nhiệt độ cao lên
đến 180oC.

Trên mặt đế băng từ phủ một lớp bột sắt từ có vai trò như các nam châm vĩnh cửu nhỏ.
Tuỳ theo loại bột sắt từ mà ta phân thành 3 loại:

Bột từ là Oxit sắt từ (Fe3O4) có giá thành rẻ nhưng đáp tuyến tần số không tốt, bị suy
yếu ở tần số thấp và tần số cao.

Bột từ Cronyl (Cr2O3), loại băng này có ưu điểm rõ rệt trong việc ghi các âm thanh
cao, các tiếng ồn giảm đi, dải động âm thanh được mở rộng ra. Theo quy ước, trên 1mm2
của lớp bột từ phải có 180 triệu hạt bột Oxit sắt. Loại băng Cronyl có thêm hàng triệu hạt
nữa, các hạt này càng nhỏ hơn càng có khả năng bám vào nhau chặc chẽ hơn. Mật độ từ
tính sẽ ở mức độ cao hơn, độ ồn giảm đi nhiều.

Bột metal: bột sắt từ là hổn hợp Oxit kim loại có đáp tuyến tần số khá cao.

You might also like